Phá Tướng Luận – Breakthrough Sermon – Song ngữ

English: Red Pine.

Việt ngữ: Red pine.

Compile: Middle Way Group.

 

05. Phá Tướng Luận – Breakthrough Sermon – Song ngữ

 

達磨祖師著 Đạt Ma Tổ Sư trước
渝州華巖寺沙門釋宗鏡校刻 du châu hóa nham tự sa môn thích tôn kính hiệu khắc
達磨大師破相論終(Breakthrough Sermon) Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận chung.

 

 

Bồ Đề Đạt Ma (? – 528) Sang Trung Hoa năm 520 với thông điệp:

 

(Đạo truyền riêng ngoài kinh điển, không qua chữ nghĩa, nhắm thẳng vào nội tâm, kiến chiếu vào Tự Tánh để thành Phật.).

Trong Cao Tăng Truyện cuả Đạo Tuyên (soạn năm 645) và Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên (Soạn năm 1004) có chép sự tích của Đạt Ma, và đều có chép Tứ quán hạnh hay Nhị Nhập (2 đường vào chân tâm) của Đạt Ma.

Sách viết:

«Muốn nhập Chân Tâm, có 2 cách: Phật bảo: Hai đường vào ĐẠO là LÝ NHẬP và HẠNH NHẬP.

«LÝ NHẬP là tin sâu rằng tất cả chúng sinh đều đồng nhau một CHÂN TÁNH chẳng phải một, chẳng phải tất cả, khác nhau chỉ ở chỗ BỊ CHE LẤP BỞI BỤI TRẦN. CHÂN TÁNH xưa nay vốn chẳng lại, chẳng qua. Hành giả trong một niệm ngưng trụ TỈNH QUÁN sẽ kiến chiếu vào tánh Phật chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải ta chẳng phải người, chung đồng với vật vô giác cũng như giống hàm linh, cùng một thể. Bấy giờ hành giả sẽ kiên trì nơi tâm địa Kim Cương, rốt chẳng xa lìa,
đuọc tịch nhiên, vô vi, hết tâm tưởng phân biệt. Đó là LÝ NHẬP.

«HẠNH NHẬP là đừng để tâm bôn chôn, u trệ, đừng đắm theo bóng dáng trôi lăn như đợt sóng. Bất cứ đâu cũng giữ tâm hồn ngươi trong lặng, đừng đuổi theo gì hết. Hãy như đại địa, dầu bão tố vẫn bất động. Hãy gột sạch heát tư tưởng vị ngã trong tâm, cứu độ tất cả chúng sinh đưa qua bờ giác. Không sinh tử, không hình tướng, không thủ không xả, không gì đến, không gì đi trong tâm Bồ Tát.
Khi tâm không có gì đến, gì đi là tâm nhập trong cái Bổn Lai không có nhập. Bồ Tát nhập pháp là như vậy đó. Pháp chẳng phải là không, và cái pháp “chẳng không” không thể gạt bỏ coi như không thực. Tại sao? Cái Pháp không chẳng thực, có tất cả công năng. Đó chẳng phải tâm, chẳng phải bóng dáng, đó thuần túy là “như”.»

Thiền Sư Suzuki cho rằng không phải giáo lý Nhị Nhập hay Tứ Quán hạnh, mà chính là bài học Bích quán đã đưa Đat Ma lên ngôi Tổ Sư Thiền Đông Độ.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. THE ZEN TEACHING OF BODHIDHARMA-1.pdf
  2. Zen-Teaching-of-Bodhidharma-trans-Red-Pine-clearscan.pdf
  3. http://www.buddhism.org/the-zen-teaching-of-bodhidharma-translated-by-red-pine/
  4. https://tangthuphathoc.net/tudien/nhi-nhap-tu-hanh/
  5. Photo 2: https://www.youtube.com/watch?v=frOeTtNqPG0
  6. Photo 3: https://www.youtube.com/watch?v=frOeTtNqPG0