26. Kinh Pháp Cú – Chương 26: Phẩm Bà La Môn – The Brahmana – Song ngữ

Dhammapada Sutta (The Path of Truth)

Kinh Pháp Cú

English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993

Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996

Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw

Compile: Lotus group

 

Chapter 26: Brahmana – The Brahmana (383-423)
26. Kinh Pháp Cú – Chương 26: Giảng Lược Phẩm Bà La Môn – Song ngữ

              

Verse 383. Be A Knower Of The Deathless

 

O brahmin, strive and cleave the stream,

desires of sense discarded,

knowing conditioned things decay

be Knower-of-the-Uncreated.

“Hỡi này Bà là môn,
Hãy tinh tấn đoạn dòng,
Từ bỏ các dục lạc,
Biết được hành đoạn diệt,
Người là bậc vô vi.”

Explanation:

Exert yourself, O holy man! Cut off the stream (of craving), and discard sense desires. Knowing the destruction of all conditioned things, become, O holy man, the knower of the Uncreate (Nibbana).

  1. Dũng cảm đoạn trừ dòng ái dục, các ngươi mới là Bà la môn! Nếu thấu rõ các uẩn diệt tận [13], các ngươi liền biết được vô tác (Niết bàn).

Verse 384. Cultivate Concentration

                     

When by the twofold Dhamma

a Brahmin’s gone beyond

all the bonds of One-who-Knows

have wholly disappeared.

“Nhờ thường trú hai pháp (1)
Ðến được bờ bên kia.
Bà-la-môn có trí,
Mọi kiết sử dứt sạch.”

Explanation:

When a holy man has reached the summit of the two paths (meditative concentration and insight), he knows the truth and all his fetters fall away.

  1. Nhờ thường trú trong hai pháp [14], hàng Bà la môn đạt đến bờ kia; dù có bao nhiêu ràng buộc, đều bị trí tuệ dứt sạch.

 

Verse 385. The Unfettered Person Is A Brahmana

For whom is found no near or far,

for whom’s no near or far,

free of fear and fetter-free,

that one I call a Brahmin True.

“Không bờ này, bờ kia (2)
Cả hai bờ không có,
Lìa khổ, không trói buộc
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He for whom there is neither this shore nor the other shore, nor yet both, he who is free of cares and is unfettered – him do I call a holy man.

  1. Không bờ kia cũng không bờ nầy [15], hai bờ đều không thật, chỉ xa lìa khổ não, chẳng bị trói buộc nữa, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 386. Who Is Contemplative And Pure Is A Brahmin

Seated stainless, concentrated,

who’s work is done, who’s free of taints,

having attained the highest aim,

that one I call a Brahmin True.

“Tu thiền, trú ly trần
Phận sự xong, vô lậu,
Ðạt được đích tối thượng,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who is meditative, stainless and settled whose work is done and who is free from cankers, having reached the highest goal – him do I call a holy man.

  1. Ai nhập vào thiền định, an trụ chỗ ly trần, việc làm đều đã xong, phiền não lậu dứt sạch, chứng cảnh giới tối cao, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 387. The Buddha Shines Day And Night

The sun is bright by day,

the moon enlights the night,

armoured shines the warrior,

contemplative the Brahmin True.

But all day and night-time too

resplendent does the Buddha shine.

“Mặt trời sáng ban ngày,
Mặt trăng sáng ban đêm.
Khí giới sáng Sát lỵ,
Thiền định sáng Phạm chí.
Còn hào quang đức Phật,
Chói sáng cả ngày đêm.”

Explanation:

The sun shines by day, the moon shines by night. The warrior shines in armour, the holy man shines in meditation. But the Buddha shines resplendent all day and all night.

  1. Mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sáng ban đêm, khí giới chiếu sáng dòng vua chúa, thiền định chiếu sáng kẻ tu hành, nhưng hào quang đức Phật chiếu sáng tất cả thế gian.

       

Verse 388. He Who Had Discarded All Evil Is Holy

 

By barring-out badness a ‘brahmin’ one’s called

and one is a monk by conduct serene,

banishing blemishes out of oneself

therefore one’s known as ‘one who has left home’.

“Dứt ác gọi Phạm chí,
Tịnh hạnh gọi Sa môn,
Tự mình xuất cấu uế,
Nên gọi bậc xuất gia.”

Explanation:

Because he has discarded evil, he is called a holy man. Because he is serene in conduct, he is called a recluse. And because he has renounced his impurities, he is called a renunciate.

  1. Dứt bỏ các ác nghiệp, gọi là Bà la môn; thường tu hành thanh tịnh, thì gọi là Sa môn; còn trừ bỏ cấu uế, gọi là người xuất gia.

Verse 389. Harm Not An Arahat

One should not a brahmin beat

nor for that should He react.

Shame! Who would a Brahmin beat,

more shame for any should they react.

“Chớ có đập Phạm chí!
Phạm chí chớ đập lại!
Xấu thay đập Phạm chí
Ðập trả lại xấu hơn!”

Explanation:

One should not strike a holy man, nor should a holy man, when struck, give way to anger. Shame on him who strikes a holy man, and more shame on him who gives way to anger.

  1. Chớ nên đánh đập Bà la môn! Bà la môn chớ nên sân hận! người đánh đập mang điều đáng hổ, người sân hận lại càng đáng hổ hơn.

               

Verse 390. An Arahat Does Not Retaliate

 

For brahmin no small benefit

when mind’s aloof from what is dear.

As much he turns away from harm

so much indeed does dukkha die.

“Ðối với Bà-la-môn,
Ðây (3) không lợi ích nhỏ.
Khi ý không ái luyến,
Tâm hại được chận đứng,
Chỉ khi ấy khổ diệt,”

Explanation:

Nothing is better for a holy man than when he holds his mind back from what is endearing. To the extent the intent to harm wears away, to that extent does suffering subside.

  1. Bà la môn! Đây không phải là điều ích nhỏ, nên biết vui mừng chế phục tâm mình. Tuy lúc đoạn trừ tâm độc hại thì thống khổ sẽ được ngăn dứt liền.

Verse 391. The Well-Restrained Is Truly A Brahmin

      

In whom there is no wrong-doing

by body, speech or mind,

in these three ways restrained,

that one I call a Brahmin True.

“Với người thân miệng ý,
Không làm các ác hạnh
Ba nghiệp được phòng hộ,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who does no evil in deed, word and thought, who is restrained in these three ways – him do I call a holy man.

  1. Không đem thân, ngữ, ý ra làm các điều ác, chế ngăn được ba chỗ đó, Ta gọi là Bà la môn.

           

Verse 392. Honour To Whom Honour Is Due

From whom one knows the Dhamma

by Perfect Buddha taught

devoutly one should honour them

as brahmin sacred fire.

“Từ ai, biết chánh pháp
Bậc Chánh Giác thuyết giảng,
Hãy kính lễ vị ấy,
Như Phạm chí chờ lửa.”

Explanation:

Just as a brahmin priest reveres his sacrificial fire, even so should one devoutly revere the person from whom one has learned the Dhamma taught by the Buddha.

  1. Được nghe đấng Chánh đẳng giác thuyết pháp, bất luận ở nơi nào, hãy nên hết lòng cung kính như Bà la môn kính thờ thần lửa.

   

Verse 393. One Does Not Become A Brahmin Merely By Birth

 

By birth one is no brahmin,

by family, austerity.

In whom are truth and Dhamma too

pure is he, a Brahmin’s he.

“Ðược gọi Bà-la-môn,
Không vì đầu bện tóc,
Không chủng tộc, thọ sanh,
Ai thật chân, chánh, tịnh,
Mới gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

Not by matted hair, nor by lineage, nor by birth does one become a holy man. But he in whom truth and righteousness exist – he is pure. He is a holy man.
393. Chẳng phải vì núm tóc, chẳng phải vì chủng tộc, cũng chẳng phải tại nơi sanh mà gọi là Bà la môn; nhưng ai hiểu biết chân thật, thông đạt chánh pháp, đó mới là kẻ Bà la môn hạnh phúc.
                           

Verse 394. Be Pure Within

What’s the coiled hair for?

For what your cloak of skins?

Within you are acquisitive,

you decorate without.
“Kẻ ngu, có ích gì
Bện tóc với da dê,
Nội tâm toàn phiền não,
Ngoài mặt đánh bóng suông.”

Explanation:

What is the use of your matted hair, O witless man? What of your garment of antelope’s hide? Within you is the tangle (of passion); only outwardly do you cleanse yourself.

  1. Người ngu bó tóc đùm và chuyên mặc áo da lộc đâu có ích chi? Trong lòng còn chứa đầy tham dục, thì dung nghi bên ngoài chỉ là trang điểm suông.

 

Verse 395. Who Meditates Alone in the Forest Is A Brahmana

One enduring rag-robes, lean,

with body o’er spread by veins,

lone in the woods who meditates,

that one I call a Brahmin True.

“Người mặc áo đống rác,
Gầy ốm, lộ mạch gân,
Ðộc thân thiền trong rừng.
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

The person who wears a robe made of rags, who is lean, with veins showing all over the body, and who meditates alone in the forest – him do I call a holy man.

  1. Dù mặc áo phấn tảo [16], gầy ốm lộ gân xương, mà ở rừng sâu tu thiền định, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 396. Non-Possessive And The Non-Attached Person Is A Brahmana

I call him a brahmin though

by womb-born mother’s lineage,

he’s just supercilious

if with sense of ownership,

owning nothing and unattached:

that one I call a Brahmin True.

“Ta không gọi Phạm Chí,
Vì chỗ sanh, mẹ sanh.
Chỉ được gọi tên suông
Nếu tâm còn phiền não.
Không phiền não, chấp trước
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

I do not call him a holy man because of his lineage or high-born mother.

If he is full of impeding attachments, he is just a supercilious man. But he who is free from impediments and clinging – him do I call a holy man.

  1. Bà la môn không phải từ bụng mẹ đẻ ra. Nếu cứ chấp chặt các phiền não, thì chỉ được gọi là “Bồ” suông [17]. Người nào lìa hết chấp trước, Ta gọi là Bà la môn.

Verse 397. A Brahmana Is He Who Has Destroyed All Fetters

    

Who fetters all has severed

does tremble not at all,

who’s gone beyond all bond, unyoked,

that one I call a Brahmin True.

“Ðoạn hết các kiết sử,
Không còn gì lo sợ
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà-la-môn.

Explanation:

He who, having cut off all fetters, trembles no more, who has overcome all attachments and is emancipated -him do I call a holy man.

  1. Đoạn hết các kiết sử, không còn sợ hãi chi, không bị đắm trước ràng buộc, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 398. A Brahmana Is He Who Has No Hatred

When cutting strap and reins,

the rope and bridle too,

tipping the shaft, he’s Waked,

that one I call a Brahmin True.

“Bỏ đai da (4), bỏ cương (5)
Bỏ dây (6), đồ sở thuộc (7),
Bỏ then chốt (8), sáng suốt,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who has cut off the thong (of hatred), the band (of craving), and the rope (of false views), together with the appurtenances (latent evil tendencies), he who has removed the crossbar (of ignorance) and is enlightened – him do I call a holy man.

  1. Như ngựa bỏ đai da, bỏ cương, bỏ giày và đồ sở thuộc [18], người giác trí bỏ tất cả chướng ngại, Ta gọi Bà la môn.

Verse 399. A Brahmana Is He Who Is Patient

 

Who angerless endures abuse.

Beating and imprisonment,

with patience’s power, an armed might:

that one I call a Brahmin True.

“Không ác ý, nhẫn chịu,
Phỉ báng, đánh, phạt hình,
Lấy nhẫn làm quân lực,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who without resentment endures abuse, beating and punishment; whose power, real might, is patience – him do I call a holy man.

  1. Nhẫn nhục khi bị đánh mắng, không sinh lòng sân hận; người có đội quân nhẫn nhục hùng cường, Ta gọi Bà la môn.

 

Verse 400. A Brahmana Is He Who Is Not Wrathful

 

Who’s angerless and dutiful,

of virtue full and free of lust,

who’s tamed, to final body come,

that one I call a Brahmin True.
“Không hận, hết bổn phận,
Trì giới, không tham ái,
Nhiếp phục, thân cuối cùng,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who is free from anger, is devout, virtuous, without craving, selfsubdued and bears his final body – him I call a holy man.

  1. Đầy đủ đức hạnh không nóng giận, trì giới thanh tịnh không dục nhiễm, thì chỉ ngang thân nầy là cuối cùng, không bị tiếp tục sanh nữa, người như thế, Ta gọi Bà la môn.

Verse 401. He Is A Brahmana Who Clings Not To Sensual Pleasures

 

Like water on a lotus leaf,

or mustard seed on needle point,

whoso clings not to sensual things,

that one I call a Brahmin True.
“Như nước trên lá sen,
Như hột cải đầu kim,
Người không nhiễm ái dục,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

Like water on a lotus leaf, or a mustard seed on the point of a needle, he who does not cling to sensual pleasure – him do I call a holy man.

  1. Người nào không nhiễm đắm những điều ái dục như nước giọt trên sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người như thế Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 402. A Brahmana Is He Who Has Laid The Burden Aside

Whoso in this world comes to know

cessation of all sorrow,

laid down the burden, freed from bonds,

that one I call a Brahmin True.

“Ai tự trên đời này,
Giác khổ, diệt trừ khổ,
Bỏ gánh nặng, giải thoát,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who in this very life realizes for himself the end of suffering, who has laid aside the burden and become emancipated – him do I call a holy man.

  1. Nếu ngay tại thế gian nầy, ai tự giác ngộ và diệt trừ đau khổ, trút bỏ gánh nặng mà giải thoát, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

Verse 403. A Brahmana Is He Who Has Reached His Ultimate Goal


 

Whose knowledge is deep, who’s wise,

who’s skilled in ways right and wrong,

having attained the highest aim,

that one I call a Brahmin True.

“Người trí tuệ sâu xa,
Khéo biết đạo, phi đạo
Chứng đạt đích vô thượng,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who in this very life realizes for himself the end of suffering, who has laid aside the burden and become emancipated – him do I call a holy man.

  1. Người có trí tuệ sâu xa, biết rõ thế nào là đạo, thế nào là phi đạo và chứng đến cảnh giới vô thượng, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

Verse 404. A Brahmana Is He Who Has No Intimacy With Any


  

Aloof alike from laity

and those gone forth to homelessness,

who wanders with no home or wish,

that one I call a Brahmin True.

“Không liên hệ cả hai,
Xuất gia và thế tục,
Sống độc thân, ít dục,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who holds aloof from house holders and ascetics alike, and wanders about with no fixed abode and but few wants – him do I call a holy man.

  1. Chẳng lẫn lộn với tục luân, chẳng tạp xen với tăng lữ, xuất gia lìa ái dục, người như thế, Ta gọi Bà la môn.

 

Verse 405. A Brahmana Is He Who Is Absolutely Harmless

Who blows to beings has renounced

to trembling ones, to bold,

who causes not to kill nor kills,

that one I call a Brahmin True.

“Bỏ trượng, đối chúng sanh,
Yếu kém hay kiên cường,
Không giết, không bảo giết,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who has renounced violence towards all living beings, weak or strong, who neither kills nor causes others to kill – him do I call a holy man.

  1. Đối với bất luận loài nào lớn hay nhỏ, mà đã thả bỏ con dao sát hại, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 406. A Brahmana Is He Who Is Friendly Amongst The Hostile

Among the hostile, friendly,

among the violent, cool

detached amidst the passionate,

that one I call a Brahmin True.

“Thân thiện giữa thù địch
Ôn hòa giữa hung hăng.
Không nhiễm, giữa nhiễm trước,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who is friendly amidst the hostile, peaceful amidst the violent, and unattached amidst the attached – him do I call a holy man.

  1. Ở giữa đám người cừu địch mà gây tình hữu nghị, ở giữa đám người hung hăng cầm gậy mà giữ khí ôn hòa, ở giữa đám người chấp đắm mà lòng không chấp đắm, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

Verse 407. A Brahmana Is He Who Has Discarded All Passions

  

From whomever lust and hate,

conceit, contempt have dropped away,

as mustard seed from a point of a needle,

that one I call a Brahmin True.

“Người bỏ rơi tham sân,
Không mạn không ganh tị,
Như hột cải đầu kim,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He whose lust and hatred, pride and hyprocrisy have fallen off like a mustard seed from the point of a needle – him do I call a holy man.

  1. Từ lòng tham dục, sân nhuế, kiêu mạn cho đến lòng hư ngụy đều thoát bỏ cả như hột cải không dính đầu mũi kim, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 408. A Brahmana Is He Who Gives Offence To None

 

Who utters speech instructive,

true and gentle too,

who gives offence to none,

that one I call a Brahmin True.
“Nói lên lời ôn hòa,
Lợi ích và chân thật,
Không mất lòng một ai,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who utters gentle, instructive and truthful words, who imprecates none – him do I call a holy man.

  1. Chỉ nói lời chân thật hữu ích, chẳng nói lời thô ác, chẳng xúc giận đến ai, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 409. A Brahmana Is He Who Steals Not

Who in the world will never take

what is not given, long or short,

the great or small, the fair or foul,

that one I call a Brahmin True.

“Ở đời, vật dài, ngắn,
Nhỏ, lớn, đẹp hay xấu
Phàm không cho không lấy,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who in this world takes nothing that is not given to him, be it long or short, small or big, good or bad – him do I call a holy man.

  1. Đối với bất luận vật gì xấu hay tốt, dài hay ngắn, thô hay tế mà người ta không cho thì không bao giờ lấy, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 410. A Brahmana Is He Who Is Desireless

In whom there are no longings found

in this world or the next,

longingless and free from bonds,

that one I call Brahmin True.

“Người không có hy cầu,
Ðời này và đời sau,
Không hy cầu, giải thoát,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who wants nothing of either this world or the next, who is desire-free and emancipated – him do I call a holy man.

  1. Đối với đời nầy cũng như đời khác, đều không móng lòng dục vọng, vô dục nên giải thoát, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 411. In Whom There Is No Clinging

 

In whom there is no dependence found,

with Final Knowledge freed from doubt,

who’s plunged into the Deathless depths,

that one I call a Brahmin True.

“Người không còn tham ái,
Có trí, không nghi hoặc,
Thể nhập vào bất tử,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who has no attachment, who through perfect knowledge is free from doubts and has plunged into the Deathless – him do I call a holy man.

  1. Người không còn tham dục và nghi hoặc thì được giác ngộ chứng bậc vô sanh, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

                   

Verse 412. Above Both Good And Evil

Here who’s gone beyond both bonds

to goodness and evil too,

is sorrowless, unsullied, pure

that one I call a Brahmin True.

“Người sống ở đời này
Không nhiễm cả thiện ác,
Không sầu, sạch không bụi
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who in this world has transcended the ties of both merit and demerit, who is sorrowless, stainless and pure – him do I call a holy man.

  1. Nếu đối với thế gian nầy, tâm không chấp trước thiện hay ác, không còn ưu lo mà thanh tịnh, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 413. Learning The Charm

Who, like the moon, unblemished, pure,

is clear and limpid, and in whom

delights in being a consumed,

that one I call a Brahmin True.

“Như trăng, sạch không uế
Sáng trong và tịnh lặng,
Hữu ái, được đoạn tận,
Ta gọi Bà là môn.”

Explanation:

He who, like the moon, is spotless and pure, serene and clear, who has destroyed the delight in existence – him do I call a holy man.

  1. Dứt sạch dục vọng không cho tiếp tục sanh nữa, như trăng trong không bợn, như nước yên lặng sáng ngời, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 414. The Tranquil Person

Who’s passed this difficult path,

delusion’s bond, the wandering-on,

who’s crossed beyond , contemplative,

uncraving with no questioning doubt,

no clinging’s fuel so cool become,

that one I call a Brahmin true.

“Vượt đường nguy hiểm này,
Nhiếp phục luân hồi, si,
Ðến bờ kia thiền định
Không dục ái, không nghi,
Không chấp trước, tịch tịnh,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who, having traversed this miry, perilous and delusive round of existence, has crossed over and reached the other shore; who is meditative, calm, free from doubt, and, clinging to nothing, has attained to Nibbana – him do I call a holy man.
414. Vượt khỏi con đường gồ ghề lầy lội [19], ra khỏi biển luân hồi ngu si mà lên đến bờ kia, an trú thiền định, không dục vọng, không nghi lầm, cũng không chấp đắm rằng mình chứng Niết bàn tịch tịnh, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

                       

Verse 415. Freed From Temptation

Who has abandoned lusting here

as homeless one renouncing all,

with lust and being quite consumed,

that one I call a Brahmin True.

“Ai ở đời, đoạn dục,
Bỏ nhà, sống xuất gia,
Dục hữu được đoạn tận,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who, having abandoned sensual pleasures, has renounced the household life and become a homeless one; has destroyed both sensual desire and continued existence – him do I call a holy man.
415. Xa bỏ dục lạc ngay tại đời nầy mà xuất gia làm Sa môn, không cho phát sinh trở lại, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

                

Verse 416. The Miracle Rings

 

Who has abandoned lusting here

as homeless one renouncing all,

with lust and being quite consumed,

that one I call a Brahmin True.

“Ai ở đời đoạn ái
Bỏ nhà, sống xuất gia,
Ái hữu được đoạn tận,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who, having abandoned craving, has renounced the household life and become a homeless one, has destroyed both craving and continued existence – him do I call a holy man.
416. Xa bỏ ái dục ngay tại đời nầy mà xuất gia làm Sa môn, không cho phát sinh trở lại, người như thế, Ta gọi Bà la môn.
                         

Verse 417. Beyond All Bonds

Abandoned all human bonds

and gone beyond the bonds of gods,

unbound one is from every bond,

that one I call a Brahmin True.

“Bỏ trói buộc loài người,
Vượt trói buộc cõi trời.
Giải thoát mọi buộc ràng,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who, casting off human bonds and transcending heavenly ties, is wholly delivered of all bondages – him do I call a holy man.

  1. Rời khỏi trói buộc của nhân gian, vượt khỏi trói buộc ở thiên thượng, hết thảy trói buộc đều xa lánh, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 418. The Person Whose Mind Is Cool

Abandoned boredom and delight,

become quite cool and assetless,

a hero, All-worlds-Conqueror,

that one I call a Brahmin True.

“Bỏ điều ưa, điều ghét,
Mát lạnh, diệt sanh y
Bậc anh hùng chiến thắng,
Nhiếp phục mọi thế giới,
Ta gọi Bà-la-môn.”
Explanation:

He who, having cast off likes and dislikes, has become tranquil, is rid of the substrata of existence and like a hero has conquered all the worlds – him do I call a holy man.

  1. Xa bỏ những điều đáng mừng và điều không đáng mừng, thanh lương không phiền não, dũng mãnh hơn thế gian, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

 

Verse 419. Diviner Of Rebirth

Who knows how clutching creatures die

to reappear in many a mode,

unclutching then, sublime, Awake,

that one I call a Brahmin True.

“Ai hiểu rõ hoàn toàn
Sanh tử các chúng sanh,
Không nhiễm, khéo vượt qua,
Sáng suốt chân giác ngộ,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who in every way knows the death and rebirth of all beings, and is totally detached, blessed and enlightened – him do I call a holy man.
419. Nếu biết tất cả loài hữu hình tử thế nào, sinh thế nào, rồi đem tâm khôn khéo vượt qua, không chấp trước như Phật, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

                          

Verse 420. Destroy Unknown

Whos destination is unknown

to humans, spirits or to gods,

pollutions stayed, an Arahant,

that one I call a Brahmin True.

“Với ai, loài trời, người
Cùng với Càn thát bà,
Không biết chỗ thọ sanh
Lậu tận bậc La hán.
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He whose track no gods, no angels, no humans trace, the Arahat who has destroyed all cankers – him do I call a holy man.

  1. Dù chư thiên, càn thát bà hay nhơn loại, không ai biết được nơi chốn của những vị A la hán đã dứt sạch phiền não, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

                       

Verse 421. He Yearns For Nothing

That one who’s free of everything

that’s past, that’s present, yet to be,

who nothing owns, who’s unattached,

that one I call a Brahmin True.

“Ai quá, hiện, vị lai
Không một sở hữu gì,
Không sở hữu không nắm,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He who clings to nothing of the past, present and future, who has no attachment and holds on to nothing – him do I call a holy.

  1. Dù pháp quá khứ, vị lai hay hiện tại, người kia chẳng có một vật chi; người không chấp đắm một vật chi ấy, Ta gọi là Bà la môn.

Verse 422. He Who Is Rid Of Defilements

 

One noble, most excellent, heroic too,

great sage and one who conquers all,

who’s faultless, washed, one Awake,

that one I call a Brahmin True.

“Bậc trâu chúa, thù thắng
Bậc anh hùng, đại sĩ,
Bậc chiến thắng, không nhiễm,
Bậc tẩy sạch, giác ngộ,
Ta gọi Bà-la-môn.”

Explanation:

He, the Noble, the Excellent, the Heroic, the Great Sage, the Conqueror, the Passionless, the Pure, the Enlightened one – him do I call a holy man.

  1. Hạng người dũng mãnh tôn quý như trâu chúa [20], hạng người thắng lợi [21] vô dục như đại tiên, hạng người tắm xong [22] sạch sẽ và giác tỉnh, người như thế, Ta gọi là Bà la môn.

            

Verse 423. The Giver And Receiver Of Alms

Who so does know of former lives

and sees the states of bliss and woe

and then who’s reached the end of births,

a sage supreme with wisdom keen,

complete in all accomplishments,

that one I call a Brahmin True.

“Ai biết được đời trước,
Thấy thiên giới, đọa xứ,
Ðạt được sanh diệt tận
Thắng trí, tự viên thành
Bậc mâu ni đạo sĩ.
Viên mãn mọi thành tựu
Ta gọi Bà-la-môn.”
Explanation:

He who knows his former births, who sees heaven and hell, who has reached the end of births and attained to the perfection of insight, the sage who has reached the summit of spiritual excellence – him do I call a holy man.

  1. Những vị Mâu ni (thanh tịnh) hay biết đời trước, thấy cả cõi thiên và các cõi đau khổ (ác thú), đã trừ diệt sự tục sinh, thiện nghiệp hoàn toàn, thành bậc vô thượng trí; người viên mãn thành tựu mọi điều như thế, Ta gọi Bà la môn.

Chú thích:

[1] La: Do lừa và ngựa giao hợp với nhau sinh ra con gọi là La.

[2] Tín độ: (Singha) là con sông Ấn Độ. Giống ngựa tuấn (đẹp giỏi) sinh

ra ở địa phương nầy.

[3] Kiều la: (Kunjara) là tên con voi lớn.

[4] Phát dục: Voi đến kỳ phát dục thường tiết ra một thứ nước thối tha và tính tình hung hăng khó trị.

[5] Voi nhớ mẹ rừng sâu: Mượn hình ảnh con voi để Phật nhằm khuyến nhắc con người phải nên hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

[6] Thứ lớp của tự cú: câu nầy theo nguyên văn là niruttipada kovido, dịch thẳng là “thông đạt từ và tha cú”, tức chỉ cho bốn thứ vô ngại (Catupatisambhida).

[7] Bố thí: tiếng Phạn là Dana, phiên âm là Đàn na, Trung Hoa dịch là Bố thí. Chữ bố là khắp; thí là cho. Nghĩa là dùng ba thứ tài thí, pháp thí, vô úy thí mà ban bố cho tất cả chúng sanh. Đó là nghĩa thông thường. Còn nghĩa thâm sâu hơn, bố thí nghĩa là buông xả tất cả không dính mắc bất cứ thứ gì trong tâm.

[8] Pháp thí: tiếng Phạn Dharma desana. Pháp thí là một trong ba thứ thí: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Chữ thí có nghĩa là cho. Pháp thí là dùng lời nói thuyết pháp cho người tin nghe; cũng gọi là pháp cúng dường.

[9] Pháp vị: vị ngon của pháp; nhấm pháp vị ngon của diệu pháp mà tâm sinh khoái lạc cho nên gọi là pháp vị.

[10] Pháp hỷ: được nghe pháp hoặc được nếm mùi vị pháp mà sinh lòng hoan hỷ, thì gọi là pháp hỷ.

[11] Bạt tất ca: (Vassika), tên một thứ hoa thơm hơn cả các loài hoa khác.

[12] Tam muội: tiếng Phạn là Samadhi, xưa dịch âm là Tam muội, còn gọi là Tam ma đề, Tam ma đế. Trung Hoa dịch là chánh định hay chánh thọ. Chánh định là dừng mọi vọng tưởng không cho loạn động, nên gọi là định. Chánh thọ là không thọ tất cả pháp trần, giữ tâm yên lặng không tán loạn, gọi là chánh thọ.

[13] Các uẩn diệt tận: các uẩn là chỉ cho năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Diệt tận là diệt hết không còn. Ý nói do năm yếu tố nầy cấu thành sanh mạng mà bản chất của nó không thật. Do đủ duyên hợp lại thì tạm có, nhân duyên tan hoại thì không. Như vậy cái sanh mạng đang có chỉ là giả hợp tạm bợ không thật có.

[14] Hai pháp: là chỉ cho hai pháp Chỉ và Quán hay Định và Huệ.

[15] Bờ kia, bờ nầy: Bờ kia là chỉ cho sáu căn bên trong (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Bờ nầy là chỉ cho sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp).

[16] Phấn tảo: là thứ vải rách thường người ta hay vứt bỏ nó ở ngoài nghĩa trang, rồi các thầy Tỳ kheo lượm may kết chầm ráp lại từng miếng để làm cái y choàng, gọi là y bá nạp (trăm miếng vải vụng ráp vào) để đắp vào mình.

[17] Bồ suông: nguyên văn là Bhovadi, tức là Bho – vadi, dịch là “thuyết bồ”. Đây là tiếng tôn xưng nhau của các giáo đồ Bà la môn dùng riêng với nhau trong khi nói chuyện.

[18] Pháp cú nầy Phật dùng những đồ để khớp ngựa mà ví dụ: đai da dụ lòng sân nhuế; cương dụ ái dục, giây dụ 62 tà kiến; sở thuộc (giây buộc ngựa) dụ những tập tánh tiềm tàng, gồm có 7 thứ: Dục, tham, sân, mạn, ác kiến, nghi, vô minh. Chướng ngại dụ vô minh.

[19] Gồ ghề lầy lội: nghĩa bóng là ám chỉ cho những thứ phiền não tham dục. Người ta bị những thứ nầy nó làm rối loạn tâm trí, khác nào như người đi trên con đường gồ ghề hoặc đang lội trong bùn lầy, cảm thấy thật là khó chịu vô cùng.

[20] Trâu chúa: Nguyên văn là Usabha, dịch là trâu nái hay trâu chúa. Ở đây hàm chỉ sự thù thắng, là chỉ người hùng mạnh, vô úy siêu quần.

[21] Hạng người thắng lợi: Khắc phục phiền não ma, uẩn ma và tử ma, gọi là người thắng lợi.

[22] Hạng người tắm xong: Người Ấn Độ mê tín nước sông Hằng có thể rửa sạch tội lỗi, nhưng ở đây lại ý nói không còn các cấu điểm trong tâm người Bà la môn.

 

“…who, like the moon, unblemished, pure, is clear and limpid…”

“… Ai, như trăng, sạch, không ô-uế, sáng, trong và tịnh lặng…”

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thanhtruc-thanhtrucgdth.blogspot.com/2011/02/kinh-phap-cu.html
  2. http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_brahmi.htm
  3. https://santabarbaraastrologer.wordpress.com/category/horary/
  4. Tam Tu Metta Buddhist Temple & Heritage Garden – 610 Fisher Ave, Morgan Hill, CA 95037
  5. https://quangduc.com/a29849/kinh-phap-cu-chu-giai-tap-4