Bài số 21: Cây Thông Vô Minh – An Ignorant Pine Tree – Song ngữ
The Buddha and His Teaching
Đức Phật và giáo pháp của Ngài
English: Jing Yin Ken Hudson
Việt ngữ: Hoàng Phước Đại – Pháp danh: Đồng An
Compile: Lotus group
Bài số 21: Cây Thông Vô Minh – An Ignorant Pine Tree.
Where do you suppose these evil thoughts come from?
Do you think that some evil monster puts them in our minds?
In order to try and make us do wrong things?
That would be nonsense.
There is no person like the devil who does things of this kind.
Buddha tells us where these thoughts come from.
They come from ignorance.
Các bạn thiết nghĩ những tư tưởng thô ác đó phát xuất từ đâu?
Các bạn cho rằng bọn ma quỉ nhét chúng vào đầu óc ta?
Để bắt ta làm nhiều điều sai trái ư?
Thật là vô nghĩa!
Không ai như ma quỉ làm cái trò như vậy.
Ðức Phật cho chúng ta thấy những tư tưởng đó phát xuất từ đâu.
Chúng bắt nguồn từ vô minh.
Ignorance, you remember, is the first cause of suffering. Ignorance of what is right and good makes us allow these thoughts to stay in our minds. From these thoughts come evil words and actions which in their turn cause us unhappiness and suffering. Here we see again the Law of Karma at work. Suffering is the Karma of wrong thinking.
Vô minh, các bạn còn nhớ đấy, là nguyên nhân đầu tiên của đau khổ. Không biết điều chân chính, hiền thiện là cho phép những tư tưởng đó trú ngụ trong tâm của chúng ta. Từ tư tưởng xấu xa phát ra ngôn ngữ và hành động ác độc, và rồi lần lượt gây khổ đau cho chúng ta. Ở đây chúng ta lại thấy Luật Nghiệp Báo. Khổ đau là cái Nghiệp của tư tưởng sai lầm.
Once a boy said to me that a wrong thought was a very little thing to make so much fuss about. It seems a little thing to us because we cannot see, as the Buddha did, the result of that thought. But all great things grow out of small beginnings. A mighty tree grows out of a tiny seed; so a murder can easily grow out of a wrong thought of hatred.
Có lần một cậu nói với tôi rằng tư tưởng sai lầm là điều rất bé nhỏ, việc gì phải làm rùm beng. Nó dường như rất bé nhỏ đối với chúng ta, vì chúng ta không thể thấy hậu quả của tư tưởng đó như Ðức Phật đã thấy. Nhưng tất cả những việc quan trọng đều phát xuất từ những căn nguyên nhỏ bé. Một thân cây đồ sộ bắt nguồn từ một hạt mầm tẻo teo; cũng thế, một vụ mưu sát cũng có thể dễ dàng bộc phát từ một ý tưởng hận thù sai lầm.
There was once a tall pine tree growing in the forest. He was the king of all the trees because he was so great and strong. One day a little creeper came to him and begged for permission to climb up his trunk for a short distance so that it could get a view of the land around. “Do not let that creeper climb upon you”, said the oak tree; “if you do you will regret it, for in the end it will kill you”.
Thuở nọ có một cây thông cao lớn mọc trong rừng. Nó là vua của các loài cây, vì nó rất lớn và khỏe. Một hôm có một dây leo bé nhỏ đến xin phép leo lên thân nó một đoạn ngắn để có thể ngắm nhìn vùng đất xung quanh. “Ðừng để dây đó leo lên thân ngài”, cây sồi nói. “Nếu ngài để dây đó leo lên thân ngài thì ngài sẽ lấy làm ân hận, cuối cùng nó sẽ giết ngài đấy”.
“Nonsense! How could a tiny thing like that kill me?” laughed the pine, and turning to the vine he gave it permission to climb.
“Vô lý! Làm sao một thứ bé nhỏ như thế có thể giết chết ta?” Cây thông cười ha hả, và quay sang dây nho, cho phép nó leo lên thân mình.
“Day by day the little creeper climbed upon the mighty pine,
And when it had reached its lower branches,
The pine tree told the creeper to stop.”
“Ngày qua ngày, dây leo bé nhỏ kia cứ từ từ leo lên cây thông đồ sộ,
Và khi nó vươn tới các cành thấp nhất,
thì cây thông bảo dây leo dừng lại.
“But this time the creeper only laughed,
And continued to wind its strong arms around the pine,
Shutting out the air sunshine.
The pine tree struggled but was helpless.”
“Nhưng lần này dây leo chỉ cười,
và tiếp tục quấn những vòng tay rắn chắc của nó quanh cây thông,
ngăn chắn không khí và ánh sáng mặt trời.
Cây thông phản kháng nhưng vô ích.”
“Today if you go into that forest, you will see a dead pine tree covered with a strong creeper. Evil thoughts are like that; they become strong habits and shut out all the bright sunshine of truth from our minds.”
“Hôm nay, nếu các bạn vào rừng, các bạn sẽ thấy một cây thông chết khô với dây leo rắn chắc phủ đầy. Những tư tưởng xấu ác cũng thế, chúng thành những tập quán kiên cố và ngăn chắn ánh sáng mặt trời chân lý rực rỡ soi rọi vào tâm trí chúng ta.”
Review questions – chapter 19-21
Câu hỏi ôn tập – Bài số 19-21
- What do the Buddhist books teach us about thoughts?
2. What do evil thoughts cause?
3. Tell the story of the banker.
4. What is a mind filled with good thoughts like?
5. What causes wrong thinking?
6. Do you believe, as some people do, that a devil puts evil thoughts in our minds?
7. What is the first cause of suffering?
8. What is suffering the result of?
9. Is a wrong thought a little thing really?
10. Tell the story of the pine tree.
11. What lesson do we learn from this story? - Kinh sách Phật giáo dạy chúng ta những gì về các loại tư tưởng?
2. Tư tưởng xấu ác gây ra những gì?
3. Hãy kể chuyện vị giám đốc ngân hàng.
4. Một tâm thức chứa đầy tư tưởng tốt đẹp thì giống như cái gì?
5. Ðiều gì gây ra tư tưởng sai lầm?
6. Bạn có tin như một số người cho rằng ma quỉ nhét tư tưởng độc ác vào tâm trí của chúng ta không?
7. Nguyên nhân đầu tiên của sự đau khổ là gì?
8. Ðau khổ là hậu quả của những gì?
9. Có phải tư tưởng sai lầm là chuyện thật sự bé nhỏkhông?
10. Hãy kể chuyện cây thông.
11. Chúng ta học được bài học gì từ câu chuyện này?
“Hi cat!!!”
Vocabularies – Lesson 21
Ngữ vựng – Bài số 21
air (n) : không khí
allow (v) : cho phép
branch (n) : cành cây, chi nhánh
creeper (n) : dây leo
devil (n) : ma, quỉ
distance (n) : khoảng cách
fuss (n) : sự ồn ào, sự om sòm
get (a) view of : nhìn thấy quang cảnh
mighty (a) : hùng mạnh
monster (n) : quái vật, yêu quái
murder (n) : tội mưu sát
nonsense (n) : lời nói vô nghĩa
oak (n) : cây sồi
pine tree (n) : cây thông
regret (v) : hối tiếc
shut out (v) : che khuất
struggle (v) : đấu tranh
tiny (a) : nhỏ xíu, bé tí
trunk (n) : thân cây
Sources:
Tài liệu tham khảo: