Chương 2 – Phần II – Thực Hành – Practice – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Lotus group

Chương 2 – Phần II – Thực Hành – Practice

 

2.2 THE PRACTICE – THỰC HÀNH –  SỰ TU TẬP

   If the position is sitting, the “Three Nama” ―atapi, sati,

  sampajanna―are aware of the sitting position and aware that

  it is sitting rupa. Nếu tư thế là ngồi, “có 3 danh” – nhiệt tâm tinh

  cần, chánh niệm và tĩnh giác – đều biết được tư thế ngồi, và nhận

  biết rằng nó là oai nghi ngồi.

 

The practice is to be mindful in all positions: sitting, standing, lying down, walking. If the position is sitting, the “Three Nama” ―atapi, sati, sampajanna―are aware of the sitting position and aware that it is sitting rupa.

Sự tu tập là giữ chánh niệm ở mọi oai nghi: ngồi, đứng, đi, nằm. Nếu tư thế là ngồi, “có 3 danh” – nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tĩnh giác – đều biết được tư thế ngồi, và nhận biết rằng nó là oai nghi ngồi.

 

The Three Nama (and not ourselves) observe sitting rupa like watching an actor on the stage. An actor is watched while on stage, but there is no attempt to control his behavior or actions. Seeing a play is like the present moment; there is no interest in the past or future. So, the yogi should practice as though watching a play. Then, as he observes sitting rupa, pain will occur and he will know sitting rupa suffers. This is dukkha vedana. But don’t observe dukkha vedana. This practice is in kaya. By observing sitting rupa suffering over and over in the present moment, until the position must be changed, he will see the truth of suffering in sitting rupa. This is because     arises from rupa and nama-rupa are dukkha sacca.

Ba danh (và không phải bản thân chúng ta) quan sát oai nghi ngồi giống như theo dõi một diễn viên trên sâu khấu. Diễn viên được theo dõi trong khi ở trên sân khấu, nhưng không có một nỗ lực để kiểm soát hành vi hoặc những hoạt động của mình. Xem một vở kịch giống như khoảnh khắc hiện tại, không có sự quan tâm ở quá khứ hoặc tương lai. Như vậy, hành giả nên tu tập như là xem một vở kịch. Sau đó, khi vị này quan sát oai nghi ngồi, sự đau đớn sẽ xảy ra và vị này sẽ biết oai nghi ngồi đau khổ. Ðây là khổ thọ. Nhưng đừng quan sát khổ thọ. Sự tu tập này ở trong thân. Bằng cách quan sát oai nghi ngồi đau khổ liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, cho đến khi hành giả phải thay đổi tư thế, hành giả sẽ nhận thấy khổ đế “trong oai nghi ngồi. Ðiều này do khổ thọ phát sinh từ sắc và danh sắc là khổ đế.

 

 

  … This is because dukkha vedana arises from rupa and

  nama-rupa are dukkha sacca… Atapi, sati, sampajanna work together

  observing nama and rupa…Ðiều này do khổ thọ phát sinh từ sắc

  và danh sắc là khổ đế…Nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm, tĩnh giác

  cùng nhau tiến hành quan sát danh và sắc.

 

It is the same way with sitting rupa, walking rupa, etc. They should be observed like watching someone that we have no control over. While rupa is the object, Vipassana is the responsibility of the mind (nama). So, the mind has to be in the present moment to see wisdom. Therefore, the mind must observe the truth (nama hearing, for example) as it arises, rather than try to create the truth. We should simply observe what happens. Any attempt to control the mind means we want to see sabhava; this is kilesa and takes us out of the middle way and the present moment.

Oai nghi đi cũng có tính cách giống như oai nghi ngồi… Chúng cần phải theo dõi giống như theo dõi một ai đó mà chúng ta không có sự kiểm soát. Trong khi sắc là đối tượng, thiền quán là sự trách nhiệm của tâm (Nāma). Như vậy tâm phải ở từng khoảnh khắc hiện tại để thấy trí tuệ. Do đó, tâm phải quan sát sự thật (ví dụ danh nghe) khi nó xuất hiện, đúng hơn là cố gắng tạo nên sự thật. Chúng ta chỉ hoàn toàn quan sát điều gì đang xảy ra. Bất cứ nỗ lực nào để kiểm soát tâm có nghĩa là chúng ta muốn thấy sabbava; đây là phiền não và nó đưa chúng ta ra khỏi đường trung đạo và khoảnh khắc hiện tại.

 

Atapi, sati, sampajanna work together observing nama and rupa. If there is too much sati it will weaken sampajanna. The yogi must notice this; this noticing is called sikkhati. When sikkhati observes this imbalance, the yogi must try to make atapi, sati, and sampajanna equal. This is done by having more awareness. When suffering is felt, sitting rupa changes position, because it is forced to move by pain. (The same natural way we would move if we were sitting around in some social situation.)

Nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm, tĩnh giác cùng nhau tiến hành quan sát danh và sắc. Nếu có quá nhiều chánh niệm nó sẽ làm yếu đi tĩnh giác. Hành giả phải ghi nhận điều này; sự ghi nhận này được gọi là quan sát. Khi quan sát sự mất quân bình này, hành giả phải cố gắng tạo cho chánh niệm, nhiệt tâm tinh cần và tĩnh giác tương đồng. Hành giả muốn thực hiện điều này phải có nhiều sự tỉnh giác hơn. Khi hành giả cảm thấy khổ, oai nghi ngồi thay đổi tư thế, bởi vì nó buộc phải cử động do đau đớn. Cùng một cách tự nhiên chúng ta phải cử động, nếu chúng ta đang ngồi xung quanh ở một tình huống xã hội nào đó.

 

It is with “yoniso” [1] that we notice the pain is forcing sitting rupa to change to another posture. When the position is changed, the pain is followed into the new position and “yoniso” notices that the new position is curing pain from the old position. This is necessary because most new practitioners don’t like the old position and think the new position will make them happy.

Chính “khéo tác ý” [2] mà chúng ta nhận thấy sự đau đớn buộc oai nghi ngồi thay đổi tư thế khác. Khi hành giả thay đổi tư thế, sự đau đớn được dẫn đến một tư thế mới, và “khéo tác ý” ghi nhận rằng tư thế mới là đang điều trị cơn đau ở tư thế cũ. Ðiều này là cần thiết bởi vì hầu hết những hành giả mới tu tập đều không thích tư thế cũ và nghĩ rằng tư thế mới sẽ làm cho họ cảm thấy thích thú.

 

[1] The Buddha said: “I cannot see any single dhamma that leads (more surely) to right understanding (samma ditthi) than that of yonisomanasikara.” (Anguttara-Nikaya, Aykah-Nibat)

Thus, we will not feel aversion to the old and attachment to the new, because “yoniso” knows that the change is to cure suffering in the old. “Yoniso” is emphasized a great deal in this practice because proper “yoniso” leads to realizing dukkha (dukkha vedana and sankhara dukkha). (See 1.4.4.1, Types of Dukkha.)

Như vậy, chúng ta sẽ không cảm thấy khó chịu với cái cũ và bám víu vào cái mới, bởi vì “khéo tác ý” biết rằng việc thay đổi là phương cách điều trị ở cái đau cũ. “khéo tác ý” được nhấn mạnh rất nhiều trong phương pháp tu tập này [3], bởi vì “khéo tác ý” thích đáng dẫn đến sự nhận thức được khổ đau (khổ thọ và hành khổ). (Xem 1.4.4.2. Các loại Khổ ở trên)

 

If it is difficult to stay in the present moment, it can be helpful to ask the question:

“What is walking?”          

“Walking rupa.”

“Why is it walking?”                    

“To cure suffering from the previous position.”

Or, “What is sitting?”                  

“Sitting rupa.”,

etc.

-“Ði là gì?”
-“Oai nghi đi”

-“Tại sao nó đang đi?”
-“Ðể điều trị sự đau đớn ở tư thế cũ”

-Hoặc “Ngồi là gì?”
-“Oai nghi ngồi”

v.v…

 

(This verbalizing functions as yoniso, helping the mind to develop awareness.)

(Việc thể hiện bằng lời nói này có chức năng như khéo tác ý, giúp tâm phát triển sự nhận biết hoặc tỉnh giác)

 

When you ask, “What is sitting?”, etc., sati and sampajanna (awareness) arise and cause you to answer: “Sitting rupa.” Atapi (earnestness), sati (mindfulness), and sampajanna (clear comprehension) can be summed up as rusuthua [1] (Thai ―awareness). They have the same object (nama or rupa) and so they work together. Sati knows the posture, the way you sit, and sampajanna knows that it is sitting (etc.) rupa. But it is not sati first and then sampajanna.

Khi hành giả đặt câu hỏi “Ngồi là gì?” v.v… chánh niệm và tỉnh giác (sự hiểu biết rõ ràng) có thể tóm tắt như là sự tỉnh giác [4] (tiếng thái – Tỉnh giác). Chúng có cùng đối tượng (danh hoặc sắc), và như vậy chúng cùng nhau làm việc. Chánh niệm biết được tư thế, tính cách hành giả ngồi, và tỉnh giác biết rằng đó là oai nghi ngồi (v.v…). Nhưng điều này không phải là chánh niệm trước rồi đến tỉnh giác.

 

Sati and sampajanna work at the same time.

Chánh niệm và tĩnh giác cùng xảy ra trong một thời điểm.

 

The correct practice is, “Now we are sitting.” Take “we” out. “Now it’s sitting rupa.” The point here is that the process of knowing the position is the same as in daily life, except the wrong view of “we” sitting is removed.

Phương pháp tu tập đúng cách là “Bây giờ chúng tôi đang ngồi”. Bỏ “Chúng tôi đi”. “Bây giờ nó là oai nghi ngồi”. Vấn đề chính ở đây đó là tiến trình nhận biết tư thế là đều giống như vậy trong đời sống hàng ngày, ngoại trừ tà kiến về “Chúng tôi” đang ngồi được loại bỏ.

 

Often to describe rusuthua, we hear the words “feel”, “know”, “see” (mentally), “observe”, and “be aware of” sitting rupa, etc. All of these words can be correct. Actually, the word awareness can be described as being like “we sit”, but substitute “sitting rupa”. Awareness is the key to practice done in the right way.

Thông thường để mô tả về sự tỉnh giác, chúng ta nghe nói đến các từ “cảm thấy” biết, “thấy” (thuộc tâm) “quan sát” “và nhận biết về” về oai nghi ngồi, v.v… Tất cả những từ ngữ này có thể là chính xác. Thực tế, từ ngữ “nhận biết có thể được mô tả giống như “Chúng tôi ngồi” nhưng thay thế “oai nghi ngồi”. Sự nhận biết hoặc tỉnh giác là điều cơ bản để sự tu tập được thực hiện theo một tính cách đúng đắn.

 

Feeling refers to feeling the way you sit and feeling it is sitting rupa, and that is sampajanna. But a word of caution about feeling: if one gets into physical feeling, especially too strongly, it can make the mind tired and push one out of the present moment. This is practicing with desire, and if done too long can bring on physical problems, such as chest pains, choking feeling, etc. The point here is don’t try to “make” sitting rupa, just know it. Sitting rupa is already there, you just aren’t aware of it. When you are at home you feel you sit, but this is kilesa. So, in practice just change this to sitting rupa, with wisdom (panna).

Cảm nhận đề cập đến việc cảm nhận cá tính cách chúng ta ngồi và cảm nhận nó là oai nghi ngồi, và đó là tĩnh giác. Nhưng nó là một từ ngữ đáng thận trọng về sự cảm nhận: (Nếu một hành giả bị cuốn hút vào cảm nhận về thể xác, đặc biệt quá mạnh mẽ, nó có thể khiến cho tâm mệt mỏi và đẩy hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Ðây là điều tu tập với sự ham muốn, và nếu hành giả thực hiện quá lâu dài có thể tạo nên những vấn đề vật lý, chẳng hạn như đau ở lồng ngực, và cảm giác nghẹt thở v.v… Vấn đề ở đây là đừng cố “tạo” oai nghi ngồi, chỉ biết nó mà thôi. Oai nghi ngồi thì vẫn ở đó, hành giả không cần nhận biết về nó. Khi hành giả ở nhà, hành giả cảm thấy mình ngồi, nhưng đây là phiền não. Như vậy trong việc tu tập chỉ cần chuyển đổi sự kiện này sang oai nghi ngồi, với trí tuệ (trí tuệ).

 

[1] Rusuthuais kusala(skillful) and has wisdom that destroys kilesa (abhijjha and domanassa).

 

The word “thinking”, however, is generally avoided to describe rusuthua―because thinking is often associated with mere verbalizing. The difference between feeling rupa and merely thinking rupa can be seen, using cold water as an example. We can think of (picture) cold water, but to touch or taste cold water is entirely different. Cold water is a verbal concept, but knowing it by feeling is to really know cold water.

Tuy vậy, “sự suy nghĩ” thường được người không dùng để mô tả runithna – bởi vì “sự suy nghĩ” thường được kết hợp hoàn toàn về lời nói. Người ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cảm nhận sắc pháp và đơn thuần suy nghĩ sắc pháp được thấy, hãy dùng nước lạnh làm một thí dụ điển hình. Chúng ta có thể hình dung hoặc nghĩ về nước lạnh, nhưng chạm vào hoặc nếm nước lạnh là điều hoàn toàn khác biệt. Nước lạnh là một ý niệm thuộc về lời nói, nhưng biết nó bằng cảm giác hoặc cảm nhận là để biết thực tế nước lạnh.

 

Remember also to be aware of the entire rupa from head to toe ―and that rupa knows nothing. Only nama knows.

Cũng nên ghi nhớ về sự nhận biết toàn bộ sắc pháp từ đầu đến chân – và sắc pháp đó không biết bất cứ điều gì. Chỗ có ý thức.

 

Try to notice when you observe sitting rupa if desire to see sabhava is there or not. If you notice this desire, stop practice for a while until the desire goes away. If this desire is there you won’t be able to see the truth of sabhava. The Lord Buddha said you cannot see the truth when craving (tanha) is there, because craving hides the truth.

Hãy cố gắng ghi nhận khi hành giả quan sát oai nghi ngồi nếu muốn thấy được sabbava có ở đó hay không. Nếu hành giả ghi nhận được điều ham muốn này, hãy ngưng việc tu tập trong chốc lát cho đến khi sự ham muốn này biến mất. Nếu sự ham muốn này vẫn còn ở đó hành giả sẽ không thể thấy được chân lý của sabhava. Ðức Phật dạy hành giả không thể thấy chân lý khi tham ái (Taṇhā) vẫn còn hiện diện ở đó, bởi vì tham ái che giấu chân lý hoặc sự thật.

 

 

Since Vipassana is concerned with eliminating kilesa where it arises, the practitioner should learn whether the particular object is to be seen as nama or rupa. To determine this, reference should be made to Figure 2-1, “Summary of Sense Spheres”, at the end of the Practice section.

Bởi vì Thiền quán-Thiền Minh Sát có liên quan đến việc loại trừ phiền não phát sinh bất cứ nơi nào, hành giả phải tìm hiểu xem có phải đối tượng đặc biệt là danh sắc. Ðể xác định được điều này, hành giả cần nên tham khảo được thể hiện ở hình vẽ 2-1, “Bản tóm tắt cõi dục” ở cuối phần thực hành.

 

2.2.1 Practice Rules

2.2.1. Những Quy tắc tu tập (Những nguyên tắc thực hành)

 

  Practice Rules: Don’t examine both nama and rupa at

  the same time. Ðừng xem xét danh và sắc cùng một lúc.

 

   Sharing the cross between Rupa and Nama

Nama (Mind): Citta Cetasikas, Consciousness  (Vinnana),

50 cetasikas. The mind is made up of two components – Citta & Cetasikas.

 

1) Don’t examine both nama and rupa at the same time.

  1. Ðừng xem xét danh và sắc cùng một lúc.

 

For example, don’t think: “Rupa walks, nama knows.”

Some yogis think they will see wisdom sooner if they have more objects (both rupa and nama). But this desire to see wisdom only creates kilesa. Rupa in the four postures is sufficient object.

Ví dụ, đừng suy nghĩ: “oai nghi đi, ý thức”. Một số hành giả nghĩ rằng họ sẽ sớm nhận thấy được trí tuệ nếu họ có nhiều đối tượng hơn (cả sắc và danh). Nhưng sự ham muốn thấy được trí tuệ chỉ tạo nên phiền não. Sắc pháp ở trong 4 oai nghi là đối tượng đầy đủ.

 

2) Don’t walk or sit for a prescribed time. Change, when suffering forces a change.

  1. Ðừng đi hoặc ngồi tham thiền trong một thời gian đã được quy định. Hãy thay đổi tư thế, khi sự đau đớn buộc phải có một sự thay đổi.

 

3) Don’t feel that “we” are “meditating” or there is something special or mystic about practice. We don’t walk or sit for practice, but because we must sit or we must walk.

  1. Ðừng có cảm nghĩ rằng “Chúng tôi” đang “tham thiền”, hoặc có một điều gì kỳ bí hoặc đặc biệt về sự tu tập. Ðừng đi hoặc ngồi để tu tập, nhưng bởi vì chúng ta phải ngồi hoặc phải đi.

 

4) Don’t take special positions, such as the lotus position or walking unusually slow; these positions are usually with the desire to see dhamma.

  1. Ðừng dùng những tư thế đặc biệt, chẳng hạn tư thế hoa sen hoặc đi kinh hành chậm rãi; những tư thế này thường có lòng tham muốn thấy được pháp.

 

5) Some beginning practitioners tend to get bored easily with practice. These practitioners should remind themselves that the reason they are practicing is to eliminate suffering. If we give in to boredom, we can never eliminate suffering, being doomed to continual rounds of birth and death on the wheel of samsara-cakka.

  1. Một số hành giả mới tu tập thường dễ chán nản. Những hành giả này phải tự nhắc nhở bản thân lý do họ đang tu tập là đoạn trừ sự khổ. Nếu chúng ta đầu hàng sự chán nản chúng ta không bao giờ có thể dứt bỏ sự khổ, bị trói buộc vào vòng sinh tử luân hồi.

 

Those who have never practiced before will also have problems with foong. They develop dislike for it ―which is not the Middle Way. New practitioners can find samadhi difficult to maintain, and also don’t like to be alone for days at a time. Also, tanha arises and they become restless. They crave tranquility or they want to be happy, to see pleasant objects.

Những ai chưa bao giờ tu tập trước đó cũng sẽ gặp rắc rối với tâm phóng dật (tiếng Thái: Tâm phóng dật). Chúng phát triển sự không thích nó – nó không phải là con Ðường Trung Ðạo. Những hành giả mới nhập môn có thể thấy khó khăn khi duy trì được định và đôi lúc không thích ở cô độc một mình trong nhiều ngày, tham ái cũng phát sinh và họ trở nên bồn chồn, bất ổn. Họ thèm muốn sự vắng lặng hoặc họ muốn hạnh phúc, để thấy được những cảnh thú vị.

 

6) When pain occurs in sitting rupa, it should be realized that only sitting rupa, etc. is suffering ―not “you”. Sitting rupa is the present moment. Sitting-rupa-suffering is also the present moment. The yogi should not change from sitting-rupa-suffering, present moment, to nama knowing the pain (the pain being nama, called “dukkha vedana”). When we cure suffering it should be in rupa, not nama at the same time.

  1. Khi sự đau đớn xảy ra trong oai nghi ngồi, người ta cần phải nhận thức rằng chỉ là oai nghi ngồi v.v… là khổ – không phải “hành giả”. Oai nghi ngồi là ở khoảnh khắc hiện tại. Khổ của oai nghi ngồi cũng là khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không nên thay đổi ở khổ của oai nghi ngồi ở khoảnh khắc hiện tại sang, để ý thức sự đau đớn (sự đau đớn là danh, được gọi là “khổ thọ”) khi chúng ta điều trị sự đau khổ, nó phải ở trong sắc pháp, chứ không phải danh pháp cùng lúc ấy.

 

7) The practitioner has to always have rupa and nama in awareness. But he should not focus on any particular part of the body. Nor should he be waiting for or anticipating dukkha to arise ―this will take him out of the present moment. It is not necessary to wait until dukkha gets too strong or the body becomes numb. The truth of dukkha does not depend on the severity of the pain. Every time suffering is seen ―large or small ―the yogi will see that dukkha is real.

  1. Hành giả phải luôn luôn có sắc pháp và danh pháp trong sự nhận biết (tỉnh giác). Nhưng vị này đừng nên tập trung vào bất cứ phần đặc biệt nào của cơ thể. Hành giả cũng không nên chờ đợi hoặc đoán trước khổ phát sinh – điều này sẽ đưa vị này ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không cần thiết cho đến khi khổ trở nên quá mạnh mẽ hoặc cơ thể tê liệt. Chân lý của khổ không tùy thuộc vào sự đau đớn dữ dội. Mỗi lần nhận thức được sự khổ đau – ít hoặc nhiều – hành giả sẽ nhận thấy rằng khổ là thật.

 

8) Although we sometimes speak of “seeing” sitting rupa, etc., the eyes should not actually be used to see or look at the various rupas. Awareness of rupa should be done with mind ―that is sati-sampajanna, and that is wisdom.

  1. Mặc dù đôi khi chúng ta nói về “sự thấy” oai nghi ngồi, v.v… nhưng đôi mắt thật sự không được sử dụng để nhìn thấy hoặc quan sát các loại sắc khác. Sự nhận biết về sắc cần phải được sử dụng bằng cái tâm – nghĩa là chánh niệm và tĩnh giác, và đó là trí tuệ.

 

As to whether the eyes should be opened or closed (or partly closed) in practice, it depends on the individual. Some yogis prefer the eyes open, some closed, while others prefer to partially close the lids, creating a sort of twilight world.

Về sự việc nhắm hoặc mở mắt (hoặc hơi nhắm lại) trong khi tham thiền, tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Một số hành giả thích mở mắt, một số khác thích nhắm mắt, trong lúc những người khác chỉ khép hờ, tạo nên một thế giới mờ ảo.

 

9) The object in practice is your rupa, not somebody else’s. Don’t look at other people’s rupa. If others do come into view, they should not be regarded as rupa, but as “nama seeing”.

  1. Ðối tượng trong lúc tu tập là sắc pháp của hành giả, chứ không phải của người nào khác. Ðừng quan sát sắc pháp của những người khác. Nếu nhìn thấy được những người khác, hành giả đừng xem họ là sắc pháp, nhưng là “sự thấy danh”.

 

10) Sila

  1. Giới hạnh

 

  1. a) The yogi should talk only when necessary, such as to request a needed item. He should talk dhamma only with the teacher. The practice is the Eight-Fold Path, sila, samadhi,and panna, and sila must be perfect, and this requires silence. If sila is not perfect, there cannot be good samadhi. Without good samadhi, there cannot be panna.
  2. a) Hành giả chỉ nên nói chuyện khi cần thiết, chẳng hạn như yêu cầu một đề mục cần thiết. Hành giả chỉ nên nói chánh pháp với vị Thiền sư. Sự tu tập là Bát Chánh Ðạo, giới, định, tuệ, và hành giả cần có giới hoàn hảo, và điều này đòi hỏi giữ im lặng. Nếu giới không được hoàn hảo, không thể có định tốt. Không có định tốt, không thể có trí tuệ.

 

 b) Overall sila should follow the Eight-Fold Path (see 1.4.7). Yogis should be especially careful not to harm living things, such as insects. The problem should be turned over to meditation center staff.

  1. b) Toàn bộ giới hạnh phải theo Bát chánh đạo (xem 1.4.7) đặc biệt hành giả phải cẩn thận không làm tổn hại đến sinh vật, như các loại côn trùng. Vấn đề là hành giả nên giao toàn bộ tứ vật dụng của mình đến người quản lý trung tâm thiền.

 

2.2.2 Comment

2.2.2. Chú giải

 

1) The Visuddhi Magga says that if sitting rupa is observed diligently, the yogi will soon see nama with wisdom too; it is not necessary to observe nama along with rupa.

  1. Thanh Tịnh Ðạo (Visudhi Magga) nói rằng nếu quan sát tinh chuyên oai nghi ngồi; không bao lâu hành giả cũng sẽ thấy được danh bằng trí tuệ; hành giả không cần thiết quan sát danh pháp song song với sắc pháp.

  Ba đặc tính luôn luôn được đề cập đến là vô thường,

  khổ đau và vô ngã trong danh pháp và sắc pháp. Nhưng chúng

  ta không dễ dàng nhận thức rõ ràng tam tướng trong thân và

  tâm. Tại sao? Vì chúng bị những điều kiện nào đó làm lu mờ.

 

2) The Visuddhi Magga also says that the body postures conceal suffering, because we don’t notice the postures, and then don’t notice that the new posture hides the suffering from the old one. This is because we normally change posture without yoniso, which reminds us that the position-change is to cure suffering. (See 1.11, “Conditions that Obscure the Three Characteristics”.)

  1. Thanh Tịnh Ðạo cũng dạy rằng các tư thế của cơ thể (oai nghi) che giấu sự đau khổ, bởi vì chúng ta không lưu ý các tư thế, và do đó không lưu ý đến tư thế mới che đi sự khổ của tư thế cũ. Sự việc này bởi vì chúng ta thường thay đổi tư thế mà không có khéo tác ý chính nó nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi tư thế là chữa trị sự đau khổ. (Xem 1.11. “những điều kiện làm lu mờ tam tướng).

 

Therefore, we should see suffering in sitting rupa, etc. Realizing suffering will also destroy abhijjha and domanassa, because we are in the present moment.

Do đó, chúng ta phải thấy được khổ trong oai nghi ngồi v.v… Nhận thức được sự khổ cũng sẽ tiêu diệt được muốn và không muốn, bởi vì chúng ta đang ở trong khoảnh khắc hiện tại.

 

3) When doing something other than the four positions, such as household tasks, the yogi must use yoniso to realize suffering is being cured.

  1. Khi thực hiện một điều nào khác với 4 tư thế, chẳng hạn như làm các công việc nhà, hành giả phải dùng “khéo tác ý” để nhận thức rằng hành giả đang diệt khổ.

 

The yogi must “yoniso”: Eating, drinking, going to the toilet, bathing, doing dishes, washing clothes, etc. When eating, it should be noticed at every bite that the food is being taken to cure suffering. This can be done by noticing the moment of swallowing, which is the moment suffering is cured. When chewing you must notice every bite and that it has to be chewed to cure suffering. Then you will realize that suffering forces you to eat, to chew, to swallow ―and eating is not for pleasure.

Hành giả phải có “khéo tác ý”: Ăn, uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, rửa chén bát, v.v.. Khi ăn, hãy ghi nhận từ miếng thức ăn được hành giả ăn vào để chữa trị khổ. Ðiều này được thực hiện bằng cách ghi nhận khoảnh khắc khi nuốt vào, đó là khoảnh khắc hành giả đang chữa trị khổ. Khi nhai hành giả phải ghi nhận từng miếng thức ăn và nó cần phải được nhai để điều trị khổ. Như vậy hành giả sẽ nhận thức rằng “khổ” buộc hành giả phải ăn, nhai và nuốt và việc ăn không phải là khoái lạc.

 

When awaking in the morning, be sure to notice that the position is lying rupa. Then, before getting up notice the reason (“yoniso”) ―such as to have tea to cure hunger or wake one up; or simply because it is impossible to sleep any more, and lying rupa must get up because it is suffering. If the face is washed, that is to cure suffering also.

Vào buổi sáng khi tỉnh dậy, hãy ghi nhận tư thế đang nằm là oai nghi nằm. Sau đó, trước khi bước khỏi giường hãy ghi nhận cái lý lẽ (“tác ý”) – chẳng hạn như uống trà để chữa trị cơn đói hoặc đánh thức một người; hoặc cơ thể không thể ngủ lâu hơn nữa, và oai nghi nằm cũng phải thức dậy bởi vì nó là khổ. Nếu rửa mặt đó là một phương cách điều trị khổ.

 

Through the constant use of “yoniso”, kilesa is prevented from entering through the feeling. “Yoniso” reminds that it is rupa being cared for, and not “us”.

Nhờ sử dụng liên tục “khéo tác ý”, hành giả ngăn chặn phiền não xâm nhập vào cảm giác. “Khéo tác ý” nhắc nhở rằng chúng ta đang quan tâm sắc pháp, chứ không phải “hành giả” (chúng ta).

 

It is a good idea for the yogi to spend one day noticing how many times and in how many ways he must cure rupa’s suffering. The result can be rather startling. In one day, the yogi can ―put on mosquito repellent, scratch when itching occurs, turn on a fan, drink a glass of cold water, sweep out some ants from the kuti, go to the toilet, eat, do the dishes, put out the garbage, bathe, shave, brush the teeth, cut the toenails and fingernails, wash clothing, etc. All to cure rupa’s suffering. Don’t see sitting rupa, etc. during tasks. Sitting rupa, etc. should be observed only in the 4 positions. Observing rupa in interim positions creates too much sati and wakens sampajanna. In the interim positions, we should only observe curing suffering. Don’t practice detail sati! This will increase sati and decrease sampajanna.

Tốt hơn hết hành giả nên dành một ngày để ghi nhận bao nhiêu lần và bao nhiêu cách mà hành giả phải chữa trị sự khổ của sắc pháp. Kết quả có thể là một điều khá bất ngờ. Trong một ngày, hành giả có thể – thoa thuốc đuổi muỗi, gãi khi bị ngứa ngáy, bật quạt điện, uống một ly nước lạnh, đuổi kiến, đi vệ sinh, ăn, rửa chén bát, đổ rác, tắm rửa, cạo râu, đánh răng, cắt móng chân, móng tay, giặt quần áo v.v… Tất cả những công việc này đều chữa trị sự khổ của sắc pháp. Ðừng quan sát oai nghi ngồi v.v… khi làm những công việc này. Oai nghi ngồi v.v… chỉ cần quan sát ở bốn tư thế. Việc quan sát oai nghi ở các tư thế tạm thời tạo nên quá nhiều chánh niệm và làm yếu đi sự tĩnh giác. Ở những tư thế tạm thời, chúng ta chỉ quan sát việc điều trị khỏi sự khổ. Ðừng tu tập chánh niệm quá tỉ mỉ! Sự việc này sẽ gia tăng chánh niệm và làm giảm tĩnh giác.

 

The yogi should take care not to rush through household and other tasks in order to “meditate”. This desire to “meditate” is kilesa, because the yogi wants to see dhamma. Everyday tasks offer a good opportunity to see suffering in rupa. Also, they offer a good opportunity to reduce samadhi, if there is too much.

Hành giả nên quan tâm đừng theo đuổi quá mức công việc nhà và những công việc khác để “tham thiền hoặc chú tâm”. Sự ham muốn để “chú tâm hoặc tham thiền” là phiền não, bởi vì hành giả giữ chánh niệm ham muốn thấy được pháp. Những công việc hàng ngày đem lại một cơ hội tốt để thấy được sự khổ sắc pháp. Cũng như chúng cung cấp một cơ hội tốt để giảm bớt định, nếu có quá nhiều.

 

4) The yogi should do only those things that are necessary. For example,

  1. Hành giả chỉ nên thực hiện những điều cần thiết. Ví dụ:

 

  1. a) Posture. You change from sitting rupa to standing rupa to cure suffering. This is necessary. The cause (suffering) must occur before you do the action. Don’t change to walking because you want to. Wait until suffering forces change.
  2. a) Tư thế. Hành giả thay đổi oai nghi ngồi sang oai nghi đứng, để điều trị sự khổ. Ðây là điều cần thiết nguyên nhân (khổ) phải xảy ra trước khi hành giả hành động. Ðừng thay đổi tư thế đi bởi vì hành giả muốn điều này. Hãy chờ cho đến khi sự khổ buộc phải thay đổi.

 

  1. b) Eating. This is necessary to cure suffering, because hunger forces one to eat.
  2. b) Ăn. Ðây là điều cần thiết để điều trị sự khổ, bởi vì cơn đói buộc người ta phải ăn.

 

  1. c) Toilet. This is also necessary to cure suffering ―you are forced to go to the toilet.
  2. c) Ði vệ sinh. Ðây cũng là điều cần thiết để điều trị sự khổ – hành giả buộc phải đi vệ sinh.

 

  1. d) Cooling rupa. If rupa is hot, it is necessary to turn on the electric fan or take a cold bath to cure suffering.
  2. d) Làm mát sắc pháp. Nếu sắc pháp bị nóng, điều cần thiết là bật quạt điện hoặc đi tắm để điều trị sự khổ.

 

All of these require “yoniso”. If correct “yoniso” is not applied, these things will be done because there is desire to do them ―and so kilesa slips in.

Tất cả những hành động này đều đòi hỏi “khéo tác ý”. Nếu hành giả không áp dụng đúng “khéo tác ý”, những điều này sẽ được thực hiện bởi vì có sự ham muốn thực hiện chúng – và như vậy phiền não không còn nữa.

 

Certain interruptions, however, can and may occur outside of normal practice:

Tuy thế, những sự ngắt ngang nào đó, có thể và được phép xảy ra bên ngoài sự tu tập bình thường:

 

  1. a) Someone knocking on the door
  2. b) Food or other items being delivered to the kuti
  3. c) Someone coming to talk to the yogi
  4. d) Emergencies, such as power failures or equipment problems.

These should be handled in the normal way, but the yogi should know that they are outside Vipassana practice and cannot be incorporated into the practice.

  1. a) Một ai đó gõ cửa
  2. b) Thức ăn hoặc những thứ khác được đưa đến Kuti (cốc tu tập).
  3. c) Một ai đó đến trò chuyện với hành giả
  4. d) Những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như mất điện hoặc các vấn đề trang thiết bị.

Tất cả những sự kiện này điều được xử lý một cách bình thường, nhưng hành giả phải biết rằng chúng không thuộc vào sự tu tập thiền quán và không thể kết hợp vào sự tu tập.

  

2.2.3 Natural Practice

2.2.3. Sự tu tập theo tự nhiên (Pháp hành tự nhiên)

 

  • Sit and act and walk as though at home, using normal positions. [1]
  1. Ngồi, và hoạt động và đi như ở nhà, sử dụng tư thế bình thường [5] .

 

2) “Natural” sitting usually involves a number of different sitting positions, rather than to just sit, stand, walk, etc. Normal behavior is to sit one way, then another (always to cure suffering), and then another, and then perhaps to stand or walk.

  1. Sự ngồi “tự nhiên” thường liên quan đến một số tư thế ngồi khác, đúng hơn là đứng, ngồi, đi v.v… Tính cách bình thường là ngồi theo một hình thức, sau đó một hình thức khác (luôn luôn điều trị sự khổ) và rồi một hình thức khác, và sau đó có thể là đứng hoặc đi.

 

[1] With the exception that we must have self-control regarding talking, doing unnecessary things, etc. Also, we must have sati and sampajañña―plus sikkhati to know if the practice is right or wrong.

 

  Di hành (đi) cũng cần thực hiện để điều trị sự khổ.

  Nếu tác ý để thực hành, rồi sau đó nó sẽ là “khéo tác ý”

  như đã được thực hiện để điều trị sự khổ.

 

3) Walking should also be done to cure suffering. If the intention is to exercise, then it should be “yoniso’d” as being done to cure suffering. With many yogis, walking is a position that seems to easily lead to other motives than to cure suffering ―walking for pleasure, walking in certain ways to see sabhava, or to control wandering mind, etc.

  1. Di hành (đi) cũng cần thực hiện để điều trị sự khổ. Nếu tác ý để thực hành, rồi sau đó nó sẽ là “khéo tác ý” như đã được thực hiện để điều trị sự khổ. Ðối với nhiều hành giả, đi là một tư thế dường như dễ dàng dẫn đến những động cơ khác hơn là điều trị sự khổ – đi để được thoải mái, đi ở trong những hình thức nào đó để thấy được sabhava, hoặc kiểm soát cái tâm vẩn vơ (phóng vật) v.v…

 

  Lying down meditation should not be neglected.

  It is one of the natural positions.

 

4) Lying down should not be neglected. It is one of the natural positions. At first, the lying position takes a longer time to reach suffering, but with continual practice the body becomes more sensitive, and, even lying down, begins to show pain fairly soon. If lying on the back is changed to lying on the side, be sure to “yoniso” the change of position.

  1. Nằm. Cũng đừng nên lơ là. Nó là một trong những tư thế tự nhiên. Ðầu tiên, tư thế nằm mất thời gian dẫn đến sự khổ, nhưng với sự thực tập liên tục về cơ thể trở nên nhạy cảm, và ngay cả sự nằm, bắt đầu cho thấy sự đau đớn khá sớm. Nếu hành giả nằm ngửa xong chuyển sang nằm nghiêng, hãy lưu ý “khéo tác ý” về sự thay đổi tư thế.

 

5) Sleep. If in the lying-down position sleepiness is felt, go ahead and sleep ―mentally noting that it is to cure suffering. But if the body has had sufficient sleep and it is merely drowsiness, an examination should be made as to whether too much food is being eaten for breakfast or lunch. If so, begin to eat three bites less than a full stomach. If drowsiness persists, then get up and douse water on the face or go outside for fresh air. (Sleep, beyond what the body normally requires, is a form of craving for happiness: finding sleep pleasurable, an attempt is made to get more and more of it.)

  1. Ngủ. Nếu hành giả ở trong tư thế nằm, thường cảm thấy buồn ngủ, hãy tự nhiên và thiếp ngủ – ghi nhận thầm đó là điều trị sự khổ. Nhưng nếu cơ thể đã ngủ đầy đủ, và nó chỉ ngủ lơ mơ; hành giả cần có một sự xem xét có phải ăn quá nhiều thức ăn vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa. Nếu như vậy, hãy bắt đầu ăn ít lại cho khỏi đầy bao tử. Nếu còn buồn ngủ lơ mơ, sau đó hãy ngồi dậy vỗ nước vào mặt, hoặc đi ra ngoài trời để hít thở không khí (Ngủ, vượt ra khỏi đòi hỏi bình thường của cơ thể, là một hình thức ham muốn đòi hỏi sự hạnh phúc: tìm kiếm sự thỏa thích của ngủ, và người ta cố gắng đạt nó càng ngày càng nhiều).

 

6) When awaking in the middle of the night, try to notice lying rupa, and if awake for a while, notice any changing of the lying position (to cure suffering).

  1. Khi tỉnh dậy vào nửa đêm, hãy cố gắng ghi nhận oai nghi nằm, và nếu tỉnh dậy trong chốc lát, hãy ghi nhận bất cứ sự thay đổi của tư thế nằm (để điều trị sự khổ).

 

2.2.3.1 Why Natural Practice?

Tại sao tu tập theo tự nhiên?

 

Dhamma Niyama is the natural law or order of nature (orderliness of causes and effects). It exists everywhere in the world and the Lord Buddha discovered it. It has the three characteristics:

Pháp Niyama là định luật tự nhiên (luật nhân và quả). Nó tồn tại khắp nơi trong thế gian và Ðức Phật đã khám phá. Nó có ba đặc tính (tam tướng):

 

1) Sabbha Sankhara Anicca (all component things are impermanent)

2) Sabbha Sankhara Dukkha (all component things are suffering)

3) Sabbha Dhamma Anatta (everything is without self)

  1. Sabbha Sankhāra Anicca (tất cả vạn vật đều vô thường)
    2. Sabbaha Sankhāra Dukkha (tất cả vạn vật đều khổ).
    3. Sabbaha Dhamma Anatta (mọi vật đều không có ngã)

 

Since anatta is true of nibbana also, all dhamma is without self.

Bởi vì vô ngã cũng là sự thật của Nibbāna, tất cả các pháp đều vô ngã.

 

These above three exist at all times, even at home when not practicing. But at home nama and rupa are more susceptible to the kilesa that says “we” exist. That’s why in practice, everything has to be done naturally; otherwise, these natural laws can’t be seen. If walking unusually slowly, it will not be normal and natural law will be hidden.

Ba yếu tố này đều luôn luôn tồn tại, ngay cả ở nhà, khi không tu tập. Nhưng ở nhà, thấy danh pháp và sắc pháp lại càng nhạy cảm với phiền não, ngược lại cho rằng người ta không thể nhận thấy những định luật tự nhiên này được. Nếu sự đi đặc biệt thật chậm, nó sẽ không bình thường, và người ta sẽ không thấy được định luật tự nhiên.

 

The same thing happens if just the walking step is observed and not the entire body. Also, in sitting, the entire sitting rupa must be seen, as the Buddha made clear:

Cùng một sự việc sẽ xảy ra nếu chỉ quan sát bước đi và không dành cho toàn bộ cơ thể. Cũng như trong sự ngồi, hành giả phải nhận thấy rõ toàn bộ oai nghi ngồi, như Ðức Phật đã dạy rõ ràng:

 

And again monks, a monk when he is walking comprehends: I am walking; or when he is standing still comprehends: I am standing still; or when he is sitting down comprehends: I am sitting down; or when he is lying down comprehends: I am lying down. So that, however his body is disposed, he comprehends it is like that. (Digha-Nikaya, Mahasatipatthana Discourse)

“Và một lần nữa, này chư tỳ khưu, khi một vị hành giả đang bước đi, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đi; hoặc khi vị này đang đứng yên, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đứng yên; hoặc khi vị này đang ngồi xuống, phải hiểu rõ. Tôi đây đang ngồi xuống; hoặc khi vị này đang nằm xuống, hiểu rõ: Tôi đây đang nằm. Tuy thế khi thân xác của vị này sằn sàng, vị này hiểu rõ sự việc giống như thế đó.” — (Trường bộ kinh, kinh Ðại niệm xứ)

 

(Here the Buddha uses the personal pronoun “I”, because it is necessary for communication; but no self actually takes these postures, only rupa and nama. This rupaand namamust be observed in your body ―not in others.)

(Ở đây Ðức Phật dùng đại từ nhân xưng “Tôi” bởi vì nó cần thiết để truyền đạt: nhưng thực tế không có cái ngã đảm nhận những tư thế này, chỉ có danh và sắc. Cả hai điều này hành giả phải quan sát chú ý trong cơ thể của mình – chứ không phải ở những người khác)

 

Aachan Naeb posed this question:

“How does one know what is walking rupa?”

Answer: “The way one walks is walking rupa. For example, not the step but the whole position. Walking rupa is known by yogavacara.”

Thiền sư Achan Naeb đưa ra câu hỏi này:

“Làm cách nào mà người ta biết được oai nghi đi là gì? Ðáp “Tính cách mà người ấy đi là oai nghi. Ví dụ, không phải bước chân mà là toàn bộ tư thế. Biết được oai nghi đi là nhờ hành giả có được ba danh pháp (Yogāvacara), đó là nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác”.

 

2.2.4 How to Tell if One’s Practice is Right or Wrong

2.2.4. Làm cách nào để biết chắc sự tu tập của một người Ðúng và Sai?

 

 It is important that the practitioner realize when his practice is right or wrong. With the right practice he will know the posture and know that the posture is sitting rupa. Knowing the posture is sati, and knowing it is sitting rupa is sampajanna. And he will know these two together. If he is aware of sitting rupa with practice wisdom he will know by the feeling that this is right. This right practice wisdom repeated over and over will lead to vipassana wisdom.

Ðiều quan trọng là hành giả nhận thức được sự tu tập của mình đúng hay sai. Với sự tu tập đúng cách, vị này sẽ biết được tư thế và biết rằng tư thế đó là oai nghi ngồi. Sự biết được tư thế là tâm chánh niệm. Và biết được đó là oai nghi ngồi là sự tỉnh giác. Và vị này cùng một lúc sẽ biết được hai hình thức này. Nếu vị này nhận biết được oai nghi ngồi với trí tuệ tu tập, vị này sẽ biết được bằng sự cảm nhận rằng đây là phương pháp đúng. Sự tu tập trí tuệ đúng liên tục sẽ dẫn đến tuệ Thiền Minh Sát.

 

He should know that the duty of Satipatthana is to destroy like and dislike. For example, if he doesn’t like wandering mind, then dislike (domanassa) will develop. On the other hand, if he would like to be in the present moment because it is peaceful, then desire (lobha) will develop. So correct practice is to be in the present moment as much as possible ―which will destroy like and dislike.

Vị này phải biết rằng chức năng của Tứ niệm xứ là tiêu diệt ham muốn và không ham muốn. Ví dụ, nếu vị này không thích tâm vẩn vơ, như vậy sự không thích (domanassa) sẽ phát triển. Nói một cách khác, nếu vị này muốn ở trong khoảnh khắc hiện tại bởi vì nó an vui, sau đó tham (lobha) sẽ phát triển? Vì vậy sự tu tập đúng đắn là ở trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt – nó sẽ diệt trừ ham muốn và không ham muốn.

 

Also, when the mind encounters an object, states with either no defilement (present moment) or with defilement (mental, or nivarana, kilesa) will arise, depending on whether one’s yoniso is good or not. Suppose the mind encounters “foong” (mental kilesa). If yoniso is not good, aversion (domanassa) can occur. But if the yoniso is correct, it will be clear that foong is nama (a mental state), and it is not “you” ―and you will be back in the present moment.

Cũng như vậy, khi tâm đối mặt với một những trạng thái không phiền não (ở khoảnh khắc hiện tại) hoặc phiền não) tâm, hoặc triền cái, phiền não) sẽ phát sinh, tùy thuộc vào tác ý của một người là tốt đẹp hoặc không. Giả sử tâm đối mặt với “frōng” (tâm phiền não). Nếu tác ý không tốt đẹp, khó chịu (domanassa) có thể xảy ra. Nhưng nếu tác ý đúng, nó sẽ rõ ràng rằng “tâm phóng dật” là danh (một trạng thái tâm), và nó không phải là “hành giả” – và hành giả sẽ trở về trong trạng thái ở khoảnh khắc hiện tại.

 

2.2.5 Simplified Practice for the Beginning Yogi

2.2.5. Sự đơn giản hóa tu tập cho hành giả mới nhập môn

 

It is not a good idea to make practice too complicated at first. Since rupa is easier to see (gross), and nama is rather difficult (subtle), it is best for the beginning yogi to use rupa as the object in the present moment as much as possible [1], and to restrict practice to these essentials:

Người ta cho rằng sự tu tập vào buổi đầu tiên quá phức tạp là điều không tốt. Bởi vì sắc pháp thì dễ dàng nhận thấy hơn (thô), và danh pháp thì hơi khó khăn (vi tế), điều tốt nhất là dùng sắc pháp làm đối tượng cho những hành giả mới bắt đầu tu tập trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt [6], và giới hạn sự tu tập và những điều cơ bản này:

 

 

1) The yogi’s main duty is to know sitting rupa, standing rupa, etc. at all times and to know it through yogavacara: that is, to stay in the cinta-panna present moment as continuously as possible.

  1. Nhiệm vụ chính của hành giả là biết oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v… ở tất cả mọi lúc và nhận biết nó qua ba danh pháp: nghĩa là, lưu lại trong cinta trí tuệ (trí tuệ tu tập) ở khoảnh khắc hiện tại càng liên tục càng tốt.

 

2) A secondary duty is to note whatever mental states interfere or intrude upon the knowing of sitting rupa, etc. (such as “namahearing”, “namaseeing”, etc.).

  1. Nhiệm vụ thứ hai là ghi nhận bất cứ những trạng thái tâm nào xen vào hoặc xâm nhập vào sự nhận biết oai nghi ngồi, v.v… (chẳng hạn như tâm nhĩ thức “Nāma thấy” v.v…)

 

3) To remain in a given position until pain forces a change, then to “yoniso” the pain as to cure suffering and follow the pain into the new position.

  1. Duy trì ở một tư thế ấn định cho đến khi sự đau đớn xuất hiện buộc phải thay đổi, sau đó “tác ý” sự đau đớn là để điều trị sự đau khổ tiếp tục đi theo sự đau đớn vào tư thế mới

 

4) To “yoniso” all other activity (eating, bathing, household tasks, etc.) as to cure suffering.

  1. Ðối với “tác ý” tất cả hoạt động khác (ăn, tắm, công việc nhà v.v…) là để điều trị sự khổ

 

5) In short, the main duty of the beginning yogi is to be aware of rupa continuously in all positions, until complete familiarity is developed.

  1. Nói tóm lại, nhiệm vụ chính yếu của hành giả mới bắt đầu tu tập nhận biết sắc pháp liên tục ở mọi tư thế được phát triển hoàn toàn quen thuộc.

 

[1] Thuật ngữ “Yoki” viết tắt từ Yogāvacara. Mặc dù người ta thường đọc nó là “Yogi”. Nó thường được đọc bằng “K” bởi vì nó đối lập với “Yogi” mang ý nghĩa là “hành giả”.

[2] Ðức Phật dạy “Như Lai không thể thấy được một pháp độc đáo này có thể dẫn đến chánh kiến (samma Diṭṭhi) hơn là khéo tác ý, sự chú tâm có trí tuệ”. (Tăng Chi Bộ Kinh, Aykab – Nibat)

[3] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)

[4] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)

[5] Với sự ngoại lệ của chúng ta phải có tự chủ về việc ăn nói, làm những hành động vô ích v.v… Chúng ta cũng phải có sati và sampajanna – học hỏi (sikkhati) thêm để biết có phải là sự tu tập đúng hay sai.

[6] “… giống như một người muốn làm cho nước trong khi đã cầm một hạt Katuka và thọc tay vào trong lu nước rồi quậy nó một hoặc hai lần nhưng nước vẫn không trong, người này không ném hạt Katuka đi; ngược lại vị này quậy nó liên tục, và khi làm như vậy chất bùn lắng xuống và nước trở nên trong và sạch – cũng như vậy, thấy tỳ kheo đừng nên chịu thua, nhưng vị này phải liên tục chú tâm, nhận thức và xác định sắc pháp (sắc pháp)” (Thanh tịnh Ðạo, XVĪI, 16)

[6] “…just as when a man wanting to clarify water has taken a katuka nut and put his hand inside the pot and rubbed it once or twice the water does not come clear, he does not throw the katuka nut away; on the contrary he rubs it again and again, and as he does so the fine mud subsides and the water becomes transparent and clear ―so too, the bhikkhu should not give up, but he should again and again comprehend, give attention to, discern, and define materiality (rupa) only.”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-ii-chuong-ii-thuc-hanh/
  5. Photo 2:https://www.yogaindailylife.org/system/en/exercise-levels/sitting-postures-for-pranayama-and-meditation
  6. Photo 3: https://www.thientaisinh.com/chanh-niem-tinh-giac/
  7. Photo 3a: http://evdhamma.org/index.php/dharma/anguttara-excerpts-1-4/item/33-1-4-chuongtrichdan-anguttaranikaya
  8. Photo 4: https://sites.google.com/site/philippeaelbrecht/vipassanameditation
  9. Photo 4a: http://www.evaldon.com/christian/Sharing_Budd.htm
  10. Photo 4b: https://www.slideshare.net/limchinkah/nama-rupa-17435817
  11. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/documents/minhsattutap/item/1304-chuong11-minhsattutap-nhanduyen-chean-tamtuong-song-ngu
  12. Photo 6: https://www.youtube.com/watch?v=lAADQfr_2nA
  13. Photo 7: https://www.pinterest.com/pin/204139795585026501/
  14. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/truongbokinh/digha-1-34/item/950-chuong-22
  15. Photo 9: https://www.quora.com/How-do-I-know-what-is-right-or-wrong