Chương 3 – Phần II – Luận Về Pháp Hành – Practice Discussion – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Nhóm Hoa Sen

Chương 3 – Phần II – Luận Về Pháp Hành – Practice Discussion

 

2.3 PRACTICE DISCUSSION – THẢO LUẬN SỰ TU TẬP

 

2.3.1 Relating the Practice to Ariya Sacca (Noble Truths) – Sự thấu hiểu phương pháp tu tập dẫn đến Ariya sacca (Tứ diệu đế)

 

 The Buddha’s first sermon after his enlightenment centered

 on the Four Noble Truths, which are the foundation of Buddhism.

 

1) Dukkha-Sacca: In each position we see suffering. This is dukkha vedana and sankhara dukkha, which leads to dukkha sacca (rupa and nama are suffering).

  1. Khổ đế (dukkha): Ở từng tư thế, chúng ta nhận thấy sự khổ. Ðây là khổ thọ (Vedanā dukkha) và hành Khổ (dukkha Sankhāra), dẫn đến khổ đế (sắc pháp và danh pháp là đau khổ).

 

2) Samudaya-Sacca: Tanha is the cause of suffering. While being aware of sitting rupa, etc. (in the present moment), Vipassana wisdom occurs, and one is able to eliminate the wrong view that it is “you” sitting, i.e., sakkha-ditthi (in vibhavatanha).

  1. Tập đế (Sumudaya-sacca): Tham ái – Taṇhā là nhân của khổ. Trong khi nhận biết về oai nghi ngồi, v.v… (Trong khoảnh khắc hiện tại), Tuệ giác, Thiền Minh Sát xuất hiện, và người ta có thể đoạn trừ tà kiến đó, “hành giả” đang ngồi tham thiền, thân kiến (sakkha – Diṭṭhi), ái trong vô sắc- (ViBhavataṇhā).

 

3) Nirodha-Sacca: The more defilements are reduced, the more we reach cessation of suffering (Nirodha). This can be momentary (tadanganirodha) [1], as in present moment, or permanent, as in full enlightenment (samuched nirodha).

  1. Diệt đế (Nirodha-Sacca): Nhiều phiền não càng dập tắt, chúng ta càng đạt đến sự diệt khổ (Nirodha). Ðiều này có thể là rất ngắn ngủi (Tadaṇganirodha) [1] khi ở trong khoảnh khắc hiện tại, hoặc thường còn, khi đã giác ngộ hoàn toàn (samuched nirodha).

 

If tanha is extinguished, suffering is extinguished, because tanha is the cause of suffering. When the cause is extinguished, the result (suffering) is extinguished. So, we realize the Four Noble Truths. This depends on the power of Maggacitta (path consciousness). Maggacitta is what kills kilesa. (See 1.6.1, “Sabhava”; 3.1, 14th yana.)

Nếu ái dục bị đoạn diệt thì khổ cũng được dập tắt, vì ái dục là nhân của khổ. Khi nhân bị đoạn diệt thì quả (khổ) cũng bị đoạn diệt. Như thế chúng ta nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Ðiều này tùy thuộc vào năng lực của Tâm đạo (magga citta). Tâm đạo là điều kiện diệt trừ phiền não. (Xem 1.6.1. “Thực tướng pháp”; 3.1 tuệ thứ 14)

 

4) Magga-Sacca: While being mindful of the position as rupa, in the present moment, we are cultivating sila, samadhi, and panna, which is the Eight-Fold Path, or Magga Sacca. The more we realize suffering by wisdom, the more we cultivate the Eight-Fold Path.

  1. Ðạo đế (Magga Sacca): Trong khi hành giả có chánh niệm về sắc pháp trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta đang trau dồi Giới, Ðịnh và Tuệ, là Bát Chánh Ðạo, hoặc Ðạo đế. Chúng ta càng nhận thức được sự khổ bằng trí tuệ thì chúng ta càng trau dồi Bát Chánh Ðạo.

 

2.3.2 Types of Suffering Vipassana Practice

2.3.2. Những hình thức khổ trong khi thực tập Thiền Minh Sát

 

Dukkha Vedana                  (bodily pain, discomfort)

Rupa

Sankhara Dukkha              (pain that is being changed or

cured. This is harder to see

than dukkha vedana)

Sắc pháp:

Khổ Thọ (Vedanā dukkha). (sự đau đớn thân xác, khó chịu).

Hành khổ (dukkha Sankhāra), (sự đau đớn được thay đổi hoặc được điều trị. Ðiều này khó nhận ra hơn khổ thọ).

 

 

Nama and Rupa

                        Dukkha Lakkhana             (characteristics)

Dukkha Sacca                      (inherent suffering)

Danh và sắc:

Tướng khổ (dukkha Lakkhana).

Khổ đế (dukkha Sacca)

 

[1] Tadanganirodha begins with nama-rupa-paricchedanana, where it gets rid of the wrong view of “I” and continues to anulomanana, where cessation then becomes permanent (see 3.1, “Sixteen Yanas”).

                      Sixteen Yanas

 

Dukkha Vedana is ordinary suffering, as felt in the positions. The practitioner would observe dukkha vedana first, because it is easier to see that suffering in the 4 positions exists all the time. When the practitioner realizes dukkha vedana he will realize nama and rupa are forced by dukkha vedana to change positions all day long.

Khổ thọ là sự khổ bình thường, được hành giả cảm nhận ở các tư thế. Trước hết, hành giả phải quan sát khổ thọ trước, bởi vì người ta dễ dàng nhận thấy sự khổ hơn ở trong 4 oai nghi có mặt ở mọi lúc. Khi hành giả nhận ra khổ tho,ï vị này sẽ thấy được danh sắc bị khổ thọ buộc phải thay đổi các tư thế suốt cả ngày.

 

Sankhara Dukkha is suffering carried into the new position, which must be changed from the old position. It is also all action to maintain the body that must be done all day long, such as blowing the nose, curing hunger, breathing in and out, etc.

Hành khổ là sự khổ tiếp tục diễn ra trong tư thế mới buộc phải thay đổi từ tư thế cũ. Nó cũng là hành động để duy trì cơ thể phải hành động như thế mất cả ngày, chẳng hạn như hỉ mũi, làm cho hết đói, hít vào thở ra v.v…

 

Dukkha Lakkhana is the characteristics of rupa and nama. They have the same characteristics as all existence: anicca, dukkha, anatta. This can be realized only through vipassana wisdom. These 3 Characteristics are realized in the 4th yana―Knowledge of A rising and Falling Away.

Tướng khổ là những đặc tính của danh và sắc pháp. Chúng có cùng những đặc tính như tất cả vạn vật: vô thường, khổ não và vô ngã. Ðiều này chỉ có thể nhận ra bằng Thiền Minh Sát. Ba đặc tính (tam tướng) này được nhận ra trong tuệ thứ tư (Tuệ sinh và diệt).

 

Dukkha-Sacca is the First of the Noble Truths ―the truth of suffering. Dukkha-Sacca is rupa and nama. When dukkha-sacca is realized, the various functions of the Four Noble Truths are realized.

Khổ đế là Ðế thứ nhất (dukkha cacca). Chân lý của khổ. Khổ đế là danh và sắc pháp. Khi người ta nhận ra khổ đế, thì cũng nhận ra được các chức năng khác của Tứ Diệu Ðế.

 

2.3.3 Questions

2.3.3. Những câu hỏi

 

  • Where does the defilement of “self” enter?
  1. Phiền não về “ngã” đi vào ở đâu?

It enters through nama (feeling). Nama feels, for example, that it is “me” sitting, the self-sitting. The practice is to realize the truth that it is rupa sitting. It takes earnestness and sati-sampajanna to see that rupa is sitting.

Nó đi qua danh pháp (cảm nhận), ví dụ danh pháp cảm nhận rằng, đó là “tôi” đang ngồi, sự ngồi của cái ngã. Sự tu tập là để nhận ra cái chân lý đó là oai nghi ngồi. Nó dùng hết nỗ lực, chánh niệm và tỉnh giác để thấy rằng oai nghi đang ngồi.

 

  • What knows it is sitting rupa?
  1. Ðiều gì biết được đó là oai nghi ngồi?

The Three Nama (atapi-sati-sampajanna) know it is sitting rupa.

Ba danh pháp (nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác) biết được đó là oai nghi ngồi.

 

  • What is the purpose of being aware of the four positions?
  1. Mục đích sự nhận biết về 4 oai là gì?
  2. a) Being aware of the position, and being aware it is sitting rupa, can destroy the wrong view that “you” are standing, sitting, etc. ―and this demonstrates anatta.
  3. a) Là nhận biết về tư thế, và nhận biết đó là oai nghi ngồi, có thể đoạn diệt tà kiến cho rằng “hành giả” đang đứng, đang ngồi v.v… – Và điều này biểu thị anata (vô ngã).

 

  1. b) When sitting rupa has pain, we can see dukkha. When dukkha makes it necessary to change, this is anicca. Anicca means we cannot stay in the same position too long. Also, when we know sitting rupa (anatta), we automatically realize the other two characteristics, dukkha and anicca (by cinta panna).
  2. b) khi oai nghi ngồi gặp phải sự đau đớn, chúng ta có thể thấy khổ. Khi khổ khiến cho nó cần thiết để thay đổi, đây là vô thường. Vô thường có nghĩa là chúng ta không thể lưu lại trong cùng một tư thế quá lâu. Cũng như khi chúng ta biết được oai nghi ngồi (anatta), chúng ta tự động nhận thấy hai đặc tính (tướng) khác, khổ và vô thường (bằng trí văn và trí tu).

 

  • Why do we follow the pain from the old position into the new position? (For example, from sitting rupa to standing rupa.)
  1. Tại sao chúng ta theo sự đau đớn từ tư thế cũ đến tư thế mới? (Ví dụ, từ oai nghi ngồi sang oai nghi đứng).

When sitting rupa has pain, the yogi must notice that sitting rupa suffers. When a change is made to standing rupa, pain must be followed to notice that sitting rupa still suffers. When the pain is cured, the yogi can see that the new positionis to cure suffering, and this will prevent kilesa: dislike for the old position or liking for the new. Kilesa is prevented because we know there is no “we” in the old position or the new. Only sitting and standing rupa. When the meditator has right yoniso like this, it will be realized that not even one rupa (standing, walking, etc.) is happy. Because changing from the new to the old, over and over, with yoniso, the truth will be realized: that the 4 positions have been hiding the truth of suffering.

Khi oai nghi ngồi gặp cơn đau, hành giả (yogi) phải ghi nhận rằng oai nghi ngồi cảm thấy đau đớn. Khi hành giả thay đổi sang oai nghi đứng, hành giả phải theo dõi cơn đau để ghi nhận rằng tư thế ngồi vẫn còn đau đớn. Khi cơn đau được điều trị, hành giả có thể nhận thấy rằng tư thế mới là để điều trị sự khổ, và điều này sẽ ngăn ngừa phiền não: việc không thích tư thế cũ hoặc thích tư thế mới. Phiền não được ngăn chặn vì chúng ta biết rằng không có “chúng ta” ở tư thế cũ hoặc mới. Chỉ có oai nghi ngồi và đứng. Khi hành giả có tác ý đúng đắn như thế này, sự việc sẽ được nhận ra rằng ngay cả “một” oai nghi (đứng, đi, v.v…) cũng không hạnh phúc. Bởi vì sự thay đổi từ mới sang cũ, liên tục với tác ý; hành giả sẽ nhận thức được chân lý: rằng bốn oai nghi đang che giấu chân lý của khổ (khổ đế).

 

  • Why do we say “sitting rupa”, “standing rupa”, etc.?
  1. Tại sao chúng ta nói “oai nghi ngồi” “oai nghi đứng” v.v…?

Because rupa is not the same in each position or even within each position. Sitting rupa is one rupa, standing rupa is another rupa, etc. Even the nama that knows sitting rupa is different from the nama that knows standing rupa. This is because rupa and nama arise and fall away every split second, and are never the same. This knowledge will help the meditator to see through the compactness (ghanasanna) of rupa and nama that leads to the wrong view that rupa and nama are “we”, are self. (See 1.11, “Ghanasanna”.)

Bởi vì oai nghi không giống nhau ở mỗi tư thế hoặc ngay cả trong mỗi tư thế. Oai nghi ngồi là một oai nghi, oai nghi đứng là một oai nghi khác v.v… Ngay cả danh pháp biết được oai nghi ngồi thì khác biệt với danh pháp biết oai nghi đứng. Bởi vì sự việc này danh sắc sinh và diệt chớp nhoáng, và không bao giờ giống như nhau. Sự hiểu biết này sẽ giúp hành giả nhận thấy rõ ràng sự tác động (ghanasana) của danh và sắc dẫn đến tà kiến cho rằng danh sắc là “chúng ta”, là ngã (xem 1.11, “Ghanasaññā”).

 

Note:

Ghanasanna. [Sanskrit: ghana sangya] perception of compactness; the idea of massiveness.

3) Not-Self. What hides the truth of not-self (anatta) in the body/mind is ghanasanna―perception of compactness.

  1. Vô ngã: Những gì che đậy chân lý vô ngã (anatta) trong thân tâm là ý niệm vững chắc- ghanasana.

 

 

2.3.3.1 Questions the Yogi Can Ask Himself

Những câu hỏi hành giả (yogi) có thể tự đặt ra cho mình

 

Sitting rupa, is it permanent or impermanent?

  • It is impermanent.

Oai nghi ngồi, có phải vô thường hay thường còn?
– Nó vô thường.

 

How do we know?

  • Because suffering forces rupa to move frequently.

Làm sao chúng ta biết?
– Bởi vì sự khổ buộc sắc pháp chuyển dịch thường xuyên.

 

What is it that we have that causes suffering?

  • We have rupa and nama.

Chúng ta có cái gì tạo ra sự khổ?
– Chúng ta có sắc pháp và danh pháp.

 

Nama―is it permanent or impermanent?

Danh pháp vô thường hay thường còn?
– Vô thường.

 

How do we know?

  • It cannot stay on an object indefinitely. Wandering mind will arise.

Làm sao chúng ta biết?
– Nó không thể ở trên một đối tượng mãi mãi. Tâm vẩn vơ sẽ phát sinh.

 

Nama suffers or not?

  • It suffers.

Danh pháp có khổ đau hay không?

– Nó khổ đau.

 

How is suffering in nama demonstrated?

  • It can’t stay in one place.

Sự khổ của danh pháp được biểu thị như thế nào?

– Nó không thể ở bất định ở một chỗ.

 

Rupa and nama is always impermanent and suffering. Therefore, it is without self; therefore, it cannot be controlled; therefore, it is not “we”. When you realize this, you see dhamma: that dhamma that you see is dukkha. That leads to dukkha-sacca. Dukkha-sacca is the Noble Truth that you can’t remedy suffering in rupa and nama except temporarily. Both nama and rupa are rapidly rising and falling away, and we can’t alter that.

Sắc pháp và danh pháp luôn luôn vô thường và khổ. Do đó nó không có ngã; do đó người ta không thể kiểm soát nó được; do đó nó không phải là sắc pháp”. Khi hành giả nhận thức được điều này, hành giả thấy rõ pháp: pháp mà hành giả thấy là khổ. Chính khổ này dẫn đến khổ – đế. Khổ đế là Thánh Ðế hành giả không thể điều trị khổ trong danh và sắc ngoại trừ tạm thời. Cả danh lẫn sắc đều sanh diệt rất nhanh, và chúng ta không thể sửa đổi nó.

 

What is it that is sitting rupa?

  • The complete position, or the way we sit, is sitting rupa.

Những điều gì là oai nghi?

– Tư thế trọn vẹn, hoặc hình thức chúng ta ngồi, là oai nghi

 

What observes the sitting position?

  • “You” do not observe the sitting position. The Three Nama do.

Quan sát điều gì trong oai nghi ngồi?

– “Hành giả” không quan sát tư thế ngồi. Ba danh pháp thực hiện.

 

2.3.4 Examining Rupa and Nama

2.3.4. Xem xét sắc và danh

 

It is important that the yogi understand that rupa or nama must always be the object of the practice. Even with strong earnestness (atapi), the yogi cannot succeed without having rupa or nama always in his awareness. The practice, however, should not be too difficult, if the yogi really understands the practice.

Ðiều quan trọng là hành giả hiểu rằng sắc pháp và danh pháp phải luôn luôn là đối tượng của sự tu tập. Thậm chí với sự tinh cần (atapi), hành giả không thể thành công nếu không có sắc pháp và danh pháp luôn luôn trong sự tỉnh giác hoặc sự nhận biết của vị này. Tuy vậy, sự tu tập không quá khó khăn lắm, nếu hành giả thật sự hiểu rõ sự tu tập.

 

Rupa and nama should be examined completely before the practice, so the yogi will easily recognize which is which.[1] It is like learning to read: the student must know the alphabet before he can read. Similarly, the yogi must know rupa and nama so he can practice with the result. If we don’t have rupa and nama as an object continuously in practice, we will practice with the idea that “I” suffer, for example, and we won’t be able to get rid of the conceit of self.

Hành giả cần phải xem xét sắc pháp và danh pháp thật trọn vẹn trước khi tu tập. Như vậy hành giả sẽ dễ dàng nhận thức đó là cái nào [2] . Ðiều này giống như việc tập đọc: người học trò phải biết mẫu tự trước khi cậu ta có thể đọc. Tương tự, hành giả phải biết sắc pháp và danh pháp để vị này có thể tu tập có kết quả. Nếu chúng ta không có danh sắc là một đối tượng liên tục trong sự tu tập, ví dụ, chúng ta sẽ tu tập với ý tưởng là “Tôi đau khổ, và chúng ta không thể loại trừ ý niệm về cái ngã.

 

2.3.5 Samadhi – Định

 

It is not a good idea in this practice to have too much samadhi. Sometimes with the sitting position, the yogi will only know sitting posture, but not sitting rupa, or in extreme cases the yogi will not even be aware of the posture. This is caused by excess samadhi. To reduce this samadhi, some type of vigorous exercise is helpful: doing tasks, walking fast, or even running. In any case, if there is too much samadhi in any position, the position should be changed.

Trong sự tu tập này tốt hơn đừng có quá nhiều định: Ðôi khi với tư thế ngồi, hành giả sẽ chỉ biết được tư thế ngồi, chứ không phải tư thế ngồi, hoặc ở trong những trường hợp quá độ thậm chí hành giả sẽ không nhận biết được tư thế. Ðiều này bởi vì sự định tâm (samadhi) quá mức. Ðể giảm bớt tập trung này, một số bài tập năng động rất ích lợi: làm các công việc, đi bộ nhanh, ngay cả chạy. Ở trong bất cứ trường hợp nào, nếu có quá nhiều sự tập trung ở bất cứ tư thế nào, hành giả nên thay đổi tư thế đó.

 

On the subject of samadhi, Aachan Naeb said: “Samadhi that has Satipatthana as the object will not result in abhijjha, because it leads to wisdom ―wisdom that realizes suffering. (This is one way to know if one’s practice is correct.)

Về đề mục thiền định. Thiền sư Āchan Naeb nói “thiền định thì có niệm xứ sẽ không dẫn đến Abhijjhā (sự ham muốn), bởi vì nó dẫn đến trí tuệ – trí tuệ này nhận thức được khổ (đây là một phương pháp để nhận biết nếu sự tu tập của người đó là đúng).

 

“Samadhi that makes one happy is not Satipatthana, because that samadhi is not purity. That samadhi has kilesa. Though it creates happiness, it cannot destroy vipallasa (perversity of perception). That kind of samadhi is sankhara khandha (mental formations, volitional activities) and thus part of the Five Khandhas (rupa and nama) and can’t extinguish suffering ―i.e., reach nibbana (nibbana is also nama, but it is nicca and sukha because it is not one of the Five Khandhas).” The brief thought-moment that is nibbana thus has no feeling. [1]

Không có niệm xứ thì “Thiền định- Samàdhi không giúp chúng ta an lạc, bởi vì thiền định đó không tinh khiết. Thiền định đó có phiền não. Mặc dù nó tạo nên an lạc, nó không thể đoạn trừ Vipallāsa (sự nhận thức sai lầm). Loại thiền định này là (Sankhāra khandha) hành uẩn và như thế một phần của 5 uẩn (danh và sắc) không thể diệt khổ được – nghĩa là đạt được Níp bàn (Nibbāna) cũng là danh pháp, nhưng nó là nicca (thường còn, trường tồn) và sukha (hạnh phúc) bởi vì nó không phải là một trong 5 uẩn”. Khoảnh khắc tư tưởng ngắn ngủi là Níp bàn, như vậy không có cảm giác [3] .

 

[1] In order to know whether to use rupa and nama as objects in the 6 Sense Spheres, see Fig. 2-1, “Summary of Ayatana”, at the end of the Practice Section.

Summary of Ayatana – objects in the 6 Sense Spheres

 

Sometimes the yogi will have so much samadhi that he will lose the feeling that is sitting rupa. But he will still think he feels sitting rupa, because he lacks sikkhati to tell him that sitting rupa is no longer being felt. Also, if sikkhati is lost, the yogi might feel dukkha but not realize it is sitting rupa that has dukkha. He will think it is “he” that feels dukkha, so he will be practicing with the idea that “he” sits, suffers, etc., and won’t be able to get rid of the wrong view of self.

Ðôi lúc hành giả sẽ có nhiều định khiến vị này sẽ mất đi cảm nhận đó là tư thế ngồi. Nhưng vị này sẽ nghĩ rằng mình cảm nhận tư thế ngồi, bởi vị này thiếu sikkhati (sự học hỏi, tìm hiểu để bảo cho vị này rằng không còn cảm nhận tư thế ngồi nữa. Cũng như thế, nếu mất đi học hỏi, hành giả có thể cảm thấy khổ nhưng không nhận thức được tư thế ngồi đó có đau khổ. Vị này sẽ nghĩ rằng “chính bản thân mình” cảm nhận khổ, vì thế vị này sẽ tiếp tục tu tập với ý tưởng là “tôi” ngồi tham thiền, đau đớn v.v… và sẽ không thể đoạn trừ tà kiến về ngã.

 

The yogi must remember that the position is not just “rupa”, but sitting rupa, standing rupa, etc. Otherwise, he will think that the same rupa stands, sits, etc. If he thinks this, he will not be able to destroy the idea of “compactness” and he will think that the body is himself.

Hành giả phải ghi nhớ rằng tư thế không chỉ là “sắc pháp”, nhưng chính là tư thế ngồi, tư thế đứng v.v… Ngược lại vị này sẽ nghĩ rằng tư thế ngồi, và đứng đều giống nhau, v.v… Nếu vị này nghĩ như vậy, vị này không thể tiêu diệt cái ý tưởng của “sự tác động”, và hành giả sẽ nghĩ rằng cơ thể là chính của vị này.

 

First the yogi knows sitting rupa with yoniso; he then observes sitting rupa with yogavacara. When pain occurs, yogavacara knows it is sitting rupa that suffers. When change of position is made, yoniso knows the change is to cure suffering, and this yoniso prevents abhijjha and domanassa from entering during the position change.

Ðầu tiên, hành giả (yogi) biết được tư thế ngồi với tác ý; sau đó vị này quan sát tư thế ngồi với ba danh pháp (nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác). Khi sự đau đớn xuất hiện, ba danh pháp biết đó là tư thế ngồi phải chịu đau đớn. Khi hành giả thay đổi tư thế, tác ý biết sự thay đổi là điều trị sự khổ, và tác ý này ngăn chặn ham muốn- Abhijjhā và không ham muốn- domanassa khi xâm nhập sự thay đổi tư thế.

 

2.3.6 Foong (Pali: Uddhacca or Wandering Mind) – Uddhacca: Tâm phóng dật (vẩn vơ)

 

 

Uddhacca: restlessness, agitation, excitement… is another akusala cetasika which arises with each akusala citta.

 

One cause of foong is too much atapi (earnestness). This causes the yogi to push against foong and make it worse. Foong is nama; foong is sabhava and also in the Dhamma Foundation of Satipatthana, because it is anicca, dukkha, and anatta. Foong teaches nama is out of control (anatta).

Một nguyên nhân của tâm vẩn vơ là có quá nhiều atapi (nhiệt tâm tinh cần). Ðiều này khiến cho hành giả thúc đẩy tâm phóng dật làm cho nó tồi tệ hơn. Tâm phóng dật là danh pháp; tâm phóng dật xuất hiện trong tâm là chuyện bình thường và cũng có trong Tứ niệm Xứ (Satipaṭṭhāna), bởi vì nó là vô thường, khổ não và vô ngã. Tâm vẩn vơ dẫn dắt tâm đến việc không thể kiểm soát được (natta).

 

The aim of the practice is to destroy abhijjha and domanassa with atapi-sati-sampajanna. If the yogi likes concentration, that is abhijjha, but when the yogi dislikes foong when it arises because it is not concentration, that creates domanassa. Either way, he can’t destroy abhijjha and domanassa. So foong should neither be liked nor disliked.

Mục đích của sự tu tập là diệt trừ lòng ham muốn và không ham muốn với nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả thích định tâm, đó là ham muốn, nhưng khi hành giả không thích phóng dật khi ấy nó phát sinh, bởi vì không có sự định tâm (tập trung), điều này tạo nên không ham muốn. Nói một cách khác, vị này không thể diệt trừ ham muốn hoặc không ham muốn. Vì vậy tâm phóng dật không phải là ham muốn hoặc không ham muốn.

 

The yogi comes to practice to develop kusala. Instead, he gets akusala; he has aversion to foong. This aversion is due to lack of wisdom, specifically yoniso. Yoniso knows foong is nama, foong is sabhava because it is impermanent, suffering, and not self. Foong occurs because the Three Nama are out of the present moment.

Hành giả tu tập để phát triển thiện pháp. Thay vào đó, vị này gặp phải akusala (bất thiện). Vị này có sự chán ghét tâm phóng dật. Sự chán ghét này bởi thiếu trí tuệ, đặc biệt là khéo tác ý (Cetanā) . Tác ý biết tâm phóng dật là danh pháp, tâm phóng dật thì tự nhiên, bởi vì nó vô thường, khổ, và vô ngã. Tâm phóng dật xảy ra bởi ba danh pháp không kiểm soát được ở hiện tại. Khi hành giả nhận thức được tâm phóng dật là danh pháp, sẽ biến mất và danh pháp sẽ trở lại với khoảnh khắc hiện tại. Ðừng đi theo “câu chuyện” (rèn luyện các ý tưởng) của tâm phóng dật, hoặc điều này sẽ đưa hành giả phải đi xa với khoảnh khắc hiện tại. Nếu hành giả biết “câu chuyện” hành giả không có sự tỉnh giác. Nếu hành giả có tỉnh giác, hành giả sẽ không biết câu chuyện. Ðơn giản nhận ra nó là tâm phóng dật và tâm sẽ trở lại với khoảnh khắc hiện tại.

 

[1] When Udayi asked Sariputta how nibbana could be happy, since there is no feeling, the General under Dhamma replied: “It is precisely that there is no feeling that is happiness.”

 

 

When it is realized that foong is nama (mental state), it will disappear and nama (“yoki”) will come back to the present moment. Don’t follow the “story” (train of thoughts) of foong, or this will take you further away from the present moment. If you know the “story” you don’t have awareness. If you have awareness, you won’t know the story. Simply realize it is foong and the mind will return to the present moment.

Khi hành giả trở lại với khoảnh khắc hiện tại, vị này sẽ thấy được oai nghi ngồi rõ ràng. Sự việc này là vì hành giả không nỗ lực nhận thấy oai nghi (không có phiền não). Ðây là tâm có chánh niệm tỉnh giác và cần được duy trì, nhưng không nên ép buộc nó. Sự tu tập này là quan sát danh và sắc giống như một khán giả; đừng cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát chúng. Sau đó cần có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, tâm vẩn vơ (tâm giống như con khỉ) trở thành người thuần phục và hành giả sẽ ở trong khoảnh khắc hiện tại càng ngày càng nhiều hơn. Hành giả sẽ dễ dàng nắm bắt khoảnh khắc hiện tại hơn.

 

2.3.7 Miscellaneous

2.3.7. Sự pha tạp

 

Being sick should not be a hindrance to practice. But the yogi most likely will not be able to feel sitting rupa, because the sickness will be too strong. He should just observe the sickness, ignore the position, and realize that rupa-kayais suffering, [1] which is dukkha sacca. Also, he can see that rupa is anatta; it can’t be controlled. [2]

Bị đau ốm không phải sự trở ngại của việc tu tập. Nhưng hành giả hầu như sẽ không có thể cảm thấy được oai nghi, bởi vì bệnh tật sẽ quá mạnh mẽ. Hành giả phải theo dõi bệnh tật, xao lãng tư thế, và nhận ra rằng sắc thân là khổ [4] đó là khổ đế. Và vị này cũng thấy rằng sắc pháp là vô ngã; người ta không thể kiểm soát được nó [5] .

 

How does the yogi know when the mind that has sati-sampajanna arises (present moment)?

Làm cách nào hành giả biết được khi tâm có chánh niệm tỉnh giác phát sinh (ở khoảnh khắc hiện tại)?

 

When the mind that has sati-sampajanna arises, it knows the posture (this is sati), and the mind knows that the posture is sitting rupa, etc. (this is sampajanna). When sati-sampajanna arises, the feeling will be one of no distraction or worry, no restlessness, and no boredom with the practice.

Khi tâm đã có chánh niệm, tỉnh giác phát sinh, nó biết được tư thế (đây là chánh niệm), và tâm biết được tư thế là oai nghi ngồi, v.v… (đây là tỉnh giác). Khi chánh niệm, tỉnh giác phát sinh, sự cảm nhận sẽ là một điều không còn sự lo lắng, không bất an, và không có sự chán nản trong việc tu tập.

 

If the yogi has too little earnestness, the result will be laziness or inattention to practice. Too little earnestness results from lack of understanding of the practice; inability to see suffering and the need to be rid of kilesa; and inability to see that we can die at any time and must make the most of whatever time we have. Also, the yogi should remember that the Lord Buddha left the legacy of dhamma for us, that is Satipatthana; therefore, we should make the most of it in this life.

Nếu hành giả có quá ít sự hăng hái, kết quả sẽ là sự lười biếng hoặc không có sự chú tâm đến tu tập. Quá ít sự hăng hái dẫn đến sự thiếu hiểu biết sự tu tập, không có khả năng thấy được khổ và sự cần thiết để loại trừ phiền não; và không có khả năng để nhận thấy rằng chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào và phải tận dụng nó với bất cứ thời gian nào mà chúng ta có được. Hành giả cũng nên nhớ rằng đức Phật đã để lại một di sản giáo pháp cho chúng ta, đó là Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ; do đó chúng ta nên tận dụng nó trong cuộc sống này.

 

[1] Rupa, observed as sickness, is no longer sitting rupa, etc., but becomes rupa-kaya (rupa as body). [2] The Lord Buddha said to the layman, Nakun, when sickness occurs in normal worldlings, the body is restless and the mind is restless, but for the one who eliminates sakkaya-ditthi (self-illusion ―the 20 types of) the body is restless but the mind is not.

 

The beginner should remember that this practice is a very high kusala (the elimination of kilesa), and it may take time. This is because this kusala (skillfulness) is going to bring you free of suffering ―and that’s not easy. He should not be in a hurry to achieve results. Also, most practitioners have done incorrect practice before and it will take time to develop practice that follows good dhamma.

Người mới tu tập nên nhớ rằng sự tu tập này là một thiện pháp rất cao thượng (sự đoạn trừ phiền não), và nó có thể mất thời giờ. Ðiều này vì thiện pháp sẽ đưa hành giả thoát khỏi sự khổ – và điều này không dễ dàng. Hành giả đừng nên vội vã tìm cách đặt cho được những thành quả. Hầu hết các hành giả cũng đã tu tập sai trước đó và nó cần thời giờ để phát triển sự tu tập theo chánh pháp tốt đẹp.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-ii-chuong-iii-luan-ve-phap-hanh/
  5. Photo 2: https://www.learnreligions.com/the-four-noble-truths-450095
  6. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/documents/minhsattutap/item/1299-chuong6-minhsattutap-satnahientai-va-thuchanh-song-ngu
  7. Photo 3a: https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  8. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/documents/minhsattutap/item/1307-chuong-2-phan-2-minhsattutap-thuchanh-song-ngu
  9. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/documents/minhsattutap/item/1307-chuong-2-phan-2-minhsattutap-thuchanh-song-ngu