Seventh Afternoon – Những Mẫu Chuyện – Stories – Song ngữ

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên.

Compile: Lotus group.

 

Seventh Afternoon – Những Mẫu Chuyện – Stories

 

   Being with the flow of phenomena on a microscopic level

   is the kind of mindfulness that develops with practice.

 

The way to develop a strong momentum of awareness is to increase the frequency of noticing. In the beginning of the practice, you notice at rather long intervals, first one object and a bit later, another. The practice develops by increasing this frequency of noticing objects, so that it becomes instant to instant, picking up in each moment the different objects, the flow of the breath, or sensations in the body, or thoughts. Being with the flow of phenomena on a microscopic level is the kind of mindfulness that develops with practice.

Một phương pháp để phát triển sự tỉnh thức và chánh niệm là gia tăng nhịp độ ghi nhận của mình. Trong thời gian bắt đầu tu tập, sự ghi nhận của ta rất là rời rạc. Bạn ghi nhận một chuyện đã xảy ra, rồi một lát sau bạn mới ghi nhận được sự có mặt của một đối tượng khác. Công phu tu tập của bạn tiến bộ nhờ ở sự gia tăng nhịp độ ghi nhận của bạn. Ðến một lúc, bạn sẽ có khả năng ghi nhận trong từng giây từng phút phút một, mọi sự việc xảy đến với bạn, có lúc đối tượng là hơi thở ra vào, có lúc là những cảm giác trong thân, có lúc đó là hình ảnh hay tư tưởng. Theo dõi mọi biến chuyển của hiện tượng trên một bình diện vi tế là một đặc tính của chánh niệm, mà phương pháp tu tập này đem lại.

 

   Man with a water jug full to the brim balanced on his head.

 

The Buddha gave an example of just how mindful we should be. He told of a person who was ordered to walk through a very crowded marketplace with a water jug full to the brim balanced on his head. Behind him walked a soldier with a big sword. If a single drop of that water were to fall, the soldier would cut off his head. Assuredly, the person with the jug walked pretty mindfully. But it has to be mindful in an easy way. If there is too much forcing or strain, the least little jostling will cause the water to spill. The person with the jug has to be loose and rhythmic, flowing with the changing scene, yet staying very attentive in each moment.

Ðức Phật có kể chuyện một người tử tội bị bắt đội trên đầu một lọ nước đầy ấp tới miệng, đi bộ ngang qua một phố chợ chen chúc người. Phía sau anh ta là một người lính cầm một cây gươm đi theo. Chỉ cần một giọt nước rơi xuống đất là người lính sẽ chặt đầu anh ta lập tức. Lẽ dỉ nhiên người tử tội này sẽ bước đi rất là có chánh niệm. Nhưng anh ta cũng không được trịnh trọng gò bó quá, chánh niệm của anh ta phải tự nhiên. Bởi chỉ cần một sự cố gắng nhỏ của anh ta cũng có thể là chao động lọ nước đang đội trên đầu. Anh ta phải giữ thoải mái và nhịp nhàng, uyển chuyển theo hoàn cảnh chung quanh, nhưng vẫn có chánh niệm trong mỗi giây phút.

 

   The person with the jug has to be loose and rhythmic, flowing

   with the changing scene, yet staying very attentive in each moment.

That is the kind of care we should take in developing awareness: a relaxed alertness. A certain effort is involved in developing this moment-to-moment awareness. It is not the effort to attain anything in the future. The effort is to stay just in the present, in paying attention with equanimity to what is happening in the moment.

Bạn cũng vậy, đây là một thái độ mà bạn nên có trong sự tu tập chánh niệm của mình: có ý thức một cách thoải mái tự nhiên. Công phu tu tập giữ chánh niệm trong từng giây phút, đòi hỏi một sự cố gắng luyện tập. Nhưng đây không phải là một cố gắng để đạt đến một mục đích nào ở tương lai. Sự cố gắng ở đây là sống trong hiện tại, chú ý với một tâm bình thản những gì đang xảy ra trong giờ phút này.

 

   Not knowing where he placed his umbrella, changed

   the monk’s life trajectory for the next ten years.

 

There is a story about someone who had been practicing for some time going to visit a Zen master. It was raining, and as he went in the door, he left his shoes and umbrella outside. After he paid his respects, the master asked him on which side of his shoes he had left his umbrella. He couldn’t remember. It is said that he went away for seven more years to perfect his moment-to-moment Zen.

Có một câu chuyện về một thiền sinh nọ, anh ta theo học thiền cũng đã được một thời gian. Một hôm anh ta tìm đến thăm vị thầy của mình. Hôm ấy trời mưa. Anh ta để cây dù và giày của mình bên ngoài cửa, rồi đi vào trong. Sau khi đảnh lễ vị thầy, ông thầy hỏi anh khi nãy bước vào trong, anh để cây dù bên phía nào của đôi giày. Anh bối rối, không trả lời được. Vị thầy bắt anh trở về tu tập thêm.

 

   In lying down to sleep, be with the “rising-falling,”

   or “in-out,” until the last moment before sleep.

 

It’s important to develop a steady penetrating awareness with regard to everything we do, from the time of waking up in the morning to the time of going to sleep. Just upon awakening be aware of “rising-falling,” or “in-out,” and from that first moment, be mindful of the actions involved in getting up and washing, beginning to walk, going to sit and then in standing again and going for food. In lying down to sleep, be with the “rising-falling,” or “in-out,” until the last moment before sleep.

Vấn đề quan trọng là ta phải đào luyện cho mình một chánh niệm sâu sắc và đều đặn trong bất cứ việc gì ta đang làm, từ lúc vừa mới thức dậy cho đến khi đi ngủ. Lúc vừa mới thức giấc, ta phải lập tức chú ý đến hơi thở “phồng, xẹp” hay “ra, vào”, và bắt đầu từ giây phút ấy chú ý đến mọi cử động xuống giường, đánh răng, rửa mặt, rồi bước đi, ngồi xuống, đứng dậy, đi ăn. Theo dõi từng hành động một. Khi nằm xuống ngủ, ta hãy chú ý vào sự “phồng, xẹp” hay “ra, vào” của hơi thở cho đến khi đi vào giấc ngủ.

 

This kind of attention will be of great benefit in the meditation practice. If there is the idea that the practice is only sitting and walking, and the rest of the time is not important, then in all those breaks we lose the momentum that has been building. Cultivating a strong awareness in every action throughout the day helps the mind to remain concentrated and still. It is this kind of determination and balance of mind out of which enlightenment happens. There is no circumstance at all which we should consider unworthy of awareness. The sudden deep intuition of truth can happen in a moment, when all the factors of enlightenment ripen and come together in the right balance.

Sự luyện tập này đem đến một lợi ích rất lớn lao cho sự tu tập thiền quán của chúng ta. Nếu ta nghĩ rằng, còn những lúc khác không quan trọng, là ta đã làm mất đi sự liên tục trong sự tu tập của mình. Ðào luyện một sự chú ý rõ ràng vào từng hành động trong ngày, giúp tâm ta lúc nào cũng được tập trung và yên lặng. Nhờ ở sự quyết chí và cân bằng nơi tâm như thế này, mà giác ngộ xảy ra. Không có một thời gian nào, hoàn cảnh nào mà lại không đáng để cho ta giữ chánh niệm. Sự giác ngộ có thể xảy đến cho ta trong bất cứ giây phút nào, khi tâm ta đã chín mùi và hoàn toàn quân bình, hòa hợp.

 

   Ananda, who was personal attendant to the Buddha,

   taking care of all his needs and arranging everything for him.

 

There is a story about Ananda, who was personal attendant to the Buddha, taking care of all his needs and arranging everything for him. But in serving as attendant to the Buddha, he did not have much time to practice. His friends were all becoming fully enlightened and he remained at the beginning stage.

Có một câu chuyện về ngài Ananda, là vị thị giả thân tín nhất của đức Phật. Ngài có bổn phận chăm sóc và lo cho những nhu cầu cửa đức Phật. Nhưng vì thế mà ngài lại xao lãng công việc tu tập của mình. Tất cả những người bạn của ngài trong giáo đoàn đều đắc quả, chỉ duy có ngài là vẫn còn như lúc mới vào tu.

 

Only after the Buddha died did he have a chance to resume intensive practice. Sometime after the Buddha’s death, the monks called together a big council to recite all the discourses of the Buddha so that they would not be forgotten. They selected 499 monks, all of whom were fully enlightened with full psychic powers, and Ananda. They selected Ananda because he had been present every time the Buddha had given a talk and because he had the power of perfect recall.

Có một câu chuyện về ngài Ananda, là vị thị giả thân tín nhất của đức Phật. Ngài có bổn phận chăm sóc và lo cho những nhu cầu cửa đức Phật. Nhưng vì thế mà ngài lại xao lãng công việc tu tập của mình. Tất cả những người bạn của ngài trong giáo đoàn đều đắc quả, chỉ duy có ngài là vẫn còn như lúc mới vào tu. Cho đến khi đức Phật nhập diệt, ngài mới bỏ nhiều thì giờ cho việc tu tập thiền quán của mình. Một thời gian sau khi đức Phật nhập diệt, các vị sư trong giáo đoàn cho triệu tập một đại hội để ghi chép lại lời dạy của đức Phật cho khỏi quên. Họ chọn lựa ra 499 vị sư, tất cả đều đã giác ngộ và có đầu đủ thần thông, và ngài Ananda.

 

   Ananda at First Council at Rajagrha, at the Nava Jetavana,

   Shravasti – 5th century BCE. Photo Dharma from Penang, Malaysia.

 

So, although he wasn’t fully enlightened. He was a valuable asset to the council. As the day of the meeting came near, the monks all urged Ananda to intensify his practice. On the night before the big council Ananda was really making a strenuous effort. He was doing the walking meditation, “lifting, forward, placing.” Midnight, one, two in the morning and still nothing had happened. At four in the morning, Ananda took stock of the situation. He was a very wise man and had heard all of the Buddha’s teaching. He recognized that his mind was out of balance. He was making too much effort without sufficient concentration and tranquility. There was too much expectation and anticipation in his mind. So, he thought to lie down and meditate, trying to bring those factors into balance.

Thế cho nên mặc dù ngài chưa giác ngộ, nhưng ngài là người rất cần thiết cho đại hội. Khi gần đến ngày hội, tất cả các bạn của Ananda đều khuyên ngài nên gia tăng công phu tu tập của mình. Trong đêm chót trước ngày đại hội triệu tập, ngài bỏ ăn bỏ ngủ tinh tấn công phu. Ananda đi kinh hành suốt đêm, theo dõi từng bước chân của mình “dở, bước, đạp”. Nửa đêm, canh một rồi canh hai qua, vẫn chưa có chuyện gì xảy ra. Ðến canh bốn, ngài nhìn lại tình trạng của mình. Là một đệ tử thông minh của Phật, học rộng hiểu nhiều. Ananda phải biết tâm mình giờ này đã mất đi sự quân bình. Ngài đã cố gắng quá sức mà không có sự hổ trợ đầy đủ của định lực và sự an tĩnh. Trong tâm ngài có quá nhiều mong mỏi và vọng động. Ananda quyết định đi nằm trong chốc lát để đem lại chút quân bình trong tâm.

 

Very mindfully, he went to his bed, watching the whole process. And it is said that just as his head was about to touch the pillow, before his feet had been set on the bed, in that instant, he experienced the highest truth, and that with his liberation also came all the psychic powers. It was then four in the morning and until six or seven he enjoyed the bliss of nirvana, of peace. In the morning, he appeared spontaneously in his place at the meeting and everybody realized that Ananda had made it.

Trong chánh niệm, ngài đi về giường của mình, vẫn theo dõi từng cử động một. Chuyện kể lại rằng, vừa khi đầu Ananda chạm vào gối, chân ngài vẫn chưa đặt lên giường, trong giây phút ấy ngài đột nhiên giác ngộ. Theo với sự giác ngộ ấy, ngài đắc được lục thông. Và từ giây phút ấy cho đến sáng, ngài được nếm mùi vị an lạc của niết bàn, giải thoát. Buổi sáng ra, ngài hóa thân mình xuất hiện trước đại hội, lúc ấy mọi người đều hiểu rằng Ananda đã đắc đạo.

 

There’s no knowing when the clouds of ignorance will be dispelled. It can happen even in the process of lying down to sleep. Be mindful! In every single moment, be watchful, awake to what’s happening. This kind of practice, day after day, builds an extraordinary strength of mind. Use the opportunity of this retreat to the fullest: don’t waste time or think you’ve done enough. If late in the evening you do not feel sleepy, continue the practice. Often the late-night hours are the best for meditation. There should be the greatest effort possible without forcing, without creating tension.

Không ai có thể đoán được tấm màn vô minh sẽ được phá mở lúc nào. Nó có thể xảy ra trong khi ta đặt lưng xuống ngủ. Hãy giữ chánh niệm luôn luôn. Trong từng mỗi giây phút một, hãy quán sát, tỉnh dậy mà nhìn những sự việc đang xảy ra. Sự luyện tập này, ngày qua ngày, sẽ tạo cho tâm ta một sức mạnh phi thường. Bạn hãy lợi dụng khóa tu này đến mức tối đa, đừng phung phí thì giờ hay nghĩ rằng mình công phu như vậy là đủ rồi. Tối đến nếu bạn không cảm thấy buồn ngủ, hãy cứ tiếp tục công phu. Thường thường những giờ khuya lại thích hợp nhất cho việc thiền quán. Hãy tinh tấn, cố gắng tối đa nhưng nhớ đừng thúc đẩy hay gò bó quá.

 

When I was in India and I first began practicing, there was a friend who lived across the hall. He was the perfect model of perseverance. Every time I saw him, he was meditating. When it came ten or eleven at night, I was ready to go to sleep. But I would see his light on and feel encouraged to continue, so I would get up from the sitting and walk for some time. After walking, my mind and body became energized, and again I could sit for an hour or two. I would sit and walk and sit. In that way, I pushed myself as far as possible, and it was very valuable. There is a cumulative effort of concentration and mindfulness so that by the end of a day of practice, in the night hours, the mind achieves a very penetrating quality. If you feel that happening, please continue the practice. Sit and walk as much as possible. There are many things to experience, many levels of mind to experience.

Khi tôi còn ở Ấn Ðộ, trong thời gian đầu tu tập, đối diện phòng tôi có một người bạn. Anh ta là một người kiên trì gương mẫu. Mỗi khi tôi gặp anh, là thấy anh đang ngồi thiền. Mỗi đến chín, mười giờ là tôi sửa soạn đi ngủ. Nhưng nhìn sang phòng anh ta, tôi thấy vẫn còn ánh đèn. Ðiều này khiến tôi phấn khởi tiếp tục công phu, cho nên tôi đứng dạy và đi kinh hành. Sau khi đi kinh hành, đầu óc tôi trở nên sáng suốt và tôi có thể ngồi thêm vài tiếng nữa. Tôi thay đổi giữa đi kinh hành và ngồi thiền. Nhờ thế, tôi có thể cố gắng đến hết sức mình, và nó rất là hữu ích. Sự hòa hợp giữa định lực và chánh niệm trong ngày, sẽ khiến cho tâm ta vào cuối ngày, nhất là những đêm khuya, trở nên vô cùng sắc bén. Nếu bạn cảm thấy được điều này, xin bạn hãy tiếp tục công phu. Ngồi thiền và đi kinh hành càng nhiều càng tốt. Còn có rất nhiều sự việc, rất nhiều bình diện tâm thức, để cho bạn kinh nghiệm.

 

In many of the meditation centers in Burma, yogis begin with four hours of sleep and, as the meditation develops, need less and less. We should not fall into the trap of our conditioning, thinking that if we don’t get seven or eight hours of sleep, we’re going to be exhausted. That is simply an old habit pattern. When the mind is balanced all day, not clinging, not condemning, not identifying with things, we don’t accumulate much fatigue or tension. My teacher said that when he trained in Burma, he went through a period of five days without sleeping, not feeling tired at all. Just working rhythmically and evenly, doing this very same practice of Vipassana, the practice of mindfulness. Stay sensitive to your changing needs and if you’re not feeling tired or sleepy, continue the practice through the night.

Tại những trung tâm thiền viện ở Miến Ðiện, các thiền sinh mới bắt đầu chỉ ngủ có bốn giờ mỗi ngày, rồi khi sự tu tập tiến bộ, họ dần dần bớt lại. Chúng ta đừng để bị điều kiện bởi thói quen của mình, cho rằng nếu không ngủ đủ bảy, tám tiếng một ngày ta sẽ mệt mỏi không còn sức làm gì nữa. Ðó chỉ là khuôn mẫu của một thói quen cũ. Trong một ngày nếu tâm ta lúc nào cũng quân bình, không bám víu, không ghét bỏ, không đánh mất mình, chúng ta sẽ không bị mệt mỏi hay căng thẳng nhiều. Vị thầy của tôi kể rằng hồi ông còn tu ở Miến Ðiện, có một thời gian ông không ngủ trong năm ngày liên tiếp mà không hề cảm thấy mệt. Ông tu tập đều đặn và nhịp nhàng, thực hành pháp môn Minh Sát Tuệ Vipassana, con đường chánh niệm mà chúng ta đang theo đây. Hãy để ý đến những nhu cầu của thân thể bạn, nhưng nếu bạn không cảm thấy mệt hay buồn ngủ, cứ tiếp tục thực hành cho tới khuya.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://www.zmescience.com/medicine/meditation-relaxation-less-health-care-04234/
  5. Photo 2a: https://www.istockphoto.com/vector/indian-man-carrying-water-in-jug-on-head-british-era-gm909353634-250468223
  6. Photo 3: https://nyaspubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/nyas.12279
  7. Photo 4: https://loveandwill.com/2020/10/19/wheres-my-umbrella/
  8. Photo 5: https://www.quora.com/Where-does-air-get-stored-when-breathing-through-your-stomach
  9. Photo 6: https://en.wikipedia.org/wiki/Ānanda