Ngũ Uẩn – The Five Aggregates – Song ngữ

English: Anonymous, Collected lessons.

Việt ngữ: Thiện Tri Thức Ba La Mật.

Complile: Lotus group.

 

Ngũ UẩnThe Five Aggregates – Song ngữ

 

Note – Ghi Chú

 

“The Buddha says that the five aggregates have to be fully understood. The five aggregates are our burden.   But at the same time. They provide us with the indispensable soil of wisdom.”

“Đức Phật nói rằng ngũ uẩn phải được hiểu đầy đủ. Năm uẩn là gánh nặng của chúng ta. Nhưng cùng một lúc, Ngũ uẩn cho chúng ta một vùng đất trí tuệ vô giá…”

 

The historical Buddha spoke often of the Five Skandhas, also called the Five Aggregates or the Five Heaps. The skandhas, very roughly, might be thought of as components that come together to make an individual. Everything that we think of as “I” is a function of the skandhas. Put another way, we might think of an individual as a process of the skandhas.

Vị Phật lịch sử – Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Tập Hợp, cũng còn được gọi là Ngũ Uẩn (năm uẩn), hoặc là Ngũ Ấm. Nói chung, Ngũ uẩn có thể được nghĩ như sau, khi năm thành phần nầy xảy ra cùng một lúc, sẽ tạo nên một con người. Mọi điều mà chúng ta nghĩ như là “Cái Tôi”, chính là một chức năng của năm uẩn. Nói một cách khác, chúng ta có thể nghĩ rằng con người là một quá trình của năm uẩn.

 

When the Buddha taught the Four Noble Truths, he began with the first Truth, life is “dukkha.” This is often translated as “life is suffering,” or “stressful” or “unsatisfactory.” But the Buddha also used the word to mean “impermanent” and “conditioned.” To be conditioned is to be dependent on or affected by something else.

Khi Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, ngài bắt đầu bằng Sự Thật Thứ Nhất, cuộc đời là “khổ” (dukkha). Điều nầy được dịch ra là “cuộc đời là đau khổ,” hoặc là “căng thẳng”, hoặc là “không làm chúng ta hài lòng.” Nhưng Đức Phật cũng dùng từ ngữ nầy theo ý nghĩa là “vô thường”, và “có điều kiện.” Có điều kiện có nghĩa là phải phụ thuộc vào một cái gì khác, hoặc là bị ảnh hưởng bởi điều gì khác.

 

The Buddha taught that the skandhas were dukkha.

Đức Phật dạy rằng năm uẩn là đau khổ.

 

The component parts of the skandhas work together so seamlessly, that they create the sense of a single self, or an “I.” But the Buddha taught that there is no “self” occupying the skandhas. Understanding the skandhas is helpful to seeing through the illusion of self.

Các thành phần của năm uẩn cùng nhau làm việc, rồi chúng tạo nên một con người, hoặc là một “Cái Tôi.” Tuy nhiên, Đức Phật dạy rằng không có “Cái Tôi” trong năm uẩn. Hiểu biết về năm uẩn, giúp cho chúng ta nhìn thấy những ảo ảnh của Cái-Tôi.

 

Why Do Bad Things Happen to Good People?

This is called karma that is neither dark nor bright, with neither dark nor bright result, Leading to the ending of karma.”

Điều này được gọi là nghiệp mà không phải là tối hay tươi sáng, với kết quả không phải tối cũng không phải tươi sáng, dẫn đến sự kết thúc của nghiệp.”

 

Please note that the explanation here is very basic. The various schools of Buddhism understand the skandhas somewhat differently, so as you learn more about them, you may find that the teachings of one school don’t exactly match the teachings of another. The explanation that follows is as nonsectarian as I could make it.

Xin lưu ý rằng những lời giải thích dưới đây rất là căn bản. Các tông phái khác nhau của Phật Giáo giải thích về năm uẩn hơi khác nhau, vì thế khi bạn tìm hiểu thêm về năm uẩn, bạn có thể thấy rằng những lời giảng dạy của một tông phái nầy, không hoàn toàn giống lời giảng dạy của một tông phái khác. Tôi cố gắng giải thích ý nghĩa của từ ngữ năm uẩn, để chúng không tùy thuộc vào một tông phái nào.

 

In this discussion I’ll be talking about the Six Organs or Faculties and their corresponding objects, so I’m going to list them here for reference:

Trong cuộc thảo luận nầy, trước hết tôi sẽ nói về Sáu Căn và Sáu Đối Tượng của Sáu Căn là Sáu Trần, và tôi sẽ liệt kê dưới đây để chúng ta cùng tham khảo:


THE SIX SENSE ORGANS OR FACULTIES

Lục nhập – sáu căn

 

  1. Eye
  2. Ear
  3. Nose
  4. Tongue
  5. Body
  6. Mind
  7. Mắt
  8. Tai
  9. Mũi
  10. Lưỡi
  11. Thân
  12. Ý

 

THE SIX CORRESPONDING OBJECTS

Sáu trần (sáu đối tượng của 6 căn) gồm có:

 

  1. Visible form
  2. Sound
  3. Odor
  4. Taste
  5. Tangible things
  6. Thoughts and ideas
  7. Hình Tướng Trông Thấy (Sắc)
  8. Âm Thanh (Thanh)
  9. Mùi Hương (Hương)
  10. Mùi Vị (Vị)
  11. Những Gì Ta Xúc Chạm (Xúc)
  12. Những Suy Nghĩ Và Ý Tưởng (Pháp)

 

WHAT ARE THE SKANDHAS? – HERE IS A BASIC GUIDE.

NĂM UẨN LÀ GÌ? – DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG HƯỚNG DẪN CĂN BẢN:

 

THE FIRST SKANDHA: FORM (RUPA).

UẨN THỨ NHẤT: HÌNH-TƯỚNG (SẮC), TIẾNG PHẠN LÀ RUPA.

 

Rupa is form or matter; something material that can be sensed. In early Buddhist literature, Rupa includes the Four Great Elements (solidity, fluidity, heat, and motion) and their derivatives. These derivatives are the first five faculties listed above (eye, ear, nose, tongue, body) and the first five corresponding objects (visible form, sound, odor, taste, tangible things).

Từ ngữ tiếng Phạn Rupa, là hình-tướng hoặc là vật chất, là cái gì thuộc về vật chất mà chúng ta có thể cảm thấy. Trong thời kỳ đầu tiên của văn học Phật giáo, hình-tướng (sắc) bao gồm Bốn Yếu Tố Lớn còn gọi là Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), cùng với những gì bắt nguồn từ bốn yếu tố trên. Năm giác quan đã được nhắc đến ở trên là (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) cùng với năm đối tượng tương ứng là (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những gì bắt nguồn từ bốn yếu tố lớn nói trên.

 

Another way to understand Rupa is to think of it as something that resists the probing of the senses. For example, an object has form if it blocks your vision – you can’t see what’s on the other side of it – or if it blocks your hand from occupying its space.

Nói một cách khác cho dễ hiểu, hình-tướng (sắc) là một cái gì đó ngăn trở các giác quan. Thí dụ, một món đồ vật có hình tướng, nếu hình-tướng nầy ngăn trở tầm nhìn của bạn – vì bạn không thể nhìn thấy phía sau của hình-tướng nầy – hoặc là nếu hình-tướng nầy chiếm một khoảng không gian.

 

THE SECOND SKANDHA: SENSATION (VEDANA).

UẨN THỨ NHÌ: CẢM-GIÁC (THỌ), TIẾNG PHẠN LÀ VEDANA. 

Vedana is physical or mental sensation that we experience through contact of the six faculties with the external world. In other words, it is the sensation experienced through the contact of eye with visible form, ear with sound, nose with odor, tongue with taste, body with tangible things, mind (manas) with ideas or thoughts.

Từ ngữ tiếng Phạn Vedana, là cảm-giác về thể chất hoặc tinh thần mà chúng ta trải nghiệm qua sự tiếp xúc của sáu giác quan (sáu căn) với thế giới bên ngoài (sáu trần). Nói một cách khác, đấy là những cảm-giác qua sự tiếp xúc của mắt với hình tướng trông thấy, qua tai với âm thanh, qua mũi với mùi hương, qua lưỡi với mùi vị, qua thân thể với những gì ta xúc chạm, qua tâm (manas) với những suy nghĩ và ý tưởng. 

 

It is particularly important to understand that manas – mind – in the skandhas is a sense organ or faculty, just like an eye or an ear. We tend to think that mind is something like a spirit or soul, but that concept is very out of place in Buddhism.

Điều quan trọng đặc biệt để hiểu về tâm (manas), trong năm uẩn, là một giác quan, giống y hệt như mắt hoặc tai. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng, tâm là một cái gì đó giống như tinh thần hoặc linh hồn, nhưng khái niệm nầy thì không thích hợp với Phật Giáo.

 

Because vedana is the experience of pleasure or pain, it conditions craving, either to acquire something pleasurable or avoid something painful.

Bởi vì cảm-giác (thọ) là trải nghiệm của sự vui thích hoặc sự đau đớn, nên những điều kiện của nó là sự ham muốn, hoặc là muốn nắm giữ lấy sự vui thích, hoặc là muốn lẫn tránh đi sự đau đớn.

 

THE THIRD SKANDHA: PERCEPTION (SAMJNA, OR IN PALI, SANNA).

UẨN THỨ BA: SỰ-NHẬN-BIẾT (TƯỞNG), TIẾNG PHẠN LÀ SAMJNA, HOẶC TIẾNG PALI LÀ SANNA.

 

Samjna is the faculty that recognizes. Most of what we call thinking fits into the aggregate of samjna.

Từ ngữ tiếng Phạn samjna, là giác quan nhận-biết. Hầu hết những gì chúng ta gọi là sự suy nghĩ phù hợp với sự tập hợp của sự-nhận-biết (tưởng).

 

The word “samjna” means “knowledge that puts together.” It is the capacity to conceptualize and recognize things by associating them with other things. For example, we recognize shoes as shoes because we associate them with our previous experience with shoes.

Từ ngữ tiếng Phạn samjna có nghĩa là “sự tổng hợp những kinh nghiệm.” Đó là khả năng khái niệm hóa và nhận biết mọi thứ bằng cách kết hợp chúng với những thứ khác. Thí dụ, chúng ta nhận ra đôi giày như là đôi giày bởi vì chúng ta kết hợp chúng với kinh nghiệm chúng ta biết trước kia về đôi giày.

 

When we see something for the first time, we invariably flip through our mental index cards to find categories we can associate with the new object. It’s a “some kind of tool with a red handle,” for example, putting the new thing in the category’s “tool” and “red.” Or, we might associate an object with its context – we recognize an apparatus as an exercise machine because we see it at the gym.

Khi chúng ta nhìn thấy một cái gì đó lần đầu tiên, chúng ta tự động tìm kiếm trong đầu óc của chúng ta, những thể loại mà chúng ta có thể kết hợp với đối tượng mới nầy. Thí dụ, chúng ta nhìn thấy “một dụng cụ có tay cầm mầu đỏ,” và chúng ta đặt chúng vào thể loại “dụng cụ” và “mầu đỏ.” Hoặc là, chúng ta có thể kết hợp đối tượng với bối cảnh của nó – chúng ta nhận biết một bộ máy là máy tập thể dục bởi vì chúng ta thấy chúng ở phòng tập thể dục.

 

THE FOURTH SKANDHA: MENTAL FORMATION

UẨN THỨ TƯ: NHỮNG HÀNH-ĐỘNG-CỦA-TÂM-THỨC (HÀNH), TIẾNG PHẠN LÀ SAMSKARA, HOẶC TIẾNG PALI LÀ SANKHARA.

 

All volitional actions, good and bad, are included in the aggregate of mental formations. How are actions “mental” formations? Remember the first lines of the dhammapada (Acharya Buddharakkhita translation) –

Tất cả những hành động cố ý, dù tốt và xấu, được bao gồm trong tập hợp của những hành-động-của-tâm-thức. Những hành-động-của-tâm-thức hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy nhớ đến những bài kệ đầu tiên của Kinh Pháp Cú (sau đây là bản dịch của Acharya Buddharakkhita) –

 

Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with an impure mind a person speaks or acts suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.

Tâm dẫn đầu tất cả các trạng thái về tinh thần. Tâm là chủ; tâm là nơi tất cả mọi ý tưởng bắt nguồn. Nếu một người nói, và hành động với tâm ô nhiễm, đau khổ sẽ theo sau người ấy, giống như các bánh xe theo sau chân con bò kéo.

 

Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with a pure mind a person speaks or acts happiness follows him like his never-departing shadow.

Tâm dẫn đầu tất cả các trạng thái về tinh thần. Tâm là chủ; tâm là nơi tất cả mọi ý tưởng bắt nguồn. Nếu một người nói, và hành động với tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo sau người ấy, giống như bóng với hình, không bao giờ lìa xa.

 

The aggregate of mental formations is associated with Karma, because volitional acts create Karma. Samskara (the 4th skandha) also contains latent Karma that conditions our attitudes and predilections. Biases and prejudices belong to this skandha, as do interests and attractions.

Sự tập hợp của những hành-động-của-tâm-thức có liên quan đến Nghiệp, bởi vì các hành vi cố ý sẽ tạo Nghiệp. Những hành-động-của-tâm-thức cũng chứa Nghiệp tiềm ẩn, và nghiệp nầy xác định thái độ và tính thiên vị của chúng ta. Những thành kiến ​​và định kiến ​​thuộc về loại uẩn này, cũng như sự quan tâm và sự chiêu cảm.

 

THE FIFTH SKANDHA: CONSCIOUSNESS (VIJNANA, OR IN PALI, VINNANA).

UẨN THỨ NĂM: CÁI BIẾT (THỨC).

 

Vijnana is a reaction that has one of the six faculties as its basis and one of the six corresponding phenomena as its object. For example, aural consciousness – hearing – has the ear as its basis and a sound as its object. Mental consciousness has the mind (manas) as its basis and an idea or thought as its object.

Từ ngữ tiếng Phạn vijnana, là một phản ứng mà có một trong sáu giác quan là căn bản, và có một trong số sáu hiện tượng tương ứng là đối tượng của nó. Thí dụ, cái-biết về nghe có tai làm căn bản, và âm thanh là đối tượng của nó. Cái-biết thuộc về tinh thần có tâm (manas) làm căn bản, và ý tưởng hoặc sự suy nghĩ là đối tượng của nó.

 

It is important to understand that consciousness depends on the other skandhas and does not exist independently from them. It is an awareness but not a recognition, as recognition is a function of the third skandha. This awareness is not sensation, which is the second skandha. For most of us, this is a different way to think about “consciousness.”

Điều quan trọng phải hiểu là cái-biết tùy thuộc các uẩn khác, và không tồn tại một cách riêng biệt. Đây là một cái-biết nhưng không phải là một sự nhận biết, vì sự nhận biết là chức năng của uẩn thứ ba (sự nhận biết, tưởng). Cái-biết nầy không phải là cảm giác, vì cảm giác là uẩn thứ hai (cảm-giác, thọ). Đối với hầu hết mọi người, đây là một cách khác để nghĩ về “cái-biết.”

 

It is also important to remember that vijnana is not “special” or “above” the other skandhas. It is not the “self.” It is the action and interaction of all five skandhas that create the illusion of a self.

Điều quan trọng khác cần phải nhớ về cái-biết (thức), thì đây không phải là uẩn “đặc biệt”, hoặc là uẩn “ở vị trí cao hơn” các uẩn khác. Cái-biết (thức) không phải là “cái-tôi.” Hành động và phản ứng của tất cả năm uẩn tạo ra ảo ảnh của một cái-tôi.

 

Summary

Sơ lược

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. Photo title: https://www.facebook.com/PHẬT-PHÁP-Buddha-Dharma-1390714567845556/
  2. Photo 1: https://chrisherd.medium.com/money-greed-and-the-meaning-of-life-7a041e924926
  3. Photo 2: https://songdepkhoe.net/loi-hay-y-dep/suot-mot-doi-lam-dieu-thien-dieu-thien-van-khong-du-mot-ngay-lam-dieu-ac-thi-dieu-ac-da-du-thua-241
  4. Photo 3: https://vietfones.vn/forum/threads/loi-phat-day.1508703/
  5. Photo 4: https://steemit.com/buddhism/@soulsistashakti/buddhism-what-is-karma
  6. Photo 5: https://tuniemxu.org/thay-va-biet-ngu-uan-qua-hanh-thien-minh-sat/
  7. http://thehamiltonproject.blogspot.com/2011/02/namarupa-noting.html
  8. https://newesotericteaching.wordpress.com/contents/four-noble-truths/first-noble-truth/consciousness-perception-feeling/
  9. http://wisdomthroughmindfulness.blogspot.com/2010/10/consciousness-does-grow-like-tree.html