Luật Vô Thường – phần II – The Law of Change – part II – Song ngữ
English: Ernest K.S. Hunt.
Việt ngữ: Tịnh Minh.
Compiling: Lotus group.
Luật Vô Thường – phần II – The Law of Change – part II – Song ngữ
Earthquake 6.5 in Pulau Sumba Island in Indonesian on Feb 12, 2016
“When an Earthquake strike: Impermanence & Change…”
“Khi có một trận động đất mạnh xảy ra: Vô thường và sự thay đổi cũng đến…”
The Buddhas always teach the same thing. They follow the ancient Path to the very end and return to tell the people of the wonderful things they have seen and try to encourage them to walk the Path for themselves.
Chư Phật lúc nào cũng thuyết giảng một việc tương tự. Các Ngài đi theo con Ðường cổ xưa đến cùng và rồi trở lại báo cho quần chúng biết những điều kỳ diệu mà các Ngài đã chứng kiến, và ra sức khích lệ họ tự ý đi theo con Ðường đó.
There are three things we should try to understand if we wish to follow the Lord Buddha and be his true children. The first is the Law of Change.
Có ba điều nên cố gắng hiểu rõ nếu chúng ta muốn theo Phật và làm đệ tử chân chính của Ngài. Thứ nhất là Luật Vô Thường.
I wonder if you realize that everything in the whole universe is changing all the time – that nothing remains exactly the same for one moment even. We can watch some things change because they change so quickly, while others change so very slowly that it is hard to notice it taking place.
Tôi tự hỏi không biết các bạn có nhận thấy mọi thứ trong toàn cõi vũ trụ đang thay đổi liên tục không – các bạn có nhận thấy không một vật gì tồn tại nguyên dạng ngay trong từng sát na không? Chúng ta có thể nhìn xem vài thứ thay đổi, vì chúng thay đổi quá nhanh, trong khi những thứ khác thì thay đổi chậm đến nỗi khó mà nhận thấy nó đang diễn ra.
The hills and the mountains are changing all the time but few of us can notice the change because it takes place so slowly. If, on the other hand, we look at a rose bud in the morning and examine it again in the evening it is very easy to see how much it has changed in these few hours.
Các đồi núi đang thay đổi liên tục nhưng mấy ai trong chúng ta thấy được sự thay đổi đó, bởi vì nó diễn ra quá chậm. Trái lại, nếu chúng ta nhìn một nụ hồng buổi sáng và lại quan sát nó vào buổi tối thì dễ thấy là nó đã thay đổi rất nhiều trong vài giờ đó.
If we have a friend whom we only see once or twice a year we can notice right away the change in him. How much taller or older he has become.
Nếu chúng ta có một người bạn mà chỉ gặp một vài lần trong năm thì có thể thấy ngay nét thay đổi ở anh ta. Anh ta đã cao hơn hay già hơn nhiều.
Not only are things changing all the time but they are also passing away from us. We cannot keep anything for very long.
Không những mọi thứ đang liên tục thay đổi mà còn xa lìa với chúng ta nữa. Chúng ta không thể nào duy trì bất cứ một cái gì lâu dài.
One of the hardest things we have to learn is to give up willingly all that we value. Not to hold on to anything after it ceases to be of use to us. There is a story told by the Lord Buddha which will perhaps explain just what I mean by learning to give up willingly those things which are no longer useful to us.
Một trong những điều khó khăn nhất mà chúng ta phải tu tập là tự động từ bỏ tất cả những gì chúng ta trọng vọng. Ðừng bám víu bất cứ thứ gì không còn hữu dụng với chúng ta. Câu chuyện Ðức Phật kể sau đây có lẽ giải thích được những gì tôi muốn nói, đó là điều biết sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì không còn hữu dụng với chúng ta nữa.
A man once set out upon a journey. After several days traveling he came to a raging stream. He had no boat and for some time it seemed as if there were no way for him to cross. Suddenly the idea of making a raft occurred to him.
Thuở nọ có một người khởi cuộc hành trình. Sau nhiều ngày lên đường, ông đến một dòng suối chảy xiếc. Không có thuyền bè, và hình như ông lay hoay một lúc không biết cách nào băng qua. Bỗng nhiên ý nghĩ làm bè chợt đến với ông.
“Then and now…20 years after…”
“Ngày xưa và bây giờ …sau 20 năm…”
He cut branches of trees and bound them together and after much effort, made himself a raft which bore him in safety across the raging torrent. Having found the raft so useful he was unwilling to throw it away and, heavy as it was, strapped it to his shoulders and continued his journey.
Ông chặt nhiều cành cây, cột chúng lại với nhau; và, sau nhiều nổ lực, ông tự làm một chiếc bè đưa ông an toàn qua dòng nước lũ. Thấy chiếc bè quá hữu dụng, không muốn vất, dù nặng nề, ông vẫn buộc nó lên vai và tiếp tục cuộc hành trình.
His way led up a steep mountain on the slopes of which was a thick forest of cedar trees. The raft on his shoulders was very heavy and constantly caught on the branches of these trees making it very hard for him to climb.
Con đường dẫn đến một ngọn núi dốc, sườn núi là cánh rừng chi chít những cây bạch đàn. Chiếc bè trên đôi vai ông rất nặng nề và thường vướng vào các cành cây, làm cho ông rất khó leo lên.
Suddenly a man appeared before the traveler and said to him, “Friend, why are you carrying such a heavy burden upon your shoulders; surely it would be easier for you to climb this mountain if you were to throw it away?”
Bỗng nhiên có một người đàn ông xuất hiện trước mặt nhà du khách và nói: “Ông bạn, tại sao ông mang một gánh nặng trên vai thế? Hẳn là dễ dàng cho ông leo lên ngọn núi này hơn nếu ông vất bỏ nó?”
“Oh, but I could not do that”, the traveler cried; “it is far too useful. It brought me in safety across the raging torrent which you see in the valley below”.
“Ồ! Nhưng tôi không thể làm được điều đó”, người du khách kêu lên. “Nó còn nhiều hữu dụng lắm. Nó đã mang tôi an toàn qua dòng nước lũ mà bạn thấy ở thung lũng dưới kia”.
“True”, replied the stranger, “But I see no torrents here on the mountain side and a stout stick would serve your purpose at this stage of your journey than that clumsy raft that you persist in dragging along on your shoulders. The raft, I understand, you made yourself and would it not be possible to make a new one when you encounter another stream that needs crossing? Take my advice and discard that raft which has now become useless and take in its stead a strong stick”.
“Ðúng!” Người lạ mặt đáp. “Nhưng tôi không thấy những dòng nước lũ đó trên sườn núi này nữa. Một chiếc gậy rắn chắc sẽ phục vụ mục đích của bạn trong giai đoạn hành trình này hơn là cái bè thô kệch mà bạn cứ khư khư mang vác trên vai. Cái bè, tôi hiểu, chính bạn làm ra nó, và sẽ không thể nào làm được cái mới khi bạn gặp phải một dòng suối khác cần qua, phải không? Hãy nghe tôi, hãy vất cái bè vô dụng ấy đi, và, thay vào đó, hãy cầm một chiếc gậy rắn chắc”.
The traveler listened to the advice of the stranger and threw away the raft. He was surprised to see how quickly he advanced along his journey with the aid of the stick.
Ông khách nghe theo lời khuyên của người lạ mặt và vất cái bè. Ông ngạc nhiên thấy mình tiếp tục cuộc hành trình rất nhanh với sự trợ giúp của chiếc gậy.
“Take my advice and discard that rock…which has now become useless,
And take in its stead a strong stick…”
“Nghe lời tôi, hãy vất cục đá…vô dụng ấy đi,
Và thay vào đó, hãy cầm một cây gậy rắn chắc…”
In the same way each work which we have to do on our journey through life requires new tools.
Cũng thế, mỗi việc chúng ta phải làm trong cuộc hành trình suốt đời đều cần những dụng cụ mới.
The child in the kindergarten learns many wonderful things through playing with beads and wooden blocks but these beads and blocks would be very much out of place in the first or second grades of the public school.
Em bé mẫu giáo biết được nhiều thứ tuyệt vời qua cách chơi đùa với những cục gỗ, khối gỗ, nhưng những thứ đó không còn phù hợp với các lớp nhứt nhì ở trường công.
What is true of these kindergarten toys is also true of everything in life. We must learn to use a thing as long as it helps us on our journey and to give it up the minute it becomes a hindrance to our progress.
Những gì đúng với các trò chơi mẫu giáo này thì cũng đúng với mọi thứ trên đời. Chúng ta phải biết sử dụng một vật miễn là nó còn giúp ích cho ta trên cuộc hành trình, và từ bỏ tức khắc nếu nó trở thành vật cản bước tiến của ta.
Those who will not learn this lesson suffer because they are continually trying to hold on to things which, because of the Law of Change and Becoming, must pass.
Những ai không am tường bài học này sẽ bị đau khổ, bởi vì họ cố tình thường xuyên bám víu vào những thứ phải băng hoại vì Luật Vô Thường Biến Ðổi này.
“Khi cô giáo không cho em đi vào nhà vệ sinh …em thật là khổ…”
“…this lesson suffer,
Because they are continually trying to hold on to things which,
Because of the Law of Change and Becoming, must pass…”
“…bài học này sẽ bị đau khổ,
Bởi vì họ cố tình thường xuyên bám víu vào những thứ,
phải băng hoại vì Luật Vô Thường Biến Ðổi này…”
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/ducphatvagiaophap5.htm
- http://www.elephantjournal.com/2016/03/when-an-earthquake-strikes-impermanence-change/
- http://davedraper.com/blog/page/3/
- http://www.dailyhaha.com/_pics/20-years-later.htm
- https://imgflip.com/i/fi5tc
- https://plumvillage.org/about/thich-nhat-hanh/letters/sitting-in-the-autumn-breeze/