Fifth Morning – Thực Tập Tư Tưởng – Instruction: Thoughts – Song ngữ

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein.

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức.

Compile: Middle Way Group.

 

Fifth Morning – Thực Tập Tư Tưởng – Instruction: Thoughts

 

It is important to make thoughts the object of mindfulness. If we remain unaware of thoughts as they arise, it is difficult to develop insight into their impersonal nature (without reference to any individual person) and into our own deep-rooted and subtle identification with the thought process. This identification reinforces the illusion of self, of some “one” who is thinking.

Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên, ta sẽ khó có thể nào hiểu được lý Vô ngã (không liên quan đến bất kỳ cá nhân nào) và thấy được rằng sự suy nghĩ không phải thật là mình. Sự ngộ nhận này là nền móng căn bản xây dựng lên cái Ngã, cái Tôi của mình: “Tôi” là người đang suy nghĩ.

 

The thought is the thinker. There is no one behind it. The thought is thinking itself. It comes uninvited.

 

To meditate upon thoughts is simply to be aware, as thoughts arise, that the mind is thinking, without getting involved in the content: not going off on a train of association, not analyzing the thought and why it came, but merely to be aware that at the particular moment “thinking” is happening. It is helpful to make a mental note of “thinking, thinking” every time a thought arises; observe the thought without judgment, without reaction to the content, without identifying with it, without taking the thought to be I, or self, or mine.

Chánh niệm về tư tưởng có nghĩa là giản dị biết được tư tưởng khi nó sinh lên, biết được rằng tâm mình đang suy nghĩ mà không bị dính mắc vào nội dung của chúng. Chúng ta không nên miệt mài chạy theo sự tưởng tượng, phân tích coi tư tưởng từ đâu đến. Ta chỉ cần ý thức được rằng trong giây phút này có một tư tưởng đang phát khởi. Bạn có thể niệm thầm trong đầu “suy nghĩ, suy nghĩ” mỗi khi có một tư tưởng nào phát hiện. Bạn hãy quán sát chúng mà không phê bình, không phản ứng, không cho rằng sự suy nghĩ đó là chính mình, là của mình.

 

As soon as you are mindful of a thought, it disappears and the attention returns to the breath.

 

The thought is the thinker. There is no one behind it. The thought is thinking itself. It comes uninvited. You will see that when there is a strong detachment from the thought process, thoughts don’t last long. As soon as you are mindful of a thought, it disappears and the attention returns to the breath.

Sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ. Chẳng có ai đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự nó suy nghĩ. Nó đến mà chẳng cần một ai mời. Sau một thời gian thực tập thiền quán, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta không còn bị dính mắc vào sự suy nghĩ, tư tưởng sẽ có mặt không lâu. Khi bạn ý thức được sự có mặt của một tư tưởng, nó sẽ biến mất và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở.

 

It helpful to label the thinking process in a more precise way. When they are noticed with precision and balance, they have no power to disturb the mind.

 

Some people may find it helpful to label the thinking process in a more precise way, to note different kinds of thoughts, whether “planning” or “imagining” or “remembering.” This sharpens the focus of attention. Otherwise, the simple note of “thinking, thinking” will serve the purpose. Try to be aware of the thought as soon as it arises, rather than some minutes afterward. When they are noticed with precision and balance, they have no power to disturb the mind.

Bạn cũng có thể đặt tên chính xác hơn cho những tư tưởng sanh lên, để nhận diện sự khác biệt của chúng, nếu bạn muốn, thí dụ như “dự định”, “tưởng tượng” hay là “nhớ, nhớ”. Cách này có thể giúp cho sự chú ý của bạn được sâu sắc hơn. Nhưng nếu bạn chỉ niệm “suy nghĩ, suy nghĩ” thôi cũng đủ rồi. Ðiều quan trọng là phải ý thức được tư tưởng khi nó vừa mới phát lên, chứ không phải vài phút sau đó. Khi bạn có thể nhận diện được sự có mặt của tư tưởng khi chúng vừa mới sanh lên, chúng sẽ mất đi khả năng chi phối được bạn. 

 

Thoughts should not be treated as obstacles or hindrances. They are just another object of mindfulness, another object of meditation. Don’t let the mind become lazy and drift along. Make the effort for a great deal of clarity with respect to what’s happening in the moment.

Nhưng bạn đừng bao giờ đối xử với tư tưởng như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là một đối tượng của chánh niệm, một đề mục của thiền quán. Ðừng bao giờ để tâm mình trở thành lười biếng, dễ duôi. Phải biết tinh tấn duy trì chánh niệm, biết rõ ràng những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. 

 

Chẳng có gì là ở ngoài tâm anh đâu… Nếu anh để cho tâm anh được tự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm. 

Suzuki Roshi in Zen Mind, Beginner’s Mind writes:

Thiền sư Suzuki trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có viết: 

 

When you are practicing Zazen meditation do not try to stop your thinking. Let it stop by itself. If something comes into your mind, let it come in and let it go out. It will not stay long. When you try to stop your thinking, it means you are bothered by it. Do not be bothered by anything. It appears that the something comes from outside your mind, but actually it is only the waves of your mind and if you are not bothered by the waves, gradually they will become calmer and calmer …Many sensations come, many thoughts or images arise but they are just waving from your own mind. Nothing comes from outside your mind … If you leave your mind as it is, it will become calm. This mind is called big mind.

Khi ngồi Thiền, anh đừng cố gắng ngăn chận sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng ở lâu đâu. Còn khi anh dụng công ngăn chặn nó, có nghĩa là anh bị nó làm khó chịu. Ðừng bao giờ để chuyện gì làm cho anh phải bực mình. Ðiều mà anh tưởng rằng đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm anh, và nếu anh không khó chịu vì những đợt sóng, chúng sẽ dần dần trở nên yên tĩnh hơn… Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnh phát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì là ở ngoài tâm anh đâu… Nếu anh để cho tâm anh được tự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm. 

 

So, when you’re next focusing on your breath, remember that the practice is so profound that you’re actually modulating your brain – changing the way your brain connects.

 

Just let things happen as they do. Let all images and thoughts and sensations arise and pass away without being bothered, without reacting, without judging, without clinging, without identifying with them. Become one with the big mind, observing carefully, microscopically, all the waves coming and going. This attitude will quickly bring about a state of balance and calm. Don’t let the mind get out of focus. Keep the mind sharply aware, moment to moment, of what is happening, whether the in-out breath, the rising-falling, sensations, or thoughts. In each instant be focused on the object with a balanced and relaxed mind.

Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Hãy để những hình ảnh, tư tưởng, cảm giác sinh ra và diệt đi mà không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với chân tâm, quán sát một cách thật cẩn thận và tinh tế những đợt sóng đến và đi. Thái độ này sẽ đem lại cho tâm ta một sự quân bình và tĩnh lặng vô cùng nhanh chóng. Ðừng bao giờ xao lãng sự tập trung của mình. Giữ tâm chánh niệm luôn luôn, từng giây phút một, về mọi chuyện đang xảy ra, dù nó có là sự phồng xẹp ở bụng, hợi thở ra vào ở mũi, cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng giữ chánh niệm, tập trung nơi đối tượng với một tâm quân bình và thoải mái.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  5. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  6. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
  7. Photo 5: https://www.azquotes.com/quote/1156945
  8. Photo 6: https://www.quora.com/What-is-the-simplest-way-to-be-calmer-to-relax-and-to-reduce-stress