Ninth Evening – Ngũ Trần Cái – Hindrances – Song ngữ

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên.

Compile: Lotus group.

Ninth Evening – Ngũ Trần Cái – Hindrances

 

       Hindrance is a thing that provides resistance,

       delay, or obstruction to something or someone.

 

Imagine yourselves in the middle of a battlefield, single-handedly facing a thousand enemies. Though surrounded on all sides, you somehow manage to conquer them. Imagine yourself on this battlefield a thousand different times, and each time you overcome the enemies around you.

Bạn hãy tưởng tượng rằng mình dang đứng ở giữa một trận địa, một mình đơn độc chiến đấu với ngàn vạn địch quân. Mặc dù bị bao vây tứ phía nhưng cuối cùng bạn vẫn chiến thắng. Rồi tưởng tượng là bạn chiến đấu những trận như vầy hằng ngàn lần nhưng cuối cùng bạn vẫn chiến thắng.

 

      The Buddha has said that, this is an easier

       task than the conquering of oneself.

 

The Buddha has said that this is an easier task than the conquering of oneself. It is not a trivial thing we have set about doing. The most difficult of all possible tasks is to come to understand one’s own mind. But it is not impossible. There have been many beings who have conquered these thousand enemies a thousand times, and they have given us advice and guidance.

Ðức Phật dạy rằng thắng vạn quân như vậy ngàn lần, vẫn còn dễ hơn là thắng được chính mình một lần. Công việc của chúng ta khởi sự làm ở đây không phải là nhỏ. Hiểu được tâm của mình là điều khó khăn trên đời này. Nhưng việc ấy không phải là không thể làm được. Có những người đi trước ta đã phải đương đầu với vạn địch quân này và đã chiến thắng được chúng vạn lần, họ có để lại cho chúng ta một số lời khuyên và hướng dẫn vô cùng hữu ích.

 

The first big help is to recognize who the enemies are. Unrecognized, they remain powerful forces in the mind; in the light of recognition, they become much easier to deal with. There are five powerful enemies in the battlefield of the mind and learning to recognize them is essential in penetrating to deeper levels of understanding.

Ðiều trước hết, ta phải biết những kẻ thù của mình là ai. Nếu không thấy được chúng, chúng sẽ trở nên những quyền lực chi phối đáng kể trong ta. Nhận diện được chúng, ta sẽ có thể đối diện với chúng một cách dễ dàng hơn. Trong trận địa tâm ý này, ta phải đối phó với năm kẻ thù có nhiều thế lực, và học cách nhận diện chúng là điều thiết yếu đầu tiên, để ta có thể đi sâu hơn vào sự hiểu biết về chúng. Ðức Phật gọi năm kẻ thù ấy là Ngũ trần cái, tức là năm điều che bít, ngăn chận không cho trí tuệ phát sanh.

 

The first of these enemies, or hindrances, is sense desire: lusting after sense pleasure, grasping at sense objects. It keeps the mind looking outward, searching after this object or that, in an agitated and unbalanced way. It is in the very nature of sense desires that they can never be satisfied. There is no end to the seeking. We enjoy a pleasurable object, it arises and disappears, as do all phenomena, and we are left with the same insatiate desire for more gratification.

  1. Kẻ thù thứ nhất là tham dục tức là sự đam mê, ham muốn vào những cảm xúc nơi thân thể và các đối tượng của chúng. Lòng tham dục khiến tâm ta lúc nào cũng hướng ngoại, náo động, mất quân bình, hết đeo đuổi chuyện này lại đến sang chuyện khác. Bản tính của lòng tham dục không gì có thể làm thỏa mãn nó được. Sự tìm kiếm sẽ là bất tận và vô vọng. Chúng ta đang vui hưởng một điều gì, rồi nó cũng sẽ sanh và diệt như mọi hiện tượng khác, khi ấy ta sẽ trở nên bất mãn, và lại đòi hỏi đi tìm thêm những thú vui mới.

 

   The Bhavachakra is a Tibetan Buddhist representation

   of the “wheel of life,” or cycle of existence. MarenYumi/Flickr

 

 

Until we deal with that kind of grasping in the mind, we remain always unfulfilled, always seeking a new pleasure, a new delight. It can be desires for beautiful sights, beautiful sounds, tastes or smells, pleasant sensations in the body, or fascinating ideas. Attachment to these objects strengthens the greed factor; and it is precisely greed in the mind, this clinging and grasping, which keeps us bound on the “wheel of samsara, the wheel of life and death”. Until we deal successfully with the hindrance of sense desire, we stay bound by the forces of attachment and possessiveness.

Chỉ đến khi nào ta chịu chấp nhận đối diện với lòng tham dục, bằng không lúc nào ta cũng sẽ cảm thấy thiếu thốn, luôn luôn muốn đi tìm một niềm vui mới, một sự khuây khỏa nào đó. Lòng tham dục có nhiều hình thái khác nhau, nó có thể là một hình ảnh đẹp, một âm thanh du dương, những mùi vị ưa thích, một cảm giác êm dịu hay là những ý tưởng say mê. Dính mắc vào những đối tượng này, sẽ làm củng cố thêm lòng tham của mình. Và cũng chính vì lòng tham, tâm dính mắc, níu kéo này mà ta đã tự trói mình vào bánh xe luân hồi, sanh tử từ thuở nào đến giờ. Cho đến khi nào ta chiến thắng được lòng tham dục, ta mới có thể giải thoát ra khỏi được sự trói buộc của tâm dính mắc và lòng sở hữu của mình.

 

   The three unwholesome roots or the Three Poisons:

   greed, ignorance and hatred. These are often represented as

   a rooster (greed), a pig (ignorance) and a snake (hatred).

 

The second enemy is hatred; anger, ill will, aversion, annoyance, irritation, are all expressions of the condemning mind. It is the mind which strikes against the object and wants to get rid of it. It is a very turbulent and violent state. In English we use two expressions which clearly indicate the effect of these two enemies, sense desire and ill will. We say a person is “burning with desire,” or a person is “burning up,” to mean he or she is very angry. The mind in these states is literally burning: a great deal of burning.

  1. Kẻ thù thứ hai là tâm sân hận. Nói chung thì những tâm giận dữ, thù ghét, bực tức, khó chịu đều có chung một đặc tính là xua đuổi, tiêu diệt đối tượng của nó. Nó có một trạng thái rất là hổn loạn và bạo động. Trong văn chương chúng ta thường diễn tả những người đang bị chi phối bởi lòng tham dục và sân hận, là những người đang bị lửa nóng thiêu đốt. Khi ta đang có một sự đam mê hay một cơn giận nào, ta thường nói là mình đang “bừng bừng lửa cháy”. Lửa tình hay lửa sân cũng thế. Trong những tình cảnh này tâm ta đang bị đốt cháy thật sự, sự khổ đau rất to tát.

 

The third enemy is sloth and torpor, which means laziness of mind, sluggishness. A mind that is filled with sloth and torpor wants just to go to sleep. There is an animal called a slug which has always represented to me this quality of sloth and torpor: it barely inches along, rather unenergetically. Unless we overcome that kind of drowsiness and sluggishness of mind, nothing gets done, nothing is seen clearly, our mind remains heavy and dull.

  1. Kẻ thừ thứ ba là thụy miên. Thụy miên có nghĩa là tâm làm biếng, uể oải, ham ngủ nghỉ. Nói tới những tâm tánh này, tôi nghĩ ngay đến những con ốc sên, lúc nào nó cũng bò một cách lừ lừ, chậm chạp, chẳng có chút năng lực nào cả. Chúng ta phải cố chiến thắng được tâm uể oải và lười biếng này mới mong thành công được. Chứ bằng không thì sẽ chẳng có việc gì là làm xong, chẳng có chuyện gì là rõ ràng cả, tâm ta lúc nào cũng cảm thấy mờ mịt và nặng nề.

 

      It is always jumping from one object to another,

      without any mindfulness.

 

The fourth hindrance is restlessness. A mind that is in a state of worry, regret and agitation is unable to stay concentrated. It is always jumping from one object to another, without any mindfulness. This unsettledness of mind prevents the arising of deep insight.

  1. Tâm chướngngại thứ tư là trạo hối. Trạo hối có nghĩa là một tâm xao động, buồn rầu, lo nghĩ, hối hận. Một tâm như vậy thì không thể nào có khả năng tập trung được. Nó luôn luôn nhảy từ đối tượng này sang một đối tượng khác, lao chao, không có chút gì là chánh niệm.Tâm trạo hối ngăn chận sự phát triển của trí tuệ.

 

       The fifth of the great enemies is skeptical doubt.

 

The fifth of the great enemies is doubt, and in some ways, it is the most difficult of all. Until we see through it, doubt incapacitates the mind, blocking our effort for clarity. Doubt arises about what one is doing and about one’s ability to do it. Perhaps since you’ve been here the thought has come, “What am I doing here? Why did I come? I can’t do it, it’s too hard.” This is the doubting mind, a very big obstacle on the path.

  1. Kẻ thù thứ năm là tâm nghi hoặc. Lòng nghi ngờ vào giáo pháp, vào con đường mình theo. Có lẽ tâm nghi hoặc là một kẻ thù đáng sợ hơn cả. Trừ khi ta nhận diện được nó, tâm nghi hoặc có thể làm cho trí óc của mình trở nên vô dụng, ngăn chận không cho ta nhìn sự việc một cách rõ ràng. Ta nghi ngờ về chuyện ta đang làm, về khả năng của chính mình. Từ lúc bạn đến đây, chắc thế nào bạn cũng đã có những ý nghĩ như “Tôi làm gì ở nơi đây? Tại sao tôi tới đây? Phương pháp này khó quá, không thể nào tôi theo được?” Những điều ấy là do tâm nghi hoặc, một trở ngại rất lớn trên con đường tu tập của mình

 

All of these hindrances—desire, anger, sloth and torpor, restlessness, doubt—are mental factors. They are not self, just impersonal factors functioning in their own way. A simile is given to illustrate the effect of these different obstructions in the mind. Imagine a pond of clear water. Sense desire is like the water becoming colored with pretty dyes. We become entranced with the beauty and intricacy of the color and so do not penetrate to the depths. Anger, ill will, aversion, is like boiling water. Water that is boiling is very turbulent. You can’t see through to the bottom. This kind of turbulence in the mind, the violent reaction of hatred and aversion, is a great obstacle to understanding. Sloth and torpor are like the pond of water covered with algae, very dense. One cannot possibly penetrate to the bottom because you can’t see through the algae. It is a very heavy mind. Restlessness and worry are like a pond when wind-swept. The surface of the water is agitated by strong winds. When influenced by restlessness and worry, insight becomes impossible because the mind is not centered or calm. Doubt is like the water when muddied; wisdom is obscured by murkiness and cloudiness.

Năm điều ngăn chận hay ngũ trần cái – tham dục, sân hận, thụy miên, trạo hối và nghi hoặc – đều là những tâm hành. Chúng không có Ngã, không có một bản chất thật sự, chỉ là một chuỗi nhân duyên hiện hành vô chủ. Có một ví dụ dùng để diễn tả ảnh hưởng của những chướng ngại này, đối với tâm của chúng ta. Một hồ nước trong. Lòng tham dục được ví như những màu sắc sặc sở được pha vào nước. Nhìn xuống hồ chúng ta bị lôi cuốn theo những vẽ đẹp và sự phức tạp của màu sắc mà không còn thấy được đáy. Tâm sân hận khó chịu, thù ghét được ví như nước sôi. Nước đang sục sôi thì bao giờ cũng rất là xao động. Chúng ta không thể nào nhìn thấu xuyên qua được. Sự náo động của tâm gây ra bởi những phản ứng bạo động của lòng thù ghét, ác cảm là một trở ngại rất lớn cho sự hiểu biết. Tâm làm biếng, trì trệ thì cũng giống như mặt hồ đang bị phủ kín bởi rong rêu, một lớp rất dày. Ta không thể nào nhìn xuyên qua lớp rong rêu để thấy được đáy hồ. Tâm thụy miên rất là nặng nề. Còn tâm trạo hối, bất an thì được ví như mặt nước xao động, xốn xang bởi những luồng gió mạnh. Khi ta lo nghĩ, buồn rầu, ta sẽ mất đi khả năng tập trung, an tĩnh để phát triển định lực và trí tuệ. Và tâm nghi hoặc thì giống như nước hồ bị vẩn đục vì bùn quấy lên. Trí tuệ của ta lúc này hoàn toàn bị che khuất vì sự mịt mù, tăm tối của tâm nghi ngờ.

 

There are specific ways to deal with these enemies as they confront us on the path. The first is to recognize them, to see them clearly in each moment. If sense desire arises, to know immediately that there is desire in the mind, or if there is anger, or sloth, or restlessness, or doubt, to recognize immediately the particular obstacle that has arisen. That very recognition is the most powerful, most effective way of overcoming them. Recognition leads to mindfulness. And mindfulness means not clinging, not condemning, not identifying with the object. All the hindrances are impermanent mental factors. They arise and they pass away, like clouds in the sky. If we are mindful of them when they arise and don’t react or identify with them, they pass through the mind, without creating any disturbance. Mindfulness is the most effective way of dealing with them.

Có những phương pháp để đối trị với các chướng ngại vừa kể, trên con đường tu tập của ta. Phương cách đầu tiên là nhận diện chúng, ý thức được sự có mặt của chúng một cách rõ ràng trong mỗi giây phút. Nếu tham dục nổi lên, ta phải có ý thức ngay về sự có mặt của nó. Ðối với tâm sân hận, lười biếng, bất an, nghi hoặc cũng vậy, ta phải nhận diện ngay khi chúng vừa mới khởi lên. Nhận diện, ý thức được sự có mặt của chúng, là một phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để đối trị với những chướng ngại trên con đường tu tập thiền quán của mình. Ý thức được sự việc đang xảy ra sẽ dẫn đến chánh niệm. Và chánh niệm có nghĩa là không nắm bắt, không xua đuổi, không nhận đối tượng làm mình. Ngũ trần cái hay năm chướng ngại này, chỉ là những tâm hành không có thực chất và vô thường. Chúng sanh lên rồi diệt mất, đến và đi như mây trên trời. Nếu chúng ta có chánh niệm ngay khi chúng vừa khởi lên và không phản ứng theo sự thúc dục của chúng, những tâm hành này sẽ đi qua mà không gây nên một sự xao động nào đáng kể. Chánh niệm là một phương pháp hiệu quả nhất để đối trị chúng.

 

   It is good to reflect upon the true nature of this decaying

   body, the fact that we are all going to end as corpses.

 

There are also specific antidotes to these hindrances when the mind becomes somewhat overpowered by them and mindfulness is still weak. When sense desire overcomes the mind, it is good to reflect upon the true nature of this decaying body, the fact that we are all going to end as corpses. In what may seem just a moment’s time, we will be seventy or eighty or ninety years old.

Ta cũng có thể dùng một số liều thuốc đặc biệt để chữa trị năm chướng ngại này, nhất là những khi ta đang bị chúng chi phối mà chánh niệm của ta thì còn quá yếu. Khi tâm ta bị lòng tham dục hoành hành, ta hãy quán chiếu về sự vô thường của xác thân này, sự thật là rồi cũng có một ngày thân này sẽ trở thành những thây ma. Thời gian trôi qua như bóng ngựa qua cửa sổ, chúng ta rồi sẽ bảy mươi, tám mươi hay chín mươi tuổi.

 

   Hanshan is a figure associated with a collection of poems

   from the Chinese Tang Dynasty in the Taoist and Chan tradition.

   No one knows who he was, when he lived and died, or real existed.

 

Han Shan, an ancient Chinese recluse and poet, perceived this clearly:

Hàn San, một nhà tu mà cũng là một nhà thơ cổ Trung Hoa, nhận thức được những điều ấy như sau:

 

A curtain of pearls hangs before the hall of jade,

And within is a lovely lady,

Fairer in form than the gods and immortals,

Her face like a blossom of peach or plum.

Một tấm màn làm bằng trân châu,Treo trước cửa tiền đường.

Bên trong một tiểu thơ yêu kiều, thục nữ,

Dáng nàng đẹp hơn tiên, trang đài và quý phái.

Gương mặt nàng hồng tươi, như một trái đào tiên,

 

Spring mists will cover the eastern mansion,

Autumn winds blow from the western lodge,

And after thirty years have passed,

She will look like a piece of pressed sugar cane.

Sương mù mùa xuân phủ ướt gian nhà phía đông.

Gió thu sang, thổi lồng lộng trống gian tây.

Ba mươi năm sau, tất cả sẽ còn gì,

Thục nữ ấy sẽ gầy khô như xác mía.

 

This kind of reflection weakens lust as we realize the imminence of our own death. It’s not that death is for some and not for others. We do not feel the uniqueness and power of the moment when we do not feel the urgency of our death.

Những sự quán chiếu như vậy có khả năng làm cho lòng tham dục của ta bớt đi, nhất là khi phải đối diện với sự cấp bách về cái chết của chính mình. Cái chết không phải chỉ xảy đến cho một số người chọn lọc nào đó. Phải có cảm thấy được sự gần kề của cái chết, thì ta mới biết sự quan trọng, giá trị vô cùng của giờ phút hiện tại.

 

There is also a strong correlation between the degree of desire we experience and over-indulgence in food and sleep. Moderation in eating and sleeping weakens the factor of desire and brings greater clarity.

Có một mối tương quan chặt chẻ giữa lòng tham dục của mình và tánh ham ăn, mê ngủ. Tiết độ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ sẽ làm giảm bớt lòng tham dục của mình và tăng trưởng trí tuệ.

 

Ill will, anger, aversion, hatred; again, the best way of dealing with these hindrances is to be aware of them, to be mindful. You are sitting and all of a sudden are filled with ill will towards a person or situation. Sit back and notice, “anger, anger.” Not identifying with it, not condemning oneself for being angry. Simply watch. It arises and passes away. Anger is strong when it is fed with identification, “I’m angry and I should be angry because someone did something to me …” As an alternative to the indulgence of expressing ill will, just closely observe it. You will find that it loses its power to disturb the mind. A specific way of dealing with ill will when it is too overpowering is to generate love thoughts: wishing happiness and love to all beings everywhere, to individual people you feel very kindly towards, and finally to the specific person you may be angry at, surrounding that person with loving thoughts even though at the time it may be difficult. Slowly the anger will dissipate and the mind will again become cool and balanced. A very practical way of dealing with ill will, if you are feeling very strong aversion towards someone, is to give them a gift. It is hard to stay angry in the act of giving and, because you are being generous and open, it helps to dissolve the tensions and irritations that were there. It is a skillful way of freeing the mind from the fire of hatred.

Cũng vậy một cách hay nhất để đối phó với lòng thù ghét, giận dữ là nhận thức được nó, có chánh niệm về nó. Giả sử bạn đang ngồi, bỗng nhiên bạn cảm thấy thù ghét một người nào hay một việc gì đó. Hãy ngồi lại và ghi nhận “giận, giận”. Không cho nó là mình, cũng không tự trách mình sao lại giận. Chỉ cần giản dị quan sát nó. Nó sanh lên rồi sẽ diệt đi. Sự giận dữ chỉ có tác hại khi nào ta nuôi dưỡng nó, đồng hóa với nó “Tôi đang giận và nó đáng để cho tôi giận vì người ấy đã dám đối xử với tôi như vậy…”. Ta có một con đường khác, là thay vì bộc lộ sự giận dữ ấy ra một cách mê muội, ta có thể chọn cách quan sát nó một cách cặn kẽ. Ta sẽ thấy rằng nó từ từ mất đi công năng phá hoại của nó. Một phương cách đặc biệt khác để đối trị với tâm sân hận là niệm từ bi. Niệm từ bi có nghĩa là phóng tỏa những tư tưởng thương yêu, cầu mong sự an lạc, hạnh phúc đến cho tất cả mọi loài, cho những người ta thương và cho đến những người ta ghét. Ðem những tư tưởng tốt lành đến cho người ta đang giận, lúc đầu không phải là dễ, nhưng cuối cùng ta cũng sẽ làm được. Dần dần rồi sự giận dữ sẽ tan biến, tâm ta sẽ êm dịu xuống và trở lại quân bình. Một cách thực tiển nhất để đối trị tâm sân hận là khi bạn thù ghét một người nào, bạn hãy mua quà biếu họ. Ta không thể nào giữ được tâm giận dữ khi ta đem lòng rộng rãi, cởi mở ra đối xử với người khác. Nó có khả năng hóa giải mọi sự căng thẳng, nặng nề có mặt giữa hai bên. Ðây là một phương pháp thiện xảo để dập tắt ngọn lửa sân hận trong tâm ta.

 

Perhaps an even more insightful way of dealing with anger and aversion is to reflect upon the law of karma: to understand that we are all the heirs of our own actions. Every being is going to experience the results of his wholesome and unwholesome deeds. If somebody is doing something unwholesome, instead of reacting with anger, we can respond with compassion, understanding that the person is acting out of ignorance, in a way that will bring back pain and suffering to himself; rather, out of compassion, we should try to ease that burden of ignorance.

Ta cũng có thể đối trị tâm sân hận của mình qua cánh cửa trí tuệ: quán chiếu về luật nhân quả, hiểu được rằng chúng ta là kết quả do hành động của chính mình. Bất cứ một ai rồi cuối cùng phải nhận lãnh kết quả tạo nên bởi những hành động hoặc tốt hoặc xấu của mình. Nếu có một người nào đó gây cho bạn một sự khó chịu, thay vì giận dữ phản ứng lại, bạn có thể đem tình thương và hiểu biết ra mà đối xử. Bạn hiểu rằng người ấy hành động vì tâm mê muội, và anh ta cuối cùng sẽ hoàn toàn nhận lãnh kết quả gây nên bởi những hành động không tốt của anh. Ta không cần làm cho người ấy đau khổ thêm chi nữa, hãy lấy lòng từ bi mà làm nhẹ bớt nghiệp xấu gây nên bởi sự mê muội của anh ta.

 

Sloth and torpor. Again, the very best way of dealing with it is to observe it carefully, examining and investigating the qualities of sloth and torpor and sluggishness in the mind. Penetrate into it. With this kind of investigating mindfulness, you can often experience all the sleepiness, all the drowsiness disappearing in just a moment. You can be noticing for some time “sleepy, sleepy,” and then in a moment, the mind will become fully awake and mindful. By paying attention and not identifying with the feeling of sleepiness, it will usually pass away. But if you try being mindful and keep nodding off anyway, there are some specific things to do. Change posture. If you’re sitting, getup and do some brisk walking. Or if you’re inside, go outside. Being in the fresh air energizes one again. Look at a light for a few moments, either an electric light, moonlight, or starlight. The effect of light awakens the system. Throw cold water on yourself. Try walking backwards. Sloth and torpor are impermanent and can be overcome. If you have done all these things and are still nodding off, then it is time to go to sleep. But make the effort. If every time drowsiness comes into the mind we think, “OH well, I’ll take a little nap,” it makes the factor of sloth stronger. Be resolute and energetic in dealing with this hindrance.

Tâm lười biếng và ham ngủ nghỉ. Cũng vậy, phương pháp hay nhất vẫn là nhận diện được nó. Ta hãy quán sát tính chất chậm chạp, lười biếng mỗi khi nó có mặt trong tâm. Ði sâu thẳng vào nó. Nếu ta quán sát trong chánh niệm, thường thường thì chỉ trong một thời gian ngắn, ta sẽ thấy những sự buồn ngủ, lưới biếng biến đi đâu hết. Có thể ta đang ngồi niệm thầm trong đầu “buồn ngủ, buồn ngủ”, rồi đột nhiên đầu óc ta trở nên sáng suốt và tỉnh táo một cách bất ngờ. Thường thường khi ta có ý thức rõ ràng, chứ không phải đồng nhấtvới sự buồn ngủ, thì nó sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn cố giữ chánh niệm, chú ý mà vẫn cứ gật gù mãi, thì bạn có thể làm những điều sau đây. Ðổi vị thế. Nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi bộ một vòng. Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy đi ra ngoài một chút. Không khí tươi mát bên ngoài sẽ làm bạn tỉnh táo trở lại. Nhìn vào một điểm ánh sáng trong một thời gian ngắn, nó có thể là ánh đèn, ánh trăng hay ánh sao. Ánh sáng có tác dụng đánh thức bạn dậy. Rửa mặt bằng nước lạnh. Hay bạn có thể đi bộ lùi lại. Tâm lười biếng và ham ngủ nghỉ cũng vô thường và có thể đối trị được như mọi tâm khác. Nhưng nếu bạn đã thử mọi cách mà vẫn còn buồn ngủ, thì bạn nên đi ngủ. Ðiều quan trọng là bạn cố gắng. Ðừng để mỗi khi cảm thấy buồn ngủ là bạn lại nghĩ: “Chắc mình mệt rồi! Thôi đi nghỉ một chút cho khỏe!” Như vậy chỉ nuôi dưỡng thêm sự lười biếng của mình mà thôi. Muốn thắng được trở ngại này ta phải biết cứng rắn và nghiêm khắc.

 

Restlessness and agitation. Again, be mindful of it. Look at the restless mind, examine what that mind is all about, pay close attention to the quality of restlessness. If you’re sitting and are feeling agitated and not concentrated, make that mental state the object of awareness. Just sit and watch, “restless, restless.” Observe without identifying with it. There is no “one” who is restless; rather it is the working of a particular mental factor. It comes and goes. If there is a balanced awareness, it does not disturb the mind.

Tâm lo nghĩ và bất an. Cũng vậy, phải có chánh niệm. Quán chiếu tâm bất an, nhìn kỷ coi nó biến đổi ra sao! Nếu bạn đang ngồi và cảm thấy xao động, lo nghĩ, không thể tập trung được, bạn hãy biến trạng thái xao động ấy của tâm làm thành đối tượng thiền quán. Chỉ ngồi nhìn xem và niệm “bất an, bất an”. Quán sát và nhớ đừng bao giờ đồng hóa với nó. Chẳng có một “ai” bất an hết; tất cả chỉ là hoạt động của một loại tâm hành. Nó đến rồi đi. Nếu ta duy trì được chánh niệm, sự lo nghĩ, bất an sẽ không động được tâm ta.

 

Another way is to make the effort to concentrate the mind, to make the mind one-pointed. This is the specific antidote to restlessness. If the mind is feeling very agitated, return to the awareness of the breath. Give the mind a single object and stay with that object for a period of time, twenty minutes, half an hour, so that the factor of concentration becomes strong again. Sitting motionless in a very straight and precise posture also helps to overcome restlessness.

Một phương cách khác là gia tăng định lực, tập trung tư tưởng vào một điểm duy nhất. Ðây là một liều thuốc đặc biệt có khả năng đối trị tâm xao động và bất an. Những lúc tâm động loạn, bạn hãy bỏ hết những đối tượng khác trở về chú ý vào hơi thở của mình. Giữ tâm chú ý vào một đối tượng duy nhất trong một thời gian, khoảng hai mươi phút hay nửa tiếng để gia tăng định lực. Ngồi thẳng lưng, không cử động trong một thời gian cũng là một phương pháp tập trung rất hay.

 

The last of the enemies is doubt. It is essential to see what doubt is all about because it can be an impenetrable barrier on the path. One just gives up. Again, the most effective and insightful way of dealing with doubt is to look at it, to face it, to acknowledge it. When doubt is present, pay full attention to the doubting mind, without identifying with it. Doubt is not self, not mine, and not I. It is merely a thought, a mental factor. If we can see it and not identify with it, the doubt comes, we sit back and notice, “doubting, doubting,” and it goes away.

Trở ngại cuối cùng là tâm nghi ngờ. Trở ngại này vô cùng lớn lao, nếu ta không cẩn thận nó có thể trở thành một bức tường đồng vách sắt chắn ngang con đường tu tập của ta. Có rất nhiều người đã bỏ cuộc vì trở ngại này. Cũng như mọi chướng ngại khác, một phương pháp hữu hiệu và thông minh nhất để đối trị với chướng ngại này là quán chiếu nó, nhận diện nó. Khi ta có một sự nghi ngờ trong tâm, hãy ý thức được sự nghi ngờ này một cách trọn vẹn, nhưng đừng để nó đồng hóa. Tâm nghi ngờ không có một thực thể nào hết, không có ngã, không có tôi hay của tôi. Nó chỉ là một tư tưởng, một tâm hành. Nếu ta biết quán chiếu nó mà không bị nó đồng hóa, những khi có sự nghi ngờ khởi lên, ta sẽ có khả năng ngồi yên và niệm “nghi ngờ, nghi ngờ”, rồi tự nó sẽ biến mất.

 

Another way of dealing with doubt is to have a good conceptual understanding of what is that we’re doing, what the whole path of insight is about. There is no need for any kind of blind faith or acceptance. Understanding the Dharma on the intellectual level can be a great help in resolving doubts as they arise. Then when doubt comes you are able to clarify it from your own experience, your own understanding.

Một phương cách khác để đối trị với tâm nghi ngờ là có kiến thức và có một sự hiểu biết rõ ràng về con đường mà mình đang theo. Chúng ta không nên chấp nhận hay tin tưởng mù quáng về bất cứ một phương pháp nào. Thông hiểu được giáo lý của đức Phật trên bình diện kiến thức, cũng có thể giúp cho ta giải quyết những nghi ngờ của mình một cách hữu hiệu. Khi có một sự nghi ngờ nào nổi lên, ta sẽ có thể giải đáp cho nó bằng chính kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình.

 

Often there is a tendency to condemn the hindrances when they arise. The condemning mind is itself the factor of aversion. Every act of condemning the hindrances strengthens the enemy. That’s not the way. No judging, no evaluating. The hindrances come, simply observe them. Mindfulness makes them all inoperative. They may continue to arise, but they do not disturb the mind because we are not reacting to them.

Chúng ta thường có một thói quen là hay xua đuổi và đàn áp các tâm xấu mỗi khi chúng khởi lên. Tâm đàn áp, xua đuổi ấy tự nó cũng là một chướng ngại. Mỗi hành động đàn áp là một hành động nuôi dưỡng, làm cho kẻ thù thêm mạnh. Ðó không phải là một thượng sách. Không phê phán, không phân tách. Khi những tâm chướng ngại khởi lên, chỉ cần giản dị quán chiếu chúng. Chánh niệm có khả năng vô hiệu quá chúng. Những tâm ấy có thể tiếp tục khởi sanh, nhưng tâm ta không động loạn vì ta không còn phản ứng theo chúng.

 

As long as the hindrances remain strong in the mind, it is difficult to develop insight and wisdom. In the first few days, there was a lot of restlessness, doubt, and desire, until the mind began to settle down. The difficulties at the beginning are not the enemies’ last stand. They will arise again as the mind begins to penetrate into deeper levels of conditioning. But now there should be some confidence in your ability to deal with these factors, having seen them come and go, arise and vanish. The understanding that they are impermanent gives a strong balance to the mind. Please sustain the effort and continuity of awareness; the mind which has overcome the power of the hindrances is quite unshakeable in its balance and pliability.

Ngày nào tâm ta vẫn còn bi chi phối bởi những chướng ngại vừa kể, ta sẽ khó có thể phát triển được trí tuệ và hiểu biết. Trong những ngày đầu, ta sẽ cảm thấy rất nhiều bất an, nghi ngờ và ham muốn, cho đến khi nào tâm ta tạm yên xuống. Nhưng những trở ngại ban đầu không phải là những trở ngại cuối cùng. Khi ta có khả năng quán chiếu sâu hơn, những chướng ngại ấy sẽ lại phát khởi lên. Nhưng lúc này thì ta đã có nhiều tự tin vào những phương cách đối trị của mình, nhất là khi ta thấy rõ sự sanh diệt của chúng, những tâm chướng ngại này đến rồi sẽ đi. Hiểu được tính chất vô thường của chúng, tâm ta lúc nào cũng sẽ giữ được thăng bằng. Xin hãy luôn luôn duy trì sự liên tục và tinh tấn về chánh niệm của mình; chỉ có một tâm an tĩnh và mềm dẽo không suy chuyển mới có thể vượt qua được những chướng ngại này.

 

Question: What should I do when I am getting uptight from trying too hard?

Hỏi: Tôi phải làm gì những khi tôi cảm thấy bực mình vì đã cố gắng quá sức?

 

Answer: When you feel too much tension or forcing in the practice go outside and look at the trees, look at the sky. It’s so beautiful here, so expansive. Go outside and walk around a bit in a more relaxed way, but still with awareness of what you are doing. In a short time, the place itself will cool the mind. The Buddha often recommended being in nature because of its tranquility for the mind.

Ðáp: Khi bạn cảm thấy căng thẳng hay là bực bội vì cố gắng quá, hãy đi ra ngoài thiên nhiên, nhìn cây cỏ, ngắm trời mây. Thế giới này đẹp và rộng lớn lắm. Ði dạo một chút, thoải mái một chút, nhưng nhớ vẫn giữ chánh niệm và ý thức được việc mình làm. Chỉ cần một thời gian ngắn là không gian chung quanh có thể làm tâm ta dịu êm lại. Ðức Phật thường dạy ta nên sống giữa thiên nhiên, vì nó có thể đem lại một sự an tĩnh cho tâm hồn.

 

Question: Sometimes I am not able to notice the breathing process. What should I do?

Hỏi: Ðôi khi tôi không thể nào theo dõi được hơi thở của mình. Tôi phải làm sao?

 

Answer: When the mind becomes calm, the breath becomes fine. If you lose awareness of the breath completely, be with the awareness of bodily sensations, or the body posture, or just the awareness of knowing, even if there does not seem to be any particular object. When the concentration gets well developed, you sometimes lose all sense of the body. Stay mindful of that. It too is impermanent. The breath comes back.

Ðáp: Những khi tâm ta trở nên an tỉnh, hơi thở cũng sẽ trở nên rất nhẹ nhàng. Nếu bạn không còn ý thức được hơi thở của mình, bạn hãy chú ý đến cảm giác của thân, uy nghi của thân, hay là về chính cái biết của mình, dù cho bạn không có một đối tượng nào rõ rệt hết. Khi định lực phát triển, sẽ có lúc bạn không còn cảm thấy một cảm giác nào hết. Hãy ý thức được điều ấy. Nó cũng vô thường như mọi hiện tượng khác. Hơi thở sẽ trở lại với bạn.

 

Question: What about when you recognize fear and try to figure out where it comes from?

Hỏi: Còn những khi tôi ý thức được một sự sợ hãi nổi lên và cố gắng đi tìm nguyên nhân của nó thì sao?

 

Answer: You can do that, but it’s an endless process. Analyzing the cause is not letting go. It is going to arise again and again, and each time you’ll have to analyze the new causes. When insight is developed you can see a fear and let go of it. We don’t have to figure out the causes of our problems, we have to let go of them. The meditative state of mind is the most basic way of dealing with these kinds of negativities. Seeing them, acknowledging them, not identifying with them, and letting them go. It’s so simple. It just takes mindfulness, awareness of what is happening in the moment.

Ðáp: Bạn có thể làm chuyện đó nếu bạn muốn. Nhưng sự tìm kiếm ấy sẽ là bất tận. Phân tách, tìm hiểu nguyên nhân không phải là một hành động xả bỏ. Sự sợ hãi sẽ còn tiếp tục khởi lên và mỗi lần như vậy ta lại phải đi tìm một nguyên do mới. Với trí tuệ, hiểu biết ta có thể nhận diện sự sợ hãi và rồi buông bỏ nó. Chúng ta không cần phải tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn của mình để làm gì, chúng ta cần phải biết buông bỏ. Thấy được chúng, ý thức được chúng, không nhận chúng là mình và buông bỏ chúng. Chỉ giản dị có thế thôi. Bí quyết là giữ chánh niêm, ý thức được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại.

 

Question: I keep identifying with all the hindrances. What is a skillful means for remedying this?

Hỏi: Tôi thường bị mắc kẹt và cho rằng những tâm chướng ngại này là mình. Có phương cách nào để chữa bệnh này không?

 

   Make the mind like a big clear sky and let everything

   arise and vanish on its own. Then the mind stays

   balanced, relaxed, observing the flow.

 

Answer: The Tibetans use an image I have found helpful. They liken the mind to a great clear sky, a cloudless sky. All the phenomena of mind and body are happenings in this clear sky. They are not the sky itself. The sky is clear and unaffected by what is happening. The clouds come and go, the winds come and go, the rain and sunlight all come and go, but the sky remains clear. Make the mind like a big clear sky and let everything arise and vanish on its own. Then the mind stays balanced, relaxed, observing the flow.

Ðáp: Những thiền sư Tây Tạng có dùng một hình ảnh mà tôi thấy rất là có ích lợi. Họ ví tâm mình như là bầu trời xanh bao la, không một gợn mây. Mọi hiện tượng của thân và tâm đều xảy ra trong bầu trời trong xanh bao la này. Chúng không phải là bầu trời. Trời xanh không bị ảnh hưởng chút nào vì những việc xảy ra. Mây đến rồi đi, gió đến rồi đi, mưa nắng cũng đến rồi qua đi, nhưng bầu trời bao giờ cũng trong vắt. Hãy coi ta ta như một bầu trời trong bao la, và để mọi việc tự đến rồi qua đi. Tâm ta lúc nào cũng an tĩnh, thoải mái, quan sát mọi việc xảy ra

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://zentoronto.org/five-hindrances/
  5. Photo 3: https://www.invajy.com/41-buddha-quotes-to-enlighten-your-mind-and-soul/
  6. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/thuyet-phap/the-buddhas-sermons/item/1182-03-phat-thuyet-giang-lan-thu-ba-song-ngu
  7. Photo 5: https://www.learnreligions.com/the-wheel-of-life-4123213
  8. Photo 5a: https://en.wikipedia.org/wiki/Three_poisons
  9. Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/thuyet-phap/the-buddhas-sermons/item/1182-03-phat-thuyet-giang-lan-thu-ba-song-ngu
  10. Photo 7: https://www.ebaumsworld.com/pictures/dog-chases-horse/1023407/
  11. Photo 8: https://www.pinterest.com/pin/445574956876688821/
  12. Photo 9: https://ganachakra.com/tag/tilopa/
  13. Photo 10: https://en.wikipedia.org/wiki/Hanshan_(poet)
  14. Photo 11: https://zenmoon.org/a892/insight