Twentyninth Evening – Con Đường Của Phật – Buddhist Paths – Song ngữ

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Lotus group.

 

Twenty-ninth Evening – Con Đường Của Phật – Buddhist Paths

 

The Buddha did not teach Buddhism. He taught the Dharma,

 the law. He did not teach a set of beliefs or dogmas,

 or systems that have arbitrarily to be accepted.

 

The Buddha did not teach Buddhism. He taught the Dharma, the law. He did not teach a set of beliefs or dogmas, or systems that have arbitrarily to be accepted. Through his own experience of enlightenment, he pointed the way for each of us to experience the truth within ourselves. During the forty-five years of his teaching, he used many different words and concepts to point to the truth. The words or concepts are not the truth itself; they are merely a pointing to a certain kind of experience. In the Buddha’s time, because of the force of his wisdom and skill, generally people did not confuse the words for the experience. They heard what the Buddha had to say, looked within, and experienced the truth in their own minds and bodies.

Ðức Phật không có dạy chủ nghĩa Phật giáo. Ngài dạy giáo pháp (Dharma), hay là luật. Ngài không hề dạy tín ngưỡng hay là giáo điều độc đoán, hay là một hệ thống nào bắt buộc người ta phải tin theo. Qua sự giác ngộ của ngài, đức Phật chỉ cho ta con đường, để chúng ta có thể kinh nghiệm được chân lý bên trong mỗi người chúng ta. Trong khoảng thời gian bốn mươi lăm năm hoằng pháp, ngài đã dùng rất nhiều văn tự, ý niệm khác nhau để chỉ cho ta chân lý. Nhưng những văn tự, ý niệm ấy, tự nó không phải là chân lý; chúng chỉ là ngón tay chỉ cho ta thấy mặt trăng. Trong thời đức Phật, nhờ ở trí tuệ và tài giảng thuyết của ngài, không có mấy ai bị lầm lẫn giữa ý niệm và kinh nghiệm. Họ nghe những gì đức Phật muốn nói, quay vào bên trong và kinh nghiệm sự thật ở nơi chính thân tâm của mình.

 

As time went on and people started to practice less, they began to mistake the words for the experience. Different schools arose, arguing over concepts. It is as if in attempting to explain the light on a full moon night one points up at the moon. To look at the finger, rather than the moon, is to misunderstand the pointing. We should not confuse the finger for the moon, not confuse the words pointing to the truth for the experience itself.

Sau một thời gian người ta bắt đầu bớt đi thực hành, họ bắt đầu lẫn lộn lý thuyết với lại kinh nghiệm. Có nhiều trường phái khác nhau xuất hiện, tranh luận nhau về lý thuyết, khái niệm. Ðiều này cũng giống như vì muốn để cho người khác thấy mặt trăng, ta dùng ngón tay để chỉ. Nhìn ngón tay mà quên đi mặt trăng là đã quên đi mục đích của nó. Chúng ta không nên lầm ngón tay với lại mặt trăng, đừng nhầm lẫn văn tự, lý thuyết với lại một kinh nghiệm thực chứng.

 

   When the Dharma was brought to China, it evolved in a

   special way, with an intermingling of Buddhist and Taoist teachings.

 

When the Dharma was brought to China, it evolved in a special way, with an intermingling of Buddhist and Taoist teachings. One of the people who most influenced the direction and expression of this Ch’an (later Zen) school was the sixth Chinese Patriarch, Hui Neng. Although as tradition has it, he was illiterate and unable to read the scriptures, his mind was so pure and penetrating that upon hearing one line from the Diamond Sutra he was enlightened. Often people would read scriptures to him so that he could explain to them the essential meaning.

Khi giáo pháp được truyền sang Trung Hoa, nó được phát triển theo một đường hướng đặc biệt. Phật giáo được pha thêm Lão giáo. Một trong những người có ảnh hưởng nhiều nhất vào đường lối và truyền thống của trường phái thiền Ch’an (Zen) là lục tổ Huệ Năng. Trong thiền sử có viết, mặc dù ngài vô học, không biết đọc, nhưng tâm ngài trong sạch và thẳm thấu đến mức chỉ nghe một lời tụng trong kinh Kim Cang, là ngài đã giác ngộ. Thường thì người ta phải đọc những lời trong kinh Kim Cang cho ngài nghe, để nhờ ngài giảng nghĩa lý thâm diệu của nó.

 

He gave a very clear description of what the different schools, or vehicles, of Buddhism really mean:

Ngài có giảng cho nghe về ý nghĩa của các trường phái, những cổ xe (thừa) khác nhau trong Phật giáo:

 

Buddha preached the doctrine of three vehicles, and also that of the Supreme Vehicle. In trying to understand these, you should introspect your own mind and act independently of things and phenomena. The distinction of these four vehicles does not exist in the Dharma itself, but in the differentiation of people’s mind. To see, to hear, and to recite the sutra is the Small Vehicle. To know the Dharma and to understand its meaning is the Middle Vehicle. To put the Dharma into actual practice is the Great Vehicle. To understand thoroughly all Dharmas, to have absorbed them completely, to be free from all attachments, and to be in possession of nothing, is the Supreme Vehicle.

Ðức Phật giảng dạy giáo lý của ba thừa (cổ xe) và tối thượng thừa. Muốn hiểu được việc này, các ông hãy tỉnh tâm lại và đừng chấp vào hình tướng hay hiện tượng. Sự khác biệt của bốn thừa này không hề có ở trong giáo lý của đức Phật, nhưng chỉ ở trong tâm phân biệt của con người. Nghe, đọc, tụng kinh sách là Tiểu thừa. Học và hiểu được giáo pháp là Trung thừa. Ðem giáo pháp ra để thực hành là Ðại thừa. Thông suốt được giáo pháp, thâm nhập nó hoàn toàn, xa lìa mọi chấp nhứt và không nắm giữ một việc gì, là Tối thượng thừa.

 

In all the tradition, whether it is the Indian, Burmese, Chinese, Japanese, Tibetan, or American, there are those who cling to the words, who recite the sutra. That is the Small Vehicle. As we put the words into practice, as we experience the Dharma, we progress through the vehicles until we are attached to nothing, in possession of nothing, living the Dharma fully, moment to moment. This is the Supreme Vehicle of the Dharma, the perfection of practice. It is not contained in any one tradition. It is contained in each person’s evolution of understanding.

Trong mọi truyền thống Phật giáo, cho dù ở Ấn Ðộ, Miến Ðiện, Trung Hoa, Nhật Bổn, Tây Tạng hay Hoa kỳ, có những hạng người chấp vào văn tự, đọc tụng kinh điển. Ðó chính là tiểu thừa. Khi ta chuyển lý thuyết ra thành hành động, trực tiếp kinh nghiệm giáo pháp, chúng ta lần lần tiến lên những thừa cao hơn. Cho đến khi ta không còn bám víu vào đâu nữa, không còn trụ chấp vào một nơi nào, hoàn toàn sống trong đạo pháp trong mỗi giây phút. Ðây mới là con đường tối thượng thừa của giáo pháp, một sự thực hành trọn vẹn. Nó không nằm trong truyền thống nào hết. Nó tùy thuộc vào sự hiểu biết tiến hóa của mỗi người.

 

As different expressions of the Dharma unfolded historically great teachers used many skillful means in directing people to look into their own minds, to experience the Dharma within themselves. Some of the old familiar words, which had become a great bondage as concepts, were used in a new way to get people to see the reality of the moment. Understanding the different usages of the word “Buddha,” for example, greatly aids in understanding the various traditions which use the word in different ways. First, Buddha refers to the historical person, Siddhartha Gautama, who became fully enlightened. But it also means the mind free of defilement, Buddha-mind, Buddha-nature. The mind which is free of greed, hatred and delusion.

Thí dụ như danh từ “Phật”, đã được sử dụng trong nhiều truyền thống đối với những khái niệm khác nhau. Trước hết, Phật dùng để chỉ một nhân vật lịch sử, Sĩ Ðạt Ta Cồ Ðàm, đã giác ngộ. Nhưng danh từ ấy cũng được dùng để chỉ một tâm không còn điều bất thiện: Phật tâm, Phật tánh, Tâm không còn bị ảnh hưởng bởi tham, sân và si.

 

For 300 years after the Buddha’s death there were no Buddha images. The people’s practice was the image of the Buddha, there was no need to externalize it. But in time, as the practice was lost, people began to place the Buddha outside of their own minds, back in time and space. As the concept was externalized and images were made, great teachers started to reemphasize the other meaning of Buddha. There is a saying: “If you see the Buddha, kill him.” Very shocking to people who offer incense and worship before an image. If you have a concept in the mind of a Buddha outside of yourself, kill it, let it go. There was an intense dialogue about realizing one’s own Buddha-nature, becoming Buddha in a lifetime, seeing into one’s Buddha-mind, and new life was breathed into the practice.

Trong vòng 300 năm sau khi đức Phật nhập diệt, không hề có hình Phật hay tượng Phật. Thực hành giáo pháp tức là hình ảnh của Phật, không cần phải biểu hiện nó ra bên ngoài. Nhưng theo thời gian, truyền thống này bị mất, con người bắt đầu đem đức Phật ra bên ngoài tâm mình, hình tướng hóa nó trong giới hạn không gian và thời gian. Khi ý niệm bị hình tướng hóa, hình tượng được dựng nên, các bậc thầy lại bắt đầu nhấn mạnh lại ý nghĩa ban đầu của chữ Phật. Có vị khuyên “phùng Phật sát Phật”. Có nghĩa là gặp Phật thì hãy giết ngài đi. Câu này làm rúng động những ai quen dùng nhang đèn thờ lạy Phật. Nếu bạn có một hình ảnh nào về tâm Phật ở bên ngoài bạn, hãy tiêu diệt nó, buông bỏ nó đi. Ðã có một cuộc tranh luận kịch liệt về việc giác ngộ, thấy Phật tánh, trở thành Phật trong kiếp hiện tại, một luồng sinh khí mới đã được thổi vào sự thực hành.

 

Gotama Buddha repeatedly reminded people that the experience of truth comes from one’s own mind. There is the story of one monk so enraptured by the physical presence of the Buddha, who is said to have embodied physical as well as mental perfection, that he would sit very close to him at every opportunity and gaze at his physical form. After some time, the Buddha reprimanded him. He told the monk that he could gaze at this physical form for a hundred years and not see the Buddha. He who sees the Dharma sees the Buddha. The Buddha is within. It is the experience of the truth. Always bringing it back to the present moment, to the experience in the now.

Ðức Phật Cồ Ðàm đã liên tục nhắc nhở chúng ta rằng, muốn kinh nghiệm được chân lý phải biết quay vào bên trong tâm mình. Có câu chuyện về một vị đệ tử say mê vẻ đẹp của thân đức Phật, tương truyền đức Phật có một vẻ đẹp trọn vẹn về cả thân lẫn tâm, ông ta cứ tìm dịp để được ngồi cạnh nhìn ngắm những tướng tốt trang nghiêm của ngài. Sau một thời gian, đức Phật quở trách ông. Ngài nói rằng, ông ta có thể nhìn ngắm chân dung của đức Phật một trăm năm mà cũng sẽ không thể nào thấy được Phật. Ai thấy được giáo pháp sẽ thấy được Phật. Ðức Phật nằm ở bên trong ta. Nó có nghĩa là kinh nghiệm được chân lý. Luôn luôn lúc nào cũng phải trở về với hiện tại, kinh nghiệm được ngay giờ phút này.

 

   Not Buddha as an historical person, but Buddha as

   freedom from defilements, purity of mind. That’s the Buddha

   we all have to become.

 

Again from Hui Neng:

Tổ Huệ Năng có nói:

 

We should work for Buddhahood within the essence of mind. We should not look for it apart from ourselves. He who is kept in ignorance of his essence of mind is an ordinary being. He who is enlightened in his essence of mind is a Buddha.

Chúng ta nên đi tìm Phật ở trong cốt tủy của tâm. Không nên phí công tìm ở bên ngoài mình. Kẻ nào không biết gì về tự tánh của tâm mình là chúng sanh. Còn ai thấy được tự tánh ấy, người đó là Phật.

 

Not Buddha as an historical person, but Buddha as freedom from defilements, purity of mind. That’s the Buddha we all have to become.

Phật ở đây không phải là một nhân vật lịch sử, nhưng là sự tự do không còn bị chi phối bởi những sự bất thiện, một tâm hoàn toàn thanh tịnh. Ðó là đức Phật mà tất cả chúng ta đều phải trở thành.

 

   Manjusri is the bodhisattva of wisdom riding holy

   green lion. – Văn Thù là Bồ Tát của trí tuệ ngồi trên lưng sư tử xanh.

      Quan Yin bodhisattva riding holy dragon.

       – In every moment of wisdom, we become Manjusri,

      in every moment of compassion, we are Avalokiteshvara.

 

Another concept which is often mistaken as differentiating traditions is the concept of bodhisattva. The word “bodhisattva” means two different things. In a very specific sense, it refers to a being who has vowed to attain supreme enlightenment, as did Siddhartha Gotama in his very long evolution to perfection. There is another meaning of bodhisattva, and that refers to all the forces of purity within the mind. In the Mahayana and Tibetan traditions, there is a whole pantheon of bodhisattvas, personifications of the forces within our minds. Manjusri is the bodhisattva of wisdom. Avalokiteshvara is the bodhisattva of compassion: manifestations of forces of purity within the mind. In every moment of wisdom, we become Manjusri, in every moment of compassion we are Avalokiteshvara. If we understand bodhisattva in this way, the bodhisattva vows take on an expanded meaning.

Một quan niệm khác, thường bị hiểu lầm là phân biệt những truyền thống với nhau, là quan niệm về Bồ Tát. Danh từ “Bồ Tát” có hai nghĩa. Theo một nghĩa chuyên môn, nó dùng để chỉ một người phát nguyện sẽ giác ngộ, như là Sĩ Ðạt Ta và cuộc hành trình tiến hóa của ngài cho đến khi đắc quả Phật. Nhưng danh từ Bồ Tát cũng có một nghĩa khác, dùng để chỉ biểu tượng cho những đức tính trong sạch của tâm. Trong truyền thống Mahayana và Tây tạng, có cả một hệ thống bồ tát, mỗi vị tượng trung cho một đức tánh của tâm. Văn Thù là bồ tát của trí tuệ. Quán Thế Âm là bồ tát của đức từ bi. Những biểu tượng cho các đức tánh thiện trong tâm. Trong mỗi giây phút của trí tuệ, ta trở thành bồ tát Văn Thù, trong những giây phút của từ bi ta là đức bồ tát Quán Thế Âm. Nếu chúng ta hiểu danh từ Bồ tát theo nghĩa này, Bồ tát nguyện sẽ có một ý nghĩa bao la hơn.

 

In one sense, it is the vow taken in dedicating oneself to the supreme enlightenment of a Buddha. It is said of Siddhartha Gotama that many lifetimes ago, while in the presence of another Buddha, he had the capacity to become enlightened; but so inspired was he by that Buddha’s presence, so moved by compassion for the suffering of all beings, he vowed to postpone his own enlightenment in order to bring to perfection all the qualities of Buddhahood. Although the freedom of mind in an enlightened being and in the Buddha is the same, the power and depth of a Buddha’s wisdom and compassion is greater because of his immeasurably longer evolution.

Trên một phương diện, nó là lời nguyện dâng hiến thân này cho sự giác ngộ, giải thoát. Tương truyền rằng Sĩ Ðạt Ta trong một tiền kiếp, thời của một đức Phật khác, ngài có đủ khả năng giác ngộ, nhưng vì quá cảm phục sự hiện diện của đức Phật ấy, quá thương xót mọi loài đang còn bị đau khổ, nên ngài quyết định dời lại sự giác ngộ của mình vào một kiếp khác, để có thời gian đào luyện một sự hoàn toàn cho Phật tánh của mình. Mặc dù tâm tự tại của bồ tát và Phật đều bình đẳng như nhau, nhưng năng lực và chiều sâu của lòng từ bi và trí tuệ của Phật có phần hơn, vì sự tiến hóa lâu dài của các ngài.

 

Another meaning of the bodhisattva vow is described clearly by Hui Neng:

Một ý nghĩa khác về Bồ tát được lục tổ Huệ Năng diễn tả rõ ràng như sau:C

 

We vow to deliver an infinite number of sentient beings. Now what does that mean? It does not mean that I, Hui Neng, am going to deliver them. And who are these sentient beings within our mind? They are the delusive minds, the deceitful mind, the evil mind, and such like minds. All these are sentient beings. Each of them has to deliver himself by means of his own essence of mind.

Chúng ta nguyện sẽ giải thoát vô lượng chúng sinh. Câu ấy có nghĩa gì chứ? Nó không có nghĩa là tôi, Huệ Năng, sẽ độ cho những chúng sanh ấy. Và những chúng sanh này là ai? Chúng chính là những ý nghĩ si mê, giả dối, gian ác, bất thiện trong tâm ta. Chúng là những chúng sinh đang cần được độ. Mỗi người chúng ta phải tự độ lấy mình bằng cách thấy được tự tánh của tâm.

 

The vow to deliver all sentient beings can be understood in the practice as delivering each being within us; to free the angry mind, the delusive mind, the greedy mind, the lustful mind. Each of these minds is a being, arising and passing away. And we vow to liberate all these beings, to free this process of mind from all defilement and impurity.

Lời nguyện độ vô lượng chúng sinh, có thể được hiểu như là hành động giải thoát cho những sinh linh bên trong tâm ta, như là tâm sân hận, tâm si mê, tâm tham lam, tâm ái dục. Mỗi tâm là một chúng sinh, sanh lên rồi diệt đi. Và ta nguyện sẽ giải thoát hết tất cả những chúng sinh này, giải thoát tâm ta ra khỏi mọi sự bất thiện và không trong sạch.

 

Nirvana is the samsara-desire-fire is being blown-out.

 

Another traditional difference in the various schools has to do with the idea of nirvana and samsara. One school talk about nirvana as something apart from the mind-body process; another talks of nirvana and samsara as being one. How to reconcile these two apparently contradictory statements? One way of understanding it is if you imagine a hurricane, a great wind revolving at a very high speed. At the center of these high velocity winds is a space of calm and stillness, the eye of the hurricane. From one perspective, the eye of the hurricane is very different from the winds. Everything is still, calm, very different from the whirlwind going on about it. From another perspective, one can see that both the wind and the eye are part of a unity, and can be described as a whole. In the same sense, from one perspective samsara and nirvana are very different. One is the continual process of change and the other is stillness and peace. From another perspective, they together constitute a unity and, in that sense, are one. In the experience of the Dharma, the words become clear. As long as we remain on the theoretical and conceptual level the words used by different schools seem to point to different truths. In fact, they are different fingers pointing to the same moon.

Thêm một quan niệm khác biệt giữa những trường phái với nhau là quan niệm về Niết bàn (Nivrana) và Vô minh (Samsara). Có trường phái cho rằng Niết bàn là một cái gì nằm bên ngoài tiến trình của thân tâm; có trường phái cho rằng Niết bàn và Vô minh chỉ là một. Làm sao ta có thể dung hợp hai quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau như thế? Một cách để hiểu là bạn hãy tưởng tượng đến một trận bảo cuồng phong, gió xoay vần với một tốc độ khủng khiếp. Ở trung tâm của trận cuồng phong này, là một khoảng không gian yên lặng, an tĩnh, “con mắt” của trận bảo. Ðứng trên một phưong diện, thì con mắt của trận bảo hoàn toàn khác biệt với ngọn cuồng phong chung quanh. Mọi vật yên tĩnh, lặng lẽ so với cơn gió lốc đang quay cuồng. Nhưng nếu nhìn từ một phưong diện khác, thì ta có thể thấy “con mắt” và ngọn cuồng phong chỉ là một, chúng chỉ là những phần khác nhau của nột cơn bảo. Tương tự như vậy, xét theo phương diện thì Vô minh và Niết bàn hoàn toàn khác biệt nhau. Một bên là sự thay đổi, biến chuyển liên tục, còn một bên là yên lặng, an tĩnh. Xét theo một phưong diện khác, thì cả hai hợp lại với nhau thành một sự đồng nhất, theo nghĩa đó thì chúng chỉ là một. Khi ta kinh nghiệm được giáo pháp thì những danh từ sẽ trở nên hết sức rõ ràng. Còn khi nào chúng ta vẫn còn dựa trên một bình diện của lý thuyết, của khái niệm, thì những danh từ dùng bởi những trường phái khác nhau, có vẻ như chỉ về những chân lý khác nhau. Thật ra chúng chỉ là những ngón tay khác nhau, cùng trỏ về một mặt trăng.

 

There is a powerful pointing to the truth in a description of the mind from a high Tibetan Tantric text. Try to experience the words rather than think about them:

Có một đoạn văn trích từ trong một quyển kinh của Mật tông Tây Tạng, diễn tả về tâm như là một ngón tay chỉ mặt trăng. Hãy cố gắng kinh nghiệm những lời này thay vì dùng tư tưởng mà suy nghĩ suông:

 

There being really no duality, pluralism is untrue. Until duality is transcended and at-one-ment (Atonement) realized, enlightenment cannot be attained. The whole samsara and nirvana as an inseparable unity are one’s mind. Owing to worldly beliefs which he is free to accept or reject, man wanders in samsara. Therefore, practicing the Dharma, freed from every attachment, grasp the whole essence of these teachings.

Thật ra không có vấn đề thị phi, đa nguyên luận là sai với sự thật. Cho đến khi sự thị phi được chuyển hóa và sự bất nhị được ý thức, giác ngộ sẽ không thể nào đạt đến. Cả Vô minh và Niết bàn chỉ là một thực thể đồng nhất không phân cách, là tâm của ta. Chấp vào những tin tưởng của trần gian, mà mình có hoàn toàn tự do để chấp nhận hay bác bỏ, ta lang thang trong cõi Vô minh. Thế cho nên, tu tập giáo pháp, tự do ra khỏi mọi dính mắc, nắm được cốt tủy của bài học này.

 

Although the One Mind is, it has no existence.

Mặc dù nhất tâm ở đó, nhưng nó không hề hiện hữu.

 

When one seeks one’s mind in its true state, it is found to be quite intelligible, although invisible. In its true state, mind is naked, immaculate, not made of anything, being of the voidness, clear, vacuous, without duality, transparent, timeless, uncompounded, unimpeded, colorless, not realizable as a separate thing but as the unity of all things, yet not composed of them, of one taste, transcendent over differentiation.

Khi một người đi tìm cái tâm chân thật của mình, họ sẽ khám phá ra rằng nó vô cùng siêu diệu, mặc dù vô hình tướng. Tự tánh của tâm là không che đậy, thanh tịnh, không có cấu tạo, vắng lặng, trong suốt, trống rỗng, bất nhị, bất tận, nguyên chất, không màu sắc, không ngăn ngại, không thể nào được hiểu như là một vật riêng biệt mà là sự đồng nhất của tất cả mọi vật, nhưng không phải được tạo nên bởi những vật khác, nó vượt lên trên tất cả mọi phân biệt.

 

   Sympathetic Vibratory Physics »

   – From One Mind comes all. All goes back to One Mind.

 

The One Mind being verily of the voidness and without any foundation, one’s mind is likewise as vacuous as the sky. To know whether this be so or not, look within thine own mind. Being merely a flux of instability like the air of the firmament, objective appearances are without power to fascinate and fetter. To know whether this be so or not, look within thine own mind. All appearances are verily one’s own concepts, self-conceived in the mind, like reflections seen in a mirror. To know whether this be so or not, look within thine own mind. Arising of themselves and being naturally free like the clouds in the sky, all external appearances verily fade away into their own respective places. To know whether this be so or not, look within thine own mind.

Nhất tâm vô cùng vắng lặng và không có một nền móng nào hết, tâm của ta cũng trống rỗng như một bầu trời. Muốn biết được việc này có thật hay không, hãy nhìn vào tâm mình. Hiện hữu chỉ là một dòng sông của sự bất thường cũng giống như không khí trong bầu trời, hình tướng của sự vật chẳng có một khả năng quyến rủ hay trói buộc. Muốn biết được việc này có thật hay không, hãy nhìn vào tâm mình. Mọi hình tướng chỉ là ý niệm của mình, sự tự tưởng tượng của mình, cũng giống như những hình bóng trong gương. Muốn biết được việc này có thật hay không, hãy nhìn vào tâm mình. Chúng tự khởi lên và tự do như mây trên trời, mọi hình tướng bên ngoài sẽ dần dần phai mờ đi và trở về nơi xưa, chốn cũ của chúng. Muốn biết được việc này có thật hay không, hãy nhìn vào tâm mình.

 

The Dharma, being nowhere save in the mind, there is no other place for meditation but in the mind. The Dharma, being nowhere save in the mind, there is no other place of truth for the observance of a vow. The Dharma, being nowhere save in the mind, there is no Dharma elsewhere, whereby liberation can be attained.

Giáo pháp, chẳng hề giữ lại trong tâm, không có một nơi nào để quán chiếu, trừ ra tâm mình. Giáo pháp, chẳng hề giữ lại trong tâm, không có một sự thật nào để giữ một lời nguyện. Giáo pháp, chẳng hề giữ lại trong tâm, không có giáo pháp ở một nơi nào hết, để có thể dựa vào đó mà đi đến giác ngộ.

 

One’s mind is transparent, without quality. Being void of quality, it is comparable toa cloudless sky. It is the state of mind transcendent over all duality which brings liberation. Again and again, look within thine own mind.

Tâm của ta trong suốt, không có một đặc tính nào. Vì trống rỗng nên nó được ví với lại một bầu trời không mây. Một tâm đạt được sự bất nhị đem đến sự giải thoát. Ta cứ nhắc đi, nhắc lại một điều, hãy nhìn vào trong tâm mình.

 

When the Dharma is deeply understood it becomes clear that the essence of all practices leading to freedom is the same; that is, developing a mind which does not cling to anything at all. No preferences. No distinctions. No judgments. No clinging. No condemning. The practice is the same whether it is expressed through the words of the Sixth Patriarch in China or the Indian, Siddhartha Gotama.

Khi giáo pháp được hiểu một cách thông suốt và sâu xa, ta sẽ thấy rõ rằng mọi phương tiện dẫn đến giải thoát đều giống như nhau. Tất cả chỉ khuyên ta nên tu tập một tâm không chấp hay trụ vào bất cứ một việc gì. Không thiên vị. Không phân biệt. Không phê bình. Không bám víu. Không ghét bỏ. Phương pháp tu tập chỉ là một, cho dù nó phát xuất từ nơi lục tổ Huệ Năng ở Trung Hoa hay từ Sĩ Ðạt Ta Cồ Ðàm ở Ấn Ðộ.

 

Tilopa, a great Indian sage and the inspiration of one of the Tibetan lineages, taught this same balance of mind, here called Mahamudra, to his student Naropa.

Tipola, một vị thánh Ấn Ðộ và là người thừa kế trong dòng thiền Mật Tông Tây Tạng, cũng dạy một pháp tu tâm y hệt, gọi là Ðại Thủ Ấn (Mahamudra), cho đệ tử mình là Naropa.

 

Mahamudra is beyond all words and symbols, but for you Naropa, earnest and loyal, must this be said. The void needs no reliance. Mahamudra rests on nought. Without making an effort, but remaining loose and natural, one then breaks the yoke, thus gaining liberation. If with the mind, then one observes the mind, one destroys distinctions and reaches Buddhahood.

Ðại Thủ Ấn vượt ra ngoài mọi văn tự và hình tướng, nhưng vì ngươi Naropa, siêng năng và trung thành, ta sẽ dạy cho. Sự vắng lặng không cần một tin cậy nào. Ðại Thủ Ấn dựa trên sự rỗng không. Không cần một nỗ lực, chỉ giữ cho mình được thư thái và tự nhiên, ta sẽ bẻ gãy được ách nặng, đạt được sự giác ngộ. Nếu sử dụng tâm, ngươi hãy quán chiếu tâm ấy, tiêu trừ mọi sự phân biệt và đi đến quả Phật.

 

The clouds that wander through the sky have no roots, no home, nor do the distinctive thoughts floating through the mind. Once the self-mind is seen, discrimination stops.

Những đám mây lang thang trên bầu trời không có gốc rễ, không có nguồn cội, cũng giống như những tư tưởng trôi nổi trong tâm ta. Khi thấy được tự tánh, sự phân biệt sẽ chấm dứt.

 

In space, shapes and colors form, but neither by black nor white is space tinged. From the self-mind all things emerge. The mind by virtue and by vice is not stained.

Trong không gian, có hình tướng và màu sắc, nhưng không gian không bị nhuộm màu trắng hay đen. Từ nơi tự tánh mà vạn vật khởi sinh. Bản chất của tâm không hề bị ô nhiểm.

 

Mahamudra is like a mind that clings to nought.

Thus practicing, in time, you will reach Buddhahood.

 

Do nought with the body but relax. Shut firm the mouth and silent remain. Empty your mind and think of nought. Like a hollow bamboo, rest at ease your body. Giving not, nor taking, put your mind at rest. Mahamudra is like a mind that clings to nought. Thus practicing, in time, you will reach Buddhahood.

Ðừng làm gì thân ta cả, hãy thoải mái. Ngậm câm miệng lại mà giữ im lặng. Làm cho tâm vắng lặng và đừng suy nghĩ gì nữa. Giống như một cây tre rỗng không, hãy để cho thân được nghỉ ngơi. Không cho, không nhận, giữ cho tâm yên nghỉ. Ðại Thủ Ấn cũng giống như một tâm không bám víu vào nơi nào. Cứ như vậy mà thực hành rồi một ngày, ngươi sẽ đắc được quả bồ đề.

 

He who abandons craving and clings not to this or that perceives the real meaning given in the scriptures.

Kẻ nào bỏ được tham dục và không còn bám víu vào chỗ này hay chỗ kia, sẽ nhận thức được ý nghĩa chân thật của lời kinh.

 

At first a yogi feels his mind is tumbling like a waterfall; in mid-course like the Ganges, it flows on slow and gentle. In the end it is a great vast ocean where the lights of Son and Mother merge in One.

Vào lúc mới đầu, người hành giả sẽ cảm thấy tâm mình chảy ào ạt như một ngọn thác; vào khoảng giữa nó giống như sông Hằng, chảy lặng lờ, chậm chạp. Vào đoạn cuối nó trở thành một đại dương bao la, nơi mà ánh sáng của Con và Mẹ nhập lại lành Một.

 

“He who abandons craving, and clings not to this or that, perceives the real meaning given in the scriptures.” “Develop a mind which clings to nought.” Abandon grasping, abandon attachment: the path to freedom.

“Kẻ nào bỏ được tham dục và không còn bám víu vào chỗ này hay chỗ kia, sẽ nhận thức được ý nghĩa chân thật của lời kinh”. “Phát triển một tâm không trụ vào đâu cả”. Buông bỏ mọi bám víu, buông bỏ những quyến luyến là con đường đi đến giải thoát.

 

The tradition of Dharma which evolved in Japan from the lineage of Hui Neng and other patriarchs produced a very beautiful literature and expression of the path, often very humorous. A story illustrating the same truths of non-attachment, and non-clinging, expressed in a very Zen-like way:

Truyền thống thiền phát triển ở Nhật Bản, từ dòng thiền Huệ Năng và các tổ khác, đã sản xuất ra những áng văn chương tuyệt mỹ, thường thì rất là dí dỏm. Một câu chuyện thí dụ về sự buông bỏ và không bám víu được diễn tả theo một lối Zen như sau:

 

   “Just like this cup,” the master replied, “you are so

   full of your own views and opinions that there is no room for

   any new understanding. To experience the truth, you must

   first empty your cup.”

 

A university professor once visited a Japanese master, asking many questions about Zen. The master served tea, filling his guest’s cup, and then continuing to pour. The professor watched the overflow exclaiming that the cup was full without room for any more. “Just like this cup,” the master replied, “you are so full of your own views and opinions that there is no room for any new understanding. To experience the truth, you must first empty your cup.”

Có một ông giáo sư đại học đến thăm một vị thiền sư. Ông ta cứ mãi mê nói về thiền. vị thầy rót trà ra mời, đổ đầy chén, nhưng cứ tiếp tục rót mãi. Ông giáo sư thấy thế, bảo vị thầy ngưng rót vì chén đã quá đầy, không còn chỗ để chứa thêm nữa. Vị thầy đáp: “Cũng giống như chén trà ấy, đầu ông bây giờ đã đầy ấp những quan niệm và thành kiến, không còn chỗ cho những cái mới nữa. Nếu muốn kinh nghiệm được chân lý, ông phải biết làn cạn chén trà của mình đi trước đã”.

 

As long as there is an attachment to opinions and views, we can never experience the truth. “Do not seek the truth. Only cease to cherish opinions.” In letting go of attachment to our own preconception, in that silence of mind, the whole Dharma is revealed. Each of us must empty our cup, empty our minds of attachment to views and beliefs.

Nếu chúng ta cứ mãi mê chấp vào quan niệm và thành kiến của mình, ta sẽ không thể nào kinh nghiệm được sự thật. “Không cần phải đi tìm chân lý. Chỉ cần thôi nâng niu những ý kiến của mình”. Bằng sự buông bỏ những thành kiến, với tâm vắng lặng ấy, cả giáo pháp sẽ hiển bày. Mỗi người trong chúng ta phải làm cạn chén trà của mình, khiến cho tâm ta không còn vướng mắc vào những ý niệm hay tín ngưỡng.

 

There is such beauty and clarity in the different expressions of Dharma. We are fortunate in not having been brought up in a culture conditioned by any particular one, if we stay open enough to hear and appreciate them all. They are pointing to the same truth, to the experience of the Dharma within ourselves.

Mỗi biểu hiện của giáo pháp có một vẻ đẹp và sự sáng tỏ khác nhau. Chúng ta rất may mắn không sanh ra trong một nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi một truyền thống nào duy nhất, nếu chúng ta biết thật sự cởi mở để lắng nghe và cảm nhận được tất cả. Chúng đều cũng chỉ về một chân lý, là trực tiếp kinh nghiệm được giáo pháp ở trong mỗi chúng ta.

 

   Words of positive and Inspirational Buddha quotes.

 

The Buddha advised, “Believe nothing merely because you have been told it, or because it is traditional, or because you yourself imagined it. Do not believe what your teacher tells you merely out of respect for the teacher. But whatever way, by thorough examination, you find to be one leading to good and happiness for all creatures, that path follow like the moon the path of the stars.”

Ðức Phật có khuyên: “Ðừng tin một điều gì vì các ông nghe người khác kể lại, vì truyền thống hay vì các ông tưởng tượng ra. Ðừng tin những điều gì các bậc thầy nói, chỉ vì sự kính trọng của các ông đối với những người ấy. Nhưng chỉ tin khi nào chính các ông đã thí nghiệm kỹ lưỡng và thấy rằng nó dẫn đến hạnh phúc, an lạc cho mọi loài”.

 

***   ***   ***

 

Question: I’m confused about not having opinions. I mean, out in the world there are so many choices …

Hỏi: Tôi hơi bối rối về việc không được có ý kiến. Tôi muốn nói là, sống ở cuộc đời thì dù sao vẫn có biết bao nhiêu việc bắt mình phải chọn lựa…

 

   In the same way, our mind can be free of attachment

   to distinctions and preferences, yet using them when necessary

   for dealing with the world.

 

Answer: Use the level of distinctions and preferences when appropriate, understanding that it is the conceptual level of mind, not the level of ultimate reality. Use the thought process without being attached to it. As explained in the Bhagavad-Gita, act without attachment to the fruit of the action. In the same way, our mind can be free of attachment to distinctions and preferences, yet using them when necessary for dealing with the world.

Ðáp: Chúng ta vẫn dùng trí phân biệt và thiên vị khi nào thích hợp, nhưng vẫn hiểu rằng chúng chỉ thuộc trên một bình diện ý niệm, chứ không phải là một sự thật tuyệt đối. Sử dụng tiến trình tư tưởng, nhưng đừng dính mắc vào nó. Giống như trong Áo Nghĩa Thư (Bhagavad-Gita) có nói, hành động nhưng đừng bao giờ chấp vào kết quả của chúng. Tương tự như thế, tâm của ta có thể không bị dính mắc vào sự phân biệt và thiên vị, nhưng vẫn có thể sử dụng chúng để đối phó với cuộc đời.

 

Question: What about all the activities, like yoga, tai chi, pottery, weaving or whatever, as being part of spiritual practice?

Hỏi: Còn những hoạt động khác thì sao, như là Yoga, thái cực quyền, làm đồ gốm, dệt vải hay bất cứ chuyện nào khác, có thể coi như là một phương pháp tu tập được không?

 

   Hatha yoga: the asanas (physical postures) exercise

  for relaxation, body flexibility, … and personal concentration.

 

Answer: Everything becomes possible when it is done with awareness, with clarity, without craving, without grasping, the whole world, the 10,000 joys and the 10,000 sorrows are all there to be experienced. The activity itself is no indication of depth or superficiality. The indication is the quality of mind in doing the activity. A tai chi master may be in perfect accordance with the Dharma. Perfect stillness of mind. Another person may be doing the same movements full of tension and striving. There are so many beautiful examples of all kinds of activities serving as an expression of perfection of mind. Many things become possible when the mind is free.

Ðáp: Mọi việc đều có thể thực hiện được nếu nó được làm với chánh niệm, với một ý thức sáng tỏ, không ham muốn, không bám víu. Cả thế giới này, với 10 vạn nỗi vui mừng và 10 vạn nỗi sầu khổ, đều có đủ đầy để cho ta kinh nghiệm. Việc làm, tự nó không nói lên sự nông cạn hay thâm sâu. Nhưng chính là tính chất của tâm khi làm những công việc, nói lên điều ấy. Một vị thầy Thái cực quyền có thể hoà hợp trọn vẹn với giáo pháp. Một tâm vắng lặng hoàn toàn. Nhưng một người khác có thể tập những cử động y hệt như vậy với một sự vụng về, khẩn trương. Ta có thể đem ra thí dụ biết bao nhiêu hoạt động khác, có khả năng đem lại một tâm hòa hợp trọn vẹn. Biết bao nhiêu việc có thể thực hiện được khi tâm ta được tự do.

 

Question: There is an idea that you first go through Hinayana and then Mahayana and then Vajrayana on the path, from one vehicle to the other with different kinds of things happening in each.

Hỏi: Có nơi cho rằng trước hết ta phải đi qua Tiểu thừa (Hinayana), kế đến là Ðại thừa (Mahayana) và sau cùng hết là Kim Cang thừa (Vajrayana). Ði từ thừa này sang thừa khác, mỗi cái có những sự việc khác nhau xảy ra.

 

   There is just what there is. There is the unfolding

   of the Dharma within oneself. Có sao thì thấy vậy. Nó là

   một sự phô bày của giáo pháp trong tâm ta.

 

Answer: In the sense that you are referring to, Hinayana, Mahayana, and Vajrayana are stages on a path to realization. Whichever path one is following, these stages are going to be there. You can be following a Burmese tradition, or Japanese or Tibetan, and in any of them you will go through Hinayana, Mahayana, Vajrayana stages. Confusion arises because those terms also refer to different historical traditions. People confuse the stages on the path with the different historical and cultural expressions of the Dharma. For this reason, these concepts are perhaps not so useful. There are many stages along the path. They are to be experienced. The labelling of them is extraneous, and quite liable to be misunderstood. There is just what there is. There is the unfolding of the Dharma within oneself. We go through very many experiences. The experience, rather than the ideas and names about them, is what’s most important.

Ðáp: Theo ý nghĩa mà bạn nói đó, Tiểu thừa, Ðại thừa và Kim Cang thừa, là những giai đoạn của con đường giác ngộ. Dù bạn có chọn bất cứ một lối tu nào, bạn cũng đều phải trải qua những giai đoạn ấy. Con đường bạn theo có thể là truyền thống Miến Ðiện, Nhật Bản hay Tây Tạng, và trên mỗi con đường, bạn đều phải đi qua những giai đoạn Hinayana, Mahayana và Vajrayana. Sự nhần lẫn phát xuất vì các danh từ ấy cũng có liên hệ đến những truyền thống lịch sử khác nhau. Người ta nhận lầm những giai đoạn trên đường tu với lại những cách diễn tả lịch sử và văn hóa khác nhau của giáo pháp. Vì lý do này nên những ý niệm về các thừa ấy, có lẽ cũng không ích lợi gì cho lắm. Có nhiều giai đoạn khác nhau trên con đường tu tập. Chúng phải được kinh nghiệm. Ðặt tên cho chúng chẳng ích lợi gì, mà đôi khi còn đưa đến một sự hiểu lầm. Có sao thì thấy vậy. Nó là một sự phô bày của giáo pháp trong tâm ta. Chúng ta trải qua biết bao nhiêu kinh nghiệm. Kinh nghiệm, chứ không phải là khái niệm hay danh xưng, mới là điều tối quan trọng.

 

Question: There are different traditions of meditation in different countries. Would they too just be different ways of progressing on the path?

Hỏi: Có nhiều truyền thống thiền khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Phải chăng chúng cũng chỉ là những lối tiến khác nhau trên con đường tu mà thôi?

 

Answer: Mindfulness can be developed on any object. You can develop mindfulness on thoughts, on the body, on external objects, on internal objects, on all of them, or on some combination. The different techniques and methods are different ways of developing mindfulness. It is awareness which is the essence of all practices, that balance of mind out of which enlightenment happens. All things are impermanent, and insight can be developed on any object whatsoever. You can experience enlightenment in the middle of a thought, in the middle of a pain, while eating, while walking, any time at all, because it comes out of a perfect balance of mind, not by holding on to some particular object.

Ðáp: Chánh niệm có thể được áp dụng vào bất cứ một đối tượng nào. Bạn có thể áp dụng chánh niệm trên tư tưởng, trên thân thể, vào những đối tượng ngoài thân, vào những đối tượng trong thân, vào tất cả hay một số đối tượng chọn lọc nào đó. Những kỹ thuật và phương thức khác nhau là những phương tiện khác nhau để phát triển chánh niệm. Yếu tố tỉnh thức là cốt tủy của mọi sự thực hành. Từ tâm quân bình đó mà giác ngộ phát sinh. Mọi hiện tượng đều vô thường, cho nên trí tuệ có thể được khai triển trên bất cứ một đề mục nào. Bạn có thể giác ngộ giữa một dòng tư tưởng, giữa mộtcơn đau, trong khi ăn, trong khi đang đi, bất cứ lúc nào, bởi vì nó phát sinh từ một tâm quân bình, chứ không phải từ sự bám víu vào một đề mục đặc biệt nào.

 

Question: Some teachers talk about the danger of psychic powers in spiritual practice. What does that mean?

Hỏi: Có nhiều vị thầy nói về sự nguy hiểm của vấn đề thần thông trong sự tu tập. Ðiều này có nghĩa ra sao?

 

Answer: Power of mind can be developed. It is not wisdom. Power and wisdom are two very different things. It may be dangerous to develop those powers before reaching ahigh level of enlightenment, because they can just strengthen the idea of self, of ego, and be used in a very manipulative way. Power can be used skillfully if one has a firm foundation in morality and understanding, but it is not necessary to develop these powers. There are many enlightened beings without psychic powers, and there are many beings with powers who are not enlightened. In some people wisdom and power are combined.

Ðáp: Năng lực của tâm có thể được phát triển. Nó không phải là trí tuệ. Năng lực và trí tuệ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nó có thể nguy hiểm, nếu ta phát triển những thần thông ấy trước khi mình đạt đến một trình độ giác ngộ nào đó. Vì chúng sẽ củng cố thêm cái Tôi, cái ngã của mình, và đôi khi ta có thể lạm dụng chúng. Thần thông có thể trở thành một phương tiện thiện xảo nếu ta có căn bản đạo đức và hiểu biết vững vàng. Nhưng việc phát triển những năng lực này hoàn toàn không cần thiết. Có những bậc giác ngộ mà không có chút thần thông, và

cũng có rất nhiều người có thần thông mà chẳng có gì giác ngộ. Tuy nhiên cũng có một số người có được cả hai.

 

Question: In the Dhammapada, Buddha often refers to the state of attaining arahantship. Does that refer to the experience of enlightenment?

Hỏi: Trong kinh Pháp Cú, đức Phật thường hay nhắc đến quả vị A La Hán. Ðây có phải là một trạng thái giác ngộ hay không?

 

   An arahant is one in whom all defilements are

   eradicated from the mind. Một vị A La Hán là một người

   mà mọi điều bất thiện trong tâm đều đã bị loại trừ.

 

Answer: Yes, it refers to the complete elimination of greed, hatred, and delusion from the mind, which comes as the result of experiencing nirvana. The first experience of nirvana, the first glimpse of the ultimate truth, removes some of the defilements of mind; others remain. And as one continues to walk along the path, further defilements are uprooted. An arahant is one in whom all defilements are eradicated from the mind. In the same way, the idea of Buddhahood in this lifetime means freedom from greed, hatred and delusion. In the experience of the truth, the unity of the Dharma is understood. Develop a mind which clings to nought. This is the essence of all teachings. It becomes so simple when one practices.

Ðáp: Ðúng vậy, đây chính là một sự tiêu diệt hoàn toàn tham, sân, si trong tâm, nhờ vào kết quả của một kinh nghiệm Niết bàn. Kinh nghiệm Niết bàn đầu tiên, một cái thoáng nhìn được chân lý tuyệt đối, sẽ tẩy rửa đi được một số tâm bất thiện, tuy một số vẫn còn ở lại. Và khi ta tiếp tục tu tập, thêm một số tâm bất thiện nữa sẽ bị nhổ bỏ. Một vị A La Hán là một người mà mọi điều bất thiện trong tâm đều đã bị loại trừ. Cũng giống như vậy, quan niệm thành Phật trong kiếp này có nghĩa là tự do, không còn bị tham, sân si chi phối nữa. Kinh nghiệm được chân lý thì sự đồng nhất của giáo pháp sẽ được hiểu rõ ràng. Phát triển một tâm không bám víu vào đâu cả. Ðây là cốt tủy của mọi sự tu tập. Nó sẽ trở nên vô cùng giản dị khi ta bắt đầu thực hành.

 

Question: What is needed to develop deep states of insight? Does it take something extraordinary?

Hỏi: Ta phải cần những gì để phát triển một trí tuệ thâm sâu? Nó có đòi hỏi một cái gì phi thường không?

 

Answer: There’s only one thing that’s required: to be aware of what’s happening in the moment. If we have any idea at all of what should be happening, we’re not fully experiencing the moment. The practice is to be mindful of all the changing states of mind and body without clinging, without condemning, without identifying with them. That’s the path from beginning to end. Then it all unfolds by itself; there is nothing we have to do to make things happen. People don’t believe how simple it is. There is often a desire to complicate it and to think that we have to experience some fantastic mental states. Rather, it’s just sitting back very attentively and becoming the flow. Being simple and easy.

Ðáp: Nó chỉ đòi hỏi duy có một điều mà thôi, ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Nếu chúng ta còn bất cứ một ý niệm nào về những gì đáng lẽ nên xảy ra, ta không thật sự kinh nghiệm được hiện tại. Phương thức là có chánh niệm đối với mọi trạng thái thay đổi của thân và tâm mà không đem lòng ưa thích hay ghét bỏ, không nhận nó là mình. Ðó là trọn con đường đi, từ đầu cho đến cuối. Rồi nó sẽ tự phô bày cho ta thấy hết. Người ta thường không tin rằng sự tu tập giản dị đến như vậy. Thường thường ta hay có một ý muốn làm cho nó phức tạp hơn, nghĩ rằng mình phải kinh nghiệm một số trạng thái xuất thần nào đó mới đúng. Thật ra, ta chỉ cần ngồi lại trong chánh niệm và trở thành một với dòng sông thực tại. Hãy giữ sự giản dị và thư thái.

 

Question: I thought that some paths stress service to others rather than freeing oneself first?

Hỏi: Tôi tưởng rằng có những lối tu chú trọng về sự phục vụ người khác hơn là lo việc giải thoát cho mình trước?

 

Answer: All paths revolve about seeing the illusory nature of self, of coming to the end of selfishness. The natural and organic expression of the Dharma is love and compassion, helping and caring for others. This has nothing to do with vehicle or path, or vow; it’s the natural expression of wisdom. As we lose our attachment to the concept that this is “I” and that’s “other,” we begin to experience the unity of all beings, and from this understanding comes love and service.

Ðáp: Mọi con đường đều xoay quanh vấn đề là làm sao nhìn thấy được sự giả tạo của cái Tôi, cái ngã. Một biểu hiện tự nhiên và cơ bản của giáo pháp là lòng Từ và Bi, giúp đỡ lo lắng cho người khác. Ðiều này không có dính dáng gì đến “thừa” nào hay con đường nào mình theo, hay vì một lời nguyện nào. Nó là một sự biểu lộ tự nhiên của trí tuệ. Khi chúng ta không còn bám víu vào ý niệm đây là “Tôi”, còn kia là “người khác”, ta sẽ bắt đầu kinh nghiệm được sự đồng nhất của mọi

loài, và từ sự hiểu biết này phát sinh ra lòng từ bi, sự phục vụ.

 

Question: As we get into practice, does this question of different path disappear?

Hỏi: Khi chúng ta bắt đầu thực hành, sự thắc mắc về những thừa, cổ xe, con đường khác nhau này có mất đi không?

 

Answer: A poet-friend, Tom Savage, wrote a poem ending with these lines:

Ðáp: Tôi có một người bạn là thi sĩ, Tom Savage, có làm một bài thi kết thúc bằng những dòng như sau:

 

Greater vehicle, lesser vehicle,

No matter!

All vehicles will be towed away

at owner’s expense.

Xe lớn hay xe nhỏ,

Cũng chẳng khác biệt gì!

Chúng cũng bị kéo đi,

Tiền, chủ nhân phải trả.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://slideplayer.com/slide/8358183/
  5. Photo 3:https://www.secondsale.com/i/fingers-versus-the-moon-a-scientific-rationale-for-an-extra-scientific-psychology
  6. Photo 4: https://studylib.net/doc/5436375/buddhism-transformed
  7. Photo 5: http://www.shaolintemplemi.org/dajian-huineng-the-official-sixth-patriarch-of-ch%27an.html
  8. Photo 6: https://www.sanskritimagazine.com/indian-religions/buddhism/manjushri-wisdom-bodhisattva/
  9. Photo 7: https://buddhaweekly.com/guan-yin-ten-great-protections-goddess-mercy-avalokiteshvara-bodhisattva-compassion/
  10. Photo 8: http://www.evdhamma.org/index.php/documents/collections/doing-good-deeds/item/1003-coi-chi-tay-bill-gates-song-ngu
  11. Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1134-khong-ton-tai-song-ngu
  12. Photo 10: https://www.svpwiki.com/Figure-1.6—From-One-Mind-comes-all.-All-goes-back-to-One-Mind
  13. Photo 11: https://101yogasan.com/constipation/maha-mudra.htm
  14. Photo 12: https://www.naturalawareness.net/mahamudra
  15. Photo 13: http://archive.enlightenedbeings.com/experience-enlightenment-now.html
  16. Photo 14: https://www.youtube.com/watch?v=WPDo75nCtiY
  17. Photo 15: http://wordsofpositive.blogspot.com/2012/11/buddha-quote-11.html#.YCLgS3mIZPY
  18. Photo 16: https://www.pbyoga.com/learn-more-about-yoga
  19. Photo 17: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  20. Photo 18: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/180-19-lam-sao-de-biet-mot-vi-a-la-han-song-ngu