Vipassanā Bhāvan – Phần III Kết Quả – Section III Result – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Lotus group

Phần III Kết Quả – Section III Result – Minh Sát Tu Tập – Vipassanā Bhāvanā

 

SECTION III RESULT – Phần III Kết Quả

When the ariyan disconnects the circle of birth, reaches the end of all cravings, the dried stream of craving does not flood, the disconnected circle does not wheel. This is the end of suffering, Nibbana. (Khuddaka-Nikaya)

Khi bậc thánh (Ariyan) dứt bỏ vòng sinh tử, đoạn trừ tất cả những tham ái, dòng lũ tham ái đã khô cạn, vòng sinh tử đã ngừng lại. Ðây là sự chấm dứt khổ, Níp bàn — (Tiểu Bộ Kinh)

SƠ ĐỒ 16 TUỆ – SIXTEEN YANAS

3.1 THE SIXTEEN YANAS [1]

MƯỜI SÁU TUỆ (Ñaṇa, Yana) [1]

 

  1. Nama-rupa-pariccheda-nana. – (Knowledge of mind-matter determination.)
  2. Tuệ phân tích Danh Sắc (Nāma-rūpa-pariccheda ñāṇa)

 

This is the wisdom by which the practitioner realizes sabhava-dhamma in the present moment. Sabhava is the true state of the nature of nama and rupa. This wisdom changes the wrong view that nama-rupa is “self‟. The wisdom of this yana is very difficult for the practitioner to catch in the present moment, because the kilesa (wrong view) that thinks nama-rupa is “I” or “me” has existed for a long time. The one who would reach this yana must follow the right practice of Satipatthana as laid down by the Lord Buddha in the Mahasatipatthana discourse.

Ðây là trí tuệ mà hành giả nhận ra Thực tướng pháp (sabhava – dhammma). Sabhava là bản chất thật của danh và sắc. Trí tuệ này thay đổi tà kiến cho rằng danh sắc là “ngã”. Loại trí tuệ này hành giả khó lòng bắt kịp trong khoảnh khắc hiện tại, bởi vì Phiền não (Kilesa) cho rằng danh sắc là “Tôi” đã tồn tại lâu đời. Hành giả nào muốn đạt được tuệ này phải tuân theo sự tu tập đúng đắn của Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ), được Ðức Thế Tôn giảng trong Kinh Maha-Satipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ).

 

The yogi who would succeed must catch nama and rupa in the present moment very often, with more and more cinta wisdom, until sati-sampajanna has strong wisdom. Then samma-ditthi (right view) will occur. For example, when right view occurs, the yogi will know, in the present moment, which rupa and which nama is being observed (sitting rupa, nama hearing, etc.) ―and he will also realize that it is nama that knows it is sitting rupa, etc. And, further, he will know that everything in the world is rupa and nama―no man, no woman, no self or soul ―and the yogi will know this, even in his deepest mind. When the wrong view is destroyed of self-hood, the yogi will feel very frightened because ever since being born, he has never had the feeling of there being no “I” or “me”.

Một hành giả muốn thành công phải nắm bắt được danh sắc liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, với trí văn (cinta) cho đến khi chánh niệm, tỉnh giác và có trí tuệ mạnh mẽ. Sau đó chánh kiến sẽ xuất hiện. Ví dụ, khi chánh kiến xuất hiện, hành giả sẽ biết trong khoảnh khắc hiện tại danh sắc nào đang được quan sát (oai nghi ngồi, tâm nhĩ thức v.v…) – và vị này sẽ nhận thức rằng đó là danh pháp mà nó biết rằng nó là oai nghi ngồi, v.v… Và, xa hơn nữa, vị này sẽ biết rằng mọi vật trong thế gian là danh và sắc – không có đàn ông, đàn bà, ngã hoặc linh hồn – và bây giờ hành giả sẽ biết điều này, thậm chí trong cái tâm sâu kín nhất của hành giả. Khi tà kiến bị đoạn diệt về “cái ngã”, hành giả sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi, bởi vì kể từ khi được sinh ra đời, vị này chưa từng có cái cảm nghĩ về sự việc không có “cái tôi” hoặc “cái ngã”.

 

Because of the very strong vipassana-panna that roots kilesa out of his feeling, he can now realize the true state of the nature of nama and rupa. The yogi that reaches this yana will know by himself. It is like tasting sugar ―he will not have to be told what it tastes like.

Bởi vì tuệ quán rất mạnh mẽ (Thiền Minh Sát – trí tuệ) đến nỗi đoạn diệt toàn bộ phiền não ra khỏi cảm nghĩ của vị này, bây giờ hành giả có thể nhận thức được bản chất thật của danh sắc. Hành giả (yogi) sẽ tự mình đạt đến sự hiểu biết rõ tuệ này. Nó giống như hương vị đường – Người ta không cần phải dạy cho hành giả hương vị nó là thế nào.

 

In the Anguttara-Nikaya the Lord Buddha said dhamma is: “Paccatangve ditabbha vinnuhi” (directly experienceable by the wise). Dhamma doesn’t need a teacher to explain that you reach a certain wisdom ―you will know from your own experience. Sometimes a yogi will think he has reached a certain yana, but is not really sure. If one is not certain, it is quite probable that the yana has not been reached.

Trong Tương Ưng Kinh (Anguttara-Nikāya) đức Phật dạy về giáo pháp là: “paccattanveditabbho viññuhi” (người trí cảm nhận trực tiếp). Giáo pháp không cần đến một vị thầy để giải thích rằng hành giả đạt đến một trí tuệ nào đó – Hành giả sẽ tự mình biết được chính cảm nhận này. Ðôi lúc hành giả sẽ nghĩ rằng mình đã đạt đến một tuệ nào đó, nhưng thật sự không hoàn toàn chắc chắn lắm. Nếu một người không chắc chắn, thì hành giả đó có thể hoàn toàn chưa đạt được tuệ đó.

 

[1] “Yana” is the Thai pronunciation of “Nana”. We have adopted yana because it is widespread here and because it pronounces more easily.

 

 

This yana is called ditthi-visuddhi (or “purity of view”) because at the moment of realization, there is no kilesa. But this right view has not realized the three characteristics yet, and further practice is needed to see anicca, dukkha, and anatta.

Tuệ này được gọi là Kiến thanh tịnh (Diṭṭhi-visudhi) vì vào khoảnh khắc nhận thức, hoàn toàn không có phiền não. Nhưng chánh kiến này chưa nhận thức được tam tướng, hành giả cần phải tu tập nhiều hơn để thấy được vô thường, khổ và vô ngã.

 

This wisdom (1st yana) becomes the “refuge” of the yogi, because he has realized the true state of the nature which he knows by tasting, as he would sugar. He knows it because he has tasted it himself.

Tuệ này (tuệ thứ nhất) trở thành nơi “nương dựa” của hành giả, bởi vị này nhận ra được bản chất thật của vạn vật mà vị này biết được bằng cách nếm, khi vị này dùng đường. Vị này biết được nó vì đã tự mình nếm, ăn nó.

 

From now on he knows “he” doesn’t sit, rupa sits; ‘he’ doesn’t see, nama sees, etc. ―and furthermore, he knows every being he sees is only nama and rupa. From this point on, rupa and nama become his teacher.

Kể từ bây giờ hành giả biết “mình” không ngồi, mà chính là oai nghi ngồi, “mình” không thấy, “nhãn thức” v.v… – và xa hơn nữa, vị này biết rằng mọi chúng sinh, vị này chỉ thấy danh và sắc. Từ điểm chủ yếu này, danh sắc trở thành vị thầy của hành giả.

 

  1. Paccaya-parigaha-nana. (Knowledge of conditionality).
  2. Tuệ phân tích nhân quả (Paccaya-parigaha-ñāṇa)

 

When the yogi realizes the 1st yana, if he is still observing rupa and nama in the present moment, he will realize there are many rupa and many nama and the observing will not mix the two together. For example, when sitting rupa has pain and he is aware of it, he knows sitting rupa is suffering, but he doesn’t see the suffering as nama-vedana. But now he sees that rupa suffers and nama vedana knows that rupa suffers. So, at this yana, he sees that nama and rupa both exist from cause and each is dependent (paccaya) on the other. For nama to function, it must have a heart base, sense door, and object to know.

Khi hành giả nhận thức được tuệ thứ nhất, nếu vị này vẫn còn đang quan sát danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại, vị này sẽ nhận ra nhiều danh sắc và sự quan sát sẽ không có lẫn lộn 2 thứ với nhau. Ví dụ, khi oai nghi ngồi có sự đau đớn thì vị này nhận biết về nó, vị này biết oai nghi ngồi là khổ, nhưng không thấy khổ như là thọ danh (Nāma-vedanā). Nhưng bây giờ hành giả thấy rằng sắc pháp là khổ và danh thọ biết được sắc pháp là khổ. Như vậy ở tuệ này, vị này thấy rằng cả danh sắc, cả hai đều tồn tại từ nhân và mỗi phần đều dựa vào duyên (paccaya). Ðối với danh pháp có chức năng, nó phải có tâm cơ, căn môn và đối tượng để biết.

 

Conversely, rupa depends on nama to function ―to walk, move, etc. When the yogi realizes in the present moment that nama and rupa exist from cause, and are dependent on each other, he realizes that rupa and nama aren’t created by a god or supernormal power (iddhi).

Ngược lại, sắc pháp dựa vào danh pháp với chức năng đi, cử động v.v… Khi hành giả nhận thức trong hiện tại cho rằng danh sắc tồn tại từ nhân, và dựa vào nhau, vị này nhận thức rằng danh sắc không do thần thánh hoặc sức mạnh siêu nhiên nào tạo nên (iddhi).

 

Nama and rupa in the present are actually created from causes in the past: ignorance (avijja), tanha (craving), upadana (attachment), and kamma. And they need food to stay alive. When the yogi realizes by wisdom that this is true in the present, he will also realize that this dependence (paccaya) was true in the past, and will be true in the future. Realizing he was born this way in the present (created from causes), he then has no doubt that he was created this way in the past, and will be in the future.

Danh sắc trong hiện tại thực tế được tạo nên từ các nhân ở quá khứ: vô minh (avijjha), tham ái (Taṇhā), chấp thủ (uppadana), và Nghiệp. Và chúng cần thực phẩm để sống. Khi hành giả nhận thức bằng trí tuệ rằng đây là đúng thật trong hiện tại, vị này sẽ nhận ra rằng đây là duyên (paccaya) là đúng thật trong quá khứ, và sẽ đúng thật trong tương lai. Với sự nhận thức vị này (mình) được sinh ra bằng tính cách này trong hiện tại, (được tạo nên từ nhân) sau đó vị này không còn nghi ngờ rằng mình đã được tạo nên bằng tính cách này trong quá khứ, và sẽ còn ở trong tương lai.

 

In the Seven Purities, this yana (2nd) is called Kankhavitarana visuddhi, which means “the right view without the defilement of doubt”. At this yana the practitioner feels at ease, because he is sure he will be born into a happy state (sugati) if he dies. One who realizes this is called culla sotapanna (“little sotapanna”).

Trong thất tịnh, tuệ thứ hai này được gọi là Kankhavitarana visuddhi có nghĩa là “chánh kiến không có phiền não của hoài nghi” ở tuệ này hành giả cảm thấy thanh thản, bởi vì vị này chắc chắn rằng mình sẽ được sanh một cảnh giới an vui (sugati), nếu vị này lìa đời. Một người nhận thức được điều này được gọi là Culla Sotāpanna (tiểu Tu-đà-hườn)

 

  1. Sammasananana – (Mastering knowledge)
  2. Tuệ suy xét thấy danh sắc vô thường, khổ, vô ngã (Sammasa-ñāṇa)

 

At the previous yana, the yogi only realizes the cause (arising) of nama and rupa, but not the falling away ―because of the rapid sequence of rupa and nama. At that point, the wisdom of the practitioner is still weak.

Ở tuệ trước đó, người hành giả chỉ nhận thức được nhân (sự phát sinh) của danh sắc, nhưng không phải là sự biến mất – bởi vì sự sanh diệt liên tục của danh sắc. Vào thời điểm này, trí tuệ của hành giả vẫn còn yếu kém.

 

If the yogi continues to see rupa and nama frequently in the present moment, he will soon see the falling away of rupa and nama. But this wisdom is still not strong enough to see the separation of santati (continuity). For example, when sitting, and then a change is made to standing, the yogi will see the falling away in the old position (sitting). But when the yogi is sitting in the present moment, he doesn’t see the rising and falling away, because wisdom is not strong enough yet. He can, however, realize the three characteristics in rupa and nama. This is still not true present moment; this does not occur until the fourth yana.

Nếu hành giả tiếp tục nhận xét danh sắc thường xuyên trong khoảnh khắc hiện tại, không bao lâu vị này sẽ thấy sự biến mất hoặc sự hoại diệt của danh sắc. Nhưng trí tuệ này vẫn không đủ mạnh mẽ để thấy được sự phân chia của santati (sự liên tục). Ví dụ, khi ngồi, và sau đó có một sự chuyển đổi sang đứng, hành giả sẽ thấy được sự biến mất của tư thế cũ (ngồi). Nhưng khi hành giả đang ngồi trong khoảnh khắc hiện tại, vị này không thấy được sự sinh và diệt, vì trí tuệ của vị này chưa đủ sức mạnh. Tuy thế, hành giả này có thể nhận thấy được tam tướng trong danh sắc. Ðiều này vẫn không đúng thật trong khoảnh khắc hiện tại; điều này chỉ xảy ra khi đến tuệ thứ tư.

 

Visuddhi Magga calls this tiranaparinna, “full knowledge as investigating”.

In the Seven Purities this yana is termed Maggamagga nanadassana visuddhi―which means “purity of the knowledge and vision regarding path and not path”. This yana, then, leads to the true path ―i.e., the next yana.

Quyển kinh Thanh tịnh đạo gọi đây là Tiranaparina. Trong thất tịnh, tuệ này được gọi tên là Maggamagga ñāṇadassana visuddhi – có nghĩa là sự trong sạch của tri kiến và quan kiến về đạo và phi đạo”, sau đó tuệ này dẫn đến con đường chánh đạo – nghĩa là tuệ kế tiếp.

 

  1. Udayabbayanana – (Knowledge of arising and falling away)
  2. Tuệ sinh và diệt (Udayabbaya-ñāṇa)

 

This is the wisdom that realizes the arising and falling away of nama and rupa, and santati (the illusion of continuity) is now seen as being actually separate states of nama and rupa―in the (vipassana) present moment. At this stage of wisdom the yogi sees nama and rupa arising and falling at the same time. Actually, according to the Buddha, nama arises and falls away seventeen times faster than rupa―but the yogi is not fast enough to see this. He sees the two (nama and rupa) arising and falling together. This yana sees clearly the three characteristics in rupa and nama, and it can eradicate hidden kilesa in nama (mind) that is tanha, atta (illusion of “I” ego), ditthi(wrong view), and vipallasa.

Ðây là trí tuệ nhận thức được sự sinh và diệt của danh sắc, và santati (ảo tưởng liên tục) bây giờ được chia danh sắc – trong thiền quán (Thiền Minh Sát) ở khoảnh khắc hiện tại. Vào giai đoạn trí tuệ này, hành giả thấy danh sắc sinh và diệt cùng một lúc. Thực tế, theo lời đức Phật, danh pháp sinh và diệt nhanh hơn sắc pháp gấp 17 lần – nhưng hành giả không đủ nhanh để nhận thức được sự kiện này. Vị này chỉ thấy hai phần này (danh sắc) cùng nhau sinh và diệt. Tuệ này trông thấy rõ tam tướng trong danh sắc, và nó có thể đoạn diệt phiền não giấu mình trong danh pháp (tâm) đó là tham ái, ngã chấp (ảo tưởng về “cái Tôi”, cái ngã), tà kiến và Vipallāsa (nhận thức sai lệch).

 

This yana tells the yogi whether he is on the right path or not. If the path is right it leads to nibbana. The knowledge of right path is vipassana wisdom. If it is not the right path there will be defilements of insight ―ten of these, which are called vipassanupakilesa. (See paragraphs following this yana for vipassanupakilesa.)

Tuệ này mách bảo cho hành giả đang ở trên con đường chánh đạo hay không phải. Nếu con đường tiến triển là đúng đắn nó dẫn đến Níp bàn. Sự hiểu biết về con đường đúng đắn là tuệ minh sát (Vipassanā). Nếu không phải là con đường đúng thật sẽ có phiền não của tuệ minh sát – mười hình thức của những phiền não này được gọi là phiền não Minh sát- vipassanupakilesa (Xem những đoạn tiếp theo tuệ này với phiền não tuệ minh sát trong tuệ thứ tư).

 

If vipassanupakilesa exists, it means the yogi’s purity is not sufficient to detect the kilesa―because the kilesa is very deep and weak wisdom cannot detect it. The kilesa is caused by having too much samadhi, which takes the yogi out of vipassana wisdom, where he becomes attached to various phenomena, which he tends to mistake for nibbana.

Nếu phiền não minh sát còn tồn tại, có nghĩa là sự trong sạch của hành giả không đủ để khám phá được phiền não – vì phiền não thì rất nhiều và trí tuệ yếu kém nên không thể tìm thấy được. Phiền não khiến cho định và tuệ minh sát của hành giả biến mất, nơi đây hành giả bị dính mắc vào nhiều hiện tượng khác nhau, mà vị này thường nhầm lẫn cho là Níp bàn.

 

This phenomenon includes bright lights, rapture (piti), and strong tranquility. Yogis who have done samatha in the past and have developed too much samadhi will find that if this samadhi is allowed to recur it will be a strong obstacle to vipassana wisdom. Too much faith (saddha) and too much earnestness can also be an obstacle.

Hiện tượng này bao gồm những loại ánh sáng rực rỡ; phỉ lạc (pìti), và sự vắng lặng thật sâu lắng. Những hành giả đã từng tham thiền trong quá khứ và đã phát triển quá nhiều định, sẽ nhận thấy rằng nếu định được cho phép trở lại, nó sẽ là một trở ngại lớn lao đối với tuệ minh sát -Thiền Minh Sát. Có quá nhiều lòng tin – saddha và quá nhiều tin tấn cũng có thể là một trở ngại.

 

The ten defilements can be very seductive, so that the yogi will often be drawn into them, and, infatuatedly thinking they are nibbana, will not even believe his teacher when told the contrary. If the yogi cannot escape these defilements, he cannot go on to higher stages of insight.

Mười phiền não này có thể hết sức cám dỗ, do đó hành giả sẽ thường xuyên bị cuốn hút vào chúng, và cho rằng họ đang đắm mình trong cõi níp bàn, thậm chí sẽ không tin lời vị thầy của mình khi bảo cho họ đó là không phải như vậy. Nếu hành giả không thể vượt khỏi những phiền não này, hành giả không thể tiếp tục đi lên những giai đoạn tuệ giác cao hơn.

 

Purity of knowledge and vision of the path to progress. This is insight wisdom which occurs in this yana (the fourth), if practice is correct. It is called this because it is the correct path and not mixed with defilement, craving, and delusion. All three characteristics [1] are included in this yana―so it is very important. When the right path is reached in this yana, the three characteristics will be seen clearly. The more wisdom is gained, the more kilesa is eradicated. When rupa is observed and becomes clear, the yogi will see nama by himself.

Sự trong sạch của tri kiến và quan kiến về sự tiến triển của con đường. Ðây là tuệ giác xuất hiện trong tuệ này (thứ tư), nếu hành giả tu tập đúng cách. Nó được gọi như thế, bởi vì nó là con đường đúng đắn nhưng bị lẫn lộn với phiền não, tham ái và ảo tưởng (moha). Tất cả ba đặc tính này [2] đều bao gồm trong tuệ này – vì thế nó rất quan trọng. Khi hành giả đến được con đường đúng đắn trong tuệ này sẽ trông thấy rõ ràng ba đặc tính. Hành giả càng đạt được nhiều trí tuệ thì càng đoạn diệt “phiền não”. Khi sắc pháp được quan sát và trở nên rõ ràng, hành giả sẽ tự mình thấy được danh pháp.

 

Defilements of Insight (Vipassanupakilesa). As noted before, there are ten of these defilements of insight:

Những phiền não của Tuệ minh sát (Vipassanupa kilesa). Như đã được lưu ý trước đây, có mười phiền não của tuệ minh sát:

 

  1. Illumination (obhasa). When the yogi sees bright lights he might think he has reached nibbana, and so becomes satisfied with this state, causing tanha to arise. This is wrong view. It is his ego that thinks he has reached nibbana.
  2. Sự tỏa sáng (Obhāsa). Khi hành giả thấy được những ánh sáng rực rõ, vị này có thể nghĩ rằng mình đã đạt Níp bàn, và vì thế tỏ ra thỏa mãn với trạng thái này, khiến cho tham ái phát sinh. Ðây là tà kiến, Chính cái ngã của vị này suy nghĩ rằng mình đã đạt được níp bàn.

 

  1. Knowledge (yana). Some yogis who know dhamma theory well will think about it all the time, and this will pull them out of the present moment.
  2. Tuệ. Một số hành giả tinh thông giáo pháp, sẽ luôn luôn nghĩ về nó, và điều này sẽ đẩy họ ra khỏi khoảnh khắc hiện tại.

 

  1. Rapture (piti). Because the yogi has too much samadhi, he feels rapture, and this is kilesa. When practicing vipassana one cannot have rapture, because realizing the three characteristics does not lead to a joyful feeling.
  2. Hỉ lạc (Piti) vì hành giả có quá nhiều định, vị này cảm thấy hỉ lạc, đây là phiền não. Khi tu tập thiền quán không một ai có thể có được hỉ lạc, bởi vì sự nhận thưc ba đặc tính không dẫn đến một cảm giác thỏa thích.

 

  1. Tranquility (passadhi). Sometimes a very peaceful state will arise; this is also from too much samadhi. The three characteristics can’t be realized with tranquility, and wisdom cannot be developed.
  2. Vắng lặng – An lạc (Passaddhi). Ðôi khi có một trạng thái an lạc sẽ phát sinh; điều này cũng xuất phát từ việc có quá nhiều định. Hành giả không thể nhận thức được ba đặc tính cùng với sự an lạc, và trí tuệ không thể phát triển được.

 

  1. Bliss (sukha). A feeling of bliss is also too much samadhi. When sukha occurs, dukkha cannot be seen.
  2. Hạnh phúc (Sukkha). Có một cảm giác hạnh phúc khi có quá nhiều định. Khi hạnh phúc xuất hiện, hành giả không thể nhận ra khổ.

 

  1. Fervour (adhimokkha). This causes the yogi to falsely believe he has seen nibbana, and he will often not even believe his teacher, when told the contrary.

This is caused by having too much faith (saddha), too little panna (normally panna and satta should be equal).

  1. Tinh cần (Adhimokkha). Ðiều này khiến cho hành giả tin tưởng sai lạc rằng mình đã chứng ngộ níp bàn, và ngay cả không tin tưởng nơi vị thầy của mình, khi được dạy dỗ trái ngược lại. Ðây là nguyên nhân quá nhiều tín (sadha) quá ít trí tuệ, (thông thường trí tuệ và đức tin bằng nhau).

 

 [1] The Three Characteristics as seen with insight (vipassana) differ from the mundane descriptions in our glossary. They are: 1) “Things are not self in the sense of no power being exercisable over them, or in the sense of having no core; 2) impermanent in the sense of non-existence after having come to be; and 3) painful in the sense of oppression by rise and fall.” (Buddhaghosa, The Path of Purification, XX-84)

 

  1. Exertion (pakkaha). Too much perseverance or effort can make the yogi tired, his citta (mind) is not clear, and foong (wandering mind) sets in. Usually, perseverance and concentration should be equal. Too much perseverance leads to foong, and too much concentration will cause the yogi to stop practicing.
  2. Sự ráng sức (Pakkaha). Có quá nhiều sự nỗ lực hoặc kiên trì cũng có thể khiến cho hành giả mệt mỏi, Tâm của vị này không rõ ràng, và vẩn vơ. Thông thường, sự kiên trì và sự tập trung phải tương đồng. Quá nhiều sự kiên trì dẫn đến “vẩn vơ”, và tập trung quá mức (sati) sẽ khiến cho hành giả dừng lại sự tu tập…

 

  1. Excess sati (uppathana). Too much satican lead to excess samadhi and the yogi will see nimittas (signs that appear before the eyes). Then he will lose rupa and nama as objects ―i.e., he will be out of the present moment and won’t be able to continue.
  2. Chánh niệm quá mức (Uppathana). Có quá nhiều chánh niệm có thể dẫn đến định quá mức và hành giả sẽ thấy nhiều nimita (ấn chứng xuất hiện trước mắt). Sau đó vị này sẽ mất đi danh sắc là các đối tượng – nghĩa là hành giả sẽ xa rời khoảnh khắc hiện tại, và không thể tiếp tục.

 

  1. Equanimity (upekkha). Sometimes strong equanimity will arise, and the yogi will falsely believe that he has no kilesa―it has been eradicated by nibbana; but he still has the kilesa of wrong view (moha), and lobha and dohsa have only gone temporarily. In this stage he cannot continue to practice.
  2. Xả (Uppekha). Ðôi khi tâm xả quá mạnh sẽ phát sinh, và hành giả tin tưởng sai lầm tin tưởng rằng mình không có phiền não – nó đã được đoạn diệt bởi Níp bàn: nhưng hành giả vẫn có phiền não của tà kiến, tham và sân chỉ đi qua tạm thời. Trong giai đoạn này hành giả không thể tiếp tục tu tập.

 

  1. Delight (nikanti). The yogi becomes happy with all of the vipassanupakilesa and is satisfied to remain as he is, and so he cannot continue practice.
  2. Thỏa thích (Nikanti). Hành giả trở nên thỏa thích với tất cả phiền não minh sát, và thỏa mãn khi ở lại với trạng thái này. Và vì thế vị này không thể tiếp tục tu tập.

 

Vipassanupakilesa is kilesa of vipassana and occurs because of too much samadhi; this gives the yogi the wrong view that he ahs reached a state of no kilesa, or has reached nibbana. Because of this feeling he thinks “I” have reached nibbana, and this feeling is not purity, because it practices with an “I‟ in mind. (This is not Vipassana, because Vipassana does not practice with an “I‟.)

Phiền não minh sát là phiền não của thiền quán và xảy ra vì quá nhiều định; điều này khiến cho hành giả có tà kiến là mình đã đạt đến một trạng thái không có phiền não, hoặc đã đạt được Níp bàn. Bởi vì cảm giác này, vị này nghĩ “Tôi” đã đạt Níp bàn và cảm nghĩ này không trong sạch, vì nó tu tập với “cái Tôi” trong tâm (Ðây không phải thiền quán vì thiền quán không tu tập với “cái Tôi”).

 

This feeling is good for samatha but it is not good for Vipassana. Samatha requires strong samadhi, but Vipassana does not, because samatha encourages nimittas.

Ðối với thiền định cảm nghĩ này là tốt nhưng đối với thiền quán thì không. Thiền định đòi hỏi định mạnh mẽ, sâu lắng, nhưng thiền quán thì không, bởi vì thiền định cổ vũ ấn chứng – nimita.

 

Vipassanupakilesa will not occur in three types of yogis:

Phiền não minh sát sẽ không xảy ra đối với ba loại hành giả:

 

  1. A yogi who is not practicing Vipassana the right way. In this case the defilements that arise cannot be called defilements of insight.
  2. Một hành giả không tu tập thiền quán đúng cách. Ở trường hợp này những phiền não phát sinh không thể gọi là những phiền não của tuệ minh sát.

 

  1. One who has weak perseverance (with weak perseverance, strong samadhi will not occur).
  2. Một người có sự kiên trì yếu ớt (với sự kiên trì yếu ớt, định sâu lắng sẽ không xuất hiện).

 

  1. One who is ariya and knows the right path.
  2. Người này là bậc thánh (ariya) và biết con đường đúng đắn (chính đạo).

 

When the yogi gets rid of vipassanupakilesa, he will soon see the arising and falling away of nama and rupa very clearly. In the Seven Puritiesthis yana (the 4th) up to the 11th (anulomanana) is called patipadananadassana visuddhi―purity of knowledge and vision of progress.

Khi hành giả đoạn trừ phiền não, không bao lâu vị này sẽ thấy được sự sanh diệt của danh sắc rất rõ ràng. Trong thất tịnh, tuệ thứ tư này cho đến tuệ thứ 11 (anulomana) được gọi là Patipadana Nadassana Visuddhi – tuệ kiến chánh đạo thực hành thanh tịnh.

 

  1. Bhanganupassananana (Knowledge of Dissolution).
  2. Tuệ diệt (BhangaAnupassanā-ñāṇa)

 

This yana is the wisdom that sees only the falling away of rupa and nama. The yogi sees the dissolution of the Five Khandhas, both inside (citta) and outside (object). For example, sitting rupa is perceived to be falling away and nama that knows sitting rupa is falling away too.

Tuệ này là trí tuệ thấy được sự sanh và diệt của danh sắc. Người hành giả thấy sự phân hủy của 5 uẩn, cả phía trong (tâm) và phía ngoài (đối tượng). Ví dụ, hành giả đang nhận thức được “oai nghi ngồi đang hoại diệt và “tâm” biết được “oai nghi ngồi” cũng đang hoại diệt.

 

This phenomenon, never seen before, produces a sense of awe and fear in the yogi. This wisdom is strong enough to uproot moha (wrong view) with atapi, sati, and sampajanna. The feeling of falling away is so powerful that the yogi concentrates only on it, and pays no attention to the arising. This wisdom that sees the dissolution of rupa and nama has a frightening impact on the yogi because he realizes that everything in the world is insubstantial and disappears the moment it appears.

Hiện tượng này chưa được hành giả nhận thấy trước đây, và khiến cho vị này có một cảm giác sợ hãi. Trí tuệ này mạnh mẽ đủ sức loại trừ tận gốc moha (tà kiến) với nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác. Cảm nghĩ về sự hoại diệt quá mạnh mẽ đến nỗi hành giả chỉ tập trung về nó, và không chú tâm đến sự sinh. Trí tuệ này thấy được sự diệt của danh sắc mang lại một nỗi sợ hãi tác động với; bởi vì vị này nhận thức rằng mọi vật trong thế gian là mong manh, và biến mất ở khoảnh khắc nó xuất hiện.

 

The wisdom of this yana, when it is reached, will destroy vipallasa (perversity of perception) ―the type called nicca-vipallasa, the wrong perception that the body and mind are permanent. When this wisdom is reached, the yogi will feel that this is correct practice, and will not want to do incorrect practice.

Trí tuệ của tuệ này khi hành giả đạt được sẽ tiêu diệt Vipallāsa (sự nhận thức sai lệch) – loại này được gọi là nicca Vipallāsa, sự nhận thức sai lệch cho là thân và tâm là trường tồn. Khi hành giả đạt được trí tuệ này, và cảm thấy rằng đây là sự tu tập đúng đắn, và không muốn thực hành sự tu tập sai lệch.

 

This yana is the first step of eradication (pahana-parinna) of kilesa (See Fig. 3-1) which continues up until the last yana (magga-nana). Kilesa is beginning to be pulled out ―kilesa that one has been saturated in by many passages through samsara-vata (rebirth in samsara). There are eight benefits to this yana:

Tuệ này là bước đầu tiên của sự đoạn diệt (Pahana – Parinna) của phiền não (xem sơ đồ 3.1) tiếp tục cho đến tuệ cuối cùng (tuệ đạo). Phiền não đang bắt đầu bị loại trừ, Phiền não là một thành phần đã được ngấm sâu qua nhiều giai đoạn suốt tiến trình luân hồi- samsara-vata.

 

There are seven benefits to this yana:

Có 7 lợi ích với tuệ này:

 

  1. Realizing there is no pleasure in any future becoming.
  2. Seeing there is no pleasure in this life, because it is realized that this life is dukkha.
  3. Development of a stronger desire to end suffering.
  4. In the case of a monk, leads to a desire to have simple requisites.
  5. Also gives the monk a strong desire to follow the Vinaya.
  6. Makes the one who reaches this yana incapable of breaking the precepts.
  7. The practitioner becomes easy to please in terms of needs, is slow to anger if incited, is patient with other people’s defilements, and is not bothered by disturbances, such as loud noises, etc.
  8. Nhận thức rằng không có hạnh phúc nào ở trong sự hiện hữu tương lai.
  9. Thấy rằng không có hạnh phúc trong đời sống này, bởi vì hành giả nhận thức rằng đời sống này là khổ.
  10. Sự phát huy một lòng ham muốn mạnh mẽ để diệt khổ.
  11. Trong trường hợp của một nhà sư, dẫn đến một ham muốn có những vật dụng đơn giản.
  12. Cũng giúp cho nhà sư một ham muốn mạnh mẽ để tuân theo Vinaya (Giới luật).
  13. Tạo cho những ai đạt được tuệ này không thể phá vỡ các giới luật.
  14. Hành giả trở nên dễ dàng bằng lòng với điều kiện nhu cầu, nếu bị kích động thì ít bị nổi giận, kiên nhẫn với những phiền não của người khác, không bị khó chịu với những sự quấy rầy, chẳng hạn như tiếng ồn…

 

  1. Bhayatupatthana-nana (Knowledge of Fearfulness).
  2. Tuệ sợ hãi (Bhayatupatthana-ñāṇa)

 

In this yana the wisdom is realized that nama-rupa is harmful. Because dissolution was seen in the 5th yana, the feeling arises that rupa and nama are

insubstantial ―always arising and vanishing quickly ―and this causes fear and terror in the yogi.

Trong tuệ này, hành giả có trí tuệ nhận thức được danh sắc là nguy hại. Vì sự phân hủy đã được hành giả nhìn thấy trong tuệ thứ 5, cảm nghĩ phát sinh cho rằng danh sắc là mong manh luôn luôn sinh và diệt mau chóng – và điều này khiến cho hành giả sợ hãi và ghê sợ trong lòng.

 

The meditator sees no pleasure in rupa and nama, and even to be born in any bhava (becoming) in the future is seen as fearful ―as it was in the past. This yana causes tanha to be arrested, but does not completely eradicate it. This wisdom is the enemy of tanha, but it is like putting a medication on skin that itches, and when the medication wears off, the skin begins to itch again.

Hành giả không thấy hạnh phúc trong danh sắc, và ngay cả được sinh ra ở bất cứ bhava (Hữu, sự trở thành) trong tương lai đều đựoc xem là ghê sợ – như nó đã có trong quá khứ. Tuệ này khiến cho lòng tham ái bị ngưng lại, nhưng không hoàn toàn đoạn diệt được nó. Trí tuệ này là kẻ thù của tham ái, nhưng điều đó giống thoa một loại thuốc trên lớp da bị ngứa, và khi thuốc hết tác dụng, da bắt đầu ngứa trở lại.

 

  1. Adinavanana (Knowledge of Danger).
  2. Tuệ thấy tội của ngũ uẩn (Adinava-ñāṇa)

 

When the sixth yana is realized (fearfulness), it leads to this yana, which sees rupa and nama as a source of peril and danger. From the first vipassana-yana to this one, each yana leads to the next, and each feeling is stronger. The meditator perceives nama and rupa as dangerous, and feels that not to have nama and rupa would be good.

Khi hành giả nhận ra tuệ thứ sáu (sự sợ hãi), nó dẫn đến tuệ này, xem danh sắc là nguồn gốc của sự nguy hại và hiểm nghèo. Từ tuệ minh sát thứ nhất đến tuệ này, từ tuệ này dẫn đến tuệ kế tiếp, và mỗi cảm nghĩ càng mạnh mẽ hơn. Hành giả nhận thức danh sắc là nguy hại, và cảm thấy rằng không có danh sắc là điều tốt đẹp.

 

Five dangers are realized: Năm điều nguy hại.

 

Nama and rupa in all three lokas (kama-loka, rupa-loka, and

arupa-loka) appear as though they are in a hole surrounded by fire.

 

  1. Nama and rupa in all three lokas (kama-loka [1], rupa-loka, and arupa-loka) appear as though they are in a hole surrounded by fire.
  2. Danh sắc đều ở trong tất cả ba thế giới (dục giới [3] sắc giới và vô sắc giới) xuất hiện như thể chúng ở trong một cái hố bị lửa bao bọc xung quanh.

 

  1. It is realized that nama-rupa, in any becoming, is surrounded by eleven fires: the eleven fires of birth, decay, death, grief, etc. (See the eleven dukkha of the First Noble Truth, 1.4.4.2.)
  2. Hành giả đã nhận ra danh sắc ở bất cứ sự trở thành (hữu) nào, bị bao bọc bởi 11 ngọn lửa. 11 ngọn lửa sanh, tử, hoại diệt, đau khổ v..v.. (Xem 11 cái khổ của Ðế thứ nhất (tập đế) 1.4.4.2)

The practitioner feels that nama-rupa is very harmful, dangerous, and a source of suffering.

Hành giả cảm thấy danh sắc thì rất nguy hại, và là nguồn gốc của khổ đau.

 

  1. It is realized that the cause of rupa-nama is avijja (ignorance), and that ignorance is harmful, because it leads only to birth, decay, old age, death.
  2. Hành giả nhận thấy rằng nhân của danh sắc là vô minh, và vô minh đó thì nguy hại, bởi vì nó chỉ dẫn đến sinh, tử, già, chết.

 

  1. It is realized that rupa-nama is decaying and disintegrating moment by moment, and is thus harmful.
  2. Hành giả nhận thấy rằng danh sắc thì đang phân hủy và hoại diệt từng khoảnh khắc (sát na), và như thế là nguy hại.

 

  1. It is realized that being born again in samsara is harmful and dangerous ― because nama-rupa are a source of suffering in any bhava, and can only lead to torture again.
  2. Hành giả nhận thức rằng sự tái sinh trong vòng luân hồi là nguy hại và hiểm nghèo – bởi vì danh sắc là nguồn gốc của khổ và bất cứ hiện hữu nào, và có thể dẫn đến nỗi thống khổ trở lại.

 

When the five harmful things are realized, benefits from this are also realized. It is seen that:

Khi hành giả nhận thức được 5 sự kiện nguy hại này thì cũng nhận ra những lợi ích từ đây. Những gì được nhận thấy ở đây là:

 

  1. Not having to be reborn is happiness, and that a place where there is no rupa and nama would be desirable.
  2. Chẳng có điều gì khi được tái sinh là hạnh phúc, và một nơi không có danh sắc sẽ là điều khát khao của hành giả.

 

[1] Kama-loka (this world, plus the other worlds of sense desire).

Rupa-loka (the world of form).

Arupa-loka (the world where no form exists).

 

  1. If there is no rebirth in any bhava, there will be happiness, and this will lead to the path to nibbana.
  2. Nếu không có sự tái sinh ở bất cứ sự trưởng thành nào, sẽ có hạnh phúc, và điều này sẽ dẫn đến con đường tới Níp bàn.

 

  1. If there is no cause (samudaya) to create rupa-nama anymore, there will be freedom from suffering.
  2. Nếu không có nhân (Samudaya) để tạo thêm danh sắc nữa, sẽ thoát khỏi khổ.

 

  1. With no rupa-nama to decay in any bhava, that will be a peaceful place (nibbana).
  2. Không có danh sắc để phân hủy ở bất cứ sự trưởng thành hữu nào, đó sẽ là một nơi an lạc (Nibbāna)

 

  1. Not having to be reborn in samsara-vata is beneficial and a source of happiness.
  2. Không còn tái sinh vào vòng luân hồi, đó là lợi ích và nguồn của hạnh phúc.

 

In this yana, the yogi realizes that nama-rupa, or the five khandhas, is sabhava (no man, no woman) and that sabhava is a harmful state. This yana also has very strong wisdom that prevents tanha from creating vipallasa (perversity of perception) in the mind.

Trong tuệ này, hành giả nhận thức rằng danh sắc hoặc 5 uẩn, là thực tướng pháp (không có đàn ông, đàn bà) và thực tướng pháp là một trạng thái nguy hại. Tuệ này cũng có một trí tuệ mạnh mẽ để ngăn chặn Dục ái (Taṇhā Vipallāsa) sự nhận thức sai lệch trong tâm.

 

The wisdom of this yana is the enemy of tanha, and makes it very difficult for tanha to function; tanha has no place to lodge in the feeling, because the whole world (Five Khandhas) is seen as harmful, perilous, and without pleasure.

Nhận biết của tuệ này là kẻ thù của tham ái, và nó làm cho ái dục khó thực hiện chức năng; ái dục không có nơi để tạm trú trong tư tưởng, bởi vì toàn bộ thế giới (Ngũ Uẩn) được xem là nguy hại, hiểm nghèo và không có hạnh phúc.

 

  In this yana the yogi no longer sees sati as good, but merely something that has the Three Characteristics (anicca, dukkha and anatta).

 

In this yana the yogi no longer sees sati as good, but merely something that has the Three Characteristics (anicca, dukkha and anatta) ― but sati continues to function. Even panna is seen, without like or dislike. This is because there is no tanha or ditthi (wrong view) to cause the yogi to like sati and panna.

Trong tuệ này, người hành giả không còn thấy sati (Chánh niệm) là tốt đẹp, nhưng chỉ là một điều gì đó có Tam Tướng (vô thường, khổ và vô ngã) – nhưng chánh niệm tiếp tục chức năng. Ngay cả khi hành giả thấy được trí tuệ, đều không có sự ham muốn hoặc không ham muốn. Ðiều này vì không có tham ái và tà kiến để tạo cho hành giả thích chánh niệm và trí tuệ.

 

The mind that is going to reach nibbana has to practice until it reaches this feeling (that tanha is the enemy), and then the mind will separate from samsara-vata and reach the path of nibbana.

Cái tâm sắp sửa đạt Níp bàn phải tu tập cho đến khi nó đạt được cảm giác (ái dục là kẻ thù), và sau đó tâm sẽ tách ra khỏi vòng luân hồi và đạt được đạo quả níp bàn.

 

If the yogi thinks, on the other hand, that nama-rupa is good, permanent and happy, then the mind cannot separate from samsara-vata and go on to reach nibbana and end suffering. The mind has to realize dukkha,and the panna that realizes dukkha will bring one to nibbana. Nibbana can’t be realized by samadhi, because samadhi will cause sukha vipallasa (thinking that the Five Khandhas are happy) and one can’t see the truth that nama-rupa are harmful.

Về một mặt khác, nếu hành giả nghĩ rằng danh sắc là tốt đẹp, trường tồn và hạnh phúc, như vậy tâm không tách rời khỏi vòng luân hồi và tiếp tục đạt đến Níp bàn và diệt khổ. Tâm đã nhận thức được khổ, và trí tuệ nhận ra được khổ sẽ đưa vị này đến Níp bàn. Hành giả không thể chứng ngộ Níp bàn bằng sự tập trung, bởi vì định sẽ tạo ra sự an lạc (sukhaVipallāsa) ý nghĩ cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc, và vị này không thể thấy được chân lý, danh sắc là nguy hại.

 

  1. Nibbida-nana (Knowledge of Disgust) – Tuệ chán ghét (Nibbidā-ñāṇa)

  If disentanglement from tanha is complete, it is called

  Viraga (detachment). This leads to release or emancipation (vimutti).

  Emancipation leads to nibbana. Nếu sự thoát khỏi hoàn toàn với

  tham ái, nó được gọi là Viraga (không còn ham muốn, không còn chấp

  thủ). Ðiều này dẫn sự giải thoát (Vimutti). Sự giải thoát dẫn đến Níp bàn.

 

In each of the yanas, the wisdom becomes stronger. In this yana, a feeling of disgust arises with nama-rupa (Five Khandhas), as a result of the previous yana (seventh). There is no dohsa in the disgust, just panna. This results in a desire not to be reborn again in any bhava, even in the highest state ― king, or multi-millionaire. It is like one has come to two paths: the dark path is rebirth in samsara-vata and the bright path is the safety and security of nibbana.

Ở từng tuệ, trí tuệ càng trở nên mạnh mẽ. Ở tuệ này, một cảm giác chán ghét danh sắc, 5 uẩn, là một kết quả của tuệ trước đó (thứ bảy). Không có sân trong sự chán ghét, chỉ có trí tuệ. Ðiều này xảy ra vì có một nỗi ham muốn không tái sinh trở lại ở bất cứ hiện hữu nào, thậm chí trong một trạng thái cao nhất – một nhà vua, một triệu phú. Nó giống như một người đến hai con đường: Con đường tối tăm là tái sinh trong vòng luân hồi và con đường trong sáng là an toàn và yên ổn của Níp bàn.

 

Because of disgust with nama-rupa, no pleasure is seen in the dark path, and the bright path to nibbana seems appealing. This wisdom results from being disentangled from tanha, and is called nibbida-yana. If disentanglement from tanha is complete, it is called viraga (detachment). This leads to release or emancipation (vimutti). Emancipation leads to nibbana.

Do đó ghê sợ danh sắc, hành giả không thấy có hạnh phúc, an lạc trong con đường tối tăm, và con đường trong sáng dẫn đến Níp bàn dường như lộ rõ. Trí tuệ này xuất phát từ việc thoát khỏi tham ái, và được gọi là tuệ Níp bàn – Nibbidāyana. Nếu sự thoát khỏi hoàn toàn với tham ái, nó được gọi là Viraga (không còn ham muốn, không còn chấp thủ). Ðiều này dẫn sự giải thoát (Vimutti). Sự giải thoát dẫn đến Níp bàn.

 

The wisdom reached in this yana will realize at least one of the three characteristics: anicca, dukkhaor anatta. If the disgust felt has dohsa, it is not nibbida-yana, because this kind of disgust cannot see the three characteristics.

Trí tuệ đạt đến tuệ này sẽ nhận thức được ít nhất một trong ba tam tướng: Vô thường, khổ và vô ngã. Nếu sự ghê sợ cảm thấy có sân, nó không phải là tuệ Níp bàn, vì loại chán ghét này không thể thấy được tam tướng.

 

The one who practices vipassana to find freedom from samsara-vata, if he reaches this yana, all of the kilesa, even very strong, will be loosened and disentangled. From this yana the vithicitta [1] leads to the path of nibbana.

Những ai tu tập thiền quán nhận thấy thoát khỏi vòng luân hồi, nếu vị này đạt được tuệ này, tất cả phiền não, thậm chí rất mạnh mẽ, sẽ bị loại trừ. Từ tuệ này, trạng thái tâm-Vīthicitta [4] dẫn đến con đường Níp bàn.

 

The disgust felt in this yana is summarized in this Dhammapada verse:

Sự chán ghét, hành giả cảm nhận trong tuệ này được tóm tắt trong câu kệ Pháp Cú (dhammapada):

 

   The one who practices vipassana to find freedom from

  samsara-vata, if he reaches this yana, all of the kilesa, even very

  strong, will be loosened and disentangled.

 

Impermanent are all existing things.

With wisdom who perceives this fact

Straightaway becomes contemptuous of suffering.

This is the way of Salvation.

Tất cả mọi vật hiện hữu đều vô thường.
Với trí tuệ, chúng ta nhận thức được điều này
Tinh tấn hành giả thóat khổ
Ðây là con đường giải thoát.

 

  1. Munnacittukammayata-nana (Knowledge of the Desire for Deliverance).
  2. Tuệ ham muốn Giải Thoát (Munacittukammayata-ñāṇa)

 

Realizing danger and peril from the seventh yana, and disgust from the eighth, the yogi becomes filled with a desire for deliverance from rupa and nama. It is like someone who is in a jail and wishes every moment to escape.

Ở tuệ thứ bảy, hành giả nhận thức được sự nguy hại, và sự chán ghét ở tuệ thứ 8, người thiền giả trở nên hết sức ham muốn thoát khỏi danh sắc. Giống như một người ở tù mong ngóng từng giây phút để thoát ra ngoài.

 

The sixth, seventh, and eighth yanas are related, with each one becoming stronger. Knowledge of fearfulness leads to knowledge of danger, knowledge of danger to knowledge of disgust ― which then leads to knowledge of desire for deliverance. This yana (ninth) then leads to nibbana. Desire for deliverance results in more earnestness in practice, in order to reach nibbana.

Những tuệ thứ 6, thứ 7 và thứ 8 đều có liên hệ với từng cái, càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tuệ biết sự sợ hãi dẫn đến tuệ biết sự nguy hại, tuệ biết sự nguy hại dẫn đến tuệ biết sự chán ghét – rồi sau đó dẫn đến tuệ ham muốn giải thoát. Sau đó tuệ thứ chín dẫn đến Níp bàn. Ham muốn được giải thoát dẫn đến sự năng nỗ tu tập hơn để đạt được Níp bàn.

 

  1. Patisankha-nana (Knowledge of Reflective Contemplation).
  2. Tuệ Suy tư (Patisankha-ñāṇa)

 

In the previous yanas, fear, danger, and disgust led to a desire for deliverance from nama and rupa (9th yana). In this yana, motivated by this desire to be free of rupa and nama, the yogi [1] tries to find a way to escape ― but does not yet know how. Having just realized the three characteristics in rupa and nama the feeling is strong to escape from them.

Ở những tuệ trước, về sợ hãi, nguy hại, và chán ghét dẫn đến một sự ham muốn thoát khỏi danh sắc (tuệ thứ 9). Ở tuệ này, hành giả bị thúc đẩy ham muốn thoát khỏi danh sắc, Hành giả [5] cố gắng tìm một phương cách để thoát khỏi – nhưng không biết phương cách nào. Sau khi đã nhận ra được tam tướng ở danh sắc hành giả có cảm tưởng mạnh mẽ để vượt khỏi chúng.

 

[1] The vithicitta (or path of the mental state) that leads to nirodhais: nibbida (disgust), viraga (detachment) and tadanga-nirodha (temporary extinction by substitution of opposites): An example of tadanga-nirodhais in the first yana, where wrong view about self is substituted with right view.

 

The cause of desire to escape is from the 7th, 8th, and 9th yanas, which have come together to produce a very clear and strong panna and desire to get rid of kilesa, and to try to find a way to deliverance: a way to get to the end of samsara-vata, which seems to stretch out for a long way into the future. In this yana, the yogi sees the three characteristics more often than in the previous ones. Having seen that rupa and nama are impermanent, suffering, and without self, there is a strong desire to end this suffering.

Nhân của lòng ham muốn để vượt khỏi từ các tuệ 7, 8 và 9 đã hợp lại với nhau tạo nên trí tuệ rất rõ ràng, mạnh mẽ và khát khao loại trừ phiền não, và cố tìm một con đường giải thoát: một con đường chấm dứt vòng sanh tử dường như sẽ trải dài trong tương lai. Ở tuệ này, hành giả thường thấy rõ tam tướng nhiều hơn ở các tuệ trước. Sau khi đã nhận thấy được danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã, hành giả có một nỗi khát khao diệt khổ này.


There is only one way that leads to nibbana, and that

  is to see nama and rupa as anicca, dukkha, and anatta.

Chỉ có một con đườngduy nhất dẫn đến Níp bàn, và để thấy

 rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã.

 

(The Buddha said that only the Three Characteristics can lead one out of suffering. A yogi who has never seen the Three Characteristics cannot escape from samsara-vata. There is only one way that leads to nibbana, and that is to see nama and rupa as anicca, dukkha, and anatta.)

(Ðức Phật dạy rằng chỉ có Tam Tướng mới có thể đưa con người thoát khổ. Một hành giả chưa bao giờ thấy được Tam Tướng không thể vượt khỏi vòng luân hồi. Chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến Níp bàn, và để thấy rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã).

 

  1. Sankhara-upekkhanana (Knowledge of Equanimity about Formations).
  2. Tuệ Hành Xả (Sankhāra-upekkhā-ñāṇa)

 

This wisdom causes indifference to nama and rupa (sankhara or mental and physical formations) to develop; there is no clinging or attachment to nama and rupa― which for so long we thought of as “I”, “mine”, “myself”. But the indifference is combined with disgust.

Trí tuệ này khiến không có sự quan tâm đến việc danh sắc (hành hoặc hành uẩn) phát triển; không còn bám víu và chấp thủ vào danh sắc – mà từ lâu chúng ta đã từng nghĩ là “Tôi”, “Của tôi” “chính bản thân tôi”. Nhưng sự lơ là kết hợp với sự chán ghét.

 

This wisdom, developed in the previous yana, is very strong and it is clearly seen that the Five Khandhas (sankhara) are insubstantial: not a man, a woman, a person, a dog, etc. ― and that life is getting short and one may soon die ― and there is no pleasure in nama and rupa.

Trí tuệ này, đã phát triển ở tuệ trước thì rất mạnh mẽ và nó giúp người ta nhận thức rõ rằng năm uẩn (hành) là mong manh: không phải đàn ông, một người, đàn bà, con chó v.v… và đời sống trở nên ngắn ngủi và người ta cũng sớm lìa đời không có hạnh phúc trong danh sắc.

 

When the mind with wisdom realizes nama-rupa is void (sunnata), not man, not woman, it has no more interest in nama-rupa; it sees the world as void, too. So, the mind has equanimity ― neither dislike nor like of nama-rupa ― but equanimity with disgust. Now the mind wants to reach nibbana. It doesn’t care about nama and rupa anymore. It doesn’t care to be reborn in any of the three lokas. (For lokas, see footnote, 7th yana.)

Khi tâm có trí tuệ nhận thức danh sắc là tính không (suññatā), không có đàn ông, đàn bà, nó không còn quan tâm đến danh sắc; tâm thấy thế giới cũng rỗng không. Như vậy tâm có được tâm xả – không thích hoặc thích danh sắc. Nhưng tâm xả với sự chán ghét. Bây giờ tâm muốn đạt Níp bàn. Nó không còn quan tâm đến danh sắc nữa. Nó không còn quan tâm để được tái sinh ở bất cứ tam giới nào (xem cõi, phần ghi chú ở tuệ thứ bảy).

 

The wisdom of this yana is the highest vipassana wisdom in the mundane sphere. The wisdom will bring the yogi to magga-citta (path consciousness) and phala-citta (fruition), and the yogi will become ariya-puggala (a noble one). It is very strong wisdom and can get rid of most kilesa, because it sees the Three Characteristics very clearly. This results in very strong chanda (will) to reach nibbana.

Trí tuệ của tuệ này là tuệ Minh sát cao nhất trong cõi thế tục. Trí tuệ này sẽ đưa hành giả đến tâm đạo (magga-citta) và tâm quả (phala-citta) và hành giả sẽ trở thành bậc thánh nhân (ariya-puggala). Nó là một trí tuệ rất mạnh mẽ và có đoạn diệt hầu hết phiền não, bởi nó thấy Tam Tướng rất rõ. Ðiều này dẫn đến một ý chí mạnh mẽ (chanda) để đạt Níp bàn.

 

[1] The term “yogi” is used here for convenience, but actually only panna is now acting ― no man, no woman, no person.

 

The ninth yana (desire for deliverance), the tenth yana (reflecting on the way out) ― and the eleventh (equanimity about formations) are all related ― but the wisdom of the eleventh is stronger.

Tuệ thứ chín (ham muốn giải thoát), tuệ thứ 10 (suy niệm về con đường giải thoát) và tuệ thứ 11 (hành xả) tất cả đều có mối liên kết, nhưng trí tuệ của tuệ thứ 11 thì mạnh mẽ hơn.

 

The mind that has equanimity with any one of the three characteristics is called vimokkhamukha (liberated mind). If the mind is liberated to nibbana by impermanence (aniccanupassana), it is called animitta-nibbana.

Tâm có được tính xả ly đối với bất cứ một trong Tam Tướng được gọi là vimokkhamukha (tâm giải thoát). Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách niệm vô thường (aniccaAnupassanā); nó được gọi là ấn chứng Níp bàn (animitta-Nibbàna).

 

If the mind is liberated to nibbana by suffering (dukkhanupassana), it is called appanihitta-nibbana.

Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách niệm khổ (dukkha-anupassanā); nó được gọi là appanihitta-nibbāna.

 

If the mind is liberated to nibbanaby non-self (anattanupassana), it is called sunnata-nibbana.

Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách vô ngã (anatta-anupassanā); nó được gọi là suññatā-nibbāna).

 

  1. Anulomanana (Knowledge of Adaptation and Conformity).
  2. Tuệ thuận thứ (Anuloma-ñāṇa)

 

This yana helps the yogi to realize the Four Noble Truths because it is a very complete wisdom. This wisdom derives from the previous yana. This yana is very strong wisdom: it has more faith, more earnestness, more mindfulness, and more wisdom than the previous yanas― because it has realized dukkha-sacca and samudaya-sacca. Stated in terms of Bodhipakkhiyadhamma, this wisdom is perfect at the level of the Bojjhangas (Seven Factors of Enlightenment) [1] because it helps to realize the Four Noble Truths.

Tuệ này giúp hành giả nhận ra Tứ Diệu Ðế, vì nó là trí tuệ rất hoàn hảo. Trí tuệ này xuất phát từ tuệ trước đó. Tuệ này là một tuệ rất mạnh mẽ: Nó có nhiều đức tin hơn, năng nổ hơn, chánh niệm hơn, và trí tuệ hơn các tuệ trước đó – vì nó nhận ra khổ đế và tập đế. Thuật ngữ trong Trợ đạo pháp (Bodhipakkhiya dhamma), tuệ giác này hoàn hảo ở mức độ của Bồ đề phần (Bojjhanga) [6] vì nó giúp cho việc nhận thức Tứ Diệu Ðế.

 

There are three steps of wisdom in Buddhism (see Fig. 3-1):

Có ba bước trí tuệ trong Phật giáo (Xem Sơ đồ 3.1)

 

1st and 2nd yanas: Yataparinna (full knowledge as the known).

3rd and 4th yanas: Tiranaparinna (full knowledge as investigating).

5th to 14th yanas: Pahanaparinna (full knowledge as abandoning).

– Tuệ thứ nhất và thứ 2: Tuệ biết đầy đủ – Yataparina

– Tuệ thứ ba và thứ 4: Tuệ quan sát đầy đủ – Tiranaparina

– Tuệ thứ 5 đến thứ 14: Tuệ từ bỏ đầy đủ – Pahanaparinna.

 

Vipassana-dhura (duty) starts from the 1st yana and gets rid of kilesa step by step, until the 12th yana (anulomanana). This wisdom is still mundane (lokiya)― it has mundane functions. At anulomananathe first two Noble Truths (Dukkha-Sacca and Samudaya-Sacca) have been realized, using the three characteristics as an object. Nama and rupa as an object end with this yana, and also vipassana-nana.

Bổn phận phải thực hành Thiền Minh Sát khởi đầu từ tuệ thứ nhất và loại trừ phiền não từng bước, cho đến tuệ thứ 12 (Anulomañāṇa – Thuận thứ). Trí tuệ này vẫn còn Hiệp thế (lokiya) – nó có những chức năng Hiệp thế. Ở tuệ thuận thứ, hai đế đầu tiên khổ đế và tập đế đã được hành giả nhận ra, dùng tam tướng làm đối tượng. Danh sắc là một đối tượng kết thúc với tuệ này, và cũng là tuệ minh sát.

 

Anulomananais the wisdom that brings any one of the three characteristics (nama-rupa) to cross over to maggavitthi (the citta that governs path consciousness (See last 3 paras. of 11th yana.)). This occurs in just three thought moments (cittakhana). The wisdom for anulomanana comes from sankharu-pekkhanana (eleventh yana). Anulomanana (twelfth) is a supportive or aiding condition (paccaya) of Gottara-bhunana (thirteenth).

Tuệ thuận thứ là trí tuệ đưa một trong Tam Tướng (danh sắc) để vượt qua lộ trình tâm (maggavitthi) (xem 3 đoạn cuối của tuệ thứ 11). Ðiều này chỉ xuất hiện trong ba sát na. Trí tuệ đối với tuệ thuận thứ đến từ tuệ hành xả (tuệ thứ 11). Tuệ thuận thứ (thứ 12) là một điều kiện hỗ trợ duyên (paccaya) của tuệ cắt đứt dòng phàm Gottarabhuñāṇa (thứ 13)

 

[1] For Seven Factors, see Section 1.3.6.


 Thất Giác Chi – Seven Factors of Enlightenment

 

The process of crossing from anulomanana (12) to Gottara-bhunana (13) is as follows:

Tiến trình vượt qua từ tuệ thuận thứ (12 đến tuệ cắt đứt dòng phàm (13) như sau:

 

 It is like swinging on a rope across a stream. The grasping of the rope is at parikamma (the 1st wisdom of anulomanana), which prepares one for Maggacitta (path consciousness); the next swing of the rope takes one to the midstream or Upacara (the second wisdom); and anulomanana then takes one just above the other shore. When one drops down to the further shore, the mind is in Gottarabhu-nana. The mind now has nibbana as an object.

Sự kiện này giống như việc đánh đu một sợi dây thừng qua một dòng nước. Sự bám chặt dây thừng là ở Parika amma (sự khởi đầu; tuệ thứ nhất của thuận thứ), chuẩn bị cho một người đến tâm đạo ; sự đánh đu chiếc dây thừng tiếp đến đưa người đó đến giữa dòng hoặc Upacāra (tuệ thứ hai), và sau đó tuệ thuận thứ đưa người đó lên bờ bên kia. Khi một người đáp xuống bờ xa hơn, tâm ở trong tuệ cắt đứt dòng phàm. Tâm bây giờ có đối tượng là Níp bàn.

 

Anulomanana is the last yana which is in the mundane sphere ― i.e., has nama-rupa as an object. From now on nibbana becomes the object.

Tuệ thuận thứ là tuệ cuối cùng ở trong cõi dục giới (thế tục) – nghĩa là có danh sắc làm đối tượng. Kể từ bây giờ Níp bàn trở thành đối tượng.

 

The way described above, in which the mundane mind goes to supramundane, is called dhammaniyama (the order of the norm).

Theo tính cách mô tả trên, ở đó tâm dục giới (hiệp thế) đi đến siêu thế được gọi là dhammaniyana (định luật của chân lý hoặc nhân quả).

 

  1. Gottarabhu-nana (Purity of the Knowledge and Vision of the Way of Progress).
  2. Tuệ cắt đứt dòng phàm (Gottarabhu-ñāṇa)

 

This is the wisdom that occurs in maggavitthi, which is the path of the citta, which goes to Magga-nana (the 14th yana). This yana is different from other yanas in that, while nibbana is the object (supramundane), the mind (citta) is still mundane. Rupa and nama have been abandoned, but it is not completely supramundane yet (lokuttara). In the previous yana, both mind and object are mundane.

Ðây là trí tuệ xuất hiện của maggavitthi là con đường của tâm dẫn đến tuệ đạo (tuệ thứ 14). Tuệ này khác biệt với các tuệ khác, ở đây có Níp bàn là đối tượng (siêu thế), tâm (citta) vẫn còn hiệp thế. Danh sắc đã được đoạn trừ, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn siêu thế (lokkutara). Trong tuệ trước, cả tâm lẫn đối tượng là siêu thế.

 

The wisdom of citta (mind) in this yana changes the yogi from putujjana (worldling) to ariya-puggala (noble one). It is the first citta in samsara-vata to have nibbana as an object. Even though nibbana is the object, this yana cannot destroy kilesa completely (samuccheda).

Trí tuệ của Tâm (citta) trong tuệ này chuyển đổi hành giả từ kẻ Phàm phu (Puttujjana) sang bậc thánh cao quý (ariyapuggala). Ðây là tâm đầu tiên trong vòng luân hồi có Níp bàn là đối tượng. Mặc dù có Níp bàn là đối tượng, nhưng tuệ này không thể đoạn diệt hoàn toàn phiền não (Samuched).

 

Achaan Naeb says that this yana is like a new worker on a job, who hasn’t got completely familiar with his job yet ― and that is why this yana cannot destroy kilesa completely.

Thiền sư Ajha Naeb nói rằng tuệ này giống như người thợ tập sự mới bắt đầu công việc, người này hoàn toàn chưa quen thuộc với công việc của mình – và vì thế tuệ này không thể tiêu diệt phiền não hoàn toàn.

 

  1. Magga-nana (Purity of Knowledge and Vision).
  2. Tuệ đạo (Magga-ñāṇa)

 

This is the wisdom that occurs in the citta (mental state) that is called magga-citta. Magga-cittacomes from, or receives, its aiding condition from Gottarabhu-nana (the 13th yana). This yana has nibbana as an object like the 13th. But this yana completely destroys kilesa and both citta (mind) and object are supramundane.

Ðây là trí tuệ xuất hiện ở trong tâm được gọi là tuệ đạo. Tuệ đạo đến từ, hoặc nhận được điều kiện hỗ trợ (duyên) của nó từ tuệ cắt dòng phàm (tuệ thứ 13). Tuệ này có Níp bàn làm đối tượng, giống như tuệ thứ 13. Nhưng tuệ này hoàn toàn tiêu diệt phiền não, lẫn tâm và đối tượng là siêu thế.

 

Kilesain this yana is completely destroyed by the power of magga-citta. This is the first of the four magga-cittas, which leads to Sotapanna (Stream-winner) [1]. Magga-citta acts for just one thought moment (citta-khana), but it reduces future rebirth to a maximum of seven lives (sotapanna).

Phiền não trong tuệ này hoàn toàn bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tuệ đạo. Ðây là phần đầu tiên của bốn tâm đạo, dẫn đến Tu đà hườn hoặc bậc thánh Nhập Lưu- Sotāpanna [7] . Tâm đạo hoạt động chỉ trong một sát ma (citta-bhanda), nhưng nó giảm bớt sự tái sinh trong tương lai đến 7 kiếp (Sotāpanna).

 

This yana is called Samma-ditthi (Right Understanding) in the Eight-Fold-Path: the Right Understanding of the Four Noble Truths. The wisdom of this yana is compared to the lightning in a thunderstorm (vachira-panna), because it is very strong and very bright and very sudden.

Tuệ này được gọi là Samma-Diṭṭhi (Chánh kiến) trong 8 chánh đạo: Chánh kiến của Tứ Diệu Ðế. Trí tuệ của tuệ này được so sánh với tia chớp trong một cơn sấm sét (Vachirapanna), vì nó rất mạnh mẽ, sáng rực và bất ngờ.

 

When magga-citta occurs for the first time, it is called Sotapattimagga. It occurs three more times for the Higher Paths. The yogi, for the first time, becomes

ariya-puggala (noble one). He can no longer be born in apaya (the four states of loss and woe).

Khi tâm đạo xuất hiện lần đầu tiên, nó gọi là tâm đạo Tu Ðà Huờn – Sotāpattimagga. Nó xuất hiện thêm 3 lần nữa cho những Ðạo cao hơn. Ðối với hành giả lần đầu tiên trở thành bậc thánh cao quý. Vị này không còn có thể tái sinh trong 4 đường ác đạo.

 

[1] The next three magga-cittas lead to the higher stages: sakadagami, anagami, arahatta.

 

This yanais kusala― lokuttara-kusala (supramundane). There are four of these yanas:

Tuệ này là thiện pháp, tâm thiện siêu thế (lokkuttara kusala) Có trong 4 tuệ này:

 

  1. Sotapatti-magga (consciousness belonging to the Path of Stream Entry).
  2. Sakadagami-magga (consciousness belonging to the Path of Once-Returning).
  3. Anagami-magga (consciousness belonging to the Path of Non-Returning).
  4. Arahatta-magga (consciousness belonging to the Path of Arahantship).
  5. Sotapatti-magga (Ðạo Tu Ðà Hườn)
    2. Sakadagami-magga (Ðạo Tư Ðà Hàm)
    3. Anagami-magga (Ðạo A Na Hàm)
    4. Arahatta-magga (Ðạo A La hán)

 

  1. Phala-nana (Knowledge of Fruition).
  2. Tuệ quả (Phala-ñāṇa)

 

   Phật không đưa ra mối tương quan giữa Tứ Thiền và Tứ Quả một

  cách rõ ràng, trên đây, chỉ trình bày mối tương quan tương đối mà thôi.

 

In the Seven Purities, this yana is Nanadassanavisuddhi (Purity of Knowledge and Vision). When magga-citta (path consciousness) occurs in the previous yana (14th) and has nibbana as its object, it destroys kilesa completely ― then, in this yana, phala-citta arises, and the feeling is of a very deep peace. This sequence is dhammaniyama,the order of the norm ― i.e. phala-cittaalways follows magga-citta. When phala-citta occurs, it happens sometimes in three thought moments, and sometimes two. The faster yogi, with three thought moments, skips parikamma (see Fig 3-1) and begins with upacara, then Anuloma, Gottarabhu, Magga,then Phala (fruition) three times, instead of two.

Trong thất tịnh, tuệ này là Nanadassana-visuddhi (tuệ tri kiến thanh tịnh). Khi tâm đạo xuất hiện, ở tuệ trước đó (thứ 14) và có Níp bàn làm đối tượng, nó tiêu diệt hoàn toàn phiền não-rồi sau đó, trong tuệ này, tâm quả phát sinh, và có một cảm giác an lạc rất sâu lắng. Kết quả này là dhamma niyama (định luật của chân lý hoặc nhân quả) – nghĩa là tâm quả luôn luôn đi theo tâm đạo. Khi tâm quả xuất hiện, đôi khi nó xảy ra trong ba hoặc hai sát na. Người hành giả nhanh hơn, với ba sát na, nhảy lên parikamma (xem Hình 3-1) và bắt đầu với cận định- upacāra, sau đó thuận thứ- anuloma, cắt đứt dòng phàm- Gottrabhu, tâm đạo, sau đó tâm quả, ba lần, thay vì 2 lần.

 

Phala-cittais lokuttara-vipaka, which is the supramundane result from magga-citta. It just occurs, then ends ― it has no function. After it is over, nibbana is no longer the object. In phala-nana the yogi becomes ariya-puggala for the second time (the first time was in magga-nana―14th). He is now called sotapatti-phala-puggala and is assured of full enlightenment in not more than seven more births.

Tâm quả là quả siêu thế từ tâm đạo. Nó chỉ xảy ra rồi diệt – nó không có chức năng. Sau khi nó biến mất, Níp bàn không còn là đối tượng. Trong tuệ quả, người hành giả trở thành bậc thánh lần thứ hai (lần thứ nhất ở trong tuệ đạo – thứ 14). Vị này bây giờ được gọi là bậc thánh Tu Ðà Hườn- (sotapatti-phala- pugala) và chắc chắn sẽ giác ngộ không quá bảy lần tái sinh nữa.

 

In the Wisdom Stages, this yana is completely in kata-nana.

Trong những giai đoạn Trí Tuệ, tuệ này hoàn toàn ở trong Kata-ñāṇa (giai đoạn tuệ giác thứ ba)

 

  1. Paccavekkhana-nana (Knowledge of Consideration, Reflection).
  2. Tuệ Níp bàn (Paccavekkhana-ñāṇa)

 

In this yana the practitioner considers five things realized in the previous yana:

Trong tuệ này, hành giả xem xét 5 đề mục được nhận thức trong tuệ trước:

 

1) Magga-nana. (Path Knowledge, 14th yana).

2) Phala-nana. (Fruition Knowledge, 15th yana).

3) Nibbana.

4) Kilesa that has been abandoned.

5) Kilesa still existing.

  1. Tuệ đạo – Magga-ñāṇa (tuệ thứ 14)
    2. Tuệ quả – Phala-ñāṇa (tuệ thứ 15)
    3. Níp bàn – Nibbāna
    4. Phiền não đã được loại trừ
    5. Phiền não vẫn còn tồn tại.

 

This yana derives from Phala-nana (15th), and is back on the mundane plane again (lokiya). Since nibbana is no longer the object, we return to a mundane citta.

Tuệ này xuất phát từ tuệ quả (thứ 15) và trở về cõi Hiệp thế (lokiya). Vì Níp bàn không còn là đối tượng chúng ta trở về tâm Hiệp thế.

 

One who realizes this yana in any of the first three stages of attainment (Sotapanna, Sakadagami, Anagami) is called Sekha-puggala, or “holy one who is a learner”. In this yana (16th) the arahant considers only four of the above items ― since the arahant has no kilesa. Not all Sekha-puggalas who reach this stage consider all of the above items. Some, with strong wisdom, consider only the first three ― and do not cogitate kilesa at all.

Người nhận thức tuệ này ở trong tất cả ba giai đoạn đầu tiên của sự chứng đắc (Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm) được gọi là bậc thánh hữu học (Sakha-puggala). Ở trong tuệ này (thứ 16) bậc A la hán chỉ suy xét bốn phần của các đề mục trên – bởi vì bậc thánh A La Hán không có phiền não. Không phải tất cả tuệ của bậc thánh hữu học đạt được giai đoạn này đều phải suy xét tất cả các đề mục trên. Một số vị, với trí tuệ mạnh mẽ, chỉ suy xét ba điều đầu tiên – và không suy xét đến toàn bộ phiền não.

 

The wisdom of this yana is different from the 14th and 15th, where nibbana is the object in the present moment. The yogi is merely reflecting, and is not in the present moment. The previous yana can be compared to tasting salt, while this yana would be like considering what the salt tasted like. Therefore, this yana is not lokuttara-citta, but is lokiya-citta. Even though this is a mundane wisdom, the Seven Purities classifies it as Nana-dassana-visuddhi (Purity of Knowledge and Vision), which is also the classification that the supramundane yana (14th and 15th) are under. This is because this yana derives from the 14th and 15th.

Trí tuệ của tuệ này thì khác biệt với tuệ thứ 14, 15, ở đây Níp bàn là đối tượng ở trong khoảnh khắc hiện tại, hành giả chỉ suy niệm, và không ở trong khoảnh khắc hiện tại. Tuệ trước đó có thể so sánh với nếm muối, trong lúc đó tuệ này giống như việc xem xét vị của muối như thế nào. Do đó, tuệ này không phải là tâm siêu thế, nhưng là tâm Hiệp thế. Mặc dù đây là trí tuệ hiệp thế, Thất tịnh phân loại nó là tuệ tri kiến thanh tịnh-Nanadassana-Visuddhi, cũng là sự phân loại cho rằng tuệ 14 và 15 là siêu thế. Vì tuệ này xuất phát từ tuệ thứ 14, 15.

 

Notes:

Ghi nhớ:

 

  1. In the first attainment, the 13th yana is called Gottarabhu-nana because the yogi changes from puthujjana to ariyapuggala, but in the succeeding attainment (Sakadagami,etc.) the yana is called Vodana-nana because, in this case, the attainer is already Ariya. But the path of consciousness (vithicitta) is the same for each attainment.
  2. Ở sự chứng đắc đầu tiên, tuệ thứ 14 được gọi là tuệ cắt đứt dòng phàm, vì hành giả thay đổi từ phàm phu-Puthujjana sang bậc thánh nhân -ariyapuggula, nhưng trong sự chứng đắc tiếp theo (Tư Ðà Hàm v.v…) tuệ này được gọi là tuệ cắt đứt dòng phàm – Vodana-ñāṇa, vì ở trường hợp này, người chứng đắc đã là bậc thánh rồi. Nhưng lộ trình tâm (Vīthicitta) thì giống như nhau ở mỗi sự chứng đắc.

 

  1. Yanas one through twelve are lokiya (mundane); the 13th is transitional: part lokiya and part lokuttara (supramundane); the 14th and 15th are real lokuttara; while the 16th is back again to mundane.
  2. Những tuệ từ 1 đến 12 là hiệp thế; tuệ thứ 13 là chuyển tiếp: một phần hiệp thế và một phần siêu thế: 14 và 15 là siêu thế; trong khi đó tuệ thứ 16 trở lại hiệp thế.

 

  1. There are ten fetters that bind one to rebirth. They are:
  2. Có 10 sự ràng buộc (kiết sử) trói buộc một người đi tái sinh.

There are ten fetters that bind one to rebirth.

Có 10 sự ràng buộc (kiết sử) trói buộc một người đi tái sinh.

 

Chúng là:

 

  1. Wrong view of self
  2. Doubt about the Buddha’s teaching
  3. Adherence to rites and rituals
  4. Sensual desire
  5. Hatred
  6. Desire for fine material existence (rupa-loka)
  7. Desire for immaterial existence (arupa-loka)
  8. Pride
  9. Restlessness
  10. Ignorance
  11. Thân kiến
    2. Hoài nghi về giáo pháp của Ðức Phật
    3. Giới cấm thủ
    4. Tham ái
    5. Sân hận
    6. Ham muốn cõi sắc giới (rūpa loka)
    7. Ham muốn cõi vô sắc giới (arūpaloka)
    8. Kiêu ngạo (ngã mạn)
    9. Bất an (Trạo hối)
    10. Vô minh (Không hiểu biết).

 

  1. a) Stream-Winner (Sotapanna): the first three fetters are destroyed. Stream-winner is one who enters the stream leading to nibbana. He can return to this life not more than seven times. He is assured of not being born in any of the lower states of woe: a) hell, b) animal state, c) hungry ghost, d) demon.
  2. a) Bậc thánh Tu Ðà Hườn (Sotapana): đoạn diệt ba sự ràng buộc đầu tiên. Bậc thánh Tu Ðà Hườn người nhập dòng thánh dẫn đến Níp Bàn. Vị này có thể trở lại đời sống này không quá 7 kiếp. Vị này chắc chắn không tái sinh ở cảnh giới thấp kém nào: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, A tu la.

 

  1. b) Once-Returner (Sakadagami): 4th and 5th fetters are weakened. He can return to this life (sensual world) only one more time. (Sensual world is human world and heavens.)
  2. b) Bậc Nhất Lai (Tư đà hàm – Sakadagami): hai sự ràng buộc thứ 4 và thứ 5 bị yếu đi. Vị này có thể trở lại đời sống này (cõi Dục) chỉ 1 lần. (Dục giới là cõi người và cõi trời).

 

  1. c) Non-Returner (Anagami): 4th and 5th fetters are destroyed. He will not be reborn in the sensual world.
  2. c) Bậc Bất Lai (Anagami): Tiêu diệt sự ràng buộc thứ tư và thứ 5. Vị này sẽ không tái sinh ở cõi dục giới

 

  1. d) Fully-Enlightened (Arahatta): last 5 fetters are destroyed. He can never be reborn in any world.
  2. d) Bậc A la hán loại trừ 5 sự ràng buộc cuối cùng. Vị này sẽ không còn tái sinh ở bất cứ cảnh giới nào.

 

4) Seven Purities:

  1. Thất tịnh:

 

The first yana (nama-rupa-paricchedanana) is purity of view (ditthi-visuddhi) in the Seven Purities (see Figure 3-1). The second yana (paccaya-pariggaha-nana) in the Seven Purities is purity of transcending doubt (kankha-vitarana-visuddhi). Yanas 3-4 are knowledge and vision regarding path and not path (magga-magga-nana-dassana-visuddhi). Yanas 4-13 are purity of knowledge and vision of the way of progress (patipada-nana-dassana-visuddhi). Yanas 14-16 are purity of knowledge and vision (nana-dassana-visuddhi).

– Tuệ thứ nhất – tuệ phân biệt Danh sắc (Nāma-rūpa paricheda-ñāṇa) là kiến thanh tịnh (Xem sơ đồ 3-1).

– Tuệ thứ 2 – tuệ phân biệt danh sắc (paccaya-parigaha-ñāṇa), trong thất tịnh, là đoạn nghi thanh tịnh (Kankha-vitarana-visuddhi).

– Các tuệ 3-4 là đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (magga-magga-ñāṇa-dassana-visuddhi).

– Các tuệ 4 đến 13 là hành tri kiến thanh tịnh (patipadañāṇa – dassanavisuddhi).

– Các tuệ 14-16 là tri kiến thanh tịnh (ñāṇa-dassana-visuddhi).

 

-ooOoo-

 

[1] “Yana” là phát âm âm tiếng Thái của từ Pàli “Ñaṇa”. Chúng ta chấp nhận “Yana”, bởi vì ở đây người ta sử dụng nó rộng rãi và nó phát âm dễ dàng hơn.

[2] Tam tướng trong tuệ quán thì khác biệt với sự miêu tả tục đế ở phần chú giải của chúng ta. Chúng gồm có: 1. “Mọi vật vô ngã, không có trung tâm; 2. Vô thường theo ý nghĩa không hiện hữu, không tồn tại; 3. Khổ đau theo ý nghĩa hoại diệt” (Buddhaghosa, Thanh Tịnh Ðạo, XX-84.)

[3] Dục giới,thế giới này cộng với những cõi dục khác, sắc giới và vô sắc giới

[4] Vīthicitta (lộ trình tâm) dẫn đến đoạn diệt là: Nibbidā – chán ghét, Viraga – không còn chấp thủ và Tadanga-nirodha – đoạn diệt những phiền não tạm thời . Một ví dụ về đoạn diệt những phiền não tạm thời ở trong tuệ đầu tiên, nơi đây tà kiến về ngã là được thay thế với chánh kiến.

[5] Thuật ngữ “hành giả ” đuợc sử dụng ở đây cho tiện lợi, nhưng thực ra chỉ có trí tuệ mới thực hiện- không có đàn ông, không có đàn bà, không có chúng sanh

[6] Thất giác chi, xem phần 1.3.6

[7] Ba tâm đạo tiếp theo dẫn đến những trạng thái cao hơn: Tư Ðà hàm, A na hàm và A la hán.

 

-ooOoo-

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-iii-ket-qua/
  5. Photo 2: https://www.amazon.com/Khuddaka-Nikaya-Ancient-Collection-Discourses/dp/1456410431
  6. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/276-31-ho-sau-vuc-tham-song-ngu
  7. Photo 4: https://phuket-meditation.com/three-perceptions-anicca-dukkha-anatta/
  8. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/thuyet-phap/the-buddhas-sermons/item/1182-03-phat-thuyet-giang-lan-thu-ba-song-ngu
  9. Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/kinh-tieu-bo/dhammapada/item/922-chuong-20-explained
  10. Photo 7: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1074-tam-phap-an-song-ngu
  11. Photo 8: http://blog.nguyenducminhkhoi.com/2013/07/kien-thuc-ve-thien-inh.html
  12. Photo 9: https://budsas.blogspot.com/2017/01/nhap-dong-giai-thoat.html