First evening – Lời Dạy Mở Đầu Thiền Minh Sát – Opening and Beginning Instruction of Vipassana Meditation – Song ngữ

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Middle Way Group.

First evening – Lời Dạy Mở Đầu Thiền Minh Sát – Opening and Beginning Instruction of Vipassana Meditation

 

A traditional beginning for meditation retreats is taking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha.

Mở đầu cho mỗi kỳ tu học là truyền thống quy y Tam bảo cho mỗi thiền sinh. Tam bảo có nghĩa là Phật, Pháp và Tăng.

A traditional beginning for meditation retreats is taking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha.

 

To take refuge in the Buddha means acknowledging the seed of enlightenment that is within ourselves, the possibility of freedom. It also means taking refuge in those qualities which the Buddha embodies, qualities like fearlessness, wisdom, love and compassion. Taking refuge in the Dharma means taking refuge in the law, in the way things are; it is acknowledging our surrender to the truth, allowing the Dharma to unfold within us. Taking refuge in the Sangha means taking support in the community, in all of us helping one another towards enlightenment and freedom.

Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Quy y Phật có nghĩa là nhìn nhận rằng trong chúng ta ai cũng có hạt giống giải thoát, tỉnh thức. Nó cũng có nghĩa là trở về nương tựa nơi những đức tính cao thượng của đức Phật như vô úy, trí tuệ, từ bi. Trở về nương tựa Pháp có nghĩa là sống trong giáo pháp của đức Phật, chân lý của mọi vật; tức là nhìn nhận sự trở về với sự thật, để giáo pháp của đức Phật được biểu hiện nơi tâm mình. Trở về nương tựa Tăng có nghĩa là dựa vào sự nuôi dưỡng về tinh thần lẫn vật chất của những người có cùng một chí hướng, cùng giúp đở, hướng dẫn nhau trên con đường tỉnh thức và giải thoát. 

 

An indispensable foundation for meditation practice is following certain moral precepts. It is a way of maintaining a basic purity of body, speech, and mind.

 

An indispensable foundation for meditation practice is following certain moral precepts. It is a way of maintaining a basic purity of body, speech, and mind. The five precepts which should be followed are: not killing, which means refraining from knowingly taking any life, not even swatting a mosquito or stepping on an ant; not stealing, which means not taking anything which is not given; refraining from sexual misconduct, which in the context of this retreat means observing celibacy; not lying or speaking falsely or harshly; and not taking intoxicants, which again in the context of the meditation course means not taking alcohol or drugs. Following these precepts will provide a strong base for the development of concentration, and will make the growth of insight possible.

Một nền tảng tối cần thiết cho việc tu tập thiền quán là giữ gìn một số giới luật. Giới luật là một phương thức để duy trì sự trong sạch căn bản cho thân thể, lời nói và ý nghĩ. Năm giới luật mà hành giả phải cố gắng giữ là: không sát hại, có nghĩa là không được giết hại bất cứ một sinh mạng nào, ngay cả con muỗi hay con kiến; không trộm cắp, có nghĩa là không được lấy những gì không phải là của mình; không tà dâm, ở đây trong khóa tu này thì nó có nghĩa là giữ cho mình được trong sạch; không nói láo hay nói những lời mà mình không biết chắc, không được nói những lời ác độc, gây chia rẽ; không uống rượu và sử dụng các chất ma túy. Năm giới luật này sẽ giúp cho ta có được một nền móng vững chắc để phát triển định lực, và từ đó sẽ phát sinh trí tuệ. 

 

Ven. Chögyam Trungpa Rinpoche (1940-1987) – where “grace” fit into the Buddhist tradition. He replied that grave is patience.

 

We are all sharing something very special in having the opportunity to be here, to look within ourselves in this quiet and secluded setting. It is rare to have an entire month devoted to meditation, to finding out about ourselves, about who we are. There are a few attitudes which will be helpful in maintaining a serious and balanced effort.

Chúng ta có cơ hội ngồi chung với nhau hôm nay, để quán chiếu lại chính mình trong một khung cảnh yên lặng và tĩnh mịch này, là một điều vô cùng quý báu. Thật là hiếm mà có một dịp để bỏ ra trọn một tháng để hành thiền, để tìm lại con người của mình, tìm hiểu coi mình là ai. Ðể giúp cho sự tu tập của mình được quân bình và nghiêm trang, hành giả nên có một số những đức tánh sau đây. 

 

If we have a patient mind, all things will unfold in a natural and organic way. Patience means staying in a state of balance regardless of what is happening, staying easy and relaxed and alert.

 

The first of these is patience: there are times when the month will seem endless and everyone will be wondering, particularly at four-thirty on cold mornings, exactly what they are doing here. In the course of the meditation practice there will be many ups and downs. There will be times when the meditation is good and beautiful and insightful, and times when it will be boring, painful, full of restlessness and doubt. Being patient throughout all these experiences will help to keep the mind in balance. Someone once asked Trungpa Rinpoche where “grace” fit into the Buddhist tradition. He replied that grave is patience. If we have a patient mind, all things will unfold in a natural and organic way. Patience means staying in a state of balance regardless of what is happening, staying easy and relaxed and alert.

Ðiều thứ nhất là đức kiên nhẫn. Sẽ có những lúc mà ngày tháng dường như dài bất tận, và hành giả sẽ tự hỏi mình, nhất là vào những lúc bốn giờ rưỡi sáng trong ngày lạnh trời: ta làm gì ở chốn này đây! Trên con đường tu tập thiền quán sẽ có rất nhiều thăng trầm. Có những khi hành giả sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc, tươi mát và sáng suốt. Rồi cũng có những lúc hành giả chỉ cảm thấy sự nhàm chán, đau đớn, bất an và nghi ngờ. Ðức kiên nhẫn sẽ giúp hành giả giữ cho tâm mình được quân bình khi trải qua những kinh nghiệm này. Có người hỏi Trungpa Rinpoche rằng: “Trong đạo Phật, thần sủng (grace) nằm ở chỗ nào?”. Ông trả lời “thần sủng” chính là đức kiên nhẫn. Nếu chúng ta có một tâm kiên nhẫn, chân như của mọi vật sẽ tuần tự phơi bày trong ta một cách tự nhiên và có tầng lớp. Kiên nhẫn có nghĩa là giữ một tâm quân bình cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra, một tâm thoải mái, nhẹ nhàng và có ý thức. 

 

   Milarepa statue, Pango Chorten, Gyantse, Tibet. – “hasten slowly.”

   Persistent and full of effort, yet very relaxed and balanced.

 

Milarepa, the famous Tibetan yogi, advised his disciples to “hasten slowly.” Hasten in the sense of being continuous and unrelenting in your effort, but do so with poise and equanimity. Persistent and full of effort, yet very relaxed and balanced.

Milarepa, vị Du già Tây Tạng nổi tiếng, khuyên các đệ tử của ngài phải “vội vã một cách chậm chạp”. Vội vã ở đây có nghĩa là cố gắng một cách liên tục, không suy chuyển. Nhưng phải biết cố gắng với một tâm thức trầm tỉnh và cân bằng. Hãy kiên trì và cố gắng nhưng bao giờ cũng phải giữ cho mình được thoải mái và thăng bằng. 

 

Another aid for deepening meditation is silence. We don’t often get a good look at what’s happening in our minds because talking distracts our attention and dissipates our energy. Much of the energy that is conserved by not talking can be used for the development of awareness and mindfulness. As with the meditation practice itself, silence too should be easy and relaxed. This does not mean talking when you want to, but just relaxing into the silence, going through the day quietly aware. By keeping silence, the whole range of mental and physical activity will become extremely clear; verbal silence makes possible a deeper silence of mind.

Một yếu tố khác có thể giúp cho sự thiền quán của hành giả được thâm sâu là giữ thinh lặng. Chúng ta thường không bao giờ có dịp quán sát những gì đang xảy ra trong tâm của mình vì hay nói chuyện. Nói chuyện thường làm xao lãng sự chú ý và tiêu hao năng lực của mình. Những năng lực mà ta bảo tồn được bằng cách giữ im lặng, có thể được dùng để khai triển sự tỉnh thức và chánh niệm của mình. Cũng giống như phương pháp hành thiền, sự thinh lặng phải được thực hành một cách tự nhiên và thoải mái. Nhưng đó không có nghĩa là ta muốn nói chuyện lúc nào cũng được, mà là phải biết sống một ngày ý thức trong thinh lặng. Nếu ta giữ được sự thinh lặng, mọi hoạt động, thay đổi về tâm lý, vật lý trong ta sẽ trở nên vô cùng rõ rệt. Sự thinh lặng trong ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự thinh lặng trong tâm hồn. 

 

Interaction between friends or couples is discouraged. Try to cultivate a sense of aloneness. To do this, it is helpful to suspend preconceptions about yourselves, about relationships, about other people. Take this time to experience yourself deeply.

Mọi sự giao thiệp, đụng chạm giữa bạn bè hay vợ chồng đều nên giới hạn. Ta hãy tạo cho mình một ý niệm cô độc. Muốn được như thế, ta hãy tạm bỏ qua một bên những dự tưởng của mình về chính mình, về sự liên hệ với chung quanh, về những người khác. Ta hãy dùng thời gian này để kinh nghiệm lấy chính mình cho thật sâu sắc. 

 

We are each going to die alone. It is necessary to come to terms with our basic aloneness, to become comfortable with it. The mind can become strong and peaceful in that understanding, making possible a beautiful communion with others. When we understand ourselves, then relationships become easy and meaningful.

Mỗi người chúng ta, ai rồi cũng sẽ từ giã cuộc đời này một mình. Cho nên ta hãy tập đối diện với sự cô đơn căn bản ấy ngay từ bây giờ, hãy làm bạn với nó. Với sự hiểu biết ấy, tâm ta sẽ trở nên vững chãi và an lạc. Khả năng này có thể giúp cho ta sống hòa đồng, an vui với những người chung quanh ta. Một khi ta có thể tự hiểu được mình, sự liên hệ với thế giới bên ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn và có đầy ý nghĩa. 

 

It is also helpful not to mix different practices. Many of you have done various kinds of meditation. For this period of time, it would be good to concentrate solely on the development of Vipassana, or insight. It is through the cultivation of mindfulness that insight develops. Concentrating all efforts during this month on the development of moment-to-moment mindfulness will prevent superficiality of practice. If all efforts are directed towards one goal, the mind will become powerful and penetrating.

Nhưng để cho khóa thiền này được lợi ích, bạn không nên đem pha trộn nhiều phương pháp thiền khác vào đây. Trong số ở đây chắc có nhiều bạn đã thực hành nhiều phương pháp của các trường phái khác nhau. Nhưng trong khóa thiền này tôi xin bạn hãy chỉ tập trung tâm ý mình vào sự tu tập Vipassana, hay thiền Minh Sát Tuệ. Chính nhờ sự luyện tập chánh niệm mà trí tuệ phát sinh. Nội trong một tháng này, bạn tập trung hết mọi cố gắng của mình vào công việc thực tập chánh niệm trong mỗi giây phút, có được nhự vậy sự tu tập của bạn sẽ khỏi bị nông cạn. Nếu mọi cố gắng của bạn đều nhằm về một hướng, tâm của bạn sẽ trở nên vô cùng mãnh liệt và thẳm thấu. 

 

There is also great value in slowing down. There is no hurry, no place to go, nothing else to do, just a settling back into the moment. In all activities during the day be very mindful, notice carefully all your movements. The meditation deepens through the continuity of awareness.

Hãy từ tốn và chậm chạp lại. Ðiều này có một giá trị rất lớn lao. Không có gì đáng để vội vã cả, không có một chốn nào để tới, cũng chẳng có một việc gì khác để làm, chỉ cần thong thả sống trong giờ phút hiện tại. Trong phạm vi hoạt động hằng ngày, ta hãy giữ cho mình có một tâm ý thật tỉnh thức, cẩn thận chú ý đến mọi cử động của mình. Duy trì tâm ý thỉnh thức liên tục trong một thời gian, sẽ giúp cho công phu thiền quán của ta càng ngày càng thêm được thâm sâu. 

 

Assume any posture that is comfortable to you, keeping the back reasonably straight, without being stiff or strained.

 

We’ll begin the sitting practice with a very simple object of awareness: mindfulness of breathing. Assume any posture that is comfortable to you, keeping the back reasonably straight, without being stiff or strained. If you are in a cramped or bent-over position, you will more quickly become uncomfortable. You can sit in a chair if you like. The important thing is not to move very often. The eyes should be closed, unless you have been trained in a technique where they are kept slightly open, and you prefer to do that. Keeping the eyes open is merely a way of putting them someplace and then forgetting about them. Generally, it seems easier if they’re closed in a relaxed way. But it doesn’t matter.

Chúng ta sẽ bắt đầu phương pháp ngồi thiền bằng cách đặt chú ý của mình vào một đối tượng thiền quán giản dị: quán niệm hơi thở. Hãy chọn một thế ngồi cho được thoải mái, dễ chịu, giữ cho lưng được tương đối thẳng, nhưng cũng không nên cố gắng quá. Nếu tư thế ngồi của ta bị tù túng hay không ngay thẳng, chúng ta sẽ dễ dàng trở nên khó chịu. Bạn cũng có thể ngồi trên một chiếc ghế nếu bạn muốn. Ðiều quan trọng là đừng nên nhúc nhích nhiều qua. Mắt nên nhắm, trừ khi bạn đã tập ngồi thiền mà mắt hơi mở, và bạn muốn chọn cách ấy. Mắt mở cũng chỉ là một phương cách để đặt ánh mắt vào một điểm nào đó, rồi quên nó đi. Theo tôi thấy thì nhắm mắt lại một cách thoải mái là dễ hơn hết. Nhưng bạn muốn sao cũng được. 

 

   When you breathe in, the abdomen naturally rises or extends and when you breathe out, it falls.

 

Awareness of the breath can be practiced in one of two ways. When you breathe in, the abdomen naturally rises or extends and when you breathe out, it falls. Keep your attention on the movement of the abdomen, not imagining, not visualizing anything, just experiencing the sensation of the movement. Don’t control or force the breath in any way, merely stay attentive to the rising, falling movement of the abdomen.

Quán niệm hơi thở có thể được thực hành bằng hai phương pháp. Khi ta thở vào, bụng ta tự nhiên sẽ phồng lên và khi ta thở ra nó sẽ xẹp xuống. Bạn hãy giữ sự chú ý của mình vào cử động của bụng, không phải tưởng tượng cũng phải hình ảnh hóa một cái gì hết, chỉ kinh nghiệm lấy cảm giác của cử động lên xuống. Ðừng cố gắng kiểm soát hơi thở bằng bất cứ một cách nào, chỉ giản dị giữ sự chú ý của mình vào sự lên xuống của bụng. 

 

The alternative is to be aware of the breath as it goes in and out of the nostrils, keeping the attention in the area around the tip of the nose or upper lip. Maintain the attention on the breath much as a watchman standing at a gate observes people passing in and out. Don’t follow the breath all the way down or all the way out; don’t control or force the breathing. Simply be aware of the in and out breath as it passes the nostrils. It is helpful in the beginning of practice to make mental notes either of “rising, falling” or “in, out.” This aids in keeping the mind on the object.

Một cách khác là chú ý đến hơi thở ra vào nơi mũi, giữ tâm ý vào khoảng đầu mũi hay môi trên. Chú ý vào hơi thở như một người giữ cổng đứng ngay cửa, biết đến sự ra vào có mặt của mọi người. Ðừng theo hay dẫn hơi thở đi vào trong người hay ra ngoài, cũng đừng kiểm soát hay ép buộc hơi thở. Chỉ giản dị chú ý đến sự ra vào của hơi thở khi nó đi ngang qua mũi. Trong giai đoạn đầu bạn nên niệm nói thầm trong tâm “phồng, xẹp” hay “ra, vào”. Phương cách niệm này giúp tâm ý của ta ở với đối tượng thiền quán của mình. 

In the first few minutes see which object appears more clearly, either the rising, falling or the in, out. Then choose one place of attention and stay with it, do not go back and forth. If at times it becomes less distinct, don’t switch to the other object thinking it’s going to be easier. Once you have decided where you’re going to cultivate your attention keep it there and try to remain with it through all the changes. It is sometimes clear, sometimes not, sometimes deep, sometimes shallow, sometimes long, sometimes short. Remember, it is not a breathing exercise; it is the beginning exercise in mindfulness.

Trong vài phút thực tập đầu bạn hãy thử coi đối tượng nào rõ ràng đối với bạn nhất, sự lên xuống nơi bụng hay sự ra vào của hơi thở nơi mũi. Rồi bạn hãy chọn lấy một đối tượng và quyết định duy trì nó mãi, đừng thay đổi tới lui. Có những lúc đối tượng của bạn sẽ trở nên mù mờ khó phân biệt, bạn cũng đừng thay đổi và hy vọng rằng đối tượng kia sẽ dễ dàng hơn. Một khi đã quyết định chọn một đối tượng để thực hành thiền quán rồi, bạn hãy duy trì và giữ nó cho đến cùng. Có những lúc nó sẽ rõ ràng, có những lúc lờ mờ, có những lúc sâu sắc, có những lúc nông cạn, có những lúc dài, có những lúc ngắn. Nhưng bạn nên nhớ, đây không phải là một phương pháp để tập thở; nó chính là bài thực tập đầu tiên của chánh niệm. 

 

The walking meditation is done by noticing the lifting, forward and placing movement of the foot in each step. It is helpful to finish one  step completely before lifting the other foot. “Lifting, moving, placing, lifting, moving, placing.” It is very simple.

 

The walking meditation is done by noticing the lifting, forward and placing movement of the foot in each step. It is helpful to finish one step completely before lifting the other foot. “Lifting, moving, placing, lifting, moving, placing.” It is very simple. Again, it is not an exercise in movement. It is an exercise in mindfulness. Use the movement to develop a careful awareness. In the course of the day, you can expect many changes. Sometimes you may feel like walking more quickly, sometimes very slowly. You can take the steps as a single unit, “stepping, stepping.” Or you may start out walking quickly and, in that same walking meditation, slow down until you are dividing it again into three parts. Experiment. The essential thing is to be mindful, to be aware of what’s happening.

Phương pháp thiền hành được thực hiện bằng cách chú ý đến các động tác dở lên, bước qua và đạp xuống của bàn chân, trong mỗi bước. Bạn nên hoàn tất mỗi bước chân một, trước khi bắt đầu dở bước kế tiếp. “Dở, bước, đạp, dở, bước, đạp”. Thật giản dị. Cũng vậy, đây không phải là một bài tập thể dục. Ðây chính là một bài thực tập chánh niệm. Hãy sử dụng những động tác để phát triển một tâm ý tỉnh thức. Trong một ngày, bạn nên nhớ rằng sẽ có những thay đổi. Ðôi khi bạn cảm thấy muốn bước nhanh hơn, lại có lúc bạn thích đi thật chậm. Bạn có thể niệm mỗi bước chân theo từng đơn vị một như “bước, bước”. Hay bạn có thể bắt đầu đi thiền hành hơi nhanh, nhưng dần dần chậm lại, cho đến khi bạn có thể chia từng bước ra thành ba động tác dở, bước, đạp. Hãy thí nghiệm. Ðiều chủ yếu là có chánh niệm, ý thức rõ ràng được những gì đang xảy ra. 

 

In walking, the hands should remain stationary either behind the back, at the sides, or in front. It’s better to look a little ahead, and not at your feet, in order to avoid being involved in the concept of “foot” arising from the visual contact. All of the attention should be on experiencing the movement, feeling the sensations of the lifting, forward, placing motions.

Khi đi kinh hành hai tay nên giữ yên ở phía trước, sau lưng hoặc hai bên mình. Mắt nên nhìn về phía trước một chút, không nên nhìn xuống dưới chân, điều này tránh cho bạn khỏi bị lôi cuốn vào ý niệm “bước chân” khi đi kinh hành. Tất cả mọi chú ý phải được tập trung vào kinh nghiệm của từng cử động, nhận thức được cảm giác của mỗi động tác dở, bước, đạp. 

 

This is the schedule to give you an idea of how the days will progress.

Ðây là tờ chương trình để cho bạn có một khái niệm về sự tiến hành của mỗi ngày. 

 

4:30                            —        awakening

5:00–6:30                 —        walk and sit

6:30–7:30                 —        breakfast

7:30–8:00                 —        walking

8:00–9:00                 —        group sitting

9:00–9:45                 —        walking

9:45–10:45               —        group sitting

10:45–11:30            —        walking

11:30–1:15               —        lunch and rest

1:15–2:00                 —        group sitting

2:00–2:45                 —        walking

2:45–3:45                 —        group sitting

3:45–5:00                 —        walk and sit

5:00–5:30                 —        tea

5:30–6:00                 —        walking

6:00–7:00                 —        group sitting

7:00–8:00                 —        talk    

8:00–8:45                 —        walking        

8:45–9:45                 —        group sitting

9:45–10:00               —        tea

10:00-                        —        further practice or sleep

 

The schedule will be posted. For the first few days or weeks, try to follow it as much as possible. As you become comfortable spending the day meditatively, in a continuous effort of mindfulness, you will discover your own pace. Just sit and walk as continuously as possible. Take meals, as all activities, with mindfulness and awareness after some time you might like to walk longer, to walk for an hour or an hour and a half, and then sit. Some people like to sit longer, for two or three hours at a time; perhaps some of you will like to stay up late at night.

Chương trình sẽ được công bố. Trong những ngày hay tuần đầu, bạn hãy cố gắng theo chương trình càng sát càng tốt. Dần dà khi bạn đã quen với công phu tu tập liên tục, bạn sẽ khám phá ra một nhịp độ thích hợp với mình. Hãy cố đi kinh hành và ngồi thiền cho liên tục. Ăn trưa, uống trà và mọi công việc khác đều phải được làm trong chánh niệm, có ý thức. Sau một thời gian bạn có thể thích đi kinh hành lâu hơn, một tiếng hay một tiếng rưỡi, rồi mới bắt đầu ngồi. Có người lại thấy thích ngồi lâu hơn, có khi hai, ba tiếng; lại có người thích công phu vào những giờ khuya.

 

When I was first practicing in India, I meditated in the very late-night hours: the time between midnight and three I found peaceful and quiet and good for practice. As the meditation gets stronger, less and less sleep is needed. Go to sleep when you feel really tired, not just out of habit at a certain hour. It may be that as the meditation develops, you will not feel tired at all and can keep up the practice day and night. Try to feel out what is comfortable for you, what maximizes the effort without forcing or straining.

Trong những thời gian tu tập ở Ấn Ðộ, tôi thường công phu trong những giờ thật khuya khoắc: khoảng thời gian từ nửa đêm cho đến ba giờ sáng, tôi cảm thấy rất im lặng và thanh tịnh, rất thích hợp cho việc tu tập. Khi sức thiền định mạnh ta sẽ thấy ít cần đến giấc ngủ. Chỉ đi ngủ khi nào bạn cảm thấy mệt, chứ đừng vì thói quen đúng giờ. Có thể đến một lúc, khi sức tu tập tiến triển đúng mức, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi và có khả năng công phu ngày đêm. Hãy cảm lấy những gì hợp với sức bạn, cố gắng tu tập nhưng nhớ đừng bao giờ gượng ép hay bó buộc quá. 

 

*   *   * 

 

 

 Francis de Sales (French: François de Sales; Italian: Francesco di Sales; 21 August 1567 – 28 December 1622) was a Bishop of Geneva and is honored as a saint in the Catholic Church.

 

Be patient with everyone, but above all, with yourself. I mean, do not be disheartened by your imperfections, but always rise up with fresh courage. I am glad you make a fresh beginning daily. There are no better means of attainment to the spiritual life than by continually beginning again, and never thinking that we have done enough. How are we to be patient in dealing with our neighbor’s faults if we are impatient in dealing with our own. He who is fretted by his own failings will not correct them. All profitable correction comes from a calm and peaceful mind.

Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi người, nhưng trên hơn hết, là với chính anh. Tôi muốn nói là anh đừng có thối chí, nản lòng về sự bất toàn của mình. Lúc nào cũng phải đứng dậy với lòng can đảm mới. Tôi rất mừng là anh bắt đầu mỗi ngày mới tinh. Bởi vì không có phương cách nào giúp cho anh đạt đạo tốt hơn là biết khởi sự lại từ đầu, và không bao giờ tự cho rằng mình đã làm quá đủ. Làm sao anh có thể tha thứ lỗi của người láng giềng, nếu anh không tha thứ lỗi cho chính anh. Người nào cứ mãi bứt rứt về lỗi lầm của mình sẽ không bao giờ sửa nó được. Tất cả những sự sửa sai có ích đều đến từ một tâm hồn bình thản, an lạc. 

 

Saint Francis de Sales

 

***   ***   ***

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 1:http://butsen.net/sach/sach-tong-hop/thien-vipassana
  5. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/documents/buddhist-meditation/item/81-tam-bao-three-jewels-song-ngu
  6. Photo 3: https://www.shutterstock.com/search/five+precepts
  7. Photo 4: https://www.naropa.edu/about-naropa/founding-vision.php
  8. Photo 5: https://funkyenglish.com/proverb-patience-virtue/
  9. Photo 6: https://en.wikipedia.org/wiki/Milarepa
  10. Photo 7: https://www.vipassanaforum.net/forum/index.php?topic=3310.0
  11. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1067-buoc-dau-hoc-thien-phat-giao
  12. Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  13. Photo 10: https://www.indoindians.com/walking-meditation/
  14. Photo 11: https://en.wikipedia.org/wiki/Francis_de_Sales