Twentyfifth Evening – Đạo – Tao – Song ngữ

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Lotus group.

 

Twentyfifth Evening – Đạo – Tao

 

   Tao (Chinese), Đạo (Vietnamese): signifying the “way”, “path”,

   “route”, “road” or “principle” or “holistic beliefs”. Yin is the black side,

   and yang is the white side, is a concept of dualism, describing how

   seemingly opposite or contrary forces may actually be complementary,

   interconnected, and interdependent in the natural world.

 

There is an ancient Tao story about a tree. The tree was old and crooked; every branch twisted and gnarled. Somebody walking by that old and crooked tree commented to Chuang Tzu what a useless tree it was; because the trunk and branches were so crooked the tree served no purpose at all.

Trong đạo Lão có một câu chuyện về một thân cây mọc trên rừng. Cây ấy già và cong queo, các cành đều cằn cội và đầy những u bướu. Có người đi ngang qua và phê bình với Trang Tử rằng cây ấy thật là vô dụng, vì thân và cành đều cong vòng, khúc khuỷu cho nên không thể dùng vào việc gì được hết.

 

   Chuang Tzu said:

   No one seems to know how useful the tree is to be useless.

   The uselessness of the tree is what protected it.

 

Chuang Tzu replied: Trang Tử đáp:

The tree on the mountain height is its own enemy … The cinnamon tree is edible: so, it is cutdown! The lacquer tree is profitable: they maim it. Every man knows how useful it is to be useful. No one seems to know how useful it is to be useless.

– Cây trên núi là tự vời người đến đốn phá. Mỡ chứa lửa là tự làm cho mình bị thiêu đốt. Cây quế ăn được nên bị chặt. Cây sơn dùng được nên bị cắt. Người biết dùng cái dùng được, mà không ai biết dùng cái không dùng được.

 

The uselessness of the tree is what protected it. Nobody wanted it for anything, so they didn’t cut it down, and it lived to be very old, fulfilling its own nature.

Sự vô dụng của cây là yếu tố bảo vệ cho nó. Vì không ai cần nó nên chẳng ai đốn xuống, nhờ vậy mà nó được yên thân, sống thọ, hưởng trọn kiếp thiên nhiên của mình.

 

“No one seems to know how useful it is to be useless.” What does it mean to be useless? It means being empty of striving to become something, to be anything special, freeing the mind from that kind of gaining idea. To become useless is to settle back and allow our own nature to express itself in a simple and easy way.

“Không mấy ai biết dùng cái không dùng được”. Vô dụng có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là rỗng không, không nỗ lực để trở thành một cái gì quan trọng, hay bất cứ một cái gì khác, giải thoát tâm mình ra khỏi tư tưởng mong cầu. Trở nên vô dụng có nghĩa là ổn định xuống và để cho tự tính của mình được phát hiện một cách giản dị và tự nhiên.

 

   Tôi không có gì đặc biệt, chỉ là một con người bình thường.

   Đó là lý do tại sao tôi luôn mô tả bản thân mình như một

   nhà sư Phật giáo giản dị. Dalai lama.

 

There’s a famous monk in Thailand who summed up this attitude of mind, and indeed the whole Dharma, in a very short saying. He said, “There’s nothing to be, nothing to do, and nothing to have.” Nothing special. Everything is impermanent, everything is in flow, in constant transformation. If we can free ourselves of the striving to be someone special, to be a certain way, or to have certain things—free of that desire to do or to be or to have anything at all—we can settle back into the natural unfolding of Dharma.

Có một vị sư nổi tiếng ở Thái Lan đã tóm tắt thái độ này, và có lẽ trọn vẹn cả giáo pháp trong một câu ngắn gọn. Ông ta nói: “Không có gì để trở thành, không có gì để làm, không có gì để giữ”. Chẳng có gì là quan trọng hết. Mọi vật đều vô thường và luôn luôn trôi chảy, chuyển hóa. Nếu chúng ta có thể tự giải thoát ra khỏi nỗ lực để trở thành một người nào quan trọng, theo một đường hướng nào đó, hay là để đạt được một điều gì – không còn ham muốn hành động, trở thành và chiếm hữu – chúng ta có thể an trú trong sự phô bày của giáo pháp.

 

A lot of Taoist writings are about being invisible in the world. There is a story of a Chinese prince who went to hunt monkeys. When he came to the forest, the monkeys in the trees scattered very quickly. There was one monkey who didn’t run away, he just sat on the end of a branch. The prince took his arrow and shot it, but with great agility the monkey caught the arrow in mid-air before it hit him. At that, the prince gave orders for all his huntsmen to shoot. They all shot their arrows at once and the monkey was killed.

Ðạo Lão thường bàn nhiều về vấn đề trở nên vô hình trong cuộc đời. Có câu chuyện kể về một vị hoàng tử đi săn khỉ. Khi ông ta vừa vào đến rừng, thì những con khỉ thấy bóng dáng ông ta là đã chạy tán loạn đi trốn hết. Nhưng duy có một con khỉ vẫn cứ ngồi yên trên cành, không có vẽ gì sợ hãi. Hoàng tử bèn lấp tên vào cung và bắn. Nhanh như chớp, con khỉ đưa tay ra bắt lấy mũi tên trong khi nó vẫn còn đang bay tới. Thấy vậy, vị hoàng tử ra lệnh cho tất cả quân lính của ông lấp tên vào cung bắn một lượt. Con khỉ bị trúng tên ngã xuống.

 

   Zen Story: The Clever Monkey: Because the monkey

   was demonstrating his skill with defiance, taking pride in his

   trick, it became the cause of his destruction.

 

Because the monkey was demonstrating his skill with defiance, taking pride in his trick, it became the cause of his destruction. In the same way, when we act with the idea in mind of some kind of show or demonstration of how good or smart or clever, we are, or when there is any projection arising from the idea of self, that very action creates exactly the opposite forces, involving us intension and conflict. To walk in the world invisibly means not aggressively asserting our skills or qualities, not making a show. It is an attitude of mind which operates without the sense of I, without the sense of self-importance, or self-striving. Just being in the moment in harmony with the situation.

Bởi vì con khỉ ấy đã phô trương tài năng của nó, tự kiêu một cách vô lối, nên tài năng ấy đã trở thành nguyên nhân cho sự diệt vong. Tương tự như vậy, khi chúng ta hành động với một ý khoe khoan, muốn phô trương cái hay cái giỏi của mình, hay khi những hành động phát xuất từ một sự chấp ngã, chúng sẽ tạo ra một lực đối kháng lại, gây cho ta những sự xung đột và mâu thuẩn. Bước đi trong cuộc đời một cách vô hình có nghĩa là không quá khích quả quyết tài năng hay đức tính của mình. Không phô trương. Ðây chính là một thái độ của sự vô ngã, không có một ý niệm tự quan trọng hay tự nỗ lực nào. Chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, sống hòa hợp với hoàn cảnh chung quanh.

 

One of the things that struck me most forcibly when I began the practice of meditation was the fact that so many actions were motivated by a desire to project some image: dressing a certain way, relating to people in a certain way; all revolving about a concept of myself I had created and then struggled to maintain. To carry around an image of ourselves is a great burden, causing a strain or tension between what we actually are in the moment and the image we’re trying to project. It’s not acting invisibly, it’s not acting with that basic emptiness of self which is the settling back into the Dharma, into the Tao. There is nothing special to be, nothing special to do, nothing special to have. We can let go of self-images, let go of projections, and all the tensions involved in sustaining them. Settling back and letting it all unfold by itself without any preconceptions of who we are.

Một trong những khám phá quan trọng nhất khi tôi mới bắt đầu tu thiền, là có biết bao nhiêu hành động bắt nguồn từ ý muốn tạo nên một hình ảnh về mình: trang sức theo một lối riêng, đối xử với người chung quanh theo một cách nào đó. Tất cả đều xoay chung quanh ý niệm về một cái Tôi, mà tôi đã bỏ công tạo dựng và rồi cố gắng duy trì nó. Cứ mang vác theo một hình ảnh về mình là một gánh nặng gây ra một sự mâu thuẩn, đối chọi giữa con người thật của mình trong giây phút hiện tại với hình ảnh mà mình mong muốn. Vấn đề không phải là hành động một cách vô hình, mà là hành động với một sự vô ngã, giúp ta an trú trong giáo pháp, trong Ðạo lớn. Chẳng có gì đặc biệt để ta trở thành, chẳng có gì đặc biệt để ta làm, chẳng có gì đặc biệt để ta giữ. Chúng ta có thể buông bỏ những hình ảnh về mình, buông bỏ những phóng ảnh, và mọi cố gắng nỗ lực để duy trì chúng. Hãy an trú trong hiện tại và để cho nó tự hiển lộ, mà không mảy may có một thành kiến nào về con người thật của mình hết.

 

Cow in large pasture will keep them under control.

 

Suzuki Roshi in his book Zen Mind, Beginner’s Mind gives a good example for the ease and breadth of that kind of mind. He says that the best way to control a cow is to give it a big pasture. It’s difficult to control a cow in a small and confined space. But if you give it a big pasture, then the very spaciousness of the place keeps it under control. In the same way, the best way to control the mind is to give it a wide range. There is no need to confine it or restrict it or restrain it in a narrow space. Settle back and let it be as it is, free of any striving, free of any idea of attaining anything. Give it a big pasture and watch the unfolding. The attitude of trying to get something, trying to become something, very often extends into spiritual practices as well. We have the idea of gaining something, which is a big hindrance to the practice. It’s not understanding the emptiness of the unfolding, the emptiness of the Tao.

Suzuki Roshi trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có đưa một thí dụ về sự thư thái và bao la của tâm ấy. Ông nói rằng một cách hay nhất để kiểm soát một con bò là cho nó một đồng cỏ thật rộng. Khó mà có thể kiểm soát được một con bò trong một khoảng không gian nhỏ bé và giới hạn. Nhưng nếu bạn cho nó một bầu trời bao la, thì khoảng trời rộng lớn ấy sẽ giữ con bò lại. Cũng vậy, một cách để kiểm soát tâm mình là để cho nó được thoải mái. Không cần gì phải nhốt hay kềm hảm nó lại trong một khoảng không gian chật hẹp. Hãy thư thái và để cho nó tự nhiên hiện hữu, thoát ra ngoài mọi cố gắng, ý niệm muốn đạt một việc gì. Hãy cho nó một cánh đồng cỏ bao la và nhìn nó tỏa bày. Thái độ cố gắng để thực hiện một điều gì, để trở thành một người nào, đôi khi cũng lan tràng trong lãnh vực tu hành. Ý niệm tăng tiến, thủ đắc là một chướng ngại rất lớn cho sự tu tập. Tất cả cũng vì ta không hiểu được tự thể rỗng không của mọi vật, của Ðạo lớn.

 

 

Wu wei (Chinese: 無為; pinyin: wúwéi) is a concept literally

meaning “inexertion”, “inaction”, or “effortless action”.

 “What we are looking for is what is looking.”

“Cái gì mà ta đang tìm kiếm là cái gì đang tìm kiếm”

 (Vô vi nhi vô bất vi: Không làm mà làm – Bất hành nhi hành)

 

There’s a writer by the name of Wei Wu Wei who expresses very succinctly this idea of settling back without striving. He says, “What we are looking for is what is looking.” It’s not something outside of us that we have to reach for or hold onto or attain. He said, “There’s only one question, and the asking is the answer.” The asking is what is happening in the moment. And that’s the answer to the question. The answer is not something “out there” that we have to find or discover. The answer to the one big question of who we are is the asking of it.

Có một văn hào tên là Wei Wu Wei đã diễn tả một cách thật hàm súc về vấn đề an trú trong hiện tại và không cần nỗ lực. Ông nói: “Cái gì mà ta đang tìm kiếm là cái gì đang tìm kiếm”. Không có cái gì ở bên ngoài ta để cho ta tìm kiếm, nắm giữ hay là đạt đến. Ông nói: “Chỉ có một câu hỏi, và hỏi tức là trả lời”. Hỏi tức là việc xảy ra trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi. Câu trả lời không phải là một cái gì “ở bên ngoài” mà ta cần phải tìm kiếm hay khám phá. Câu trả lời cho câu hỏi trọng đại “ta là ai”, chính là việc nêu lên nghi vấn ấy.

 

The asking of the problem, the asking of the koan, is the answer.

 

This helps in understanding the Zen system of meditation and teaching which uses the koan, seemingly unsolvable problems. We give the mind a problem which has no rational answer, such as, “What is the sound of one hand clapping?” as long as we’re looking for an answer by trying to solve the problem, we don’t understand the process. The asking of the problem, the asking of the koan, is the answer. And, in fact, the solution to the koan is not any particular answer at all. It’s the ability to totally respond in the moment. That’s what our whole practice is: being totally in the moment—in the asking, in the answering. Not seeking for solutions by wanting a certain state or having a certain kind of thought or conceptual understanding, but to be totally experiencing the process in the moment.

Điều này giúp ta hiểu được truyền thống thiền của Zen và việc sử dụng các công án, là những vấn đề không thể giải quyết được. Chúng ta bắt tâm mình phải suy nghĩ về những câu hỏi mà không thể nào có một sự giải đáp hữu lý được, như là: “Hãy nói cho ta nghe về tiếng vỗ của một bàn tay?” Khi mà ta đi tìm câu trả lời bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề, tức là ta đã không hiểu gì hết. Câu hỏi mà vấn đề đưa ra, nghi vấn của một công án, tự chính nó là câu trả lời. Và sự thật thì lời giải đáp cho một công án, là không có một câu trả lời nhất định nào hết. Nó chính là khả năng ứng đối hoàn toàn trong giây phút hiện tại. Thì đây cũng là mục đích cho sự tu tập của chúng ta: hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại – trong câu hỏi và trong câu trả lời. Không phải đi tìm giải đáp bằng cách mong cầu một loại trí thức, hiểu biết hay kiến thức nào cả, nhưng là kinh nghiệm một cách trọn vẹn tiến trình xảy ra trong giờ phút hiện tại.

 

The biggest obstacles to settling back are attachments to self-images and concepts of who we are and how we want to be. They complicate unnecessarily the very simple experience of what itis that’s happening. Often people on the spiritual path get trapped by an image. An image of what they think it means to be a yogi or a meditator or a spiritual person, creating for themselves that struggle of trying to live up to a certain preconceived way of action or behavior.

Trở ngại to tát nhất cho sự ổn định là sự cố chấp vào một hình ảnh, ý niệm về mình và những mơ tưởng về một nhân vật mà mình muốn được trở thành. Chúng làm phức tạp một cách không cần thiết cái kinh nghiệm giản dị của việc sống trong hiện tại. Thường thường thì những người trên con đường tu hành thường hay bị chấp kẹt vào một hình ảnh. Một hình ảnh về một nhà tu, một thiền sư, một đạo sư mà họ tự tạo nên, rồi cố gắng bó buộc mình phải hành động, sống theo giống như vậy.

 

When I was studying in India, I had three different teachers. Studying with each of them was an important lesson in understanding that there is no one way to be. Enlightenment is not expressed through any one kind of personality. These teachers were quite unalike in personality and style. Each one was an embodiment of wisdom, and love and power, without any image of how that embodiment should be expressed.

Trong thời gian tu tập ở Ấn Ðộ, tôi có ba vị thầy khác nhau. Qua những vị thầy tôi học được một bài học vô cùng quan trọng: tôi hiểu rằng không có một phương pháp nào là duy nhất hết. Sự giác ngộ không được diễn tả qua một cá tính, hay một tác phong duy nhất nào. Mỗi vị thầy đều có một cá tính riêng, theo một cách thức hoàn toàn khác nhau. Mỗi ngưòi đều là hiện thân của trí tuệ, tình thương và sức mạnh, nhưng hoàn toàn không có một ý niệm rằng hiện thân này phải được biểu hiện bằng một cách này hay một cách khác.

 

Wei Wu Wei said that humility is the absence of any one to be proud. It’s not some stance of posture or personality. True humility is to be empty of self. My teachers displayed this “absence “each in their own natural way. To see the Dharma manifesting in so many different ways was a great help in understanding there is no one way we have to be. There’s no personality we have to assume in this process of purification. To settle back and let our personalities express themselves very naturally, to let the Dharma unfold. There’s nothing to do and nothing to be and nothing to have. And with that state of mind we can do, we can be, and we can have freely.

Wei Wu Wei nói rằng đức khiêm tốn chính là sự vắng mặt của một cá nhân kiêu hảnh. Nó không phải là một vị thế của thân hay của cá tính. Một khiêm tốn thật sự chính là sự vô ngã. Những vị thầy của tôi biểu lộ sự “vắng mặt” này theo một lối riêng tự nhiên của họ. Thấy được giáo pháp có thể biểu lộ qua nhiều cách khác nhau, giúp ta hiểu rằng không có một đường lối nhất định bắt buộc ta phải theo cả. Trong sự tinh luyện này, ta không phải đảm đương hay bắt chước theo một tác phong nào hết. Cứ thoải mái và để cho những cá tính của ta hiển bày một cách tự nhiên, hãy để giáo pháp phô bày. Không có việc gì để làm, không có một ai để trở thành và cũng không có gì để lấy. Và với thái độ đó ta có thể làm, ta có thể trở thành và ta có thể lấy, một cách vô cùng tự tại.

 

   His attendant presented a card which had his name

   followed by “Governor of Kyoto.” “I have no business with

   such a person,” said the Master, “tell him to get out of here.

 

There’s a Zen story about staying free of concepts about oneself and others, in which a great Zen teacher is called on by the governor of Kyoto. His attendant presented a card which had his name followed by “Governor of Kyoto.” “I have no business with such a person,” said the Master, “tell him to get out of here.” The attendant returned the card with apologies. “That was my error, “said the Governor and scratched out the words, “Governor of Kyoto.” “Ask the master again.” “Oh, is that him,” exclaimed the teacher when he saw the card, “I want to see that fellow.”

Có một câu chuyện thiền nói về ý niệm chấp có mình và có người khác. Ngài tổng đốc của Kyoto đến thăm một vị thiền sư. Ngài tổng đốc sai người hầu đem tấm thiệp vào đưa vị thiền sư. Trên thiệp có ghi tên ông với hàng chữ: “Tổng đốc của Kyoto”. Vị thiền sư xem xong tấm thiệp, nói với người hầu:

– Ta không biết người này là ai cả! Ngươi hãy bảo ông ấy cút đi cho khuất mắt ta!

Người hầu ra kể lại với lời xin lỗi.

– Chết! đó là lỗi của ta.

Ngài tổng đốc nói rồi lấy bút ra gạch bỏ hàng chữ “Tổng đốc của Kyoto”.

– Xin anh đem vào trình lại với thiền sư dùm tôi.

Vị thiền sư đọc xong tấm thiệp rồi la lên:

– À! té ra là ông ấy! Mời ông vào ngay, ta đang muốn gặp ông ta đây.

 

When he presented himself as the “Governor of Kyoto,” he was very far from the Dharma. When he presented himself as he was in the moment, free of an image, free of concept, he was just with what was happening and able to meet the great Zen master. To be able to relate to others without the boundaries of an image, makes possible very dynamic interactions. Often, we put ourselves and others into little mental boxes or compartments — “Somebody is this way or that way, I know where they’re at!” We relate in a very static way through the veil of concept. Everything is changing in each moment; our minds, our bodies, the situation around us. To stay fluid, to stay free of concepts and self-images, allows for these changes, and our understanding in relationships remains open and unencumbered.

Khi ông ta tự cho mình là “Tổng đốc của Kyoto”, ông đã xa lìa đạo pháp. Và khi ông tự giới thiệu mình như là trong giờ phút hiện tại, không hình ảnh, không chức tước, không một ý niệm, ông chỉ là ông trong giờ phút đó thì ông được vào gặp vị thiền sư. Một khả năng đối xử với người khác, không bị gìới hạn trong một hình ảnh nào, giúp cho ta có được sự tự tại trong những liên hệ với mình. Thói thường thì ta hay đem tự dồn nhét mình với người khác vào trong những hộp hay những ngăn tâm lý -“Hắn là như vậy đó, tôi biết quá mà!” Mối liên hệ của ta đối với người khác rất là cố định, qua tấm màn thành kiến. Mà sự vật thì thay đổi trong mỗi giây phút: tâm ta, thân ta, hoàn cảnh chung quanh ta. Ta phải biết uyển chuyển thoát ra khỏi các thành kiến về mình hay người khác, để cho những sự thay đổi này cùng sự hiểu biết của ta được cởi mở và không bị ngăn ngại.

 

So much of our life’s centers around the idea of self, trying to fulfill it or satisfy it. This energy is carried over into spiritual practice by the kind of mind which is somehow trying to do battle with the ego, thinking the “self” is something to get rid of. Battling with the self does not reflect an understanding of how the process is happening.

Cuộc đời của chúng ta phần nhiều quay chung quanh ý niệm về cái Tôi của mình, và nỗ lực để bảo vệ và thỏa mãn nó. Năng lực này, khi mang vào trong sự tu tập thì ngược lại, trở thành một ý định muốn chiến đấu với cái Tôi ấy, cho rằng nó là một cái gì cần phải bị tiêu diệt. Nhưng chiến đấu với cái Tôi tức là ta vẫn chưa hiểu được tự tánh của sự vật.

 

Wei Wu Wei wrote a parable called, “The Goose”:

Wei Wu Wei có viết một ngụ ngôn gọi là: “Con vịt trời”:

 

Destroy the ego? Hound it, beat it, snub it, tell it where it gets off? Great fun, no doubt. But where is it? Must you not find it first? Isn’t there a word about catching your goose before you cook it?

Muốn diệt cái Ngã ư? Săn nó, đập nó, đánh hơi nó, nói cho ta nghe nó trốn ở chỗ nào? Vui thú là cái chắc. Nhưng, nó ở đâu? Có phải ta nên cần tìm thấy nó trước chăng? Hình như người ta có nói ta phải bắt được con vịt trời trước cái đã, rồi hãy nói đến chuyện làm thịt nó?

Mà vấn đề khó khăn ở đây là không có một con vịt trời nào cả.

 

All that effort, all that energy, to annihilate the ego … and it’s not there in the first place. There’s nothing to strive for and there’s nothing to get rid of. We need only to stop creating the self in our minds in each moment. To be in the moment free of concept, free of image, free of clinging. To be simple and easy. There’s no struggle or tension in that invisibility, in that effortlessness. There is a beautiful poem describing the possibility of this way of living:

Mọi nỗ lực, mọi công phu, cố gắng để diệt trừ cái ngã… nhưng nó có hề hiện hữu bao giờ đâu nà để cho ta tiêu diệt. Không có gì để cho ta ra sức đeo đuổi và cũng không có gì để loại trừ. Chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo dựng lên một cái Tôi trong mỗi giây phút. Hãy sống trong giờ phút hiện tại mà không dùng ý niệm, hình ảnh. Sống một cách giản dị và thư thái. Không có một mảy may tranh đấu hay khích động trong một cụôc sống vô hình, vô dụng công ấy.

Có một bài văn thật đẹp diễn tả về một lối sống này:

 

What is meant by a ‘true man?’ The true men of old were not afraid when they stood alone in their views. No great exploits. No plans. If they failed, no sorrow. No self-congratulation in success … The true men of old slept without dreams, woke without worries. Their food was plain, they breathed deep … The true men of old knew no lust for life, no dread of death. Their entrance was without gladness, their exit yonder, without resistance. Easy come, easy go. They did not forget where from, nor ask where to. Nor drive grimly forward fighting their way through life. They took life as it came, gladly; took death as it came, without care; and went away, yonder. They had no mind to fight Tao. They did not try, by their own contriving, to help Tao along. These are the ones we call true men. Minds free, thoughts gone, brows clear, faces serene. Were they cool? Only cool as autumn. Were they hot? No hotter than spring. All that came of them came quiet, like the four seasons.

Thế nào là bậc Chân nhân? Bậc chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng… Bậc chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu… Bậc chân nhân ngày xưa không tham sống, không sợ chết. Lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự. Thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. Họ không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh cuộc sống thì vui với đó, mà quên đi, khi cái chết đến, phải trở về. Ðó gọi là không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là chân nhân. Nhờ được thế mà lòng của họ luôn luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản. Lạnh như mùa thu mà ấm như mùa xuân. Tất cả luân chuyển như bốn mùa nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đâu là cùng.

 

***   ***   ***

 

Question: How can we make an effort without striving?

Hỏi: Làm sao mà ta lại có thể nỗ lực mà không có một sự cố gắng được?

 

Answer: The effort is exactly to be free of striving; settling back to be mindful in the moment. Some of you may have experienced, in the growth of awareness, not being caught up in projections or concepts. When the mind is in that space, there is nothing to do. When you sit down, it’s just sitting, and you are effortlessly aware of whatever is happening.

Ðáp: Chính nỗ lực của ta là để không còn cố gắng an trú và có chánh niệm trong hiện tại. Có lẽ một vài bạn đã có kinh nghiệm, khi chánh niệm tăng trưởng, không còn bị vướng mắc vào những thành kiến, mơ tưởng của mình. Khi tâm ta ở trong trạng thái đó, chẳng có gì để làm cả. Khi ta ngồi, chỉ có ngồi, và ta ý thức được bất cứ một chuyện gì xảy ra một cách không cố gắng.

 

Question: It seems now that the perfect expression of my Dharma is to be an unmindful dreamer. But even being patient, I’m waiting for it to end, looking beyond it, it seems to be almost all I can do …

Hỏi: Dường như bây giờ, tình trạng tu của tôi có thể được diễn tả như là một người mơ ngủ trong thất niệm. Mặc dù kiên nhẫn, tôi vẫn mong chờ nó qua đi, nhìn vượt qua giai đoạn này. Dường như là tôi chỉ có thể làm được bấy nhiêu đó mà thôi…

 

Answer: There is insight which comes from knowing that one is daydreaming. Having even a moment’s glimpse of that wandering mind indicates the possibility of living uninvolved in those concepts and shadows.

Ðáp: Có loại trí tuệ phát xuất từ việc ý thức rằng mình đang mơ mộng viễn vông. Chỉ cần nhìn thoáng qua được cái tâm thơ thẩn, lang thang đó cũng đã chứng tỏ khả năng sống mà không bị lệ thuộc vào những bóng dáng và ý niệm ấy.

 

Question: How does choosing a livelihood come in?

Hỏi: Như thế thì ta chọn lựa một lối sống bằng cách nào?

 

Answer: It can all be done from the awareness of an appropriate need, rather than some expression of self. Instead of it being the fulfillment of some image we have of ourselves, we can just do what is appropriate in the moment, open to service and motivated by love and compassion. Then it flows simply and easily. Nothing special to do or to be or to have.

Ðáp: Nó có thể được thực hiện bằng cách ý thức về những nhu cầu cần thiết của mình, hơn là những phưong tiện để phô trương cái Tôi. Thay vì coi nó như là sự hoàn tất của một ước vọng cán nhân nào đó, chúng ta có thể làm những gì thích hợp trong giây phút hiện tại, sẵn sàng để phục vụ và khởi sự vì lòng từ bi. Rồi nó sẽ tự trôi chảy một cách giản dị và thư thả. Không có gì là đạc biệt để làm, để trở thành hay để có.

 

Question: What about planning that has to be done?

Hỏi: Thế còn những dự định phải thực hiện thì sao?

 

Answer: The planning mind is happening in the moment. Be aware of the planning mind as an expression of the present moment. To be just with what’s happening, using the thought process and the whole conceptual framework in dealing with the world, but staying grounded by realizing it’s all just now. To act without attachment to the fruits of the action.

Ðáp: Tâm suy tính, hoạch định cũng chỉ xảy ra trong giờ phút hiện tại. Hãy ý thức rằng tâm dự định là một biểu hiệu của hiện tại. Sống với những gì đang xảy ra, sử dụng tiến trình tư tưởng và cả toàn thể khuôn khổ của khái niệm để đối phó với cuộc đời, nhưng bao giờ cũng vẫn đứng vững bằng một nhận thức rằng tất cả là bây giờ. Hành động nhưng không mong cầu vào kết quả của chúng.

 

Question: When I talk, I have a lot of ideas about what I want to say. I’d like to know what it’s like to really listen and talk mindfully?

Hỏi: Khi tôi nói chuyện, tôi có rất nhiều ý kiến về những gì tôi muốn nói. Tôi muốn biết, khi ta thật sự biết nghe và nói trong chánh niệm nó ra thế nào?

 

Answer: There’s only one way to find out. That’s the message of the Zen koan. A Zen master gives his disciple the problem of Mu and there the student is, sitting on his cushion, going “Mu, Mu, Mu …What am I going to say to him when he asks me what’s it all about? … Mu, Mu …” Or whatever the koan is. And he goes in for the interview with the master thinking all the time, “What am I going to say?” When the master asks him what he has discovered about Mu, he fumbles around with an answer. The master hits him over the head. He had not been at all in the present moment. The answer to the question is not an answer at all, except to be exactly in the moment. Any total response, empty of self, is the answer to the question. The asking is the answer. What we’re seeking for is what is seeking. It’s all right now in the moment. But our minds are always seeking an easy answer for someone to give us. When I know the answer, then I’ll have “it.” That’s when you get hit over the head. Being hit over the head is in the present moment, it’s right here.

Đáp: Chỉ có mỗi một cách để biết được. Ðó cũng là thông điệp của những

công án Zen. Một thiền sư trao cho người đệ tử của mình công án về chữ Vô. Người đệ tử, ngồi đấy trên tọa cụ, suy nghĩ: “Vô, Vô, Vô… Biết sẽ nói gì với thầy khi ông hỏi mình về công án này đây?… Vô, Vô”. Hay bất cứ một công án nào khác cũng vậy. Và người đệ tử đi vào trình pháp với vị thầy, lúc nào cũng suy nghĩ: ” Biết nói gì đây?” Khi vị thiền sư hỏi về khám phá của anh ta trong công án Vô, anh sẽ tìm cách trả lời loanh quanh. Vị thầy sẽ lấy cây mà đánh cho anh một hèo. Anh đã không chịu sống trong giờ phút hiện tại. Câu trả lời cho một công án là không có một câu trả lời nào hết, ngoại trừ sống thật trong ngay giờ phút đó. Một sự đáp ứng trọn vẹn, vô Ngã, là lời giải đáp cho câu hỏi ấy. Câu hỏi tức là câu trả lời. Cái gì mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm. Tất cả là ngay bây giờ, trong lúc này. Nhưng tâm ta thì luôn luôn muốn đi tìm một câu trả lời dễ dàng của kẻ khác trao cho. Tưởng rằng khi tôi biết câu trả lời, tức là tôi “giác ngộ”. Ðó là khi mà ta bị một hèo lên đầu. Bị đánh một hèo lên đầu xảy ra trong hiện tại, nó ngay ở giờ phút này đây

 

Question: What about listening to music?

Hỏi: Thế còn nghe nhạc thì sao?

 

Answer: Music is a good example of how, if you get out of the moment, you miss it! If you are listening to music and the mind starts thinking, the music doesn’t stop for you; all the time you’re thinking, you’re not hearing. It can be a good training in staying with the flow of sound. Impermanence is so clear. Music is not a single thing but a continual arising and vanishing.

Ðáp: Âm nhạc là một thí dụ rất hay để thấy rằng, nếu ta không ở trong hiện tại, ta sẽ hụt nó. Nếu bạn đang lắng nghe nhạc và tâm bắt đầu suy nghĩ, âm nhạc không dừng lại để chờ bạn. Trong thời gian bạn lo ra, bạn sẽ không lắng nghe. Ðây có thể là một bài thực tập rất hay khi cố gắng giữ tâm mình ở với dòng sông âm thanh. Sự vô thường rất rõ rệt. Âm nhạc không phải là một sự kiện đơn nhất, nhưng là một sự liên tục khởi lên và mất đi tiếp nối nhau.

 

Question: There seems to be a distinction between awareness and absorption in something. I can be engrossed in music, without being mindful; very much in the moment, but not being aware of being in the moment.

Hỏi: Hình như cái gì cũng có hai điều rõ rệt là sự tỉnh thức và sự chú tâm vào một vấn đề. Tôi có thể bị thu hút vào trong âm nhạc, mà không hề có chánh niệm; rất là ở trong hiện tại, nhưng không ý thức được là mình đang sống trong hiện tại.

 

Answer: That’s the difference between concentration and mindfulness. You can be very one-pointed on the music yet not very mindful, although there will be some mindfulness there. What is predominant is the one-pointedness factor, the mind not wavering. Add to that a sharp mindfulness and there you have the entire practice.

Ðáp: Ðó là sự khác biệt giữa Ðịnh và Quán. Ta có thể tập trung nhất tâm vào trong âm nhạc mà không hề có chánh niệm, mặc dù có những chuyện đang xảy ra để cho ta ý thức. Lúc này tâm hành của Ðịnh đang trội lên hơn hết, tâm ta không bị lay động. Chỉ cần thêm vào đó một chánh niệm sắc bén là đủ, bạn sẽ có được một phưong pháp tu tập trọn vẹn.

 

Question: How do we purify ourselves?

Hỏi: Làm thế nào để mình được trở nên trong sạch?

 

Answer: The whole beauty of the practice is that the awareness itself is what purifies. It’s not establishing a certain program for oneself, “I’m going to be pure,” which is somewhat contradiction. The awareness of what’s happening in the moment is what purifies so that there’s nothing to get or be, nothing special to do or have; just a sitting back with awareness.

 

Hỏi: Các bậc thánh nhân từ ngàn xưa đến giờ đã bỏ công ra truyền bá, viết sách, chơi nhạc, sáng tạo… Ðó có phải là những sự phô trương của họ hay không?

 

Question: Some of the greatest beings throughout the ages have offered teachings, written books, played music, created art and such; isn’t all that an expression of themselves?

Hỏi: Các bậc thánh nhân từ ngàn xưa đến giờ đã bỏ công ra truyền bá, viết sách, chơi nhạc, sáng tạo… Ðó có phải là những sự phô trương của họ hay không?

 

Answer: When you are invisible, when there’s no desire to do or be anything, then in fact you can door be or have anything at all. It’s very true that many of the greatest enlightened beings, very spontaneously expressed their understanding, expressed the Dharma, through art and literature; but

it was not with the attitude of demonstrating or showing anything. It was part of the unfolding, a very spontaneous and intuitive expression, not coming from the sense of I or self or “look at this.” So many of the great masters were artists and poets; but that art, that creativity, came out of emptiness.

Ðáp: Khi bạn đã là vô hình, khi bạn không còn một tham vọng để làm hay đạt được bất cứ một cái gì, thì thật ra bạn có thể làm, hay trở thành, hay có bất cứ một cái gì trên đời này. Thật vậy, nhiều bậc giác ngộ đã diễn tả sự hiểu biết của mình một cách tự khởi, trình bày giáo pháp qua văn chương, nghệ thuật, nhưng họ không làm với một thái độ phô trương hay khoe khoang một điều gì. Nó chỉ là một phần của sự phô bày tự nhiên, tự khởi, phát xuất từ một trực nhận, chứ không phải vì một cái Tôi, cái ngã hay là “coi ta đây”. Có rất nhiều vị thầy là các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhưng những nghệ thuật, sáng tạo ấy, phát xuất từ một sự trống không.

 

Question: Can you still have a desire to do something, to help others, and have it not been selfish?

Hỏi: Có thể nào ta vẫn còn sự ham muốn thực hiện một điều gì, giúp đở người khác, mà không là ích kỷ không?

 

Answer: There is a semantic problem of using the word “desire” to reflect two different states. One is the desire of greed and grasping at something and the other is the desire of motivation. The desire of motivation can come out of emptiness, out of wisdom, out of love, compassion. This kind of motivation is very different than acts coming out of grasping, or the concept of self. The Buddha after his enlightenment, taught for forty-five years. There was a lot of doing involved, but no one behind it. It was an unfolding of Dharma. And so, in our lives we will all unfold in our own ways, expressing our personalities, our own nature. If we can do it without the sense of, “I have to do this to become someone, to be famous or rich,” just allowing it to unfold in the moment, then anything becomes possible. It’s a tremendous opening into freedom. If we stay free of self-images and self-concepts, then we remain much more intuitive and responsive to changing situations. But if we have some idea of ourselves, of being a certain way, that concepts acts as blinders, and we enter a very narrow path dictated by that particular image or concept, not at all responsive to changing circumstances around us. If we stay open and receptive, the whole process becomes one of harmonious interaction. There is no need to limit ourselves by a self-image. Stay fluid. Stay open.

Ðáp: Trong môn Ý Nghĩa Học có một vấn đề về việc sử dụng chữ “tham muốn”, nó có hai trạng thái. Một là cái muốn của lòng ái dục, của lòng tham bắt giữ một cái gì; hai là cái muốn của sự phát động. Cái muốn của sự phát động có thể bắt nguồn tư một trống không, từ trí tuệ hay từ tình thương. Sự phát động này khác xa với những hành động bắt nguồn từ sự chấp ngã, chấp thủ. Ðức Phật sau khi thành đạo, đã đi giảng dạy trên bốn mươi lăm năm. Ngài đã làm biết bao nhiêu việc, nhưng chẳng có ai ở phía sau những hành động ấy cả. Nó là một sự phô bày tự nhiên của giáo pháp. Và cuộc sống của ta cũng nên phô bày tự nhiên theo một lối riêng của nó, để biểu lộ tác phong và tự tính của ta. Nếu ta có thể hành động, nhưng không với một ý nghĩ “Tôi phải thực hiện điều này để trở thành một nhân vật quan trọng,để được danh tiếng hay giàu có”, chỉ để cho nó tự phô bày trong giây phút hiện tại, thì mọi vật đều có thể thực hiện được. Ðây là một cánh cửa rộng lớn để đi vào sự tự do. Nếu chúng ta có thể thoát ra ngoài sự chấp ngã và thành kiến về mình, ta có thể trở nên tự nhiên và dễ cảm nhận đối với hoàn cảnh thay đổi chung quanh. Nhưng nếu ta có bất cứ một hình ảnh nào về mình, về hành động của mình, những ý niệm ấy sẽ trở thành một khăn che mắt, đưa ta vào con đường nhỏ hẹp, giới hạn bởi sự cố chấp, thành kiến về mình, mất đi khả năng ứng phó với hoàn cảnh thay đổi chung quanh ta. Nếu chúng ta biết giữ sự cởi mở và tính cảm nhận, toàn tiến trình sẽ trở thành một sự trao đổi có hòa điệu. Không cần phải tự giới hạn mình trong một khuôn khổ, hình ảnh để làm gì. Giữ sự linh hoạt. Giữ sự cởi mở.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/sutras-books/30ngay-tapthien-minhsat/item/1267-twentyfirstevening-thapnhi-nhanduyen-song-ngu
  5. Photo 3: https://www.shutterstock.com/search/bent+tree
  6. Photo 4:https://loveexpands.com/quotes/topics/buddhist-monk/
  7. Photo 5: https://www.thedailyzen.org/2015/08/11/zen-story-the-clever-monkey/
  8. Photo 6:https://www.openspace.org/our-work/resource-management/grazing
  9. Photo 7: https://en.wikipedia.org/wiki/Wu_wei
  10. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/parables/101-zen-koans/item/183-21-am-thanh-cua-mot-ban-tay-song-ngu
  11. Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/parables/101-zen-koans/item/192-30-thiep-bao-danh-song-ngu
  12. Photo 10: http://evdhamma.org/index.php/parables/101-zen-koans/item/183-21-am-thanh-cua-mot-ban-tay-song-ngu