Sixteenth Evening – Nghiệp Quả – Karma – Song ngữ

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên.

Compile: Lotus group.

Sixteenth Evening – Nghiệp Quả – Karma

 

  Life as it is experienced in the present is the result

  of the accumulated force of all past actions.

The Buddha was once asked why some people are born rich, others poor; why some people have healthy bodies, others sickly. Why is it that some people are very beautiful and others ugly? Why some have many friends and others none? What accounted for all the differences that can be seen among people? He replied that all beings are the inheritors, the heirs, of their own past karma. It is really our past deeds which are the womb out of which we are born. Life as it is experienced in the present is the result of the accumulated force of all past actions.

Có một lần, có người hỏi đức Phật, tại sao có người sanh ra lại giàu có trong khi những người khác nghèo khổ, có người được thân thể khỏe mạnh trong khi kẻ khác lại ốm yếu, bệnh tật. Tại sao có người lại đẹp đẽ và có người lại xấu xí? Tại sao có người có đông bạn bè, trong khi có người lại chẳng có một ai? Cái gì có thể giải thích được sự sai biệt này giữa mọi người với nhau? Ðức Phật trả lời rằng mỗi người đều là kẻ thừa kế, thừa hưởng những nghiệp quả của chính họ đã tạo ra trong quá khứ. Thật ra, chính vì những việc làm trong quá khứ mà chúng ta sanh ra trong cõi này. Cuộc sống mà chúng ta đang kinh nghiệm trong giờ phút hiện tại đây, là kết quả huân tập của những việc ta đã làm trong quá khứ.

 

This is the law of cause and effect at work.

 Each action produces a certain result.

The Buddha went on to explain what kinds of actions produced which particular results. He said that beings who take the life of others live just a short time. Beings who refrain from killing, experience a long life-span. People who cause harm, cause pain to other living things, experience a lot of disease and sickness. Those who practice harmlessness towards others, non-violence, experience good health. Hesaid those who are greedy, miserly, experience great poverty. Those beings who practice generosity, sharing, open-handedness, experience abundance. This is the law of cause and effect at work. Each action produces a certain result.

Ðức Phật còn giải thích thêm những hành động nào sẽ đưa đến những kết quả ra sao. Ngài nói những ai giết kẻ khác sẽ bị chết yểu. Những ai phóng sanh sẽ có một cuộc đời trường thọ. Những người tạo khổ đau cho kẻ khác sẽ sanh ra ốm yếu bệnh tật. Những ai theo con đường không bạo động, sẽ có một sức khỏe lành mạnh. Ðức Phật dạy rằng, những ai tham lam ích kỷ sẽ có một cuộc sống nghèo khó. Những ai biết bố thí, rộng rãi sẽ được giàu có sung túc. Ðây chính là sự vay trả luật nhân quả. Mỗi một hành động sẽ tạo nên một kết quả đặc biệt

 

  Again, it is the law of cause and effect at work.

  Tóm lại, tất cả chỉ là một sự vận hành của luật nhân quả.

 

People who indulge in a lot of harsh, abusive language, in angry words, take on an ugly appearance. Those who practice loving, gentle, harmonious speech, experience great beauty as the result. We are all the inheritors of our past deeds. Those beings who engage in disharmonious behavior, such as adultery or stealing, have the result of being associated with unwise people, do not have many good friends, do not come into contact with the Dharma. Those who practice the basic moral restraints will live in pleasant surroundings, have many good friends and many helps along the path. Those who never question what this life is all about, who never investigate their minds, who never try to analyze or understand the nature of things, are born dull and stupid. Those people who question, who probe, who investigate, who try to seek out the answers to this mystery of life become very wise. Again, it is the law of cause and effect at work.

Những ai buông lỏng trong sự tức giận, luôn luôn sử dụng ngôn ngữ thô lỗ, sẽ có một bề ngoài khó coi, xấu xa. Còn những ai thực hành từ bi, ăn nói dịu dàng, sẽ có một bề ngoài đẹp đẽ, sáng sủa. Chúng ta là những người thừa tự các kết quả của hành động tạo mình trong quá khứ. Những người hay có hành động bất hòa, như là tà dâm, trộm cắp, sẽ bị giao du với những kẻ mê muội, không có bạn bè nhiều và sẽ không có cơ hội gặp được Phật pháp. Còn những ai biết giữ giới luật sẽ được gặp những hoàn cảnh thuận tiện, giao du với những thiện trí thức và được nhiều sự giúp đở trong cuộc sống. Những ai không bao giờ biết thắc mắc về cuộc sống này, không hề tìm hiểu tâm mình, cũng không cần để ý phân tách tự thể của sự vật chung quanh, sẽ sanh ra ngu si và mê muội. Còn những ai biết thắc mắc, tìm hiểu, luôn đi tìm câu trả lời cho cuộc sống này, sẽ sanh ra là một người sáng suốt. Tóm lại, tất cả chỉ là một sự vận hành của luật nhân quả.

 

Understanding how the law of karma works

enables us to begin shaping our own destiny.

 

There is no one up in the sky who destines us to a particular role, to a particular kind of life. Understanding how the law of karma works enables us to begin shaping our own destiny. There is a path leading to all the high and happy states and one that leads to suffering. When we understand the paths, we are free to choose which we will follow.

Không có ai ở trên trời quyết định số mạng, vận mệnh của ta hết. Hiểu được luật nhân quả, ta sẽ có thể tự tạo lập số mệnh cho mình. Có những con đường dẫn ta đến nơi cao thượng, an lạc, cũng có những con đường đưa ta xuống chốn khổ đau. Khi chúng ta hiểu được điều này, ta có được hoàn toàn tự do trong sự chọn lựa của mình.

 

There are four main groups of karma which operate in our lives. The first is called reproductive karma. It is the force of those actions we do which have the power to determine rebirth. The kind of actions we do which determine whether we are born in the human world or lower worlds, the heaven or Brahmic planes of existence.

Có bốn loại nghiệp quả chánh tác dụng đến đời sống chúng ta. Loại thứ nhất được gọi là Nghiệp tái tạo. Chúng là sức mạnh tạo bởi những hành động mà ta đã làm, có thể quyết định được cảnh giới cho kiếp sống tới. Những hành động này có khả năng dẫn ta tái sinh vào cảnh giới của người, những cảnh giới thấp hơn, hay cảnh giới của trời hoặc của A tu la.

 

The next kind of karma is called supportive karma. It is those actions which support the reproductive karma. For example, suppose we have good reproductive karma and take birth in the human world. That is a good rebirth, a happy plane of existence. Supportive karma are all those deeds which make our experience as a human being pleasant. It reinforces good reproductive karma, and is the cause of all kinds of happiness.

Loại thứ hai là Nghiệp trợ duyên. Ðây là những hành động có ảnh hưởng duy trì và trợ lực cho nghiệp tái tạo. Thí dụ như ta có được một nghiệp tái tạo tốt và được sanh vào cảnh giới người. Ðây là một sự tái sanh tốt, vào một cảnh giới có hạnh phúc. Nghiệp trợ duyên là những việc làm giúp cho kiếp sống làm người của ta được thuận lợi. Chúng duy trì cho nghiệp tái tạo được tốt và trợ lực cho các hạnh phúc được khởi sanh.

 

The third group is called counter-active karma. It obstructs the reproductive karma. Suppose we have the good karma of rebirth as a human being, but we experience a lot of trouble, a lot of pain, a lot of suffering. That’s the effect of counter-active karma. The rebirth was good. The karma necessary for rebirth as a human being was wholesome, but if there is strong counter-active karma, it creates unpleasant situations. That works in reverse also. Suppose a being is reborn as an animal. That is bad reproductive karma; it is a lower rebirth. The counter-active karma can make that existence as an animal very pleasant, as is experienced by many pets that people have in America. These animals live in more comfort than many people in the world. That powerful karma counteracts the bad rebirth karma. It works both ways.

Loại thứ ba là Nghiệp bổ đồng. Nó có ảnh hưởng ngăn trở nghiệp tái tạo. Giả sử ta có những thiện duyên và được tái sanh làm con người, nhưng chúng ta lại bị đủ thứ mọi khó khăn, đau đớn, khổ cực. Ðó là ảnh hưởng của nghiệp bổ đồng. Sự tái sanh được tốt. Nghiệp dẫn đến sự tái sanh có đầy thiện duyên, nhưng chúng bị ảnh hưởng của nghiệp bổ đồng làm suy nhược và trở ngại, khiến ta gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nghiệp bổ đồng cũng có tác dụng ngược lại. Giả sử có người bị tái sanh vào cảnh giới súc sanh. Ðây là một nghiệp tái tạo xấu, vì ta bị sanh vào một cảnh giới thấp hơn. Nhưng nghiệp bổ đồng khiến cho kiếp thú đó lại trở nên rất dễ chịu, cũng giống như những con vật được nâng niu, chìu chuộng trong xã hội Tây phương. Những con vật này đôi khi lại còn được sung sướng, đầy đủ hơn nhiều người khác trên thế giới. Loại nghiệp này có tác dụng làm trở ngại nghiệp tái tạo xấu. Nó có ảnh hưởng hai chiều.

 

The last is called destructive karma. It stops the flow of the other forces. Suppose you shoot an arrow into the air. The arrow has a certain momentum and if unobstructed, will continue until it falls at a certain place in the distance. Destructive karma is like a powerful force which halts the arrow in mid-air, knocking it to the ground. These are beings who experience an early death. Their reproductive karma and supportive karma might have been good, but somehow, from some past action, powerful destructive karma brings down the flight of that arrow, stops the flow of the other karmic forces.

Loại nghiệp chót được gọi là Nghiệp tiêu diệt. Nó có khả năng tiêu diệt hoàn toàn năng lực của một nghiệp khác. Giả sử bạn bắn một mũi tên vào không trung. Mũi tên bay theo một sức đẩy nhứt định nào đó, và nếu không bị ngăn trở, nó sẽ tiếp tục bay cho đến khi hết sức rồi sẽ rơi xuống. Nghiệp tiêu diệt cũng như một chướng ngại vật chận đứng sức tiến của mũi tên và làm nó rơi xuống đất. Có những người bị chết sớm. Những người này có thể có nghiệp tái tạo và nghiệp trợ duyên tốt đệp, nhưng vì một hành động xấu nào đó trong quá khứ mà nghiệp tiêu diệt đã làm ngưng đường bay của mũi tên, tiêu diệt mọi năng lực của các nghiệp tốt khác.

 

There’s a story of a man in the Buddha’s time which illustrates some of the workings of karma. He gave an offering of food to an arahant, a fully enlightened being. After making the offering he started regretting having given it. It is said that for seven lifetimes in a row, he was born as a millionaire as a result of having given the food. It is very powerful to make an offering to a fully enlightened being. But the result of his having had all those moments of regret caused this very rich man to live in a very miserly way, completely unable to enjoy the fruits of his wealth. Different kinds of karma bring different kinds of results depending on our changing states of mind.

Trong thời của đức Phật, có một câu chuyện có thể thí dụ cho ta thấy sự hoạt động của những nghiệp này. Có một người nọ, ông ta cúng dường thực phẩm đến một vị A La Hán. Nhưng sau khi dâng thực phẩm lên, ông lại cảm thấy tiếc rẻ, hối hận. Chuyện kể rằng trong bảy kiếp liên tiếp, ông ta được sanh ra làm một nhà triệu phú nhờ kết quả của việc cúng dường. Cúng dường cho một bậc giác ngộ được phước báu rất lớn. Nhưng kết quả của sự hối hận, tiếc rẻ là mặc dù ông ta sanh ra giàu có nhưng lúc nào cũng keo kiệt, hoàn toàn không hưởng được sự sung túc của mình. Những nghiệp khác nhau đem lại những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào trạng thái tâm của ta lúc ấy.

 

Reproductive karma is important to understand, because it determines in which plane of existence, we take birth. It is the karma operative in the last moment of life. In that dying moment called death consciousness, there are four kinds of rebirth karma which may arise.

Nghiệp tái tạo rất quan trọng và cần được hiểu rõ, vì nó có tác dụng quyết định cảnh giới tái sanh của ta. Ðây là loại nghiệp hoạt động rất mạnh trong giây phút cuối cùng của sự sống. Trong giây phút lâm chung này, có bốn loại nghiệp có thể khởi lên:

 

The first is called weighty karma, which can be either wholesome or unwholesome. Unwholesome weighty karma is wounding a Buddha, killing a fully enlightened being, killing one’s mother or father, or causing a division in the order of monks. Any of those take precedence over all other actions in determining rebirth. They must come to fruition. The wholesome weighty karma is if one has cultivated concentration and reached the level of absorption, and maintained it until the time of death. The result of that karma is rebirth in the Brahma worlds. It takes predominance over other actions. The other skillful weighty karma is the experience of the different stages of enlightenment. It does not determine precisely where one is reborn but it directs one’s rebirth upwards. It closes off rebirth in the lower worlds.

Thứ nhất là Trọng nghiệp, có thể là thiện hay ác. Trọng nghiệp thuộc về ác có năm thứ, được gọi là ngũ nghịch đại tội là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A La Hán hay gây thương tích cho đức Phật và chia rẽ Tăng chúng. Một trong ngũ tội có khả năng vượt lên trên mọi hành động trong quá khứ và quyết định việc tái sanh. Chúng chắc chắn sẽ sanh quả. Những trọng nghiệp thuộc về thiện là kết quả của người đã đạt được trạng thái thiền định và họ giữ được cho đến khi lâm chung. Kết quả của nghiệp này là được tái sinh vào cảnh giới của Trời. Trọng nghiệp bao giờ cũng giữ một địa vị ưu thế hơn mọi loại nghiệp khác. Những trọng nghiệp khác thuộc về thiện là kết quả của những giai đoạn giác ngộ khác nhau. Chúng không quyết định chắc chắn cảnh giới tái sinh của ta, nhưng điều chắc chắn là nó se đi lên. Chúng ngăn chận sự tái sanh vào những thế giới thấp kém.

 

The karma that works if there are no weighty deeds to bear fruit is called proximate karma, which means the karma of those actions done immediately before dying. In other words, if in your dying moments you should remember something good you have done, or somebody reminds you of wholesome acts, or near the death moment you perform a good act, it is that karma which determines rebirth. There was in the Buddha’s time a murderer who, just as he was about to be hung, recalled the one time in his life he had given alms to Sariputra, the chief disciple of the Buddha. His last thought was of that gift. Even though he had committed so many unwholesome acts in this life, the result of the last wholesome mind moment was rebirth in the heaven worlds. It works the other way too. It is not that the good or bad karma which was accumulated does not follow us. Rather the proximate karma, the immediate deed or remembrance we have in the moment before death, takes precedence. It determines the next existence. But consciousness often gets very weak at the time of death and there may not be the ability to redirect the mind or purposely recall certain events.

Những loại nghiệp không có một trọng nghiệp nào để làm điều kiện tái sanh thì được gọi là Cận nghiệp, tức là nghiệp tạo bởi những hành vi cuối cùng trước khi lâm chung. Nói một cách khác hơn, trong giờ phút lâm chung, nếu ta chợt nhớ đến những việc làm thiện, hay có ai nhắc nhở ta về những việc làm thiện, hoặc là ngay trước khi lâm chung ta làm một điều gì tốt, chúng sẽ trở thành nghiệp quyết định sự tái sinh của mình. Trong thời đức Phật, có một tên sát nhận sắp sửa bị treo cổ, lúc ấy hắn chợt nhớ lại trong đời có một lần hắn đã dâng đồ ăn cho

ngài Xá Lợi Phất, một đại đệ tử của đức Phật. Tư tưởng chót của anh ta trước khi chết là về món quà này. Mặc dù trong suốt cuộc đời, anh ta đã làm biết bao nhiêu điều tội lỗi, nhưng kết quả của tư tưởng lành cuối cùng đó đã giúp anh được tái sinh lên cõi trời. Và nó cũng có một tác dụng ngược lại. Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng những nghiệp thiện, ác tích lũy bấy lâu nay sẽ không theo ta. Nó chỉ có nghĩa là cận nghiệp, tức những hành động, những tư tưởng trong giờ lâm chung, có kết quả ưu tiên. Nó quyết định sự tái sinh của mình. Nhưng thường thì trong giờ phút lâm chung, tâm ta rất là tán loạn, sợ hãi, tập trung tâm mình để chỉ nghĩ về những sự việc, hành động thiện của mình không phải là một chuyện dễ làm.

 

If there is no proximate karma, then habitual karma becomes involved. The actions done repeatedly in our lifetime then come to mind at the moment of death. If somebody has done a lot of killing, that kind of thought is going to arise in the death moment as a result of this habitual karma. Or if someone has done many good deeds, has been generous, or has done a lot of meditation, it will happen that he remembers one of these acts or perhaps sees an image of himself sitting on his meditation cushion. Then it is that karma which will determine the next birth.

Nếu không có cận nghiệp, thì Thường nghiệp sẽ hiện diện. Những hành động lập đi, lập lại nhiều lần, những thói quen sẽ xuất hiện trong giờ phút lâm chung. Nếu có một người nào tạo nhiều nghiệp sát sanh, những tư tưởng ấy sẽ xuất hiện trong giờ phút cuối, vì là kết quả của thường nghiệp. Hoặc nếu có một người nào đó đã làm nhiều việc thiện, rất rộng rãi, hay đã ngồi thiền nhiều lần, trong giờ phút chót anh ta sẽ có thể nhớ lại những hành động ấy hay thấy lại một hình ảnh mình đang ngồi thiền trên một tọa cụ. Và nó sẽ trở thành nghiệp quyết định sự tái sinh kế tiếp của ta.

 

If there is no weighty karma, no proximate karma, no strong habitual karma, the fourth kind which determines rebirth is called random karma. We are all trailing infinite wholesome and unwholesome karma and if there is no strong habitual karma, then any deed we’ve done from anytime in the past may come up in the dying moment.

Nếu không có trọng nghiệp, không có cận nghiệp, cũng không có một thường nghiệp vững mạnh nào thì Nghiệp tích trử sẽ xuất hiện để hướng dẫn sự tái sinh của mình. Nếu cuộc đời chúng ta chỉ là một chuỗi dài vô tận của những hành vi thiện, ác lẫn lộn, thì bất cứ một hành động nào trong quá khú cũng có thể khởi lên được trong giờ phút lâm chung.

 

An example of the workings of these kinds of karma is that of a herd of cattle living unpenned in a barn. When the door is opened in the morning, the first one out is going to be the strongest bull. He will just push his way out, pushing aside all the others. Suppose there is no strong bull. The next one out the door is going to be the cow which is nearest to the door. She’s just going to slip right out. Suppose there is no one particularly near the door. Then the cow who normally goes out first, who is in the habit of leading the others, will go out first. And if there is no cow in the habit of going out first, then any one of the herd might be the first out the door. That’s how karma works in our last moment: the weighty, the proximate, the habitual, the random.

Một thí dụ cho sự hoạt động của những nghiệp này là một đàn bò được nuôi lẫn lộn trong một vựa thóc. Buổi sáng khi mở cửa, con bò ra đầu tiên sẽ là một con bò khỏe mạnh nhất. Nó chen lấn, thúc đẩy những con khác qua một bên để được ra trước. Giả sử không có một con bò nào là khỏe mạnh nhất. Thì con ra trước nhất có thể là một con bò sữa, đứng cạnh cửa chuồng. Nó chỉ cần nhẹ nhàng tách mình đi ra. Rồi nếu thí dụ như chẳng có một con nào đứng gần ở cửa chuồng cả, thì con bò ra trước sẽ là con bò vẫn có một thói quen hướng dẫn những con khác. Và nếu như chẳng có con bò nào có thói quen đó, thì bất cứ con bò nào trong đàn đều có thể là con ra trước. Nghiệp lực cũng hoạt động tương tự như thế vào giây phút chót: Trọng nghiệp, Cận nghiệp, Thường nghiệp và Tích trử nghiệp.

 

There is one factor which keeps us going towards more and more light, toward higher and higher kinds of happiness, and that is mindfulness. Mindfulness results in wholesome weighty karma, enlightenment. Mindfulness also results in good proximate karma. If we are sharply aware, just in the dying moment, the mind will be balanced and free of defilement. Mindfulness is a strong habitual karma. If it is practiced every day and strongly conditioned in us, it is going to arise in the death moment. The kind of awareness, the kind of mind that is being cultivated now is an extremely powerful force. It will be a determining factor in the kind of karma which operates in the death moment.

Có một yếu tố để giữ cho ta lúc nào cũng tiến về sự thanh nhẹ, hạnh phúc và an lạc, đó chính là chánh niệm. Chánh niệm có ảnh hưởng đến kết quả của Trọng nghiệp, vì yếu tố giác ngộ. Chánh niệm cũng có ảnh hưởng đến kết quả ở Cận nghiệp. Nếu chúng ta có ý thức một cách sâu sắc, thì dù trong giờ phút lâm chung, tâm ta lúc nào cũng được quân bình và không bị chi phối bởi những sự bất thiện. Chánh niệm cũng là Thường nghiệp. Nếu chúng ta thực tập mỗi ngày một cách chuyên cần, chánh niệm sẽ tự động khởi lên trong giây phút lâm chung. Ý thức chánh niệm mà chúng ta đang tu tập ở đây, nó là một năng lực vô cùng quan trọng. Chính nó sẽ là một yếu tố quyết định nơi loại nghiệp hoạt động trong giờ phút lâm chung.

 

***   ***   ***

 

Question: Can beings in lower worlds create karma? For example, can a dog create karma by being loving and gentle or mean and aggressive?

Hỏi: Những sinh linh ở các cõi thấp hơn chúng ta có tạo nghiệp không? Thí dụ như một con chó có thể tạo nghiệp vì sự hiền lành, dễ thương hay hung dữ, bạo động của nó không?

 

Answer: All beings are creating karma, animals included. You can see some very aggressive animals. You can see fear, anger, hatred. There are some very beautiful animals, really cooled out. It all depends on the quality of mind.

Ðáp: Ai cũng tạo nghiệp cả, loài thú cũng vậy. Bạn có thể thấy những con vật rất dữ tợn. Bạn có thể thấy được sự sợ hãi, giận dữ, thù ghét ở nơi chúng. Cũng có những con vật rất đẹp, dễ thương, thoải mái. Tất cả đều tùy thuộc vào phẩm chất của tâm.

 

Question: Is there family karma?

Hỏi: Có nghiệp chung cho một gia đình không?

 

Answer: There is something called collective karma. For example, any national policy that is undertaken creates a certain national karma. We share in the karma of others if we approve of their actions. If we mentally approve of what someone else is doing, then there is a karmic force generated. You can see how it works in time of war. Some people are approving of it, thus sharing in that karma. Other people are not approving at all; they don’t share that collective karma. I had a friend in India who was from Holland. He was describing his family during the second world war. Hesaid that somehow or other they always had enough food. Although the whole country was in a state of tremendous deprivation and lack of food, particular people here and there did not suffer so intensely. You can see collective karma working in people who do not share in or approve of unwholesome actions of a nation, or a group, and who then don’t share in the result either; or in the approving of skillful acts and policies which then accumulates wholesome karma.

Ðáp: Có một loại nghiệp được gọi là Cộng nghiệp. Thí dụ như một quốc gia theo một chánh sách nào đó, sẽ tạo nên một cộng nghiệp cho quốc gia ấy. Chúng ta chịu chung nghiệp với những người khác, nếu chúng ta chấp nhận hành động của họ. Nếu chúng ta có tư tưởng chấp nhận việc làm của một người nào, thì nghiệp lực sẽ phát sinh. Bạn có thể thấy rõ điều này vào thời chiến tranh. Những ai ủng hộ cuộc chiến sẽ phải cùng nhau chia xẻ nghiệp ấy. Còn những người không chấp nhận, sẽ tránh khỏi việc chịu chung cộng nghiệp đó. Khi còn ở Ấn Ðộ, tôi có quen một người bạn từ Hòa Lan. Anh ta kể lại chuyện gia đình anh trong kỳ thế chiến thư hai vừa qua. Anh nói rằng, không hiểu vì sao gia đình anh lúc nào cũng có đầy đủ thực phẩm. Mặc dù cả nước đang ở trong một tình trạng khủng hoảng, thiếu thốn thực phẩm, nhưng đây đó vẫn có một số người không phải chịu chung một hoàn cảnh đó. Bạn có thể thấy được ảnh hưởng của công nghiệp trên những người không tham dự hay ủng hộ đường lối bất thiện của một quốc gia, một nhóm; họ không chịu chung một số mệnh. Và những người tán thành các hành động, chính sách nhân đạo sẽ huân tập được những thiện nghiệp về sau.

 

Question: Sometimes the words and examples you use confuse me.

Hỏi: Nhiều khi những dành từ và thí dụ ông dùng làm cho tôi lộn xộn.

 

Answer: Forget the examples. Go to your experience of what it means to be mindful. When there is a thought in the mind, there are two alternatives: The thought can arise and you can be completely involved with it, not knowing that you are thinking. Or mindfulness can be present and the awareness that thinking is going on. When there is mindfulness with regard to thoughts and all other objects, they come and go, are clearly seen, and the mind stays balanced behind them.

Ðáp: Dẹp qua một bên những thí dụ. Hãy đi thẳng vào mà kinh nghiệm thế nào là chánh niệm. Khi có một tư tưởng khởi lên, bạn có hai sự chọn lựa: tư tưởng có thể khởi lên rồi bạn hoàn toàn bị nó lôi cuốn theo, không còn ý thức được mình đang nghĩ gì. Hay là có sự hiện diện của chánh niệm và ý thức được rằng có một tiến trình tư tưởng đang hoạt động. Mỗi khi có chánh niệm, đối với tư tưởng hay bất cứ một đề mục nào, chúng sẽ đến rồi đi, nếu được ý thức một cách rõ ràng, tâm ta sẽ giữ được quân bình sau khi đó.

 

With all the words that are used some you will tune into and some you won’t: it doesn’t matter. Use the words or concepts which clarify things for you; leave the rest. It’s the experience of what’s happening that’s important, not the belief or acceptance in anything that’s said. All understanding comes out of a silence of mind, not out of a commentary on what’s going on.

Với tất cả những danh từ, chữ nghĩa mà tôi dùng có người lãnh hội được, có người không điều đó không quan trọng. Hãy dùng những danh từ, ý niệm nào giúp bạn làm sáng tỏ được vấn đề, còn lại thì cứ bỏ hết. Chỉ có kinh nghiệm được những gì đang xảy ra mới là quan trọng, chứ không phải mê tín, chấp nhận vào những điều gì người khác nói. Trí tuệ phát xuất từ một nội tâm thinh lặng, chứ không phải qua những lời phân tích, bàn luận về các chuyện đang xảy ra.

 

Question: Well, it’s the icing on the cake that gets you to eat the cake.

Hỏi: Nhưng mà nhiều khi người ta ăn một cái bánh vì bề ngoài, màu sắc của nó.

 

Answer: Use whichever color icing appeals to you. And then eat the cake! There’s a story which might be useful:

Ðáp: Cứ việc dùng bề ngoài, bất cứ màu sắc nào hấp dẫn bạn. Nhưng nhớ phải ăn cái bánh!

 

There was a Professor taking a sea voyage in a little boat and one night he goes up to an old sailor and says, “Hey old man, who do you know about oceanography?” The old sailor didn’t even know what the word meant. The Professor said, “You’ve wasted a quarter of your life! Here you are, sailing on the sea, and you don’t even know any oceanography.”

Once young Professor was making sea.

The next night the Professor goes up to the old man and says, “Hey old man, what do you know about meteorology?” Again, the old sailor had never heard of the word. “The science of the weather.” “Ah, I don’t know anything about that.” “Oh, you’ve wasted half your life!”

 

Once young Professor was making sea.

 

The next night the Professor goes up to the old man,

“What do you know about astronomy?” “Nothing.” “Here you are, out on the sea, and you need the stars to navigate and you don’t know anything about astronomy. You’ve wasted three-quarters of your life.” The next night the old sailor comes rushing up to the Professor and says, “Professor, what do you know about swimology?” The Professor says, “Oh nothing, I’ve never learned to swim.” “Ah, too bad, the boat is sinking. You’ve wasted all your life!”

It’s the swimology which is important.

 

 Once young Professor was making sea.

Có một câu chuyện sau đây: Có một ông giáo sư đại học nọ đi biển trên một chiếc tàu nhỏ. Một đêm nọ ông đi gặp người thủy thủ già và nói: – Này ông già kia, ông biết gì về Ðại dương học? Người thủy thủ già thật ra chẳng hiểu danh từ đó có nghĩa là gì. Ông giáo sư nói: – Ông thật đã phí một phần tư cuộc đời mình! Sống cả đời trên biển mà lại không biết gì về Ðại dương học. Ðêm kế đó, ông giáo sư lại đi tìm người thủy thủ già và nói: – Ông già kia! Ông biết gì về Khí tượng học? Một lần nữa, ông thủy thủ già cũng chưa từng nghe danh từ đó bao giờ. – Môn học về thời tiết đó! – Vậy à, thật ra tôi chẳng biết gì về môn đó cả. – Vậy là ông đã phí cả nửa đời mình rồi! Ðêm kế đến, ông giáo sư lại đi tìm người thủy thủ già, nói: – Ông biết gì về Thiên văn học? – Tôi không biết gì cả. – Ông đi biển cả đời, ông cần những vì sao để định phương hướng mà ông lại không biết gì về Thiên văn học cả. Ông thật đã hoang phí cả ba phần tư đời mình rồi! Uổng thật. Ðêm hôm sau, người thủy thủ già vội vã đi tìm ông giáo sư già và nói: – Giáo sư, ông biết gì về Bơi lội học? Ông giáo sư lắc đầu: – Tôi không biết gì hết, tôi chưa có học bơi bao giờ cả. – Ồ, vậy thì tội nghiệp cho giáo sư quá, tàu đang chìm! Giáo sư đã hoang phí cả cuộc đời mình rồi! – Chỉ có môn Bơi lội học mới thật sự là quan trọng.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://me.me/i/gautama-buddha-all-beings-are-owners-of-their-karma-whatever-quote-bd9684c2be514cb284c18715eb1ba132
  5. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/407-bai-so-19-luat-nghiep-bao-phan-1-song-ngu
  6. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/407-bai-so-19-luat-nghiep-bao-phan-1-song-ngu
  7. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/425-bai-so-37-cuoc-hanh-trinh-sinh-menh-song-ngu
  8. Photo 6a: http://smallbodhitree.blogspot.com/2012/05/once-young-professor-was-making-sea.html
  9. Photo 6b:http://smallbodhitree.blogspot.com/2012/05/once-young-professor-was-making-sea.html
  10. Photo 6c: http://smallbodhitree.blogspot.com/2012/05/once-young-professor-was-making-sea.html