Twentysecond Evening – Chết và Từ Bi – Death and Lovingkindness – Song ngữ

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức

Compile: Lotus group

 

Twentysecond Evening – Chết và Từ Bi – Death and Lovingkindness

   We are the tightrope walkers; we are the balancing act of

   paradox, balancing deep foundational understanding and mystery.

 

An image often used to describe the practice of insight is that of walking a tightrope. As we’re walking the tightrope, it becomes clear that the one thing we must pay attention to is balance: maintaining perfect poise. While walking on the tightrope, different things come whizzing by us, different sights, and sounds, emotions, ideas, and realizations. If these are pleasant, the conditioned tendency of mind is to reach out, trying to hold onto them, trying to make them stay. If the sights and sounds are unpleasant, the tendency of mind is to reach out in aversion, trying to push them away. In both cases we reach out, and in the reaching, lose our balance and fall.

Một hình ảnh thường được dùng để diễn tả sự tu tập thiền quán, trí tuệ là một người đang đi trên một sợi dây treo trên không. Khi chúng ta đi trên một sợi dây treo lơ lững giữa trời, thì điều cần phải quan tâm là sự cân bằng: luôn luôn giữ một thái độ ung dung, quân bình. Khi ta đang đi, sẽ có nhiều sự vật bay ngang qua: những hình ảnh, những âm thanh, tình cảm, tư tưởng và ý niệm khác nhau. Nếu ta ưa thích, ta sẽ có khuynh hướng vói ra, cố nắm bắt, muốn giữ lại. Còn nếu những âm thanh, hình ảnh kia là khó chịu, bực mình, ta cũng có một khuynh hướng vói ra để xua đuổi, đẩy chúng đi nơi khác. Trong cả hai trường hợp, ta đều ngả mình tới, mất đi quân bình và có thể té được.

 

   How To Develop A Mind That Clings To Nothing

   Làm Thế Nào Để Phát Triển Tâm Không Dính Mắc

 

Both the positive and negative reactions are equally dangerous. Anything at all, however glorious or terrifying, which causes us to lose the perfect balance of mind, makes us fall. So, we work again and again to develop a mind which doesn’t react with clinging or condemning, attachment or aversion, to any of these objects. Developing a mind which clings to nought (nothing), to absolutely nothing whatever, just allowing it all to come and pass away.

Cả hai phản ứng ưa thích và ghét bỏ đều có cùng một nguy hiểm như nhau. Bất cứ một việc gì, dù có huy hoàng hay ghê sợ đến đâu, nếu chúng khiến ta mất đi tâm quân bình, sẽ làm ta ngả. Cho nên lúc nào chúng ta cũng phải cứ tiếp tục và tiếp tục, đào luyện một tâm an nhiên, không phản ứng bằng cách nắm bắt hay xua đuổi bất cứ một đối tượng nào. Hãy tu tập một tâm vô chấp, không dính mắc vào đau cả, vào bất cứ một chuyện gì, cứ để chúng tự nhiên đến rồi đi.

 

     Trong Áo Nghĩa Thư:

     “Trong mọi điều kỳ lạ trên thế giới này, sự việc nào là kỳ lạ nhất?”

     “Ðó là không có một người nào, mặc dù thấy những người chung

      quanh mình chết, vẫn không tin rằng rồi một ngày mình cũng sẽ chết”

 

Non-attachment grows out of deep insight into impermanence. On one level this insight is recognizing the inevitability and imminence of our death. In the Bhagavad-Gita the question is asked, “Of all the world’s wonders, which is the most wonderful?” The answer, “That no man, though he sees others dying all around him, believes that he himself will die.”

Sự vô chấp phát sinh từ một sự hiểu biết thâm sâu vào lý vô thường. Trên một bình diện, trí tuệ này nhận thức được sự cấp bách và tính cách tất nhiên của cái chết. Trong Áo Nghĩa Thư (Bhagavad-Cita) có câu hỏi: “Trong mọi điều kỳ lạ trên thế giới này, sự việc nào là kỳ lạ nhất?”. Và câu trả lời: “Ðó là không có một người nào, mặc dù thấy những người chung quanh mình chết, vẫn không tin rằng rồi một ngày mình cũng sẽ chết”.

 

Often, in forgetfulness of our destiny, we become over-involved in collecting things, in attachments and possessions, in wanting to become someone special. We get involved in many of the activities of little mind, taking our ambitions, our desires, ourselves, very seriously. We lose the perspective of big mind; we lose the perspective of death.

Thường vì thất niệm nơi số phận của mình mà ta thường đi tham lam thu thập và chiếm hữu, muốn mình trở thành một nhân vật quan trọng. Chúng ta chấp vào các việc làm của những tâm ý nhỏ nhen, coi những tham vọng, cái tôi của mình là quan trọng nhất. Chúng ta đánh mất đi viễn tượng của một tâm lớn, về một cái chết của mình.

 

   Don Juan xem cái chết như là một vị thầy; biết ý thức

   được cái chết không thể nào tránh khỏi của mình với một thái

   độ sáng suốt và chấp nhận, mà không hề hối tiếc, buồn lo hay sợ hãi.

 

Don Juan uses this as a powerful teaching when he talks about using death as an advisor; keeping an awareness of one’s impending death without remorse or sadness or worrying, but with clarity and acceptance. The recollection of our death lends power and grace and fullness to every moment, every action.

Don Juan xem cái chết như là một vị thầy; biết ý thức được cái chết không thể nào tránh khỏi của mình với một thái độ sáng suốt và chấp nhận, mà không hề hối tiếc, buồn lo hay sợ hãi. Hồi tưởng về cái chết của mình sẽ đem lại cho ta một sức mạnh, giúp cho ta biết trân quý và sống trọn vẹn mỗi giây phút, mỗi hành động.

 

Each of us has deeply ingrained patterns which bear witness to everything we do; often these are destructive habits like anger or self-pity. But in just the same way we can learn to keep in mind the awareness of death, and have it bear witness to all of our actions. If we take death as our advisor, we live each moment with the power and fullness we would give to our last endeavor on earth.

Trong tâm thức của mỗi chúng ta đều có những khuôn mẫu, tạo nên bởi các hành động của mình. Thường thường thì đa số những hành động là các thói quen xấu như giận dữ, yếm thế. Nhưng ta cũng có thể đem vào tâm một ý thức về cái chết, và dùng nó để chiếu soi lên trên mọi sinh hoạt của mình. Nếu ta biết lấy cái chết làm thầy, chúng ta sẽ sống mỗi phút thật trọn vẹn và chí tình, như là một nỗ lực cuối cùng trên quả đất này vậy.

 

When we keep death at our fingertips, we become less involved, less compulsive about the satisfaction or gratification of various desires in the moment. When not so clouded by desires and fantasies, we’re less inclined to hold onto things and more open to love and generosity. The awareness of death provides the space of clarity in which we can understand the process of who it is that we are, and who it is that dies.

Khi ta biết giữ cái chết trong tầm tay với, ta sẽ bớt đi đam mê và quyến luyến những giây phút vui thú, thỏa mản tạm thời. Vì khi tâm ta không còn bị mê mờ vì ái dục và ảo tưởng, chúng ta sẽ bớt đi khuynh hướng muốn chiếm hữu và có thể đem ban bố tình thương và sự độ lượng của mình. Chánh niệm về cái chết, cho ta một khoảng không gian sáng tỏ, giúp ta hiểu được thật sự mình là ai và ai là người sẽ phải chết.

 

Insight into impermanence on this level is the awareness of the transitory, temporal nature of all phenomena from moment to moment. In every moment the mind-body process, our entire universe, is arising and passing away, dying and being reborn. We work on developing a mind that is silent and still, one that is unmoving in the face of such enormous change.

Trên bình diện này, hiểu được lý vô thường có nghĩa là ý thức được những giai đoạn chuyển tiếp, tính cách tạm thời của mọi hiện tượng trong giây phút này sang giây phút kế. Trong mỗi sát na, tiến trình thân tâm, cả vũ trụ này, đang khởi lên và mất đi, sanh và diệt tiếp nối nhau không ngừng nghỉ. Sự tu tập của ta là để đào luyện một tâm tĩnh lặng và an nhiên, không hề xao động trước một sự thay đổi lớn lao như vậy.

 

   Chúng ta chỉ cần ngồi và ý thức được rõ ràng là mình

   đang ngồi, rồi thì cả giáo pháp sẽ tự nhiên hiển bày. Bạn sẽ thấy

   được thông suốt tự tính của vạn vật, và bây giờ giáo pháp sẽ

   thật sự trở thành là bạn.

 

The whole practice evolves organically from simply being aware of what’s happening in the present moment without reacting. One meditation teacher in India has said that all you have to do is sit, and know that you are sitting, and the whole of the Dharma will be revealed. You’ll clearly seethe unfolding of the laws of nature, and then the Dharma truly becomes your own.

Cả phương pháp tu tập này bắt nguồn từ một công thức duy nhất là: giản dị ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại mà không phản ứng. Một thiền sư ở Ấn Ðộ có dạy rằng, chúng ta chỉ cần ngồi và ý thức được rõ ràng là mình đang ngồi, rồi thì cả giáo pháp sẽ tự nhiên hiển bày. Bạn sẽ thấy được thông suốt tự tính của vạn vật, và bây giờ giáo pháp sẽ thật sự trở thành là bạn.

 

During this organic evolution, born of balance and detachment, many beautiful and freeing qualities of mind begin to manifest. One of these qualities is love (metta). Love for oneself, in the sense of being allowing and non-judging, having a spaciousness and a lightness in the mind, and a strong lovingkindness toward others, not relating in terms of grasping or need or attachment. It’s not a conditioned love—loving someone because of certain characteristics or attributes which they have, and if these changes, then not feeling love for them anymore; it’s not “businessman’s love”— “I’ll love you if you’ll love me back.”

Trong giai đoạn chuyển hóa này, nhờ ở sự quân bình và vô chấp, những đức tính tốt đẹp và tự tại của tâm sẽ bắt đầu hiển lộ. Một trong những đức tính này là lòng Từ (Metta). Lòng Từ có nghĩa là lòng thương mình, bằng một sự chấp nhận, không phê phán, giữ một không gian thanh thản trong tâm; và lòng thương kẻ khác, nhưng không vì lòng quyến luyến, muốn chiếm hữu. Ðây không phải là một thứ tình thương có điều kiện – thương người khác vì một đức tính hay đặc điểm nào đó, và nếu họ thay đổi, tình thương của ta cũng chấm dứt. Nó không phải là một loại tình thương “đổi chác” – “Tôi thương bạn nếu bạn thương tôi”.

 

The love that comes from wisdom is an unconditional, universal lovingkindness—a feeling of friendliness and warmth for all beings everywhere. Not just for those in a particular relationship to us, but a truly boundless feeling. Not looking to others for completion, not relating out of need, but radiating this infinite quality of love.

Lòng Từ phát xuất do trí tuệ là một thứ tình thương vô điều kiện, một lòng đại từ -một tình thân hữu, ấm áp đối với mọi loài ở mọi nơi. Tình thương ấy không chỉ có giới hạn trong những người đang có liên hệ với mình. Nhưng không phải ta đi tìm kiếm người khác vì nhu cầu, vì mong muốn, mà do sự phát tỏa tự nhiên của một tình thương vô bờ bến.

 

   The experience of anger, of greed, of all defilements,

   is a painful one, which becomes clear if we observe them when

   they arise and see how they affect our minds and bodies.

 

Another quality which begins to manifest strongly is compassion. This isn’t self-pity or pity for others. The Pali word “kilesa,” which is usually translated as defilement, more specifically means “torments of mind.” The experience of anger, of greed, of all defilements, is a painful one, which becomes clear if we observe them when they arise and see how they affect our minds and bodies. As we grow in an understanding of the Dharma, we feel compassion for ourselves when they arise, rather than feel judgment and self-condemnation, and we recognize the pain others are experiencing when these states arise within them. Seeing the web of suffering we’re all entangled in, we become kind and compassionate to one another.

Một đức tính nữa cũng bắt đầu hiển lộ là đức Bi. Ðức Bi không phải là lòng tự thương hại hoặc thương hại người khác. Nó tức là thấy được sự đau khổ của mình và cảm nhận được những khổ đau của người khác. Chữ Pali “Kilesa” thường được dịch ra là những gì bất thiện, nó cũng có một nghĩa đặc biệt là “khổ tâm”. Những sự giận dữ, tham lam, các tâm bất thiện đều có thể gây ra đau khổ. Chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của chúng đối với thân tâm mình, nếu ta biết quán chiếu khi chúng khởi sanh lên. Một khi chúng ta hiểu sâu giáo pháp, ta sẽ cảm thấy thương xót chứ không phê phán hay lên án những tính xấu của mình và ta sẽ thông cảm được nỗi khổ đau của người khác khi họ bị những trạng thái như vậy. Thấy được tấm màn lưới chằng chịt của khổ đau mà tất cả chúng ta đang vướng vào, ta sẽ có lòng thương xót đối với nhau hơn.

   When there is no “I,” there is no “other”

   Khi đã không còn “Tôi” thì sẽ không còn “người khác.

 

The highest manifestation of these qualities comes as the expression of emptiness—emptiness of self. When there is no “I,” there is no “other”; that feeling of separation disappears, and we experience a oneness, a unity of all things.

Một biểu lộ cao quí nhất trong những đức tính này là sự phô bày của một cái rỗng không – vô ngã. Khi đã không còn “Tôi” thì sẽ không còn “người khác”. Không có “ngã” thì cũng sẽ không có “Nhân”. Cảm tưởng phân chia sẽ biến mất. Lúc này ta cũng sẽ kinh nghiệm được cái Một, sự đồng nhất của vạn vật.

   “Con người là một phần nhỏ của một cái lớn mà chúng ta

   quen gọi là vũ trụ, phần nhỏ ấy bị giới hạn bởi thời gian và không gian.

   Anh ta kinh nghiệm mình, tư tưởng của mình, cảm giác của mình như

   là những gì riêng biệt với tất cả, đây chỉ là một loại Vọng tưởng….

 

Albert Einstein wrote, “A human being is a part of the whole called by us universe, a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separated from the rest, a kind of optical delusion of his consciousness. This delusion is a kind of prison for us, restricting us to our personal desires and to affection for a few persons nearest to us. Our task must be to free ourselves from this prison by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature in its beauty.”

Albert Einstein có viết: “Con người là một phần nhỏ của một cái lớn mà chúng ta quen gọi là vũ trụ, phần nhỏ ấy bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Anh ta kinh nghiệm mình, tư tưởng của mình, cảm giác của mình như là những gì riêng biệt với tất cả, đây chỉ là một loại Vọng tưởng. Vọng tưởng này là một thứ ngục tù của chúng ta, giới hạn ta vào một số tham vọng cá nhân và tình thương đối với một số người lân cận. Phận sự của ta là tự giải thoát mình ra khỏi ngục tù này, bằng cách mở rộng lòng Từ Bi ra để ôm trọn mọi sinh linh, mọi loài và toàn cõi thiên nhiên trong vẻ đẹp vô cùng của nó”.

 

    Phận sự của ta là tự giải thoát mình ra khỏi ngục tù này,

   bằng cách mở rộng lòng Từ Bi ra để ôm trọn mọi sinh linh, mọi loài

   và toàn cõi thiên nhiên trong vẻ đẹp vô cùng của nó.

 

Clouds of greed, hatred and delusion obscure the natural radiance of love and compassion in our minds. As we clear away these clouds through the unfolding of insight, the qualities of loving kindness begin to shine forth naturally.

Ánh sáng của đức Từ Bi trong tâm ta bấy lâu nay bị tham, sân, si che phủ. Khi chúng ta phá tan những đám mây mù này bằng sự quán chiếu của trí tuệ, thì đức tính từ bi sẽ lại bắt đầu chiếu soi một cách tự tại như xưa.

 

There is a specific practice which the Buddha taught to make these states of mind a powerful force in our lives. It’s called “metta bhavana,” or cultivation of loving kindness. Doing this practice enriches Vipassana because of the spaciousness and lightness it creates in the mind. It strengthens the ability to see without judging, and helps us avoid the very common tendency in spiritual practice to condemn who we are and seek in a grasping way to be someone else.

Ðức Phật có dạy cho ta một phương pháp tu tập, để khai triển mạnh mẽ những dức tính này trong đời sống của mình. Pháp tu này được gọi là “Metta Bhavana” hay là Từ Bi Quán. Thực hành phương pháp này sẽ làm cho thiền Vipassana được thêm phong phú, vì khoảng không gian thênh thang và sự nhẹ nhàng trong tâm mà nó có thể tạo nên. Nó củng cố khả năng quan sát mà không phê phán và giúp cho ta tránh được một khuynh hướng thường tình trong con đường tu tập, và mong muốn được trở thành một nhân vật nào khác.

 

All along the way you see that the means and the end are the same. To reach an end of peace and balanced awareness and love we work on expressing these factors in each moment.

Trên suốt con đường tu tập, bạn sẽ nhận thấy rằng phương tiện và mục đích chỉ là một. Muốn đạt đến một mục đích an lạc, chánh niệm và tình thương, ta phải biết tập cách thực hiện nó trong mỗi giây phút hiện tại.

 

Metta Bhavana – Loving Kindness – Từ Bi Quán.

 

Usually, we practice lovingkindness meditation for about five or ten minutes at the beginning or the end (or sometimes both) of a sitting. In the beginning, it creates a space of acceptance which we carry over into the bare attention, and at the end the loving thought is often more powerful because the mind is concentrated.

Thường thường thì chúng ta thực hành Từ Bi Quán khoảng chừng năm hay mười phút trước hoặc sau, đôi khi cả hai, mỗi lần ngồi thiền. Vào những giờ trước khi ngồi thiền, nó sẽ tạo nên một khoảng không gian cởi mở mà ta có thể đem áp dụng vào sự chú ý đơn thuần, và vào cuối giờ thiền thì những tư tưởng Từ Bi có một ảnh hưởng rất mạnh vì tâm ta lúc đó đã được định. 

 

The method is very simple. Sit in a comfortable position. As a way of freeing the mind from any tensions or grudges, begin by asking for and extending forgiveness: “If I have hurt or offended anyone in thought or word or deed, I ask forgiveness. And I freely forgive anyone who may have hurt or offended me.” Repeating this silently once or twice is an effective way of clearing the mind of any residue of ill will or resentment.

Phương pháp này rất giản dị. Ngồi lại trong một vị thế cho thoải mái. Trước hết, chúng ta phải giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự căng thẳng hay thù hận, nếu có, bằng cách xin và ban bố sự tha thứ: “Nếu tôi đã từng làm ai đau khổ hay thương tổn bằng tư tưởng, lời nói hay hành động, tôi xin được tha thứ. Và tôi cũng hoàn toàn tha thứ cho những ai đã từng làm tôi đau khổ hay tổn thương”. Lập đi lập lại câu này trong im lặng, chừng một hai lần là một phương pháp hiệu quả, để gột rửa tâm mình không còn những cặn bả của niềm hận thù hay tức giận.

 

The Metta Bhavana Prayer – hồi hướng châm ngôn.

 

Then for a few minutes direct phrases of loving thought towards yourself: “May I be happy, may I be peaceful, may I be free of suffering, may I be happy, peaceful, free of suffering, “concentrating on the meaning of the words. It’s difficult to have a genuine love for others until we can be accepting and loving of ourselves. The particular words which are used do not matter. Choose some phrases which resonate within you. It becomes a mantra of love.

Tiếp đó chừng trong một vài phút, hãy hồi hướng những tư tưởng tốt lành đến cho mình: “Xin cho tôi được hạnh phúc, xin cho tôi được an lạc, xin cho tôi được thoát ra những khổ đau. Xin cho tôi được hạnh phúc, xin cho tôi được an lạc, xin cho tôi được thoát ra những khổ đau”. Tập trung vào ý nghĩa của những câu ấy. Chúng ta không thể nào thật sự thương một người khác được, nếu ta không thể chấp nhận và thương chính mình. Những danh từ, cách dùng chữ không quan trọng. Bạn hãy chọn những câu nào có thể gây một sự rung động trong bạn. Biến chúng trở thành một câu thần chú của tình thương.

 

Continue the practice beginning to extend these thoughts and feelings towards others: “As I want to be happy, so may all beings be happy. As I want to be peaceful, so may all beings be peaceful. As I want to be free of suffering, so may all beings be free of suffering.” Repeating this in the mind a few times, begin to radiate the lovingkindness outward towards all being. The phrases can be condensed into a rhythmic repetition continuing for five or ten minutes: “May all beings be happy, peaceful, free of suffering.”

Tiếp tục thực hành, bắt đầu phóng những tư tưởng và cảm tình này đến những người khác: “Cũng như tôi muốn được hạnh phúc, cầu xin cho tất cả mọi loài được hạnh phúc. Cũng như tôi muốn được an lạc, cầu xin cho mọi loài đều được an lạc. Cũng như tôi muốn được thoát ra khỏi khổ đau, cầu xin cho mọi loài đều được thoát ra sự khổ đau”. Lập lại câu này trong đầu vài lần, rồi bắt đầu phóng tư tưởng Từ Bi đến những người khác. Những câu ấy có thể được rút gọn lại một cách nhịp nhàng và ta có thể tụng torng vòng năm hay mười phút: “Xin cho tất cả được hạnh phúc, an lạc và không bị khổ đau”.

 

You can also direct these thoughts to particular people, either those you are very close and for whom you already have a lot of love, or those towards whom you may be feeling anger or annoyance, as a way of opening to them with gentleness. Visualize them in the mind as you repeat the words. At the end, again generate the thoughts of loving-kindness towards all beings everywhere.

Bạn cũng có thể hướng những tư tưởng này đến một số người chọn lọc nào đó,có thể là những người thân mà bạn đang mến yêu, hay là những người mà bạn đang tức giận hay có một mối hiềm thu, như là cách cởi mở ra với lòng nhân hậu. Hãy tưởng tượng ra họ trong đầu khi bạn niệm những lời này. Và sau cùng hết, một lần nữa, phóng tâm từ đến với mọi loài ở mọi nơi.

 

Although at first it may seem a mechanical exercise, as you practice, trying to concentrate on the meaning of the words, on what it is that you are wishing for all others, slowing the feelings of love and compassion will grow and become strong.

Những lúc đầu, phưong pháp này có vẻ như là máy móc, nhưng khi bạn thực tập đều đặn, cố gắng tập trung vào ý nghĩa của những lời ấy, vào sự chúc lành của bạn đến kẻ khác, dần dần tâm Từ Bi sẽ phát triển và trở nên vững mạnh.

 

***   ***   ***

 

Question: Could you say a little more about how metta or love and insight are combined?

Hỏi: Xin ông vui lòng giải thích thêm về sự liên hệ của Từ Bi và Trí Tuệ?

 

Answer: The development of lovingkindness is a concentration technique, making the mind one-pointed in the feeling of love. It works on the conceptual level, with the concept of “being.” It is a highly skillful use of the concept and it creates a space in which mindfulness works with much greater clarity. It is using concentration to develop a lightness of mind in order to penetrate to yet deeper levels of understanding.

Ðáp: Sự phát triển tâm Từ là một loại thiền định, làm cho tâm ta tập trung vào một điểm duy nhất là tình thương. Nó hoạt động trên một bình diện thuộc về khái niệm, với một khái niệm “trở thành”. Ðây là một phương pháp sử dụng khái niệm vô cùng thiện xảo, và nó tạo nên một khoảng không gian, nhờ đó mà chánh niệm có thể hoạt động hiệu quả hơn. Nói tóm lại nó sử dụng Ðịnh để đem lại một sự yên nhẹ trong tâm, nhờ đó ta có thể đi sâu hơn vào một bình diện trí tuệ khác.

 

Question: Could you say something more about clarity?

Hỏi: Ông có thể nói thêm một chút về vấn đề sáng tỏ được không?

 

Answer: You may have experienced times in the meditation when the mind is sharp and clear, picking up moment to moment what it is that’s happening. The edges are clearly defined, as opposed to times of confusion or lack of clarity when you can’t quite see things distinctly, and everything is a little hazy. It’s like a room in dim light: if we turn on a strong light, everything becomes sharp and clear. When there’s just a little light in the mind, you can’t see things so clearly, you get the general outlines, but without that sharp perception. With a lot of light in the mind, everything becomes distinct; then the process becomes so clear, so easy to understand. That light is the light of awareness, of mindfulness.

Ðáp: Trong những giờ ngồi thiền, có thể bạn đã có những kinh nghiệm là đôi khi tâm mình rất sắc bén và sáng suốt, nó có thể ý thức được mọi chuyện đang xảy ra trong mỗi giây phút. Và cũng có những lúc tâm bạn bị mù mờ, lộn xộn, không nhận diện được sự việc một cách rõ ràng, mọi vật có vẻ mơ hồ. Nó cũng giống như một căn phòng tối lờ mờ, nếu chúng ta vặn đèn lên, thì mọi vật sẽ trở nên rõ rệt và sáng tỏ hơn. Khi tâm ta không có đủ ánh sáng, ta không thể nào thấy rõ sự vật được, ta có thể thấy lờ mờ bóng dáng của chúng, chứ không thấy những chi tiết được. Còn khi tâm ta có đủ ánh sáng, mọi vật đều có thể được phân biệt rõ ràng và nhờ vậy mọi tiến trình đều trở thành sáng tỏ, dễ hiểu. Ánh sáng đó chính là ánh sáng của ý thức và chánh niệm.

 

Question: You don’t become attached to that clarity?

Hỏi: Nhưng rồi ta có bị chấp vào sự sáng tỏ đó không?

 

Answer: You can. That is called a corruption of insight. You have to become aware of the clarity itself so as not to cling to it, not to identify with it. Because clarity is just part of the process also. When mindfulness and concentration first become strong it is common for people at that point to think they’re enlightened, that there’s nothing more to do. It feels so good and there’s so much light and love and joy and calm and peace. That’s where a teacher is a big help just to say, “Keep sitting.”

Ðáp: Bạn có thể lắm chứ. Ta gọi đó là sự hư hoại của trí tuệ. Bạn phải ý thức được tự thân của sự sáng tỏ, để khỏi phải bị vướng mắc hay chấp cho nó là mình. Bởi vì sự sáng tỏ cũng chỉ là một phần của tiến trình. Khi chánh niệm và định lực mới bắt đầu phát triển, người ta thường tưởng rằng lúc này là mình đã được giác ngộ, đã đến đích rồi, không còn gì nữa để làm. Bởi vì lúc ấy ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, an lạc và hạnh phúc lắm. Lúc ấy vai trò của vị thầy rất là quan trọng, ông chỉ khuyên: “Hãy cứ tiếp tục ngồi thiền”.

 

Question: Does the clarity stay with you through the changes or is it just another thing that comes and goes?

Hỏi: Sự sáng tỏ ấy ở với ta qua mọi giai đoạn hay là chúng cũng chỉ đến rồi đi như những hiện tượng khác?

 

Answer: As the practice develops, it stays more and more, although certainly not without interruption. It’s a factor of mind which gets stronger the more you practice. You go through progressive stages of clarity even when there’s no longer the joy and rapture. There can be clarity instates of suffering. You go through periods where you experience the tremendous suffering of the process as well as the joy. There can be clarity in both. The path, as Don Juan said, is to arrive at the totality of oneself. Not to experience just one part but to experience the happiness, the sorrow, the clarity, everything. To really see the totality of who we are.

Ðáp: Khi ta tu tập tiến bộ, nó ở với ta lâu hơn, mặc dù không phải là mãi mãi. Nó là một tâm hành phát triển mạnh theo sự thực hành của mình. Bạn sẽ trải qua những giai đoạn tiến bộ của sự sáng tỏ, cho dù ở những giai đoạn này ta không còn cảm thấy vui thú hay hỷ lạc nữa. Trong những trạng thái khổ đau cũng vẫn có thể có sự sáng tỏ. Bạn sẽ trải qua những giai đoạn mà bạn kinh nghiệm một sự khổ đau vô bờ cũng như niềm an lạc bất tận. Trong cả hai trạng thái đều có một sự sáng tỏ. Con đường, như Don Juan đã nói, là để đạt đến một sự toàn vẹn của con người. Không phải chỉ để kinh nghiệm một khía cạnh, nhưng là để kinh nghiệm niềm hạnh phúc, nỗi khổ đau, sự trong sáng, tất cả. Thấy được một cách trọn vẹn ta là ai.

 

Question: Does the lovingkindness meditation only affect our own mind space?

Hỏi: Có phải Từ Bi chỉ ảnh hưởng tới tâm của mình mà thôi?

 

   The Buddha did not run away. He just stood there

   calmly, with a very concentrated mind, sending out powerful

   thoughts of love towards the charging elephant.

 

Answer: The power of a loving thought when directed by a highly concentrated mind is very great. There is a story about the Buddha and his cousin, Devadatta, who wanted to kill the Buddha and become head of the order of monks. Devadatta knew he could not kill the Buddha in any ordinary way, so he arranged to have a huge mad elephant charge down the lane where the Buddha was walking for alms. He thought that either the Buddha would run away and be discredited, or that he would be trampled to death. The next day as the Buddha was walking up the narrow road, Devadatta prodded the elephant to charge. The Buddha did not run away. He just stood there calmly, with a very concentrated mind, sending out powerful thoughts of love towards the charging elephant. It is said that the mind of the elephant was made completely tranquil by the Buddha’s power of lovingkindness, and tradition has it that the elephant knelt down in the dust at his feet.

Ðáp: Sức mạnh của một tâm từ khi được trợ lực bởi sự tập trung của tâm ý thì tất là mãnh liệt. Có một câu chuện về đức Phật và người em họ của ngài là Ðề Bà Ðạt Ða, ông này muốn giết Phật để trở thành giáo chủ của Tăng đoàn. Ðề Bà Ðạt Ða biết rằng ông không thể nào giết Phật một cách đường hoàng được, nên ông sắp đặt để cho một con voi điên cuồng chạy xuống chỗ đức Phật đi khất thức. Ông nghĩ rằng, một là đức Phật sẽ sợ hãi bỏ chạy, như vầy thì uy tín của ngài sẽ bị tiêu tan; hai là nếu ngài ở lại thì sẽ bị con voi điên kia giày xéo chết. Ngày hôm sau, khi đức Phật đang đi khất thực trên con đường nhỏ hẹp, Ðề Bà Ðạt Ða thả con voi điên ấy ra. Ðức Phật không hề hoảng sợ hay bỏ chạy. Ngài vẫn đứng đấy điềm nhiên, với một tâm định kiên cố, ngài phóng những tư tưởng từ bi đến con voi điên ấy. Kinh kể lại, tâm của con voi bị tâm Từ của đức Phật biến trở thành hoàn toàn lặng lẽ, và con voi từ từ quỳ xuống khuất phục dưới chân ngài.

 

Question: How is metta best expressed?

Hỏi: Tâm Từ biểu lộ ra bằng cách nào?

 

Answer: Compassion and love do not necessarily mean following a set course of action. It means doing one’s best to act with love and compassion in a way that seems appropriate to the situation. The idea is not to look for a prescription for a specific action in every situation because you must be really honest with yourself, with what you are feeling. In the beginning, the practice of metta often seems mechanical. Metta is a factor of mind, not some mysterious thing we have or don’t have. In this way, it is like mindfulness or concentration or wisdom or greed or anger. If you practice, it gets stronger, if you don’t practice, it gets weaker. In the beginning, it’s not effortless, it’s not happening spontaneously, but as you develop it you become proficient in lovingkindness, and it starts happening by itself.

Ðáp: Lòng Từ Bi không nhất thiết phải theo một luật hành động nhất định nào. Nó chỉ có nghĩa là cố hết sức của mình để hành động bằng tình thương, bằng tâm từ qua những phương thức thích hợp với hoàn cảnh. Ðiều quan trọng là không nên tìm kiếm một công thức hành động nhất định để đem áp dụng cho mọi hoàn cảnh, vì bạn phải rất là thành thực với chính mình, với những gì mình đang cảm nghĩ. Trong giai đoạn đầu thì cách thực hành Từ Bi Quán rất là máy móc. Tâm Từ là một

tâm hành của ta, nó không phải là một cái gì huyền bí mà ta nghĩ rằng mình có hay không có. Trên phương diện này, nó cũng giống như là chánh niệm, tâm định, trí tuệ hay là tham, sân. Nếu ta biết trau dồi, nó sẽ phát triển, còn nếu bỏ quên, nó sẽ héo hon đi. Lúc đầu thì nó không có vẻ tự nhiên, nó đòi hỏi một sự cố gắng, nhưng khi luyện tập tiến bộ ta sẽ trở thành thông thạo và tâm Từ sẽ tự nó phát khởi lên.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://medium.com/@michaelcarr/we-are-the-tightrope-walkers-we-are-the-balancing-act-of-paradox-balancing-deep-foundational-fec7f068361a
  5. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/documents/collections/linh-tinh/item/1022-develop-no-mind
  6. Photo 4: https://www.slideshare.net/UTSpeaks/utspeaks-your-certain-death
  7. Photo 5: https://www.azquotes.com/quote/407041
  8. Photo 6: https://onbeing.org/programs/sylvia-boorstein-what-we-nurture/
  9. Photo 7: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1084-hieu-ve-tam-song-ngu
  10. Photo 8: https://www.azquotes.com/quote/1399020
  11. Photo 9: https://www.quotemaster.org/Einstein
  12. Photo 10: https://www.quoteswave.com/picture-quotes/2400
  13. Photo 11: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  14. Photo 12: https://www.pinterest.com/pin/331155378841928517/
  15. Photo 13: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-2/item/387-bai-so-31-yeu-thuong-va-nhan-tu-song-ngu