02. Kinh Pháp Cú – Chương 2: Phẩm Tinh Cần – Heedfulness – Song ngữ

Dhammapada Sutta (The Path of Truth)

Kinh Pháp Cú

English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993

Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996

Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw

Compile: Lotus group

Chapter 2: Appamada Vagga – Heedfulness (21-32)

02. Chương 2: Giảng Lược Phẩm Tinh Cần (câu 21-32)

 

Verse 21. Freedom Is Difficult

Heedfulness is the Deathless path,
heedlessness, the path to death.
Those who are heedful do not die,
heedless are like the dead.

  1. Không phóng dật, đường sống,

Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.

 

Explanation:

Heedfulness is the path to the Death-less. Heedlessness is the path to death. The heedful die not. The heedless are as if dead already.

  1. Không buông lung [35] đưa tới cõi bất tử, buông lung đưa tới đường tử sanh [36]; người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma.

 

Verse 22. Freedom Is Difficult

 The wise then, recognizing this
as the distinction of heedfulness,
pleased with the spheres of Nobles Ones,
in heedfulness rejoice.

  1. Biết rõ sai biệt ấy,

Người trí không phóng dật,
Hoan hỷ, không phóng dật,
An vui hạnh bậc Thánh.

 

Explanation:

Clearly understanding this excellence of heedfulness, the wise exult therein and enjoy the resort of the Noble Ones.

  1. Kẻ trí biết chắc điều ấy, nên gắng làm chớ không buông lung. Không buông lung thì đặng an

vui trong các cõi Thánh [37].

 

Verse 23. Freedom Is Difficult

 

They meditate persistently,

Constantly they firmly strive,

The steadfast to Nibbana reach,

The Unexcelled Secure from bonds.

  1. Người hằng tu thiền định,
    Thường kiên trì tinh tấn.
    Bậc trí hưởng Niết Bàn,
    Ðạt an tịnh vô thượng.

 

Explanation:

The wise ones, ever meditative and steadfastly persevering, alone experience Nibbàna, the incomparable freedom from bondage.

  1. Nhờ kiên nhẫn, dõng mãnh tu thiền định và giải thoát, mà kẻ trí được an ổn, chứng nhập Vô thượng Niết bàn.

 

Verse 24. Glory of the Mindful Increase

 

Assiduous and mindful,
pure kamma making, considerate,
restrained, by Dhamma heedful living,
for one such spread renown.

  1. Nỗ lực, giữ chánh niệm,

Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp,
Ai sống không phóng dật,
Tiếng lành ngày tăng trưởng.

 

Explanation:

Ever grows the glory of him who is energetic, mindful and pure in conduct, discerning and self- controlled, righteous and heedful.

Không buông lung, cố gắng, hăng hái chánh

niệm [38], khắc kỷ [39] theo tịnh hạnh, sinh hoạt đúng như pháp, thì tiếng lành càng ngày càng tăng trưởng.

 

Verse 25. Island against Floods

 

By energy and heedfulness,
by taming and by self-control,
the one who’s wise should make as isle
no flood can overwhelm.

  1. Nỗ lực, không phóng dật,
    Tự điều, khéo chế ngự.
    Bậc trí xây hòn đảo,
    Nước lụt khó ngập tràn.

 

Explanation:

By effort and heedfulness, discipline and self-mastery, let the wise one make for himself an island which no flood can over-whelm.

Bằng sự cố gắng, hăng hái không buông lung, tự khắc chế lấy mình, mà kẻ trí tự tạo cho mình một hòn đảo [40] chẳng có ngọn thủy triều [41] nào nhận chìm được.

 

Verse 26. Treasured Mindfulness

 

Foolish folk of little wit
in heedlessness indulge,
the one who’s wise guards heedfulness
kin to the greatest wealth.

  1. Chúng ngu si, thiếu trí,
    Chuyên sống đời phóng dật.
    Người trí, không phóng dật,
    Như giữ tài sản quý.

 

Explanation:

The foolish and ignorant indulge in heedlessness, but the wise one keeps his heedfulness as his best treasure.

  1. Người ám độn [42] ngu si [43] đắm chìm trong vòng buông lung, nhưng kẻ trí lại chăm giữ tâm mình không cho buông lung như anh nhà giàu chăm lo giữ của.

 

Verse 27. Meditation Leads To Bliss

 

Don’t indulge in heedlessness!
Don’t come near to sexual joys!
The heedful and contemplative
attains abundant bliss.

  1. Chớ sống đời phóng dật,
    Chớ mê say dục lạc.
    Không phóng dật, thiền định,
    Ðạt được an lạc lớn.

 

Explanation:

Do not give way to heedlessness. Do not indulge in sensual pleasures. Only the heedful and meditative attain great happiness.

  1. Chớ nên đắm chìm theo buông lung, chớ nên mê say với dục lạc [44]; hãy nên cảnh giác [45] và tu thiền mới mong đặng đại an lạc [46].

Verse 28. The Sorrowless View the World

 

When one who’s wise does drive away
heedlessness by heedfulness,
having ascended wisdom’s tower
steadfast, one surveys the fools,
griefless, views the grieving folk,
as mountaineer does those below.

  1. Người trí dẹp phóng dật,
    Với hạnh không phóng dật,
    Leo lầu cao trí tuệ,
    Không sầu, nhìn khổ sầu,
    Bậc trí đứng núi cao,
    Nhìn kẻ ngu, đất bằng.

 

Explanation:

Just as one upon the summit of a mountain beholds the groundlings, even so when the wise man casts away heedlessness by heedfulness and ascends the high tower of wisdom, this sorrowless sage beholds the sorrowing and foolish multitude.

  1. Nhờ trừ hết buông lung kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc Thánh hiền khi bước lên lầu cao của trí tuệ, nhìn lại thấy rõ kẻ ngu si ôm nhiều lo sợ, chẳng khác nào khi lên được núi cao, cúi nhìn lại muôn vật trên mặt đất.

 

Verse 29. The Mindful One Is Way Ahead of Others

Among the heedless, heedful,
among the sleepy, wide awake.
As the swift horse outruns a hack
so one of good wisdom wins.

  1. Tinh cần giữa phóng dật,
    Tỉnh thức giữa quần mê.
    Người trí như ngựa phi,
    Bỏ sau con ngựa hèn.

 

Explanation:

Heedful among the heedless, wide-awake among the sleeply, the wise man advances like a swift horse leaving behind a weak jade.

  1. Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã [47] thẳng tiến bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.

 

Verse 30. Mindfulness Made Him Chief of Gods

 

Heedfulness is always praised,
heedlessness is ever blamed.
By heedfulness did Magha go
to lordship of the gods.

  1. Ðế Thích [1] không phóng dật,
    Ðạt ngôi vị Thiên chủ.
    Không phóng dật, được khen;
    Phóng dật, thường bị trách.

 

Explanation:

By heedfulness did Indra become the overlord of the gods. Heedfulness is ever praised, and heedlessness ever despised.

  1. Nhờ không buông lung, Ma Già [48] lên là chủ cõi chư thiên. Không buông lung luôn luôn được khen ngợi, buông lung luôn luôn bị khinh chê.

 

Verse 31. The Heedful Advance

 

The bhikkhu liking heedfulness,
seeing fear in heedlessness,
advances as a conflagration
burning fetters great and small.

  1. Vui thích không phóng dật,
    Tỷ kheo sợ phóng dật,
    Bước tới như lửa hừng,
    Thiêu kiết sử lớn nhỏ.

 

Explanation:

The monk who delights in heedfulness and looks with fear at heedlessness advances like fire, burning all fetters small and large.

  1. Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta ví họ như ngọn lửa hồng, đốt tiêu tất cả kiết sử [49] từ lớn chí nhỏ.

 

Verse 32. The Heedful Advances to Nibbana

 

 The bhikkhu liking heedfulness,
seeing fear in heedlessness,
never will he fall away,
near is he to Nibbana.

  1. Vui thích không phóng dật,
    Tỷ kheo sợ phóng dật,
    Không thể bị thối đọa,
    Nhất định gần Niết Bàn.

 

Explanation:

The monk who delights in heedfulness and looks with fear at heedlessness will not fall. He is close to Nibbàna.

  1. Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta biết họ là người gần tới Niết bàn, nhất định không bị sa đọa dễ dàng như trước.

 

Chú Thích

 

[35] Buông lung (Heedlessness): Chữ Hán là phóng dật. Phóng dật hay buông lung, thuộc tâm sở bất thiện, ngược lại, tâm sở thiện là bất phóng dật hay không buông lung.Tâm sở nầy rất tai hại, sống phóng túng không kềm chế.

[36] Sanh tử: Sống chết. Trong Kinh nói có 2 loại sanh tử: phần đoạn sanh tử và biến dịch sanh tử. Phần đoạn sanh tử là sống chết từng phần từng đoạn. Nghĩa là do tạo nghiệp thiện hoặc bất thiện đi trong vòng luân hồi ở nơi 3 cõi (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) để thọ sanh. Cứ mỗi lần sanh ra rồi chết đi, tiếp tục mãi như vậy, gọi là phần đoạn sanh tử. Biến dịch sanh tử, đây là sự biến đổi từng quả vị trên tiến trình tu chứng của các quả vị Thanh Văn. Như từ quả vị Tu Đà Hoàn biến đổi lên quả vị Tư Đà Hàm v.v Cứ mỗi lần biến đổi như vậy, gọi là biến dịch sanh tử.

[37] Thánh: Nói đủ là Thánh nhơn, chỉ chung cho các bậc tu chứng. Trên tiến trình tu chứng từ phàm phu đến quả vị Phật, hành giả phải trải qua nhiều quả vị. Quả vị cuối cùng là Phật. Tuy nhiên, chữ Thánh trong đây nói là chỉ cho quả vị A La Hán, tức quả vị cuối cùng của hàng Thanh Văn, thuộc Tiểu Thừa.

[38] Chánh niệm: Chánh là ngay giây phút hiện tại, ngay đây. Niệm là nhớ. Chánh niệm là chỉ nhớ ngay nơi giây phút hiện tại, không phóng nghĩ nhớ quá khứ và tương lai. Không nhớ nghĩ hai đầu là chánh niệm..

[39] Khắc kỷ: Nghiêm khắc với chính mình. Không dễ dãi tha thứ lỗi lầm ở nơi chính mình. Hằng quán xét kỹ lưỡng nội tâm và chế ngự những tâm niệm xấu ác

[40] Hòn Đảo: Chỉ cho cõi đất cao có thể tránh khỏi thủy tai. Đây ám chỉ cho quả vị A la hán.

[41] Thủy Triều: Dòng nước chảy lên xuống, khi ròng khi lớn. Đây ám chỉ cho những thứ phiền não tham, sân, si, buộc ràng và sai sử chúng sanh trong ba cõi.

[42] Ám độn: Ám là tối tăm, độn là ngu đần. Ám độn chỉ cho người không có trình độ, căn cơ ngu muội chậm lụt, không bén nhạy.

[43] Ngu si: Tối tăm mê mờ. Chữ ngu si trong Kinh Phật thường quở, là chỉ cho những người bị màn vô minh che mờ trí giác, có những nhận định sai lầm đối với chân lý, chớ không phải Phật quở trách như người đời chưởi rủa

[44] Dục lạc: dục là ham muốn; lạc là vui thích. Dục lạc chỉ cho những sự vui thích mà người ta đam mê không bao giờ biết nhàm chán. Như nói ngũ dục lạc v.v

[45] Cảnh giác: cảnh là răn nhắc; giác là thức tỉnh. Cảnh giác là răn nhắc để cho mọi người luôn để ý đề phòng trước những cám dổ của cuộc đời.

[46] Đại an lạc: Niềm vui an bình rất lớn. Nhờ tu thiền định nên tâm được an lạc lớn.

[47] Tuấn mã: Loại ngựa đua giõi, không con ngựa nào chạy đua hơn nó.

[48] Ma Già: (Maghavà) tên khác của trời Đế Thích (Sakha). Khi chưa đủ phúc báo làm trời Đế Thích, ở nhân gian tên là Ma Già, nhờ công đức siêng năng quét tước sạch sẽ mà được làm chủ cõi chư Tiên.

[49] Kiết sử: (Samyojana) kiết là trói buộc; sử là sai khiến, tức chỉ cho những thứ phiền não (Kilesa) , đây là danh từ chuyên môn của nhà Phật. Vì những thứ phiền não nầy hay sai khiến người ta tạo nhiều nghiệp ác, rồi chính những nghiệp ác mà họ đã gây tạo trở lại trói buộc họ, nên gọi chúng là kiết sử phiền não.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_twin.htm
  2. http://loiphatday.org/kinh-phap-cu
  3. https://www.pinterest.com/pin/6896205649699734/
  4. http://www.slideshare.net/UnitB166ER/treasury-of-truth-the-dhammapada-illustrated-by-venerable-mahasi-sayadaw
  5. https://quangduc.com/a29854/kinh-phap-cu-1