Fourth Evening – Chú Ý Đơn Thuần – Bare Attention – Song ngữ

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Middle Way Group. 

 

Fourth Evening – Chú Ý Đơn Thuần – Bare Attention

 

The Dharma Wheel (Dharma chakra) Symbol in Buddhism.

 

There is an ancient prophecy which says that twenty-five hundred years after the Buddha’s death a great revival and flourishing of the Dharma will take place. We are presently experiencing the truth of this in the renaissance of spiritual practice now happening. In order to have an appreciation of the breadth and scope of the prophecy it is helpful to understand what the word “Dharma” means. Dharma is a Sanskrit word and its most general meaning is the law, the way things are, the process of things, the Tao, and more specifically, the teachings of the Buddha: all of this is the Dharma.

Trong kinh có nói hai ngàn năm trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, đạo Phật sẽ sống lại một cách huy hoàng và khởi sắc. Ngày hôm nay, chúng ta thấy lời tiên đoán đó đang trở thành một sự thật. Nhưng trước khi ta có thể hiểu được tầm quan trọng của lời tiên đoán này, ta phải hiểu giáo pháp là gì? Giáo pháp hay Ðạt Ma, phát xuất từ chữ Phạn “Dharma”, có nghĩa là luật, đạo, chân như của vạn vật, sự biến chuyển của mọi hiện tượng, hay nói một cách khác: giáp lý của đức Phật. Tất cả những cái đó đều gọi là Pháp (Dharma).

 

It also means each of the individual psychic and physical elements which comprise all beings. The elements of mind: thoughts, visions, emotions, consciousness, and the elements of matter, individually are called “dharmas.” The task of all spiritual work is to explore and discover these dharmas within us, to uncover and penetrate all the elements of the mind and body, becoming aware of each of them individually, as well as understanding the laws governing their process and relationship. This is what we’re doing here: experiencing in every moment the truth of our nature, the truth of who and what we are.

Nó cũng có một nghĩa bao gồm mọi tế bào trong thân, mọi yếu tố của tâm, trong tất cả các sinh vật. Những yếu tố của tâm như là ý nghĩ, thị lực, tình cảm, tâm tưởng đều có thể gọi chung là Pháp. Phận sự của người tu tập thiền quán là tìm hiểu, khám phá những pháp vừa kể trong thân và tâm của mình, ý thức được từng yếu tố một, cũng như hiểu được luật biến chuyển và sự liên hệ của chúng. Ở đây, sự tu tập của chúng ta là như thế đó: kinh nghiệm được chân như của mình trong mỗi giây phút, chân như có nghĩa là tự thể chân thật của sự vật. 

 

There is one quality of mind which is the basis and foundation of spiritual discovery, and that quality of mind is called “bare attention.” Bare attention means observing things as they are, without choosing, without comparing, without evaluating, without laying our projections and expectations on to what is happening; cultivating instead a choiceless and non-interfering awareness.

Tâm ta có một phẩm tính rất là quan trọng để dùng vào thiền quán. Phẩm tính này làm căn bản và nền móng cho sự giác ngộ, nó chính là sự chú ý đơn thuần (bare attention). Chú ý đơn thuần có nghĩa là nhìn sự vật như là nó hiện thực, nó là như vậy, không chọn lựa, không so sánh, không đánh giá, không đặt quan niệm, thành kiến của mình lên trên sự nhận xét. Chú ý đơn thuần là một tâm ý không phê phán và không can thiệp vào. 

 

This quality of bare attention is well expressed by a famous Japanese haiku:

Phẩm tính này của tâm được diễn tả bằng một bài thơ Nhật, Haiku sau đây: 

 

The Old Pond. A Frog jumps in. Plop. Matsuo Bash0, 1644 – 1694

The old pond.

A frog jumps in.

Plop!

Hồ thu lặng,
Ếch nhảy vào,
Tõm! 

 

No dramatic description of the sunset and the peaceful evening sky over the pond and how beautiful it was. Just a crystal-clear perception of what it was that happened. “The old pond; a frog jumps in; Plop!” Bare attention: learning to see and observe, with simplicity and directness. Nothing extraneous. It is a powerfully penetrating quality of mind.

Không thêm bớt một hình ảnh nào, không có cảnh mặt trời chiều hay bầu trời mùa thu hoàng hôn phản chiếu trên mặt hồ. Tác giả không hề linh động hóa cảnh vật. Chỉ kể lại một cách chi tiết rõ ràng, nhận xét của ông với việc xảy ra trước mắt:”Hồ thu lặng, ếch nhảy vào, tõm!” Một nhận thức đơn thuần: nhìn và quan sát sự vật với một tâm giản dị và trực tiếp. Không có gì là dư thừa hết. Ðây là phẩm tính trí tuệ và thẳm thấu của tâm. 

 

 “Be here now”—living in the present moment but failed. The problem is how to do it?

 

As the quality of bare attention is developed it begins to effect certain basic changes in the way we live our lives. The watchwords of our time are “be here now”—living in the present moment. The problem is how to do it. Our minds are mostly dwelling in the past, thinking about things that have already happened, or planning for the future, imagining what is about to happen, often with anxiety or worry. Reminiscing about the past, fantasizing about the future; it is generally very difficult to stay grounded in the present moment. Bare attention is that quality of awareness which keeps us alive and awake in the here and now. Settling back into the moment, experiencing fully what it is that’s happening.

Khi ta phát triển được một sự chú ý đơn thuần, đời ta sẽ thay đổi trên nhiều phương diện. Chân ngôn của thời đại bây giờ là “hãy sống trong hiện tại” – sống ngay trong giờ phút này. Nhưng vấn đề là sống làm sao đây! Ðầu óc ta thì cứ nhớ mãi những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, nếu không thì tính toán cho tương lai, lúc nào cũng bồn chồn, lo nghĩ. Hồi tưởng về quá khứ; mơ mộng cho tương lai; sống trong giờ phút hiện tại không phải là chuyện dễ làm. Chú ý đơn thuần là một phương cách giúp ta sống và tỉnh thức trong giây phút hiện tại. Từ tốn lại trong giờ phút này, kinh nghiệm được hoàn toàn những gì đang xảy ra. 

 

There is a Zen story about living in the moment. Two monks were returning home in the evening to their temple. It had been raining and the road was very muddy. They came to an intersection where a beautiful girl was standing, unable to cross the street because of the mud. Justin the moment, the first monk picked her up in his arms and carried her across. The monks then continued on their way. Later that night the second monk, unable to restrain himself any longer, said to the first,

Có một câu chuyện thiền nói về việc sống trong hiện tại. Hai vị sư trở về chùa khi trời đã nhá nhem tối, sau một ngày mưa tầm tả. Ðường xá trong thành phố ngập nước, lầy lội. Cả hai đến một ngả tư đường, gặp một cô gái trẻ đẹp. Cô ta đang đứng bối rối vì đường quá sình lầy, không băng qua được. Ngay lúc ấy, vị sư thứ nhất bèn bồng cô ta lên và băng qua bên kia đường, rồi để cô xuống. Xong cả hai tiếp tục đi. Tối đó về đến chùa, vị sư thứ hai không còn nhịn được nữa, lên tiếng trách: 

 

Tanzan and Ekido were once traveling together down a muddy road. “Come on, girl” said Tanzan at once. Lifting her in his arms, he carried her over the mud.

  • “How could you do that?! We monks should not even look at females, much less touch them. Especially young and beautiful ones.”
  • “I left the girl there,” the first monk said, “are you still carrying her?”

– Tại sao huynh lại có thể làm một chuyện như thế được? Chúng ta là người tu hành, nhìn phụ nữ còn chưa được chứ còn nói gì đến chuyện đụng chạm họ. Nhất là những cô gái trẻ đẹp.

Vị sư thứ nhất đáp:

– Tôi đã bỏ cô ấy xuống bên kia đường rồi, huynh còn mang cô ta về đến tận đây sao?

 

As the quality of bare attention develops, noticing what’s happening in and around us, we begin to experience and respond to the present with greater spontaneity and freedom.

Khi ta có được một nhận thức đơn thuần, ý thức được sự có mặt của bất cứ những gì đang xảy ra chung quanh, ta có thể kinh nghiệm và đối phó với hoàn cảnh hiện tại một cách chính xác và tự tại hơn. 


Bare attention is noticing. It reestablishes itself simply by noticing that it has not been present. As soon as you are noticing that you have not been noticing, then by definition you are noticing and then you are back again, to paying bare attention.

 

Bare attention also brings the mind to a state of rest. An untrained mind is often reactive, clinging to what is pleasant and condemning what is unpleasant, grasping what is liked, pushing away what is disliked, reacting with greed and hatred. A tiring imbalance of mind. As bare attention is cultivated more and more, we learn to experience our thoughts and feelings, situations and other people, without the tension of attachment or aversion. We begin to have a full and total experience of what it is that’s happening, with a restful and balanced mind.

Chú ý đơn thuần có khả năng làm cho tâm ta được tĩnh lặng. Tâm chúng ta thường hay phản ứng: bám víu vào những gì làm mình dễ chịu, và xua đuổi những gì làm mình khó chịu. Ta hành động vì lòng ta ưa thích hoặc ghét bỏ của mình. Tâm ta thiếu quân bình. Một khi sự chú ý đơn thuần được khai triển, ta sẽ kinh nghiệm được những cảm xúc, ý nghĩ của mình và hoàn cảnh chung quanh, mà không bị lôi cuốn hay sanh ác cảm. Ta sẽ có khả năng kinh nghiệm được hoàn toàn những gì đang xảy ra với một tâm tĩnh lặng và quân bình. 

 

The awareness of bare attention is not limited to a certain time of sitting in the morning and evening. To think that sitting meditation is the time for awareness and the rest of the day is not, fragments our lives and undermines a real growth of understanding. Mindfulness is applicable and appropriate in each moment, whether we are sitting, standing, lying down, talking or eating. We should cultivate the state of bare attention on all objects, on all states of mind, in all situations. Every moment should be lived completely and wholeheartedly.

Nhưng việc tập luyện một sự chú ý đơn thuần (bare attention) không chỉ giới hạn vào những lúc ngồi thiền sáng và chiều. Nếu ta nghĩ rằng mình chỉ tu tập thiền quán vào những giờ ngồi thiền, còn những lúc khác thì không, là ta đã đập vỡ cuộc sống của mình ra thành từng mảnh, và phá hoại công trình tu tập của mình rồi. Chánh niệm phải được áp dụng cho mọi lúc, mọi hoàn cảnh, dù ta đang có đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện hay là ăn uống. Ta phải biết sử dụng sự chú ý đơn thuần cho mọi đối tượng, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh. Hãy sống trọn vẹn trong từng giây, từng phút một.

 

Two tigers and strawberry… Just then he saw a big wild strawberry growing nearby. Reaching out with his free hand he plucked the strawberry.  How sweet it tasted!

 

There is a story of a man fleeing a tiger. He came to a precipice and catching hold of a wild vine, swung down over the edge. The tiger sniffed at him from above while below another tiger growled and snapped waiting for him to fall. As he hung there two mice began to gnaw away the vine. Just then he saw a big wild strawberry growing nearby. Reaching out with his free hand he plucked the strawberry. How sweet it tasted!

Có câu chuyện về một người chạy trốn một con cọp. Anh ta chạy đến bên bờ một vực thẳm, nắm lấy một dây nho và đu xuống. Bên trên anh con cọp đứng nhìn, phía dưới lại có một con cọp khác đang gầm gừ chờ anh rơi xuống. Trong khi anh đang bị treo lơ lửng thì có hai con chuột đang gậm nhấm sợi dây nho mà anh đang bám. Lúc ấy anh chợt thấy một trái dâu đỏ chín mọc gần đó. Anh vói tay hái. Trái dâu ngọt lịm làm sao! 

 

Another quality of bare attention is that when developed through a period of training it becomes effortless, it starts to work by itself. It’s similar to the process one undergoes when learning to play a musical instrument. We sit down, take a few lessons, and are given certain exercises. We begin to practice, and at first the fingers don’t move very easily; they hit a lot of wrong notes and it sounds terrible. But every day we practice, and gradually the fingers start to move more easily, the music starts to sound more beautiful. After a certain period of time, a proficiency develops so that the playing becomes effortless. At that time there is no difference between playing and practice; the playing itself is the practice.

Sự chú ý đơn thuần, khi tu tập đúng mức sẽ trở nên tự nhiên, không phải đòi hỏi một sự dụng công nào nữa. Cũng giống như khi ta học chơi một nhạc cụ vậy. Ta ngồi xuống, học một vài lý thuyết rồi được đưa những bài thực tập. Lúc đầu ngón tay chưa quen, còn vụng về ta sẽ đánh những nốt sai và âm điệu sẽ rất là khó nghe. Nhưng nếu siêng năng luyện tập, dần dà tay ta sẽ quen, những cử động sẽ trở nên dễ dàng, âm thanh sẽ êm dịu hơn. Sau một thời gian, khi sự luyện tập đã chín mùi, mọi cử động sẽ trở nên tự nhiên và vô ngại. Lúc ấy sẽ không còn biên giới giữa thực tập và thực hành, chơi nhạc tự nó là tập nhạc.

 

In just the same way, as we practice awareness, we start out very slowly, aware of the movement of each step, “lifting,” “moving,” “placing,” aware of the breath, “rising, falling,” or “in, out.” In the beginning great effort is required. There are many gaps in the mindfulness. There are a lot of struggles and hindrances. But as the mind becomes trained in being aware, in being mindful, it becomes increasingly natural. There is a certain point in the practice when the momentum of mindfulness is so strong that it starts working by itself, and we begin to do things with an ease and simplicity and naturalness which is born out of this effortless awareness.

Sự tu tập chánh niệm cũng thế. Lúc đầu ta theo dõi mọi cử động một cách chậm chạp, từng bước chân “dở, bước, đạp”, từng hơi thở “phồng, xẹp” hay là “ra, vào”. Trong giai đoạn đầu sự tinh tấn và cố gắng là một yếu tố quan trọng. Dòng chánh niệm của ta bị đứt quảng rất nhiều. Biết bao nhiêu là trở ngại và phấn đấu. Nhưng khi tâm ta đã được tôi luyện đúng mức, chánh niệm sẽ tăng trưởng một cách tự nhiên. Trên hành trình tu tập, sẽ có một lúc sự xung động của chánh niệm trong tâm, mạnh đến nỗi nó có thể tự hoạt động một mình mà không cần đến sự dụng công của ta. Lúc ấy mọi sự sinh hoạt của ta sẽ trở nên dễ dàng, giản dị và tự nhiên, nhờ ta có được một chánh niệm vô ngại. 

 

Bare attention is very much learning how to listen to our minds, our bodies, our environment. Perhaps at some time you have sat quietly by the side of an ocean or river. At first there is one big rush of sound. But in sitting quietly, doing nothing but listening, we begin to hear a multitude of fine and subtle sounds, the waves hitting against the shore, or the rushing current of the river. In that peacefulness and silence of mind we experience very deeply what is happening. It is just the same when we listen to ourselves; at first all we can hear is one “self” or “I.” But slowly this self is revealed as a mass of changing elements, thoughts, feelings, emotions, and images, all illuminated simply by listening, by paying attention. There’s a beautiful poem by a Zen nun:

Chú ý đơn thuần là tập lắng nghe những gì đang xảy ra trong thân, trong tâm và thế giới chung quanh ta. Chắc một lần nào đó, bạn đã có một dịp ngồi bên một dòng sông, hay trên một ghềnh đá bên bãi biển. Lúc đầu ta chỉ nghe một khối âm thanh rào rạt. Nhưng nếu ta ngồi yên thêm một chút, chỉ ngồi và lắng nghe thôi, ta sẽ bắt đầu nghe được muôn ngàn âm thanh nhỏ khác biệt nhau, tiếng sóng biển vỗ trên ghềnh đá, tiếng dòng sông chảy mạnh. Với tâm tĩnh lặng ta có thể kinh nghiệm được thật sâu sắc những gì đang xảy ra. Khi ta lắng nghe nơi chính mình cũng thế, lúc đầu ta chỉ có thể nghe được một tiếng nói của cái “Ngã” hay “Tôi”. Nhưng dần dần, cái Tôi này sẽ hiển lộ cho ta thấy nó chỉ là một tập hợp của những yếu tố, tư tưởng, cảm giác, tinh cảm và hình ảnh thay đổi không ngừng. Tất cả sẽ hiển bày khi ta biết lắng nghe và chú ý. Có một bài thơ thật đẹp của một sư cô trong trường phái Thiền Zen như sau: 

 

Ni cô Ryonen sinh năm 1797. Cô là cháu của Shingen, một võ tướng nổi tiếng của Nhật. Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến mùa thu thay đổi: Ta đã thấy rất rõ lẽ vô thường (trong 66 năm sống).

 

Sixty-six times have these eyes beheld the

changing scenes of autumn.

I have said enough about moonlight; ask me no more.

Only listen to the voice of pines and cedars when no wind stirs.

Ðã sáu mươi sáu lần,
đôi mắt này nhìn mùa thu đến và đi.
Ánh trăng xưa ta đã tả thật nhiều,
đừng hỏi nữa làm chi.
Hãy lắng nghe tiếng kêu của cây tùng và cây bách,
khi gió ngừng đưa… 

 

To hear the sounds of the trees when no wind stirs. The peacefulness of that mind expresses the balance of the Tao, the creative and receptive. It is creative in the sense of being alert, penetrating and actively attentive. It is receptive in its choicelessness, without discriminating or judging. It is a very open and soft mind. When alertness and clarity of perception are combined with receptivity and acceptance, the balance becomes complete, and the mind experiences a perfect harmony of poise and equilibrium.

Hãy lắng nghe tiếng của cây cỏ khi gió không còn thổi. Một tâm tĩnh lặng tiêu biểu cho sự quân bình của đạo, giữa hay yếu tố sáng tạo và tiếp nhận. Nhờ yếu tố sáng tạo mà ta có khả năng tỉnh thức, thông suốt và tích cực chú ý. Nhờ yếu tố tiếp nhận mà ta giữ được một thái độ không phân biệt, không chọn lựa và không phê phán. Tâm ta lúc ấy rất là cởi mở và êm dịu. Một khi ta có được một nhận thức tỉnh táo và thông suốt, đi đôi với một sự tiếp nhận không phân biệt, tâm ta sẽ ở trong một trạng thái quân bình, hoà hợp hoàn toàn. 

 

There are two mental factors which are primarily responsible for the development of bare attention. The first is concentration, the ability of the mind to stay steady on an object. The other factor is mindfulness, which notices what is happening in the moment, not allowing the mind to become forgetful; it keeps the mind grounded and collected. When mindfulness and concentration are both developed, a balance of mind is achieved, and a profound listening occurs. A deep and penetrating awareness develops and reveals many aspects of who we are.

Sự phát triển của ý thức đơn thuần đòi hỏi sự có mặt của hai tâm hành (mental factor). Tâm hành thứ nhất là tâm định, tức là khả năng chú ý vào một đối tượng duy nhất. Tâm hành thứ hai là chánh niệm, tức là khả năng biết được những gì đang xảy ra trong hiện tại, không để tâm chìm trong quên lãng, giữ cho tâm luôn được vững chãi và tập trung. Một khi chánh niệm và định lực được phát triển đúng nức, tâm của ta sẽ trở nên quân bình và sự quán sát sẽ vô cùng sâu sắc. Ta sẽ nhận chân được nhiều phương diên khác nhau của con người chúng ta. 

 

Shunryu Suzuki (Suzuki Roshi) 1904 – 1971) was a Sōtō Zen monk and teacher who helped popularize Zen Buddhism in the United States,    and is renowned for founding the first Zen Buddhist monastery outside Asia (Tassajara Zen Mountain Center).

 

Wisdom does not come from any particular object, any particular state. Suzuki Roshi has spoken of “nothing special.” There is nothing special in our mind, in our body, in the way things are happening. All things which arise have the nature to pass away; there is no special thing to attain or grasp at, nothing special to hold on to. Whatever comes as part of the flow is fine. What is important is the balance and clarity of mind. There is no special desirability in having unusual experiences. Although extraordinary phenomena may sometimes occur, they are all nothing special, all more things to observe, subject to the same laws of impermanence.

Trí tuệ không đến từ một đối tượng hay một trạng thái tâm thức đặc biệt nào hết. Thiền sư Suzuki có nói về sự “chẳng có gì là đặc biệt”: Trong tâm và thân ta, trong chân như của sự vật, chẳng có gì là đặc biệt hết. Việc gì sanh lên thì có bản tánh tự nhiên là sẽ diệt đi. Chẳng có gì đặc biệt để ta luyến tiếc. Tất cả chỉ là một phần của dòng biến chuyển không ngừng. Ðiều quan trọng là sự quân bình và sáng suốt của tâm. Chúng ta cũng đừng ham muốn hoặc tìm kiếm những kinh nghiệm khác thường. Mặc dù đôi khi những hiện tượng siêu nhiên có thể xảy ra cho ta, nhưng chúng chẳng có gì đặc biệt, chỉ là thêm đề tài cho ta quan sát, bởi mọi hiện tượng đều chịu chi phối bởi luật vô thường. 

 

What we want to do is to let go of everything, not to identify with any state whatsoever. To be free on all sides, not to be attached, even by golden chains, to anything that’s happening. When we experience this flow of impermanence very deeply, when we have a clear and direct vision that every part of our being is in change, in transformation, then we begin to let go of our most deeply conditioned attachments, and we come into harmony with the flow. Not resisting, not holding on, not grasping. We become one with the unfolding of the Dharma.

Ðiều mà chúng ta muốn làm là buông bỏ hết tất cả, không để dính mắc hay đi nhận bất cứ một trạng thái hay hiện tượng nào là mình. Hãy tự tại về mọi mặt, đừng để bị ràng buộc, dù bằng một sợi dây xích bằng vàng, bằng bất cứ chuyện gì xảy ra. Khi nào chúng ta kinh nghiệm được sự biến chuyển của định luật vô thường một cách sâu sắc, khi nào chúng ta trực nhận được rằng con người đang biến đổi trong từng giây phút, chừng đó ta sẽ có khả năng buông bỏ hết mọi ràng buộc, dính mắc và hòa hợp với dòng thực tại. Không còn chống cư, không còn nắm bắt và không còn ôm giữ. Chúng ta trở thành một với đạo. 

 

*   *   *

 

Question: Is there no soul, even as part of the process?

Hỏi: Trong cả tiến trình tu tập, có phần nào là linh hồn không? 

 

Answer: The whole development of awareness comes from experiencing things with a silent mind, not with our thoughts and concepts about them. It’s going from the thought-conceptual level of mind to the intuitive-experiential level. All the words that are used are irrelevant in comparison to the experience of silent awareness. I think what is worthy of mentioning now is that there is no need to blindly believe anything. The true deep understanding will come from your own experience in meditation. Whether or not you know the concepts does not matter. Some of the most advanced yogis never studied, never read a book, are not necessarily bright, but just take instruction in practice and do it. The whole Dharma unfolds within them; they experience many stages of enlightenment and yet may not have the words to communicate their silent understanding. What’s most important is the experience of the truth within ourselves which is free of ideas and opinions.

Ðáp: Phương pháp thiền quán là để phát triển chánh niệm. Có nghĩa là kinh nghiệm sự việc xảy ra với một tâm tĩnh lặng, không sử dụng tư tưởng hay khái niệm. Tâm của ta sẽ đi từ từ mức độ suy nghĩ – ý niệm lên đến mức độ trực nhận – kinh nghiệm. Mọi sử dụng ngôn từ sẽ trở thành vô nghĩa, khi so sánh với kinh nghiệm trực tiếp của chánh niệm. Tôi nghĩ tôi phải nói một điều gì ở đây là ta đừng bao giờ mù quáng tin theo một chuyện gì hết. Một sự hiểu biết sâu sắc sẽ tự động đến với bạn bằng những kinh nghiệm trong thiền quán. Dù cho bạn có biết gì về lý thuyết hay không, chuyện đó hoàn toàn không cần thiết. Có những thiền sư không bao giờ học, chưa từng đọc một quyển sách, không phải thông minh lắm, nhưng các ngài biết lắng nghe lời chỉ dẫn và chịu thực hành. Giáo pháp phô bày trong tâm các ngài. Các ngài kinh nghiệm được nhiều trình độ giác ngộ khác nhau, nhưng không thể dùng văn tự mà diễn tả cho người khác hiểu được. Ðiều quan trọng là bạn hãy kinh nghiệm lấy sự thật trong tâm bạn, đừng để dính mắc vào ý kiến và suy luận. 

 

Question: What is the purpose of concentration practices?

Hỏi: Mục đích của thiền định là để làm gì? 

 

Answer: There are different ways of developing the path. A very traditional way is to develop concentration first, and then use that power of mind to develop insight. This can take a long time because special circumstances are needed to develop strong concentration. Part of what happened in Burma, in particular, in the last 100 or 150 years is the revival of Vipassana techniques which develop mindfulness and concentration simultaneously, bringing together moment to moment awareness and concentration sufficient for enlightenment.

Ðáp: Có nhiều cách thiền khác nhau. Một phương pháp cổ truyền là phải tập trung tư tưởng để phát triển định lực trước, rồi sau đó mới dùng định lực để phát sinh trí tuệ. Phương pháp này đòi hỏi một thời gian lâu, bởi vì thiền định phải cần có một hoàn cảnh đặc biệt mới có thể phát triển được một định lực mạnh. Ở Miến Ðiện trong khoảng từ 100 đến 150 năm sau này là sự sống lại của thiền Minh Sát (Vipassana). Thiền Minh Sát tuệ phát triển định lực và trí tuệ cùng một lúc. Phương pháp này gồm có sự chánh niệm và tập trung ý trong từng giây phút một, đầy đủ để dẫn đến sự giác ngộ. 

 

Question: Is there any choice in what we do in this world?

Hỏi: Trong cuộc đời này chúng ta có quyền chọn lựa gì không? 

 

Answer: Much of what happens to us is determined by our past karma, but how we react to it is very much within our freedom of the moment. We can cultivate mindfulness or not. There is no necessity binding us to react to things. Freedom lies in how we relate to what is happening in the moment.

Ðáp: Thường thì những gì xảy đến cho ta trong đời này là do ở nhân chúng ta đã gieo trong quá khứ. Nghiệp quả thì không tránh được, nhưng phản ứng, cách đối phó của ta thì hoàn toàn tùy thuộc ở mình. Ở điểm này chúng ta có hoàn toàn tự do. Chúng ta có thể có chánh niệm hay không, tùy ở ta. Không có gì bắt ta phải đối phó với nghiệp quả bằng một cách này hay cách khác. Tự do nằm ở chỗ ta chọn phản ứng bằng cách nào với những sự việc xảy đến trong giây phút hiện tại. 

 

Question: How does western psychology’s notion of a subconscious relate to meditation? 

Hỏi: Vấn đề tiềm thức trong tâm lý học Tây phương liên hệ với thiền quán ra sao? 

 

Answer: What happens as the mind becomes silent and we become more finely aware, is that many of the things which were below our normal threshold of awareness, much of what is called subconscious material, become illuminated by mindfulness. We begin to observe what was formerly subconscious conditioning, and through the awareness of it begin to integrate it more fully in our mind.

Ðáp: Khi tâm ta trở nên yên tĩnh và tỉnh thức, những gì nằm sâu dưới bình diện ý thức, mà ta gọi là tiềm thức, sẽ được soi sáng bởi ngọn đèn chánh niệm. Lúc đó ta sẽ thấy được những sự ràng buộc trong tâm ta từ bấy lâu nay. Sự nhận diện này sẽ đem chúng lên trên bình diện ý thức và được quán sát. 

 

Question: Does always trying to be aware in the moment lessen spontaneity?

Hỏi: Nhưng lúc nào cũng phải giữ chánh niêm trong hiện tại, có làm ta mất đi sự tự nhiên hay không? 

 

Answer: Being unaware does not mean being spontaneous. If we’re acting mechanically, very much as a conditioned response to phenomena, that’s not spontaneity, that’s being a robot. A certain input comes, we act, all the time unaware, unmindful. That is not a spontaneous state of mind—it’s a mechanical one. Spontaneity comes when the mind is silent, when the mind is on the intuitive level, clearly noticing moment to moment. When mindfulness is developed, it does not chop up the flow, breaking the natural rhythm. In the beginning it may be useful to focus on each particular process, but when bare attention is cultivated, it flows along effortlessly.

Ðáp: Sống mà không có chánh niệm đâu phải là sống tự nhiên. Nếu chúng ta phản ứng một cách máy móc, tức là chúng ta bị cai quản, lệ thuộc vào những chuyện xảy ra chung quanh. Cái đó đâu phải là tự nhiên, đó là người máy. Nhận được một tin gì đó chúng ta lật đật phản ứng một cách vô ý thức, không chánh niệm, tâm đó không phải là một tâm tự nhiên mà là một tâm máy móc. Sự tự nhiên chỉ đến với ta khi tâm ta yên lặng, khi tâm ta tỉnh thức, nhận biết được mọi việc rõ ràng trong từng giây phút. Khi chánh niệm tiến triển, nó sẽ không làm sinh hoạt của bạn bị đứt đoạn, nó không làm bạn mất tự nhiên. Trong giai đọan đầu thì ta cần phải chú ý từng cử động một, đến khi nào ta đạt được một ý thức đơn thuần rồi thì mọi sinh hoạt sẽ trôi chảy rất thư thái. 

 

Question: With the analogy of practicing the piano and practicing bare attention, just as there are many people who practice the piano but very few who become a dept, wouldn’t that hold true for practicing bare attention, that very few people actually become mindful?

Hỏi: Khi nãy ông có thí dụ về người tập đánh đàn và người tập thiền. Có nhiều người tập đàn nhưng không phải ai cũng trở thành một nhạc sĩ giỏi. Cũng vậy, có phải mặc dù ta tập thiền nhưng không phải ai cũng sẽ thành công và có chánh niệm có đúng không? 

 

Answer: People progress in different ways. It’s said that some people progress slowly and with a lot of pain. Others progress slowly but with mostly pleasant sensations. Some progress quickly with a lot of pain, and others progress quickly with a lot of pleasure. It very much depends on our past accumulations of karma, how developed our spiritual faculties of mind already are. But if we’re facing in the right direction, all we have to do is keep on walking. If it takes a year, or sixty years, or five lifetimes, as long as we’re heading towards light, that’s all that matters. We want to be facing in the direction of freedom, not going backwards, not going towards more darkness. So whatever each person’s evolution might be, where we are is where we have to start from.

Ðáp: Sự tiến bộ của mỗi người khác nhau. Có người tiến bộ một cách chậm chạp và khó nhọc. Có người tuy tiến chậm nhưng rất thoải mái và an lạc. Một số khác tiến bộ nhanh chóng nhưng khổ cực. Và cũng có người tiến nhanh chóng với sự an lạc. Sự tiến bộ cũng tùy thuộc vào nghiệp quả của mình, định lực và chánh niệm của mình đã khai triển đến đâu. Nhưng nếu chúng ta đi đúng hướng thì không chóng cũng chầy ta sẽ đến nơi, điều cần thiết là hãy cứ bước tới (tức là tinh tấn và cố gắng). Nó có thể là một năm, sáu mươi năm hay năm kiếp nữa cũng chẳng sao, miễn là ta đi về phía ánh sáng là đủ. Chúng ta muốn đi về hướng giải thoát, tự do, chứ không phải lùi lại mà đi về bóng tối. Cho nên bất cứ nghiệp quả của ta ra sao cũng vậy, hãy bắt đầu bằng những gì ta đang có. 

 

Question: You talk about somebody going through lifetimes. Is there something that goes through all those lifetimes like a soul?

Hỏi: Ông có nói về nhiều kiếp khác nhau. Cái gì sống qua những kiếp đó, có phải là linh hồn không? 

 

Answer: It can be understood somewhat in terms of the changes that happen within a lifetime. For example, if you think back five or ten years, your body was completely different, even on a cellular level. It has all undergone transformation. The mind has undergone transformation countless more times, arising and passing away. There is nothing which you can point to now, nothing at all, in the mind and body, which is the same as it was then. But what you are now has been conditioned by what you were then and by every successive moment. In other words, every moment conditions the arising of the next moment. Nothing is carried over, but there is a relationship of one moment to the next. There is an ordered continuity to the process. At the moment of death, the quality of consciousness conditions the arising of the rebirth consciousness. Nothing is carried over, but depending on that last moment arises the new consciousness.

Ðáp: Ðiều này có thể hiểu giống như là những thay đổi xảy ra trong một đời người. Thí dụ: nếu bạn không nhớ lại khoảng năm, mười năm trước đây, thân thể của bạn hoàn toàn khác biệt với bây giờ, nói trên phương diện tế bào cũng vậy. Thân thể của bạn chuyển hóa, thay đổi. Tâm của bạn cũng đã biến chuyển, thay đổi vô số lần hơn thế nữa, sanh ra rồi diệt đi. Bây giờ bạn không thể chỉ bất cứ một cái gì trong tâm hay thân bạn, và bảo rằng nó cũng giống y như hồi trước không sai khác. Bởi bạn bây giờ là kết quả, tập hợp của những ràng buộc, điều kiện trong quá khứ và từng giây phút nối tiếp nhau sau đó. Nói cách khác, giây phút này quyết định điều kiện khởi sanh cho giây phút kế tiếp. Không có gì được đem qua, nhưng có một mối liên hệ giữa giây phút này và giây phút kế. Mọi vật chuyển hóa theo một trật tự liên tục. Trong giờ phút sắp lìa đời, tâm ta sẽ quyết định điều kiện cho giây phút tái sanh. Không có gì đi theo qua hết, nhưng giây phút kế tiếp tùy thuộc vào giây phút trước đó.

 

***   ***   ***

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://www.learnreligions.com/the-dharma-wheel-449956
  5. Photo 3: https://mindfulbalance.org/2012/01/26/bare-attention/
  6. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/288-43-buoc-dau-hoc-thien-song-ngu
  7. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/parables/101-zen-koans/item/154-14-quang-duong-lay-loi-song-ngu
  8. Photo 6: https://www.facebook.com/pages/category/Magazine/Mindful-Balance-109661243895986/
  9. Photo 7:https://jessicashely.theworldrace.org/?filename=11-strawberries-from-training-camp
  10. Photo 8: https://dotchuoinon.com/2010/03/05/ryonen- đắc-ngộ/
  11. Photo 9: https://en.wikipedia.org/wiki/Shunryu_Suzuki