03. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo – The Thirty-Seven Bodhipakkhiya-Dhamma – Song ngữ

Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

Compile: Lotus group

 

Chương 3 – Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo – The Thirty-Seven Bodhipakkhiya-Dhamma

 

1.3 THE THIRTY-SEVEN BODHIPAKKHIYA-DHAMMA

(QUALITIES CONTRIBUTING TO ENLIGHTENMENT)

III. BA MƯƠI BẢY PHÁP TRỢ GIÁC NGỘ (Bodhipakkhiya-dhamma)

 

Let not a man trace back the past

Or wonder what the future holds:

The past is…but the left behind,

The future…but the yet unreached.

Rather, with insight let him see

Each idea presently arisen:

To know and be sure of that

Invincibly, unshakably.

Today the effort must be made:

Tomorrow death may come, who knows?

“Quá khứ không truy tầm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã trôi qua,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại ,
Tuệ quán chính là đây
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?”

(Majjhima-Nikaya, iii, 187)

 

What is Bodhipakkiya-dhamma?

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là gì?

 

Listing of the Thirty-Seven Bodhipakkhiya-Dhamma

 

Bodhipakkiya-dhamma is the thirty-seven qualities contributing to enlightenment. These thirty-seven qualities ultimately lead the yogi to the Four Noble Truths, beginning with Satipatthana―which is the first four elements of Bodhipakkiya-dhamma―and ending with the Eight-Fold Path.

Bodhipakkhiyadhamma là ba mươi bảy pháp góp phần hay hỗ trợ cho sự giác ngộ. Về cơ bản, ba mươi bảy pháp này dẫn hành giả đến sự chứng ngộ Tứ Thánh Đế, bắt đầu với Tứ Niệm Xứ (Sātipaṭṭhāna) và chấm dứt với Bát Thánh Đạo.

 

1.3.1 Satipatthana – Tứ Niệm Xứ (Sātipaṭṭhāna)

     Bốn đối tượng chánh niệm:  Thân (Kāya), Thọ (Vedanā), Tâm (Citta), và Pháp (Dhamma).

 

Satipatthana, or meditation based on mindfulness of four types of objects or foundations, is the type of practice used in most present-day meditation systems and was described by the Buddha as follows:

Tứ Niệm Xứ là pháp hành dựa trên sự chánh niệm vào bốn loại đối tượng, được sử dụng trong hầu hết các hệ thống thiền hiện nay và được Đức Phật khẳng định:

 

The one and only path, bhikkhus, leading to the perfection of beings, to passing far beyond grief and lamentation, to the dying out of suffering and misery, to the attainment of right method, to the realization of Nibbana, is the fourfold setting up of mindfulness.

“Này các tỳ kheo, con đường duy nhất dẫn đến sự tịnh hóa các chúng sanh, vượt qua sầu, bi, đoạn tận khổ, ưu, đạt đến chánh đạo và dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn, chính là Tứ Niệm Xứ”. (Dighā Nikāya, Sātipaṭṭhāna-sutta)

 

The four objects, or foundations, of mindfulness referred to are: body (kaya), feeling (vedana), mind (citta), and mind objects (dhamma).

Bốn đối tượng chánh niệm ở đây muốn nói đến là Thân (Kāya), Thọ (Vedanā), Tâm (Citta), và Pháp (Dhamma).

 

 Ðối tượng: quán sát oai nghi ngồi – trong 1 bản ngã

  1. Người quan sát: Tinh cần (atapi), Chánh niệm (sati), Tỉnh giác (sampajanna) đây là Tứ niệm xứ thật sự (Ðây là giới, định, tuệ và Bát Chánh Ðạo)
  2. Mục đích: tận diệt ham muốn và không ham muốn (abijjha và domanassa) trong 5 uẩn
  3. Lợi ích: tận diệt Si mê, nhận thức Tứ Diệu Ðế và chấm dứt khổ

Ðể tu tập Tứ Niệm Xứ là giống như tu tập Bát Chánh Ðạo. Hoặc ngược lại: nếu quý vị tu tập Bát Chánh Ðạo thì quý vị tu tập Tứ Niệm Xứ – bởi vì Tứ Niệm Xứ và Bát Chánh Ðạo là Trung Ðạo. (Ðức Phật dạy tất cả 37 phẩm trợ đạo là con đường Trung đạo)

Tứ Niệm Xứ là căn bản của cơ cấu 37 phẩm trợ đạo, những thành phần này dẫn đến tuệ quán và giải thoát khỏi đau khổ.

 

There are forty-four Satipatthana objects. Each type can lead to the arahatta path. For example, Ananda became an arahant in kayanupassana, the minor posture. (He was in the process of lying down when enlightenment occurred.)

Niệm xứ có 44 đối tượng, mỗi loại đều có thể dẫn đến A-la-hán đạo. Chẳng hạn, Ngài Ananda trở thành bậc A-la-hán trong pháp niệm thân (kāyanupassanā) ở oai nghi phụ. (Kinh nói rằng, lúc Ngài đang nằm xuống thì sự giác ngộ xảy ra).

 

To practice Satipatthana is the same as practicing the Eight-Fold Path. Or vice versa: if you practice the Eight-Fold Path you practice Satipatthana―because Satipatthana and the Eight-Fold Path are the Middle Way. (The Lord Buddha said all Bodhipakkiya-dhamma is the Middle Way.)

Satipatthanais the basis or foundation of the structure of Bodhipakkiya-dhamma, which leads to vipassana wisdom and freedom from suffering.

Hành Tứ Niệm Xứ cũng giống như hành Bát Thánh Đạo, hoặc ngược lại, hành Bát Thánh Đạo cũng là hành Tứ Niệm Xứ — bởi vì cả hai đều là Trung Đạo. Đức Phật nói tất cả 37 Pháp Trợ Bồ Đề này đều là Trung Đạo. Tứ Niệm Xứ là căn bản hay nền tảng của cấu trúc Bodhipakkhiya-dhamma, dẫn đến trí tuệ minh sát và giải thoát khổ.

 

1.3.1.1 Requisites of Satipatthana –  Những điều kiện cần thiết của pháp hành Tứ Niệm Xứ:

Những vật cần thiết của niệm xứ:

Thiền Vipassana – Tứ Niệm Xứ

 a) Must have kaya, vedana, citta, or dhammaas an object.

b) Object must be observed in the present moment, with the Three Nama (or yogavacara): atapi, sati, and sampajanna. This is the real Satipatthana which develops kusala that leads to nibbana.

c) [a) and b)] above work to destroy abhijjha and domanassa in the “world” (FiveKhandhas).

a) Phải có thân, thọ, tâm hay pháp là một đối tượng
b) Chúng ta phải quan sát đối tượng ở khoảnh khắc hiện tại, với 3 danh: Nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác – Ðây là Niệm xứ thật, chúng phát triển thiện pháp để dẫn đến giác ngộ Níp bàn.
c) (a) và (b) ở trên tiến hành đoạn diệt ham muốn và không ham muốn trên “thế gian” (5 uẩn)

 

1. Thân (kāya)

 

“Body in body” (in Satipatthana): See only one thing in each meditation object. When you see body, see only body in Satipatthana, not mind knowing it: this is observing nama and rupa at the same time, and it is not good practice. For example, don’t mix kaya and vedana, kaya and citta, or kaya and dhamma. See only body in body, feeling in feeling, etc. If you mix the various objects (foundations), it’s like reading one page of a book, then another page of a book, etc. Doing that, you cannot understand the meaning of that book. It’s the same with the practice, You have to practice according to the Maha-Satipatthana discourse. It is difficult to see sabhava (not-self in rupa and nama) any other way.

“Thân trong thân” (trong niệm xứ): Chỉ nhìn một điều ở trong mỗi đối tượng thiền. Khi quý vị nhìn vào thân, chỉ thấy thân trong niệm xứ, không có tâm biết đến nó. Ðây là sự quán sát danh và sắc cùng một thời điểm, và nó không phải là một sự tu tập tốt. Ví dụ, đừng lẫn lộn thân với thọ, thân với tâm hoặc thân với pháp. Chỉ nhận thấy thân trong thân, thọ trong thọ v.v… Nếu quý vị pha trộn các đối tượng khác nhau (nó giống như đọc một trang sách, cuốn này và sau đó một trang của cuốn sách khác v.v… Làm như thế, quý vị không thể hiểu ý nghĩa của cuốn sách đó. Nó giống như việc tu tập. Quý vị phải tu tập theo kinh Ðại Niệm Xứ. Thật sự rất khó khăn để nhận thức được sabhava (không có ngã trong sắc pháp và danh pháp) bất cứ phương pháp nào khác.

 

2) Vedana (feeling)

Thọ (vedanā)

 

Don’t observe vedana in rupa. Only observe in vedana. For example, when rupa has pain, don’t observe the nama that knows the pain. This can lead to complications. Feeling as an object of Satipatthana can be difficult because there are 9 types of feeling ―including neutral, which is hard to see.

Ðừng quán sát thọ trong sắc pháp. Chỉ quán sát trong thọ. Ví dụ, khi sắc pháp có sự đau đớn, đừng quán sát danh pháp để biết sự đau đớn. Ðiều này có thể dẫn đến những điều rắc rối. Thọ là một đối tượng của niệm xứ, có thể gặp khó khăn bởi vì có 9 loại cảm thọ-kể cả trung tính, thật khó để nhận biết.

 

3) Citta (mind)

Tâm (citta)

 

Có 16 loại niệm tâm: Tâm có tham, tâm không tham; tâm có sân, tâm không sân; tâm có si, tâm không si; tâm có tham dục (raga) v.v…

 

There are 16 cittanupassana: mind with desire, mind without desire, mind with aversion, mind without aversion, mind with delusion, mind without delusion, mind with lust (raga), etc.

 

4) Dhamma

Pháp (dhamma)

 

There are five dhamma-nupassana:

1) the Five Hindrances

2) the Five Khandhas

3) the Twelve Ayatana (sense fields, as seeing, hearing)

4) the Seven Bojjhanga

5) the Four Noble Truths

Có 5 loại niệm pháp:

  1. Năm chướng ngại (ngũ triền cái)
    2. Năm uẩn
    3. Mười hai xứ (ayatana)
    4. Thất giác chi
    5. Tứ diệu đế

 

1.3.1.2 Kaya-nupassana (Body Meditation)

2- Niệm thân (Kāyanupassanā)

 

There are fourteen types of kaya-nupassana, but this practice uses only two: the major and minor body positions. The beginning student should use only kaya―in major and minor positions ―because body is easier to see than nama. Then when rupa is seen clearly with no defilements and vipassana wisdom occurs, you will also see nama. (It is like cleaning a mirror until it’s very clear; then you can see easily.)

Có 14 loại niệm thân, nhưng sự tu tập này chỉ sử dụng có hai loại: oai nghi thân chủ yếu và thứ yếu. Bắt đầu hành giả chỉ nên sử dụng oai nghi thân – trong những oai nghi chủ yếu và thứ yếu – bởi vì thân thì dễ dàng hay biết danh pháp hơn . Sau đó, khi sắc pháp được nhận thức rõ ràng không có chút phiền não, và tuệ minh sát (Thiền Minh Sát) xuất hiện, quý vị cũng sẽ thấy danh pháp (nó giống như lau chùi một tấm gương soi cho tới khi nó thật sạch; như vậy quý vị có thể nhận thấy dễ dàng).

 

Also, kaya meditation fits the carita of people in these times (see Meditation Objects for Different People, just ahead). In major and minor positions, it is easier to see the dukkha that lies concealed than in other types of body meditation. (The Buddha said it is failure to be aware of body posture that conceals dukkha.) Of the fourteen types of kaya meditation, only three are true vipassana: major and minor positions and body elements.

Hơn nữa, niệm thân thích hợp tính khí (carita) của người thời nay (xem các Ðối Tượng Thiền dành cho Những Mẫu Người Khác Nhau) ở các oai nghi chủ yếu và thứ yếu, người ta dễ dàng nhận thấy khổ đau bị che giấu hơn ở những loại niệm thân khác (Ðức Phật dạy chúng ta quên đi sự nhận biết về uy nghi thân mà nó che giấu khổ đau).

 

Về 14 loại niệm thân, chỉ có 3 là Minh sát thật: Các oai nghi chủ yếu và thứ yếu và các thành phần của thân

 

1.3.1.3 Yoniso and Sikkhati

3- Tác ý và thực hành (Yosino và Sikkhati)

 

In addition to the above, there are two important aids to practice: yoniso-manasikara (which has to do with knowing the reason for doing things, and prevents kilesa), and sikkhati (which observes whether the practice is going right or wrong). Right practice with these two will bring about the arising of yogavacara (atapi, sati, sampajanna), and eventually lead to nibbana, which will end suffering.

“Ngoài các loại trên, có hai phần hỗ trợ quan trọng cho sự tu tập: tác ý manasikara (có liên hệ với sự biết được lý do cho việc thực hiện các hành động, và ngăn ngừa (phiền não – kilesa) và sikkhati (dùng để quán sát có phải sự tu tập đúng hay sai). Sự tu tập đúng đắn với hai phần này sẽ tạo nên sự nâng cao cho người hành giả-Yogāvacara (nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác) và cuối cùng dẫn đến giác ngộ Níp bàn, sẽ chấm dứt khổ.”

 

1.3.1.4 Meditation Objects

4- Các đối tượng thiền

 

The objects of this practice are the major and minor positions (the minor is the rupa that helps the major position to move, i.e., change positions). The real Satipatthana is the Three Nama: atapi, sati-sampajanna. Yoniso and sikkhati just help.

Các đối tượng của sự tu tập này là các oai nghi chủ yếu và thứ yếu (thứ yếu là sắc pháp, giúp đỡ oai nghi chủ yếu để chuyển động v.v. thay đổi các oai nghi). Niệm xứ thật sự là 3 Danh pháp: Nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác. Như lý tác ý và thực hành.

 

The principal duty of Satipatthana is to destroy abhijjha and domanassa (for details, see Section II, Practice).

Bổn phận chính của niệm xứ là tận diệt tham muốn và không ham muốn (xem chi tiết, ở phần Ī, thực hành).

 

1.3.1.4.1 Meditation Objects for Different Types of People

Các đề mục thiền đối với những mẫu người khác nhau:

 

People having:                                                        Should use object:

 

1) Craving (for sense pleasures)

with weak wisdom                                                Kaya

2) Craving (for sense pleasures)

with strong wisdom                                              Vedana

3) Wrong view (that mind is

permanent) with weak wisdom                       Citta

4) Wrong view (that body and

mind are self) with strong wisdom                  Dhamma

Notes:

 

1) Craving uses kaya (body), because body is easy to apprehend. Also it’s dirty, loathsome, and helps change the wrong view (vipallasa) [1] that body is beautiful, etc.

2) Changes wrong view that rupa and nama are happy.

3) Changes wrong view that rupa and nama are permanent.

4) Changes wrong view that rupa and nama are atta(self).

   Các đề mục thiền

 Lưu ý:

  1. Ái dục dùng thân bởi vì thân dễ dàng hiểu rõ. Lại nữa, nó dơ bẩn, ghê sợ, và giúp để thay đổi tà kiến (Vipallāsa) [3] cho là thân là xinh đẹp v.v…
    2. Thay đổi tà kiến cho rằng sắc pháp và danh pháp là hạnh phúc
    3. Thay đổi tà kiến cho rằng sắc pháp và danh pháp là thường còn
    4. Thay đổi tà kiến cho rằng sắc pháp và danh pháp là ngã (anatta)

 

[1] Vipallasa (perversity of perception): a) body is beautiful; b) body and mind are happy; c) body and mind are permanent; d) body and mind are self.

 

1.3.1.5 Sapaya Practice (Beneficial to Get Rid of Defilement)

5- Thực hành để đoạn tận phiền não

 

1) A sapayaplace to practice, in that it is quiet; also doesn’t belong to anybody, so no defilement of attachment.

2) Dhamma that is sapaya, i.e., fit for the yogi’s carita: as tanha and weak wisdom should practice kaya, etc.

3) Sapaya teacher: teaching should be directed toward ending suffering, and it should begin with the theory behind Satipatthana, so the yogi will know for himself the practice is true vipassana. The actual practice should lead to sabhava, the True State of Nature (1st yana: nama-rupa-paricchedanana). The teacher should be open to questions, to erase any doubts the student may have.

4) Sapaya food: wholesome, healthful food that is not too rich. Also prepared with any necessary dietary restrictions for the individual yogi.

  1. Một nơi lợi ích- để tu tập là một nơi yên tĩnh; lại nữa, không thuộc sở hữu của bất cứ ai, như vậy không có phiền não về sự chấp thủ.
  2. Pháp thì phải thích hợp với tính khí của hành giả: như người tham ái và trí tuệ yếu kém nên tu tập đề mục niệm thân v.v…
  3. Thiền sư thích hợp: Thầy dạy phương pháp phải trực tiếp đến diệt khổ, và nên bắt đầu với lý thuyết theo sau niệm xứ; như vậy hành giả tự biết phương pháp tu tập thiền quán thật. Sự tu tập đích thật dẫn đến trạng thái thật của Bản chất tự nhiên (tuệ thứ nhất: tuệ thấy Danh sắc- Nāma – rūpa – parichadañāṇa). Vị thầy phải mở rộng các câu hỏi, để xóa bỏ bất cứ những hoài nghi nào mà hành giả mắc phải.
  4. Thức ăn thích hợp: thực phẩm đó không quá béo, không quá bổ dưỡng. Cũng cần chuẩn bị có những sự kiêng ăn cần thiết cho hành giả.

 

The Lord Buddha said if the place of meditation is good and the food good, but the yogi is not going to see dhamma, the yogi should leave that place; if the place is bad and the food bad, but the yogi is going to see dhamma, the yogi should stay at that place. Even if people try to drive a yogi away, he should stay if conditions are good for seeing dhamma.

Ðức Phật dạy nếu nơi hành thiền tốt, thực phẩm tốt, nhưng hành giả không thấy được giáo pháp hành giả nên rời bỏ nơi đó; nhưng nếu nơi ấy không được thuận lợi, thực phẩm không được tốt, nhưng hành giả thấy được giáo pháp, thì hành giả nên ở lại. Mặc dù người ta muốn xua đuổi hành giả đi nơi khác, vị này nên ở lại nếu có những điều kiện tốt để nhận thức được giáo pháp.

 

5) Weather should be not too hot or too cold.

  1. Khí hậu không quá nóng mà không quá lạnh.

 

1.3.1.6 Correct Practice (Satipatthana)

6- Tu học chơn chánh (Satipaṭṭhāna)

 

According to the Buddha, correct practice:

Theo đức Phật, tu học chơn chánh:

 

1) Leads to disenchantment with rupa and nama.

2) Leads to detachment.

3) Eliminates kilesa.

4) Eliminates desire completely.

5) Will gain the right knowledge or path.

6) Leads to understanding the Four Noble Truths.

7) Lead to nibbana (cessation).

  1. Dẫn đến sự xua tan ảo tưởng về sắc pháp và danh pháp
    2. Dẫn đến sự từ bỏ
    3. Tận diệt phiền não
    4. Ðoạn trừ toàn bộ ham muốn
    5. Sẽ đạt được tri kiến
    6. Dẫn đến sự hiểu biết Tứ Diệu Ðế
    7. Dẫn đến Níp bàn.

 

Regarding item (6), when the Brahmin, Pattkapada, asked the Lord Buddha why he refused to answer whether the world was eternal, but instead talked about the Four Noble Truths, he said:

Về đề mục 6 khi đạo sĩ Bà la môn, Pattakapada, hỏi Ðức Phật tại sao ngài từ chối trả lời, có phải thế giới là vô tận, nhưng thay vào đó lại nói về Tứ Diệu Ðế, ngài dạy:

 

Because that question (the Four Noble Truths), Pattkapada, is calculated to profit, is concerned with the Norm (the Dhamma), redounds to the beginning of right conduct, to detachment from lust, to quietude, to tranquillization of

heart, to real knowledge, to the insight of the higher stages of the Path, and to Nibbana. Therefore, it is, Pattkapada, that I have put forward a statement as to that.

Bởi vì câu hỏi đó (Tứ Diệu Ðế), Pattakapada, được tính toán là lợi lộc, là liên quan với Chân lý (dhamma), góp phần cho sự khởi đầu phẩm hạnh tốt đẹp, đoạn trừ tham ái, đi đến sự thanh thản, đi đến sự vắng lặng của trái tim, đến tri kiến thật sự, đến tuệ giác của những tầng Thánh cao hơn, và đến Níp bàn. Do đó, này đạo hữu Pattkapada, Như Lai đã không trả lời”. — (Trường bộ kinh, Sīlakhandharagga)

 

1.3.2 Four Great Efforts (Sammapadhana) (Figure 1-1)

1.3.2. Tứ Chánh Cần (Sammapadhana) (sơ đồ 1.1)

   Tứ Chánh Cần – The Four Great Efforts

(Earnestness for getting rid of existing kilesa and not developing any more)

(Sự nhiệt tâm để đoạn trừ phiền não và không phát huy thêm nữa)

 

The Four Great Efforts work together to develop sila, samadhi, and panna in the Eight-Fold Path. They have to come together in observing one object in Satipatthana, to prevent akusala and develop kusala.

 

1) Effort to abandon akusala states.

2) Effort to prevent akusalastates. (These two refer to mental defilements called nivarana―Sec. 1.8)

3) Effort to develop kusala states. (This means to reach wisdom.)

4) Effort to maintain kusala states. (This means to maintain that wisdom. All 4 of these depend on maintaining the present moment.)

  1. Nỗ lực để dứt bỏ các trạng thái akusala (bất thiện)
  2. Nỗ lực để ngăn chặn các trạng thái bất thiện (Hai hình thức nỗ lực này đề cập đến những phiền não của tâm được gọi là Níp bàn (5 chướng ngại – Phần 1.8)
  3. Nỗ lực để phát huy các trạng thái thiện pháp (Ðiều này có nghĩa đạt đến trí tuệ)
  4. Nỗ lực để duy trì các trạng thái thiện pháp. Ðiều này có nghĩa duy trì trí tuệ đó. (Tất cả 4 yếu tố này tùy thuộc vào việc duy trì sát na hiện tại).

 

(3) is enough for Satipatthana (practice). With (3) the first two are automatic. Then (4) is used to maintain the present moment.

Ðiều (3) đủ cho việc thực hành Tứ Niệm Xứ. Với (3), hai yếu tố đầu tiên là tự động. Sau đó, (4) được dùng để duy trì khoảnh khắc hiện tại.

 

Tứ Chánh Cần hợp sức với nhau để phát huy Giới Ðịnh Tuệ trong Bát Chánh Ðạo. Chúng kết hợp với nhau để quan sát một đối tượng trong niệm xứ, để ngăn chặn bất thiện pháp và phát huy thiện pháp.

 

1.3.3 Four Paths of Accomplishment (Iddhipada) (Figure 1-1)

1.3.3. Tứ Thần Túc (Idhipaddha)

 

1) Chanda (Will or aspiration to practice to end suffering).

2) Viriya (Earnestness to end suffering).

3) Citta (Mind that has samadhi to end suffering).

4) Vimamsa (Pannato end suffering).

  1. Nguyện tu tập để diệt khổ (Chanda)
    2. Nỗ lực để diệt khổ (Viriya)
    3. Ðịnh tâm để diệt khổ (Tâm)
    4. Ðạt trí tuệ để diệt khổ (Vīmaṃsa).

 

1.3.4 Five Controlling Faculties (Indriya) (Figure 1-1) (As applied to Satipatthana)

1.3.4. Kiểm soát Ngũ căn (Indriya) (Như đã áp dụng với niệm xứ)

 

1) Saddha-Indriya (controlling faculty of confidence, faith): In this state, the mind becomes strong, doesn’t have boredom. Yogi believes Satipatthana is the true path to end suffering.

2) Viriya-Indriya (controlling faculty of energy): Earnestness that controls the mind; takes away laziness in practice.

3) Sati-Indriya (controlling faculty of mindfulness): Mindfulness becomes very strong. Doesn’t forget sitting rupa.

4) Samadhi-Indriya (controlling faculty of concentration and knowing sitting rupa): The mind stays in the present moment in Satipatthana.

5) Panna-Indriya (controlling faculty of wisdom): Destroys moha. Controls the mind, so it knows the whole posture is sitting rupa.

  1. Kiểm soát Tín căn (Saddha-Indriya): Trong trạng thái này, tâm trở nên mạnh mẽ, không có sự chán nản. Hành giả tin tưởng rằng niệm xứ là con đường đích thật để diệt khổ.
  2. Kiểm soát Tấn căn (Viriya-Indriya) Nỗ lực kiểm soát tâm; loại trừ sự lười biếng trong tu tập.
  3. Kiểm soát niệm căn (Sati-Indriya): Chánh Niệm trở nên rất mạnh mẽ. Không quên oai nghi ngồi
  4. Kiểm soát Ðịnh căn và biết oai nghi ngồi (Sanmadhi – Indriya): Tâm ở trong sát ma hiện tại ở niệm xứ.
  5. Kiểm soát Tuệ căn (panna-Indriya): Tận diệt si mê. Kiểm soát tâm, như vậy biết toàn bộ oai nghi ngồi của sắc pháp.

 

1.3.5 Five Powers that Weaken Defilements (Bala) (Figure 1-1)

1.3.5. Ngũ Lực làm bớt Não (Bala)

  Ngũ Lực – Five Powers that Weaken Defilements

(The Five Bala have the same duties as the Five Indriya, but are stronger.)

(Năm lực có cùng những nhiệm vụ như ngũ căn, nhưng mạnh mẽ hơn)

 

1) Saddha Bala: Develops faith in practice and certainty that the practice is right.

2) Viriya Bala (effort): Mind with viriya bala is stronger and can conquer kilesa (as with “nama seeing”, knows it is not “you” that sees, etc. Viriya Balacan prevent wandering mind and prevent the Five Hindrances).

3) Sati Bala: Mind remains in the present moment.

Niệm lực (sātibala): tâm duy trì ở sát-na hiện tại.

4) Samadhi Bala: Mind sees sitting rupa very clearly.

5) Panna Bala: Tuệ lực (paññābala):

Wisdom becomes very strong, and can change the wrong view that “you sit”. Panna Bala can erase kilesa, because wisdom becomes stronger than kilesa.

  1. Tín lực (Saddha Bala): Phát triển đức tin trong tu tập, và tin chắc sự tu tập là đúng
  2. Tấn lực (Virriya bala): Tâm tấn lực là mạnh mẽ hơn và có thể đoạn trừ phiền não (như với “nhận thấy danh pháp”, biết nó không phải là “hành giả” đang thấy, v.v… tấn lực có thể ngăn chặn tâm vẩn vơ (phóng dật) và 5 chướng ngại)
  3. Niệm lực(Sati Bala): Tâm duy trì ở sát na hiện tại
  4. Ðịnh lực (Samadhi Bala): Tâm nhận thấy oai nghi ngồi rất rõ ràng.
  5. Tuệ lực (Panna Bala): Trí tuệ trở nên rất mạnh mẽ, và có thay đổi tà kiến là “hành giả ngồi” Tuệ lực có thể tiêu diệt phiền não, bởi vì trí tuệ trở nên mạnh hơn phiền não.

 

Usually when people begin practice, avijja (ignorance) and tanha are very strong. But by the Bala stage, avijja and tanha are pushed aside.

After the first yana (nama-rupa-paricchedanana), samadhi and panna become equal. Before this point, samadhi will always be stronger.

Thông thường những người mới bắt đầu tu tập,vô minh và tham ái rất mạnh mẽ. Nhưng bằng giai đoạn sức mạnh, vô minh và ái dục bị đẩy sang một bên. Sau đạt được tầng trí tuệ đều tiên là tuệ thấy Danh sắc (Nāma-rūpa parachedañāṇa), Ðịnh và Tuệ tương đương nhau. Trước thời điểm này, Ðịnh sẽ luôn luôn mạnh mẽ hơn.

 

1.3.6. Seven Factors of Enlightenment (Bojjhanga) (Figure 1-1)

1.3.6. Thất giác chi (Bojjhanga)

Thất giác chi – Seven Factors of Enlightenment

(The Bojjhanga are very strong wisdom that leads to the beginning of the Eight-Fold Path, which then leads to enlightenment. The path begins with Satipatthana.)

Thất giác chi là trí tuệ kiên định đưa tới sự khởi đầu của Bát Thánh Đạo, dẫn đến sự giác ngộ.

 

1) Sati-Sambojjhanga (Mindfulness)

Niệm giác chi (Sāti sambojjhanga).

 

Sati becomes very strong: at this level the practitioner is sure he will reach the Four Noble Truths, and become ariyapuggala (a Noble One). For sati to be perfect, the practitioner must:

Niệm trở nên rất mạnh mẽ: ở mức độ này hành giả chắc chắn sẽ đạt được Tứ Diệu Ðế; và trở thành Ariya-puggala (Bậc Cao Thượng). Bởi vì niệm hoàn hảo, hành giả phải:

 

  1. a) Have sati-sampajanna in Satipatthana.
  2. b) Have no contact with people who don’t practice.
  3. c) Be in present moment all the time, in all four positions, and with rupa and nama.
  4. a) Có niệm tỉnh giác trong niệm xứ
    b) Không có mối liên hệ với những người không tu tập
    c) Luôn luôn sống với hiện tại bằng tất cả 4 oai nghi, và với danh pháp và sắc pháp.

 

2) Dhamma-Vicaya-Sambojjhanga (Investigation)

  1. Trạch pháp (dhammaVicaya-Sanbojjhanga)

 

Examining or investigating dhamma: This is the wisdom that realizes rupa and nama are impermanent, suffering, and without self. This wisdom has to be perfect. For example:

Truy xét hoặc thẩm định giáo pháp: Ðây là trí tuệ nhận ra được danh và sắc là vô thường, khổ và vô ngã. Trí tuệ này phải hoàn hảo. Ví dụ:

 

  1. a) The practice has to be balanced. If there is too much saddha (faith), tanha can enter; if there is too much wisdom (panna), doubts will be strong.

Effort (viriya) and samadhi must also be balanced. If there is too much effort, restlessness (uddhacca) will develop. If there is too much samadhi, energy and effort will be low. The practitioner may become too content, and may get stuck at the twelfth yana, and have to start all over again.

  1. b) Contact should be made only with people who have seen the True State of the Nature (sabhava).
  2. a) Sự tu tập phải được quân bình. Nếu có quá nhiều đức tin, tham ái có thể thâm nhập; nếu có quá nhiều trí tuệ, hoài nghi sẽ mạnh lên.

Tấn và định cũng phải được quân bình. Nếu có quá nhiều tinh tấn, trạo cử sẽ phát triển. Nếu có quá nhiều định, tấn sẽ bị thấp đi. Hành giả có thể trở nên quá mãn nguyện, và có thể bị kẹt lại ở tuệ thứ 12, và phải bắt đầu trở lại.

  1. b) Xúc chỉ có những người đã nhận thức được trạng thái Thật của Bản chất tự nhiên (sabhava)

 

3) Viriya-Sambojjhanga (Effort)

  1. Tinh tấn giác chi (Viriya-Sambojjhanga)

 

Effort becomes stronger. Eleven dhamma have to be perfect. For example:

Tấn trở nên mạnh mẽ. Mười một pháp phải hoàn thiện. Ví dụ:

 

  1. a) There is more effort to maintain the practice, because at this level, there is a feeling that it would be no good to be born into woeful states.
  2. b) Practitioner also applies more effort, because he now has no doubt that Satipatthana is the only way to end suffering.
  3. a) Có nhiều nghị lực hơn để duy trì sự tu tập, bởi vì ở mức độ này, có một cảm giác cho rằng thật đau khổ để đi tái sinh ở những đường ác đạo
  4. b) Hành giả cũng cần có thêm nhiều nỗ lực, bởi vì vị này chắc chắn rằng niệm xứ là con đường duy nhất để diệt khổ.

 

4) Piti-Sambojjhanga (Rapture)

  1. Hỷ giác chi (Pati-Sambojjhanga)

 

This rapture occurs from vipassana wisdom and is not the mundane type of happiness which is caused by kilesa. Eleven dhamma have to be perfect. For example: The practitioner thinks about the good qualities of the Lord Buddha, the Dhamma, Sangha, Sila, and Nibbana.

Sự thỏa thích hỉ lạc này xuất hiện từ tuệ minh sát và nó không phải loại hạnh phúc thế tục do phiền não tạo nên. Mười một pháp phải được hoàn thiện. Ví dụ:

Hành giả suy niệm về những phẩm hạnh tốt đẹp của Phật, Pháp, Tăng, giới và Níp bàn.

 

5) Passadhi-Sambojjhanga (Tranquillity)

  1. Khinh an giác chi (Passadhi- Sambojjhanga)

 

This wisdom has the three characteristics of nama and rupa (anicca, dukkha, anatta) as its object. Seven dhamma have to be perfect, for example:

  1. a) The yogi must have sati-sampajanna all the time; i.e., remain in the present moment.
  2. b) Must make contact only with people who have peace of mind and understand the True State of the Nature.
  3. c) Must eat food only to maintain the body, in order to practice and end suffering.

Trí tuệ này có ba đặc tính của danh và sắc (vô thường, khổ não và vô ngã) là đối tượng của chúng. Bảy pháp phải được hoàn thiện, ví dụ:

  1. a) Hành giả phải luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác nghĩa là có sự nhận biết ở từng sát na hiện tại.
    b) Phải có mối liên hệ chỉ những người đã có tâm an lạc và hiểu được Bản chất thật của vạn vật.
    c) Chỉ ăn uống vật thực để duy trì thân xác, để tu tập và diệt khổ.

 

6) Samadhi-Sambojjhanga (Concentration)

  1. Ðịnh giác chi (Samadhi-Sambojjanga)

 

Seven dhamma have to be perfect. Some of these are:

  1. a) Saddha (faith) and panna have to be balanced.
  2. b) Effort, wisdom, and rapture (piti) have to be very strong to carry the yogi to the Eight-Fold Path.
  3. c) Sati-sampajannamust be maintained every moment in every position.

Mười một pháp phải được hoàn thiện. Một số của những pháp này là:

  1. a) Ðức tin và trí tuệ phải quân bình
    b) Tinh tấn, trí tuệ và hỉ lạc phải hết sức mạnh mẽ để đưa hành giả đến thánh đạo tám ngành.
    c) Chánh niệm tỉnh giác ở từng khoảnh khắc trong từng tư thế.

 

7) Upekkha-Sambojjhanga (Equanimity)

  1. Xã giác chi (Upekkhā-Sambojjhanga)

 

Five dhamma have to be perfect. For example:

  1. a) The yogi realizes that rupa and nama are the True State of the Nature (“not man, not woman”), and rupa and nama are the result of kamma―and nothing can be done about them (indifference).
  2. b) Must have sati-sampajanna every moment in every position.

Năm pháp phải được hoàn thiện. Ví dụ:

  1. a) Hành giả phải nhận thức rằng danh và sắc pháp là trạng thái thật của vạn vật (không có đàn ông, đàn bà) và danh và sắc là kết quả của nghiệp – không có điều gì có thể tác động đến chúng .
  2. b) Phải có chánh niệm, tỉnh giác từng sát na ở mọi tư thế.

 

Notes:

Lưu ý:

 

1) Every bojjhanga must have the Three Characteristics (Anicca, Dukkha, and Anatta) as their object.

2) Every bojjhanga must come from Satipatthana, where upon it becomes stronger and becomes wisdom. When the yogavacara (the Three Nama) practice Satipatthana until there is perfect Bojjhanga, the entry to Ariya Magga is reached ―which leads to enlightenment.

  1. Mỗi mỗi yếu tố bồ đề phải có tam tướng: vô thường, khổ và vô ngã làm đối tượng của chúng.
  2. Mỗi giác chi phải xuất phát từ niệm xứ, sau đó nó trở nên mạnh mẽ hơn và trở thành trí tuệ. Khi hành giả (3 danh) tu tập niệm xứ cho đến khi có giác chi hoàn hảo, sự tiến lên thánh đạo đã đạt được. – dẫn đến sự giác ngộ.

 

1.3.7 Eight-Fold Path

1.3.7 Bát Chánh Ðạo

  Ðây là tám yếu tố cuối cùng của 37 phẩm trợ đạo. Bát Chánh Ðạo vừa là siêu thế vừa là tục đế. Khi giác chi trở nên hoàn thiện, nó trở thành siêu thế (Ariya Magga). Ở điểm này Niết Bàn trở thành đối tượng.

This is the last eight elements of Bodhipakkiya-dhamma, which come to thirty-seven all together. The Eight-Fold Path is both lokiya (mundane) and lokuttara (supramundane). When the Bojjhanga become perfect, it becomes lokuttara (Ariya Magga). At this point nibbana becomes the object.

Ðây là tám yếu tố cuối cùng của 37 phẩm trợ đạo. Bát Chánh Ðạo vừa là siêu thế vừa là tục đế (lokuttara và lokiya). Khi giác chi trở nên hoàn thiện, nó trở thành siêu thế (Ariya Magga). Ở điểm này Níp bàn trở thành đối tượng.

 

It is important to understand that the Eight-Fold Path is realized, not just followed. For example, after the 7 Factors of Enlightenment become perfect, the Eight-Fold Path becomes perfect, the 4 Noble Truths are realized and nibbana is reached. It is Satipatthana practice that realizes the 4 Noble Truths. That is why Satipatthana comes first in the 37 Qualities. Satipatthana is the cause ―and it is mundane when the Eight-Fold Path becomes perfect, it becomes supramundane when the 4 Noble Truths are realized. The Lord Buddha said, in the Samyutta Nikaya: “My teaching of the 4 Noble Truths is deep and very difficult to realize. It is supramundane and it is void and empty of self ―sunnata. In the future the monks will not listen to this teaching, because it will be too difficult for them to understand. As long as real gold ―that is, the truth ―is there, false gold disappears. But when real gold is not there, false gold appears. This is why Buddhism will decline.” (For additional Eight-Fold Path, see 1.1.1, 1.4.7.)

Ðiều quan trọng rằng người ta nhận thức được Bát Chánh Ðạo, chứ không phải theo nó. Ví dụ, sau khi 7 giác chi hoàn thiện, 8 chánh đạo cũng hoàn thiện. Tứ diệu đế do hành giả nhận thức được và Níp bàn thì đạt được. Chính sự tu tập niệm xứ đưa đến sự nhận thức Tứ Ðế. Vì thế niệm xứ đến trước 37 đạo bồ đề – niệm xứ là nhân – và nó là thế tục khi 8 Thánh Ðạo trở nên hoàn thiện, nó trở thành siêu thế khi hành giả nhận thức được Tứ Diệu Ðế. Ðức Phật dạy trong kinh Tương Ưng (Samyuta Nikāya) “Giáo lý của Như Lai về Tứ Diệu Ðế thật thâm diệu và rất khó. Nó là siêu thế và nó là tánh không và trống rỗng(suññatā). Trong tương lai các nhà sư sẽ không lắng nghe giáo lý này bởi vì đối với họ giáo pháp này rất khó hiểu”. Miễn là nó là vàng thật – ở đó là chân lý, vàng giả sẽ biến mất. Nhưng khi nào thật không có ở đó, vàng giả sẽ xuất hiện. Ðây là lý do tại sao Phật Giáo sẽ bị suy tàn (Phần bổ sung Bát thánh đạo, xem 1.1.1, 1.4.7).

–ooOoo–

[1] Họ đã đoàn tụ với nhau vào mấy năm sau đó khi ngài trở về cùng một đoàn tùy tùng gồm các chư tăng và tín đồ, với tư cách là Một Bậc Giác Ngộ.

[2] Giải thích đầy đủ hơn về những thuật ngữ Pāli, hãy xem phía sau sách

[3] Tà kiến:

  1. a) thân thì xinh đẹp
    b) Thân và tâm thì hạnh phúc
    c) Thân và tâm thì thường hằng
    d) Thân và tâm là ngã

 

***   ***   ***

 

BẢNG TÓM TẮT CỦA 37 PHẨM TRỢ ĐẠO

 

 

Các pháp đưa đến giác ngộ – bodhipakkhiya dhammā

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-iii-ba-muoi-bay-phap-tro-giac-ngo/
  4. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  5. Photo 1: https://phapthihoi.org/Doc-Ebook-Phat-Giao/859/Minh-Sat-Tu-Tap—TS-Ajahn-Naeb
  6. Photo 2: https://thuvienhoasen.org/a34428/ba-muoi-bay-pham-tro-dao-thirty-seven-limbs-of-enlightenment
  7. Photo 2a: http://stylomilo.com/files/mv/YMBASr2/Dhamma/37FactorsOfEnlightenment.pdf
  8. Photo 2b: https://www.habitsforwellbeing.com/the-four-foundations-of-mindfulness/
  9. Photo 3: https://tienvnguyen.net/a4309/so-do-tom-luoc-cac-noi-dung-co-ban-thien-tu-niem-xu-than-tho-tam-phap-
  10. Photo 4: https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  11. Photo 5: https://phatgiaovacuocsong.home.blog/2019/03/18/tu-chanh-can-sammappadhana/
  12. Photo 6: https://phatgiaovacuocsong.home.blog/2019/03/18/ngu-luc-bala/
  13. Photo 7: https://phatgiaovacuocsong.home.blog/2019/03/18/that-giac-chi-satta-bojjhanga/
  14. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/314-69-vuon-hoa-tam-thuc-song-ngu
  15. Photo 9: https://budsas.net/dlpp/bai38/index.htm