Phần IV – Tổng Kết – Section IV General Conclusions – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Lotus group

 

Phần IV Tổng Kết – Section IV General Conclusions

 

 Part V – Chapter I – 45 Magga-saṃyutta – Connected Discourses on the Path – page 1518. [45a] Chương I – Tập V – Tương Ưng Ðạo.

 

‘What is the condition, master Gotama, what is the cause, why, after the final passing away of the Tathagata, the good Norm does not last long; and again, master Gotama, what is the condition, what the cause, why, after the final passing away of the Tathagata, the good Norm does last long?’

‘It is owing to not cultivating, brahmin, owing to not making much of four stations of mindfulness, that the good Norm does not last long after the final passing away of the Tathagata…’

(Samyuatta-Nikaya, maha vagga)

“Bạch sa môn Gotama, Duyên gì (điều kiện), nhân gì, tại sao, sau khi Như Lai viên tịch, giáo pháp không tồn tại lâu dài; và lại nữa. Bạch sa môn Gotama, Duyên gì (Ðiều kiện), nhân gì, tại sao, sau khi Như Lai viên tịch, giáo lý tồn tại lâu dài?

“Là vì không tu tập, này người Bà la môn, vì không thực hành nhiều Tứ niệm xứ, do đó giáo pháp không tồn tại lâu dài, sau khi Như Lai viên tịch.”

— (Tương Ưng Bộ Kinh, Ðại phẩm)

 

4.1 GENERAL CONCLUSIONS – TỔNG KẾT

 

The practice of vipassana consists of the Seven Purities, sixteen yanas, three Vimokkha (ways of deliverance to nibbana), four Satipatthana, etc. But all these things are really about Kayanupassana Satipatthana― specifically, the four major and minor positions. With other Satipatthana ― Vedananupassana, Cittanupassana, Dhammanupassana ―the practice is the same, the yanas and the Seven Purities are the same, the benefits are the same: only the objects are changed.

Sự tu tập thiền quán gồm có thất tịnh, 16 tuệ, tam vô lậu học (Vimokkha), Tứ niệm xứ -Satipaṭṭhāna, v.v… Nhưng tất cả những vấn đề này thật sự là thân quán niệm xứ- KāyaAnupassanā satipaṭṭhāna – đặc biệt, bốn tư thế đại và tiểu oai nghi. Với niệm xứ khác – thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ – sự tu tập đều giống nhau, các tuệ và thất tịnh đều giống nhau, nhưng lợi ích thì cũng giống nhau: Chỉ những đối tượng được thay đổi.

 

However, vedana, citta, and dhamma are more complicated as objects. There are nine vedana to observe: dukkha-vedana, sukha-vedana, upekkha-vedana, etc. There are sixteen citta: cittawith kusala, citta with no kusala, cittawith samadhi, etc. With dhamma, there are Five Khandhas, ayatana (sense fields), nivarana (hindrances), etc. So, the practitioner has to be more careful with vedana, citta, dhamma as objects.

Tuy thế, thọ, tâm và pháp cũng xem là những đối tượng phức tạp hơn. Có 9 thọ để quan sát: khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ v.v… Có 16 tâm: tâm có thiện, tâm không có thiện, tâm có định v.v… Với pháp, có năm uẩn, căn – ayatana, triền cái – nivāraṇa, v.v…) Như vậy, hành giả phải cẩn thận hơn với thọ, tâm, và pháp là các đối tượng.

 

Thực tướng pháp (True State of the Nature) (Sabhava dhamma) là trạng thái thật của Bản chất tự nhiên

  của vạn vật trong vũ trụ. Nó là thực thể – nhưng không phải là đàn ông, đàn bà, người nào đó hoặc tâm hồn. Ví dụ,

  oai nghi ngồi là thực tướng của tư thế ngồi. (Thực tế, khi trạng thái thật của bản chất vạn vật được người ta nhận

  ra thậm chí không phải là oai nghi ngồi, nó chỉ là thực tướng). Xin coi lại chương 6 – Minh Sát Tu Tập.

 

For example, if feeling arises, such as love, the yogi has to be aware of the feeling. But in this case, he might become attached to this feeling. This will prevent him from reaching Satipatthana, because Satipatthana is realized through the Middle Way. If one has like or dislike (abhijja or domanassa), one can’t be in the Middle Way. Therefore, the one who comes to practice has to study to understand this. Without this understanding, the practice can’t be right.

Ví dụ, nếu một tình cảm phát sinh, chẳng hạn như tình yêu, Hành giả phải nhận biết tình cảm này. Nhưng trong trường hợp này vị này có thể bị chấp thủ vào tình cảm này. Ðiều này sẽ ngăn chặn vị này không đến được với niệm xứ, vì niệm xứ được nhận ra bởi con đường Trung Ðạo. Nếu một người có sự ham muốn hoặc không ham muốn, người ấy không thể ở trong con đường Trung Ðạo. Do đó, một người tu tập phải học hỏi và hiểu biết sự kiện này. Không có sự hiểu này, hành giả không thể đạt được sự tu tập đúng đắn.

 

Indifference (upekkha) is not the Middle Way. Some try to make their citta neither like nor dislike. This is wrong. This is trying to force upekkhato arise. All dhamma is anatta, and this cannot be done.

Sự không quan tâm (upekkhā) là không phải con đường “Trung Ðạo”. Một số hành giả cố gắng sai khiến tâm không thích hoặc thích. Ðiều này không đúng. Ðây là sự cố gắng buộc tâm xả phát sinh. Tất cả pháp là vô ngã, và điều hành giả không thể thực hiện được.

 

Some practices say citta is void and use the voidness as an object. But every citta has to have an object. The object is the aiding condition (paccaya) of the citta. Even lokuttara (supramundane) still has nibbana as an object.

Một số phương pháp tu tập nói rằng tâm là trống không và dùng sự trống không (tính không) làm một đối tượng. Nhưng mỗi tâm đều có một đối tượng. Ðối tượng là duyên trợ của tâm. Ngay cả siêu thế vẫn có Níp bàn là một đối tượng.

 

There are so many cittas and so many objects that this can lead to like and dislike. The object in Satipatthana can destroy like and dislike. But even the object in Satipatthanacan lead to kilesa. For example, if you want citta to stay with sitting rupa, that leads to abhijja (liking). If you cannot stay with sitting rupa (which is highly unlikely ― because most citta are not permanent), this can lead to domanassa.

Có quá nhiều tâm và quá nhiều đối tượng đến nỗi có thể dẫn điều này đến sự thích và không thích. Ðối tượng trong niệm xứ có thể loại trừ thích và không thích. Nhưng ngay cả đối tượng trong niệm xứ có thể dẫn đến phiền não. Ví dụ, nếu hành giả muốn tâm ở lại với oai nghi ngồi, điều này dẫn đến abhijja (thích). Nếu hành giả không thể lưu lại với oai nghi ngồi (điều này có thể không chắc chắn lắm – bởi vì hầu hết tâm đều vô thường), điều này có thể dẫn đến tâm sân – domananasa.

 

With Satipatthana the important thing is to have sati-sampajanna in the present moment. Only the present moment can destroy abhijjha and domanassa. When an object occurs, the yogi has to observe that object until he realizes the

Sabhava of that object, which is either rupa or nama. Then he will see that rupa and nama are anicca, dukkha, and anatta― not “I”, not self.

Với niệm xứ, vấn đề quan trọng là phải có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại. Chỉ có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại mới có thể đoạn diệt thích và không thích. Khi một đối tượng xuất hiện, hành giả phải quan sát đối tượng đó cho đến khi hành giả nhận thức được sabhava của đối tượng đó, nó là danh sắc. Sau đó hành giả sẽ nhận thấy rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã không phải “TÔI”, vô ngã.

 

The yogi should remember these important points:

Người hành giả phải nên ghi nhớ những điểm quan trọng này:

 

1) The way to practice Satipatthana and reach nibbana, according to the teaching of the Lord Buddha, depends on having a natural aptitude or talent for vipassana practice, an aiding condition from the previous life (pubbekata punnata), and patience, perseverance, and devotion to the task of ending suffering.

  1. Phương pháp tu tập niệm xứ và đạt Níp bàn, theo giáo pháp của Ðức Phật, tùy thuộc vào việc có năng khiếu hoặc tài năng với sự tu tập thiền quán, một trợ duyên từ đời sống quá khứ (pubbekata punnata) và kiên nhẫn, nhẫn nại, và hiến dâng cho nhiệm vụ diệt khổ.

 

2) Practicing vipassana is the work of the mind and the mind is always working to observe sitting rupa, standing rupa, etc., to change the wrong view that it is not you that sits, stands, and walks ― and to get rid of kilesa. The way to get rid of kilesa is to do the right practice ― not just by thinking or reasoning. When you have done the right practice, you will get the right result with the right wisdom. When the right wisdom occurs, you will see the true state of the nature that nama and rupa are not you ― and after that you will see the three characteristics of rupa and nama. The objects (nama and rupa) are very important. The object, properly observed, brings the knowledge and wisdom to the 3 Nama (yogavacara) [1] that nama and rupa are sabhava, not you, not self, and impermanent and suffering ― and after that you will realize nama and rupa are harmful and dangerous, and should be abandoned, i.e., wisdom should be realized so rebirth is ended.

  1. Sự tu tập thiền minh sát là công việc của tâm và tâm luôn luôn làm việc để quan sát oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v… để thay đổi tà kiến cho rằng có hành giả ngồi, đứng và đi – và loại trừ phiền não. Phương pháp để loại trừ phiền não là tu tập đúng phương pháp – chứ không chỉ suy tưởng hoặc suy luận. Khi hành giả đã tu tập đúng pháp, hành giả sẽ đạt được kết quả đúng với trí tuệ đúng đắn. Khi trí tuệ đúng đắn xuất hiện hành giả sẽ bản chất thật của vạn vật đó là danh sắc chứ không phải là hành giả – và sau đó hành giả sẽ thấy tam tướng của danh sắc. Các đối tượng danh sắc rất quan trọng. Ðối tượng được hành giả quan sát thích hợp đem lại sự hiểu biết và trí tuệ đối với 3 danh (Yogāvacara) [1] biết rằng danh sắc là sabhava, không phải hành giả, vô ngã, vô thường và khổ – sau đó hành giả sẽ nhận thấy danh sắc là nguy hại và hiểm nghèo, cần phải đoạn diệt, nghĩa là hành giả phải nhận ra trí tuệ để chấm dứt vòng sinh tử.

 

3) The yogi has to have observation (sikkhati) so he can know when yogavacara has left the present moment. This will bring him back to the present moment again and again. The nature of mind (citta) is very changeable: sometimes it has wandering mind (foong), sometimes it has lust, sometimes it has doubts about the practice, sometimes it is sleepy, sometimes annoyed, sometimes awareness (yogavacara) is weak. The yogi has to try to observe rupa and nama very often in the present moment and not get annoyed when he falls out of the present moment ― because mind (citta) is out of control (anatta). The duty of the yogi is always to try to be in the practice present moment ― and then the truth of Sabhava will follow (vipassana present moment). This requires perseverance.

  1. Hành giả phải có sự quan sát và hiểu biết (sikkhati) để vị này có thể biết khi ba danh đã rời khoảnh khắc hiện tại. Ðiều này sẽ đưa hành giả trở lại khoảnh khắc hiện tại liên tục. Bản chất của tâm hay thay đổi: đôi lúc nó có cái tâm vẩn vơ, đôi lúc có tham dục, đôi lúc có sự hoài nghi về sự tu tập, đôi lúc nó cảm thấy buồn ngủ, đôi lúc khó chịu, đôi lúc tỉnh giác (Yogāvacara) là yếu kém. Người hành giả phải cố gắng quan sát danh sắc liên tục trong khoảnh khắc hiện tại và không cảm thấy khó chịu khi bị rơi khỏi khoảnh khắc hiện tại. – vì tâm không điều khiển được. Bổn phận của người hành giả là luôn cố gắng giữ chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại – và sau đó chân lý của Sabhava sẽ đi theo (minh sát trong khoảnh khắc hiện tại). Ðiều này đòi hỏi sự kiên trì.

 

4) If you just use thinking (verbalizing) to realize impermanence, suffering and not self, that will not get rid of kilesa, because you are not seeing the truth by vipassana wisdom. Seeing the truth is seeing the Three Characteristics as they arise in nama and rupa at any given time (present moment). This truth (sabhava) comes from the practice, in which you prove it by yourself. It is not from studying theory or listening to dhamma.

  1. Nếu hành giả chỉ suy nghĩ (bằng lời) để nhận thức vô thường, khổ và vô ngã, sẽ không loại trừ được phiền não. Vì hành giả không nhận thấy chân lý bằng tuệ (Thiền Minh Sát). Thấy chân lý là thấy được Tam Tướng khi chúng phát sinh trong danh sắc ở bất cứ thời gian ấn định (trong khoảnh khắc hiện tại) chân lý này (sabhava) đến từ sự tu tập, ở đó hành giả tự mình chứng tỏ nó. Nó không đến từ sự học hỏi lý thuyết hoặc lắng nghe giáo pháp.

 

[1] The 3 Nama = yogavacara = awareness = earnestness (atapi), mindfulness (sati) and clear comprehension (sampajanna).

 

5) Another problem that arises is where the yogi practices in the wrong way but doesn’t know it. For example, when he walks he just notices the step, not the entire walking rupa. He should have the right teacher to correct him until he understands the right theory.

  1. Một vấn đề khác phát sinh đó là hành giả tu tập sai phương pháp nhưng lại không biết. Ví dụ, khi vị này bước đi chỉ ghi nhận bước chân, chứ không ghi nhận toàn bộ oai nghi đi. Vị này phải có vị thầy tốt để sửa chữa cho đến khi hiểu được lý thuyết đúng đắn.

 

6) The right way to eliminate kilesa and end suffering is to practice Satipatthana, which is the first step of the 37 Qualities of Enlightenment ― and then realize the Four Noble Truths. This will lead to complete disenchantment with rupa and nama (or Five Khandhas) ― but it must be done by reaching the four paths: stream-winner path, once-returner path, non-returner path, and arahant path.

  1. Con đường đúng đắn để loại trừ phiền não và diệt khổ là tu tập niệm xứ, là bước đầu tiên của Tam thập Thất Bồ Ðề Phần Pháp – và sau đó nhận ra Tứ Diệu Ðế. Ðiều này sẽ dẫn đến sự tan biến ảo tưởng về danh sắc (hoặc 5 uẩn) – nhưng cần phải tu tập nó bằng cách đạt được 4 đạo: nhập lưu (Tư đà hườn), nhất lai (Tư đà hàm) Bất lai (A na hàm) và A la hán.

 

7) To practice Satipatthana one should have equal faith and wisdom together. If you have more faith than wisdom, you won’t be able to tell if practice is right or wrong. If you have more wisdom than faith, excessive pride will develop and you won’t be able to reach nibbana and end suffering.

  1. Ðể tu tập niệm xứ, hành giả nên có đức tin và trí tuệ cân bằng với nhau. Nếu hành giả có đức tin hơn trí tuệ, hành giả sẽ không thể biết được sự tu tập đúng hay sai. Nếu hành giả có trí tuệ hơn đức tin sự kiêu ngạo quá mức sẽ phát triển và hành giả không thể đạt được Níp bàn và diệt khổ.

 

8) One who is interested in vipassana practice (or even samatha for that matter) must understand the principles of practice and the correct way to practice. If one is going to reach true Buddhism, it has to be reached with faith and wisdom ― as can be seen in the foregoing description of the Sixteen Yanas. If the practice is wrong, it can be very hard to change the wrong ideas of yogi. It is much like an elephant in a mud hole, which once mired, can be very difficult to get out.

  1. Một người quan tâm sự tu tập thiền minh sát tuệ, (hoặc ngay cả định đối với vấn đề) phải hiểu biết các nguyên tắc tu tập và con đường tu tập đúng đắn. Nếu một người sắp đạt được tư tưởng Phật giáo đích thật điều này phải đạt được với đức tin và trí tuệ – như là có thể được nhận ra trong sự mô tả trước đây về “16 tuệ”. Nếu sự tu tập sai lệch thì sự kiện hết sức khó khăn để thay đổi được những tà kiến của hành giả. Nó giống như việc một con voi bị rơi vào hố bùn, khi bị sa lầy thì nó có thể gặp nhiều khó khăn để thoát ra.

 

Come now, I address you: strive on with earnestness; transient are all compound things. (the Buddha. Digha-Nikaya)

Này, hãy đến đây, Như Lai tuyên bố với các con: hãy cố gắng với lòng nhiệt tình, tất cả vạn vật đều vô thường. — (Kinh Ðại Bát Niết Bàn – Trường bộ kinh)

 

Come now, I address you: strive on with earnestness; transient

  are all compound things. Này, hãy đến đây, Như Lai tuyên bố với các

  con: hãy cố gắng với lòng nhiệt tình, tất cả vạn vật đều vô thường.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-iii-ket-qua/
  5. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/samyutta/tuongung-i-v/item/776-chuong45a-tap5
  6. Photo 3: http://princevn80.blogspot.com/2015/01/giao-trinh-thien-minh-sat-tue-ly-thuyet_4.html
  7. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/truongbokinh/digha-1-34/item/944-chuong-16