05. Kinh Pháp Cú – Chương 5: Giảng Lược Phẩm Ngu – Fools – Song ngữ

Dhammapada Sutta (The Path of Truth)

Kinh Pháp Cú

English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993

Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996

Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw

Compile: Lotus group

Chapter 5: Bala Vagga – Fools (verse 60-75)

05. Chương 5: Kinh Pháp Cú – Giảng Lược Phẩm Ngu (câu 60-75)

 

Verse 60. Samsara Is Long To the Ignorant

Long is the night for the sleepless,
long is the league for the weary one,
samsara’s way is long for fools
who know not the Dhamma True.

“Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chơn diệu pháp.”

Explanation:

Long is the night to the sleepless; long is the league to the weary. Long is worldly existence to fools who know not the Sublime Truth.

  1. Đêm rất dài đối với kẻ mất ngủ, đường rất xa dối với kẻ lữ hành [74] mỏi mệt. Cũng thế, vòng luân hồi [75] sẽ tiếp nối vô tận đối với kẻ ngu si không minh đạt Chánh pháp.

 

Verse 61. Do Not Associate With the Ignorant

 

If a wayfarer fails to find

One better or equal,

Steadfast he should fare alone

For a fools no fellowship.

“Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.”

Explanation:

Should a seeker not find a companion who is better or equal, let him resolutely pursue a solitary course; there is no fellowship with the fool.

  1. Không gặp kẻ hơn mình cũng không gặp kẻ ngang mình để kết bạn, thà quyết chí ở một mình còn hơn kết bạn với người ngu.

Verse 62. Ignorance Brings Suffering

 

“Sons have I, wealth have I”,
thus the fool is fretful.
He himself is not his own,
how then are sons, how wealth?

“Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu.”

Explanation:

The fool worries, thinking, “I have sons, I have wealth”. Indeed, when he himself is not his own, whence are sons, whence is wealth?

  1. “Đây là con ta; đây là tài sản ta”: Kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính ta còn không thiệt có, huống là con ta hay tài sản ta?

 

Verse 63. Know Reality. Be Wise

Conceiving so his foolishness
the fool is thereby wise,
while “fool” is called that fool
conceited that he’s wise.

“Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi chí ngu.”

Explanation:

A fool who knows his foolishness is wise at least to that extent, but a fool who thinks himself wise is called a fool indeed.

  1. Ngu mà tự biết ngu [76] tức là có trí, ngu mà tự xưng rằng trí, chính đó mới thật là ngu.

 

Verse 64. The Ignorant Cannot Benefit From the Wise

    Though all through life the fool

    Might wait upon the wise,

    No more Dhamma can he sense

    Than spoon the taste of soup.

“Người ngu, dầu trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được Chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.”

Explanation:

Though all his life a fool associates with a wise man, he no more comprehends the Truth than a spoon tastes the flavour of the soup.

  1. Người ngu suốt đời gần gũi người trí [77], vẫn chẳng hiểu gì Chánh pháp, ví như cái muỗng múc thuốc thang luôn mà chẳng bao giờ biết được mùi vị của thuốc.

 

Verse 65. Profit from the Wise

  

Though briefly one intelligent

 Might wait upon the wise,

 Quickly Dhamma he can sense

 As tongue the taste of soup.

“Người trí, dầu một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh.”

Explanation:

Though only for a moment a discerning person associates with a wise man, quickly he comprehends the Truth, just as the tongue tastes the flavour of the soup.

  1. Người trí dù chỉ gần gũi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi mới tiếp xúc với thuốc thang đã biết ngay được mùi vị của thuốc.

 

Verse 66. A Sinner Is One’s Own Foe

 Fools of feeble wisdom fare

 Enemies to themselves,

 Making evil kamma

 Which is of bitter fruit.

“Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã thành kẻ thù.
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.”

Explanation:

Fools of little wit are enemies unto themselves as they move about doing evil deeds, the fruits of which are bitter.

  1. Kẻ phàm phu không giác ngộ [78] nên đi chung với cừu địch [79] một đường. Cũng thế, những người tạo ác nghiệp nhất định phải cùng ác nghiệp chịu khổ báo.

 

Verse 67. Do What Brings Happiness

 

    That kamma’s not well-made

    From which there is remorse,

    Of which one senses the result

    With weeping and a tear-stained face.

“Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả dị thục.”

Explanation:

Ill done is that action doing which one repents later, and the fruit of which one, weeping, reaps with tears.

  1. Người gây điều bất thiện, làm xong ăn năn khóc lóc, nhỏ lệ dầm dề, vì biết mình sẽ phải thọ lấy quả báo tương lai.

 

Verse 68. Happiness Results From Good Deeds

 But well-made is that kamma

 Which done brings no remorse,

 Of which one senses the result

With glad mind and with joy.
“Và nghiệp làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ, ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục.”

Explanation:

Well done is that action doing which one repents not later, and the fruit of which one reaps with delight and happiness.

  1. Người tạo các nghiệp thiện, làm xong chẳng chút ăn năn, còn vui mừng hớn hở, vì biết mình sẽ thọ lấy quả báo [80] tương lai.

 

Verse 69. Sin Yields Bitter Results

    When evil kamma’s immature

    The fool thinks it is honeyed,

    But when the evil has matured

    Then to the fool comes dukkha.

“Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi;
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.”

Explanation:

So long as an evil deed has not ripened, the fool thinks it as sweet as honey. But when the evil deed ripens, the fool comes to grief.

  1. Khi ác nghiệp chưa thành thục [81], người ngu tưởng như đường mật; nhưng khi ác nghiệp đã thành thục, họ nhất định phải chịu khổ đắng cay.

 

Verse 70. The Unconditioned Is the Highest Achievement

 

    Month after month with blade-grass tip

    The fool may take his food;

    He’s not worth the slightest bit

    Of one who Dhamma knows.

“Tháng tháng với ngọn cỏ
Người ngu có ăn uống
Không bằng phần mười sáu
Người hiểu pháp hữu vi.”

Explanation:

Month after month a fool may eat his food with the tip of a blade of grass, but he still is not worth a sixteenth part of those who have comprehended the Truth.

  1. Từ tháng nầy qua tháng khác, với món ăn bằng đầu ngọn cỏ cô sa [82] (cỏ thơm) người ngu có thể lấy ăn để sống, nhưng việc ấy không có giá trị bằng một phần mười sáu của người tư duy chánh pháp [83].

 

Verse 71. Sin Is Like Sparks of Fire Hidden In Ashes

    As milk, is evil kamma done,

    So slowly does it sour.

    Smoldering does it follow the fool

    Like fire with ashes covered.
“Nghiệp ác đã được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.”

Explanation:

Truly, an evil deed committed does not immediately bear fruit, like milk that does not turn sour all at once. But smouldering, it follows the fool like fire covered by ashes.

  1. Người cất sữa bò không chỉ sáng chiều đã thành vị đề hồ [84] được. Cũng thế, kẻ phàm phu tạo nghiệp ác tuy chẳng thụ ác quả liền, nhưng nghiệp lực vẫn âm thầm theo họ như lửa ngún giữa tro than.

 

Verse 72. The Knowledge of The Wicked Splits His Head

    Truly to his detriment

    Skill is born to the fool;

    Ruined is his better nature

    And scattered are his wits.

“Tự nó chịu bất hạnh,
Khi danh đến kẻ ngu.
Vận may bị tổn hại,
Ðầu nó bị nát tan.”

Explanation:

To his own ruin the fool gains knowledge, for it cleaves his head and destroys his innate goodness.

  1. Kẻ phàm phu lòng muốn được tri thức mà hành động lại dẫn tới diệt vong, nên hạnh phúc bị tổn hại mà trí tuệ cũng tiêu tan.

 

Verse 73. Desire For Pre-Eminence

    For position a fool may wish:

    Among the bhikkhus precedence,

    In monasteries authority,

    From other families honors.
“Ưa danh không tương xứng,
Muốn ngồi trước tỷ kheo,
Ưa quyền tại tịnh xá,
Muốn mọi người lễ kính.”

Explanation:

The fool seeks undeserved reputation, precedence among monks, authority over monasteries, and honour among householders.

  1. Kẻ ngu thường muốn hư danh [85]: chỗ ngồi cao trong Tăng chúng, viện chủ [86] trong Tăng viện, mọi người xin đến cúng dường.

 

Verse 74. The Ignorant are Ego-Centred

    Both monks and laymen, let them think

    ‘This was done by me,

    Whatever the works, both great and small,

    Let them depend on me’.

    Such the intention of a fool,

    Swollen his greed and conceit.

“Mong cả hai tăng, tục,
Nghĩ rằng (chính ta làm).
Trong mọi việc lớn nhỏ,
Phải theo mệnh lệnh ta ”
Người ngu nghĩ như vậy
Dục và mạn tăng trưởng.

Explanation:

“Let both laymen and monks think that it was done by me. In every work, great and small, let them follow me” – such is the ambition of the fool; thus his desire and pride increase.

  1. Hãy để cho người Tăng kẻ tục nghĩ rằng: “Sự nầy do ta làm, mọi việc lớn nhỏ đều theo lệnh của ta”. Kẻ ngu cứ tưởng lầm như thế nên lòng tham lam ngạo mạn [87] tăng hoài.

 

Verse 75. Path to Liberation

 

    One is the way to worldly gain,

    Another to Nibbana goes.

    Clearly comprehending this

    The bhikkhu, Buddha’s follower

    Should wallow not in proffered gifts,

    Surrendering instead to solitude.

“Khác thay duyên thế lợi,
Khác thay đường Niết Bàn.
Tỷ kheo, đệ tử Phật,
Hãy như vậy thắng tri.
Chớ ưa thích cung kính,
Hãy tu hạnh viễn ly.” 

Explanation:

One is the quest for worldly gain, and quite another is the path to Nibbãna. Clearly understanding this, let not the monk, the disciple of the Buddha, be carried away by worldly acclaim, but develop detachment instead.

  1. Một đàng đưa tới thế gian, một đàng đưa tới Niết bàn, hàng Tỳ kheo đệ tử Phật, hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm thế lợi [88] để chuyên chú vào đạo giải thoát.

 

Chú thích:

 

[74] Lữ hành: Lữ là khách ; hành là đi. Lữ khách là kẻ đi lang thang rày đây mai đó không có chỗ trú ngụ nhứt định. Như nói: Anh ta là một lữ khách phong trần. Hàm nghĩa: chỉ cho con người sống không định hướng, dạn dày sương gió, từng trải mùi đời.

[75] Luân hồi (Samsara) : Luân là bánh xe; hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe xoay tròn là tiêu biểu cho mọi vật không vật nào là không luân hồi. Nghĩa là: chỉ sự sanh tử lưu chuyển mãi không ngừng

[76] Ngu: Nói đủ là ngu si, tức si mê tăm tối, không có trình độ hiểu biết, nhận rõ lẽ chánh tà chân ngụy. Nhứt là không nhận rõ chân lý. Thường trong Kinh Phật nói ngu là mang ý nghĩa đó, chớ không phải có ý mắng nhiếc, như người đời thường tưởng.

[77] Trí: Nói đủ là trí huệ, tức dùng trí huệ sáng suốt nhận rõ chân lý.

[78] Giác Ngộ: Nghĩa rốt ráo là nhận hiểu một cách thấu đáo cội nguồn của các pháp. Tùy trình độ mà giác ngộ có nhiều bậc khác nhau. Giác ngộ của phàm phu. Giác ngộ của hàng Thanh Văn. Giác ngộ của Bồ tát và cuối cùng là giác ngộ của Phật.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_fools.htm
  2. http://thanhtruc-thanhtrucgdth.blogspot.com/2011/02/kinh-phap-cu.html
  3. http://4vnu.com/20-hilarious-april-fool-day-memes-funny-picture-jokes/
  4. Tam Tu Metta Buddhist Temple & Heritage Garden – 610 Fisher Ave, Morgan Hill, CA 95037
  5. https://quangduc.com/a29854/kinh-phap-cu-1