Eighteenth Evening – Thanh tịnh và Hạnh phúc – Purity and Happiness – Song ngữ

The Experience Of Insight

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán – Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên – Nhà xuất bản: Sinh Thức

Compile: Lotus group

 

Eighteenth Evening – Thanh tịnh và Hạnh phúc – Purity and Happiness

     

   Mindful balance – We burden ourselves with

   unnecessary wings or halos or harps thinking that happiness

   consists of having certain things or acting in a certain way.

 

There is a story by Mark Twain about a man going to heaven. When he arrived, he was given a pair of wings and a harp, and for a few days he used the wings as a way of moving about, and plucked on the strings of the harp trying to get some celestial music out of it. Both were pretty much of a bother, and finally he realized that in heaven you don’t actually need wings to go anyplace; and simply by desiring heavenly music, the celestial musicians appear and commence to play. So, he put down the wings and the harp, and began to enjoy himself.

Mark Twain có kể câu chuyện về một người được sanh lên thiên đàng. Khi anh ta đến nơi, người ta ban cho anh một đôi cánh và một cây thụ cầm. Những ngày đầu, anh dùng đôi cánh của mình để bay đi đây đó, và mỗi khi muốn nghe nhạc trên cõi trời, anh chỉ cầm cây thụ cầm của mình lên gảy. Nhưng sau một thời gian, cả hai thứ ấy trở thành một gánh nặng cho anh. Cuối cùng anh khám phá ra rằng trên trời mình không cần đến đôi cánh để đi đây đó, và chỉ cần khởi ý muốn, là tự nhiên những nhạc công trên trời sẽ hiện ra và bắt đầu hòa tấu nhạc cho mình nghe. Sau cùng anh ta bỏ đôi cánh và cây thụ cầm xuống, và anh thật sự bắt đầu vui chơi.

 

Similarly, we sometimes limit ourselves by preconceptions of purity and happiness. We burden ourselves with unnecessary wings or halos or harps thinking that happiness consists of having certain things or acting in a certain way. When we leave aside our limited views it is possible to open up to deeper experiences of joy.

Cũng vậy, chúng ta đôi khi tự giới hạn chính mình bằng những ý niệm về vấn đề thanh tịnh và hạnh phúc. Chúng ta tự mang lên trên người những đôi cánh, cây đàn, hào quang không cần thiết, khi nghĩ rằng hạnh phúc có nghĩa là phải có một cái gì hay là phải hành động theo một đường lối đặc biệt nào đó. Khi chúng ta dẹp qua một bên những quan niệm hẹp hòi của mình, ta sẽ có thể bắt đầu kinh nghiệm được những niềm vui sâu xa hơn.

 

There are many different kinds of happiness and each one arises because of a certain level of purity. Sense pleasures are the first kind of happiness which it is possible to enjoy: seeing beautiful things and hearing beautiful sounds, experiencing delicious tastes and smells, having blissful sensations in the body. As human beings we have many moments of these sense pleasures and although they are transitory, still they create a kind of joy and light and happiness in us.

Có nhiều loại hạnh phúc khác nhau, chúng tùy thuộc vào mức độ trong sạch của mình. Sắc dục hay là thú vui qua các giác quan là loại hạnh phúc đầu tiên mà ta có thể cảm nhận được: nhìn những cảnh đẹp, nghe những âm thanh êm tai, ngữi nếm những mùi vị thơm ngon, có những cảm giác thoải mái. Là on người, chúng ta ai cũng đã nhiều lần được hưởng những thú vui này. Mặc dù chúng chỉ tạm bợ, nhưng chúng cũng đã đem lại cho ta một phần nào thú vị, hạnh phúc thoải mái.

 

An even higher kind of sensual happiness has been described in the cosmology as certain heaven worlds where everything is beautiful and pleasant. Beings have luminous bodies of light without any pain or unpleasantness, and sport in pleasure groves with sensual delights to satisfy every kind of desire. There are palaces made of precious gems, celestial musicians, heavenly nymphs, and even celestial yogis. It is said that Maitreya, the coming Buddha, is now living in one of these heaven worlds, teaching the Dharma to many beings there. Celestial happiness is of a very high kind.

Lại còn có một loại hạnh phúc sắc dục cao quý hơn được tả lại trong kinh sách, về những cõi trời, nơi mà mọi vật đều tuyệt mỹ và tươi mát. Dân chúng ở đây có thân làm bằng ánh sáng, không bao giờ biết đau đớn hay khó chịu. Mọi thú vui ham muốn đều được thỏa mãn. Nơi đây có những lâu đài làm bằng ngọc quý, có những nhạc công thiên thần, cùng tiên thánh và các hàng bồ tát. Kinh nói rằng đức bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, hiện đang ngự trị ở một cõi trời như vầy và đang thuyết pháp cho dân ở đó nghe. Hạnh phúc ở cõi thiên thứ thuộc vào loại cao quý hơn.

 

The path to this happiness of sense pleasures is through purity of conduct, the first stage of purification. Purity of conduct means practicing generosity, kingly giving, and the practice of the moral precepts, restraining greed, anger, and delusion. It’s this kind of purity in action which is the cause of beings enjoying all kinds of sensual happiness both in the human realm and, as it is said, in celestial realms as well.

Con đường đưa đến hạnh phúc trong sạch trong cõi Dục giới là những hành động trong sạch, giai đoạn đầu tiên của sụ tinh luyện. Những hành động trong sạch có nghĩa là thực hành bố thí, trì giới, không chạy theo tham, sân, si. Những hành động trong sạch này là nhân sanh những quả tốt lành, hạnh phúc, để cho ta được hưởng thụ cả trong hai cõi người và trời.

 

There is a higher kind of happiness than even the happiness of heaven. That is the happiness and bliss of concentration. A mind that has developed a strong degree of one-pointedness enjoys a supra-sensual ecstasy, far superior to fleeting sensual pleasures. It is a mind withdrawn from sense objects and totally absorbed in an object. It is a much more sustained bliss than the enjoyment of different sense objects which are coming and going rather quickly.

Có một loại hạnh phúc cao hơn cả hạnh phúc của cõi trời. Ðó chính là sự hạnh phúc và an lạc của thiền định. Khi tâm ta đã phát triển được một định lực cao độ, nó sẽ có một niềm an lạc siêu diệu, vượt lên trên mọi khoái lạc về sắc dục. Tâm ta lúc ấy không còn chạy theo những đối tượng của các giác quan và hoàn toàn bị thu hút vào một đề mục duy nhất. Hạnh phúc này vững bền hơn những khoái lạc của các giác quan vì những hạnh phúc của sắc dục đến và đi rất mau chóng.

 

There are some states of mind which can be developed through the power of concentration which are called, “The Dwellings of Brahma,” or “The Divine Abodes.” They are called this because they are the qualities of mind of beings in the Brahma worlds; the very highest and most exalted realms which can be experienced.

Có những trạng thái của tâm, có thể đạt đến qua sức mạnh của thiền định, gọi là cõi Phạm thiên hay cõi của Tứ Vô Lượng Tâm. Chúng có tên gọi như vậy là vì phẩm chất của tâm lúc đó tương đương với cõi trời Phạm Thiên, một thế giới cao tột nhất mà ta có thể kinh nghiệm được.

 

The first of the divine abodes is universal lovingkindness. Not love for particular people out of attachment or possessiveness; rather a love radiating from the mind wishing happiness and peace and joy for all beings everywhere. A mind that has reached this stage of concentration is capable of projecting love infinitely in all directions.

– Vô lượng tâm đầu tiên là lòng đại Từ. Từ ở đây không có nghĩa là lòng thương người vì sự quyến luyến hay vì chiếm hữu, mà là một tình thương phát xuất ở một lòng đại từ, muốn cho chúng sanh khắp mọi nơi đều được an lạc và hạnh phúc. Ở trạng thái này, tâm ta có một định lực rất mạnh, nó có khả năng phóng tình thương vô tận của mình đi khắp mọi phương hướng.-

 

The second of these qualities is compassion for the suffering of all beings—feeling and caring for the sorrow and pain of others.

– Vô lượng tâm thứ hai là lòng đại Bi, có nghĩa là lòng thương xót mọi loại đang bi đau khổ -muốn làm vơi đi những nỗi khổ của kẻ khác.

 

The third “Divine Abode” is a quality called sympathetic joy, which means sharing and delighting in the happiness of others; being filled with joy when we see others happy. A contrast to perhaps more common states of envy or jealousy or competitiveness. The mind that takes delight in the joy of others is light and radiant.

-Vô lượng tâm thứ ba là lòng Hỷ, có nghĩa là chia xẻ nỗi mừng với hạnh phúc, an lạc của kẻ khác, cảm thấy người khác được hạnh phúc mà mình cũng cảm thấy được vui lây. So với thói thường là, ngược lại, người ta thường hay ghen tức, cạnh trạnh với hạnh phúc của kẻ khác. Một tâm biết hân hoan với niềm vui của người khác thì sẽ tỏa sáng và thanh nhẹ.-

 

The last of these four qualities is equanimity: the perfect balance of mind undisturbed by vicissitudes, ups and downs, joys and sorrows. A mind that stays balanced and even. The happiness of infinite love and compassion, infinite sympathetic joy and equanimity, begins to be experienced as the mind becomes more one-pointed. As purity of conduct has to do with our actions, purity of mind has to do with the power of concentration.

-Vô lượng tâm cuối cùng là lòng Xả, có nghĩa là một tâm quân bình, hoàn toàn không bị chi phối bởi những thăng trầm, buồn vui của cuộc đời. Một tâm lúc nào cũng giữ được sự quân bình và an ổn. Hạnh phúc của Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xã, sẽ xuất hiện khi định lực của ta được phát triển đầy đủ. Cũng như là sự trong sạch của phẩm hạnh tùy thuộc vào hành động, sự trong sạch của tâm tùy thuộc vào định lực của ta.

 

   This is Vipassana happiness, or the happiness of

   insight. The mind which is seeing clearly, penetrating deeply

   into the nature of things, experiences the arising and passing

   away of phenomena very distinctly.

 

There is an even greater joy than that of the Brahma worlds of deep concentration. This is Vipassana happiness, or the happiness of insight. The mind which is seeing clearly, penetrating deeply into the nature of things, experiences the arising and passing away of phenomena very distinctly. Vipassana happiness is far superior to the others because in that clarity of vision there is taste of freedom. It is not merely a sinking into sensual delights, nor an absorption into meditative trances or concentrated bliss. It’s the happiness of clear perception where the mind becomes luminous, and consciousness beings to shine in its clarity. It’s like polishing a crystal goblet until it becomes clear and sparkling. Through the practice of awareness, of Vipassana, the mind can achieve that same luminosity, and enjoy the extraordinary feeling of happiness which comes from deep insight.

Nhưng còn có một niềm hạnh phúc to tát bội phần hơn cả cõi Phạm Thiên, là của thiền định. Ðó là hạnh phúc của Vipassana, hạnh phúc của trí tuệ. Tâm thức đó có khả năng quán chiếu, thẳm thấu vào tự thể của mọi vật, kinh nghiệm được sự sanh diệt của mọi hiện tượng một cách rõ rệt. Hạnh phúc của Vipassana bao giờ cũng siêu việt hơn tất cả, vì trong nhận thức sáng suốt hành giả được nếm mùi vị của tự do, giải thoát. Không phải chỉ đắm chìm trong những khoái lạc của sắc dục, cũng không phải chỉ bị thu hút vào trong một trạng thái an vui của thiền định. Niềm hạnh phúc ở đây là của trí tuệ, khi tâm ta trở nên rực rỡ và tri giác tỏa chiếu sự trong sáng của nó. Ðây cũng giống như khi ta lau chùi một ly thủy tinh cho đến khi nó chiếu sáng lấp lánh. Bằng sự tu tập chánh niệm, của Vipassana, tâm ta cũng có thể đạt đến một sự rực rỡ như vậy, và hưởng được niền an lạc vô biên bắt nguồn từ một trí tuệ thâm sâu.

 

   Fire Sermon – Monks, the All is aflame. What All is aflame?

   “The eye and visible objects; the ear and sounds; the nose and smells;

   the tongue and tastes; the body and sensations; the mind and

   mental objects or ideas.”

 

There is a stage of purity, called purity of view, which makes possible the arising of Vipassana happiness. Purity of view means freedom from the view or concept of self. All that we are is a process of mind and body unfolding, continually becoming. The Buddha once gave a short discourse which he called “The All.” It’s called “The All” because he described everything in six phrases. “The eye and visible objects; the ear and sounds; the nose and smells; the tongue and tastes; the body and sensations; the mind and mental objects or ideas.”

Có một giai đoạn tinh luyện, gọi là quan niệm chân chánh, có thể làm khởi lên hạnh phúc Vipassana. Quan niệm chân chánh ở đây có nghĩa là thoát ra khỏi được ý niệm về một cái Ngã, mê chấp rằng ta có một tự thể riêng biệt. Thật ra chúng ta chỉ là một quá trình diễn tiến của thân và tâm, luôn hoạt động và chuyển biến. Có một lần đức Phật giảng một bài pháp gọi là “Tất cả”. Bài kinh có tên “Tất cả” vì ngài diễn tả mọi hiện tượng trong vỏn vẹn sáu câu: “Mắt và đối tượng của mắt. Tai và âm thanh. Mũi và mùi hương. Lưỡi và vị nếm. Thân và cảm giác. Tâm thức và ý niệm hay những đối tượng của nó”.

 

This is the all; there is nothing apart from that. Often the Buddha remarked how the entire world exists within our fathom-long body. Understanding these objects and their sense base is to understand how the six kinds of consciousness with their respective objects are continually arising and vanishing: the knowing of sight and sound, smell and taste, sensations and ideas. Our whole universe consists of a very rapid sequence of hearing, seeing, smelling, tasting, feeling sensations, and experiencing different mind objects. Six objects only, six kinds of consciousness knowing them: what we are is this continuity of process. There is no abiding entity of which it can be said “this is I,” because each consciousness and its object arise and vanish moment to moment.

Tất cả chỉ có vậy, ngoài những điều ấy không còn gì khác hơn nữa. Ðức Phật thường hay nói rằng, cả thế giới này chỉ hiện hữu trong phạm vi tâm thân dài mấy thước này mà thôi. Hiểu được các giác quan căn bản và những đối tượng của chúng, là ta hiểu được sự sanh diệt liên tục của sáu thức: nhản, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức, khi đối diện với các đối tượng của chúng là sáu trần. Cả vũ trụ của ta chỉ là một tập hợp của những chuỗi liên tục, xảy ra thật lẹ, của các sự nghe, thấy, ngữi, nếm, cảm giác và kinh nghiệm những ý niệm khác nhau. Chỉ có sáu đối tượng và sáu thức để nhận biết chúng: chúng ta chỉ là một tiến trình liên tục này. Những sự kiện ấy chẳng xảy đến cho một cá nhân nào hết. Không có một tự thể riêng biệt nào để ta có thể gọi rằng: “cái này chính là tôi”, bởi vì mỗi thức và đối tượng của nó sanh lên và diệt đi trong từng khoảnh khắc.

 

There is a very succinct expression of this teaching given by the Buddha: “In what is seen, there must be just the seen; in what is heard, there must be just the heard; in what is sensed (smell, taste, or touch), there must be just what is sensed; in what is thought, there must be just what is thought.” Nothing apart from that, no self to whom it is happening.

Ðức Phật có diễn lại giáo lý này một cách thật cô đọng như sau: Trong cái thấy, chỉ có cái bị thấy; trong cái nghe, chỉ có cái bị nghe; trong cái cảm giác (ngữi, nếm, đụng chạm) chỉ có cái bị cảm giác; trong cái suy nghĩ chỉ có cái bị suy nghĩ”. Không có gì ngoài những điều đó hết, hoàn toàn không có một cá nhân nào để cho nó xảy đến.

 

   Burning desires of these six processes: Seeing, hearing,

   tasting, smelling, sensations in the body, mental objects.

 

Seeing, hearing, tasting, smelling, sensations in the body, mental objects. Our whole existence is the continuity of these six processes. The names we give to things are many. Innumerable concepts describe our experience. But the eye sees only color and form; it does not see names. What the ear hears is sound. We give many names to the different kinds of sounds, but what is actually happening is that vibrations come into contact with the ear which causes hearing consciousness to arise. A very simple cause and effect relationship. There is no one home. The rapidity of the sequence gives the illusion that it is all happening to someone. When the mind is quiet, we begin to experience the purification of view in which our whole being is seen as just that continuity or process of knowing and object, free of the concept of self. And as the purification deepens, we become one with the flow instead of trying to hold on to it. Purity of view is the clarity of understanding which sees things just as they are, the beginning of a transforming vision. It is the happiness of our first real taste of freedom.

Nghe, thấy, ngữi, nếm, cảm giác ở thân, ý thức. Hiện hữu của ta chỉ là một sự liên tục của sáu tiến trình này. Chúng ta đặt tên cho sự vật rất nhiều. Có vô số ý niệm để diễn tả những kinh nghiệm của mình. Nhưng mắt ta chỉ thấy màu sắc và hình dáng, nó không thấy cái “tên gọi”. Chúng ta chỉ nghe âm thanh. Chúng ta đặt tên cho những âm thanh khác khau, nhưng thật ra chúng chỉ là sự rung động trong không khí chạm vào lỗ tai, khiến cho nhĩ thức khởi sanh lên. Một liên lạc giản dị giữa nhân và quả. Chẳng có ai ở đó. Sự việc xảy ra quá nhanh chóng, chúng gieo cho ta một ảo giác là những việc ấy xảy đến cho một người nào. Khi tâm ta yên lặng, ta sẽ bắt đầu kinh nghiệm được sự tinh luyện trong nhận thức của mình, ta sẽ thấy rằng cái ta của mình chỉ là một tiến trình của thức và trần, thoát ra ngoài ý niệm về một tự thể riêng biệt. Và khi sự tinh luyện được thâm sâu, chúng ta sẽ trở thành là một với dòng biến chuyển, thay vì u mê đi níu kéo, chấp vào nó. Quan niệm chân chánh có nghĩa là có một ý thức rõ ràng, nhìn sự vật bằng chân tướng của nó, một bắt đầu cho cái nhìn biến thể. Ðây chính là hạnh phúc đầu tiên của mùi vị giải thoát.

 

The place of peace beyond the mind towards the highest freedom.

 

The understanding of how things are happening becomes the gateway to the very highest kind of happiness: the happiness of nirvana, enlightenment. It is the peace, the rest, the coolness beyond the mind-body process. And it is the great beauty of the Dharma that all the different kinds of happiness come to us when we direct ourselves towards the highest freedom.

Hiểu được tự thân của sự vật là cánh cửa đi vào một hạnh phúc cao tột nhất: niềm vui của Niết bàn, giác ngộ. Nơi đây có một sự an tĩnh, nghỉ ngơi, tươi mát vượt ra ngoài tiến trình thân tâm. Và một điều huyền diệu của giáo pháp nữa là, mọi loại hạnh phúc sẽ xảy đến với ta khi ta hướng về sự tự do cao tột nhất.

 

***   ***   ***

 

Question: How would you describe the happiness of nirvana?

Hỏi: Ông có thể diễn tả hạnh phúc của Niết bàn được không?

 

Answer: Three kinds of happiness are experienced in nirvana. These can be considered as different aspects of the joy which comes from the end of suffering, the total cessation of pain.

Ðáp: Niết bàn có ba thứ hạnh phúc: Các hạnh phúc này được coi như là những niềm vui khác nhau, phát xuất từ sự hoàn toàn chấm dứt khổ đau.

 

 

   Imagine the feeling of ease when they reached the top

   and could lay down the load! – A tremendous feeling of happiness

   to be relieved of such a burden.

 

When we were living in India we lived on the top of a mountain, and the bazaar, the shopping area, was about half an hour’s walk down the mountain on a rather steep path. Things were mostly carried on one’s back. There were a number of old Tibetan women who were carrying huge beams of timber up the mountain. They were trudging, bent over double, carrying this load on their backs all the way up the path. Imagine the feeling of ease when they reached the top and could lay down the load! A tremendous feeling of happiness to be relieved of such a burden.

Khi tôi còn ở Ấn Ðộ, chúng tôi sống trên đỉnh một ngọn núi, và cách đó một khoảng chừng nửa tiếng đi bộ, phía dưới một dốc núi khá cao, là một khu chợ trời. Ở đây đa số hàng hóa đều được chuyên chở bằng cách mang vác trên lưng. Có một số các bà lão người Tây Tạng, mang trên lưng những thân cây thật to, leo lên núi mỗi ngày. Họ lê từng bước, uốn cong người xuống, vác gánh nặng trên lưng đi lên dốc. Bạn hãy tưởng tượng đến sự nhẹ nhàng, thoải mái của họ khi lên đến nơi và bỏ gánh nặng xuống! Một cảm giác thư thái vô cùng, khi ta có thể trút bỏ đi gánh nặng ấy.

 

The happiness of nirvana is release from the burden of suffering. It is the highest kind of happiness. By way of having a clear idea of what is involved in the path and what the experience of enlightenment entails, it might be helpful to elucidate the different kinds of nirvanic happiness and how they function.

Hạnh phúc của Niết bàn là trút bỏ được gánh nặng của khổ đau. Ðây là một hạnh phúc cao tột nhất. Hiểu được con đường phải đi và kinh nghiệm giác ngộ ra sao, có lẽ ta cũng nên biết qua về những hạnh phúc khác nhau của Niết bàn và các hoạt động của chúng.

 

The first of these is the culmination of the happiness of insight, of wisdom, of clear seeing, called path consciousness. The first glimpse of nirvana, the first experience of nirvana. This path consciousness has the function to uproot defilements like a bolt of lightning. It is not merely the suppression of defilements which happens in concentration, but the complete uprooting, the complete eradication of certain fetters of mind. In the very first glimpse, three of the ten fetters which bind us to samsara are eliminated. They are doubt, belief in rites and rituals (as a way of experiencing enlightenment), and the belief in self. These are completely uprooted from the continuity of consciousness by this single instant of path consciousness which has nirvana as the object.

-Hạnh phúc đầu tiên hết là hạnh phúc do sự tích lũy của trí tuệ và chánh kiến, được gọi là con đường Tâm thức. Ðây mới chỉ là một cái nhìn thoáng qua, một kinh nghiệm đầu tiên của Niết bàn. Con đường tâm thức này có công dụng nhổ tung hết mọi gốc rễ của khổ đau như sấm sét. Ở đây ta không đè nén khổ đau như trong khi thiền định, nhưng là nhổ bứng tận gốc rễ, bức tung mọi xiềng xích trong tâm. Trong giai đoạn này ta diệt trừ được ba sợi dây xiềng xích hằng trói buộc ta vào vòng sanh tử luân hồi từ bấy lâu nay. Chúng là sự hoài nghi, mê tín vào những hình thức, lễ nghi (như là một phương tiện dẫn đến giác ngộ) và chấp Ngã. Ba chướng ngại này sẽ bị loại trừ ra khỏi tâm ta một cách chớp nhoáng, bằng con đường Tâm thức với đối tượng là Niết bàn.

 

Immediately following that comes the second kind of nirvanic happiness called fruition consciousness. On experiences the fruit of the path moment, also with the object being nirvana. In this fruition state, there is nothing further being uprooted; this happened in the first moment. The fruition state is the experience of nirvanic peace. Those who have developed a strong one-pointedness can go into the nirvana fruition state at will. They sit down and resolve to go into this state for half an hour or an hour or one or two days. it is said one can remain in this nirvanic peace for up to seven days at a time. Stillness, coolness, relief, freedom. Then one comes out of the fruition state and, because there are further defilements still latent in the mind, again one has to walk the path of insight. Just as we are doing now, the practice is continued. You see the rising and falling of all phenomena, you go through all the stages. You experience the second path consciousness moment, which eliminates further defilements. There are four occurrences of path moments which one by one eliminate the fetters which keep us bound to the wheel.

-Ngay tiếp sau đó là loại hạnh phúc Niết bàn thứ hai, được gọi là Quả Tâm thức. Ta kinh nghiệm quả trái của con đường tu, mà đối tượng cũng là Niết bàn. Trong giai đoạn kết quả, không có gì để ta nhổ bứng, những việc ấy đã được hoàn tất trong giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn kết quả này là lúc mà ta kinh nghiệm được sự an lạc của Niết bàn. Những ai có một định lực kiên cố, có thể đi vào trạng thái quả Niết bàn này bất cứ khi nào họ muốn. Họ ngồi xuống và có thể tự ý đi vào trong trạng thái này, hay trụ ở đây trong vòng nửa tiếng, một tiếng hay một vài ngày. Kinh nói rằng người ta có thể trụ trong sự an lạc của Niết bàn trong thời gian tối đa là bảy ngày mỗi lần. Yên lặng, tươi mát, xả bỏ, tự do. Một khi ta ra khỏi trạng thái quả trái ấy, vì tâm vẫn còn vướng víu những sự bất thiện khác, ta vẫn phải tiếp tục đi theo con đường thiền quán. Cũng giống như những gì chúng ta đang làm bây giờ đây, sự thực hành được tiếp tục. Bạn thấy được sự sanh diệt của mọi hiện tượng, bạn đi qua những trạng thái khác nhau. Bạn kinh nghiệm được giai đoạn tâm thức thứ hai, nó diệt thêm một số điều bất thiện trong tâm. Có tất cả bốn giai đoạn tâm thức, mỗi giai đoạn sẽ lần lượt thay phiên nhau cắt đứt những sợi dây xiềng xích, hằng trói buộc ta vào bánh xe sanh tử luân hồi.

 

    The Buddha passed away in 543 BCE at the age of eighty.

   Since then, his teachings of compassion and wisdom have been

   passed on from generation to generation, from country to country,

   and from heart to heart, right down to the present day.

 

The highest kind of nirvanic experience is called parinirvana: the state when a fully enlightened being dies. There is no more rebirth, no more fuel, no more impetus to take birth again. It is like a great raging fire going out. The outness of the fire, the outness of the burning is a state of peace and silence and coolness. The very highest kind of happiness. Sometimes people worry about going out too quickly, wanting to enjoy one more movie, or one more sense delight, or spend a little time in heaven. If you aim for the highest happiness, all the other kinds of happiness come.

-Niết bàn cao tột nhất được gọi là Ðại Niết bàn (Parinirvana), trạng thái của một người đã hoàn toàn giác ngộ đi đến sau khi chết. Sẽ không còn luân hồi, không còn nhiên liệu, không còn ái dục để tái sanh. Nó cũng giống như một ngọn lửa đang bừng bừng cháy, giờ đã hoàn toàn bi dập tắt. Ngọn lửa thiêu đốt đã tắt, giờ chỉ còn một trạng thái an lạc, yên lặng, và tươi mát. Một hạnh phúc cao tột nhất. Ðôi khi có người lại sợ đi đến Niết bàn sớm quá, họ muốn được coi thêm vài cuốn phim nữa, được hưởng thêm một chút sắc dục nữa, hay là được ở trên cõi trời lâu thêm một chút. Nhưng nếu bạn nhắm mục tiêu vào một hạnh phúc cao thượng nhất, thì mọi thứ hạnh phúc khác tự nhiên cũng sẽ đến.

 

Nirvana is the burning desires being blown out.

 

Question: Is it possible after being born a human to take rebirth in the animal world? Can you get back again?

Hỏi: Có thể nào chúng ta đang làm người rồi kiếp sau bị sanh làm thú vật hay không? Có cách nào sinh trở lại làm người được không?

 

Social and Life of Macaques monkey at Mt. Huangshan.

 

Answer: The reason that human birth is so extraordinarily precious is that once one has taken rebirth in one of the lower planes of existence it is said to be incredibly difficult to again experience a higher rebirth. It is not impossible, but it takes a very long time. The Buddha gave an example of the length of time involved. Suppose there is a blind turtle at the bottom of a great ocean. Somewhere on the surface of the ocean is a ring of wood floating on the waves, with the wind blowing it back and forth. The blind turtle surfaces once every hundred years. The chances that the blind turtle will put his head through the ring of wood are greater than the chances of a being in a lower world taking a human birth. This is why our life now is so very precious and should not be wasted.

Ðáp: Lý do kiếp người vô cùng quý giá là bởi vì khi ta bị sanh vào một cõi thấp, sẽ rất khó để sanh trở lại vào một kiếp cao hơn. Vấn đề không phải là không thể được, nhưng thời gian sẽ rát là lâu. Ðức Phật có kể một thí dụ như sau để cho ta thấy khoảng thời gian ấy. Giả sử như có một con rùa mù mắt, sống ở dưới đáy một đại dương. Trên mặt đại dương, đâu đó có một chiếc vòng bằng gổ nổi trôi bấp bênh đây đó theo chiều gió. Cứ mỗi một trăm năm con rùa ấy trồi lên mặt nước một lần. Cơ hội để con rùa áy có thể đút đầu vào chiếc vòng bằng gổ, nhiều hơn là cơ hội ta có thể được tái sinh làm người. Ðây là lý do vì sao được sanh làm người là một điều vô cùng quý giá, vì vậy ta không nên hoang phí nó đi.

 

Question: I have a hard time understanding how one can know what happens before birth and after death.

Hỏi: Tôi thấy rất khó có thể hiểu được làm cách nào mà ta có thể biết được những gì xảy ra trước khi sanh và sau khi chết?

 

Answer: There are two ways of understanding this. The way we can relate to it best is understanding how the process works moment to moment. How birth and death are happening every instant, how consciousness arises and passes away. The passing away of consciousness is death. There is nothing of that consciousness which carries over to the next moment. Through the experience of insight, through meditation, we can experience momentary life and death; this offers an intuitive understanding of death and rebirth consciousness happening in exactly the same way. It is also possible, through the development of deep concentrated states, to develop all kinds of psychic power. Many beings of all religious traditions have developed these powers, and one of the abilities is not only to see other planes of existence but also to see beings dying and taking rebirth again. There are people who have this kind of vision. My teacher, in talking about all this, would go into the explanation of the heaven worlds and all the possibilities of psychic power, but he would always end by saying, “You don’t have to believe it. It’s so, but you don’t have to believe it.” There is no belief at all which has to be accepted in developing insight into who we are. Wisdom comes simply by being aware in a precise and penetrating way, free of all beliefs and concepts.

Ðáp: Có hai cách để hiểu điều này. Một cách mà ta có thể dễ dàng liên nghĩ tới được là hiểu rõ tiến trình hoạt động của các hiện tượng trong mỗi giây phút. Sự sanh ra và hoại đi đang xảy ra liên tục, tâm thức của ta đang khởi lên và diệt đi không ngừng. Sự hoại diệt của tâm thức chính là cái chết. Không có một cái gì của tâm thức đó được đem qua giai đoạn kế tiếp hết. Qua kinh nghiệm của trí tuệ, bằng thiền quán,ta có thể đạt được một kinh nghiệm nhứt thời của sanh tử. Nó sẽ giúp cho ta có được một trực nhận về sự sanh diệt của tâm thức xảy ra giống y hệt như thế. Trong khi tu tập thiền định, với một định lực mãnh liệt ta có thể làm phát triển một số thần thông. Có nhiều đạo sĩ trong các tôn giáo khác đã tu luyện được những thần thông này. Một trong những thần thông ấy là không những ta có khả năng nhìn thấy được những cõi khác, mà còn thấy được những sinh linh đang sanh tử luân hồi. Có người có được loạithiên nhản này. Vị thầy của tôi, khi bàn về vấn đề này, thường đi vào chi tiết, diễn tả những cõi trời khác nhau, và những thần thông phép lạ mà người ta có thể làm được. Nhưng bao giờ ông cũng kết luận bằng câu: “Các ông không cần phải tin tôi. Sự thật là như vậy đó, nhưng không ai bắt buộc các ông phải tin”. Không một tín ngưỡng nào cần phải được chấp nhận trên con đường thiền quán để tự hiểu mình. Trí tuệ đến bằng một phưong pháp giản dị là biết ý thức được sự vật một cách chính xác và thâm sâu, thoát ra khỏi mọi thành kiến và ý niệm có sẵn.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://mindfulbalance.org/2020/02/17/unnecessary-wings/
  5. Photo 3: https://www.alamy.com/stock-photo/maitreya-buddha.html
  6. Photo 4: https://www.pinterest.com/pin/101119954118088562/
  7. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1129-huong-an-lac-vuot-ngoai-the-gian-song-ngu
  8. Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/thuyet-phap/the-buddhas-sermons/item/1182-03-phat-thuyet-giang-lan-thu-ba-song-ngu
  9. Photo 7: http://evdhamma.org/index.php/thuyet-phap/the-buddhas-sermons/item/1182-03-phat-thuyet-giang-lan-thu-ba-song-ngu
  10. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1129-huong-an-lac-vuot-ngoai-the-gian-song-ngu
  11. Photo 9: https://www.cifor.org/knowledge/photo/36416838880/
  12. Photo 10:http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-2/item/369-bai-so-14-ngay-cuoi-cung-cua-duc-phat-song-ngu
  13. Photo 11: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1075-niet-ban-phat-giao-song-ngu
  14. Photo 12: https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-27920-2_2