Nineteenth Afternoon – Tín Ngưỡng – Devotion – Song ngữ

The Experience Of Insight

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức

Compile: Lotus group

 

Nineteenth Afternoon – Tín Ngưỡng – Devotion

 

   “Trust in Mind – Tín Tâm Minh” a treatise written by

   Seng-ts’an the third Zen patriarch after Hui-k’o. Hui-k’o received

   the transmission from Bodhidharma, the first Zen patriarch of China.

   Tín Tâm là tin tâm mình. Minh là ghi khắc lại cho người đọc nương

   theo tu tập để nhận ra tâm mình.

 

One of the spiritual faculties, and a powerful help along the path, is faith or confidence. When we have faith in what we’re doing, all the nagging doubts which can waylay our efforts become inoperative.

Một trong những yếu tố tâm linh, và cũng là một trợ lực vững mạnh trên con đường tu tập, là sự tín ngưỡng hay lòng tự tin. Một khi chúng ta có đức tin vào chuyện mình đang làm, thì bất cứ một nỗi nghi ngờ, chán nản nào làm ta chùng bước, cũng sẽ trở nên bất lực.

 

There are several different kinds of faith which may arise. The least skillful is that trust or devotion in someone or something simply because it makes us feel good. We get a pleasant feeling, a high, and so put our faith in that person or thing. It is easy for that kind of devotion to become blind. A higher kind of faith arises when we experience and appreciate certain qualities in a person such as wisdom and love and compassion. This kind of confidence is helpful because the appreciation is a recognition of wholesome qualities of mind which inspire us to develop those same qualities in ourselves.

Có nhiều loại đức tin khác nhau có thể phát hiện. Loại thấp nhất là khi ta có một đức tin hay một tín ngưỡng đối với người nào hay điều gì, chỉ vì ta cảm thấy ưa thích nó. Chúng đem lại cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, hứng khởi, nên ta đặt đức tin của mình vào đấy. Những loại tín ngưỡng này thì dễ đi đến mù quáng. Một loại đức tin cao hơn là khi ta cảm nhận được một số đức tốt trong một người khác, như là trí tuệ và lòng từ bi. Ðức tin này rất là hữu ích, vì sự cảm phục cũng là một đức tốt của tâm, nó khuyến khích ta bắt chước theo những điều hay đẹp đó.

 

There is also the faith and devotion that comes from our own experience of the truth. As we begin to experience on deeper levels how the mind and body are working, we feel a tremendous joy and confidence in the Dharma. It is not based on blind feelings nor on appreciation of qualities in another but comes from insight into the nature of reality. And this leads to the highest confidence of mind which comes from the experience of enlightenment. By penetrating to the ultimate truth, faith becomes unshakeable.

Cũng có những đức tin và lòng tín ngưỡng phát xuất từ một kinh nghiệm về chân lý của mình. Khi ta bắt đầu kinh nghiệm được sự hoạt động của thân tâm một cách thâm sâu, ta sẽ có được một niềm vui và lòng tin bất tận vào giáo pháp. Nó không dựa trên một tình cảm mù quáng hay ở sự kính phục một người khác, mà được xuất phát từ một trí tuệ quán chiếu nhìn thấy tự thân của sự vật. Và điều này dẫn đến một đức tin cao thượng nhất, khai triển qua kinh nghiệm giác ngộ. Bằng một quán chiếu thẳm thấu, thấy được chân lý, đức tin của ta sẽ không bao giờ bị lay chuyển.

 

  “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hãy nương tựa vào nơi

   chính mình. Các ông đừng đi tìm kiếm một nơi trú ẩn nào ở

   bên ngoài hết. Hãy xem chân lý như là ngọn đuốc dẫn đường…”

 

As the Buddha was dying, Ananda asked who would be their teacher after his death. He replied to his disciple: “Be lamps unto yourselves. Be refuges to yourselves. Take yourselves to no external refuge. Hold fast to the truth as a lamp. Hold fast to the truth as a refuge. Look not for a refuge in anyone besides yourselves. And those, Ananda, who either now or after I am dead, shall be lamp unto themselves, shall betake themselves to no external refuge, but holding fast to the truth as their lamp, holding fast to the truth as their refuge, shall not look for refuge to anyone besides themselves, it is they who shall reach to the very topmost height; but they must be anxious to learn.”

Khi đức Phật sắp nhập diệt, Ananda hỏi Phật, các ông không biết rồi sẽ lấy ai để làm thầy. Ngài trả lời: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hãy nương tựa vào nơi chính mình. Các ông đừng đi tìm kiếm một nơi trú ẩn nào ở bên ngoài hết. Hãy xem chân lý như là ngọn đuốc dẫn đường. Hãy xem chân lý như là nơi trú ẩn. Này Ananda, những ai trong lúc ta còn sống hay sau khi ta đã nhập diệt, biết tự thắp đuốc lên mà đi lên mà đi, không tìm kiếm bất cứ một sự nương tựa nào ở bên ngoài, lúc nào cũng xem chân lý như là một ngọn đuốc dẫn đường, một nơi trú ẩn, những người ấy sẽ đạt đến một trình độ cao thượng nhất, nhưng họ phải biết luôn luôn cố gắng học hỏi”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1094-to-tang-xan-tin-tam-minh-song-ngu
  5. Photo 3: https://www.azquotes.com/quote/667901