01a. Chương 1a: Phẩm song yếu – Twin verses (01-10) – Song ngữ
Dhammapada Sutta (The Path of Truth)
Kinh Pháp Cú
English: Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna, 1993
Vietnamese: Thích Minh Châu, 1996
Illustrated Photos: Venerable-mahasi-sayadaw
Compile: Lotus group
Chapter Ia: Yamaka Vagga – Twin verses (verses 01-10)
Chương 1a: Phẩm song yếu (câu 01-10)
Verse 1. Suffering Follows The Evil-Doer
- Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Mind precedes all knowable,
Mind’s their chief, mind-made are they?
If with a corrupted mind
One should either speak or act
Dukkha follows caused by that,
As does the wheel the ox’s hoof.
Explanation:
All that we experience begins with thought. Our words and deeds spring from thought. If we speak or act with evil thoughts, unpleasant circumstances and experiences inevitably result. Wherever we go, we create bad circumstances because we carry bad thoughts. This is very much like the wheel of a cart following the hoofs of the ox yoked to the cart. The cart-wheel, along with the heavy load of the cart, keeps following the draught oxen. The animal is bound to this heavy load and cannot leave it.
ất cả những gì chúng ta trải nghiệm đều bắt đầu bằng suy nghĩ. Lời nói và việc làm của chúng ta bắt nguồn từ suy nghĩ. Nếu chúng ta nói hoặc hành động với những suy nghĩ xấu xa, những hoàn cảnh và trải nghiệm khó chịu chắc chắn sẽ xảy ra. Bất cứ nơi nào chúng ta đi, chúng ta tạo ra hoàn cảnh xấu bởi vì chúng ta mang theo những suy nghĩ xấu. Điều này rất giống như bánh xe kéo theo móng bò kéo vào xe. Bánh xe kéo cùng với khối hàng nặng trĩu cứ chạy theo những con bò kéo. Con vật bị ràng buộc với gánh nặng này và không thể rời bỏ nó.
Verse 2. Happiness Follows The Doer of Good
- Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Mind precedes all knowables,
Mind’s their chief, mind-made are they.
If with a clear, and confident mind
One should speak and act
As one’s shadow ne’er (never) departing.
Explanation:
Explanation:
Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind wrought. If with an impure mind a person speaks or acts, suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.
Trong các pháp [2], tâm dẫn đầu, tâm [3] làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp [4] nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.
Verse 3. Uncontrolled Hatred Leads to Harm
3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
Who bears within them enmity:
“He has abused and beaten me,
defeated me and plundered me”,
Hate is not allayed for them.
Explanation:
Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind wrought. If with a pure mind a person speaks or acts, happiness follows him like his never departing shadow.
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.
Verse 4. Overcoming Anger
4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
Who bears within no enmity:
“He has abused and beaten me,
defeated me and plundered me”,
hate is quite allayed for them.
Explanation:
“He abused me, he struck me, he overpowered me, he robbed me. Those who harbour such thoughts do not still their hatred”.
“Người kia lăng mạ [5] tôi, đánh đập tôi, phá hại tôi và cướp đoạt của tôi. Ai còn ôm ấp tâm niệm ấy, thì sự oán giận không thể nào hết”.
Verse 5. Hatred is Overcome Only by Non-hatred
5. Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
Never here by enmity
are those with enmity allayed,
they are allayed by amity,
this is the timeless Truth.
Explanation:
Hatred is never appeased by hatred in this world. By non hatred alone is hatred appeased. This is Law Eternal.
Ở thế gian [8] nầy, chẳng phải hận thù [9] trừ được hận thù, chỉ có từ bi [10] mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa. [11]
Verse 6. Recollection of Death Brings Peace
6. Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.
Still others do not understand
that we must perish in this world,
those who understand this,
there quarrels are allayed.
Explanation:
There are those who do not realize that one day we all must die. But those who do realize this settle their quarrels.
Người kia [12] vì không hiểu rằng: “Chúng ta sắp bị hủy diệt [13]” (nên mới phí sức tranh luận hơn thua). Nếu họ hiểu rõ điều đó, thì chẳng còn tranh luận nữa.
Verse 7. Laziness Defeats Spirituality
7. Ai sống nhìn tịnh tướng,
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy,
như cây yếu trước gió.
One who beauty contemplates,
whose faculties are unrestrained,
in food no moderation knows,
is languid, who is indolent:
that one does Mara overthrow
as wind a tree of little strength.
Explanation:
Just as a storm throws down a weak tree, so does Màra overpower the man who lives for the pursuit of pleasures, who is uncontrolled in his senses, immoderate in eating, indolent and dissipated.
Những người chỉ muốn sống trong khoái lạc, không chịu nhiếp hộ các căn, uống ăn vô độ [14] biếng nhác chẳng tinh cần, họ thật là người dễ bị ma nhiếp phục như cành mềm trước cơn gió lốc.
Verse 8. Spiritual Strength is Undefeatable
8. Ai sống quán bất tịnh,
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá, trước gió.
One who foulness contemplates,
whose faculties are well-restrained,
in food does moderation know,
is full of faith, who’s diligent:
that one no Mara overthrows,
as wind does not a rocky mount.
Explanation:
Just as a storm cannot prevail against a rocky mountain, so Màra can never overpower the man who lives meditating on the impurities, who is controlled in his senses, moderate in eating, and filled with faith and earnest effort.
Những người nguyện ở trong cảnh chẳng khoái lạc [15], khôn khéo nhiếp hộ các căn [16], uống ăn tiết độ, vững tín và siêng năng, ma [17] không dễ gì thắng họ như gió thổi núi đá.
Verse 9. Those Who Do Not Deserve the Stained Robe
9. Ai mặc áo cà sa.
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa
One who wears the stainless robe
who’s yet not free from stain,
without restraint and truthfulness
for the stainless robe’s unfit.
Explanation:
Whoever being depraved, devoid of self-control and truthfulness, should don the monk’s yellow robe, he surely is not worthy of the robe.
Mặc áo ca sa [18] mà không rời bỏ những điều uế trược, không thành thật khắc kỷ [19], thà chẳng mặc còn hơn.
Verse 10. The Virtuous Deserve the Stained Robe
10. Ai rời bỏ uế trược,
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.
But one who is self-cleansed of stain,
in moral conduct firmly set,
having restraint and truthfulness
is fit for the stainless robe.
Explanation:
But whoever is purged of depravity, well-established in virtues and filled with self-control and truthfulness, he indeed is worthy of the yellow robe.
Rời bỏ những điều uế trược, giữ gìn giới luật tinh nghiêm, khắc kỷ và chân thành, người như thế đáng mặc áo ca sa.
Chú Thích:
[1] Song yếu: (Yamaka Vagga – The pairs) từng cặp đối nhau rất quan trọng. Quan trọng về hai mặt: ác pháp và thiện pháp theo chiều hướng nhân quả.
[2] Pháp (Dhammà – Mental states): Nghĩa rất rộng, chỉ chung cho tất cả sự vật có hình tướng hoặc không hình tướng. Những vật có hình tướng gọi là Hữu vi pháp; không hình tướng gọi là Vô vi pháp. Duy thức định nghĩa: nhậm trì tự tánh quỹ sanh vật giải. Nghĩa là mỗi sự vật tự nó giữ gìn tính chất và hình thể của nó, để người ta nhìn vào biết rõ đặc tính của nó, gọi chung là một pháp. Dụ như cái tách, cái ly v.v
[3] Tâm (Mind): biết hay tri giác. Biết có hai phương diện: Chơn và vọng. Vọng tâm là cái biết sai lầm ở nơi sự vật. Ngược lại, chơn tâm là cái biết đúng với chân lý, tức biết đúng như thật ở nơi các pháp. Hằng sống với cái Biết nầy là giải thoát. Ngược lại,vọng tâm hay vọng thức, thuộc hiện tượng do duyên sanh, là nguyên nhân tạo nghiệp thiện ác, để rồi thọ báo khổ hoặc vui đi mãi trong vòng luân hồi bất tận.
[4] Nghiệp: tiếng Phạn là Karma, tiếng Pali là Kamma, có nghĩa là một hành động hay một việc làm lặp đi lặp lại thành một thói quen. Thói quen ấy gọi là nghiệp. Chính thói quen có một sức mạnh thúc đẩy người ta tạo thành những điều lành hoặc điều dữ, sức mạnh thúc đẩy đó, gọi là nghiệp lực, tức sức mạnh của nghiệp. Tác động của nghiệp được xây dựng theo chiều hướng nhân quả. Nghiệp chính là Nhân và đã có nhân tất nhiên phải có quả, nên cũng gọi là nghiệp quả hoặc nghiệp báo.
[5] Lăng mạ: Chưởi mắng hạ nhục một cách thậm tệ. Dùng những ngôn từ dao to búa lớn để mạ nhục đối phương; chà đạp lên nhân cách phẩm giá của người khác, không một chút nương tay. Đây thuộc về nghiệp ác khẩu nặng.
[6] Cướp đoạt: Một hành động táo bạo trắng trợn chiếm lấy tài sản của người làm của mình. Sự cướp đoạt nầy, tùy trường hợp lớn nhỏ khác nhau. Thông thường hành động của kẻ cướp đều có trang bị vũ khí. Ăn cướp khác với ăn trộm và ăn cắp.
[7] Tâm niệm: Hằng nhớ nghĩ một điều gì đó ở trong tâm.
[8] Thế Gian: Thế Trung Hoa dịch là thiên lưu, tức chỉ cho thời gian. Còn gian, Trung Hoa dịch là gián cách, tức chỉ cho không gian. Như vậy, hai chữ thế gian có nghĩa là chỉ cho thời gian và không gian. Trong nhà Phật có nêu ra hai loại thế gian: hữu tình thế gian và vô tình thế gian hay còn gọi là khí thế gian. Hữu tình thế gian là chỉ chung cho các loài động vật. Vô tình thế gian là chỉ chung cho các loài thực vật. Khí thế gian chỉ chung cho các loài khoáng vật.
[9] Hận thù:là một loại tâm sở phiền não trong 20 món tùy phiền não. Nói hận thù là một từ kép. Hận có nghĩa là hờn. Còn thù là đáp trả lại. Như nói thù ân là báo đáp lại ân sâu ông bà Tổ tiên v..v.. Tánh của tâm sở nầy là ôm ấp oán ghét không bỏ. Nghiệp dụng của nó là nóng nảy, buồn phiền hay tìm cách trả thù.
[10] Từ bi: từ là cho vui, bi là cứu khổ. Từ bi là cứu khổ cho vui. Từ bi là lòng thương rộng lớn, không phân biệt thân sơ. Từ bi khác hơn ái kiến. Ái kiến là tình thương nhỏ hẹp xuất phát từ lòng chấp ngã mà ra
[11] Định luật của ngàn xưa: ngàn xưa, tiếng Phạn là: Sanantano. Từ ngữ nầy, chỉ cho tất cả pháp tắc vĩnh cửu bất dịch mà chư Phật và đệ tử quá khứ đã gìn giữ và truyền dạy.
[12] Người kia: Chỉ người tranh luận. Nhân khi Phật ở Kỳ Đà lâm, đối với vị Tỳ kheo ưa tranh luận tên Câu Sanh Bì (Kosambi) mà nói Kinh nầy, nên có sự xưng hô đó.
[13] Hủy diệt: Nguyên văn tiếng Phạn là: Mayam Ettha Yamamasa, nghĩa là do sự tranh luận bị thua mà bước đến con đường hư hỏng.
[14] Vô độ: Vô là không, độ là chừng mực. Ăn uống hoặc ngủ nghỉ hay làm việc quá độ không có chừng mực, thì gọi là vô độ.
[15] Khoái lạc: Trạng thái tâm lý hưởng thụ vật chất, một cảm giác sung sướng về thân thể.
[16] Các Căn: Chỉ cho sáu căn, tức 6 cơ quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Những cơ quan nầy, có công năng tiếp xúc với 6 trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp rồi khởi ra 6 thứ nhận thức, gọi là Lục thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.
[17]Ma: Trong nhà Phật có nêu ra nhiều loại ma: nội ma và ngoại ma. Chữ ma có nghĩa là làm chướng ngại, hay phá hoại thiện căn của người tu hành, gọi chung là ma. Như nói Ngũ ấm ma, Thiên ma, Phiền não ma, Tử ma.
[18] Ca Sa (Cà Sa – kasaya – Y phục): Tên gọi đầy đủ là Ca sa duệ, dịch là bất chính, hư nát, bẩn, nhiễm bẩn… giống với từ Già sa dã. Dịch là xích sắc (màu đỏ) Pháp y của thầy Tỳ kheo mặc, gồm có 3 loại: Đại y, Trung y và Tiểu y. Gọi Ca sa là vì pha trộn màu hoại sắc, tức pha trộn các màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen lại mà thành. Y nầy còn có nhiều tên khác như Giải thoát y, Phước điền y v..v..
[19] Khắc kỷ: Khắc phục chế ngự những tánh xấu ở nơi chính bản thân mình. Nghĩa là đối với người, thì khoan dung tha thứ, nhưng đối với bản thân mình thì phải kiểm soát, kỷ luật nghiêm khắc.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_twin.htm
- http://loiphatday.org/kinh-phap-cu
- https://www.pinterest.com/pin/6896205649699734/
- http://www.slideshare.net/UnitB166ER/treasury-of-truth-the-dhammapada-illustrated-by-venerable-mahasi-sayadaw
- https://quangduc.com/a29854/kinh-phap-cu-1