Tenth Morning – Thực Tập: Quán Tâm Thức – Instruction: Consciousness – Song ngữ

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên.

Compile: Lotus group.

Tenth Morning – Thực Tập: Quán Tâm Thức – Instruction: Consciousness

 

   One of the foundations of mindfulness is consciousness, the knowing

   faculty. One way to develop mindfulness of knowing is to treat consciousness

   itself as the object of meditation. In any movement of the body, you can begin

   to sense the knowing faculty because the physical object is so apparent.

 

One of the foundations of mindfulness is consciousness, the “knowing faculty”. One way to develop mindfulness of knowing is to treat consciousness itself as the object of meditation. In any movement of the body, you can begin to sense the “knowing faculty”, because the physical object is so apparent.

Một trong những lãnh vực quán niệm là quán tâm thức. Tâm thức có nghĩa là tri giác, sự hiểu biết, phân biệt của mình. Một phương pháp tu tập chánh niệm là dùng tâm thức của mình làm một đối tượng để quán niệm. Trong mỗi cử động của thân [Sắc (rūpa) hoặc Năm Uẩn (khandhas)], ta đều có thể thấy được tâm thức của mình (danh or nāma) đi đôi.

 

Relax the mind and try to sense the knowing faculty arising at the same time as the movement. It is important to remember that knowing and the object arise simultaneously.

Bạn hãy thử an tĩnh tâm mình, và cố nhìn rõ để thấy được sự phát khởi của tâm thức cùng một lúc với cử động của mình. Ðiều quan trọng cần nhớ là tâm thức của ta và đối tượng của nó, lúc nào cũng đi đôi với nhau.

 

You cannot separate consciousness from the object. But it is possible to distinguish the two processes, to see that the flow of objects is one process and the flow of consciousness is another. They are happening simultaneously, with two different functions.

Ta không thể nào đem tách rời tâm thức ra khỏi đối tượng được. Nhưng ta có thể phân biệt được hai tiến trình khác nhau, một tiến trình của tâm, còn gọi là danh, và một tiến trình của đối tượng còn gọi là sắc. Chúng đồng xảy ra cùng một lúc, nhưng có hai nhiệm vụ hoàn toàn khác biệt nhau.

 

The function of consciousness is to know. For example, when we are walking, the leg or foot does not know anything. It is merely the material elements working, heaviness or lightness which is the earth element, or movement which is the air element. The knowing of these elements is the mind, or consciousness. There’s moving and the knowing. Simultaneous with the movement is the knowing of it.

Nhiệm vụ của tâm là nhận định và phân biệt. Tỷ dụ như khi ta bước đi, chân ta không có một ý thức nào hết. Nó chỉ là những yếu tố vật chất hoạt động với nhau, nặng hay nhẹ là do yếu tố về “đất”, cử động là do yếu tố thuộc về “gió”. Biết được những yếu tố này nhờ tâm thức của ta. Có một cử động bước chân đi và có một ý thức. Song song với cử động là tâm thức nhận biết về nó.

 

Do not try to pinpoint the consciousness, to precisely define it or limit it. It is a very subtle, immaterial object.

Ðừng cố gắng tìm kiếm tâm thức mình một cách chính xác, cũng đừng ráng định nghĩa nó cho chắc chắn hay là tìm cách giới hạn nó lại. Nó có tính cách trừu tượng và rất tế nhị.

 

But with a relaxed mind, we can begin to sense the process of consciousness. Because it is so subtle an object, it will force the mind to be very attentive. It is impossible to experience clearly if the mind is lax or lazy.

Nhưng với chánh niệm, ta sẽ có khả năng nhận định được tâm thức mình. Bởi tâm thức của ta có tính cách hơi mơ hồ, nên nó đòi hỏi một sự chú ý rất cao. Nếu sự chú ý của ta dễ duôi hay hời hợt, ta sẽ không thể nào nhận thấy được nó một cách rõ ràng

 

Sometimes in sitting you might turn the attention to the knowing. The breath experienced as the in-out or rising-falling, is a material process only. The knowing of it is the mind, consciousness.

Trong những lúc ngồi thiền bạn có thể quay sự chú ý trở vào tâm thức của mình. Hơi thở được kinh nghiệm bằng sự lên xuống nơi bụng hay ra vào nơi mũi, chỉ là một diễn biến ở thân (sắc). Sự nhận biết được nó là nhờ ở tâm thức (danh).

 

When you are silent and centered, turn the mindfulness toward the “knowing.” Don’t strain to find it or try to locate it somewhere in the body. Simply be aware in an easy way of the knowing process going on.

Khi bạn có được an tĩnh và tập trung hãy xoay chánh niệm của mình về quán chiếu nơi chính cái “biết” ấy. Ðừng cố gắng tìm kiếm hay đặt để cho nó một chỗ nào trong thân ta. Chỉ giản dị chú ý một cách thoải mái, nhẹ nhàng những gì đang xảy ra trong tâm thức của mình.

 

One of the factors of enlightenment is “investigation of the Dharma”, which means the investigative quality of the mind which examines, which explores, just how the elements of mind and body work.

Một trong những đức tính dẫn đến giác ngộ là Trạch pháp (Dhammavicaya). Trạch pháp có nghĩa là quán xét giáo pháp nơi mình, hay nói một cách khác là quán chiếu, tìm hiểu những hoạt động liên hệ giữa thân và tâm, danh và sắc.

 

Don’t be afraid to use the mind in that way, to investigate. But not with words, not with thoughts, not with concepts. Try to get a feel, a sense of the process of consciousness happening together with the object.

Ðừng ngại ngùng gì mà không dám sử dụng tâm mình trong lãnh vực này: quán chiếu. Nhưng quán chiếu có nghĩa là không dùng đến ngôn ngữ, tư tưởng hay khái niệm. Hãy cố cảm nhận, kinh nghiệm cho được sự khởi sanh đồng một lúc của tâm thức cùng với đối tượng của nó – của danh và sắc.

 

This experience bring freedom from identification with the observer. Insight comes from the realization that observation is going on without an observer, witnessing without a witness.

Kinh nghiệm này sẽ giải thoát ta ra khỏi sự chấp ngã, chấp vào có một người quan sát. Trí tuệ sẽ đến, khi ta nhận thức được rằng có sự quan sát nhưng không có người quan sát, có sự thấy nhưng không có một chứng nhân nào hết.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/documents/buddhist-meditation/item/72-chin-tang-tam-thuc-song-ngu