Chương 4 – Vipassanā Bhāvanā – Kết Luận – Conclusion – Song ngữ
Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight
Minh Sát Tu Tập
English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente
Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh
Compile: Lotus group
Chương 4 – Phần II – Kết Luận – Conclusion
2.4 CONCLUSIONS – KẾT LUẬN
Right practice will lead to right result. Right practice depends on wisdom and previous accumulations (having formerly done good practice in previous lives).
Sự tu tập đứng đắn sẽ dẫn đến kết quả đúng. Sự tu tập đúng tùy thuộc vào trí tuệ và những nghiệp tích lũy trước đó (đã có sự tu tập tốt đẹp ở những kiếp trước).
The important thing in this practice is to change the wrong view that rupa and nama are “us”, self. If the yogi cannot change this wrong view, he cannot reach the first yana―and without the first yana he cannot develop the 16 yanas and reach true nibbana. When the right result occurs, you know by yourself ―it is like tasting sugar; you don’t need a teacher to tell you what it tastes like.
Ðiều quan trọng trong sự tu tập là thay đổi tà kiến hoặc ý tưởng sai lạc cho rằng danh sắc là “chúng ta”, hoặc có cái ngã. Nếu hành giả không thể thay đổi được tà kiến này thì không thể đạt được tuệ (giai đoạn trí tuệ) đầu tiên – không có tuệ, đầu tiên này vị này không thể phát triển 16 tuệ và đạt được níp Bàn thật sự. Khi kết quả đúng thật xảy ra, hành giả biết được bản thân – nó giống như việc nếm đường; hành giả không cần một người thầy để dạy cho hành giả có mùi vị gì.
Sơ đồ 16 tuệ – Sixteen Yanas.
This age is the age of strong tanha and weak wisdom. This is because this age is the age of materialism for everyone (not just kings, as of old) and high technology abounds to ever divert our minds. The beginner who thinks he would like to practice and is sure to see dhamma very quickly, that one will fail. This is because kilesa has great power; it has accumulated in us for a long time. The one who would get rid of kilesa in citta, that one has to study the right way to eliminate kilesa and has to understand the practice through studying the relevant statements of the Lord Buddha. Without correct theory (pariyatti) and right practice that will end suffering, one cannot reach nibbana.
Thời đại này là thời đại của tham ái mạnh mẽ và trí tuệ yếu kém. Bởi vì đây là thời đại vật chất đối với mọi người (không chỉ dành cho các nhà vua, như thời xưa) và kỹ thuật cao làm cho tâm của chúng ta lệch hướng rất nhiều. Những hành giả mới tu tập cho rằng mình thích tu tập và chắc chắn nhận thấy được giáo pháp (dhamma) rất nhanh, vị này sẽ thất bại. Vì điều này phiền não có một sức mạnh to lớn; nó đã tích lũy trong chúng ta lâu lắm rồi. Người sẽ loại trừ được phiền não trong tâm là người phải có sự học hỏi đúng đắn để loại trừ phiền não và phải hiểu biết được sự thực hành tu tập qua sự học hỏi những lời phát biểu xác đáng của Ðức Phật. Không có giáo lý đúng thật và sự tu tập đúng đắn để chấm dứt khổ, người ấy không thể đạt được Níp Bàn.
Aachan Naeb said that practicing Vipassana successfully is very difficult; more difficult even than walking on a tight rope; if the yogi falls, the yogi must continually get back up and try again. This is earnestness (atapi), directed toward helping sati-sampajanna to stay in the present moment. This maintaining of the Middle Way (no like or dislike) requires a great deal of careful balance. It is difficult, but it is not impossible ―if the yogi sincerely wants to end suffering.
Thiền sư Achaan Naeb nói rằng sự tu tập Thiền Minh Sát thành công là rất khó khăn hơn việc đi trên một sợi dây; nếu hành giả ngã xuống, hành giả phải tiếp tục đứng lên và nỗ lực trở lai. Ðây là sự hăng hái (atapi), hướng thẳng đến bằng sự giúp đỡ của chánh niệm tỉnh giác để có chánh niệm ở từng khoảnh khắc. Sự duy trì con đường Trung Ðạo (không thích hoặc không ưa) đòi hỏi nhiều sự quân bình cẩn thận. Nó thật khó khăn, nhưng có thể đạt được – nếu hành giả thật lòng muốn diệt khổ.
The Book of the Gradual Sayings
X. The Book of the Tens – XII: The Descent – Sutta 118 – Hither and Further Shore (a)
Few are they of mortal men
Who have reached the further shore;
But the crowd of other folk
On this side fare up and down.
When dhamma rightly is revealed,
Who by dhamma fare along,
They shall reach the shore and pass
The realm of death so hard to cross.
Có rất ít người đạo đức
Ðã đạt được bến bờ xa hơn
Nhưng phía bên bờ này có
Nhiều người đang lặn hụp
Khi đã thấy được giáo pháp
Ðúng đắn, những người đi cùng nó
Họ sẽ đến bờ và vượt qua
Vương quốc của sự chết thật khó mà vượt qua
Giving up the state of darkness
Let the wise pursue the light.
Giving up home for the homeless,
In solitude where joys are rare,
Let him long for bliss unbounded
Leaving lusts and owning naught
Let the wise man cleanse himself
From the passions of the heart.
Từ bỏ thế giới đen tối
Hãy khôn ngoan theo đuổi
Từ bỏ mái ấm của những kẻ vô gia cư
Nơi đó chắc chắn rằng có ít niềm vui
Hãy để người ấy mong ước niềm hạnh phúc không ràng buộc
Giã từ tham ái và sở hữu những gì không có thực
Hãy để người khôn ngoan làm trong sạch bản thân
Từ lòng nhiệt thành của trái tim
They who in the limbs of wisdom
Rightly make the mind to grow,
Glad to have surrendered clinging,
Glad to be from grasping free,
Canker-cured they, all resplendent
In the world are quenched utterly.
Họ ở trong
Giúp cho tâm phát triển đúng đắn
Hân hoan từ bỏ sự chấp thủ
Hân hoan được giải thoát
Họ đã được chữa trị những gì xấu xa, đồi bại
Tất cả đều tỏa sáng rực rỡ
Trong một thế gian hoàn toàn nguội lạnh.
(Dhammapada, 85-9; Gradual Sayings, 117)
— (Kinh Pháp Cú, 85-9. Trung Bộ Kinh, 117)
*** *** ***
[1] Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỳ kheo, do pháp ấy, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các tỳ kheo, đó là tác ý chân chánh (yonisomanasikāra)”. (Aguttara Nikāya)
[2] Ngoại trừ một điều là chúng ta phải tự chế đối với việc nói năng, hay làm những việc không cần thiết, và chúng ta cũng phải có chánh niệm, tỉnh giác cộng với sikkhàti để biết pháp hành của mình đúng hay sai.
[3] “… Cũng như một người muốn làm cho nước trong, dùng một trái hạnh (katukanut) rồi thọc tay vào trong bình quấy hai, ba lần, nước vẫn chưa trong. Nhưng y không vì thế mà quăng trái hạnh đi, ngược lại, y sẽ chà đi, chà lại nhiều lần. Khi y làm như vậy, chất bùn sẽ lóng xuống và nước sẽ trở nên trong vắt. Vị hành giả (tỳ kheo) cũng vậy, không nên thối chí mà cần phải nhận thức thấu đáo, tác ý nhiều lần, phân biện và định rõ chỉ nội sắc mà thôi.”
[4] Nhất thời đoạn diệt (tadanganirodha) bắt đầu với Tuệ thứ nhất — Nāmarūpaparicchedañāṇa (Tuệ phân biệt Danh-Sắc). Ở Tuệ này, tà kiến về “ta” được loại trừ và tiếp tục cho đến Tuệ thứ mười hai — Anulomañāṇa (Thuận thứ tuệ). Ở Tuệ này, sự diệt trở thành thường hay vĩnh viễn. (Xem “16 Tuệ Minh Sát”.)
[5] Để hiểu rõ Danh-Sắc nào nên dùng như đối tượng của sáu căn, xem đồ hình “Tóm tắt 12 xứ (ayatana)” ở cuối Phần Thực Hành này.
[6] Khi Ngài Udayi hỏi Ngài Xá Lợi Phất, Niết Bàn sao có thể là lạc được, bởi vì không có thọ, Bậc Tướng Quân Chánh Pháp trả lời: “Chính cái chỗ không có thọ ấy là lạc”. (Anguttara-Nikāya, Nibbānasutta)
[7] Sắc (rūpa) khi được quán như cái đau, không còn là sắc ngồi, v.v… nữa, mà trở thành sắc thân (rūpakāya), tức sắc được xem như thân vậy.
[8] Trong Tương Ưng Kinh, Đức Phật nói với nam cư sĩ Nakulapitā (lúc ấy đang bệnh hoạn già yếu) rằng, đối với hàng phàm nhân không tu tập, khi bệnh hoạn phát sanh, thân bất an và tâm cũng bất an; nhưng đối với người đã diệt được thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), thân bất an nhưng tâm thì không.
*** *** ***
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
- https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
- https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
- https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-ii-chuong-iv-ket-luan/
- Photo 2: https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-30.htm
- Photo 3: https://www.scribd.com/doc/132243344/Book-of-Gradual-Sayings-Anguttara-Nikaya-Vol-I-2006-311p-Woodward-F-L-Hare-E-M-Trs