74. Tham-cầu lợi-dưỡng – Becoming A Common Monk – Song ngữ

Sakyamuni’s One Hundred Fables

Kinh Bách Dụ

English: Tetcheng Liao

Việt ngữ: Hòa Thượng Thích Tâm Châu

Compile: Lotus group

 

  1. Becoming A Common Monk – Tham-cầu lợi-dưỡng

Once upon a time, there was a kingdom which had a law that all Brahmans in the country should keep their bodies clean and those who do not would be subject to all kinds of hard works.

Xưa có ông vua đặt ra pháp-chế về sự “tẩy-tịnh” (35) đối với các người Bà-la-môn… ở trong nước. Ai trái lệnh phải đi làm các việc vất-vả.

 

There was a Brahman who was always holding an empty pot pretending that he was a clean man. When someone poured water info his pot, he spilled it and said in these words, “I don’t want to wash myself. Let the king do it himself. I have been lying to shun hard labor, because of the king’s law.”

Khi ấy, có người Ba-la-môn xách bình tắm không, nói dối là nước của người tẩy-tịnh đem đổ đi, người ấy nói: “Tôi chẳng tẩy-tịnh, nhà vua tự tẩy lấy! Vì theo ý nhà vua, tránh sự phục-dịch, tôi nói dối là tẩy-tịnh, chứ thực không phải tẩy-tịnh chi cả!”

 

This is also held to be true with the common monks. – A monk, who has shaved his head and worn dyed gannets, could break commandments while pretending to be following them outwardly. Thus, he wants to receive gain and offerings and avoids labor work, superficially he looks like a monk, but in reality, he cheats, just like the Brahman holding an empty pot and keeping up appearances. 

Phàm-phu tu đạo giải-thoát, hình-tướng bề ngoài đầy-đủ nhưng, bề trong hư-hỏng, tham-cầu lợi-dưỡng và trốn-tránh sự phục-dịch khác gì người cầm bình không kia, có tướng mà trong không vậy!

 

  • (35) Tẩy-tịnh: hai chữ này có nhiều ý-nghĩa khác nhau: 1/ Thân-thể bẩn-thỉu không chịu tắm gội như phái Bà-la-môn tu khổ-hạnh xưa, nay cần phải tắm rửa cho sạch-sẽ. 2/ Thân-tâm làm nhiều tội-lỗi, cần phải gột-rửa cho sạch-sẽ. 3/ Rửa hậu-môn khi đi đại-tiện (đi tiêu, đi cầu) cũng gọi là “tẩy-tịnh”.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.buddhism.org/Sutras/2/FablesSutra.htm
  2. https://tienvnguyen.net/a615/kinh-bach-du-sakyamuni-s-one-hundred-fables
  3. https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-bach-du-thich-tam-chau-dich-113682.html/3
  4. https://daitangkinh.net/?f=Kinh-Bach-Du/3