Twentysixth Evening – Thất Giác Chi – 7 Factors of Enlightenment – Song ngữ

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Lotus group.

Twentysixth Evening – Thất Giác Chi – 7 Factors of Enlightenment

37 Factors of Enlightenment – 37 Phẩm Trợ Đạo

 

The Buddha described very clearly the path to liberation. This way to freedom consists in the development of seven mental factors which are called the seven factors of enlightenment. When all these different factors of mind are cultivated and brought to maturity, the mind becomes liberated from all kinds of bondage, from all kinds of suffering. All the various spiritual paths are concerned with the cultivation of one, another, or all of these seven limbs of freedom.

Ðức Phật đã diễn tả rất rõ ràng con đường đi đến giải thoát. Con đường này gồm có sự phát triển của bảy tâm hành hay là bảy chi nhánh của sự giác ngộ, còn được gọi là Thất Giác Chi. Khi những tâm hành này được vun trồng, nuôi dưỡng đến mức trưởng thành, ta sẽ được giải thoát ra mọi sự trói buộc, mọi khổ đau. Tất cả những phương pháp tu tập khác nhau, cũng chỉ với mục đích là để phát triển một vài hay tất cả bảy chi nhánh của sự giác ngộ này.

 

The first factor of enlightenment is mindfulness. Mindfulness is the quality of noticing, of being aware of what’s happening in the moment, not allowing the mind to be forgetful. The Buddhas aid that he knew of no other factor which was as powerful as mindfulness for the cultivation of wholesome states of mind and the diminishing of unwholesome ones. There is nothing special we have to do to eliminate unskillful states or to make skillful ones happen, except to be aware of the moment. Awareness itself is the purifying force.

1.- Chi nhánh giác ngộ đầu tiên là Niệm. Niệm tức là khả năng ghi nhận, ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại, không để tâm rơi vào sự quên lãng. Ðức Phật nói rằng ngài không biết có một yếu tố nào hùng mạnh bằng Niệm, vì Niệm có một khả năng vun trồng những tâm thiện và làm suy giảm những tâm bất thiện. Chúng ta không cần làm một việc gì đặc biệt để diệt trừ những tâm xấu và phát huy những tâm tốt, ngoại trừ có ý thức trong giờ phút hiện tại. Chánh niệm tự nó là một năng lực thanh lọc.

 

In a famous discourse, the Buddha said it is the cultivation of the four foundations of mindfulness which is the sole way to freedom. Awareness has been called by many different names in different traditions, but it is not the name which is important. It is the development of that kind of wakefulness, of alertness, of mindfulness, which is the way.

Trong một bài pháp nổi tiếng, đức Phật dạy rằng chính sự tu tập bốn lãnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ) là con đường duy nhất để đi đến giải thoát. Chánh niệm, tỉnh thức được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong những truyền thống khác nhau. Nhưng vấn đề danh xưng không quan trọng. Chính sự khai triển khả năng tỉnh thức, chánh niệm mới thật sự là con đường giải thoát.

 

There are four foundations or applications of mindfulness.

Có bốn lãnh vực để ta áp dụng chánh niệm:

The first is mindfulness of the body: the breath, sensations, different movements and postures. Becoming aware and sensitive to all the changing aspects of our physical existence.

  1. Lãnh vực đầu tiên là chánh niệm nơi Thân: Hơi thở, cảm giác, những cử động và oai nghi khác nhau. Ý thức và cảm nhận được mọi sự thay đổi của thân thể.

 

The second foundation of mindfulness is feeling, the quality of pleasantness, unpleasantness, or neutrality which arises with every moment of consciousness. With every object there is a corresponding feeling. When these feelings are predominant, when the quality of pleasantness or unpleasantness is strong, they become the objects of the meditation. Feelings are important because it is this factor which conditions our clinging and condemning. It is because of pleasant feelings that we desire objects. It is because of unpleasant feelings that the mind condemns, has aversion and hatred. The second application of mindfulness is to notice these feelings as they are arising and passing away, without clinging to the pleasant, without condemning the unpleasant.

  1. Lãnh vực thứ hai của chánh niệm là Cảm thọ, tức những tính chất dễ chịu, khó chịu hay trung hòa khởi lên trong giây phút của tâm. Mỗi đối tượng đều có một cảm thọ đi kèm theo. Khi những cảm thọ này trội lên hơn hết, khi ta có một cảm giác dễ chịu hay khó chịu mạnh mẽ, chúng trở thành đề mục của thiền quán. Cảm thọ vô cùng quan trọng, vì chúng làm điều kiện cho sự ưa thích của ta. Vì cảm thọ dễ chịu mà ta ham muốn một sự vật gì. Vì cảm thọ khó chịu mà ta tức giận hay có ác cảm đối với một việc gì. Sự áp dụng thứ hai của chánh niệm là ghi nhận những cảm thọ này mỗi khi chúng sanh lên và diệt đi, không ưa thích những gì dể chịu, không ghét bỏ những gì khó chịu.

 

The third foundation of mindfulness is consciousness. To be aware of the knowing faculty with all its concomitant mental states. When there is anger in the mind, to be aware of the angry mind; when there is lust, to be aware of the lusting mind, or the fearing mind. To be aware of consciousness as it is colored by all these different factors, without grasping or aversion, without judging, without evaluation or commenting. Anger is not I, not self, it is merely a mental state which colors the consciousness at that moment. Sit back and watch it arise and pass away. With the attitude of choiceless observation, no mental state has the power to disturb the mind. They are all part of a passing show. Nothing to be elated or depressed about. Simply to be mindful, to be aware.

  1. Lãnh vực thứ ba của chánh niệm là Tâm thức. Ý thức được mọi tâm hành cùng những thức tùy tùng của nó. Khi ta có một sự tức giận, ý thức được tâm nóng giận; khi ta có một sự ái dục, ý thức được tâm ái dục đó, hay là tâm sợ hãi khi nó có mặt. Ý thức được tâm của mình khi nó bị nhuộm màu bởi những yếu tố khác nhau, mà không thương ghét, không phê phán, không đánh giá, không thêm bớt. Cái giận không phải là ta, nó chỉ là một tâm hành đang nhuộm màu tâm thức của ta trong giây phút ấy. Ngồi lại và nhìn sự đến rồi đi của chúng. Với một tháiđộ quan sát không chọn lựa, ta không còn một tâm hành nào có khả năng chi phối tâm của ta. Chúng chỉ là một màn của một tuồng hát qua đường. Chẳng có gì đáng để ta phải hớn hở hay lo buồn. Chỉ giản dị giữ chánh niệm, tỉnh thức.

   Mindfulness of the Dharma. It means “contents of

   thought” or “mental objects,”: the four noble truths, the six

   bases, seven factors of enlightenment, five mental hindrances…

  

The last of the four foundations is mindfulness of the Dharma, awareness of the truth, the law, awareness of the three characteristics of existence, and of the four noble truths. To see suffering, and the cause of suffering, the end of suffering, and the way to the end. To be mindful of these kinds of insights as they arise. Mindfulness of the Dharma.

  1. Lãnh vực cuối cùng của chánh niệm là Pháp, tức là sự nhận thức chân lý, luật tự nhiên, ba tính chất của hiện hữu và Tứ Diệu Ðế. Thấy được khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đi đến sự chấm dứt khổ đau. Có chánh niệm về những trí tuệ này khi chúng khởi lên. Chánh niệm về Pháp.

 

There are many techniques of Vipassana, which may concentrate on one or more of these four fields of mindfulness. Observing any one of them will serve the purpose of bringing the mind to a state of clarity of vision, of balance. Depending upon temperament, upon personality, background, and conditioning, different techniques might suit different people. But the technique itself should not be clung to; what is important is the mindfulness which is being cultivated.

Có nhiều phưong pháp thực hành Vipassana khác nhau, mỗi cách thức chú trọng vào một vài hay tất cả bốn lãnh vực vừa kể. Thực hành theo bất cứ cách nào cũng sẽ đạt được mục đích là đem tâm ta đến một trạng thái sáng suốt, quản bình. Tùy theo tánh khí, kinh nghiệm, tánh tình và điều kiện, mà những phương pháp khác nhau thích hợp cho những hạng người khác nhau. Nhưng ta không nên chấp vào phương pháp, điều quan trọng là phải phát triển chánh niệm.

 

The second limb of enlightenment is called investigation of the Dharma. It is the quality of mind that is investigating, probing, analyzing the mind-body process, not with thoughts, not on the conceptual level, but with a silent and peaceful mind. It is intuitively and experientially investigating how the whole process is working. It is another name for the wisdom factor, that light in the mind which illuminates everything that is happening. When investigation is cultivated, it is seen that everything in our mind and body is in a state of flux. There is nothing permanent, everything is arising and vanishing continually. Both consciousness and objects are coming and going. There is nothing to take a stand on, no place to find security. Everything is in continual transformation. Through this factor of investigation, the experience of impermanence is deeply integrated in our understanding. We experience on the deepest levels that the mind is just a continual flow of phenomena, thoughts, images, emotions, moods; that the body is a collection of vibrations, of sensations, nothing solid, nothing to clingto. With this experience of impermanence comes a deep intuitive understanding that there is nothing in the mind-body process which is going to give lasting happiness. No lasting satisfaction, completion, or perfection is possible because it is all continually passing away. It is like trying to find happiness or security in a bubble of water. The instant it is touched, it is gone. Moment to moment dissolution. Inherently insecure. And along with the impermanence and unsatisfactory nature is also seen the emptiness of self. Nowhere in the mind and body is to be found any permanent entity which can be called self or I. There is no one behind the process to whom it refers.”

2.- Chi thứ hai của giác ngộ là Trạch pháp, hay là khảo sát giáo pháp. Trạch pháp có nghĩa là tìm hiểu, khám phá, phân tách một cách sâu sắc tiến trình của thân tâm, không dùng tư tưởng, không dùng khái niệm, nhưng với một tâm thức yên lặng và an lạc. Sử dụng trực giác và kinh nghiệm, để trực tiếp tìm hiểu coi hoạt động của toàn thể tiến trình xảy ra như thế nào. Ðây cũng là một tên gọi khác của trí tuệ, ánh sáng trong tâm soi sáng tất cả những việc gì đang xảy ra. Khi Trạch pháp được trau dồi, ta sẽ thấy rằng mọi hiện tượng trong tâm và thân ta luôn luôn ở trong một trạng thái chuyển động. Không có gì thưuờng hằng, mọi vật sanh lên và diệt đi liên tục. Cả hai tâm thức và đối tượng của chúng, đến và đi không ngừng nghỉ. Không có một nơi nào để nương tựa, không có chốn nào để ta có thể ẩn náo. Mọi sự đều đang ở trong một trạng thái chuyển hóa không ngừng. Với chi Trạch pháp này, kinh nghiệm về vô thường sẽ phối hợp, ăn sâu vào trong nhận thức của ta. Chúng ta sẽ kinh nghiệm được, trên một bình diện sâu xa hơn, tâm thức chỉ là một dòng sôngtrôi chảy của các hiện tượng, tư tưởng, hình ảnh, tình cảm, tánh khí. Thân ta chỉ là một tập hợp của sự rung động cảm giác, không có thể đặt, không có gì để ta giữ lại. Từ những kinh nghiệm về vô thường này phát sinh ra một trực kiến rằng không có gì trong tiến trình thân tâm này là có thể đem lại một hạnh phúc vĩnh cữu hết. Không có một sự thỏa mãn nào là lâu bền. Không có gì là hoàn tất mãi mãi, vì tất cả đều sẽ tiếp tục đi qua. Nó cũng giống như đi tìm hạnh phúc an ổn trong một bong bóng nước. Vừa khi đụng đến là nó vỡ tung. Sự hủy hoại có mặt trong mỗi giây phút. Một bản chất bất an ninh. Cùng với sự vô thường và tính chất bất an, là một nhận thức về vô ngã. Không có một nơi nào trong thân và tâm mà ta có thể tìm được một thực thể nào là thường hằng, để có thể gọi đó là Ta, là ngã. Không có một ai ở phía sau các tiến trình hành động cả.

 

   Empty of self, empty of I. All of these characteristics

   are experienced intuitively on a deep level, as the factor of

   investigation is cultivated. It is wisdom illuminating the mind.

 

In the seeing, there is only what is seen; in the heard, only what is heard; in the sensed, there is only what is sensed; in the thought, there is only what is thought.” There is only this flow of process. Seeing, hearing, smelling, tasting, touching and thinking. The sum total of our universe is these six processes. Empty phenomena rolling on. Empty of self, empty of I. All of these characteristics are experienced intuitively on a deep level, as the factor of investigation is cultivated. It is wisdom illuminating the mind.

“Trong sự thấy chỉ có cái bị thấy; trong sự nghe chỉ có cái bị nghe; trong cảm giác chỉ có cái bị cảm; trong sự suy nghĩ chỉ có cái bị suy nghĩ”. Tất cả chỉ là một dòng sông trôi chảy của tiến trình. Sự thấy, sự nghe, sự ngữi, sự nếm, sự đụng chạm và sự suy nghĩ. Toàn thể vũ trụ của ta chỉ thu gồm trong sáu tiến trình này. Những hiện tượng rỗng không tiếp tục trôi lăn. Không có Tôi, không có ngã. Các đặc tính đó được trực nghiệm trên một bình diện thâm sâu, khi chi Trạch pháp được phát triển. Nó là trí tuệ soi sáng tâm thức của ta.

 

One of the peripheral aids in the growth of the wisdom factor is said to be personal cleanliness, cleanliness of the body, of one’s clothes, of one’s surroundings. The example is given of a kerosene lamp. If the glass and wick and kerosene are all dirty, the light that comes from the lamp will not be very clear or bright. But if the glass is shining and the wick and kerosene are clean, the light that comes from the lamp will be very bright, and clear vision becomes easy.

Một trong những trợ lực bên ngoài cho sự khai triển trí tuệ là yếu tố Tịnh, hay là sự sạch sẽ của thân thể, của quần áo, của ngoại cảnh. Thí dụ như một ngọn đèn dầu. Nếu lồng kiếng, tim đèn, dầu, tất cả đền dơ bẩn, ánh sáng tỏa từ ngọn đèn không được sáng tỏ cho lắm. Còn nếu như kiếng trong trẻo, tim và dầu đều sạch thì ánh sáng sẽ rất là tỏ, và ta có thể thấy mọi vật dễ dàng.

 

   The Buddha only points the way; we each have to walk upon

   the way ourselves. There is no one who can enlighten another being.

 

The third factor of enlightenment is energy or effort. Nothing happens without effort. When we want to accomplish anything at all in the world, if we want money, or proficiency in some skill, there is a certain amount of effort that has to be put forth. What we are doing now is cultivating the very highest good. Effort and energy have to be put into it. The Buddha only points the way; we each have to walk upon the way ourselves. There is no one who can enlighten another being. The defilements of greed and hatred and delusion exist within our own minds. No one put them there. No one can take them out. We have to purify ourselves. Energy has to be aroused by each one of us to walk upon the path of purification. Energy is a powerful factor; when it is cultivated and developed it overcomes the sloth, torpor and laziness of mind. Whenever there are difficulties, problems along the way, the putting forth of effort rouses the whole system. It is a great support, an integral part of the path to freedom.

3.- Chi thứ ba của giác ngộ là Tinh tấn. Không có một việc gì thành công mà không có một cố gắng. Nếu chúng ta muốn đạt được bất cứ một điều gì trên cuộc đời, tiền bạc hay là một năng khiếu nào đó, ít nhất ta phải bỏ ra một chút nỗ lực. Những gì chúng ta đang làm nơi đây là vun trồng một lợi ích cao thượng. Ta phải biết nỗ lực, tinh tấn. Ðức Phật chỉ là người chỉ đường, mỗi chúng ta phải tự mình đi. Không có ai có thể giác ngộ dùm một kẻ khác được. Tham, sân, si hiện hữu trong tâm của ta. Không có ai đem nó vào. Không cóai có thể lấy nó ra. Chúng ta phải tự thanh lọc. Mỗi người chúng ta phải tự nỗ lực để đi trên con đường thanh tịnh. Tinh tấn là một yếu tố rất mãnh liệt, khi được trau dồi và phát triển nó có thể loại trừ được những hôn trầm, lười biếng, dã dượi trong tâm. Khi gặp phải những khó khăn, trở ngại trên đường, nỗ lực tinh tấn sẽ nâng cao tinh thần. Ðây là một trợ lực quan trọng, một phần ắt có của con đường đi đến giải thoát.

 

   A rapture cat: Rapture means an intense interest in

   the object. It has been described as zestful joy. A joyous

   interest in what’s happening.

 

The fourth limb of enlightenment is rapture. Rapture means an intense interest in the object. It has been described as zestful joy. A joyous interest in what’s happening. A simile given is of a person walking many days in a desert, very hot and tired, dirty and thirsty. Not too far in the distance, he sees a great lake of clear water. The interest his mind will take in that water, the joy he will feel, that’s like the enlightenment factor of rapture. Rapture is a spaciousness in the mind born of detachment, free of grasping or clinging or identified involvement.

4.- Chi thứ tư của giác ngộ là Phỉ. Phỉ có nghĩa là sự đam mê vào một đối tượng. Nó được diễn tả như là một niềm vui hớn hở. Một niềm vui thú ham thích chuyện đang xảy ra trước mặt. Ví dụ như có người đi lạc nhiều ngày trong sa mạc, nóng bức và mệt mỏi, dơ và khát. Cách đó không xa, anh thấy một hồ nước trong vắt. Tâm của anh lúc đó chỉ biết hồ nước trước mặt, niềm sung sướng của anh bây giờ cũng tương tự như là chi giác ngộ Phỉ lạc. Phỉ lạc là khoảng không gian thênh thanh trong tâm, vì không cố chấp, bám víu hay nắm chặt vào sự vật.

 Ten perfections paramis – Thập Đô Ba la Mật – Dasa Parami

 

One way to cultivate this factor is reflecting about the ten perfections which characterize the Buddha’s enlightenment. The perfection of generosity. Giving motivated by wanting to help ease the pain and suffering of all beings. The Buddha did not stop to wonder whether some people were worthy, and others not. Universal giving. The perfection of morality. The complete non-harming of all beings. Renunciation. Energy. Wisdom. Patience of mind, continual perseverance. Patience is a great virtue on the spiritual path. Lovingkindness. Truthfulness. Resolution. Equanimity. All these spiritual qualities were brought to perfection in the enlightenment of the Buddha. We can make the factor of rapture grow in our minds when we contemplate the Buddha and reflect that we too are cultivating the same qualities. In all acts of giving, in every act of patience, of truthfulness, and the rest, we are sharing in the perfection of Buddhahood. The reflection on our own development, our own wholesome actions, brings joy to the mind. Thinking about the Dharma: reflecting on the four noble truths, on the fact of impermanence, or selflessness—all timeless characteristics of existence, true for all people at all times. Reflection about the truth of the Dharma, through our own experience of it and its inviting quality of “come and see,” rather than “you must believe.” The appreciation of the law, of the Tao, brings a great joy to the mind and cultivates the factor of rapture. Intense delight in exploring the truth creates a very light and buoyant state of mind.

Một phương cách để trau dồi yếu tố này là quán tưởng về mười sự hoàn toàn trong sự giác ngộ của đức Phật. Sự hoàn toàn trong việc bố thí. Bố thí vì muốn làm vơi đi khổ đau của mọi loài. Ðức Phật không hề dừng lại để thắc mắc, người này đáng được cho, còn người kia thì không. Lòng độ lượng vô bờ bến. Sự hoàn toàn trong việc giữ giới. Không làm hại một sinh vật nào. Từ bỏ. tinh tấn. Trí tuệ. Kiên trì, luôn luôn gìn giữ. Kiên nhẫn là một đức tinh rất quí trên con đường tu tập. Lòng từ bi. Sự bình an. Ðức cương quyết. Lòng chân thật. Những đúc tánh này đem lại sựhoàn toàn cho sự giác ngộ của đức Phật. Chúng ta có thể làm yếu tố Phỉ lạc phát huy trong ta bằng cách quán tưởng về đức Phật và ý thức rằng ta cũng đang vun trồng những dức tánh ấy. Trong mỗi hành động bố thí, trong mỗi sự kiên nhẫn hay chân thật và những đức khác, chúng ta đang cùng chia xẻ sự hoàn toàn của một Phật tánh. Quán tưởng về những việc làm tốt và sự tu tập của mình, sẽ đem lại một niềm vui. Suy nghĩ về giáo pháp: Tứ Diệu Ðế, Vô thường, Vô ngã -những chân lý cho mọi thời, mọi người. Quán tưởngvề sự chân thật của giáo pháp, qua chính kinh nghiêm của mình, và tính chất “hãy thử rồi sẽ thấy” hơn là “bạn phải tin” của đạo Phật. Sự tán dưong chân lý mang lại cho ta một niềm vui lớn và phát huy sự Phỉ lạc trong tâm. Niềm hạnh phúc siêu diệu khi đi vào chân lý sẽ đem lại cho ta một tâm vô cùng thanh nhẹ.

 

   The coolness which that person feels is like the

   factor of calm, when all the passions are subdued,

   a cooled-out mind not burning with lust or anger.

 

The fifth factor of enlightenment is calm. An example given of this kind of tranquility is of someone coming out of the hot sun into the shade of a big tree. The coolness which that person feels is like the factor of calm, when all the passions are subdued, a cooled-out mind not burning with lust or anger.

5.- Chi thứ năm của giác ngộ là An tĩnh. Một thí dụ về sự an tĩnh này là giống như một người đang đi đường mệt lả, dừng chân lại dưới một tàng bóng mát mẻ dưới một gốc cây. Cảm giác tươi mát, dễ chịu của người đó giống như là yếu tố An tĩnh. Khi mọi tham dục đã không còn, tâm ta sẽ trở lại tươi mát vì không còn bị lửa sân hận, ái dục thiêu đốt.

 

   Concentration means the ability of the mind to stay

   one-pointed on an object, to stay steady without wavering.

 

The sixth factor of enlightenment is concentration. Concentration means the ability of the mind to stay one-pointed on an object, to stay steady without flickering or wavering. The mind that is not concentrated stays superficial, floating from object to object. Concentration gives strength and penetrating power to the mind. There are two kinds of concentration. One is developed by focusing on any single object, and developing concentration to the point of absorption into it. This kind of one-pointedness becomes the basis of many psychic powers. The other form of concentration, the kind used for the development of insight, is called momentary concentration. It is a mind which is

steady and one-pointed on changing objects. It is this kind of concentration which, in conjunction with all the other factors of enlightenment, leads to freedom.

6.- Chi thứ sáu của giác ngộ là Ðịnh. Ðịnh có nghĩa là khả năng tập trung tư tưởng lại vào một điểm duy nhất, giữ tâm yên ở đó mà không bị xao động. Một tâm không có định thì rất là nông cạn, nó sẽ lang thang từ một đối tượng này sang đối tượng khác. Ðịnh đem một sức mạnh và khả năng quán chiếu lại cho tâm. Có hai loại định. Loại thứ nhất được tập luyện bằng cách đặt tâm mình vào một điểm, và phát triển cho đến mức nó thấm sâu vào trong đề mục ấy. Loại định này là căn bản cho một số thần thông. Còn loại định thứ hai, được phát triển trong thiền quán, được gọi là định nhất thời. Loại định này tập trung tâm ý vào nhiều đối tượng khác nhau. cũng chính loại định thứ hai này, phối hợp với những yếu tố giác ngộ khác, đưa ta đến sự giải thoát.

 

   Equanimity is an impartiality towards all

   phenomena, treating all phenomena equally.

 

The last limb of enlightenment is equanimity. Equanimity means evenness of mind. When things are going well, there is no wild elation. When things are not going well, there is no depression. Equanimity is an impartiality towards all phenomena, treating all phenomena equally. The example given of equanimity is that of the sun which shines upon the earth. The sun does not choose to shine upon some things and not upon others. It shines upon everything equally. The factor of equanimity is acceptance and receptivity towards all objects. One kind of reflection which cultivates this factor of equanimity, especially in dealings with others, is remembering that all beings are the heirs, the inheritors, of their own past karma. So, when we see beings in great happiness, we can appreciate and find joy in their happiness, but with an equanimous mind, knowing that they are reaping the fruits of their own past deeds. Or when we see beings in suffering, we can feel compassion, and work to alleviate the suffering, but with an evenness of mind, knowing that it is the working out of the law, of the Dharma. Equanimity is not indifference, but rather a strong balance of mind. In meditation, when the mind starts to be aware on a microscopic level of the instantaneously changing process, it is this factor of equanimity which keeps everything in balance, in perfect poise.

  1. – Chi cuối cùng của sự giác ngộ là Xả. Xả có nghĩa là một tâm không thiên vị. Khi mọi việc suông sẻ, không có sự hân hoan quá trớn. Khi gặp khó khăn, trở ngại, không buồn nản hay thất vọng. Xả có nghĩa là không thiên vị đối với bất cứ một hiện tượng nào, coi mọi sự việc bình đẳng như nhau. Một thí dụ về yếu tố Xả là ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất. Mặt trời không hề chọn lựa chiếu soi một nơi này mà từ chối một nơi khác. Nó chiếu tỏa ánh nắng một cách bình đẳng đến mọi vật. Yếu tố Xả tức là chấp nhận và tiếp đải mọi vật như nhau. Một phưong pháp để trau dồi yếu tố Xả, nhất là trong việc đối xử với kẻ khác, là nhớ rằng chúng ta chỉ là người thừa tự những nghiệp quả của mình. Thế cho nên khi gặp người đang hạnh phúc, ta có thể chung vui với họ trong một tâm Xả, vì hiểu rằng, họ dang hưởng những quả trái của kiếp trước. Hoặc khi thấy người đang bị khổ đau, ta có thể khởi lòng từ bi, làm vơi đi nỗi khổ của họ, nhưng với một tâm không động, vì hiểu rằng đây chỉ là sự bù trừ của luật nhân quả. Nhưng tâm Xả không phải là một sự lãnh đạm, thờ ơ, mà là một sự quân bình của tâm. Trong thiền quán, khi tâm ta đạt đến một trình độ có thể ý thức được tiến trình biến đổi một cách thật chi tiết và chính xác, yếu tố Xả giữ cho mọi sự được quân bình, an tĩnh.

 

These are the seven qualities of enlightenment that have to be brought to maturity in our practice. Three of them are arousing factors, and three are tranquillizing ones. Wisdom, energy and rapture all arouse the mind; they make it wakeful and alert. Calm, concentration and equanimity tranquilize the mind and make it still. They all have to be in harmony: if there is too much arousal, the mind becomes restless; if too much tranquility it goes to sleep. The factor of mindfulness is so powerful because it not only serves to awaken and strengthen all the other factors, but it also keeps them in their proper balance.

Có bảy chi nhánh của giác ngộ mà ta cần phải khai triển trong con đường tu tập. Ba chi thuộc về những yếu tố làm phát khởi, và ba chi thuộc về những yếu tố làm an tâm. Trí tuệ, tinh tấn và Phỉ lạc làm khích động tâm, khiến cho nó được tỉnh thức và mẫn tiệp. An tĩnh, Ðịnh và Xả làm cho tâm trở nên yên ổn, lặng lẻ. Những yếu tố ấy phải hoàn toàn hòa hợp với nhau: nếu có nhiều sự khích động quá ta sẽ trở nên bồn chồn, còn nhiều sự an tĩnh quá ta lại trở nên hôn trầm. Yếu tố Niệm thật vô cùng quan trọng, vì nó chẳng những hỗ trợ cho những yếu tố giác ngộ khác mà còn giữ cho chúng ở trong một sự hòa hợp, quân bình.

 

The evolution of mind along this path can fill one with tremendous inspiration and encouragement. Imagine a mind that has brought to full development mindfulness and wisdom, energy, rapture, calm, concentration, and equanimity. It is a mind which is shining and full of joy. That is what we are doing. Not only do the factors of enlightenment bring happiness in the moment, but all of them slope towards nirvana, towards enlightenment, towards freedom.

Sự tiến hoá của tâm trong đoạn đường này có thể đem lại cho ta một niềm khích lệ và phấn khởi vô biên. Hãy tưởng tượng một tâm khi đã được khai triển đầy đủ những yếu tố Niệm, Trí tuệ, Tinh tấn, Phỉ lạc, An tĩnh, Ðịnh và Xả. Tâm ấy sẽ chói sáng và tràn đầy hạnh phúc. Ðó là những gì mà chúng ta đang tu tập ở đây. Những chi nhánh của giác ngộ không những chỉ mang lại hạnh phúc trong giờ phút hiện tại, mà còn xuôi hướng về Niết bàn, về giác ngộ, về giải thoát.

 

Sometimes from day to day, it is easy to forget what it is we are doing in dealing with the restlessness and pains and aches and wandering mind. But what is happening imperceptibly from moment to moment, but very progressively, surely, and steadily, is the development and growth of these limbs of enlightenment. It’s a very great thing that is being done. It is the noblest evolution of mind.

Ngày qua ngày, đôi khi chúng ta dễ quên đi lý do vì sao mình lại ngồi đối diện với những sự bức rức, đau đớn, nhức mỏi, lo ra. Nhưng những gì đang xảy ra mà ta không nhận thấy được – một cách chắc chắn, đều đặn và tấn tới – là sự phát triển của những chi nhánh giác ngộ này. Ðây là một công trình vĩ đại. Ðây là một tiến hóa cao tột nhất của tâm.

 

***   ***   ***

 

Question: Is enlightenment gradual or does it come as a sudden flash?

Hỏi: Giác ngộ đến một cách dần dần (tiệm ngộ) hay xảy ra trong chớp nhoáng (đốn ngộ).

 

Answer: It’s both. Enlightenment is always sudden in the sense that it’s an intuitive understanding. It’s not something that you can think out. It comes out of a silent mind, an intuitive, sudden, wordless understanding. But that kind of intuitive understanding doesn’t happen by accident. There’s a certain balance of mind which has been cultivated making that sudden understanding possible.

Ðáp: Cả hai. Giác ngộ lúc nào cũng là chớp nhoáng, theo nghĩa nó là một trực nhận của trí tuệ. Ðây không phải là chuyện mà ta có thể suy nghĩ ra được. Nó phát xuất từ một tâm, im lặng, một trực kiến, bất ngờ, một sự hiểu biết không thể nghĩ bàn. Nhưng trực giác ấy không phải xảy ra một cách ngẩu nhiên. Trong tâm phải đạt đến một sự quân bình đáng kể nào đó, thì sự giác ngộ này mới có thể xảy ra.

 

Question: And then from that understanding does the person then act accordingly? It seems that now I get some understanding, but I don’t seem to act on it.

Hỏi: Và khi một người có được một sự hiểu biết nào đó, họ có hành động theo trí tuệ ấy không. Dường như bây giờ tôi có được một chút nào hiểu biết, nhưng tôi thấy mình không làm đúng theo nó.

 

Answer: Just the fact of being slightly more aware changes the way in which you act. The awareness is very powerful. Once you’ve had a glimpse of just watching what’s going on, it’s very difficult to get caught up in quite the same old way, even when we’re involved in the same actions again. It’s likesome little voice in the background saying, “What are you doing?” That little bit of awareness which has been cultivated acts as a powerful force. And slowly the understanding gets more totally integrated into our actions.

Ðáp: Chỉ cần sự thật là bạn có chánh niệm hơn một chút là cũng đã thay đổi hành động của bạn rồi. Chánh niệm rất có hiệu lực. Một khi bạn đã thử tập ngồi nhìn những sự việc xảy ra, bạn sẽ khó mà có thể bị lôi cuốn vào những phản ứng như khi xưa, mặc dù hoàn cảnh cũng giống hệt như vậy. Cũng giống như có một tiếng nói trong bạn: “Mình đang làm gì thế?” Một chút chánh niệm tu tập ấy sẽ trở thành một năng lực mãnh liệt. Và dần dần, sự hiểu biết sẽ phối hợp vào với hành đông của ta một cách trọn vẹn hơn.

 

Question: I have a question about the impermanence of happiness. There are people in the world who are intensely in love with God and they seem to constantly emanate a joy.

Hỏi: Tôi có một thắc mắc về sự vô thường của hạnh phúc. Tôi biết có những người yêu thượng đế một cách mãnh liệt và dường như họ lúc nào cũng phát ra một nguồn an lạc, hạnh phúc cả?

 

Answer: This is to be understood in two ways: first, all states are momentarily impermanent; that is, happiness is not constant in the mind because the mind itself is arising and vanishing in every moment. So, in that very fundamental sense, on the mind-moment level, it’s impermanent. There is nothing steady, nothing static. In the second sense, there are people who cultivate a love of God, who cultivate union with God, God-realization, through the development of concentration. They may enjoy a long period of that kind of happiness. Even though it is in process, it is a rather continuous state. But that also, as a long-term state of affairs, is impermanent. As long as the conditions are there for that love of God, or as long as concentration is cultivated, then it bears its karmic rewards. But, if there is any ignorance latent in the mind, that bliss will continue only as long as the force of concentration is behind it, and then again the mind will return to states colored by hatred, greed, and delusion. Through the force of a concentrated mind, the defilements can be suppressed, and for the time that one is concentrated, everything is fine and happy. As soon as the mind comes out of that state of concentrated bliss, those factors which have been held down, which have been suppressed in the mind, again become operative. That is why it is important to completely uproot the defilements through insight so they are no longer able to arise in the mind.

Ðáp: Ðiều này có thể hiểu bằng hai cách: thứ nhất, mọi trạng thái đều vô thường trong nhất thời; có nghĩa là, hạnh phúc không thể thường hằng trong tâm, vì tâm tự nó sanh diệt trong mỗi giây phút. Trên căn bản đó, giây phút của tâm thức, thì nó là vô thường. Không có gì là thường hằng, không có gì là bất động. Theo cách hiểu thứ nhì, thì những người yêu thượng đế, họ muốn trở về với thượng đế, ý thức được thượng đế qua một phương pháp thiền định. Họ có thể hưởng được một hạnh phúc lâu dài. Mặc dù nó ở trong một tiến trình thay đổi, nhưng những trạng thái ấy liên tục nhau. Cũng vậy, trạng thái ấy tuy dài lâu nhưng vẫn là vô thường. Khi mà điều kiện thương yêu thượng đế vẫn còn đó, và khi mà định lực vẫn còn đầy đủ, nó sẽ sinh ra quả hạnh phúc. Nhưng khi có một sự mê mờ nào khởi lên trong tâm, mà hạnh phúc được duy trì là nhờ có định lực thì tâm ta lại trở nên mờ mịt vì những tham, sân, si. Ðịnh lực có khả năng đè nén những tâm bất thiện, khi nào định lực còn đầy đủ, mọi vật sẽ an vui, hạnh phúc. Ðến chừng khi định lực bị suy chuyển, những tâm bất thiện bị dồn nén sẽ trở lại hoạt động như xưa. Bởi vậy cho nên điều quan trọng là ta phải biết dùng trí tuệ để nhổ tận gốc rễ của khổ đau, để chúng không còn khả năng khởi lên được nữa.

 

Question: With all his compassion, why doesn’t a Buddha stay around and help others?

Hỏi: Ðức Phật là một đấng đại từ, đại bi, thế tại sao ngài không ở lại cuộc đời mà giúp chúng sanh?

 

Answer: A Buddha is the embodiment of the Dharma, the law; he is not apart from the workings of it. Having taken birth, decay and death must inevitably follow. Whether you are enlightened or unenlightened, this is part of the natural unfolding. But the truth itself is timeless, and having been shown the path to understanding, we need not rely on anyone outside of ourselves.

Ðáp: Ðức Phật là một hóa thân của giáo pháp. Ngài không phải là một cái gì đứng bên ngoài sự chi phối của luật tự nhiên. Ðã có sanh ra thì sẽ có bệnh và có chết. Cho dù bạn có giác ngộ hay không giác ngộ, đây là một phần của luật tự nhiên. Nhưng chân lý thì bất biến, khi đã học được con đường của sự hiểu biết, chúng ta không cần phải dựa vào bất cứ ai khác, ngoại trừ mình.

 

Question: I noticed that love wasn’t one of the factors of enlightenment. What about the danger of one remaining dry and cold?

Hỏi: Tôi để ý rằng tình thương không phải là một chi nhánh của sự giác ngộ. Nếu ta trở nên quá khô khan, lạnh lùng, điều ấy có nguy hiểm không?

 

Answer: It is important to understand the different meanings of love. The first level is the kind we discussed before, businessman’s love. We love someone for something in return. The second kind of love is a wishing well towards all beings, a universal lovingkindness, wishing happiness and joy to all beings everywhere. That’s an unlimited and unconditional kind of love. But it still deals with concepts, that is, the concepts of man, woman, being. These concepts are not ultimate realities. What we ultimately are is a collection of elements arising and passing away in every moment. There is a third kind of love, higher even than universal lovingkindness. This love is the natural harmony which comes from the breaking down of barriers arising out of the concept of self. No “I,” no “other.” It is love born of wisdom and at this level, “love” and “emptiness” are the same experience. There is no concept at all of “I am loving.” It’s free of the concept of I, of self. When you experience the highest level of love, you express all the other levels as well. Look around at the high teachers you know. They are full of love and light, but not with any thought that they should be that way; it’s the natural expression of the Dharma.

Ðáp: Việc quan trọng là ta phải hiểu những ý nghĩa khác nhau của tình thương. Loại thứ nhất là loại mà ta đã nói tới, tình thương có tính cách trao đổi. Chúng ta thương nhưng muốn phải có một cái gì để đáp lại. Loại thứ hai là lòng mong muốn mọi người đều được hạnh phúc, một tình thương vô bờ bến. Ðây là một loại tình thương không có giới hạn, vô điều kiện. Nhưng nó vẫn còn sử dụng khái niệm, như là đàn ông, đàn bà, chúng sanh. Những ý niệm này không phải là những sự thật tuyệt đối. Con người thật của chúng ta chỉ là một tập hợp của những yếu tố theo nhau sanh và diệt trong từng giây phút. Có một loại tình thương thứ ba cao thượng hơn cả loại tình thương vô điều kiện. Tình thương này là một sự hoà hợp tự nhiên, phát sinh từ sự phá bỏ những biên giới tạo nên bởi ý niệm về một tự thể riêng biệt. Không có “Tôi”, không có “người khác”. Tình thương này sanh ra nhờ trí tuệ, và trên bình diện này thì “tình thương” và “rỗng không” đều cùng một ý nghĩa như nhau. Không hề có một ý niệm “Tôi đang thương”. Hoàn toàn không bị chi phối bởi ý niệm về Ngã, về một cái Tôi. Khi bạn đạt đến loại tình thương cao tột nhất này, thì bạn cũng sẽ biểu lộ được những loại tình thương kia. Hãy nhìn chung quanh, quan sát những vị thầy mà bạn kính phục. Các ngài cũng đầy tình thương vá ánh sáng, nhưng không hề có một ý nghĩ là họ phải làm như vậy. Nó là một biểu lộ tự nhiên của giáo pháp.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2a: https://bietvathay.blogspot.com/2019/03/37-pham-tro-ao_16.html
  5. Photo 2b: https://www.azquotes.com/quote/767284
  6. Photo 3:https://scholar.harvard.edu/sara_lazar/buddhas-lists
  7. Photo 4:https://www.habitsforwellbeing.com/the-four-foundations-of-mindfulness/
  8. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1145-122-chanh-niem-cho-cuoc-song-hien-dai-song-ngu
  9. Photo 6: https://margaretdill.com/archives/9901
  10. Photo 7: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/kinh-tieu-bo/dhammapada/item/905-chuong-3-explained
  11. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1122-muoi-niem-tin-cot-loi-trong-dao-phat-song-ngu
  12. Photo 9: https://in.pinterest.com/pin/369013763189189615/
  13. Photo 10: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/179-18-tue-giac-tam-minh-song-ngu
  14. Photo 11: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1067-buoc-dau-hoc-thien-phat-giao
  15. Photo 12: https://www.je411.com/blog/the-year-of-equanimity-in-education