06. Kinh Pháp Cú – Chương 6: Giảng Lược Phẩm Hiền Trí – The wise – Song ngữ

Dhammapada Sutta (The Path of Truth)

Kinh Pháp Cú

English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993

Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996

Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw

Compile: Lotus group

 

Chapter 6: Pandita Vagga – The wise (76-89)

06. Chương 6: Kinh Pháp Cú – Giảng Lược Phẩm Hiền Trí (câu 76-89)

                 

Verse 76. Treasure the Advice of the Wise

 

Should one a man of wisdom meet

Who points out faults and gives reproof,

Who lays a hidden treasure bare,

With such a sage should one consort.

Consorting so is one enriched

And never in decline.

“Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu.”
Explanation:

Should one find a man who points out faults and who reproves, let him follow such a wise and sagacious person as one would a guide to hidden treasure. It is always better, and never worse, to cultivate such an association.

  1. Nếu gặp được người hiền [89] trí chỉ bày lầm lỗi và khiển trách mình những chỗ bất toàn, hãy nên kết thân cùng họ, xem như bậc trí thức chỉ cho kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí lành mà không dữ.

 

Verse 77. The Virtuous Cherish Good Advice

 

Let him exhort, let him instruct,

And check one from abasement.

Dear indeed is he to the true,

Not dear is he to the false.

“Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Ðược người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.”

Explanation:

Let him admonish, instruct and shield one from wrong; he, indeed, is dear to the good and detestable to the evil.

  1. Những người khéo khuyên răn dạy dỗ, can ngăn tội kẻ khác, được người lành kính yêu bao nhiêu thì bị người dữ ghét bỏ bấy nhiêu.

 

Verse 78. In The Company of the Virtuous

Don’t go around with evil friends,

With rogues do not resort.

Spend your time with noble friends,

And worthy ones consort.

“Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân.
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.”

Explanation:

Do not associate with evil companions; do not seek the fellowship of the vile. Associate with good friends; seek the fellowship of noble men.

  1. Chớ nên kết bạn với người ác, chớ nên kết bạn với người kém hèn, hãy nên kết bạn với người lành, với người chí khí [90] cao thượng.

 

Verse 79. Living Happily in the Dhamma

 

Happy is he who Dhamma drinks

With heart that’s clear and cool.

One so wise ever delights

In Dhamma declared by the Noble.
“Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần tịnh;
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.”

Explanation:

He who drinks deep the Dhamma lives happily with a tranquil mind. The wise man ever delights in the Dhamma made known by the Noble One (the Buddha).

  1. Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh [91] an lạc [92], nên người trí thường vui mừng nghe thánh nhơn [93] thuyết pháp.

 

Verse 80. The Wise Control Themselves

 

Irrigators govern waters,

Fletchers fashion shafts,

As joiners shape their timber

Those who are wise tame themselves.
“Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.”

Explanation:

Irrigators regulate the waters; fletchers straighten the arrow shaft; carpenters shape the wood; the wise control themselves.

  1. Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nảy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình.

 

Verse 81. The Wise Are Steadfast

 

Just as a mighty boulder

Stirs not with the wind,

So the wise are never moved

Either by praise or blame.

“Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào giao động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không giao động.”

Explanation:

Just as a solid rock is not shaken by the storm, even so the wise are not affected by praise or blame.

  1. Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, những lời phỉ báng hoặc tán dương, chẳng bao giờ lay động được người đại trí [94].

 

Verse 82. The Wise Are Happy

 

Even as a fathomless lake,

A lake so calm and clear,

So dhammas having heard

Serene the wise become.
“Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.”

Explanation:

On hearing the Teachings, the wise become perfectly purified, like a lake deep, clear and still.

  1. Như hồ nước sâu, yên lặng trong sạch, những người có trí sau khi nghe pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng.

 

Verse 83. The Wise Are Tranquil

 

Everything the good renounce,

The peaceful chatter not of fond delights,

And whether touched by pleasure or pain

Nor joy or woe in the wise is seen.

“Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
Bậc trí không vui buồn.”

Explanation:

The good renounce (attachment for) everything. The virtuous do not prattle with a yearning for pleasures. The wise show no elation or depression when touched by happiness or sorrow.

  1. Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí không còn có niệm [95] mừng lo, nên chẳng bị lay động vì khổ, lạc.

 

Verse 84. The Wise Live Correctly

Neither for one’s own, nor for another’s sake

One should wish for children, wealth, estate,

Nor success desire by means unjust,

Thus virtuous, and wise, righteous one would be.

“Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp.”

Explanation:

He is indeed virtuous, wise and righteous who neither for his own sake nor for the sake of another (does any wrong), who does not crave for sons, wealth or kingdom, and does not desire success by unjust means.

  1. Không vì mình cũng không vì người để làm chuyện ác, không vì cầu con trai, giàu có hay mưu việc thiên hạ để làm việc ác, không vì cầu phồn vinh cho mình bằng những phương tiện [96] bất chánh. Người nầy thật là người giới hạnh [97], trí tuệ và chánh pháp.

 

Verse 85. A Few Reach the Other Shore

 

Among folk they are few

Who go to the Further Shore,

Most among humanity

Scurry on this hither shore.

“Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.”

Explanation:

Few among men are those who cross to the father shore. The rest, the bulk of men, only run up and down the hither bank.

  1. Trong đám nhân quần [98], một ít người đạt đến bờ kia, còn bao nhiêu người khác thì đang quanh quẩn ở bờ nầy.

 

Verse 86. Those Who Follow the Dhamma Are Liberated


But they who practise Dhamma

According to Dhamma well-told,

From Death’s Domain hard to leave

They’ll cross to the Further Shore.

“Những ai hành trì pháp,
Theo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.”

Explanation:

But those who act according to the perfectly taught Dhamma will cross the realm of Death, so difficult to cross.

  1. Những người hay thuyết pháp, theo chánh pháp tu hành [99], thì được đạt tới bờ kia, thoát khỏi cảnh giới tà ma [100] khó thoát.

 

Verse 87. Liberation through Discipline

                  

 Abandoning the dhammas dark

The wise should cultivate the bright,

Having from home to homeless gone

In solitude unsettling.

“Kẻ trí bỏ pháp đen
Tu tập theo pháp trắng.
Bỏ nhà, sống không nhà
Sống viễn ly khổ lạc.”

Explanation:

Abandoning the dark way, let the wise man cultivate the bright path. Having gone from home to homelessness, let him yearn for that delight in detachment, so difficult to enjoy. Giving up sensual pleasures, with no attachment, let the wise man cleanse himself of defilements of the mind.

  1. Người trí hãy mau từ bỏ hắc pháp (ác pháp) tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo phép tắc Sa môn.

 

Verse 88. Purify your mind

 

Let them desire that rare delight

Renouncing pleasures, owing nought,

Those wise ones should cleanse themselves

From all defilements of the mind.
“Hãy cầu vui Niết Bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.”

Explanation:

  1. Người trí cần gột sạch cấu uế [101] trong tâm, cầu cái vui chánh pháp, xa lìa ngũ dục, chẳng còn vướng mắc chi.

 

Verse 89. Arahats Are Beyond Worldliness

 

Those who come to Wakening

With mind full-cultivated,

Delight, no longer clinging,

In relinquishing attachment:

They, without pollution, radiant,

In this world have reach Nibbana.
“Những ai với chánh tâm
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ.
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.”

Explanation:

Those whose minds have reached full excellence in the factors of enlightenment, who, having renounced acquisitiveness, rejoice in not clinging to things-rid of cankers, glowing with wisdom, they have attained Nibbana in this very life.

  1. Người nào chính tâm tu tập các pháp giác chi [102] xa lìa tánh cố chấp, rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não để trở nên sáng suốt, thì sẽ chứng Niết bàn ngay trong đời hiện tại.

 

Chú thích:

 

[89] Hiền: Theo nghĩa thường là người tốt. Người có một tâm hồn rộng rãi yêu thương hay giúp đỡ người khác, gọi là người hiền lương. Hiền theo nghĩa sâu hơn trong Phật pháp thì, bên Tiểu thừa gồm có Tam hiền: ngũ đình tâm quán, biệt tướng niệm trụ và tổng tướng niệm trụ. Còn bên Đại thừa gồm có: Thập Trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng (Tự Điển Phật Học Hán Việt).

[90] Chí khí: Ýù muốn bền bỉ, mạnh mẽ, quyết khắc phục mọi trở ngại khó khăn, thực hiện mục đích cao đẹp của cuộc sống.

[91] Thanh tịnh: Thanh là trong; tịnh là sạch. Thanh tịnh là trong sạch. Tĩnh từ nầy chỉ rõ ở nơi bản tâm c?a mỗi người. Vì bản tâm của mỗi người vốn nó trong sạch không một chút bợn cáu, nhưng bị vô minh phiền não che ngăn làm cho tự thể bản tâm mất đi chất trong sạch. Dụ như bản chất của nước là trong, nhưng vì bị bụi bặm hòa tan trong nước làm cho nước bị đục. Nhưng khi lóng lặng bụi không còn, thì nước trong trở lại.

[92] An lạc: An ổn và vui vẻ. Muốn được an ổn vui vẻ, trong tâm phải không có phiền não, thì mới được an lạc. Còn phiền não, thì không an lạc.

[93] Thánh nhơn: Chỉ cho những bậc đã đoạn hoặc chứng chơn. Tùy theo chỗ dứt trừ phiền não nhiều ít mà có ra các bậc Thánh khác nhau. Bên Tiểu thừa, bắt đầu từ quả vị Tu Đà Hoàn trở lên đều gọi là Thánh. Bậc Thánh cao nhứt của Tiểu thừa là quả v? A La Hán. Còn bên Đại thừa, từ Thập Địa trở lên, gọi là Thánh. Phật quả là bậc Thánh cao nhứt của Đại thừa.

[94] Đại trí: chỉ cho những vị có trình độ giác ngộ cao.

[95] Niệm: Nhớ. Niệm có nhiều loại: chánh niệm, tà niệm, tạp niệm, loạn niệm, vọng niệm, ức niệm, niệm thí, niệm giới, niệm chơn như v.v… Các từ ngữ trên, tùy theo mỗi loại mà nó có ý nghĩa khác nhau.

[96] Phương tiện: Phương là phương pháp; tiện là tiện lợi. Nghĩa là dùng phương pháp tiện lợi để làm lợi ích cho chúng sanh.

[97] Giới hạnh: Giới là răn cấm; hạnh là đức hạnh. Nhờ gìn giữ giới luật nghiêm minh mà có thêm đức hạnh.

[98] Nhân quần: Nhân là người; quần là bầy. Nhân quần có nghĩa là chỉ chung cho loài người sống chung một tập thể trên đời. Như nói: Phụng sự nhân quần xã hội.

[99] Tu hành: Tu là sửa; hành là làm. Tu hành là sửa đổi và làm theo những điều đã sửa đổi cho ngày thêm tốt đẹp tiến bộ.

[100] Tà ma: Tà là cong quẹo, xiên lệch, không ngay thẳng; ma là những thứ làm chướng ngại trên đường tu. Nói chung, những gì làm trở ngại cho sự tu tiến của mình đều gọi là ma. Tà ma chúng có năng lực hướng dẫn sai lệch sự tu hành chánh giáo của mình để đi vào con đường đau khổ.

[101] Cấu uế: Nghĩa đen là dơ bẩn. Nghĩa bóng là ám chỉ cho những thứ phiền não rối rắm làm cáu bợn trong lòng mọi người.

[102] Giác chi: Tên khác của Thất bồ đề phần, gồm có: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả.


 “…Let purify our mind… Chúng ta hãy cầu vui Niết Bàn

 

 Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thanhtruc-thanhtrucgdth.blogspot.com/2011/02/kinh-phap-cu.html
  2. http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_wise.htm
  3. https://www.pinterest.com/pin/216946907026339600/
  4. Tam Tu Metta Buddhist Temple & Heritage Garden – 610 Fisher Ave, Morgan Hill, CA 95037
  5. https://tienvnguyen.net/a1128/treasury-of-truth-illustrated-dhammapada-chapter-06-kho-bau-su-that-kinh-phap-cu-minh-hoa-pham-06-
  6. https://quangduc.com/a29854/kinh-phap-cu-1