Chương 1 – Vipassanā Bhāvanā – Đạo Phật – Buddhism – Song ngữ

Vipassanā Bhāvanā – Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

Compile: Lotus group

 

Minh Sát Tu Tập – Vipassanā Bhāvanā – Đạo Phật – Buddhism – Song ngữ

 

“All sentient beings who, however,

were born or will be born,

must leave their body

and go (to death).

Knowing all being is loss as such,

the wise should practice exertion

and lead the religious life.”

“Tất cả loài hữu tình

Ðã sanh hoặc chưa sanh

Ðều phải bỏ xác than

Và ra đi khi chết.

Bậc trí biết như vậy

Nên cố gắng thực hành

Ðời phạm hạnh cao thượng”.

(Udana, Khuddaka Nikaya, 25, iii, 189)

 

“…though with pious heart he took refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha, greater would have been the fruit thereof, had he with pious heart undertaken to keep the precepts: abstention from taking life…from intoxicating liquor, the cause of laziness…though with pious heart he undertook the precepts, greater would have been the fruit thereof, had he made become a mere passing fragrance of loving kindness…though he made become just the fragrance of loving kindness, greater would have been the fruit thereof, had he made become, just for a finger-snap, the perception of impermanence…”

“… Mặc dù với tâm tín thành, vị ấy quy y Ðức Phật, Giáo Pháp và Chư Tăng, nhưng quả báo chắc chắn sẽ lớn hơn nếu vị ấy với tâm tín thành thọ trì các học giới: từ bỏ sát sanh,…, từ bỏ uống rượu và các chất say –là nhân sanh dễ duôi…; mặc dù với tâm tín thành, vị ấy thọ trì các học giới này, nhưng quả báo chắc chắn sẽ lớn hơn nếu vị ấy tu tập từ tâm chỉ như thoáng hương bay…; mặc dù vị ấy tu tập từ tâm chỉ như thoáng hương như vậy, nhưng quả báo chắc chắn sẽ lớn hơn nếu vị ấytu tập vô thường tưởng, chỉ trong một búng tay…”

(Anguttara-Nikaya, Book of Nines)

 

1.1 BUDDHISM – Đạo Phật

 

   After attaining the 4 Jhana then: begin entering the cognitive ecstasies: 

  (5th) The realm of infinite space; (6th) The realm of infinite perception; 

  (7th) The realm of nothingness; (8th) The realm of neither sensation nor no sensation; 

  (9th) The cessation of sensation and feeling. 

 

Twenty-six-hundred years ago, Prince Siddhattha of the small Sakiyan Kingdom of Northern India, repelled by the suffering he saw around him, left his wife and son [1] and set out on a lonely quest to find the end of suffering. Following the goal of the Hindu ascetics of that day he sought Amatta―or Deathlessness. Practicing with one teacher he reached the 7th jhana (there are 8 jhanas in jhana-practice: 4 rupa and 4 arupa). Then with another teacher he reached the 8th jhana.

Hai ngàn sáu trăm năm trước, Thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhartha)của Vương Tộc Thích Ca nhỏ bé ở Bắc Ấn bàng hoàng trước nỗi thống khổ mà Người thấy chung quanh mình, đã lìa bỏ vợ đẹp con thơ và đơn độc ra đi tìm phương dứt khổ. Theo chân của các du sĩ Ấn giáo thuở ấy, Ngài đi tìm sự Bất Tử — Amata. Thực hành với một vị thầy, Ngài đạt đến đệ thất thiền — tức Vô Sở Hữu Xứ Thiền Vô Sắc 1. Rồi với một vị thầy khác, Ngài đạt đến đệ bát thiền — Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

    Siddhartha broke his ascetic fast with a meal of hot milk and rice, offered to him by a dairy maid, named Sujata.

 

But he soon saw that these were temporary states, which could not truly end suffering. He then began to practice self-mortification, which involved fasting to purify the soul and thereby achieve freedom from pain. He did this until his body nearly wasted away. Then he broke his ascetic fast with a meal of hot milk and rice, offered to him by a dairy maid, named Sujata.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu, Ngài nhận ra rằng đây chỉ là những trạng thái nhất thời chứ không thực sự đoạn tận khổ. Từ đó, Ngài bắt đầu hành pháp khổ hạnh, kể cả nhịn ăn để tịnh hóa thân tâm, nhờ đó hy vọng thành tựu sự giải thoát khổ. Ngài hành pháp khổ hạnh cho đến khi cơ thể gần như sức tàn lực kiệt. Sau đó, Ngài từ bỏ khổ hạnh, mở đầu bằng việc thọ dụng bữa cơm sữa do một mục nữ tên Sujata dâng cúng.

  Siddhartha had come to the conclusion that the extremes of sense pleasure and self-mortification were not the answer: the answer lay in the Middle Way (Majjhima Patipata).

 

He had come to the conclusion that the extremes of sense pleasure and self-mortification were not the answer: the answer lay in the Middle Way (Majjhima Patipata). That night, in meditation, he discovered the Four Noble Truths and became enlightened. He was, in the familiar chant of the Buddhist monks, Sammasambuddhasa―or, “enlightened by his own efforts”.

Ngài nhận ra rằng, hai cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh đều không phải là câu trả lời; câu trả lời nằm trong Trung Ðạo (Majjhimā Patipada). Ðêm đó, trong khi hành thiền định, Ngài khám phá chân lý Tứ Ðế và trở thành bậc Giác Ngộ. Ngài là bậc Chánh Ðẳng Giác (Sammāsambuddhassa) – Bậc tự mình giác ngộ).

  Ngài khẳng định vũ trụ là một vật thể, bao gồm các pháp hữu vi là Danh và Sắc (nāma và rūpa, hay ngũ uẩn).

 

Today, all over the world, growing numbers of men and women, experiencing ever-increasing standards of living and affluence, but feeling nevertheless dissatisfied, are turning toward the remedies of the Noble Truths and Eight-Fold Path. Gautama Buddha steadfastly held through forty-five years of teaching that he taught only one thing: “Suffering, and the end of suffering”. He did not care to speculate as to whether the universe is eternal or not eternal, or similar enigmas that vex philosophers ―though he did posit a universe that was matter, containing living things that are mind and matter (nama and rupa, or the Five Khandhas). No permanent self or soul in god or man could he find, or fit into his scheme of things. Indeed, the practice of Buddhism can be defined simply as the observation (awareness) of body and mind, as constantly changing things. As a result of this over two thousand years of observing the mind and body process, a vast lore of information has been acquired. (Even some of the recent discoveries in dream research in the Western world were known to Buddhist’s thousands of years ago).

Ngày nay, khắp mọi nơi trên thế giới, con người -dù được hưởng những chuẩn mực sinh hoạt và sự sung túc ngày càng tăng cao, song họ vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Ðức Phật Gautama (Cồ Ðàm) trước sau như một, trong suốt bốn mươi lăm năm giáo hóa, chỉ dạy một điều: “Khổ và sự đoạn tận khổ”. Ngài không quan tâm đến vấn đề suy đoán xem thế gian này là trường tồn hay không trường tồn, hoặc những vấn đề khó hiểu tương tự từng làm bận lòng các triết gia -mặc dù Ngài khẳng định vũ trụ là một vật thể, bao gồm các pháp hữu vi là Danh và Sắc (nāma và rūpa, hay ngũ uẩn). Không thể thấy một tự ngã hay linh hồn thường hằng nào trong đó, dù là chư thiên hay loài người. Thực vậy, sự thực hành trong đạo Phật có thể được hiểu như là sự quán sát (tỉnh thức) về các hiện tượng của thân và tâm, như những pháp luôn luôn thay đổi. Kết quả của hơn hai ngàn năm quán sát tiến trình thân và tâm này, một kho tàng những thông tin đã được khai mở. (Ngay cả những khám phá gần đây trong việc nghiên cứu những giấc mơ đang tiến hành ở phương Tây, cũng đã được người Phật tử biết đến hàng ngàn năm trước).

[1] They were reunited when he returned years later with a retinue of monks and followers, as the newly Enlightened One. He taught dhamma to his wife, his son, and his father.

 

1.1.1 What is Buddhism?

1.1.1.1 Introduction

Giới thiệu Ðạo Phật

 

The real Buddhism is not temples, or statues of the Buddha, or giving alms, or ceremonies. While these are all worthwhile, they do not answer the question, “What is the real Buddhism?” If we say that the real Buddhism is the practice of meditation using mindfulness and clear comprehension to realize wisdom ―and thus erase all defilement, and end suffering ―we are getting closer. But we still are not there.

Phật giáo đúng nghĩa không phải là những ngôi chùa, những pho tượng Phật, những hình thức bố thí, hay những lễ nghi, v.v… Mặc dù những điều vừa kể rất có giá trị, song chúng không đáp ứng được câu hỏi Phật giáo thực sự là gì. Nếu chúng ta nói rằng, đạo Phật thực sự là việc hành thiền, sử dụng chánh niệm và tỉnh giác để chứng đắc trí tuệ — nhờ vậy, tẩy trừ mọi phiền não và đoạn tận khổ đau — thì chúng ta đang đến gần câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đạt đến chỗ thấu đáo.

 

If we say that the real Buddhism is matter (rupa) and mind (nama) ―then we are getting a little closer; but even this is not entirely satisfactory. The word “nama” might still convey the notion of a mind that is compact, all of one piece, doing all these different mental functions. In order to give a truer picture of the mind, nama must be expressed as mental states (cittas) [1], each arising separately, and each different from the other: the mental state that sees is not the same as the mental state that hears, the mental state that is wandering mind is different from the mental state that observes body (rupa) in practice, etc. “We”, our entire existence, at any given time is simply the arising of one of these mental states, which is quickly replaced by another.

Nếu chúng ta nói rằng, đạo Phật thực sự là Danh (nāma) và Sắc (rūpa), như thế chúng ta đã đến gần hơn chút nữa, song ngay cả điều này vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn. Từ “nāma” (danh) truyền đạt ý niệm về một cái tâm thuần khối, thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ tâm lý khác nhau. Ðể đưa ra một bức tranh chân xác hơn về tâm, nāma phải được diễn tả như những citta [2] – tâm, mỗi tâm khởi lên riêng biệt, và tâm này khác với tâm kia. Chẳng hạn, tâm thấy không giống tâm nghe, phóng tâm khác với tâm quán sát sắc trong lúc thực hành, v.v… “Chúng ta”, toàn bộ sự hiện khởi của “chúng ta”, ở bất kỳ một thời điểm nào cũng chỉ là sự khởi lên của một trong những tâm này; chúng thay thế nhau rất nhanh lẹ.

  Mental states (cittas) are made up of 52 different mental properties, called cetasikas. (feeling, perception, etc. are cetasikas.)

 

But mental state (citta) is still not enough. Mental states (cittas) are actually made up of 52 different mental properties, called cetasikas. (For example, contact, feeling, perception, etc. are cetasikas.) So now, our true definition of nama becomes citta-cetasika. We may now add rupa to our definition of Buddhist reality, and so we get citta-cetasika and rupa. But citta-cetasika-rupa is still not the whole “picture”. If we practice successfully (realize rupa and nama are not “us”) we will reach a state where a brief path-moment arises that erases defilements. This path-moment has nibbana as an object, and this nibbana is also a part of Buddhist reality.

Nhưng nói tâm không vẫn chưa đủ. Tâm thực sự được cấu tạo bởi 52 tâm sở –cetasika — khác nhau (chẳng hạn, xúc, thọ, tưởng,… là những tâm sở). Vì vậy bây giờ, sự định nghĩa đúng đắn của chúng ta về nāma (danh) trở thành citta-cetasika (tâm -tâm sở). Ðến đây, chúng ta thêm sắc (rūpa) vào phần định nghĩa đó và có citta -cetasika và rūpa (tâm – tâm sở và sắc). Tuy nhiên, đó vẫn không phải là “bức tranh” toàn diện. Nếu chúng ta thực hành đúng đắn (nhận biết Danh-Sắc này không phải là “chúng ta”), kết quả là ta sẽ đạt đến trạng thái mà ở đó, một sát-na tâm đạo ngắn ngủi khởi lên làm nhiệm vụ đoạn trừ phiền não. Sát-na tâm đạo này có Niết Bàn làm đối tượng, và Niết Bàn này cũng là một phần của thực tại trong Phật giáo.

 In Buddhism: citta-cetasika-rupa, and nibbana. These four things are ultimate reality.

 

Thus, our final definition of Buddhist reality now becomes mind-body and enlightenment ―or to state it in Pali, the language of Buddhism: citta-cetasika-rupa, and nibbana. These four things, in Buddhism, are ultimate reality. This means they are those things in the universe that are “real” ― that is, they do not require concepts to understand. So, every living thing in the universe is made up of the first three of these ― citta-cetasika and rupa. Nibbana―which is the object of the path-moment that erases defilement in each of the four stages of enlightenment ― is the fourth part of ultimate reality: citta-cetasika, rupa, and nibbana. (It is important to [1] For a fuller explanation of all Pali terms, see glossary in back of this book. know that nibbana is just an object of the mind at a certain stage of wisdom. It actually appears as a very brief moment of peace and stillness ― and its nature is no defilement.)

Như vậy, định nghĩa cuối cùng của chúng ta về thực tại Phật giáo bây giờ trở thành Danh-Sắc và sự giác ngộ, hoặc nói theo ngôn ngữ Pāḷi — ngôn ngữ thường dùng trong đạo Phật — là Citta, Cetasika, Rūpa và Nibbāna. Trong đạo Phật, bốn Pháp này là thực tại tối hậu (chân đế). Ðiều này hàm ý chúng là những Pháp nằm trong vũ trụ được xem là “thực”, với nghĩa: chúng không đòi hỏi phải có những khái niệm để hiểu nó. Do đó, các pháp hữu vi trong vũ trụ này được cấu tạo bởi ba thực tại đầu — tâm, tâm sở, sắc. Niết Bàn — đối tượng của sát-na tâm đạo đoạn trừ phiền não ở mỗi trong bốn giai đoạn giác ngộ — là phần thứ tư của thực tại tuyệt đối kể trên. (Ðiều quan trọng nên biết ở đây là Niết Bàn chỉ là đối tượng của tâm ở một giai đoạn tuệ nào đó mà thôi. Niết Bàn thực sự xuất hiện như một sát-na tĩnh lạc ngắn ngủi, bản chất của Niết Bàn không phải là phiền não).

  The first three (citta-cetasika-rupa) is to demonstrate that “you” are really made up of many parts (rapidly-changing mental   states and rapidly-changing matter), and since none of these parts are “you”, the parts together are not “you” either.

 

The purpose in Buddhism of the first three (citta-cetasika-rupa) is to demonstrate that “you” are really made up of many parts (rapidly-changing mental states and rapidly-changing matter), and since none of these parts are “you”, the parts together are not “you” either. The science in Buddhism that divides body and mind into smaller and smaller parts is called Abhidhamma: this science helps to better see that “we” are not man, not woman, not-self, etc.

Trong đạo Phật, thấu hiểu ba thực tại đầu (tâm, tâm sở, sắc) là để chứng minh cái gọi là “Ta” này thực ra được cấu tạo bởi nhiều phần (các trạng thái tâm lý (danh) hay vật chất (sắc) đều thay đổi hay biến đi một cách nhanh chóng). Vì vậy, không có phần nào trong những phần này là “Ta”, và tập hợp các phần ấy cũng không phải là “Ta”. Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) — môn khoa học lấy đối tượng là thực tại tuyệt đối — giúp chúng ta thấy rõ cơ cấu vi tế của cái gọi là Thân -Tâm hay Danh-Sắc này, rằng “chúng ta” không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không có tự ngã, v.v…

 

Our first definition of Buddhism, then, is that this ultimate reality (citta-cetasika-rupa, & nibbana) is Buddhism ―real Buddhism.

Do đó, định nghĩa đầu tiên của chúng ta về đạo Phật lúc này chính là Thực Tại Cùng Tột gồm Tâm (Citta), Tâm sở (Cetasika), Sắc pháp (Rūpa) và Niết Bàn (Nibbāna) — đây là đạo Phật chân thực.

 

Every living thing in the world answers to this mind-matter definition (citta-cetasika-rupa). Non-living things are just matter, rupa. Even though people do not know this definition, may never have even heard of Buddhism, they are still citta-cetasika-rupa, and nibbana still exists as a state that the mind (citta-cetasika) can reach when the mind has absolute purity. Now, having read this simple explanation of the real Buddhism, you can, it is hoped, progress with a little more confidence to our teacher’s more technical discussion of this important subject, which is described in the following paragraphs.

Sự định nghĩa này đúng cho tất cả các pháp thuộc thế gian –sự kết hợp Danh-Sắc (citta–cetasika–rūpa) tạo ra pháp hữu tình và pháp vô tình thì chỉ có sắc (rūpa); và pháp xuất thế gian –Niết Bàn (Nibbāna). Dù ai không biết về định nghĩa này, cũng như chưa từng nghe nói về đạo Phật, họ vẫn là tâm -tâm sở -sắc pháp, và Niết Bàn vẫn hiện hữu như một trạng thái mà tâm có thể đạt đến khi đã tuyệt đối thanh tịnh. Như vậy, sau khi đã đọc lời giải thích giản dị này về Ðạo Phật Chân Thực, bạn có thể, đây là điều chúng tôi hy vọng, có ít nhiều tín tâm nơi Phần Bàn Luận hơi nặng tính “kỹ thuật” của bậc Thầy chúng tôi về đề tài quan trọng này. Nó sẽ được mô tả kỹ trong những đoạn sau.

 

1.1.1.2 Discussion:

  1. Phần Bàn Luận

 

Buddhism can be defined in two ways:

1) The true state of the nature of the world, and

2) The teaching of the Lord Buddha.

Ðạo Phật có thể được định nghĩa như là Thực tánh pháp và những lời dạy của Ðức Phật.

 

  1. The true state of the nature of the world.

1) Thực Tánh Pháp

 

The Lord Buddha said “Sabbha dhamma anatta.” This means, literally, all dhamma (things) are without self.” Thus, we can see that the four elements of ultimate reality in the universe ―mind (citta-cetasika), matter (rupa), and enlightenment (nibbana) ― all have the same single characteristic: they are without self.

Ðức Phật dạy “Sabba dhamma anatta” — tất cả các pháp (dhamma) đều vô ngã (anatta). Như vậy, chúng ta thấy rằng bốn yếu tố của thực tại cùng tột trong vũ trụ –tâm (citta), tâm sở (cetasika), sắc (rūpa), sự giác ngộ (Nibbāna) –đều có cùng một đặc tính là vô ngã.

 

These four elements are the true state of the nature of the world (sabhava dhamma) ―i.e., no self, no man, no woman, no dog, etc.  Sabhava, in this essay, refers mainly to not-self, not man, not woman, etc. Not-self is the only one of the Three Characteristics (impermanence, suffering, not-self) that fits all four of the elements of ultimate reality. This is because nibbana is supramundane: permanent, and happy, but not-self. Citta-cetasika-rupa is mundane: impermanent, suffering, and not-self.

Bốn yếu tố này là thực tánh pháp (sabhāvadhamma), nghĩa là, không có tự ngã, không có đàn ông, không có đàn bà, không chó, mèo v.v… Vô ngã là một trong ba đặc tánh (Tam tướng) –Vô Thường, Khổ, Vô Ngã –được

xem là hợp với bốn yếu tố của thực tại cùng tột. Niết Bàn thuộc siêu thế chỉ vô ngã; ba yếu tố còn lại thuộc hiệp thế có đầy đủ ba đặc tánh (Tam tướng) kể trên.)

 

  1. a) Everybody has three of the above four things: citta-cetasika and rupa. Or these four can be summarized as body and mind (rupa and nama). Or in more detail, they can be broken down into five parts called aggregates: body, feeling, perception, volition, and consciousness. These three (citta-cetasika and rupa) keep us on the wheel of rebirth that is a continual round of birth, old age, sickness and death. These three occur because of cause and aiding condition; they always depend on each other (body can’t act without mind, mind is helpless without body, for example); and they arise and immediately fall away, continuously through life. This happens every moment (split-second), and because it happens whether we are aware of it or not, it is called mundane dhamma. This true state of the nature (sabhava) does not occur because of God or Brahma or any other miraculous intervention.
  2. a) Chúng hữu tình là tập hợp gồm ba trong bốn pháp kể trên, tức mỗi người chúng ta là tập hợp của tâm, tâm sở và sắc pháp; hay nói gọn là thân và tâm hoặc danh và sắc. Chi tiết hơn, chúng có thể được phân thành năm phần gọi là ngũ uẩn gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức uẩn. Các yếu tố này cứ tiếp tụcđưa chúng ta vào vòng luân hồi, tức là vòng luẩn quẩn của sanh, lão, bệnh, tử. Chúng phát sanh do nhân và duyên; chúng luôn luôn tùy thuộc vào nhau (sắc “thân” không thể hoạt động nếu không có tâm; tâm cũng không nơi nương tựa nếu không có thân); chúng sanh diệt tức thời và liên tục trong suốt kiếp sống. Sự sanh diệt này xảy ra trong từng sát-na, và chính vì nó cứ xảy ra một cách “tự do” cho dù chúng ta có biết hay không, nên nó được gọi là pháp thế gian; nó xảy ra không do Thượng Ðế, Phạm Thiên hay bất kỳ một sự can thiệp huyễn hoặc nào.

This “world” can be called the “aggregates-world” or the “rupa-nama-world”. “Thế gian” này có thể được gọi là “thế gian của năm uẩn” hay “thế gian của danh -sắc”

 

The Five Aggregates, or body-mind (rupa-nama), are suffering (dukkha-sacca) (“sacca” means “truth”, thus dukkha-sacca is the truth of suffering ― the First Noble Truth). The Five Aggregates are the real dukkha-sacca and they are the result of cause. That cause is craving, as stated in the Second Noble Truth, the truth of the cause of suffering. The real creator of rupa and nama is defilement. Defilement is craving or, in practice, the defilements are desire, aversion, and delusion. It is only from defilement that body and mind are created. This body and mind (Five Aggregates) is what we conventionally think is a man or woman, or this person or that, or this nation or that. That which creates (defilement) and that which is created (Five Aggregates) has the three characteristics ― impermanence, suffering, and not self and they are natural law. There is no exception to this for any being.

Năm uẩn hay Danh-Sắc (nāma-rūpa) là Khổ đế –Dukkhasacca(“Sacca” có nghĩa là “sự thực” hay “chân đế”. “Dukkhasacca” là sự thực về Khổ hay Khổ đế –Thánh đế thứ nhất). Năm uẩn là khổ và chúng là quả của nhân –nhân đó chính là tham ái, như đã được Ðức Phật tuyên bố trong Thánh đế thứ hai –Khổ Tập Thánh đế hay sự thực về nhân sanh khổ. Nhân sanh thực sự của Danh và Sắc là phiền não. Phiền não này là ái, hay trong pháp hành, các phiền não là Tham, Sân, Si. Chính do phiềnnão mà danh và sắc được tạo ra. Thân -tâm hay danh -sắc (năm uẩn) là những gì chúng ta thường nghĩ là đàn ông hay đàn bà, quốc gia này, quốc gia nọ, v.v… Nhân sanh (phiền não) và quả được sanh (năm uẩn) đều có ba đặc tánh –Vô Thường, Khổ và Vô Ngã –đây là quy luật tự nhiên, không có sự ngoại lệ cho bất kỳ chúng sanh nào.

 

  1. b) Nibbana however is ultimate reality (sabhava-dhamma) and is outside the Five Aggregates ― that is to say, outside the “world”. (The Buddha said that, for each being, the “world” is really the Five Aggregates, since everything we experience comes through them. This “world” can be called the “aggregates-world” or the “rupa-nama-world”.)
  2. b) Niết Bàn là thực tại cùng tột (sabhāvadhamma) và nằm ngoài năm uẩn, hay nói cách khác là nằm ngoài “thế gian”. (Ðức Phật nói rằng, đối với mỗi chúng sanh, “thế gian” thực sự là Năm Uẩn, bởi lẽ mọi thứ chúng ta kinh nghiệm đều phát ra từ đó. “Thế gian” này có thể được gọi là “thế gian của năm uẩn” hay “thế gian của danh -sắc”).

 

Nibbana is an object of the path-moment that erases defilement, and hence suffering ―this occurs at the 14th of the 16 vipassana knowledges (yanas) ― and the fruition, or savoring, which follows it (15th yana). Nibbanais called supra-

mundane because it is the dhamma that extinguishes defilement and hence suffering. Nibbana is permanent and happy. But it is not a man or woman ― no self.

Niết Bàn là đối tượng của sát-na tâm đạo diệt trừ phiền não, cũng chính là diệt khổ. Sự kiện này xảy ra ở Tuệ thứ 14 trong 16 Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa) và sát-na tâm quả liền sau nó (Tuệ thứ 15). Niết Bàn được gọi là siêu thế bởi vì đó là pháp triệt tiêu phiền não và khổ. Niết Bàn chỉ có vô ngã.

 

This is real Buddhism. Prince Siddhattha discovered the wisdom that is the Four Noble Truths by himself. Nobody taught him. Hence, he is called “Phra Arahant ―Sammasambuddha” (“Enlightened by his own efforts”).

Ðây là đạo Phật chân thực mà chính Thái tử Sĩ-đạt-ta đã tự mình khám phá bằng trí tuệ, không ai dạy cho Ngài cả. Vì thế, Ngài được gọi là “Phra Arahant–Sammasambuddha” (Bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác).

 

—o0o—

 

2. The teachings of the Buddha.

2) Những lời dạy của Ðức Phật

 

This is the second way Buddhism can be defined. The Lord Buddha’s teachings are beneficial in three ways, depending on which of these fit your particular character: a) Beneficial for this life. b) Beneficial for the next life. c) Beneficial for the highest good, or nibbana, which ends suffering. An example of a) above is the sutta-teaching about not getting angry. The Buddha taught non hatred. “Don’t hurt your mind”, said the Buddha. Anger only hurts you, not the other person. An example of b) above are the teachings concerning morality and the practice of concentration development in meditation. Regarding c) above the Buddha taught the way to reach nibbana―the kind of happiness that does not turn into suffering anymore, where happiness and suffering are mixed.

Những lời dạy của Ðức Phật cũng được xem như là định nghĩa về đạo Phật. Những lời dạy đó đem lại nhiều lợi ích trong kiếp hiện tại, trong kiếp vị lai, đem lại lợi ích tối thượng hay Niết Bàn đoạn tận khổ -tùy thuộc vào khả năng đoạn trừ phiền não (Tham, Sân, Si) của mỗi người. Trong Tam tạng Kinh điển, Ðức Phật đã chỉ ra rất nhiều pháp hành từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, phù hợp với căn tánh của mỗi chúng sanh, và chỉ với mục đích là đoạn trừ tham, sân, si. Bố thí, giữ giới, hành thiền, v.v… tất cả đều góp phần đem lại những lợi ích kể trên.

 

In this essay we will only discuss nibbana to end suffering. The real suffering is the Five Aggregates, or body and mind (rupa and nama). When the Five Aggregates are extinguished completely, final, or complete, nibbana is reached. An example of this is the Lord Buddha and the fully-enlightened ones (arahants) of the Buddha’s time. They will never be reborn again to experience suffering.

Trong chuyên luận này, chúng tasẽ chỉ bàn đến Niết Bàn là pháp đoạn tận khổ. Cái khổ thực sự chính là năm uẩn, hay thân và tâm (danh và sắc). Khi năm uẩn tận diệt hoàn toàn thì Niết Bàn được đạt đến. Một ví dụ chứng minh cho sự kiện này là Ðức Phật và các bậc Thánh đệ tử của Ngài –họkhông bao giờ còn tái sanh để thọ khổ nữa.

 

And what way did the Lord Buddha teach to end suffering?

He taught morality, concentration, and wisdom (clear comprehension) in the Eight-Fold Path.

Ðức Phật đã dạy phương cách nào để chấm dứt khổ? Ngài dạy Giới, Ðịnh, Tuệ trong Bát Thánh Ðạo.

 

Why must it be morality, concentration, and wisdom in the Eight-Fold Path? Because these three elements when they are in the Eight-Fold Path are the Middle Way, which is necessary to reach the Four Noble Truths.

Tại sao phải là Giới, Ðịnh, Tuệ trong Bát Thánh Ðạo? Bởi vì ba yếu tố này khi nằm trong Bát Thánh Ðạo trở thành TrungÐạo, một yếu tố tối cần để chứng đắc Tứ Thánh Ðế.

 

The Eight-Fold Path is called the Middle Way, and is the “one and the only way” to reach the Four Noble Truths and end suffering.

Bát Thánh Ðạo được gọi là Trung Ðạo, là “Con Ðường Ðộc Nhất” để chứng đắc Tứ Thánh Ðế, cũng như đoạn tận khổ.

 The Middle Way means avoidance of the two extremes of sensual indulgence and self-mortification that the Buddha found among Hindu yogis in his day.

 

The Middle Way means avoidance of the two extremes of sensual indulgence and self-mortification that the Buddha found among Hindu yogis in his day. These yogis thought self-mortification would destroy desire and self-indulgence would destroy hatred. The Middle Way also means avoiding like or dislike.

Trung Ðạo nghĩa là tránh hai cực đoan –lợi dưỡng và khổ hạnh –mà Ðức Phật đã thấy rõ sau khi hành với các đạo sĩ Ấn giáo vào thời của Ngài. Những vị đạo sĩ này nghĩ rằng hành khổ hạnh sẽ diệt được tham ái và lợi dưỡng sẽ diệt được sân hận, nhưng không phải vậy. Trung Ðạo cũng có nghĩa là không thiên về tham hay sân.

 

What is the benefit of realizing the Four Noble Truths?

The benefit is the end of suffering. This is done when the path-moment that has nibbana as its object erases all remaining defilement and ends suffering (4th Path). Nibbana is very happy because there is no rebirth.

Kết quả sự chứng ngộ Tứ Thánh Ðế là gì?

Kết quả đó là đoạn tận khổ. Sự kiện này xảy ra khi sát-na tâm đạo có Niết Bàn là đối tượng –diệt trừ tất cả các phiền não còn lại và đoạn tận khổ (Ðạo thứ tư –A-la-hán Ðạo). Niết Bàn là cực lạc bởi lẽ nó không còn tái sanh.

 

What do you mean by very happy?

The kind of happiness that does not turn into suffering anymore, like mundane happiness. The Lord Buddha said, “Nibbana is very happy”. How does happiness come about? Because nibbana has no Five Aggregates. The Five Aggregates are the real truth of suffering (dukkha-sacca). If you don’t have the Five Aggregates, you don’t have any suffering ― such as old age, sickness, death, sorrow, lamentation, etc. That’s why nibbana is happy. It’s not liked the mundane world, where happiness and suffering are mixed. Nibbana is the highest good in Buddhism.

Cực lạc đề cập ở đây với nghĩa gì? Cực lạc ở đây muốn nói đến loại hạnh phúc không còn chuyển thành khổ như trong tam giới nữa. Ðức Phật nói “Niết Bàn lạc tối thượng”. Tại sao Ðức Phật lại nói như vậy? Bởi vì Niết Bàn không có năm uẩn –năm uẩn chính là Khổ Ðế. Nếu không có năm uẩn, thì không có các khổ như già, đau, bệnh, chết, sầu, bi, v.v… Ðó là lý do tại sao Niết Bàn được gọi là lạc, nó không giống như hạnh phúc thế gian, thực chất chỉ là khổ. Niết Bàn là tối thượng trong đạo Phật.

 

Morality, concentration, and wisdom comprise the Eight-Fold Path. Which comes first? Should we practice morality until we are purified, and realize concentration and wisdom later?

Giới, Ðịnh và Tuệ hình thành Bát Thánh Ðạo. Cái nào đi trước? Chúng ta có phải hành giới trước cho đến khi được thanh tịnh giới rồi mới hành định và tuệ không?

 

Morality, concentration, and wisdom in the Eight-Fold Path have to go together, not just one at a time. It’s like a pill with three ingredients: we take them all at once. Concentration-type meditation is peaceful, with rapture ― especially for the one who reaches absorption (very high state of concentration). It is very happy. So why do we say only nibbana is happy? While concentration-type meditation is wholesome and it destroys mental defilements (hindrances), it is just temporarily peaceful, lasting only as long as the hindrances are suppressed. The happiness depends on the level of absorption. But that happiness is still in the wheel of suffering.

Giới, Ðịnh và Tuệ trong Bát Thánh Ðạo cần phải phối hợp với nhau chứ không tách riêng ra, giống như một liều thuốc có ba viên, chúng ta phải uống hết một lần. Thiền định đem lại lạc cùng với hỷ, đặc biệt đối với những người đã đạt đến an chỉ định (một trạng thái định rất cao). Nhưng nó vẫn chưa phải là an lạc tối thượng. Mặc dù là thiện và nó diệt được các triền cái (những phiền não trong tâm), nhưng các trạng thái an lạc này chỉ là tạm thời, chỉ kéo dài bao lâu các triền cái còn bị trấn áp. Do đó, hạnh phúc của thiền định còn tùy thuộc vào mức độ định tâm. Và hạnh phúc ấy vẫn còn nằm trong vòng luân hồi.

 

Meditation to reach absorption existed before the Lord Buddha. The Lord Buddha practiced this concentration meditation until he reached the highest absorption (the eighth) but he realized that absorption could not destroy hidden defilements. Then he found the Eight-Fold Path and realized the Four Noble Truths ― and thus, enlightenment. He then said, “This is my last life”. And so, because enlightenment (nibbana) extinguishes defilement and hence suffering ― and ends the round of rebirth ― we say only nibbana is happy.

Loại thiền để đạt đến an chỉ định này có trước thời Ðức Phật. Chính Ðức Phật cũng đã hành pháp thiền định này và đạt đến bậc cao nhất –Ðệ bát định hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Nhưng Ngài nhận ra rằng định không thể diệt được những phiền não ngủ ngầm trong tâm. Sau đó, Ngài khám phá ra Bát Thánh Ðạo –pháp hành theo Trung đạo –và chứng ngộ Tứ Thánh Ðế. Sự kiện này được gọi là Giác Ngộ. Từ sự giác ngộ này, Ngài tuyên bố, “Ðây là kiếp chót của ta”. Như vậy, do sự giác ngộ (Niết Bàn), phiền não và khổ được tận diệt, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi, nên Niết Bàn chính là sự an lạc hay hạnh phúc tuyệt đối.

 

In all the world’s philosophies, wisdom that ends suffering is found only in Buddhism. How can we prove this? The Eight-Fold Path, properly followed, destroys defilements that are the cause of suffering. Defilements can only be destroyed with wisdom.

Trong tất cả mọi hệ thống triết lý của thế gian, trí tuệ đoạn tận khổ chỉ được tìm thấy ở đạo Phật. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh điều này? Bát Thánh Ðạo, nếu được thực hành một cách chánh đáng, sẽ tiêu diệt tất cả phiền não được xem là Nhân sanh khổ. Các phiền não này chỉ có thể bị đoạn diệt bằng trí tuệ.

 

When practice is perfect, wisdom develops and that wisdom (insight or vipassana wisdom) destroys defilement. Only Buddhism can completely destroy defilement ― i.e. reach nibbana. This is proof that the practice of the Eight-Fold Path develops wisdom.

Trong tất cả mọi hệ thống triết lý của thế gian, trí tuệ đoạn tận khổ chỉ được tìm thấy ở đạo Phật. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh điều này? Bát Thánh Ðạo, nếu được thực hành một cách chánh đáng, sẽ tiêu diệt tất cả phiền não được xem là Nhân sanh khổ. Các phiền não này chỉ có thể bị đoạn diệt bằng trí tuệ.Khi pháp hành thành mãn, trí tuệ sẽ phát triển, trí tuệ minh sát này sẽ đoạn diệt phiền não. Nói cách khác, việc thựchành Bát Thánh Ðạo sẽ mang lại kết quả này.

 

The last questions have to do with the important subject of nibbana.

  1. a) What is nibbana?
  2. b) Where is nibbana?
  3. c) How are you going to see nibbana?

(That is, if you believe nibbana exists.)

Những câu hỏi cuối cùng có liên quan đến Niết Bàn là: (a) Gì là Niết Bàn? (b) Niết Bàn ở đâu? (c) Làm thế nào để thấy Niết Bàn? (Ðó là nếu ta tin Niết Bàn thực hiện hữu).

 

These are good questions to ask, because all Buddhists want to end suffering. To end suffering, you have to reach nibbana. We will answer these questions briefly, but when you practice successfully, you will understand better.

Ðây là những câu hỏi chính đáng cần đượchỏi, bởi vì mọi người đều muốn chấm dứt khổ, tức là phải chứng đắc Niết Bàn -theo Phật giáo. Ở đây, chúng tôi sẽ trả lời một cách vắn tắt, tuy nhiên, khi bạn thực hành thành công, bạn sẽ hiểu rõ hơn.

 

  1. a) What is nibbana?

    Gì là Niết Bàn?

 

Nibbana is the object of a brief path-moment. Nibbana is ultimate reality, or the true state of the nature of things. This path-moment that has nibbana as an object extinguishes defilement and ends suffering. Suffering is “us” (nama-rupa). If there is no “us” (nama-rupa) there is no suffering such as old age, sickness, and death, etc. ―because there are no Five Aggregates in the state of nibbana. The Five Aggregates are the real suffering (dukkha-sacca). Each of us is composed of these Five Aggregates: body, feeling, perception, volition, and consciousness. Or more simply, these Five Aggregates are body (rupa) and mind (nama): (The last four of the above five are mind.) The Five Aggregates are the truth of suffering (dukkha-sacca, or 1st Noble Truth). Dukkha-sacca exists but we generally don’t see it. It is caused by defilement (craving) and that defilement creates us. That defilement that creates us stays with us a long time ― unless something is done about it.

Niết Bàn là thực tại tối hậu, hay thực tánh pháp (sabhāva). Niết Bàn là đối tượng của sát-na tâm đạo ngắn ngủi, tiêu diệt phiền não và chấm dứt khổ. Khổ chính là “chúng ta” — một tập hợp gồm Năm Uẩn –hay rút gọn lại là Danh-Sắc. Khổ Ðế thực sự hiện hữu, nhưng thường thì chúng ta không thấy được điều ấy, vì vậy mà “chúng ta” phải tồn tại trong thời gian vô cùng tận (luân hồi) –trừ phi thấy rõ nó (giác ngộ) và chấm dứt nó (giải thoát).

 

  1. b) Where is nibbana?

     Niết Bàn ở đâu?

 

Nibbana is not a place. It’s not anywhere. Nobody, not even one who has superpower can tell where nibbana is. Nibbana is not in heaven; it is like the wind: you only know it by its effects. Nibbana is the object of a very special path-moment. It is a mind object of this path-moment. The ordinary person is saturated in defilement, but when he does vipassana practice and vipassana wisdom occurs, his mind becomes purified. This is called path-moment and path-fruition. These two have nibbana as an object (the 14th and 15th of the 16 vipassana knowledges = nana or ‘yanas’ in Thai).

Niết Bàn không phải là một cõi, nên Niết Bàn không ở đâu cả. Không một ai, dù người ấy có quyền năng siêu nhiên cũng không thể nói được Niết Bàn ở đâu. Niết Bàn không phải ở trên trời. Niết Bàn cũng giống như gió (nếu có thể so sánh), bạn chỉ biết có gió nhờ tác dụng mát mẻ của nó. Niết Bàn là đối tượng của sát-na tâm rất đặc biệt, khi hành giả hành thiền minh sát và trí tuệ phát sanh, tâm vị ấy lúc này trở nên thanh tịnh. Ðây gọi là sát-na đạo và quả của đạo. Hai sát-na này đều có Niết Bàn là đối tượng (tức là vào giai đoạn Tuệ thứ 14 và 15 trong 16 Tuệ minh sát).

 

Nibbana is not mind. It’s just the object of mind. When vipassana wisdom is very strong, the mind of the ordinary person changes to the mind of the Noble One. This change is called path-moment. It is followed immediately by path-fruition. Both have nibbana as their object. When the cause of suffering is extinguished, suffering (the result) is extinguished by the particular path-moment for that path. The four paths to enlightenment are stream-winner, once-returner, non-returner, and fully-enlightened or Perfect One (the Arahant). There are ten fetters keeping us from full enlightenment:

1) Wrong view of self

2) Doubt about the Buddha’s teaching

3) Adherence to rites and rituals

(These refer to any belief that any ceremony such as lighting incense or any ritual behavior or worship can lead to nibbana.)

4) Sensual desire

5) Hatred

6) Desire for fine material existence

7) Desire for immaterial existence

(Fine material existence is an existence where there is still body. Immaterial existence is where there is only nama. So both of these fetters (6 and 7) refer to craving for types of heavenly existence.)

8) Pride

9) Restlessness

10) Ignorance

Niết Bàn không phải là tâm mà là đối tượng của tâm. Khi tuệ minh sát mạnh, tâm của phàm nhân chuyển thành tâm bậc Thánh. Sự chuyển hóa này được

gọi là sát-na đạo. Theo liền sau nó là sát-na quả. Cả hai đều lấy Niết Bàn làm đối tượng. Khi nhân sanh khổ bị diệt thì khổ (quả) cũng bị diệt bởi sát-na đạo đặc biệt của đạo ấy (tức một trong bốn đạo: Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, và A-la-hán đạo). Có 10 kiết sử ngăn không cho chúng ta giác ngộ hoàn toàn. Ðó là: 1. Thân kiến; 2. Hoài nghi lời dạy của Ðức Phật; 3. Giới cấm thủ; 4. Dục ái; 5. Sân; 6. Sắc ái; 7. Vô sắc ái3; 8. Ngã mạn; 9. Trạo cử; 10.Vô minh.

  Four paths of enlightenment: stream-winner, once-returner, non-returner, and fully-enlightened or Perfect One (the Arahant).

 

Thus, for the First Path, the stream-winner path-moment erases the first three fetters; for the Second Path, the once-returner path-moment weakens the next two fetters; for the Third Path, the non-returner path-moment erases the two weakened fetters; and for the Fourth Path, the arahatta path-moment erases the five remaining fetters.

Như vậy, ở Sơ đạo (Tu-đà-hoàn đạo), sát-na Nhập Lưu đạo này tẩy trừ ba kiết sử đầu; ở Nhị đạo, sát-na Nhất Lai đạo làm suy yếu hai kiết sử kế; ở Tam đạo, sát-na Bất Lai đạo tẩy trừ hai kiết sử đã bị làm suy yếu đó; và ở Tứ đạo, sát-na A-la-hán đạo tẩy trừ năm kiết sử còn lại.

 

  1. c) How are you going to see nibbana?

    Làm thế nào để thấy được Niết Bàn?

 

In order to see nibbana, you must practice the Four Foundations of Mindfulness (Satipatthana) in the right way. If practiced correctly Satipatthana is the

only way to enlightenment. The Lord Buddha said: “Bhikkhus, this path (as laid down in the Maha Satipatthana Discourse) is the one and only way for the purification of beings.”

Ðể thấy Niết Bàn, bạn phải hành Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) đúng cách. Việc thực hành Tứ Niệm Xứ một cách đúng đắn là con đường độc nhất đưa đến Giác Ngộ. Ðức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, đây là con đường độc nhất nhằm thanh tịnh hóa chúng sanh”.

 

Satipatthana is the first of, and the foundation of, the Thirty-Seven Qualities Contributing to Enlightenment. And the Thirty-Seven Qualities lead to realizing the Four Noble Truths, as the Lord Buddha did. When the mind is purified of defilement, you will know by yourself ― you won’t need anyone to tell you ― because nibbana is the true nature (sabhava) and that is realized by yourself. In the monks‟ chant, this is “Paccatan veditabbo vinnuhi” (“to be seen each man for himself”)

Satipaṭṭhānalà pháp đầu tiên và cũng là nền tảng của 37 Pháp Trợ Bồ Ðề (Giác Ngộ) –Pháp dẫn đến sự chứng ngộ Tứ Thánh Ðế, như Ðức Phật đã chứng. Khi tâm được thanh tịnh, thoát khỏi mọi phiền não, bạn sẽ tự mình biết rõ điều này, không cần ai khác, chỉ bởi vì Niết Bàn là thực tánh phải được tự chứng. (PaccattaṃVeditabbo Viññūhi-Bậc trí tự mình trực nhận).

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-i-dao-phat/
  4. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  5. Photo 1: Boonkanjanaram Meditation, Thailand; 2nd edition (January 1, 1988)
  6. Photo 2: https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-i-dao-phat/
  7. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/documents/thien-tacgia-va-baiviet/item/1286-huong-niemvui-do-thiendinh-song-ngu
  8. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/180-19-lam-sao-de-biet-mot-vi-a-la-han-song-ngu
  9. Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1098-bat-nha-tam-kinh-song-ngu
  10. Photo 6: https://www.slideshare.net/limchinkah/nama-rupa-17435817
  11. Photo 7: https://www.slideshare.net/samadhipunno/lec5-cetasika
  12. Photo 8: https://www.slideshare.net/limchinkah/nama-rupa-17435817
  13. Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/documents/buddhist-meditation/item/76-ngu-uan-the-five-aggregates-song-ngu
  14. Photo 10: https://www.pinterest.com/pin/407998047472261401/