Second evening – Bát Chánh Đạo – Noble Eightfold Path – Song-ngữ
Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana
English: Joseph Goldstein.
Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.
Compile: Middle Way Group.
Second evening – Bát Chánh Đạo – Noble Eightfold Path
Baruch Spinoza (1632-1677) One of the early thinkers of the Enlightenment and modern biblical criticism, including modern conceptions of the self and the universe, he came to be considered one of the great rationalists of 17th-century philosophy.
We have all begun a journey. A journey into our minds. A journey of discovery and exploration of who and what we are. Taking the first step is difficult, and in the first days of practice there is often restlessness, or sleepiness, some boredom, laziness, doubt, and perhaps regret about getting involved at all. The first step is difficult for everyone. Spinoza, at the end of one of his important philosophical works, wrote, “All noble things are as difficult as they are rare.” The spiritual quest we are embarking upon is a rare and precious undertaking, so be gentle yet persevering through any beginning difficulties.
Chúng ta vừa mới bắt đầu bước chân vào một hành trình. Cuộc hành trình đi vào thế giới của tâm ta. Một cuộc hành trình với mục đích để khám phá, tìm hiểu con người thật của mình. Nhưng bao giờ cũng vậy: vạn sự khởi đầu nan. Mấy ngày tu tập đầu tiên sẽ đầy dẫy những bồn chồn, buồn ngủ, chán nản, lười biếng hay nghi ngờ, và đôi khi còn hối hận là mình đã lỡ dại tham dự khóa tu nữa. Bước đầu tiên nào cũng khó cả. Spinoza, vào lúc gần hoàn tất một tác phẩm triết học của ông, có viết: “Mọi công trình cao quí đều hiếm hoi và khó nhọc”. Con đường tầm đạo mà chúng ta đang bước chân vào cũng rất là hiếm có và trân kỳ. Bởi thế chúng ta phải biết từ tốn.
The base of the mountain is on the earth while the summit represents the highest possible spiritual attainment.
A beautiful allegory for this journey is the book Mount Analogue. The story is of a group of people searching for a mountain. The base of the mountain is on the earth while the summit represents the highest possible spiritual attainment. Initially, the pilgrims are faced with a great obstacle: under ordinary circumstances the mountain is invisible, and considerable struggle and hardship is undergone just to locate it. After much effort, they find the mountain and are able to approach its base. The rest of the book describes all the preparations, difficulties, struggles and excitement of beginning the ascent to the top.
Quyển Mount Analogue là một tỷ dụ thật đẹp cho cuộc hành trình mà chúng ta đang đi. Câu chuyện kể lại một nhóm người cùng nhau đi tìm một ngọn núi đặc biệt. Chân núi nằm trên mặt đất, còn đỉnh núi tượng trưng cho mục tiêu giải thoát cuối cùng. Lúc khởi đầu, đám người thám hiểm ấy đã phải đối phó với một chướng ngại lớn lao: trong những trường hợp bình thường, họ không thể nào nhìn thấy được chân núi. Họ phải vất vả, khó nhọc lắm mới có thể định được phương hướng. Sau ngày đêm khổ cực tìm kiếm, cuối cùng họ tìm đến được chân núi. Phần còn lại của quyển sách tả cảnh chuẩn bị, bao khó khăn, những tranh đấu, hồi hộp trong suốt hành trình đi đến đỉnh núi.
We’re are this very same journey, ascending the mountain of spiritual insight. We have already discovered the secret of its invisibility: the fact that the truth, the law, the Dharma, is within us, not outside of ourselves, and that we begin from where we are.
Chúng ta cũng đang cùng chung một hành trình với họ: cố leo lên một ngọn núi trí tuệ. Chúng ta đã biết được một bí mật về sự tàng ẩn của nó: Giáo pháp, chân lý không thể tìm thấy ở bên ngoài, nó hiện hữu ở ngay trong ta. Chúng ta chỉ cần bắt đầu từ ngay giờ phút này.
The path up the mountain, the path to freedom, has been well-mapped by the many people who have walked upon it. One of the clearest of these descriptions is found in the teachings of the Buddha, expressed as the noble eightfold path. It is a map, and a guide pointing the way to enlightenment.
Con đường lên núi, con đường giải thoát, đã được vẽ lại bởi những người đi trước. Một bản ghi chép rõ ràng nhất có thể tìm thấy trong kinh điển của đức Phật là Bát Chánh Ðạo. Bát Chánh Ðạo có nghĩa là tám con đường chân chánh dẫn đến giải thoát. Ðây là một bản đồ, một bản hướng dẫn chỉ ta đến mục tiêu giác ngộ.
Bát Chánh Ðạo có nghĩa là tám con đường chân chánh dẫn đến giải thoát, một bản hướng dẫn chỉ ta đến mục tiêu giác ngộ.
The first step of this path up the mountain is right understanding. It is, in fact, both the first step and the last. It is because of some degree of understanding we begin the journey in the first place; and that understanding is brought to completion, to perfection, at the summit when we penetrate to the very deepest levels of our mind. In the beginning, right understanding deals with certain natural laws which govern our everyday lives. One of the most important of these is the law of karma, the law of cause and effect. Every action brings a certain result. Things are not happening to us by chance or accident. Whenever we act motivated by greed, hatred or delusion, pain and suffering come back to us. When our actions are motivated by generosity, love or wisdom, the results are happiness and peace. If we integrate this understanding of the law of karma into our lives, we can begin more consciously to cultivate and develop wholesome states of mind.
Bước thứ nhất trên con đường lên núi là Chánh Kiến. Chánh kiến có nghĩa là nhìn thấy, hiểu biết được chân như của sự vật. Thật ra đây là bước thứ nhất mà cũng là bước cuối cùng. Bởi vì ta phải có một sự hiểu biết tối thiểu nào đó mới có thể bước chân vào hành trình này. Và sự hiểu biết ấy sẽ dần dà trở thành trí huệ, có khả năng đi sâu vào và nhận diện được chân tướng của tâm. Trong giai đoạn đầu, chánh kiến có nghĩa là thấy được những luật của thiên nhiên đang chi phối đời sống của mình. Một trong những luật quan trọng nhất là luật Nhân Quả (Karma): mỗi hành động đều sẽ đem lại một kết quả nhất định nào đó. Không có bất cứ một việc gì, mà tự nhiên hay vô tình, lại xảy đến cho ta. Mỗi khi chúng ta hành động vì tham, sân, si, khổ đau sẽ đến với mình. Còn những khi chúng ta làm vì lòng từ bi hay trí tuệ, kết quả sẽ là hạnh phúc và an lạc. Nếu chúng ta khôn khéo biết phối hợp luật nhân quả vào cuộc sống hàng ngày của mình, ta có thể bắt đầu đào luyện một tâm ý hoàn toàn tỉnh thức.
The Buddha often stressed the power and importance of generosity. Giving is the expression in action of non-greed in the mind. The whole spiritual path involves letting go, not grasping, not clinging, and generosity is the manifestation of that non-attachment.
Ðức Phật thường nhắc nhở các đệ tử của ngài về đức tánh rộng lượng. Bố thí là một biểu lộ của lòng không tham lam ra thành hành động. Cuộc hành trình của ta gồm có sự buông bỏ, không bám víu và không quyến luyến của những sự xả bỏ ấy.
Another part of right understanding is acknowledging the special relationship, the unique karma, we have with our parents, and the responsibilities and obligations we have to them. Our parents cared for us when we were unable to care for ourselves, and it is due to their concern at a time when we were helpless that we now have the opportunity to practice the Dharma. The Buddha said that there is no way of repaying this debt, that we could carry our parents about on our shoulders for an entire lifetime and still we would not have fulfilled our obligation. The only way of repaying our parents is to help establish them in the Dharma, in the truth, in right understanding. Generally, we spend a great deal of time and energy freeing ourselves psychologically from our parents, which certainly has its value, but in that space of freedom, we should recognize our responsibility towards them.
Chánh kiến cũng còn là biết chấp nhận mối liên hệ của ta, một nghiệp quả đặc biệt, với cha mẹ. Ta phải biết nhận lãnh trách nhiệm cũng như bổn phận đối với các người. Cha mẹ đã bỏ công khổ cực để nuôi dưỡng ta, khi chúng ta còn nhỏ bé. Nhờ ơn các người mà giờ này ta có cơ hội để ngồi đây tu tập giáo lý của đức Phật. Ðức Phật dạy rằng, không có cách nào để ta có thể trả ơn này. Cho dù ta có cõng các người trên hai vai cho đến cuối cuộc đời mình cũng vẫn chưa đủ. Chỉ có một phương pháp để trả ơn cha mẹ mình, là giúp các người hiểu biết và hiểu được giáo lý của đức Phật, sống trong chánh kiến. Nói chung thì chúng ta đã bỏ biết bao nhiêu thời gian, công sức của mình ra để được độc lập với cha mẹ, về phưong diện tinh thần. Ðiều này tất nhiên cũng có một giá trị. Nhưng trong khoảng không gian tự do đó, ta nên chấp nhận trách nhiệm của mình đối với các người.
We could carry our parents about on our shoulders for an entire lifetime and still we would not have fulfilled our obligation.
Right understanding also involves a profound and subtle knowledge of our true nature. In the course of meditation practice it becomes increasingly clear that everything is impermanent. All the elements of mind and body exist in a moment and pass away, arising and vanishing continuously. The breath comes in and goes out, thoughts arise and pass away, sensations come into being and vanish. All phenomena are in constant flux. There is no lasting security to be had in this flow of impermanence. And deep insight into the selfless nature of all elements begins to offer a radically different perspective on our lives and the world. The mind stops grasping and clinging when the microscopic transience of everything is realized, and when we experience the process of mind and body without the burden of self. This is the kind of right understanding that is developed in meditation through careful and penetrating observation.
Chánh kiến cũng có nghĩa là thấy và hiểu được cái tánh chân thật, cái chân như của mình. Khi sự tu tập thiền quán tiến bộ, ta sẽ càng lúc càng nhận rõ được tính cách vô thường của mọi vật. Mọi yếu tố của tâm và thân chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tan biến mất, sanh ra rồi diệt đi một cách liên tục. Hơi thở vào rồi ra, tư tưởng đến rồi đi, cảm giác có rồi không. Mọi hiện tượng đều luôn biến đổi, chuyển dịch. Trong cuộc vô thường không có gì là bảo đảm vĩnh viễn cả. Một khi ta thật sự hiểu được bản chất vô ngã của mọi vật, những quan niệm của ta về sự sống và thế giới chung quanh sẽ thay đổi một cách không ngờ. Tâm của ta sẽ thôi nắm bắt và đeo đuổi, khi ta hiểu được mọi hiện tượng đều có tánh cách nhất thời, chốc lát, thay đổi trong mỗi giây phút. Và nhất là khi ta có thể kinh nghiệm được những diễn biến của thân và tâm khi chúng không còn bị chi phối bởi cái ngã. Với một sự tu tập thiền quán chuyên cần và sâu sắc, chánh kiến sẽ khai triển.
In the course of meditation practice it becomes increasingly clear that everything is impermanent. All the elements of mind and body exist in a moment and pass away, arising and vanishing continuously.
The second step of the eightfold path is right thought. This means thoughts free of sense desire, free of ill will, free of cruelty. As long as the mind is attached to sense desire, it will seek after external objects, external fulfillments which, because of their impermanent nature, cannot be finally satisfying. There is a momentary experience of pleasure and then craving returns for more. The endless cycle of desire for sense pleasures keeps the mind in turbulence and confusion. Freeing thought from sense desires does not mean suppressing them and pretending they are not there. If a desire is suppressed, it will usually manifest in some other way. Equally unskillful is identifying with each desire as it arises and compulsively acting on it. Right thought means becoming aware of sense desires and letting them go. The more we let go, the lighter the mind becomes. Then there is no disturbance, no tension, and we begin to free ourselves from our storehouse of conditioning, from our bondage to sense desires.
Bước thứ nhì của Bát Chánh đạo là Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy có nghĩa là suy nghĩ đúng với sự thật. Nó có nghĩa là tư tưởng không bị chi phối bởi những tham muốn của cảm giác, lòng ác tâm và tánh bất nhẫn. Những khi tâm ta còn bị dính mắc vào cảm giác, ta sẽ đuổi theo những đối tượng bên ngoài, đi tìm một hạnh phúc quá phù du, vì bản tính của mọi vật là vô thường, thay đổi. Những thú vui đều chỉ tạm bợ, nhưng lòng ham muốn thì cứ tăng trưởng. Cái vòng lẩn quẩn này của dục vọng khiến cho tâm ta lúc nào cũng náo động và rối loạn. Nhưng giải thoát tâm ta khỏi những dục vọng không có nghĩa là đàn áp hay chối bỏ chúng. Một khi ta đàn áp một sự ham muốn nào, nó sẽ chỉ biến tướng thành một tâm tánh khác. Nhưng nếu mỗi khi ta có một sự ham muốn nào, ta chấp nhận và đi thỏa mãn nó, thì kết quả cũng chẳng khá gì hơn. Chánh Tư Duy có nghĩa là ý thức được những ham muốn của các giác quan và rồi buông bỏ chúng. Buông bỏ được bao nhiêu, tâm chúng ta sẽ được nhẹ nhàng bấy nhiêu. Dần dà tâm ta sẽ bớt đi những xáo trộn, rối loạn, ta sẽ có khả năng giải thoát mình ra khỏi ngục tù của hoàn cảnh, những trói buộc của dục vọng.
Freedom from ill will means freedom from anger. Anger is a burning in the mind, and when expressed causes great suffering to others as well. It is helpful to be able to recognize anger and to let it go. Then the mind becomes light and easy, expressing its natural loving kindness.
Tư tưởng không bị chi phối bởi những ác tâm có nghĩa là ta không bị cai quản bởi sự giận dữ. Giận dữ là lửa cháy trong tâm, nó có khả năng thiêu đốt ta và những người chung quanh nếu ta không cẩn thận. Ta có khả năng đối trị tâm nóng giận, nếu ta có thể ý thức được nó để rồi buông bỏ. Khi ấy tâm ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và thoải mái, bản chất yêu thương của tâm sẽ tự nhiên hiển lộ.
Freedom from ill will means freedom from anger. Anger is a burning in the mind, … causes great suffering to others as well.
Thoughts free of cruelty mean thoughts of compassion, feeling for the suffering of others and wanting to alleviate it. We should develop thoughts which are completely free of cruelty towards any living thing.
Tư tưởng không bị chi phối bởi tánh bất nhẫn có nghĩa là ta có tâm từ. Tâm từ có nghĩa là có lòng thương xót những ai đang bị đau khổ và muốn cứu giúp họ. Trong sự tu tập thiền quán, ta nên có tâm từ đối với tất cả mọi sự sống chung quanh.
The next steps on the path up the mountain have to do with how we relate in the world; how we relate to our environment, to other people. They are a prescription for putting us into harmony with our surroundings, for establishing a proper ecology of mind so that we’re not in discord with others or with nature around us. The first aspect of relating to the world in this way is right speech. Right speech means not speaking what is untrue, or using slanderous, abusive or harsh language; rather, speaking words which are honest and helpful, creating a vibration of peace and harmony.
Bước kế tiếp trong hành trình lên núi là Chánh Ngữ. Chánh ngữ dạy cho ta cách tiếp xúc, liên hệ đến hoàn cảnh và những người chung quanh ta. Chánh ngữ là một phương thức có khả năng giúp ta sống hòa hợp với thế giới chung quanh, thiết lập một mối liên hệ hòa ái giữa ta và những người khác hay thiên nhiên. Chánh ngữ là không nói những gì sai với sự thật, hoặc nói những lời chia rẽ và căm thù; chỉ nói những lời chân thật và có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải.
Lời khuyên cho Rahula: Chân thật trong lời nói là căn bản cho sự chân thật trong tâm tưởng. Có thành thật với chính mình, ta mới có thể cởi mở tâm mình ra.
There is a story told of the Buddha returning after his enlightenment to the city where his family was still living. Many relatives and friends, inspired by his presence, by his love and compassion and wisdom, joined the order of monks. At that time, Rahula, his son, also became a novice in the order. There is one famous discourse called Advice to Rahula in which the Buddha, speaking to his son, said that under no circumstances, either for his own benefit or for the benefit of others, should he speak that which is untrue. So important is the commitment to truth. It makes our relationships easy and uncomplicated. Honesty in speech also reflects back to honesty with ourselves. There are many things in our mind and body, tensions of all kinds, unpleasantness, things we don’t like to look at, things about which we’re untruthful with ourselves. Truthfulness in speech becomes the basis for being honest in our own minds, and that is when things begin to open up. We then begin to see clearly, working through all the neuroses of mind.
Có một câu chuyện kể lại đức Phật, sau khi thành đạo, trở về gặp lại gia đình của ngài. Nhiều người thân thuộc, bạn bè cảm phục bởi tư cách từ bi, tỉnh thức của Phật đã xin để được quy y theo ngài. Trong số đó có Rahula, con trai của đức Phật. Lúc ấy Phật có thuyết giảng một bài pháp tên là: “Lời khuyên cho Rahula”. Trong bài giảng này Phật dạy đứa con ruột của ngài, đừng vì bất cứ một lý do nào mà phải nói những lời không chân thật, cho dù nó có đem lợi ích đến cho mình hay bất cứ một ai. Sự trung thành của mình với sự thật là một điều tối quan trọng. Nó giữ cho những liên hệ của mình với thế giới chung quanh được dễ dàng và đở phúc tạp hơn. Thành thật trong lời nói sẽ dẫn đến cho sự thành thật với chính mình. Trong thân và tâm của ta, có biết bao nhiêu chuyện mà ta hằng trốn tránh: những đau đớn, bực dọc mà ta không bao giờ muốn nhắc đến. Nhưng như vậy là ta đã không thành thật với chính mình. Chân thật trong lời nói là căn bản cho sự chân thật trong tâm tưởng. Có thành thật với chính mình, ta mới có thể cởi mở tâm mình ra. Và nhờ đó mà ta có thể nhận diện và đối trị với mọi trạng thái bệnh hoạn của tâm hồn.
The fourth step of the path up the mountain is right action. This means not killing, minimizing the amount of pain we inflict on other beings; not stealing, that is, not taking what isn’t given; and not committing sexual misconduct, which in the context of our daily life can be most basically understood as not causing suffering to others out of greed or desire for pleasant sensations.
Bước thứ tư trên con đường đi lên là Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp có nghĩa là chọn một lối sống chân chánh: không sát sanh, không làm cho người khác bị đau khổ; không trộm cắp, không lấy những gì không phải là của mình; không tà dâm, cũng có nghĩa là không vì những lòng ham muốn, tham dục thể xác mà làm khổ người khác.
Right action. This means not killing, minimizing the amount of pain we inflict on other beings; not stealing, that is, not taking what isn’t given; and not committing sexual misconduct, which in the context of our daily life can be most basically understood as not causing suffering to others out of greed or desire for pleasant sensations.
Often, we are unaware in the moment of the long-range effects of our actions. There is a story from Mount Analogue which illustrates this.
Thường chúng ta ít khi thấy được những hậu quả lâu dài gây ra bởi hành động của mình. Trong Mount Analogue có một câu chuyện nói vể việc này:
There was a rule for people who were climbing the mountain that above a certain point no living things were to be killed. The climbers had to carry all their food. On day someone who was walking on the mountain above that point was caught in a violent snowstorm. For three days he lived in a makeshift shelter with no food in near freezing conditions. On the third day the blizzard ended. He saw a very old rat crawling out of a hole and thought there would be no harm in killing the rat so that he could feed himself and get down the mountain. Somehow, he managed to get a stone and kill the rat. He made it down the mountain and did not think any more about it. Sometime later he was called before the tribunal of guides, people responsible for the mountain and the path. He was called to account for the killing of the rat, an event which by this time he had forgotten. It seems there had been serious consequences. The rat, being very old, was not strong enough to catch the healthy insects, and fed on the diseased insect population. So, when the rat was killed there was no natural check on the diseased insects. Disease spread throughout the whole species and they died off. The insects had been responsible for pollinating and fertilizing much of the plant growth on the mountainside. When the insects died off, without this fertilization the vegetation started to diminish. The plant life had been holding the soil in place and when the vegetation began to die the soil started to erode. Eventually, there was a great landslide which killed many people who were climbing up the mountain, and blocked the path for a long time. All of this the outcome of the seemingly insignificant act of killing the old rat.
Ðối với những người leo núi, có một luật mà ai cũng phải tuân theo là khi lên đến một độ cao nào đó, họ không được phép giết hại bất cứ một sinh vật nào. Họ phải mang theo thực phẩm đầy đủ. Một hôm có một người leo lên quá độ cao ước định đó, nhưng chẳng may anh ta bị kẹt trong một trận bảo tuyết. Trong liên tiếp ba ngày trời anh sống trong một căn lều tạm bợ, không thực phẩm. Gió tuyết lạnh đông đá hết mọi vật chung quanh. Ðến ngày thứ ba cơn bảo đi qua. Trong một lỗ hang nhỏ dưới lớp tuyết, anh thấy có một con chuột già chun lên. Bụng đói vì ba ngày không ăn, anh nghĩ không có hại gì khi giết con chuột già này để đở đói. Anh ta tìm một cục đá và giết con chuột. Xong anh trở xuống núi, chẳng nghĩ gì đến con vật mình vừa sát hại. Cho đến một hôm anh bị đem ra xử trước toà, bởi những người có phận sự bảo trì ngọn núi và những con đường mòn chung quanh. Anh bị xử về tội sát hại con chuột, mà đến giờ này anh đã quên bẳng. Dường như hành động nhỏ nhặt của anh lúc đó, giờ đã gây nên một tai họa. Con chuột già yếu mà anh giết ngày đó, vì không đủ sức đuổi bắt những con côn trùng khỏe mạnh, nên nó sống bằng cách tìm ăn những con côn trùng bệnh họan. Khi nó bị giết đi, dân số côn trùng bệnh hoạn không còn được thiên nhiên kiểm soát nữa. Bệnh hoạn lan tràn sang những côn trùng khỏe mạnh khác và dần dà cả loài bị tiêu diệt. Những côn trùng này từ lâu có trách nhiệm trong việc bón phân và truyền phấn hoa đến những nhụy cái, cho các loài thực vật mọc trên sườn núi. Khi loài côn trùng chết đi, những thực vật mất đi chất nuôi dưỡng và phương tiện truyền chủng, nên chúng cũng tàn tạ theo. Từ bấy lâu nay, những thực vật mọc ở hai bên sườn núi giúp giữ cho đất đá được liền lại với nhau. Giờ trơ trọi, sườn núi cũng bắt đầu bị thời tiết ăn mòn. Cuối cùng, một trậm đất lở đã giết chết một số người leo núi và ngăn trở con đường đi lên. Tất cả bắt đầu từ một hành động dường như vô hại là giết một con chuột già yếu.
Because we’re not always able to see the far-reaching consequences of each of our acts, we should take care not to create disturbances in the environment but to emanate peacefulness and gentleness, love and compassion.
Bởi vì chúng ta thường không có khả năng nhìn thấy những hậu quả lâu dài của hành động mình, chúng ta hãy có ý thức trong từng việc làm, đừng tiêu diệt thế giới chung quanh, hãy đi gieo những hạt giống của an lạc, từ bi và hạnh phúc.
Right livelihood is an important part of the integration: “To walk in a sacred manner as was the American Indian way. To make an art of life.” To do what we do in a sacred manner. To do what we do with awareness.
The next step of the eightfold path involving our relationships in the world is right livelihood. This means doing that kind of work for support and maintenance which is not harmful to others; not having work which involves killing, stealing or dishonesty. There is a traditional list of occupations which are unskillful, such as dealing in weapons or intoxicants, hunting or fishing, all causing suffering to others. The Dharma is not just sitting. Sitting is a powerful tool for understanding, but wisdom and understanding have to be integrated into our lives. Right livelihood is an important part of the integration: “To walk in a sacred manner as was the American Indian way. To make an art of life.” To do what we do in a sacred manner. To do what we do with awareness.
Bước kế tiếp trong Bát chánh đạo là Chánh Mạng. Chánh Mạng có nghĩa là chọn một phương thức sinh sống nào đừng làm tổn hại đến người khác; những nghề nghiệp nào không liên quan đến sự sát hại, trộm cắp hay lường gạt kẻ khác. Thông thường thì những nghề như buôn bán hay chế tạo vũ khí và rượu, săn bắn, đánh cá đều có làm tổn thương đến những sinh vật khác. Ðạo pháp không phải là ngồi yên một chỗ. Ngồi yên là một phương tiện hiệu quả để đạt đến trí tuệ và hiểu biết phải được thể hiện vào đời sống của chúng ta. Chánh mạng là một trong sự thể hiện đó. “Hãy bước đi thiêng liêng như những người da đỏ. Hãy biến sự sống của mình thành một nghệ thuật”. Hãy làm những gì chúng ta làm với một thái độ cẩn trọng. Hãy làm với một ý niệm tỉnh thức.
The next three steps on the path have to do primarily with the practice of meditation. The first of these is in many respects the most important: right effort. Unless we make the effort, nothing happens. It is said in the Abhidharma, the Buddhist psychology, that effort is the root of all achievement, the foundation of all attainment. If we want to get to the top of the mountain and just sit at the bottom thinking about it, it’s not going to happen. It is through the effort, the actual climbing of the mountain, the taking of one step after another, that the summit is reached. Ramana Maharshi, a great sage of modern India, wrote, “No one succeeds without effort. Mind control is not your birthright. Those who succeed owe their success to their perseverance.” But effort has to be balanced. Being very tense and anxious is a great hindrance. Energy has to be balanced with tranquility. It is as if you are trying to tune the strings on a guitar. If they are too tight or too loose, the sound is not right. In our practice also, we have to be persistent and persevering but with are laxed and balanced mind, making the effort without forcing. There is so much to discover in ourselves, so many levels of mind to understand. By making effort, the path unfolds. No one is going to do it for us. No one can enlighten another being. The Buddha’s enlightenment solved his problem, it didn’t solve ours … except to point out the way. We each have to walk the path for ourselves.
Ba bước kế tiếp có liên quan đến sự tu tập thiền quán. Bước đầu tiên trong ba bước này lại là bước quan trọng nhất: Chánh Tinh Tấn. Thiếu sự cố gắng ta sẽ chẳng làm được gì. Trong Vi Diệu Pháp (Abhidharma) có nói: Tinh tấn, cố gắng là gốc rễ của mọi thành công, là nền móng của sự thành đạo. Nếu chúng ta muốn lên đến đỉnh núi mà chỉ biết ngồi mơ tưởng thôi, thì ngàn năm vẫn sẽ chẳng có việc gì xảy ra. Bất cứ một hành trình nào cũng là một tập hợp của những sự cố gắng, dụng công: nhờ bước từng bước nhỏ mà ta lên đến đỉnh núi. Ramana Maharshi, một vị thánh của thời đại này ở Ấn Ðộ, viết: “Chưa ai có thể thành công mà không phải cố gắng. Tâm an lạc không phải là một tánh tự nhiên ta có khi mới sanh. Những ai thành công đều nhờ ở đức tính nhẫn nại của mình”. Nhưng tinh tấn, cố gắng phải trong một mức độ quân bình. Bởi sự nóng nảy hay khẩn trương là những trở ngại lớn trên con đường tu tập. Năng lực phải được quân bình với sự tỉnh lặng. Nó cũng giống như khi ta lên dây đàn. Dây đàn lên cứng quá hay lỏng qua cũng không thể phát ra được đúng âm độ. Trong sự tu tập của ta cũng thế, chúng ta phải tinh tấn kiên trì nhưng với một tâm thoải mái và quân bình, cố gắng nhưng không đàn áp. Trong ta có ngàn hiện tượng đang chờ sự khám phá, tâm ta có muôn từng muôn lớp để tìm hiểu. Với sự tinh tấn, con đường tu tập của ta sẽ rộng mở. Không ai có thể cố gắng dùm ta được. Không ai có thể giác ngộ dùm ta được. Sự giác ngộ của đức Phật đã giải quyết vấn đề cho ngài, chớ không giải quyết vấn đề cho ta… có chăng là chỉ cho ta một lối thoát. Mỗi người chúng ta phải tự thắp đuốc lên mà đi.
“When you walk, walk; when you run, run; above all, don’t wobble.”
Mindfulness is the seventh step in this noble eight-fold path, and it means being aware of what is happening in the present moment. It means noticing the flow of things: when walking, to be aware of the movement of the body; in observing the breath, to be aware of the sensations of the in-out or rising-falling; to notice thoughts or feelings as they arise. As expressed by one Zen master, “When you walk, walk; when you run, run; above all, don’t wobble.” Whatever the object is, to notice it, to be aware of it, without grasping, which is greed, without condemning, which is hatred, without forgetting, which is delusion; just observing the flow, observing the process. When mindfulness is cultivated it becomes very rhythmic and the whole day becomes a dance. Mindfulness brings the qualities of poise, equilibrium and balance to the mind, keeping it sharply focused, with the attitude of sitting back and watching the passing show.
Chánh niệm là bước thứ bảy trên con đường Bát chánh. Chánh niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện. Tôi muốn nói chú ý đến những sự thay đổi, biến chuyển của mọi hiện tượng: khi đi, ý thức được những cử động của cơ thể; khi quán hơi thở, ý thức được cảm giác ra vào hay lên xuống; ý thức được sự có mặt của từng tư tưởng hay cảm giác. Như một thiền sư nào đó nói: “Khi anh đi, đi. Khi anh chạy, chạy. Ðiều trên hết là đừng có do dự”. Bất cứ đối tượng là gì, bạn hãy ý thức được nó, nhưng đừng cố nắm bắt vì đó là tâm tham, cũng đừng xua đuổi vì đó là tâm sân, và cũng đừng lãng quên vì đó là tâm si. Hãy quan sát những biến chuyển cùng diễn biến của đối tượng. Một khi chánh niệm được phát triển đúng mức, tất cả sẽ trở nên nhịp nhàng và một ngày trở thành một điệu vũ. Chánh niệm sẽ đem lại cho tâm ta một sự thăng bằng và an tĩnh. Nó có khả năng giữ cho tâm ta được sắc bén, để ta có thể ngồi lại mà quan sát, theo dõi những hiện tượng xảy ra chung quanh như một vở tuồng.
Right concentration. This is one-pointedness of mind, the ability of the mind to stay steady on an object.
The last step on the path up the mountain is right concentration. This is one-pointedness of mind, the ability of the mind to stay steady on an object. The first days of this journey may seem difficult because concentration is not yet well developed. To climb a mountain, you need a certain physical strength. If you are not yet very strong, in the beginning you will feel tired and uncomfortable. But as the body gets stronger, climbing becomes easier. It is the same in meditation. As concentration is developed, it becomes less difficult to stay in the moment. The hindrances that are faced in the beginning of practice are then easily overcome.
Bước cuối cùng trên con đường lên đến đỉnh núi là Chánh Ðịnh. Chánh Ðịnh có nghĩa là có khả năng tập trung tâm ý, giữ cho tâm mình ở với một đối tượng duy nhất. Những ngày đầu tu tập, bạn sẽ cảm thấy khó khăn vì chưa có nhiều định lực. Khi leo núi, chúng ta phải có ít nhất một sức khỏe cần thiết nào đó. Nếu không có đủ sức khỏe, lúc ban đầu ta sẽ dễ mệt và khó chịu. Nhưng dần dà khi cơ thể quen đi, ta cảm thấy khỏe khoắn và việc leo núi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự tu tập thiền quán của ta cũng thế. Khi định lực khai triển, ta sẽ có khả năng sống trong hiện tại dễ dàng hơn. Những khó khăn lúc ban đầu sẽ không còn là một trở ngại nữa.
If you put a kettle on the stove and every few minutes take the lid off, it will take a longer time for the water to boil. If you put the kettle on the stove and leave it there, the water will heat up very quickly.
Nếu bạn đặt một nồi nước lên lò, rồi cứ vài phút lại mở nắp ra, chờ cho nước sôi cũng là lâu lắm. Nhưng nếu bạn đặt nồi lên lò, rồi để yên đừng đụng đến, thì nước sẽ chóng sôi lắm.
A meditation retreat is a unique opportunity to develop a high degree of concentration and mindfulness. By being continuous in the practice, each moment builds on the one before, and in a short time the mind develops an acute strength and penetrating power.
Các khóa tu thiền là những cơ hội quý báu giúp cho ta tập phát triển định lực và chánh niệm. Bằng sự tu tâp liên tục, mỗi giây phút được xây dựng bằng một công phu của giây phút trước, trong một thời gian ngắn tâm ta sẽ trở nên sắc bén và có khả năng soi thấu được chân tướng của sự vật.
The journey that we are on combines right relationship in the world with a deepening understanding and insight into our own nature. There is appropriate advice in Mount Analogue about ascending this path of wisdom: “Keep your eye fixed on the path to the top. But don’t forget to look right in front of you. The last step depends upon the first. Don’t think that you’re there just because you see the summit. Watch your footing. Be sure of the next step. But don’t let that distract you from the highest goal. The first step depends upon the last.”
Hành trình của chúng ta bao gồm sự sống hòa hợp với thế giới chung quanh và tìm hiểu lấy chính mình. Trong Mount Analogue có lời khuyên sau đây cho những ai đang đi trên con đường tỉnh thức: “Hãy giữ ánh mắt của mình trên con đường đi lên. Nhưng nhớ đừng quên nhìn những gì ngay trước mặt. Bước cuối cùng nương tựa vào bước đầu tiên. Ðừng nghĩ rằng bạn đã đến nơi chỉ vì bạn đã nhìn thấy đỉnh núi cao. Hãy cẩn thận chỗ bạn sẽ đặt chân. Bước tới cho vững vàng. Nhưng đừng vì vậy mà xao lãng mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên nương tựa vào bước chót”.
Being grounded in the present, cultivating awareness of the moment, and trusting our vision of freedom.
Sống vững vàng trong hiện tại, phát triển chánh niệm trong từng giây phút và vững tin nơi khả năng tự do của sự tỉnh thức.
* * *
Question: I notice that sensations seem stronger on the inbreath; this tends to upset my concentration. Is there anything I can do?
Hỏi: Tôi có cảm giác rằng hơi thở vào lúc nào cũng mạnh hơn, điều này làm xáo trộn sự tập trung của tôi. Tôi phải làm gì?.
Answer: The breath is a very interesting object of meditation because there’s a great range of texture and intensity to it. Sometimes it’s strong and heavy, sometimes it’s fine and light. It can change between an inbreath and outbreath or it can change over a period of time. Sometimes the breath gets almost imperceptible. What makes the breath a valuable object of meditation is that when the breath becomes fine, we can use it to draw the mind down to that level of subtlety. When you feel the breath getting more subtle, make the mind fine enough to stay aware of it. It takes an added energy—not of doing anything, but of silence.
Ðáp: Hơi thở là một đề mục rất hay và quan trọng trong thiền quán, vì hơi thở có rất nhiều trạng thái và cường độ mạnh nhẹ khác nhau. Có khi nó mạnh và nặng nề, có khi nó thoải mái và nhẹ nhàng. Hơi thở có thể thay đổi giữa khi ta thở vào và thở ra, hay là sau một thời gian ngắn. Cũng có những lúc hơi thở nhẹ đến nỗi ta không cảm thấy gì hết. Hơi thở là một đề mục vô giá trong thiền quán: bởi vì một khi hơi thở trở nên nhẹ nhàng, ta có thể dùng nó để đem tâm mình an tịnh xuống cùng một mức độ với hơi thở. Khi bạn thấy hơi thở càng lúc càng trở nên thanh nhẹ, lắng tâm xuống thật yên để có thể nhận diện được nó. Nó đòi hỏi một sự cố gắng – để không làm gì hết, chỉ yên lặng.
Question: How can you tell if a person is enlightened?
Hỏi: Làm cách nào để biết một người đã giác ngộ?.
Answer: An enlightened being is untraceable. There is no possible way to perceive a free mind through any of the senses because it’s beyond mind. It’s like trying to locate a fire that has gone out. Where are you going to look for it? You can’t think of enlightenment in terms of existing someplace. There is no special mark on the forehead; but you can recognize the qualities of wisdom and compassion in people, and honor those qualities.
Ðáp: Một người giác ngô hay tỉnh thức không để lại một dấu vết nào hết. Làm sao ta có thể đo lường được một tâm tự tại bằng những giác quan giới hạn của mình! Nó đã ra ngoài sự suy luận. Cũng giống như ta đi tìm một ánh lửa đã tắt. Bạn tìm kiếm ở đâu bây giờ? Bạn không thể nghĩ giác ngộ, tỉnh thức như là một cái gì có thể đụng chạm hay sờ mó được. Người tỉnh thức không có một dấu hiệu đặc biệt nào trên trán họ hết, nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được họ qua những đức tánh thương yêu, hiểu biết mà họ có.
Question: About our relationship with our parents and the responsibilities to try to show them the way. My parents wonder why I’m here and what I’m doing, but there seems no way to make them understand?
Hỏi: Về sự liên hệ với cha mẹ và trách nhiệm hướng dẫn họ vào đạo pháp. Cha mẹ tôi thắc mắc tại sao tôi lại đi dự nhiều khóa thiền như thế này, tôi cố gắng giải thích nhưng hình như không có cách nào làm cho họ hiểu được!.
Answer: There are many ways of communicating—speech often not being the best. If you’re with your parents, or any other people, and are very cooled out, non-judgmental, accepting, full of love and generosity, you don’t have to say a word. Your own being at peace creates a certain space. It takes a long time. People are attached to their own way of looking at things. As soon as you say something that in any way threatens it, they become defensive. So, the way is not to threaten, just to be the way you are, letting the Dharma unfold. A peaceful mind has its effect on its surroundings. It takes time and it takes patience, and a lot of love.
Ðáp: Có rất nhiều cách để người ta thông cảm nhau – mà thường thì lời nói lại là một phương tiện kém hữu hiệu nhất. Nếu bạn ở với cha mẹ hay bất cứ một ai, mà bạn giữ sự an lạc, tĩnh lặng, không phê phán ai, chấp nhận, thương yêu và tử tế, tôi nghĩ bạn sẽ không cần phải nói một lời nào. Con người an lạc của bạn tự nó có khả năng tạo nên một khoảng không gian tươi mát. Ðiều này đòi hỏi thời gian tu tập. Người ta bao giờ cũng vẫn có thành kiến với những gì không hợp với quan niệm của mình. Khi nào bạn nói những điều gì có vẽ khác thường, mới lạ họ sẽ trở nên bảo thủ. Thế nên ta đừng bao giờ chấp vào hình thức quá, hãy sống tự nhiên, đạo pháp sẽ hiển bày. Một tâm tĩnh lặng sẽ ảnh hưởng đến thế giới chung quanh. Nó đòi gỏi thời gian, sự kiên nhẫn và thật nhiều tình thương.
Question: During the sitting meditation I found myself visualizing my breath as water flowing back and forth in a tunnel. Would it be more mindful to sit without the visualization?
Hỏi: Trong khi ngồi thiền, tôi thường thấy mình hay tưởng tượng hơi thở tôi là một luồng nước, chảy tới lui trong một đường hầm. Những hình ảnh như thế có hại cho chánh niệm không?.
Answer: Yes. The essence of the practice is to bring the mind to an experiential level rather than a conceptual one. Visualization of the breath is a concept. That’s not what’s happening; that’s a projection onto it. The idea is to be with the experience of the sensations of the breath, not creating a concept around it.
Ðáp: Có. Cốt tủy của pháp tu thiền quán này là trực tiếp kinh nghiệm chứ không phải dùng tưởng tượng. Hình ảnh hóa hơi thở của mình là tạo nên một khái niệm. Khái niệm không phải là sự thật, nó chỉ là bóng dáng của sự thật. Ðiều cần nhớ là kinh nghiệm những cảm giác của hơi thở, chứ không phải tạo nên một ý niệm về hơi thở.
Question: How does devotion to God fit into the practice?
Hỏi: Việc tôn thờ thượng đế áp dụng vào sự tu tập này cách nào?.
Answer: It depends upon what you mean by God. People have many different meanings for that word. One could equate God with the highest truth, which would be the same as the Dharma, the law, the way things are. The way of surrendering is letting go. Letting the Dharma unfold.
Ðáp: Tùy theo định nghĩa của bạn về thượng đế. Mỗi người có một câu trả lời khác nhau. Ta có thể nói thượng đế tức là chân lý tối cao, đạo pháp, chân như của vạn vật. Hiểu như vậy, thì tôn thờ thượng đế có nghĩa là sống trong chân lý, sống đúng với giáo pháp. Ðể cho giáo pháp tự nhiên phô bày.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
- https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
- https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
- Photo 2: https://en.wikipedia.org/wiki/Baruch_Spinoza
- Photo 3:https://www.amazon.com/Mount-Analogue-Rene-Daumal/dp/B0026HTSK8
- Photo 4: https://slideplayer.com/slide/6024761/
- Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/407-bai-so-19-luat-nghiep-bao-phan-1-song-ngu
- Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/sutras-books/kinhvulan/item/826-kinhvulan
- Photo 6a:http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1085-thay-biet-dung-nhu-that-song-ngu
- Photo 7: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/308-63-luat-nghiep-bao-phan-1-song-ngu
- Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/401-bai-so-13-tro-ve-mai-nha-xua-song-ngu
- Photo 8b:https://www.learnreligions.com/right-livelihood-the-ethics-of-earning-a-living-450071
- Photo 9: https://twitter.com/corymuscara/status/793041261888405504
- Photo 10: https://imgur.com/gallery/ODOVaNG