19. Kinh Pháp Cú – Chương 19: Phẩm Pháp Trụ – Established – Song ngữ
Dhammapada Sutta (The Path of Truth)
Kinh Pháp Cú
English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993
Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996
Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw
Compile: Lotus group
Chapter 19: Dhammattha – Established (Verse 256-272)
19. Kinh Pháp Cú – Chương 19: Giảng Lược Phẩm Pháp Trụ – Song ngữ
Verse 256. The Just And The Impartial Judge Best
Whoever judges hastily
does Dhamma not uphold,
a wise one should investigate
truth and untruth both.
“Ngươi đâu phải pháp trụ,
Xử sự quá chuyên chế,
Bậc trí cần phân biệt
Cả hai chánh và tà!”
Explanation:
Not by passing arbitrary judgements does a man become just; a wise man is he who investigates both right and wrong.
- Xử sự lỗ mãng, đâu phải hạnh của người phụng thờ Chánh pháp, vậy người trí cần biện biệt đâu chánh và đâu tà.
Verse 257. Firmly Rooted In The Law
Who others guide impartially
with carefulness, with Dhamma,
that wise one Dhamma guards,
a ‘Dhamma-holder’s’ called.
“Không chuyên chế, đúng pháp,
Công bằng, dắt dẫn người,
Bậc trí sống đúng pháp,
Thật xứng danh pháp trụ.”
Explanation:
He who does not judge others arbitrarily, but passes judgement impartially according to truth, that sagacious man is a guardian of law and is called just.
- Không khi nào lỗ mãng [11], đúng phép và công bình mới là người dẫn đạo. Kẻ trí nhờ sống đúng chánh pháp nên gọi là người an trụ chánh pháp.
Verse 258. Who Speaks A Lot Is Not Necessarily Wise
Just because articulate
one’s not thereby wise,
hateless, fearless and secure,
a ‘wise one’ thus is called.
“Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh bậc trí.
An ổn, không oán sợ.
Thật đáng gọi bậc trí.”
Explanation:
One is not wise because one speaks much. He who is peaceable, friendly and fearless is called wise.
- Chẳng phải cậy nhiều lời cho là người có trí, nhưng an tịnh không cừu oán, không sợ hãi mới là người có trí.
Verse 259. Those Who Know Speak Little
Just because articulate
one’s not skilled in Dhamma;
but one who’s heard even little
and Dhamma in the body sees,
that one is skilled indeed,
not heedless of the Dhamma.
“Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh trì pháp,
Những ai tuy nghe ít,
Nhưng thân hành đúng pháp,
Không phóng túng chánh pháp,
Mới xứng danh trì pháp.”
Explanation:
A man is not versed in Dhamma because he speaks much. He who, after hearing even a little Dhamma, realizes its truth directly and is not heedless of it, is truly versed in the Dhamma.
- Chẳng phải cậy nhiều lời cho là hộ trì chánh pháp, nhưng tuy ít học mà do than [12] thực thấy pháp, không buông lung, mới là người hộ trì chánh pháp.
Verse 260. Grey Hair Alone Does Not Make An Elder
A man is not an Elder
though his head be grey,
he’s just fully ripe in years,
‘aged-in-vain’ he’s called.
“Không phải là trưởng lão,
Dầu cho có bạc đầu.
Người chỉ tuổi tác cao,
Ðược gọi là: “Lão ngu.”
Explanation:
A monk is not an Elder because his head is gray. He is but ripe in age, and he is called one grown old in vain.
- Trưởng lão [13] chẳng phải vì bạc đầu, nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng trưởng lão, thì đó chỉ là xưng suông.
Verse 261. The Person Full Of Effort Is The True Elder
In whom is truth and Dhamma too,
harmlessness, restraint, control,
he’s steadfast, rid of blemishes,
an ‘Elder’ he is called.
“Ai chân thật, đúng pháp,
Không hại, biết chế phục,
Bậc trí không cấu uế,
Mới xứng danh Trưởng Lão.”
Explanation:
One in whom there is truthfulness, virtue, inoffensiveness, restraint and self mastery, who is free from defilements and is wise – he is truly called an Elder.
- Đủ kiến giải chân thật [14], giữ trọn các pháp hành [15], không sát hại sanh linh, lo tiết chế [16] điều phục [17], người có trí tuệ đó, trừ hết các cấu nhơ, mới xứng danh trưởng lão.
Verse 262. Who Gives Up Jealousy Is Good-Natured
Not by eloquence alone
or by lovely countenance
is a person beautiful
if jealous, boastful, mean.
“Không phải nói lưu loát,
Không phải sắc mặt đẹp,
Thành được người lương thiện,
Nếu ganh, tham, dối trá.”
Explanation:
Not by mere eloquence nor by beauty of form does a man become accomplished, if he is jealous, selfish and deceitful.
- Những người hư ngụy, tật đố và xan tham, tuy có biện tài lưu loát, tướng mạo đoan trang cũng chẳng phải người lương thiện.
Verse 263. Who Uproots Evil Is The Virtuous One
But ‘beautiful’ is called that one
in whom these are completely shed,
uprooted, utterly destroyed,
a wise one purged of hate.
“Ai cắt được, phá được
Tận gốc nhổ tâm ấy
Người trí ấy diệt sân,
Ðược gọi người hiền thiện.”
Explanation:
But he in whom these are wholly destroyed, uprooted and extinct, and who has cast out hatred – that wise man is truly accomplished.
- Nhưng người trí nhờ diệt trừ tận gốc lòng sân hận, mới là người lương thiện.
Verse 264. Shaven Head Alone Does Not Make A Monk
By shave head no samana
if with deceit, no discipline.
Engrossed in greed and selfishness
how shall he be a samana?
“Ðầu trọc, không sa môn
Nếu phóng túng, nói láo.
Ai còn đầy dục tham,
Sao được gọi sa môn?”
Explanation:
Not by shaven head does a man who is undisciplined and untruthful become a monk. How can he who is full of desire and greed be a monk?
- Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc cũng chưa phải là Sa môn; huống còn chất đầy tham dục, làm sao thành Sa môn?
Verse 265. Who Give Up Evil Is True Monk
All evils altogether he
subdues both fine and gross.
Having subdued al evil he
indeed is called a ‘Samana’.
“Ai lắng dịu hoàn toàn,
Các điều ác lớn nhỏ,
Vì lắng dịu ác pháp,
Ðược gọi là Sa môn.”
Explanation:
He who wholly subdues evil both small and great is called a monk, because he has overcome all evil.
- Người nào dứt hết các điều ác, không luận lớn hay nhỏ, nhờ dứt hết các ác mà được gọi Sa môn.
Verse 266. One Is Not A Monk Merely By Begging Alms Food
Though one begs from others
by this alone’s no bhikkhu.
Not just by this a bhikkhu
but from all Dhamma doing.
” Chỉ khất thực nhờ người,
Ðâu phải là tỷ kheo!
Phải theo pháp toàn diện,
Khất sĩ không, không đủ.”
Explanation:
He is not a monk just because he lives on others’ alms. Not by adopting outward form does one become a true monk.
- Chỉ mang bát khất thực, đâu phải là Tỳ kheo. Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng phải Tỳ kheo vậy.
Verse 267. The Holy Life Makes a Monk
Who both good and evil deeds
has gone beyond with holy life,
having discerned the world he fares
and ‘Bhikkhu’ he is called.
“Ai vượt qua thiện ác,
Chuyên sống đời Phạm Hạnh,
Sống thẩm sát ở đời,
Mới xứng danh tỷ kheo.”
Explanation:
Whoever here (in the dispensation) lives the holy life, transcending both merit and demerit, and walks with understanding in this world – he is truly called a monk.
Verse 268. Silence Alone Does Not Make A Sage
By silence one is not a sage
if confused and foolish,
but one who’s wise, as if with scales
weighs, adopts what’s good.
“Im lặng nhưng ngu si,
Ðâu được gọi ẩn sĩ?
Như người cầm cán cân,
Bậc trí chọn điều lành.”
Verse 269. Only True Wisdom Makes a Sage
Shunning evil utterly
one is a sage, by that a sage.
Whoever both worlds knows
for that one’s called a ‘Sage’.
“Từ bỏ các ác pháp,
Mới thật là ẩn sĩ.
Ai thật hiểu hai đời
Mới được gọi ẩn sĩ.”
Explanation:
Not by observing silence does one become a sage, if he be foolish and ignorant. But that man is wise who, as if holding a balance – scale, accepts only the good.
The sage, (thus) rejecting the evil, is truly a sage. Since he comprehends both (present and future) worlds, he is called a sage.
268 – 269. Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không thể gọi được là người tịch tịnh. Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới và ngoại giới, nên gọi là người tịch tịnh.
Verse 270. True Ariyas Are Harmless
By harming living beings
one is not a ‘Noble’ man,
by lack of harm to all that live
one is called a ‘Noble One’.
“Còn sát hại sinh linh,
Ðâu được gọi Hiền thánh.
Không hại mọi hữu tình,
Mới được gọi Hiền Thánh.”
Explanation:
He is not noble who injures living beings. He is called noble because he is harmless towards all living beings.
- Còn sát hại chúng sanh, đâu được xưng là Thánh hiền[20], không sát hại chúng sanh mới gọi là Thánh hiền.
Verse 271. A Monk Should Destroy All Passions
Not by vows and rituals
or again by learning much
or by meditative calm
or by life in solitude.
“Chẳng phải chỉ giới cấm
Cũng không phải học nhiều,
Chẳng phải chứng thiền định,
Sống thanh vắng một mình.”
Verse 272. Blemishes Should Be Given Up To Reach Release
Should you, O bhikkhu, be content,
“I’ve touched the bliss of letting go
not enjoyed by common folk”,
though you’ve not gained pollution’s end.
“Ta hưởng an ổn lạc,
Phàm phu chưa hưởng được.
Tỷ kheo, chớ tự tin
Khi lậu hoặc chưa diệt.”
Explanation:
Not by rules and observances, not even by much learning, nor by gain of absorption, nor by a life of seclusion, nor by thinking, “I enjoy the bliss of renunciation, which is not experienced by the worldling” should you, O monks, rest content, until the utter destruction of cankers (Arahatship) is reached.
271 – 272. Chẳng phải do giới luật, đầu đà [21], chẳng phải do nghe nhiều, học rộng, chẳng phải do chứng được tam muội, chẳng phải do ở riêng một mình, đã vội cho là “hưởng được cái vui xuất gia, phàm phu không bì kịp”. Các ngươi chớ vội tin điều ấy, khi mê lầm phiền não của các ngươi chưa trừ.
Chú thích:
[11] Lỗ mãng : Lỗ mãng (Sahara), bao hàm nghĩa cẩu thả, khinh xuất, độc đoán. Ở đây chỉ cho cái quan niệm bất chính xác, bởi chịu ảnh hưởng của tham, sân, si, bố úy mà sinh ra.
[12] Do thân (Kayena), nguyên chú thích là « do danh thân » (Namakayena). Trong văn Pali chia năm uẩn ra hai loại : Danh thân (Namakeyena) , tức danh uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thân (Rupakayena) tức là sắc uẩn. Như vậy, do thân thật thấy chánh pháp, là do tự nội tâm chứng ngộ Chánh pháp, đích thực, chứ không vịn lấy chỗ ngộ do người làm cho mình ngộ… Chữ thân là một chứa nhóm, đồng nghĩa với chữ uẩn.
[13] Trưởng lão (Thera), tiếng tôn xưng người đã giữ giới Tỳ kheo mười năm trở lên, nhưng vốn trọng về thực tu thực chứng, nếu không thì chỉ là cách gọi suông.
[14] Chân thật : chỉ cho lý Tứ diệu đế, đó là bốn chân lý chân thật.
[15] Pháp hành : Chỉ cho bốn quả thánh, bốn hướng (Tu đà hoàn hướng, Tư đà hàm hướng v.v… và Niết bàn.
[16] Tiết chế : Chỉ cho hết thảy giới luật, vì giới luật có công năng tiết chế điều phục mọi dục vọng buông lung ở nơi tâm ý.
[17] Điều phục : Đặc biệt chỉ cho điều phục năm căn.
[18] Bỏ thiện: thiện đây là chỉ cho cái thiện hữu lậu, là cái thiện làm với tâm bỉ thử ngã nhân.
[19] Biết: biết giới, biết định, biết tuệ.
[20] Thánh hiền: Chữ Ariya có nghĩa là hiền đức, cao thượng. Phật đối với người đánh cá tên Ariya mà nói ra Pháp cú này.
[21] Đầu đà: Trung Hoa dịch là Đẩu tẩu nghĩa là lối tu khổ hạnh. Hạnh tu kham khổ, tiết chế trong việc ăn, mặc, ở, để dứt sạch phiền não, gồm có 12 hạnh. Riêng cho một số người tu.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://thanhtruc-thanhtrucgdth.blogspot.com/2011/02/kinh-phap-cu.html
- http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_estab.htm
- https://efparker.files.wordpress.com/2015/08/drop-the-banana.jpg
- Tam Tu Metta Buddhist Temple & Heritage Garden – 610 Fisher Ave, Morgan Hill, CA 95037
- https://quangduc.com/a29858/kinh-phap-cu-chu-giai-tap-3