Tập III – Chương I – Tương Ưng Uẩn – Connected Discourses on the Aggregates – Song ngữ

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

 

V. Năm Mươi Kinh Sau

I. PORTIONS – Phẩm Biên (10 lessons).

II. A SPEAKER ON THE DHAMMAPhẩm Thuyết Pháp (13 lessons).

III. IGNORANCE – Phẩm Vô Minh (10 lessons).

IV. HOT EMBERS – Phẩm Than Ðỏ (13 lessons)

V. VIEWS – Phẩm Kiến (10 lessons).

 

I. PORTIONS – Phẩm Biên

 

103 (1) Portions – Biên Kinh

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, there are these four portions. What four? The portion of identity, the portion of the origin of identity, the portion of the cessation of identity, the portion of the way leading to the cessation of identity.

4) “And what, bhikkhus, is the portion of identity? It should be said: the five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging. This is called the portion of identity.

5) “And what, bhikkhus, is the portion of the origin of identity? It is this craving that leads to renewed existence, accompanied by delight and lust, seeking delight here and there; that is, craving for sensual pleasures, craving for existence, craving for extermination. This is called the portion of the origin of identity.

6) “And what, bhikkhus, is the portion of the cessation of identity? It is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, non-reliance on it. This is called the portion of the cessation of identity.

7) “And what, bhikkhus, is the portion of the way leading to the cessation of identity? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration. This is called the portion of the way leading to the cessation of identity. “These, bhikkhus, are the four portions.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Có bốn biên này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Hữu thân biên, hữu thân tập khởi biên, hữu thân đoạn diệt biên, hữu thân đoạn diệt đạo biên.

4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân biên? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là năm thủ uẩn.

5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi biên? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi biên.

6) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt biên? Chính là sự ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt biên.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt đạo biên? Chính là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt đạo biên.

 

104 (2) Suffering – Khổ 

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, I will teach you suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the way leading to the cessation of suffering.

4) “And what, bhikkhus, is suffering? It should be said: the five aggregates subject to clinging. What five? … (as above) … This is called suffering.

5) “And what, bhikkhus, is the origin of suffering? It is this craving that leads to renewed existence…. This is called the origin of suffering.

6) “And what, bhikkhus, is the cessation of suffering? It is the remainderless fading away and cessation of that same craving…. This is called the cessation of suffering.

7) “And what, bhikkhus, is the way leading to the cessation of suffering? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration. This is called the way leading to the cessation of suffering.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về Khổ, Khổ tập khởi, Khổ đoạn diệt, Con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn. Ðây gọi là Khổ, này các Tỷ-kheo.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ tập khởi? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh… phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ tập khởi.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ đoạn diệt.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt.

 

105 (3) Identity – Hữu Thân 

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, I will teach you identity, the origin of identity, the cessation of identity, and the way leading to the cessation of identity.”

4-7) (The remainder of this sutta is identical with the preceding one, with appropriate substitutions.)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt, con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt. Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân? Phải trả lời rằng chính là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi? Chính là khát ái này… Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không có dư tàn khát ái ấy… sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt.

 

106 (4) To Be Fully Understood – Sở Biến Tri

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, I will teach you things that should be fully understood, full understanding, and the person that has fully understood. Listen to that….

4) “And what, bhikkhus, are the things that should be fully understood? Form, bhikkhus, is something that should be fully understood. Feeling … Perception … Volitional formations … Consciousness is something that should be fully understood. These are called the things that should be fully understood. [160]

5) “And what, bhikkhus, is full understanding? The destruction of lust, the destruction of hatred, the destruction of delusion: this is called full understanding.

6) “And who, bhikkhus, is the person that has fully understood? It should be said: the arahant, the venerable one of such a name and clan. This is called the person that has fully understood.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông các pháp cần phải biến tri, sự biến tri và con người đã biến tri. Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp cần phải biến tri. Thọ… tưởng… các hành… thức là pháp cần phải biến tri. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp cần phải biến tri.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự biến tri? Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự biến tri.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con người đã biến tri? Cần phải trả lời là bậc A-la-hán. Bậc Tôn giả này, với tên như vậy, với dòng họ như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con người đã biến tri.

 

107 (5) Ascetics (1) – Các Sa Môn (1)

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.

4) “Bhikkhus, those ascetics and brahmins who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.

“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things as they really are: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Có năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.

4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này… như thật biết rõ…; tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú.

 

108 (6) Ascetics (2) – Các Sa Môn (2)

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.

4-5) “Bhikkhus, those ascetics and brahmins who do not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins….

“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things as they really are … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

4-5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này… biết rõ…; tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú.

 

109 (7) Stream-Enterer – Dự Lưu

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.

4) “When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào năm? Tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.

4) Và khi nào vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị Ða văn Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối thất, đã được quyết định, hướng đến Chánh Ðẳng Giác.

 

110 (8) Arahant – A-La-Hán

 

1-4) … “When, bhikkhus, having understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging, a bhikkhu is liberated by nonclinging,221 then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.

4) Và khi nào vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này, được giải thoát không có chấp thủ. Vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

 

 

111 (9) Abandoning Desire (1) – Dục Ðược Ðoạn Trừ (1)

 

1-7) At Sāvatthī. “Bhikkhus, whatever desire there is for form, whatever lust, delight, craving—abandon it. Thus that form will be abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising. So too in the case of feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, hãy đoạn trừ nó. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

4-6) Ðối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành…

7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, hãy đoạn trừ nó. Như vậy, thức sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

 

112 (10) Abandoning Desire (2) –  Dục Ðược Ðoạn Trừ

 

1-7) At Sāvatthī. “Bhikkhus, whatever desire there is for form, whatever lust, delight, craving, whatever engagement and clinging, mental standpoints, adherences, and underlying tendencies— abandon them. Thus, that form will be abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising. So too in the case of feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với sắc… hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ…

4-6)… Ðối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành…

7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với thức, hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, thức ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

 

II. A SPEAKER ON THE DHAMMA – Phẩm Thuyết Pháp

 

113 (1) Ignorance – Vô Minh

 

1) At Sāvatthī…

2-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Venerable sir, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, venerable sir, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

4-8) “Here, bhikkhu, the uninstructed worldling does not understand form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He does not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

9) This is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”

 

114 (2) True Knowledge – Minh

 

1-4) At Sāvatthī…. Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One:

— “Venerable sir, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, venerable sir, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

5-8) — “Here, bhikkhu, the instructed noble disciple understands form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He understands feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

9) This is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”

1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi… Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Minh, minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, như thế nào là minh? Cho đến như thế nào, một người là minh?

5) — Ở đây, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.

6-8)… biết rõ thọ… biết rõ tưởng… biết rõ các hành… biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là minh. Và cho đến như vậy, một người là minh.

 

115 (3) A Speaker on the Dhamma (1) – Vị Thuyết Pháp

 

1-3) At Sāvatthī…. Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One:

— “Venerable, sir, it is said, ‘a speaker on the Dhamma, a speaker on the Dhamma.’ In what way, venerable sir, is one a speaker on the Dhamma?”

4) — “Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards form, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma. If one is practicing for the purpose of revulsion towards form, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is practicing in accordance with the Dhamma. If, through revulsion towards form, through its fading away and cessation, one is liberated by non-clinging, one can be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) Sau khi ngồi xuống, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, được gọi là vị thuyết pháp?

4) — Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

 

5-7) “Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards feeling … perception … volitional formations … consciousness, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma.

8) If one is practicing for the purpose of revulsion towards consciousness, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is practicing in accordance with the Dhamma. If, through revulsion towards consciousness, through its fading away and cessation, one is liberated by non-clinging, one can be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.”

5-7) Nếu Tỷ-kheo đối với thọ… Nếu Tỷ-kheo đối với tưởng… Nếu Tỷ-kheo đối với các hành…

8) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

 

116 (4) A Speaker on the Dhamma (2) – Vị Thuyết Pháp (2)

 

1-2) At Sāvatthī….Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One:

— “Venerable, sir, it is said, ‘a speaker on the Dhamma, a speaker on the Dhamma.’ In what way, venerable sir, is one a speaker on the Dhamma? In what way is one practicing in accordance with the Dhamma? In what way has one attained Nibbāna in this very life?”

3-8) (The rest of this sutta is identical with the preceding one.)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là vị thuyết pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị thực hành pháp tùy pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị đã đạt đến Niết-bàn ngay trong hiện tại?

3-4) — Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

5-7) Nếu Tỷ-kheo đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành…

8) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

 

117 (5) Bondage – Trói Buộc

 

1-2) At Sāvatthī…

3-7) — “Here, bhikkhus, the uninstructed worldling … regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. This is called, bhikkhus, an uninstructed worldling who is bound by bondage to form, who is bound by inner and outer bondage, who does not see the near shore and the far shore, who grows old in bondage, who dies in bondage, who in bondage goes from this world to the other world. “He regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. This is called, bhikkhus, an uninstructed worldling who is bound by bondage to consciousness … who in bondage goes from this world to the other world.

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh… không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.

4-6) … quán thọ… quán tưởng… quán các hành…

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh… không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán thức như là tự ngã, tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của thức, bị trói buộc bởi các trói buộc của nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.

 

8) “But, bhikkhus, the instructed noble disciple … does not regard form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. This is called, bhikkhus, an instructed noble disciple who is not bound by bondage to form, who is not bound by inner and outer bondage, who sees the near shore and the far shore. He is freed from suffering, I say.

9-12) … “He does not regard feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self … or self as in consciousness. This is called, bhikkhus, an instructed noble disciple who is not bound by bondage to consciousness…. He is freed from suffering, I say.”

8) Còn vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, thấy rõ các bậc Thánh… tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, không bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, vị đã thấy bờ bên này, vị đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.

9-11) … Ðối với thọ… với tưởng…. với các hành…

12) … không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi sự trói buộc của thức, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội ngoại; vị đã thấy bờ bên này, đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy đã giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.

 

118 (6) Interrogation (1) – Giải Thoát 

 

1) At Sāvatthī…

2) — “Bhikkhus, what do you think, do you regard form thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus! Form should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

3-6) “Do you regard feeling … perception … volitional formations …  consciousness thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus! Consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

7) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) — Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Các Ông có quán sắc: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

3-5) … thọ… tưởng… các hành…

6) … các Ông có quán thức: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

119 (7) Interrogation (2) –  Giải Thoát

 

1) At Sāvatthī…

2) — “Bhikkhus, what do you think, do you regard form thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus! Form should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

3-6) … “Do you regard feeling … perception … volitional formations … consciousness thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Good, bhikkhus! Consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

7) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) — Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Ông có quán sắc: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

— Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán sắc với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

3-5) … thọ… tưởng… các hành…

6) … các Ông có quán thức: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

— Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

120 (8) Things That Fetter –  Kiết Sử

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, I will teach you the things that fetter and the fetter. Listen to that….

4) “And what, bhikkhus, are the things that fetter, and what is the fetter? Form, bhikkhus, is a thing that fetters; the desire and lust for it is the fetter there. Feeling … Perception … Volitional formations …           

8) Consciousness is a thing that fetters; the desire and lust for it is the fetter there.

9) These are called the things that fetter, and this the fetter.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về các pháp bị trói buộc và sự trói buộc. Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị trói buộc? Thế nào là sự trói buộc? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với sắc là sự trói buộc của sắc.

5-7) … Thọ… Tưởng… Các hành…

8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với thức là sự trói buộc của thức.

9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp bị trói buộc. Ðây là sự trói buộc.

 

121 (9) Things That Can Be Clung To – Chấp Thủ

 

1-3) — “Bhikkhus, I will teach you the things that can be clung to and the clinging. Listen to that….

4) “And what, bhikkhus, are the things that can be clung to, and what is the clinging? Form, bhikkhus, is a thing that can be clung to; the desire and lust for it is the clinging there.

5-7) … Feeling … Perception … Volitional formations …

8) Consciousness is a thing that can be clung to; the desire and lust for it is the clinging there.

9) These are called the things that can be clung to, and this the clinging.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về các pháp bị chấp thủ và sự chấp thủ. Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ? Thế nào là sự chấp thủ? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với sắc là sự chấp thủ đối với sắc.

5-7) … Thọ… Tưởng… Các hành…

8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với thức là sự chấp thủ đối với thức.

9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, được gọi là các pháp bị chấp thủ. Ðây là sự chấp thủ.

 

122 (10) Virtuous – Vị Giữ Giới

 

1) On one occasion the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahākoṭṭhita were dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana.

2-3) Then, in the evening, the Venerable Mahākoṭṭhita emerged from seclusion, approached the Venerable Sāriputta, exchanged greetings, and said to him:

— “Friend Sāriputta, what are the things that a virtuous bhikkhu should carefully attend to?”

4) — “Friend Koṭṭhita, a virtuous bhikkhu should carefully attend to the five aggregates subject to clinging as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumour, as a dart, as misery, as an affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as nonself.

5) What five? The form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging. A virtuous bhikkhu should carefully attend to these five aggregates subject to clinging as impermanent … as nonself.

6) When, friend, a virtuous bhikkhu carefully attends thus to these five aggregates subject to clinging, it is possible that he may realize the fruit of stream-entry.”

1) Một thời, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

2-3) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta… thưa như sau:

— Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?

4) — Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

6) Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.

 

7) — “But, friend Sāriputta, what are the things that a bhikkhu who is a stream-enterer should carefully attend to?”

8-9) “Friend Koṭṭhita, a bhikkhu who is a stream-enterer should carefully attend to these five aggregates subject to clinging as impermanent … as nonself. When, friend, a bhikkhu who is a stream-enterer carefully attends thus to these five aggregates subject to clinging, it is possible that he may realize the fruit of once-returning.”

8-10) “But, friend Sāriputta, what are the things that a bhikkhu who is a once-returner should carefully attend to?”

11) “Friend Koṭṭhita, a bhikkhu who is a once-returner should carefully attend to these five aggregates subject to clinging as impermanent … as nonself. When, friend, a bhikkhu who is a once-returner carefully attends thus to these five aggregates subject to clinging, it is possible that he may realize the fruit of nonreturning.”

12) “But, friend Sāriputta, what are the things that a bhikkhu who is a nonreturner should carefully attend to?”

7) — Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?

8-9) — Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai.

10) — Nhưng Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

11) — Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.

12) — Nhưng Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

 

13-15) “Friend Koṭṭhita, a bhikkhu who is a nonreturner should carefully attend to these five aggregates subject to clinging as impermanent … as nonself. When, friend, a bhikkhu who is a nonreturner carefully attends thus to these five aggregates subject to clinging, it is possible that he may realize the fruit of arahantship.”

16) — “But, friend Sāriputta, what are the things that a bhikkhu who is an arahant should carefully attend to?”

13-15) — Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán.

16) — Nhưng vị A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?

 

17) — “Friend Koṭṭhita, a bhikkhu who is an arahant should carefully attend to these five aggregates subject to clinging as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumour, as a dart, as misery, as an affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as nonself.

18) For the arahant, friend, there is nothing further that has to be done and no repetition of what he has already done.However, when these things are developed and cultivated, they lead to a pleasant dwelling in this very life and to mindfulness and clear comprehension.”

17) — Vị A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

18) Với vị A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

 

123 (11) Instructed – Vị Có Nghe 

 

(This sutta is identical with the preceding one except that the opening question and reply are phrased in terms of “an instructed bhikkhu.”)

(Hoàn toàn như kinh trước, chỉ thay thế vị có nghe cho vị giữ giới ).

 

124 (12) Kappa (1) – Kappa

 

1) At Sāvatthī…

2-3) Then the Venerable Kappa approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, how should one know, how should one see so that, in regard to this body with consciousness and in regard to all external signs, I-making, minemaking, and the underlying tendency to conceit no longer occur within?”

4-9) (Remainder identical with §71, but addressed to Kappa.)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Kappa đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:

— Do biết như thế nào, do thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, lại không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn?

4) — Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc thắng hay liệt, hoặc xa hay gần; tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

5-7) Phàm có thọ gì… tưởng gì… các hành gì…

8) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức cần phải như quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Do biết như vậy, do thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn.

 

125 (13) Kappa (2) – Kappa (2)

 

1) At Sāvatthī…

2) Then the Venerable Kappa approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, how should one know, how should one see so that, in regard to this body with consciousness and in regard to all external signs, the mind is rid of Imaking, mine-making, and conceit, has transcended discrimination, and is peaceful and well liberated?”

4-8) (Remainder identical with §72, but addressed to Kappa.)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:

— Do biết như thế nào, thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không còn các tư tưởng ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt qua kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?

3) — Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại… tất cả sắc, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, được giải thoát, không có chấp thủ.

4-6) Phàm có thọ gì… tưởng… các hành…

7) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, được giải thoát, không có chấp thủ.

8) Do biết như vậy, thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và trong tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không có các tư tưởng ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt qua kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát.

  

III. IGNORANCE – Phẩm Vô Minh

 

126 (1) Subject to Arising (1) – Tập Pháp

 

1) At Sāvatthī…

2-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, venerable sir, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

4-8) “Here, bhikkhu, the uninstructed worldling does not understand form subject to arising as it really is thus: ‘Form is subject to arising.’ He does not understand form subject to vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to vanishing.’ He does not understand form subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to arising and vanishing.’ He does not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness subject to arising … subject to vanishing … subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Consciousness is subject to arising and vanishing.’

9) “This is called ignorance, bhikkhu, and in this way one

is immersed in ignorance.”

10) When this was said, that bhikkhu said to the Blessed One:

— “Venerable sir, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, venerable sir, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

11) “Here, bhikkhu, the instructed noble disciple understands form subject to arising as it really is thus: ‘Form is subject to arising.’ He understands form subject to vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to vanishing.’ He understands form subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to arising and vanishing.’

12-15) He understands feeling … perception … volitional formations … consciousness subject to arising … subject to vanishing … subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Consciousness is subject to arising and vanishing.’

16) “This is called true knowledge, bhikkhu, and in this way one has arrived at true knowledge.”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến…

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi” là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự đoạn diệt” là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

5-7) … “Thọ… Tưởng… Các hành..”.

8) … không như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi” là thức chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: “Thức chịu sự đoạn diệt” là thức chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

9) Như vậy, này Tỷ-kheo, gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

10) Khi được nói vậy, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Minh, minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, bạch Thế Tôn? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

11) — Ở đây, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi” là sắc chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: “Sắc chịu sự đoạn diệt” là sắc chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

12-14) … “Thọ… Tưởng… Các hành..”.

15) … Như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi” là thức chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: “Thức chịu sự đoạn diệt” là thức chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

16) Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là minh, cho đến như vậy được gọi là minh.

 

127 (2) Subject to Arising (2) – Tập Pháp (2)

 

1) On one occasion the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahākoṭṭhita were dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana.

2) Then, in the evening, the Venerable Mahākoṭṭhita emerged from seclusion, approached the Venerable Sāriputta, … and said to him: “Friend Sāriputta, it is said:

— ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

(The rest of this sutta is identical with the exchange on ignorance in the preceding sutta.)

1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.

2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:

— “Vô minh, vô minh”, thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả Sàruputta? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

(… như kinh trên).

 

128 (3) Subject to Arising (3) – Tập Pháp 

 

1-2) At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana.

3) Sitting to one side, the Venerable Mahākoṭṭhita said to the Venerable Sāriputta: “Friend Sāriputta, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

(The rest of this sutta is identical with the exchange on true knowledge in the preceding sutta.)

1-2) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), tại vườn Lộc Uyển.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:

— “Minh, minh”, thưa Tôn giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả Sàriputta? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

(… như kinh trên).

 

129 (4) Gratification (1) – Vị Ngọt (1)

 

1-2) At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana.

3) Sitting to one side, the Venerable Mahākoṭṭhita said to the Venerable Sāriputta: “Friend Sāriputta, it is said:

— ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

4-9) — “Here, friend, the uninstructed worldling does not understand as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”

1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:

— “Vô minh, vô minh”, thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Ðây là vô minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

 

130 (5) Gratification (2) – Vị Ngọt (2)

 

1-2) At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana…

3) — “Friend Sāriputta, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

 

4-8) “Here, friend, the instructed noble disciple understands as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

9) This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”

1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển…

3) — “Minh, minh”, này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Như thế nào được gọi là minh?

4-8) Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc… của thọ… của tưởng… của các hành… như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Ðây gọi là minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là minh.

 

131 (6) Origin (1) – Tập Khởi (1)

 

1-2) At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana…. “Friend Sāriputta, it is said:

3) –‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

4-8) — “Here, friend, the uninstructed worldling does not understand as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

9) This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”

1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển…

3) — “Vô minh, vô minh”, thưa Hiền giả Sàriputa, được nói đến là như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

 

132 (7) Origin (2) – Tập Khởi (2)

 

1-2) At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana….

3) “Friend

Sāriputta, it is said:

— ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

4-8) “Here, friend, the instructed noble disciple understands as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

9) This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”

1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:

— “Minh, minh” thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

4) — Ở đây, thưa Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Như vậy được gọi là minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là minh.

 

133 (8) Koṭṭhita (1) – Kotthika (1)

 

(This sutta is identical with the exchange on true knowledge in the preceding sutta, except here Sāriputta asks the questions and Mahākoṭṭhita replies.)

1) Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.

2) Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:

— “Vô minh, vô minh”, này Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Như vậy gọi là vô minh, thưa Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta và nói với Tôn giả Kotthika:

— “Minh, minh”, thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

11) — Ở đây, thưa Hiền giả, vị Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của sắc.

12-14) … thọ… tưởng… các hành…

15) … như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.

 

134 (9) Koṭṭhita (2) – Kotthika (2)

 

(This sutta is identical with the exchange on true knowledge in the preceding sutta, except here Sāriputta asks the questions and Mahākoṭṭhita replies.)

1) … Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.

2-3) — “Vô minh, vô minh”, thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

10) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:

— “Minh, minh”, thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

11) — Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

12-14) … thọ… tưởng… các hành…

15) … như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy, được gọi là minh.

 

135 (10) Koṭṭhita (3) – Kotthika (3)

 

1-2) The same setting…

3) Sitting to one side, the Venerable Sāriputta said to the Venerable Mahākoṭṭhita: “Friend Koṭṭhita, it is said,

— ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”

4-8) — “Here, friend, the uninstructed worldling does not understand form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He does not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

9) This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”

10) When this was said, the Venerable Sāriputta said to the Venerable Mahākoṭṭhita: “Friend Koṭṭhita, it is said:

— ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”

11-15) — “Here, friend, the instructed noble disciple understands form, [177] its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He understands feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

16) This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”

1-2) Nhân duyên như trên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:

— “Vô minh, vô minh”, thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, thưa Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) … không biết rõ thức, không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:

— “Minh, minh”, thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là minh?

11)– Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.

12-14) … thọ… tưởng… các hành…

15) … biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.

 

IV. HOT EMBERS – Phẩm Than Ðỏ

 

136 (1) Hot Embers – Than Ðỏ Hực

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, form is hot embers, feeling is hot embers, perception is hot embers, volitional formations are hot embers, consciousness is hot embers.

4) Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form … revulsion towards consciousness.

5) Experiencing revulsion, he becomes dispassionate…. He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Sắc là than đỏ, này các Tỷ-kheo! Thọ là than đỏ! Tưởng là than đỏ! Các hành là than đỏ! Thức là than đỏ!

4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức.

5) Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

137 (2) Impermanent (1) –  Vô Thường (1)

 

1) At Sāvatthī.

2 — “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is impermanent. And what is impermanent?

30 Form is impermanent; you should abandon desire for it.

4-6) Feeling … Perception … Volitional formations …

7) Consciousness is impermanent; you should abandon desire for it.

8) Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is impermanent.”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) — Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?

3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường.

4-6) … Thọ… Tưởng… Các hành…

7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

8) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

 

138 (3) Impermanent (2) – Vô Thường (2)

 

… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is impermanent.” …

(Complete as in the preceding sutta, with “lust” instead of “desire.”)

(Như kinh trên, chỉ khác là tham (ràga) thay thế cho dục (chanda).

 

139 (4) Impermanent (3) – Vô Thường (3)

 

… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is impermanent.” …

(Complete as in §137, with “desire and lust” instead of “desire.”)

(Như kinh trên, chỉ khác là cả dục và tham ).

 

140 – 143 (5-7) Suffering (1)

 

… “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is suffering.” …

 

141 (6) Suffering (2)

 

… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is suffering.” …

 

142     (7) Suffering (3)

 

… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is suffering.” …

(Như kinh trên, chỉ khác là khổ thay thế cho vô thường).

 

143 (8-10) Nonself (1) –  Vô Ngã 

 

… “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is nonself.” …

 

144 (9) Nonself (2)

 

… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is nonself.” …

 

145 (10) Nonself (3)

 

… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is nonself.” …

(Như kinh trên, chỉ khác là vô ngã thay thế cho khổ).

 

146 (11) Engrossed in Revulsion – Thiện Nam Tử Khổ 

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, for a clansman who has gone forth out of faith, this is what accords with the Dhamma: he should dwell engrossed in revulsion towards form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

4) One who dwells engrossed in revulsion towards form … towards consciousness, fully understands form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

5) One who fully understands form … consciousness is freed from form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. He is freed from birth, aging, and death; freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; freed from suffering, I say.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Ðối với vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, này các Tỷ-kheo, đây là thuận pháp (anudhammam): Hãy sống nhàm chán nhiều đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành, hãy sống nhàm chán nhiều đối với thức.

4) Ai sống nhàm chán nhiều đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành, ai sống nhàm chán nhiều đối với thức thời sẽ biến tri sắc… thọ… tưởng… các hành, biến tri thức.

5) Vị nào biến tri sắc, biến tri thọ, biến tri tưởng, biến tri các hành, biến tri thức, thời được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ.

 

147 (12) Contemplating Impermanence – Thiện Nam Tử Khổ

 

1-2) At Sāvatthī.

3) — “Bhikkhus, for a clansman who has gone forth out of faith, this is what accords with the Dhamma: he should dwell contemplating impermanence in form … (as above) … he is freed from suffering, I say.”

(Như kinh trên, chỉ khác là “thấy vô thường” thay thế “sống nhàm chán”).

 

148 (13) Contemplating Suffering – Thiện Nam Tử Khổ

 

… “he should dwell contemplating suffering in form … he is freed from suffering, I say.”

(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là “thấy vô ngã” ).

 

149 (14) Contemplating Nonself

 

… “he should dwell contemplating nonself in form … he is freed from suffering, I say.”

(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là “thấy vô ngã” ).

 

V. VIEWS – Phẩm Kiến

 

150 (1) Internally – Nội 

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, do pleasure and pain arise internally?”

4) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

5-9) “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, pleasure and pain arise internally. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, pleasure and pain arise internally.

1-2) Ở Sàvatthi…

3) — Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên?

4) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…,…

5) — Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên.

6-8) … thọ… tưởng… các hành…

9) Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên.

 

10) “What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”

— “No, venerable sir.”

11-14) “Is feeling … perception … volitional formations … consciousness permanent or impermanent?… But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”

— “No, venerable sir.”

15) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11-13) … Thọ… Tưởng… Các hành…

14) — Thức là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời nội lạc, khổ có thể sanh khởi không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

15) Do thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

151 (2) This Is Mine – Cái Này Là Của Tôi

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what,231 does one regard things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

4) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

5-10) “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, one regards things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, one regards things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’

10-14) “What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.” …

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could one regard anything thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

15) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

4) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

5-9) — Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc… do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn…

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11-13) … Thọ… Tưởng… Các hành…

14) — Thức là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

15) Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

152 (3) The Self – Ngã 

 

1-3) At Sāvatthī…

— “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does such a view as this arise: ‘That which is the self is the world; having passed away, that I shall be—permanent, stable, eternal, not subject to change’?”

4) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

5) — “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, such a view as this arises: ‘That which is the self is the world; having passed away, that I shall be—permanent, stable, eternal, not subject to change.’ When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, such a view as this arises: ‘That which is the self is the world … not subject to change.’

6-14) … “What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.” …

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could such a view as that arise?”

— “No, venerable sir.”

15) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi…

— Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?

4) — Ðối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

5) — Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”.

6-9) … thọ… tưởng… các hành…

10) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”.

— Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11-14) … Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn?

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

15) Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

153 (4) It Might Not Be for Me – Và Nếu Không Phải Của Tôi

 

1) At Sāvatthī.

2) — “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does such a view as this arise: ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me’?”

3) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”

4-8) — “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, such a view as this arises: ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me.’ When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, such a view as this arises: ‘I might not be … and it will not be for me.’

9-13) “What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.” …

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could such a view as that arise?”

— “No, venerable sir.”

“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) — Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?

3) — Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

4) — Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”.

5-7) … thọ… tưởng… các hành…

8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”.

9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10-13) … Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi tà kiến như sau: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

154 (5) Wrong View – Tà Kiến 

 

1-3) At Sāvatthī…

— “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does wrong view arise?”

4) “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

5-9) — “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, wrong view arises. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, wrong view arises.

10-14) “What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”…

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could wrong view arise.”

— “No, venerable sir.”

“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi…

— Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ gì, do thiên chấp gì, tà kiến khởi lên?

4) — Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

5) — Này các Tỷ-kheo, do có sắc, có chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc nên tà kiến khởi lên.

6-9)… thọ… tưởng… các hành…

Do có thức, do có chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên tà kiến khởi lên.

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11-14) … Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

155 (6) Identity View – Hữu Thân

 

1-3) At Sāvatthī.

— “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does identity view arise?”

4) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

5-9) “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, identity view arises. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, identity view arises.” …

10-14) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

(Giống như kinh trước, chỉ thế “hữu thân” cho “tà kiến”).

 

156 (7) View of Self – Ngã Kiến

 

(Giống như kinh trước, chỉ thế “ngã kiến” (attànuditthi) cho “hữu thân”).

 

At Sāvatthī.

— “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does view of self arise?”

— “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

— “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, view of self arises.

— When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, view of self arises.” “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

 

157 (8) Adherence (1) – Thân Kiến (1)

 

(Giống như kinh trước, chỉ thế “bị trói buộc, thiên chấp kiết sử” cho “ngã kiến”).

 

At Sāvatthī.  

— “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, do the fetters, adherences, and shackles arise?”

— “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

— “When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, the fetters, adherences, and shackles arise. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, the fetters, adherences, and shackles arise.” …

“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

 

158 (9) Adherence (2) – Thân Kiến (2)

 

At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, do the fetters, adherences, shackles, and holding arise?”

“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed

One….” (Complete as above.)

(Giống như kinh trước, chỉ thêm: “Sự tham trước về sự trói buộc, thiên chấp các kiết sử”).

 

159 (10) Ānanda – Ananda

 

1) At Sāvatthī…

2) Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One … and said to him: 3) — “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4) “What do you think, Ānanda, is form permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến… bạch Thế Tôn:

3) — Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để sau khi nghe pháp, con sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4) — Ông nghĩ thế nào, này Ananda, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

 

5-8) “Is feeling permanent or impermanent?… Is perception permanent or impermanent? … Are volitional formations permanent or impermanent?… Is consciousness permanent or impermanent?” –

“Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” – “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

“Therefore, Ānanda, any kind of form whatsoever, whether past, future, or present….

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

5-8) — Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

9) Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf