10. Kinh Pháp Cú – Chương 10: Giảng Lược Phẩm Hình Phạt – Punishment – Song ngữ

Dhammapada Sutta (The Path of Truth)

Kinh Pháp Cú

English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993

Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996

Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw

Compile: Lotus group

Chapter 10: Danda Vagga – Punishment (Verse 129-145)

10. Kinh Pháp Cú – Chương 10: Giảng Lược Phẩm Hình Phạt (câu 129-145) – Song ngữ

 

Verse 129. Of Others Think Of As Your Own Self

 

All tremble at force,

Of death are all afraid.

Likening others to oneself

Kill not nor cause to kill.

“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.”

Explanation:

All tremble at violence; all fear death. Putting oneself in the place of another, one should not kill nor cause another to kill.

  1. Ai ai cũng sợ gươm đao; ai ai cũng sợ sự chết; vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết.

 

Verse 130. To All Life Is Dear

 

All tremble at force,

Dear is life to all.

Likening others to oneself

Kill not nor cause to kill.

“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người thích sống còn;
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.”

Explanation:

All tremble at violence; life is dear to all. Putting oneself in the place of another, one should not kill nor cause another to kill.

  1. Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng thích được sống còn; vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết.

 

Verse 131. Those Who Do Not Receive Happiness

Whoever harms with force

Those desiring happiness,

As seeker after happiness

One gains no future joy.

“Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Ðể tìm lạc cho mình,
Ðời sau không được lạc.”

Explanation:

One who, while himself seeking happiness, oppresses with violence other beings who also desire happiness, will not attain happiness hereafter.

  1. Người nào cầu hạnh phúc cho mình mà lại lấy dao gậy phá hoại hạnh phúc kẻ khác, thì sẽ không được hạnh phúc.

       

Verse 132. Those Who Do Not Receive Happiness

 

Whoever doesn’t harm with force

Those desiring happiness,

As seeker after happiness

One gains future joy.

“Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,
Ðể tìm lạc cho mình,
Ðời sau được hưởng lạc.”

Explanation:

One who, while himself seeking happiness, does not oppress with violence other beings who also desire happiness, will find happiness hereafter.

  1. Người nào cầu hạnh phúc cho mình mà không lấy dao gậy phá hoại hạnh phúc kẻ khác, thì sẽ được hạnh phúc.

 

Verse 133. Retaliation Brings Unhappiness

Speak not harshly to other folk,

Speaking so, they may retort.

Dukkha indeed is quarrelsome speech

And force for force may hurt you.

“Chớ nói lời ác độc,
Nói ác, bị nói lại,
Khổ thay lời phẩn nộ,
Ðao trượng phản chạm mình.” 

Explanation:

Speak not harshly to anyone, for those thus spoken to might retort. Indeed, angry speech hurts, and retaliation may overtake you.

  1. Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngươi dùng lời thô ác nói với người khác, người khác cũng dùng lời thô ác nói với ngươi, thương thay những lời nói nóng giận, thô ác chỉ làm cho các người đau đớn khó chịu như dao gậy mà thôi.

 

Verse 134. Tranquillity Should Be Preserved

 

If like a broken gong

Never have you reverberated,

Quarrelling’s not part of you,

That Nibbana’s reached.

“Nếu tự mình yên lặng,
Như chiếc chuông bị bể.
Ngươi đã chứng Niết Bàn
Ngươi không còn phẩn nộ.”

Explanation:

If, like a broken gong, you silence yourself, you have approached Nibbãna, for vindictiveness is no more in you.

  1. Nếu ngươi mặc nhiên như cái đồng la bể trước những người đem lời thô ác cãi vã đến cho mình, tức là ngươi đã tự tại đi trên đường Niết-bàn [2], người kia chẳng làm sao tìm được sự tranh cãi với ngươi được nữa.

            

Verse 135. Decay and Death Terminate Life

As with force the cowherds drive

Their cattle out to graze,

Like this decay and death drive out

The life from all beings.
“Với gậy người chăn bò,
Lùa bò ra bãi cỏ;
Cũng vậy, già và chết,
Lùa người đến mạng chung.”

Explanation:

Just as a cowherd drives the cattle to pasture with a staff, so do old age and death drive the life force of beings (from existence to existence).

  1. Như với chiếc gậy, người chăn trâu xua trâu ra đồng; sự già, sự chết cũng thế, thường xua chúng sanh [3] đến tử vong.

Verse 136. Results of Evil Torment the Ignorant

When the fool does evil deeds

Their end he does not know,

Such kamma burns the one unwise

As one who’s scorched by fire.

“Người ngu làm điều ác,
Không ý thức việc làm.
Do tự nghiệp, người ngu
Bị nung nấu, như lửa.”

Explanation:

When the fool commits evil deeds, he does not realize (their evil nature). The witless man is tormented by his own deeds, like one burnt by fire.

  1. Kẻ ngu tạo ác nghiệp vẫn không tự biết có quả báo gì không? Người ngu tự tạo ra nghiệp [4] để chịu khổ, chẳng khác nào tự lấy lửa đốt mình.

          

Verse 137. The Evil Results of Hurting the Pious

 

Whoever forces the forceless

Or offends the inoffensive,

Speedily comes indeed

To one of these ten states:

“Dùng trượng phạt không trượng,
Làm ác người không ác.
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ.”

Verse 138. Evil Results of Hurting Harmless Saints

 Sharp pain or deprivation,

Or injury to body,

Or to a serious disease,

Derangement of the mind;

“Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm.”

              

Verse 139. Harming the Holy Is Disastrous

 

Troubled by the government,

Or else false accusation,

Or by loss of relatives,

Destruction of one’s wealth;

“Hoặc tai họa từ vua,
Hay bị vu trọng tội;
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan.”

     

Verse 140. Woeful States in the Wake of Evil Doing

 

Or one’s houses burn

On raging conflagration,

At the body’s end, in hell

Arises that unwise one.

“Hoặc phòng ốc nhà cửa
Bị hỏa tai thiêu đốt.
Khi thân hoại mạng chung,
Ác tuệ sanh địa ngục.”
Explanation:

He who inflicts violence on those who are unarmed, and offends those who are inoffensive, will soon come upon one of these ten states:

Sharp pain, or disaster, bodily injury, serious illness, or derangement of mind, trouble from the government, or grave charges, loss of relatives, or loss of wealth, or houses destroyed by ravaging fire; upon dissolution of the body that ignorant man is born in hell.

137 – 140. Nếu lấy dao gậy hại người toàn thiện, toàn nhân, lập tức kẻ kia phải thọ lấy đau khổ trong mười điều này: thống khổ về tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại, hoặc bị trọng bệnh bức bách, hoặc bị tán tâm loạn ý, hoặc bị vua quan áp bức, hoặc bị vu trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán, hoặc bị tài sản tan nát, hoặc phòng ốc nhà cửa bị giặc thiêu đốt, và sau khi chết bị đọa vào địa ngục.[5]

         

Verse 141. Practices That Will Not Lead To Purity


 Not going naked, nor matted hair, nor filth,

Nor fasting, not sleeping on bare earth,

No penance on heels, nor sweat nor grime

Can purify a mortal still overcome by doubt.
“Không phải sống lõa thể
Bện tóc, tro trét mình,
Tuyệt thực, lăn trên đất,
Sống nhớp, siêng ngồi xổm,
Làm con người được sạch,
Nếu không trừ nghi hoặc.”

Explanation:

Neither going about naked, nor matted locks, nor filth, nor fasting, nor lying on the ground, nor smearing oneself with ashes and dust, nor sitting on the heels (in penance) can purify a mortal who has not overcome doubt.

  1. Chẳng phải đi chân không, chẳng phải để tóc xù (bờm), chẳng phải xoa tro đất vào mình, chẳng phải tuyệt thực, chẳng phải nằm trên đất, chẳng phải để thân mình nhớp nhúa, cũng chẳng phải ngồi xổm mà có thể trở nên thanh tịnh, nếu không dứt trừ nghi hoặc.

 

Verse 142. Costumes Do Not Mar Virtue

 

Even though adorned, if living in peace

Calm, tamed, established in the holy life,

For beings all laying force aside:

One pure, one peaceful, a bhikkhu is he.

“Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì, phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh,
Vị ấy là phạm chí,
Hay sa môn, khất sĩ.”

Explanation:

Even though he be well-attired, yet if he is poised, calm, controlled and established in holy life, having set aside violence towards all beings – he, truly, is a holy man, a renunciate, a monk.

  1. Người nào nghiêm giữ thân tâm tịch tịnh [6], chế ngự, khắc phục ráo riết trên đường tu Phạm hạnh [7], không dùng dao gậy gia hại sinh linh, thì chính người ấy là Bà-la-môn, là Sa-môn, là Tỳ-kheo [8] vậy.

 

Verse 143. Avoid Evil through Shame

Where in the world is found

One restrained by shame,

Awakened out of sleep

As splendid horse with whip?
“Thật khó tìm ở đời,
Người biết thẹn, tự chế,
Biết tránh né chỉ trích
Như ngựa hiền tránh roi.” 

Explanation:

Only rarely is there a man in this world who, restrained by modesty, avoids reproach, as a thoroughbred horse avoids the whip.

  1. Biết lấy điều hổ thẹn để tự cấm ngăn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da.

 

Verse 144. Effort Is Necessary To Avoid Suffering

As splendid horse touched with whip,

Be ardent, deeply moved,

By faith and virtue, effort too,

By meditation, Dhamma’s search,

By knowledge, kindness, mindfulness;

Abandon dukkha limitless!

“Như ngựa hiền chạm roi,
Hãy nhiệt tâm, hăng hái,
Với tín, giới, tinh tấn,
Thiền định cùng trạch pháp.
Minh hạnh đủ, chánh niệm,
Ðoạn khổ này vô lượng.”

Explanation:

Like a thoroughbred horse touched by the whip, be strenuous, be filled with spiritual yearning. By faith and moral purity, by effort and meditation, by investigation of the truth, by being rich in knowledge and virtue, and by being mindful, destroy this unlimited suffering.

  1. Các ngươi hãy nỗ lực sám hối như ngựa đã hay còn thêm roi. Hãy ghi nhớ lấy chánh tín, tịnh giới, tinh tiến, tam-ma-địa (Thiền định) trí phân biệt Chánh pháp, và Minh hạnh túc để tiêu diệt vô lượng thống khổ.

 

Verse 145. Those Who Restrain Their Own Mind

 Irrigators govern water,

Fletchers fashion shafts,

As joiners shape their timber

Those of good conduct tame themselves.

“Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn ván,
Bậc tự điều, điều thân.”

Explanation:

Irrigators regulate the waters, fletchers straighten arrow shafts, carpenters shape wood, and the good control themselves.

  1. Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm tên lo uốn tên, thợ mộc lo nẩy mực cưa cây, người làm lành thì lo tự chế ngự [9].

 

Chú thích:

 

[1] Trượng : Cây gậy bằng gỗ, thời trước dùng để đánh người có tội bị xử phạt, như nói : đánh một trăm trượng v.v…

[2] Niết bàn: Nguyên tiếng Phạn là Nirvana, Trung Hoa phiên âm là Niết bàn. Niết bàn còn gọi là Nê hoàn hay Niết bàn na. Niết bàn có nhiều nghĩa: Diệt độ, Giải thoát, Tịch diệt, Bất sinh, Vô Vi, An lạc, Viễn ly v.v… Bởi có nhiều nghĩa, nên thường người ta để nguyên là Niết bàn mà không có dịch nghĩa. Có bốn loại Niết bàn. Niết bàn của Đại thừa gồm có hai: Vô trụ xứ Niết bàn và Tự tánh thanh tịnh Niết bàn. Niết bàn của Tiểu thừa gồm có hai: Hữu dư y niết bàn và vô dư y Niết bàn.

[3] Chúng sanh: Sattava (Thuật ngữ). Tiếng Phạn là Tát đóa, Bộc hô thiện na. Cách dịch mới là hữu tình, cách dịch cũ là chúng sinh. Chúng sinh có nhiều nghĩa: 1. có nghĩa là mọi người cùng sinh ra; 2. Các pháp giả hòa hợp mà sinh, cho nên gọi là chúng sinh; 3. Sự sống chết trải qua nhiều lần, cho nên gọi là chúng sinh. Không gọi là chúng tử, bởi vì có sống ắt có chết, cho nên chỉ nêu chữ sinh đại diện. (Từ Điển Phật Học Hán Việt trang 245)

[4] Nghiệp: Karma (Thuật ngữ). Nghiệp có nghĩa là một hành động tạo tác lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Như thói quen hút thuốc, chơi cờ, đánh bài, uống rượu v.v… Nghiệp có nhiều loại. Tổng quát có hai loại nghiệp chính: nghiệp lành và nghiệp dữ. Ngoài ra, còn có Tích lũy nghiệp, Tập quán nghiệp, Cận tử nghiệp, Cực trọng nghiệp v.v…

[5] Địa ngục: naraka, niraya (cõi). Tiếng Phạn là Na lạc ca hay Nê lê. Tiếng Hán dịch là bất lạc, khả yếm, khổ cụ, khổ khí, vô hữu, chỉ nơi chẳng vui, đáng chán, đủ mọi cảnh khổ, chốn khổ cực. Đây là một cảnh giới tối tăm thật đau khổ.

[6] Tịch tịnh: Là vắng lặng, không có phiền não, là tên khác của Niết bàn.

[7] Phạm hạnh: Hạnh trong sạch. Người xuất gia tu phạm hạnh là hằng xa lìa dâm dục, nói chung là xa lìa mọi thứ dục vọng đều gọi chung là phạm hạnh.

[8] Tỳ kheo: Tỳ kheo hay Sa môn, chỉ cho những vị xuất gia thọ Đại giới, tức 250 giới. Tỳ kheo có ba nghĩa: Khất sĩ, bố ma và phá ác.

[9] Chế ngự: ngăn chặn tác hại và bắt phải phục tùng theo mệnh lệnh của tâm thiện. Như nói chế ngự những dục vọng cá nhân v.v…

 

“… you were punished staying up there …”

“… we are standing guard against you …”

 “… anh bị phạt đứng trên đó …”

 “… tụi em đứng canh chừng anh …”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thanhtruc-thanhtrucgdth.blogspot.com/2011/02/kinh-phap-cu.html
  2. http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_punish.htm
  3. http://barkpost.com/crushing-your-dogs-spirit/
  4. Tam Tu Metta Buddhist Temple & Heritage Garden – 610 Fisher Ave, Morgan Hill, CA 95037
  5. https://quangduc.com/p22576a29856/kinh-phap-cu-chu-giai-tap-2