Chương 8 – Vipassanā Bhāvanā – Các Căn Bất Thiện – Unwholesome roots: roots of bad actions (kilesa) – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

Compile: Lotus group

 

Chương 8 – Các Căn Bất Thiện – Unwholesome roots: roots of bad actions – kilesa

The Three Unwholesome Roots, or Three Poisons:  lobha (desire, attachment, tham); dohsa (hatred, aversion, sân); and moha (delusion, ignorance, confusion, si).

 

1.8 UNWHOLESOME ROOTS: ROOTS OF BAD ACTION (KILESA)

1.8 Những Cội Nguồn Bất Thiện: Những Cội Nguồn Cũa Hành Động Xấu (Kilesa)

Abhijjha (like) is a form of lobha (greedy, tham) and domanassa (dislike) is a form of dohsa (hatred, sân). Both lobha and dohsa cannot occur at the same time.

 

Tâm Bất Thiện – Unwholesome roots

 

There are three unwholesome roots: Abhijjha (like) is a form of lobha and domanassa (dislike) is a form of dohsa. Abhijjha and domanassa cannot occur at the same time.

Có ba căn bất thiện, đó là: tham (lobha), sân (dosa), si (moha). Thích thú (abhijjha) là một hình thức của tham, và ghét hay không thích (domanassa) là một hình thức của sân. Abhijjha và domanassa không thể khởi sanh một lần, khi có abhijjha thì không có domanassa, và ngược lại.

 

Lobha, dohsa, and moha are commonly known as defilements (kilesa), but are actually unwholesome roots. Under these unwholesome roots are ten defilements ―three under lobha, three under dohsa, and four under moha. The first defilement under each unwholesome root is also the unwholesome root ―so that lobha, dohsa, and moha are also defilements.

Tâm tham, tâm sân và tâm si mê được biết một cách quen thuộc là phiền não (Phiền não), nhưng theo thực tế là những nhân bất thiện. Dưới những nhân bất thiện này là 10 phiền não – ba thuộc tâm tham, ba thuộc tâm sân, và bốn thuộc tâm si. Phiền não thứ nhất ở trong mỗi nhân bất thiện cũng là nhân bất thiện – như vậy tham,sân và si cũng là những thứ phiền não.

 

There are three types of kilesa:

 

Lobha, dohsa, and moha are commonly known as defilements (kilesa), but are actually unwholesome roots.

  The first defilement under each unwholesome root is also the unwholesome root ―so that lobha, dohsa, and moha are also defilements.

 

Type I is obvious kilesa: actions, such as occur in body and speech.

Type II is mental kilesa: hindrances (nivarana), such as wandering mind (foong ―Thai).

Type III is hidden kilesa. Kilesa enters through the feeling. “You” are sitting and “you” feel that it is “you” that sits ―not rupa. This is hidden kilesa.

The duty of Vipassana wisdom is to destroy kilesa, wherever it occurs.

Có ba loại phiền não:

Loại I: là phiền não rõ ràng: những hành động, chẳng hạn như xảy ra trong thân và khẩu.

Loại II: là phiền não trong tâm: những chướng ngại (Nivāraṇa), chẳng hạn như là tâm phóng túng.

Loại III: là phiền não ẩn náu: Phiền não đi qua cảm thọ. “Hành giả” đang ngồi và “hành giả” cảm thấy rằng chính là “hành giả” ngồi – không phải là sắc. Ðây là phiền não ẩn náo. Nhiệm vụ của tuệ minh sát (Thiền Minh Sát) là đoạn trừ phiền não, bất cứ nó xảy ra ở nơi đâu.

 

Kilesa’s friend is happiness. His enemy is suffering. Happiness makes panna forget the truth of suffering. Kilesa is like a robber. To apprehend him, you have to know his address. Then you have to know what he looks like. (If you don’t know his characteristics and what he looks like, how can you get rid of kilesa?) You also have to know what time he will be home. Kilesa has six addresses: eye, ear, nose, tongue, body, and mind.

Bạn của phiền não là hạnh phúc. Kẻ thù của nó là khổ đau. Hạnh phúc khiến cho trí tuệ quên đi khổ đế. Phiền não giống như một tên cướp. Ðể hiểu rõ nó, hành giả phải biết địa chỉ của nó. Sau đó hành giả phải biết hình dáng nó thế nào. (Nếu hành giả không biết những nét đặc trưng và hình dáng nó như thế nào, như vậy làm cách nào hành giả có thể loại bỏ phiền não?) Hành giả cũng phải biết mấy giờ sẽ ở nhà. Phiền não có 6 địa chỉ: Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý.

 

Either kilesa or panna can order nama to tell rupa what to do. Kilesa says, “Why don’t we take a walk?”, i.e., seeks pleasure. Panna, knowing that the sitting position is suffering, orders rupa to “change position and walk to cure suffering”. This is panna working correctly ―because suffering forces rupa to change position.

Dù phiền não hay trí tuệ đều có thể ra lệnh cho danh pháp bảo sắc pháp làm điều gì. Phiền não nói, “Tại sao chúng ta không đi dạo?” nghĩa là tìm khoái lạc. Trí tuệ, biết rằng tư thế ngồi là khổ, ra lệnh cho sắc pháp để “thay đổi tư thế và đi để điều trị khổ”. Ðây là trí tuệ đang là việc thích đáng – bởi vì khổ buộc sắc pháp thay đổi tư thế.

 

Type I ―Obvious: This is the type covered by the precepts, such as killing, stealing, etc. Sila destroys this type.

Type II ―Hindrances (Nivarana): This is thinking about a person one hates; or wandering mind; or aversion, such as thinking one is fed up with Satipatthana, etc. Samadhi suppresses this. If hindrances become very strong, they can turn into action ―obvious kilesa. Also, hidden kilesa can turn into thinking ―hindrances.

Loại I: Rõ ràng: Ðây là loại được bao bọc bởi các giới luật, chẳng hạn như sát sanh, trộm cắp v.v… giới luật đoạn diệt loại này.

Loại II: Những chướng ngại (triền cái): Ðây là sự suy nghĩ về một người, người này ganh ghét, hoặc cái tâm phóng túng; hoặc sân hận, chẳng hạn như nghĩ về một ai được nuôi dưỡng với tứ niệm xứ v.v… chánh định dập tắt được điều này. Nếu những chướng ngại trở nên mạnh mẽ, chúng có thể biến hành động – phiền não rõ ràng. Cũng như phiền não được che giấu có thể trở thành sự suy nghĩ – triền cái.

 

There are five types of mental kilesa:

1) Sensual pleasure in the past or future.

2) Being angry or upset in the past or future.

3) Going to other places ―wandering mind (flurry and worry, etc.)

4) Sleepiness, laziness, or worrying about practice.

5) Doubts: doubt about Lord Buddha, truth of dhamma, truth of sangha. Doubt about the practice ―if it is the right way to end suffering, etc.

Có 5 loại phiền não trong tâm:

  1. Dục lạc trong quá khứ, hoặc tương lai
    2. Sân hận hoặc bực bội trong quá khứ hoặc tương lai
    3. Ði những nơi khác – tâm vẩn vơ hay phóng dật (xôn xao hoặc lo lắng, v.v…)
    4. Uể oải, lười biếng, hoặc lo lắng về sự tu tập
    5. Hoài nghi: nghi ngờ về Ðức Phật, giáo pháp và tăng già. Nghi ngờ về sự tu tập – Có phải nó là con đường đúng đắn để diệt khổ không v.v…

 

Type III ―Hidden (Asavas): This is subtle kilesa, such as moha (wrong view).

Only Vipassana panna destroys the hidden type. If type III is destroyed, types I and II are also destroyed.

Loại III: Lậu hoặc (Āsava): Ðây là loại phiền não vi tế, như là si mê (tà kiến). Chỉ có trí tu mới đoạn trừ được loại này. Nếu loại ĪI bị đoạn trừ thì loại Ī và I cũng vậy.

 

Kilesa should be destroyed where it arises. For example, we mistakenly think pain is “us” ―but it is rupa. So, we destroy this wrong view at the body, by seeing that rupa suffers. But seeing and hearing are seen as nama, because we’re liable to think “we” see and hear. So we destroy this kilesa (wrong view) at the mind. “Nama seeing”, “nama hearing” is sabhava―seeing things as they are, or the true state of the nature ―ultimate reality.

Phiền não cần được đoạn trừ nơi nó sinh khởi. Ví dụ, chúng ta tưởng lầm rằng sự đau đớn là “chúng ta” – nhưng nó là “sắc pháp”. Vì vậy chúng ta diệt trừ tà kiến này ở thân, bằng cách nhận thấy rằng sắc là khổ. Nhưng sự nghe và sự thấy được xem như là “danh pháp”, bởi vì chúng ta có khả năng nghĩ “chúng ta” thấy và nghe. Như vậy chúng ta đoạn trừ phiền não này (tà kiến) ở trong tâm. “nhãn thức”, “nhĩ thức” là sabhava – nhận thấy vạn vật theo bản chất thật của nó – sự thực tối cao (chân đế).

 

In this practice, the duty of the yogi is to destroy attachment and aversion (abhijjha and domanassa). Some practices “sit through” pain, until it goes away. This creates attachment. It also gives the false impression that we are “atta”, or in control, and we can sit through the pain and make it disappear.

Bằng sự tu tập này, bổn phận của hành giả (yogi) là tận diệt sự chấp thủ và sân hận (Abhijjhā và domanassa) một số hình thức tu tập “ngồi quá” sự đau đớn, cho đến khi nó biến mất. Sự kiện này có sự chấp thủ. Nó cũng mang lại ấn tượng sai lầm rằng chúng ta là “atta” (ngã), hoặc là “số một, và chúng ta có thể ngồi xuyên suốt sự đau đớn và khiến cho nó biến mất.

 

The same way with wandering mind. If the yogi tries to control wandering mind (“foong”), he wants concentration or tranquility, which is lobha. If the yogi fails to control foong, dohsa results. Wandering mind teaches there is no control ―so no self. Foong is nama―it is not “we” that wanders, but nama (mental states).

Cùng một cách với cái tâm vẩn vơ. Nếu hành giả cố gắng kiểm soát tâm phóng dật, vị này ao ước có sự tập trung (định) hoặc vắng lặng, đó là tâm tham. Nếu hành giả không kiểm soát được tâm phóng dật dẫn đến tâm tham. Tâm vẩn vơ chỉ dạy không có sự kiểm soát – như vậy vô ngã. Tâm phóng dật (vẩn vơ) là danh pháp – nó không phải là “chúng ta” vẩn vơ, là những danh pháp

Nimittas, or signs that appear in meditation. They are not Vipassana, and indicate too much concentration. Walking or exercise is recommended to reduce excess samadhi.

 

Nimittas, or signs that appear in meditation, such as flashing lights, hallucinations, etc. are also kilesa. They draw you out of the present moment. They are not Vipassana, and indicate too much concentration. Similarly, a light and easeful feeling also indicates too much samadhi. Walking or exercise is recommended to reduce excess samadhi.

Nimittas: Ấn chứng xuất hiện khi hành thiền, những tia chớp, những ảo giác cũng là phiền não. Chúng đưa hành giả thoát khỏi khoảnh khắc hiện tại. Chúng không phải là minh sát tuệ, và chứng tỏ định quá mức. Người ta khuyên hành giả nên đi hoặc tập thể dục để giảm bớt định tâm.

 

If the yogi is doing samatha bhavana, he will not be able to see the characteristics of kilesa, since samatha tends to suppress lobha and dohsa.

Nếu hành giả đang thực hành thiền chỉ, vị này sẽ không có thể nhận ra những đặc tính của phiền não, vì thiền chỉ có khuynh hướng dập tắt “tham” và “sân”.

 

The wrong reason to practice can be a defilement. If one practices to end suffering and rebirth, this is right motive. But if one practices for some other reason, such as to reach attainment, it is defilement. If one perseveres in jhana―even though it is kusala―he cannot end suffering.

Tu tập không đúng lý lẽ có thể là một điều phiền não. Nếu một người tu tập để diệt khổ và diệt tái sinh, đây là một động cơ đúng đắn. Nhưng nếu một người tu tập cho một lý lẽ nào đó khác nữa, như là đỗ đạt được đạo quả, nó là phiền não. Nếu một người duy trì trong thiền – mặc dù nó là thiện pháp – vị này không thể diệt khổ.

 

1.8.1 Kusala, Akusala, and Abyakata

Thiện, Bất thiện và Vô ký

  Kusala được định nghĩa là trạng thái tâm “thiện” hoặc một trạng thái tâm “khéo léo”. Akusala là tâm bất thiện do tham sân si.

 

Kusala is defined as either a “wholesome” state or a “skillful” state.

Akusala is unwholesome or unskillful.

Abyakatais neither wholesome nor unwholesome: indeterminate, neutral (rupa, nibbana, and vipakacitta are examples of abyakata). Rupa is abyakata, because it doesn’t know anything.

Kusala được định nghĩa là trạng thái tâm “thiện” hoặc một trạng thái tâm “khéo léo”.

Akusala là bất thiện hoặc không khéo léo

Abyākata là không thiện cũng không bất thiện: ở giữa hoặc vô ký (sắc pháp, níp bàn và tâm quả là những điển hình của tâm vô ký). Sắc pháp là tâm vô ký, bởi vì nó không biết bất cứ điều gì.

 

Vipaka citta is abyakata, because it involves no judgment ―no kusala or akusala. An example of vipakacitta is “nama hearing” in Vipassana. No involvement or judgment is made about the actual sound.

Tâm quả (Vipāka citta) là tâm vô ký bởi vì nó liên hệ đến sự không đánh giá – không có thiện hoặc bất thiện. Một ví dụ của tâm quả là “nhĩ thức”, ở minh sát tuệ không có sự liên hệ hoặc đánh giá được âm thanh thật sự.

 

Kiriya citta is also abyakata. Kiriya citta means inoperative consciousness, and is the state of the arahant.

Tâm tố (Kiriya citta) cũng là tâm vô ký. Tâm tố là trạng thái của bậc thánh A La Hán.

 

Nibbana is abyakata, because nibbana is the object of magga citta and phala citta, and all of these are in lokuttara dhamma―neither kusala nor akusala.

Níp bàn là tâm vô ký, bởi vì Níp bàn là đối tượng của tâm đạo và tâm quả, và tất cả những điều này đều nằm trong pháp Siêu thế (Lokuttara dhamma) – không phải thiện pháp mà cũng không bất thiện pháp.

 

Two types of kusala:

Hai loại tâm thiện:

  1. a) Rebirth cycle
  2. b) No rebirth cycle (no more nama and rupa)
  3. a) Vòng tái sinh
    b) Không còn trong vòng tái sinh (không danh pháp và sắc pháp)

 

  1. a) Rebirth Kusala – Tâm thiện đi tái sinh

 

 

Sila                     Samadhi                                                   Panna

(Precepts)        Samatha Bhavana                                 Wisdom is in

    (Jhana absorption)                                lokiya (mundane)

– Giới (Sīla)       – Ðịnh (samādhi) tu tập thiền chỉ      – Tuệ (trí tuệ) trí tuệ trong

                                                                                             pháp  tục đế

 

  1. b) No Rebirth Kusala – Tâm thiện không đi tái sanh

Sila                                         Samadhi                               Panna

(Eight-Fold Path)                (Eight-Fold Path)                (Eight-Fold Path)

Tóm tắt giáo pháp Thiện còn tái sanh và không tái sanh.

 

Sila, samadhi, and panna lead us to realize the Four Noble Truths. (See Wisdom Stages, 1.2; also, Samatha/Vipassana, 1.9.)

Giới, Ðịnh và Tuệ đưa chúng ta đến chỗ nhận thức Tứ Diệu Ðế. (Xem các giai đoạn tuệ, 1.2; cũng như thiền chỉ / thiền quán 1.9).

 

***   ***   ***

 

[1] Thật sự Minh Sát Tuệ là kết quả của Tứ Niệm xứ- nghĩa là 16 tuệ Minh Sát- nhưng ngày nay được biết là Thiền quán.

[2] Từ “bhumi” có nghĩa là nơi chốn, một cõi (xem 1.4.5) ở đây nó được dùng là một nơi có nhiều loại tuệ (khác nhau)

[3] Theo từ ngữ chuyên môn, trí văn có nghĩa tuệ giác ngộ đạt được qua pháp học. Trí tư (cinta) nghĩa là tự mình biết, không thầy chỉ dạy. Chỉ có đức Phật mới có trí tư. Tuy nhiên, trong thực hành, chúng ta sử dụng pháp học để hiểu lý thuyết và và thực hành để áp dụng đúng lý thuyết trong sự tu tập.

[4] Xem ghi chú, phần 2.1.2. Cũng như bản giải thích, “Yogāvacara”

[5] Vị A la hán không có phiền não (Kisela), không cần tu tập Thiền Minh Sát

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. http://phatphapchanthat.blogspot.com/2011/07/tom-tat-giao-phap-achaan-naeb.html
  5. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-viii-cac-can-bat-thien/
  6. Photo 2: https://parentalalienation-pas.com/2020/08/11/the-3-poisons-greed-hatred-and-confusion/
  7. Photo 3: https://www.drupal.org/project/like_and_dislike
  8. Photo 3a: https://thienphatgiao.wordpress.com/2014/03/03/vi-dieu-phap-giang-giai-ty-khuu-giac-chanh/
  9. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1084-hieu-ve-tam-song-ngu
  10. Photo 4a: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1084-hieu-ve-tam-song-ngu
  11. Photo 5: https://amitray.com/power-of-nimitta-for-deep-meditation/
  12. Photo 5a: https://slideplayer.com/slide/2501611/
  13. Photo 6: http://phatphapchanthat.blogspot.com/2011/07/tom-tat-giao-phap-achaan-naeb.html