Tập III – Chương I – Tương Ưng Uẩn – Connected Discourses on the Aggregates – Song ngữ

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

B. Division II THE MIDDLE FIFTY – Năm Mươi Kinh Ở Giữa.

III. BEING DEVOURED Phẩm Những Gì Ðược Ăn

 

III. BEING DEVOURED – Phẩm Những Gì Ðược Ăn

 

73 (1) Gratification – Vị Ngọt

 

1-2) At Sāvatthī…

3-7) — “Bhikkhus, the uninstructed worldling does not understand as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

8-12) “But, bhikkhus, the instructed noble disciple understands as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

4-6) … của thọ… của tưởng… của các hành.

7) Không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

8-12) Và này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc… của thọ… của tưởng… của các hành… của thức.

 

74 (2) Origin (1) – Tập Khởi (1)

 

1-2) At Sāvatthī…

3-7) — “Bhikkhus, the uninstructed worldling does not understand as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.

8-12) “But, bhikkhus, the instructed noble disciple understands as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

4-6) … của thọ… của tưởng… của các hành…

7) Không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

8) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

9-11) … của thọ… của tưởng… của các hành…

12) … như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

 

75 (3) Origin (2) – Tập Khởi (2)

 

1-2) At Sāvatthī…

3-7) — “Bhikkhus, the instructed noble disciple understands as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.

4-6) … của thọ… của tưởng… của các hành…

7) … như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.

 

76 (4) Arahants (1)

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, form is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “Feeling is impermanent…. Perception is impermanent…. Volitional formations are impermanent…. Consciousness is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering – is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-6) … thọ… tưởng… các hành là vô thường…

7) Này các Tỷ-kheo, thức là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

 

8) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form, revulsion towards feeling, revulsion towards perception, revulsion towards volitional formations, revulsion towards consciousness.

9) Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

10) “To whatever extent, bhikkhus, there are abodes of beings, even up to the pinnacle of existence, these are the foremost in the world, these are the best, that is, the arahants.”

8) Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành. .. đối với thức.

9) Do nhàm chán nên ly tham. Do ly tham, nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

10) Này các Tỷ-kheo, cho đến hữu tình cư (Sattavasa), cho đến tột đảnh của hữu (Bhavaggam), những bậc ấy là tối thượng, những bậc ấy là tối thắng ở trong đời, tức là các bậc A-la-hán.

11) This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

 

  • “Happy indeed are the arahants!

No craving can be found in them.

Cut off is the conceit ‘I am,’

Burst asunder is delusion’s net.

 

  • “They have reached the unstirred state,

Limpid are their minds;

They are unsullied in the world—

The holy ones, without taints.

 

  • “Having fully understood the five aggregates,

Ranging in the seven good qualities,

Those praiseworthy superior men

Are the Buddha’s bosom sons.

 

  • “Endowed with the seven gems,

Trained in the threefold training,

Those great heroes wander about

With fear and trembling abandoned.

 

  • “Endowed with the ten factors,

Those great nāgas, concentrated,

Are the best beings in the world:

No craving can be found in them.

 

  • “The adepts’ knowledge has arisen in them:

‘This body is the last I bear.’

In regard to the core of the holy life

They no longer depend on others.

 

7) “They do not waver in discrimination,

They are released from renewed existence.

Having reached the stage of the tamed,

They are the victors in the world.

 

 

8) “Above, across, and below,

Delight is no more found in them.

They boldly sound their lion’s roar:

‘The enlightened are supreme in the world.’”

11) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

1) An lạc, bậc La-hán,
Họ không có khát ái,
Ngã mạn khéo chặt đứt;
Lưới si bị phá rách.

2) Họ đạt được bất động,
Tâm viễn ly ô trược,
Không nhiễm trước thế gian,
Bậc Phạm thiên vô lậu.

3) Họ biến tri năm uẩn.
Do hành bảy Chánh pháp.
Bậc Chân nhân tán thán,
Con đích tôn chư Phật.

4) Ðầy đủ bảy món báu,
Ba học đều thành tựu,
Bậc đại hùng du hành,
Ðoạn tận mọi sợ hãi.

5) Ðầy đủ mười uy lực,
Bậc Long tượng Thiền định.
Họ tối thắng ở đời,
Khát ái được đoạn tận.

6) Thành tựu vô học trí,
Thân này thân tối hậu,
Cứu cánh của Phạm hạnh,
Ðạt được không nhờ ai.

7) Ðối các tưởng, không động,
Giải thoát khỏi tái sanh,
Ðạt được điều phục địa,
Họ chiến thắng ở đời.

8) Thượng, hạ cùng tả, hữu.
Họ không có hỷ lạc,
Họ rống sư tử rống,
Phật vô thượng ở đời!

 

77 (5) Arahants (2) – Các Vị A-La-Hán (2)

 

(This sutta is identical with the preceding one except that the verses are omitted.)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là vô thường…

8) Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành… đối với thức.

9) Do nhàm chán nên ly tham. Do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

10) Này các Tỷ-kheo, cho đến hữu tình cư, cho đến tột đảnh của hữu, những bậc ấy là tối thượng, những bậc ấy là tối thắng ở trong đời, tức là các bậc A-la-hán.

 

78 (6) The Lion

 

1-2) At Sāvatthī…

3-4) — “Bhikkhus, in the evening the lion, the king of beasts, comes out from his lair. Having come out, he stretches himself, surveys the four quarters all around, and roars his lion’s roar three times. Then he sets out in search of game. “When the lion, the king of beasts, roars, whatever animals hear the sound are for the most part filled with fear, a sense of urgency, and terror. Those who live in holes enter their holes; those who live in the water enter the water; those who live in the woods enter the woods; and the birds fly up into the air.

5) Even those royal bull elephants, bound by strong thongs in the villages, towns, and capital cities, burst and break their bonds asunder; frightened, they urinate and defecate and flee here and there.

6) So, powerful, bhikkhus, is the lion, the king of beasts, among the animals, so majestic and mighty.

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều, đi ra khỏi hang. Sau khi ra khỏi hang, nó duỗi thân mình và chân. Sau khi duỗi thân mình và chân, nó nhìn xung quanh bốn phương. Sau khi nhìn xung quanh bốn phương, nó rống lên tiếng rống sư tử ba lần. Sau khi rống tiếng rống sư tử ba lần, nó đi tìm mồi. Này các Tỷ-kheo, các loài thú thuộc loại bàng sanh, nghe tiếng rống của con sư tử, vua các loài thú, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Các loài ở hang tìm vào hang. Các loài ở nước tìm xuống nước. Các loài ở rừng tìm vào rừng. Các loài chim bay lên hư không.

5) Này các Tỷ-kheo, các loài voi chúa ở tại làng, thị trấn hay thành phố, bị trói bởi các cây đa cứng chắc, bứt đứt, giật đứt những sợi dây ấy, khiếp đảm cuồng chạy, tung cả phân và nước tiểu.

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của con sư tử, vua các loài thú; đối với loài bàng sanh, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

 

7) “So too, bhikkhus, when the Tathāgata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One, he teaches the Dhamma thus: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away.’

8) “Then, bhikkhus, when those devas who are long-lived, beautiful, abounding in happiness, dwelling for a long time in lofty palaces, hear the Tathāgata’s teaching of the Dhamma, they are for the most part filled with fear, a sense of urgency, and terror, [saying]: ‘It seems, sir, that we are impermanent, though we thought ourselves permanent; it seems, sir, that we are unstable, though we thought ourselves stable; it seems, sir, that we are noneternal, though we thought ourselves eternal. It seems, sir, that we are impermanent, unstable, noneternal, included within identity.’

9) So, powerful, bhikkhus, is the Tathāgata over this world together with its devas, so majestic and mighty.”

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai xuất hiện ở đời, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy thuyết pháp: Ðây là sắc. Ðây là sắc tập khởi. Ðây là sắc đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ðây là thọ… Ðây là tưởng… Ðây là các hành… Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến thức đoạn diệt.

8) Này các Tỷ-kheo, có những chư Thiên nào, tuổi thọ dài, có mỹ sắc, hưởng lạc nhiều, đã sống lâu trong các lâu đài to lớn. Các chư Thiên này, sau khi nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn họ trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Họ nghĩ: “Chúng ta là vô thường, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường còn. Chúng ta là không thường hằng, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường hằng. Chúng ta không thường trú, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường trú. Này chư Tôn giả, chúng ta là vô thường, không thường hằng, không thường trú, bị thâu nhiếp trong một thân này”.

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của Như Lai đối với chư Thiên và thế giới chư Thiên, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

 

10) This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

 

  • “When the Buddha, through direct knowledge,

Sets in motion the Wheel of Dhamma,

The peerless Teacher in this world

With its devas [makes this known]:

 

  • “The cessation of identity

And the origin of identity,

Also, the Noble Eightfold Path

That leads to suffering’s appeasement.

 

  • “Then those devas with long life spans,

Beautiful, ablaze with glory,

Are struck with fear, filled with terror,

Like beasts who hear the lion’s roar.

 

  • “‘We’ve not transcended identity;

It seems, sir, we’re impermanent,’

[So, they say] having heard the utterance

Of the Arahant, the released Stable One.”

10) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thuyết giảng như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

1) Khi Phật với thượng trí,
Chuyển bánh xe Chánh pháp,
Cho Thiên giới, Nhân giới,
Bậc Ðạo Sư vô tỷ.

2) Sự đoạn diệt tự thân,
Sự hiện hữu tự thân,
Và đường Thánh Tám ngành
Ðưa đến khổ diệt tận,

3) Chư Thiên được trường thọ,
Có mỹ sắc danh xưng,
Sanh khiếp đảm, sợ hãi,
Như thú thấy sư tử.

4) Vì chưa thoát tự thân,
“Chúng ta là vô thường”,
Nghe lời bậc Ứng Cúng,
Ðã giải thoát như vậy.

 

79 (7) Being Devoured – Ðáng Ðược Ăn

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, those ascetics and brahmins who recollect their manifold past abodes all recollect the five aggregates subject to clinging or a certain one among them.

4) What five? “When recollecting thus, bhikkhus: ‘I had such form in the past,’ it is just form that one recollects. When recollecting: ‘I had such a feeling in the past,’ it is just feeling that one recollects. When recollecting: ‘I had such a perception in the past,’ it is just perception that one recollects. When recollecting: ‘I had such volitional formations in the past,’ it is just volitional formations that one recollects. When recollecting: ‘I had such consciousness in the past,’ it is just consciousness that one recollects.

5) “And why, bhikkhus, do you call it form? ‘It is deformed,’ bhikkhus, therefore it is called form.  Deformed by what? Deformed by cold, deformed by heat, deformed by hunger, deformed by thirst, deformed by contact with flies, mosquitoes, wind, sun, and serpents. ‘It is deformed,’ bhikkhus, therefore it is called form.

6) “And why, bhikkhus, do you call it feeling? ‘It feels,’ bhikkhus, therefore it is called feeling. And what does it feel? It feels pleasure, it feels pain, [87] it feels neither pain-nor-pleasure. ‘It feels,’ bhikkhus, therefore it is called feeling.

7) “And why, bhikkhus, do you call it perception? ‘It perceives,’ bhikkhus, therefore it is called perception. And what does it perceive? It perceives blue, it perceives yellow, it perceives red, it perceives white. ‘It perceives,’ bhikkhus, therefore it is called perception.

8) “And why, bhikkhus, do you call them volitional formations? ‘They construct the conditioned,’ bhikkhus, therefore they are called volitional formations. And what is the conditioned that they construct? They construct conditioned form as form; they construct conditioned feeling as feeling; they construct conditioned perception as perception; they construct conditioned volitional formations as volitional formations; they construct conditioned consciousness as consciousness. ‘They construct the conditioned,’ bhikkhus, therefore they are called volitional formations.

9) “And why, bhikkhus, do you call it consciousness? ‘It cognizes,’ bhikkhus, therefore it is called consciousness. And what does it cognize? It cognizes sour, it cognizes bitter, it cognizes pungent, it cognizes sweet, it cognizes sharp, it cognizes mild, it cognizes salty, it cognizes bland. ‘It cognizes,’ bhikkhus, therefore it is called consciousness.

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có nhớ đến các đời sống ở các kiếp trước, tất cả họ đều nhớ đến năm thủ uẩn hay nhớ đến một trong những uẩn này.

4) Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, có người nhớ rằng: “Trong quá khứ, thân ta như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến sắc. Hay có người nhớ rằng: “Trong quá khứ, ta có cảm thọ như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thọ. Hay có người nhớ rằng: “Trong quá khứ ta có tưởng… có các hành… có thức như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thức.

5) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.

6) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ.

7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

8) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm… rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.

 

10-11) “Therein, bhikkhus, the instructed noble disciple reflects thus: ‘I am now being devoured by form. In the past, too I was devoured by form in the very same way that I am now being devoured by present form. If I were to seek delight in future form, then in the future too I shall be devoured by form in the very same way that I am now being devoured by present form.’ Having reflected thus, he becomes indifferent towards past form, he does not seek delight in future form, and he is practicing for revulsion towards present form, for its fading away and cessation.

12-15) “[He reflects thus:] ‘I am now being devoured by feeling.’ … [88] … ‘I am now being devoured by perception.’ … ‘I am now being devoured by volitional formations.’ … ‘I am now being devoured by consciousness. In the past too I was devoured by consciousness in the very same way that I am now being devoured by present consciousness. If I were to seek delight in future consciousness, then in the future too I shall be devoured by consciousness in the very same way that I am now being devoured by present consciousness.’ Having reflected thus, he becomes indifferent towards past consciousness, he does not seek delight in future consciousness, and he is practicing for revulsion towards present consciousness, for its fading away and cessation.

10) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nay ta bị sắc chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị sắc chinh phục, như ta bị sắc hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với sắc vị lai, thời trong vị lai, ta sẽ bị sắc chinh phục, như nay ta bị sắc hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không có luyến tiếc đối với sắc quá khứ, không có hoan hỷ đối với sắc vị lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc hiện tại.

12) “Ta nay bị thọ chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị thọ chinh phục như vậy, như nay ta bị thọ hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với thọ vị lai, thời trong thời vị lai, ta sẽ bị thọ chinh phục, như nay ta bị thọ hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không luyến tiếc đối với thọ quá khứ, không có hoan hỷ đối với thọ vị lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ hiện tại.

13) “Ta nay bị tưởng chinh phục…”.

14) “Ta nay bị các hành chinh phục…”.

15) “Ta nay bị thức chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị thức chinh phục như vậy, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với thức vị lai, thời trong thời vị lai, ta sẽ bị thức chinh phục, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không có luyến tiếc đối với thức quá khứ, không có hoan hỷ đối với thức tương lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức hiện tại.

 

16) “What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent? … Is feeling … perception … volitional formations …consciousness permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

17-25) “Therefore, bhikkhus, any kind of form whatsoever … Any kind of feeling whatsoever … Any kind of perception whatsoever … Any kind of volitional formations whatsoever … Any kind of consciousness whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

17-19) — Thọ… Tưởng… Các hành…

20) Thức là thường hay vô thường?

— Vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

21) — Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng… xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

22) Ðối với thọ…

23) Ðối với tưởng…

24) Ðối với các hành..

25) Ðối với thức quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức đều phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

 

26) “This is called, bhikkhus, a noble disciple who dismantles and does not build up; who abandons and does not cling; who scatters and does not amass; who extinguishes and does not kindle.

27) “And what is it that he dismantles and does not build up? He dismantles form and does not build it up. He dismantles feeling … perception … volitional formations … consciousness and does not build it up.

28) “And what is it that he abandons and does not cling to? He abandons form and does not cling to it. He abandons feeling … perception … volitional formations … consciousness and does not cling to it.

29) “And what is it that he scatters and does not amass? He scatters form and does not amass it. He scatters feeling … perception … volitional formations … consciousness and does not amass it.

30) “And what is it that he extinguishes and does not kindle? He extinguishes form and does not kindle it. He extinguishes feeling … perception … volitional formations … consciousness and does not kindle it.

26) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Thánh đệ tử giảm thiểu, không tăng trưởng, từ bỏ, không chấp thủ, xa lánh, không thân cận, phân tán, không huân tập.

27) Giảm thiểu, không tăng trưởng cái gì? Giảm thiểu, không tăng trưởng sắc…, giảm thiểu, không tăng trưởng thọ…tưởng…các hành…giảm thiểu, không tăng trưởng thức.

28) Từ bỏ, không chấp thủ cái gì? Từ bỏ, không chấp thủ sắc…thọ… tưởng… các hành… từ bỏ, không chấp thủ thức.

29) Xa lánh, không thân cận cái gì? Xa lánh, không thân cận sắc… thọ… tưởng… các hành… xa lánh, không thân cận thức.

30) Phân tán, không huân tập cái g? Phân tán, không huân tập sắc… thọ… tưởng… các hành… phân tán, không huân tập thức.

 

31) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form, revulsion towards feeling, revulsion towards perception, revulsion towards volitional formations, revulsion towards consciousness. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

32) “This is called, bhikkhus, a noble disciple who neither builds up nor dismantles, but who abides having dismantled; who neither abandons nor clings, but who abides having abandoned; who neither scatters nor amasses, but who abides having scattered; who neither extinguishes nor kindles, but who abides having extinguished.

33) “And what is it, bhikkhus, that he neither builds up nor dismantles, but abides having dismantled? He neither builds up nor dismantles form, but abides having dismantled it. He neither builds up nor dismantles feeling … perception … volitional formations … consciousness, but abides having dismantled it.

34) “And what is it that he neither abandons nor clings to, but abides having abandoned? He neither abandons nor clings to form, but abides having abandoned it. He neither abandons nor clings to feeling … perception … volitional formations … consciousness, but abides having abandoned it.

35) “And what is it that he neither scatters nor amasses, but abides having scattered? He neither scatters nor amasses form, but abides having scattered it. He neither scatters nor amasses feeling … perception … volitional formations … consciousness, but abides having scattered it.

31) Thấy vậy, bậc Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành… nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

32) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo không tăng trưởng, không giảm thiểu. Sau khi giảm thiểu, vị ấy trú, không từ bỏ, không chấp thủ; sau khi từ bỏ, vị ấy trú, không xa lánh, không thân cận; sau khi xa lánh, vị ấy trú, không phân tán, không huân tập.

33) Sau khi phân tán, vị ấy trú, không tăng trưởng, không giảm thiểu cái gì? Sau khi giảm thiểu, vị ấy trú, không tăng trưởng, không giảm thiểu sắc. Sau khi giảm thiểu, vị ấy trú, không tăng trưởng, không giảm thiểu thọ… tưởng… các hành… không tăng trưởng, không giảm thiểu thức.

34) Sau khi giảm thiểu, vị ấy trú, không từ bỏ, không chấp thủ cái gì? Sau khi từ bỏ, vị ấy trú, không từ bỏ, không chấp thủ sắc; sau khi từ bỏ, vị ấy trú, không từ bỏ, không chấp thủ thọ… tưởng… các hành… không từ bỏ, không chấp thủ thức.

35) Sau khi từ bỏ, vị ấy trú, không xa lánh, không thân cận cái gì? Sau khi xa lánh, vị ấy trú, không xa lánh, không thân cận sắc; sau khi xa lánh, vị ấy trú, không xa lánh, không thân cận thọ… tưởng… các hành… không phân tán, không huân tập thức.

 

36) “And what is it that he neither extinguishes nor kindles, but abides having extinguished? He neither extinguishes nor kindles form, but abides having extinguished it. He neither extinguishes nor kindles feeling … perception … volitional formations … consciousness, but abides having extinguished it.

37) “When, bhikkhus, a bhikkhu is thus liberated in mind, the devas together with Indra, Brahmā, and Pajāpati pay homage to him from afar:

 

38)

 

“‘Homage to you, O thoroughbred man!

Homage to you, O highest among men!

We ourselves do not directly know

Dependent upon what you meditate.’”

36) Sau khi xa lánh, vị ấy trú, không phân tán, không huân tập cái gì? Sau khi phân tán, vị ấy trú, không phân tán, không huân tập sắc; sau khi phân tán, vị ấy trú, không phân tán, không huân tập thọ…tưởng…các hành…không phân tán, không huân tập thức.

37) Sau khi phân tán, vị ấy trú, với tâm giải thoát như vậy. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy được chư Thiên với Thiên chủ, Phạm thiên chúng với Phạm thiên đảnh lễ, dầu cho ở xa:

38)

Ôi, ta đảnh lễ Ông,
Bậc người như lương mã!
Ôi, ta đảnh lễ Ông,
Là bậc tối thắng nhân!
Ta không có chấp trước,
Ðối tượng Ông Thiền tư!

 

80 (8) Alms-Gatherer – Người Khất Thực

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.

2) Then the Blessed One, having dismissed the bhikkhus for a particular reason, dressed in the morning and, taking bowl and robe, entered Kapilavatthu for alms.

3) When he had walked for alms in Kapilavatthu and had returned from the alms round, after his meal he went to the Great Wood for the day’s abiding. Having plunged into the Great Wood, he sat down at the foot of a beluva sapling for the day’s abiding.

4) Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus:

5) “The Saṅgha of bhikkhus has been dismissed by me. There are bhikkhus here who are newly ordained, not long gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they do not see me there may take place in them some alteration or change. Just as when a young calf does not see its mother there may take place in it some alteration or change.

1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Cây Bàng (Nigrodhàràma)

2) Rồi Thế Tôn nhân một lỗi lầm, sau khi quở trách chúng Tỷ-kheo Tăng, đắp y vào buổi sáng, cầm y bát, đi vào thành Kapilavatthu để khất thực.

3) Ði khất thực ở Kapilavatthu xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Mahàvana (Ðại Lâm) để nghỉ buổi trưa. Sau khi đi sâu vào rừng Mahàvana, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây veluvalatthikà.

4) Trong khi Thế Tôn độc cư Thiền tịnh, tư tưởng như sau được khởi lên:

5) “Chúng Tỷ-kheo đã được Ta làm cho vững mạnh. Nhưng ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Ta, họ có thể đổi khác, biến đổi. Như con bê, nếu không thấy bò mẹ, có thể thay đổi, đổi khác.

 

6) So too there are bhikkhus here who are newly ordained, not long gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they do not see me there may take place in them some alteration or change. Just as when young seedlings do not get water there may take place in them some alteration or change.

7) So too there are bhikkhus here who are newly ordained, not long gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they do not see me there may take place in them some alteration or change. Let me assist the Saṅgha of bhikkhus now just as I have assisted it in the past.”

8) Then Brahmā Sahampati, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, disappeared from the brahmā world and reappeared before the Blessed One.

9-13) He arranged his upper robe over one shoulder, raised his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, and said to him:

— “So, it is, Blessed One! So, it is, Fortunate One! The Saṅgha of bhikkhus has been dismissed by the Blessed One. There are bhikkhus here who are newly ordained … (as above, including the similes) … If they do not see the Blessed One there may take place in them some alteration or change. Venerable sir, let the Blessed One take delight in the Saṅgha of bhikkhus! Let the Blessed One welcome the Saṅgha of bhikkhus! Let the Blessed One assist the Saṅgha of bhikkhus now just as he has assisted it in the past.”

6) Cũng vậy, ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Ta, họ có thể đổi khác, biến đổi. Ví như những hột giống non, nếu không có nước, có thể đổi khác, biến đổi.

7) Cũng vậy, ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không được bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Ta, họ có thể đổi khác, biến đổi. Như trước đây chúng Tỷ-kheo đã được Ta giúp đỡ, cũng vậy, nay Ta hãy giúp đỡ cho chúng Tỷ-kheo!”

8) Rồi Phạm thiên Sahampati, với tâm của mình biết được tư niệm của Thế Tôn, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay duỗi ra, cũng vậy, biến mất từ Phạm thiên giới, hiện ra trước mặt Thế Tôn.

9) Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

— Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn làm cho vững mạnh.

10) Nhưng ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Thế Tôn, họ có thể đổi khác, biến đổi. Như con bê, nếu không thấy bò mẹ, có thể đổi khác, biến đổi.

11) Cũng vậy, ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Thế Tôn, họ có thể đổi khác, biến đổi. Ví như những hạt giống non, nếu không có nước, có thể đổi khác, biến đổi.

12) Cũng vậy, ở đây có một số tân Tỷ-kheo, xuất gia không bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này. Nếu họ không thấy Thế Tôn, họ có thể đổi khác, biến đổi.

13) Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy làm cho chúng Tỷ-kheo hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết giảng cho chúng Tỷ-kheo như trước đây chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ, cũng vậy, nay Thế Tôn hãy giúp đỡ cho chúng Tỷ-kheo!

 

14) The Blessed One consented by silence.

15) Then Brahmā Sahampati, having understood the Blessed One’s consent, paid homage to the Blessed One and, keeping him on his right, he disappeared right there.

16-17) Then in the evening the Blessed One emerged from seclusion and went to Nigrodha’s Park. He sat down in the appointed seat and performed such a feat of spiritual power that the bhikkhus would come to him, alone and in pairs, in a timid manner. Then those bhikkhus approached the Blessed One, alone and in pairs, in a timid manner. Having approached, they paid homage to the Blessed One and sat down to one side.

18) The Blessed One then said to them:

— “Bhikkhus, this is the lowest form of livelihood, that is, gathering alms. In the world this is a term of abuse: ‘You alms-gatherer; you roam about with a begging bowl in your hand!’ And yet, bhikkhus, clansmen intent on the good take up that way of life for a valid reason. It is not because they have been driven to it by kings that they do so, nor because they have been driven to it by thieves, nor owing to debt, nor from fear, nor to earn a livelihood. But they do so with the thought: ‘I am immersed in birth, aging, and death; in sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair. I am immersed in suffering, oppressed by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering might be discerned!’

14) Thế Tôn im lặng nhận lời.

15) Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

16) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến vườn Cây Bàng, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nghĩ rằng: “Ta hãy thị hiện thần thông một cách khiến cho các vị Tỷ-kheo ấy đến Ta từng nhóm một hay hai người, với tâm có tội lỗi”.

17) Và các Tỷ-kheo ấy đến Thế Tôn, từng nhóm một hay hai người, với tâm có tội lỗi; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

18) Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

— Này các Tỷ-kheo, đây là nghề sinh sống hèn hạ nhất, tức là nghề khất thực. Ðây là một lời nguyền rủa trong đời, này các Tỷ-kheo, khi nói: “Ông, kẻ khất thực với bát trên bàn tay, Ông đi chỗ này, chỗ kia và đấy là nghề sinh sống”. Này các Tỷ-kheo, điều mà các thiện gia nam tử chấp nhận là những vị sống vì lý tưởng mục đích, duyên với lý tưởng mục đích; không phải vì ma cưỡng ép, không phải vì trộm cướp cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống, mà với ý nghĩ: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não; bị chìm đắm trong đau khổ, bị đoanh vây bởi đau khổ. Rất có thể, sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này được tìm ra”.

 

19) “It is in such a way, bhikkhus, that this clansman has gone forth. Yet he is covetous, inflamed by lust for sensual pleasures, with a mind full of ill will, with intentions corrupted by hate, muddle-minded, lacking clear comprehension, unconcentrated, scatter-brained, loose in his sense faculties. Just as a brand from a funeral pyre, burning at both ends and smeared with excrement in the middle, cannot be used as timber either in the village or in the forest, in just such a way do I speak about this person: he has missed out on the enjoyments of a householder, yet he does not fulfil the goal of asceticism.

20) “There are, bhikkhus, these three kinds of unwholesome thoughts: sensual thought, thought of ill will, thought of harming. And where, bhikkhus, do these three unwholesome thoughts cease without remainder? For one who dwells with a mind well established in the four establishments of mindfulness, or for one who develops the signless concentration.

21) This is reason enough, bhikkhus, to develop the signless concentration. When the signless concentration is developed, and cultivated, bhikkhus, it is of great fruit and benefit.

19) Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là thiện gia nam tử xuất gia. Vị ấy có tham dục đối với các dục vọng, tham ái cuồng nhiệt, tâm tư sân hận, tư niệm ô nhiễm, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Ví như, này các Tỷ-kheo, một que củi từ chỗ hỏa táng, cả hai đầu đều cháy, ở giữa lại dính phân, không được dùng làm củi trong làng, không được dùng làm củi trong rừng. Dùng ví dụ ấy, Ta tả cho các Ông con người ấy, đã mất cả nhà và tài sản, lại không làm viên mãn mục đích của Sa-môn hạnh.

20) Này các Tỷ-kheo, có ba bất thiện tầm này: dục tầm, sân tầm, hại tầm. Và này các Tỷ-kheo, ba bất thiện tầm này được đoạn diệt không có dư tàn, đối với vị nào tâm đã khéo an trú vào bốn Niệm xứ hay tu tập vô tướng Thiền định.

21) Này các Tỷ-kheo, hãy khéo tu tập vô tướng Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vô tướng Thiền định được tu tập, làm cho tăng thịnh, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn.

 

22) “There are, bhikkhus, these two views: the view of existence and the view of extermination. Therein, bhikkhus, the instructed noble disciple reflects thus: ‘Is there anything in the world that I could cling to without being blameworthy?’ 23) He understand thus: ‘There is nothing in the world that I could cling to without being blameworthy. For if I should cling, it is only form that I would be clinging to, only feeling … only perception … only volitional formations … only consciousness that I would be clinging to. With that clinging of mine as condition, there would be existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair would come to be. Such would be the origin of this whole mass of suffering.’

22) Này các Tỷ-kheo, có hai kiến này: hữu kiến, phi hữu kiến. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Có cái gì ở trong đời, ta chấp trước mà không có phạm tội?”

23) Và vị ấy biết: “Không có cái gì ở trong đời ta chấp trước mà không có phạm tội”. Nếu ta chấp thủ sự chấp thủ sắc… thọ… tưởng… các hành… Nếu ta chấp thủ sự chấp thủ thức, do duyên chấp thủ, hữu trở thành của ta. Do duyên hữu, có sanh. Do sanh, có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

 

24) “What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent? … Is feeling … perception … volitional formations … consciousness permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

                        25-28 “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of

                        being.’”

24) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

25-28) — Thọ… Tưởng… Hành… Thức…. Do vậy, này các Tỷ-kheo, thấy vậy… Vị ấy biết: “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

81 (9) Pārileyya – Pàrileyya

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Kosambī in Ghosita’s Park.

2) Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Kosambī for alms. When he had walked for alms in Kosambī and had returned from the alms round, after his meal he set his lodging in order himself, took his bowl and robe, and without informing his personal attendants, without taking leave of the Bhikkhu Saṅgha, he set out on tour alone, without a companion.

3) Then, not long after the Blessed One had departed, a certain bhikkhu approached the Venerable Ānanda and told him:

— “Friend Ānanda, the Blessed One has set his lodging in order himself, taken his bowl and robe, and without informing his personal attendants, without taking leave of the Bhikkhu Saṅgha, he has set out on tour alone, without a companion.”

4) — “Friend, whenever the Blessed One sets out like that he wishes to dwell alone. On such an occasion the Blessed One should not be followed by anyone.” 

5) Then the Blessed One, wandering by stages, arrived at Pārileyyaka. There at Pārileyyaka the Blessed One dwelt at the foot of an auspicious sal tree.

1) Một thời Thế Tôn ở Kosambi, tại vườn Ghosita.

2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kosambi để khất thực. Khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, Ngài dọn dẹp chỗ nằm của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành.

3) Rồi một Tỷ-kheo, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói với Tôn giả Ananda:

— Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn tự sắp xếp sàng tọa của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành.

4) — Này Hiền giả, trong khi Thế Tôn tự sắp xếp sàng tọa của mình, cầm y bát, không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết, một mình, không có người đi theo, ra đi du hành; trong khi ấy, Thế Tôn ưa sống một mình; trong khi ấy, Thế Tôn không muốn ai đi theo Ngài.

5) Rồi Thế Tôn tuần tự du hành, đi đến Pàlileyyaka. Tại đây, Thế Tôn trú ở Pàlileyyaka, dưới gốc cây bhaddasàla.

 

6-7) Then a number of bhikkhus approached the Venerable Ānanda and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, they sat down to one side and said to the Venerable Ānanda:

— “Friend Ānanda, it has been a long time since we heard a Dhamma talk in the presence of the Blessed One. We should like to hear such a talk, friend Ānanda.”

8) Then the Venerable Ānanda together with those bhikkhus approached the Blessed One at Pārileyyaka, at the foot of the auspicious sal tree. Having approached, they paid homage to the Blessed One and sat down to one side.

9) The Blessed One then instructed, exhorted, inspired, and gladdened those bhikkhus with a Dhamma talk.

6) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

7) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ananda:

— Ðã lâu lắm, này Hiền giả Ananda, chúng tôi chưa được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp. Chúng tôi muốn, này Hiền giả Ananda, được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp.

8) Rồi Tôn giả Ananda cùng với các Tỷ-kheo ấy đi đến Pàlileyyaka, gốc cây bhaddasàla, chỗ Thế Tôn ở; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

9) Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho các Tỷ-kheo ấy, giảng giải, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ.

 

10) Now on that occasion a reflection arose in the mind of a certain bhikkhu thus: “How should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur?”

11) The Blessed One, having known with his own mind the reflection in that bhikkhu’s mind, addressed the bhikkhus thus:

— “Bhikkhus, this Dhamma has been taught by me discriminately. The four establishments of mindfulness have been taught by me discriminately. The four right strivings … The four bases for spiritual power … The five spiritual faculties … The five powers … The seven factors of enlightenment … The Noble Eightfold Path has been taught by me discriminately.

12) Bhikkhus, in regard to the Dhamma that has been thus taught by me discriminately, a reflection arose in the mind of a certain bhikkhu thus: ‘How should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur?’

10) Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo sanh khởi suy nghĩ như sau: “Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”

11) Thế Tôn với tâm của mình biết được suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, pháp đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn niệm xứ đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn chánh cần đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn như ý túc đã được giải thích, thuyết giảng. Năm căn đã được giải thích, thuyết giảng. Năm lực đã được giải thích, thuyết giảng. Bảy bồ-đề phần đã được giải thích, thuyết giảng. Thánh đạo Tám ngành đã được giải thích, thuyết giảng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp được Ta giải thích, thuyết giảng.

12) Dầu cho, này các Tỷ-kheo, các pháp được Ta giải thích, thuyết giảng như vậy, nhưng ở đây có Tỷ-kheo khởi lên suy nghĩ sau đây: “Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”

 

13-16) “And how, bhikkhus, should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur? Here, bhikkhus, the uninstructed worldling, who is not a seer of the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who is not a seer of superior persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self. That regarding, bhikkhus, is a formation. That formation—what is its source, what is its origin, from what is it born and produced? When the uninstructed worldling is contacted by a feeling born of ignorance-contact, craving arises: thence that formation is born.

17) “Thus, bhikkhus, that formation is impermanent, conditioned, dependently arisen; that craving is impermanent, conditioned, dependently arisen; that feeling is impermanent, conditioned, dependently arisen; that contact is impermanent, conditioned, dependently arisen; that ignorance is impermanent, conditioned, dependently arisen.When one knows and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.

 

 

“He may not regard form as self, but he regards self as possessing form. That regarding is a formation … (all as above) … When one knows and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.

13-16) Này các Tỷ-kheo, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, sự quán như vầy là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Từ khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy… xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

17) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã như là có sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy… thọ ấy… xúc ấy… vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

 

18) “He may not regard form as self or self as possessing form, but he regards form as in self. That regarding is a formation….

19-24) “He may not regard form as self or self as possessing form or form as in self, but he regards self as in form.

That regarding is a formation…. 

“He may not regard form as self … or self as in form, but he regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self … self as in consciousness. That regarding is a formation….

When one knows, and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.

18) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, không quán tự ngã như là có sắc, nhưng có thể quán sắc ở trong tự ngã. Quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy… thọ ấy… xúc ấy… vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

19) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã ở trong sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy… thọ ấy… xúc ấy… vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

20-21) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, có thể không quán tự ngã ở trong sắc. Nhưng có thể quán thọ như là tự ngã, và có thể quán tự ngã như là có thọ, có thể quán thọ ở trong tự ngã, và có thể quán tự ngã ở trong thọ.

22-23). .. có thể quán tưởng… có thể quán các hành…

24). .. có thể quán thức như là tự ngã, có thể quán tự ngã như là có thức; có thể quán thức ở trong tự ngã; và có thể quán tự ngã ở trong thức. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy… thọ ấy… xúc ấy… vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

 

25) “He may not regard form as self … or self as in consciousness, but he holds such a view as this: ‘That which is the self is the world; having passed away, that I shall be—permanent, stable, eternal, not subject to change.’ That eternalist view is a formation…. When one knows, and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.

“He may not regard form as self … or hold such an [eternalist] view, but he holds such a view as this: ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me.’ That annihilationist view is a formation….

25) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; có thể không quán thọ như là tự ngã; có thể không quán tưởng… không quán các hành… không quán thức như là tự ngã. Nhưng có thể có (tà) kiến như sau: “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”. Nhưng thường kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi… Do biết như vậy, thấy như vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

26) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; không quán thọ… không quán tưởng… không quán các hành… không quán thức là tự ngã; có thể không có (tà) kiến như sau: “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”. Nhưng vị ấy có thể có (tà) kiến như sau: “Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta”.

 

27-29) “He may not regard form as self … or hold such an [annihilationist] view, but he is perplexed, doubtful, indecisive in regard to the true Dhamma. That perplexity, doubtfulness, indecisive-ness in regard to the true Dhamma is a formation. That formation—what is its source, what is its origin, from what is it born and produced? When the uninstructed worldling is contacted by a feeling born of ignorance-contact, craving arises: thence that formation is born.

“So that formation, bhikkhus, is impermanent, conditioned, dependently arisen; that craving is impermanent, conditioned, dependently arisen; that feeling is impermanent, conditioned, dependently arisen; that contact is impermanent, conditioned, dependently arisen; that ignorance is impermanent, conditioned, dependently arisen.

30) When one knows and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.”

27-29) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã… không quán thọ… không quán tưởng… không quán các hành… không quán thức như là tự ngã… không quán tự ngã ở trong thức; không có (tà) kiến như sau: “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết tôi sẽ thường còn, thườg hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại” ; có thể không có (tà) kiến như sau: “Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta”. Nhưng vị ấy có thể nghi hoặc, do dự, không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này.

Nhưng này các Tỷ-kheo, sự nghi hoặc, do dự, không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.

30) Này các Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

 

82 (10) The Full-Moon Night – Trăng Rằm

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in the Eastern Park, in the Mansion of Migāra’s Mother, together with a great Saṅgha of bhikkhus.

2) Now on that occasion—the Uposatha day of the fifteenth, a full-moon night—the Blessed One was sitting out in the open surrounded by the Saṅgha of bhikkhus.

3) Then a certain bhikkhu rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, raised his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, and said to him:

— “Venerable sir, I would ask the Blessed One about a certain point, if the Blessed One would grant me the favour of answering my question.”

— “Well then, bhikkhu, sit down in your own seat and ask whatever you wish.”

4) — “Yes, venerable sir,” that bhikkhu replied. Then he sat down in his own seat and said to the Blessed One:

— “Aren’t these the five aggregates subject to clinging, venerable sir: that is, the form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging?”

— “Those are the five aggregates subject to clinging, bhikkhu: that is, the form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging.”

1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường, cùng với đại chúng Tỷ-kheo.

2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày lễ Bố-tát, ngày rằm, đêm trăng tròn, giữa trời, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây.

3) Rồi có Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề, nếu Thế Tôn cho phép, và trả lời câu hỏi của con.

— Này Tỷ-kheo, hãy ngồi tại chỗ và hỏi theo ý Ông muốn.

4) — Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, ngồi tại chỗ ngồi của mình và bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này: tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn?

— Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.

 

5) — Saying, “Good, venerable sir,” that bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement. Then he asked the Blessed One a further question:

–“But, venerable sir, in what are these five aggregates subject to clinging rooted?”

— “These five aggregates subject to clinging, bhikkhu, are rooted in desire.”

6) — “Venerable sir, is that clinging the same as these five aggregates subject to clinging, or is the clinging something apart from the five aggregates subject to clinging?”

“Bhikkhus, that clinging is neither the same as these five aggregates subject to clinging, nor is the clinging something apart from the five aggregates subject to clinging. But rather, the desire and lust for them, that is the clinging there.”

7) Saying, “Good, venerable sir,” that bhikkhu … asked the Blessed One a further question:

— “But, venerable sir, can there be diversity in the desire and lust for the five aggregates subject to clinging?”

— “There can be, bhikkhu,” the Blessed One said.

“Here, bhikkhu, it occurs to someone: ‘May I have such form in the future! May I have such feeling in the future! May I have such perception in the future! May I have such volitional formations in the future! May I have such consciousness in the future!’ Thus, bhikkhu, there can be diversity in the desire and lust for the five aggregates subject to clinging.”

5) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, rồi hỏi thêm Thế Tôn một câu khác:

— Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này lấy gì làm căn bản?

— Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.

6) — Lành thay, bạch Thế Tôn…

— Bạch Thế Tôn, chấp thủ ấy là năm thủ uẩn ấy hay chấp thủ ngoài năm thủ uẩn?

— Này Tỷ-kheo, chấp thủ ấy không tức là năm thủ uẩn ấy và chấp thủ cũng không phải ngoài năm thủ uẩn. Nhưng chỗ nào có tham và dục, chỗ ấy có chấp thủ.

7) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác:

— Có thể chăng, bạch Thế Tôn, trong năm thủ uẩn, có sự sai khác về dục và tham?

Thế Tôn đáp :

— Có thể có, này Tỷ-kheo.

Ở đây, này Tỷ-kheo, có người nghĩ như sau: “Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có sắc như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thọ như vậy! Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có tưởng như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có các hành như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thức như vậy!” Như vậy, này Tỷ-kheo, có thể có sự sai khác về dục và tham trong năm thủ uẩn.

 

8) — Saying, “Good, venerable sir,” that bhikkhu … asked the Blessed One a further question:

— “In what way, venerable sir, does the designation ‘aggregates’ apply to the aggregates?”

— “Whatever kind of form there is, bhikkhu, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the form aggregate. Whatever kind of feeling there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the feeling aggregate. Whatever kind of perception there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the perception aggregate. Whatever kind of volitional formations there are, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the volitional formations aggregate. Whatever kind of consciousness there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the consciousness aggregate. It is in this way, bhikkhu, that the designation ‘aggregates’ applies to the aggregates.”

8) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi thêm câu hỏi nữa:

— Dưới hình thức nào, bạch Thế Tôn, có định nghĩa về uẩn của các uẩn?

— Phàm sắc gì, này Tỷ-kheo, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn. Phàm thọ gì… Phàm tưởng gì… Phàm các hành gì… Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là thức uẩn. Dưới hình thức như vậy, này Tỷ-kheo, có định nghĩa về uẩn của các uẩn.

 

9) Saying, “Good, venerable sir,” that bhikkhu … asked the Blessed One a further question:

— “What is the cause and condition, venerable sir, for the manifestation of the form aggregate? What is the cause and condition for the manifestation of the feeling aggregate? … for the manifestation of the perception aggregate? … for the manifestation of the volitional formations aggregate? … for the manifestation of the consciousness aggregate?”

“The four great elements, bhikkhu, are the cause and condition for the manifestation of the form aggregate. Contact is the cause and condition for the manifestation of the feeling aggregate. Contact is the cause and condition for the manifestation of the perception aggregate. Contact is the cause and condition for the manifestation of the volitional formations aggregate. Name-and-form is the cause and condition for the manifestation of the consciousness aggregate.”

9) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi thêm câu hỏi nữa:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, được gọi là sắc uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là thọ uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là tưởng uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là hành uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là thức uẩn?

— Do nhân bốn đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, được gọi là thức uẩn.

 

10) — “Venerable sir, how does identity view come to be?”

— “Here, bhikkhu, the uninstructed worldling, who is not a seer of the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who is not a seer of superior persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. That is how identity view comes to be.”

11) — “But, venerable sir, how does identity view not come to be?”

— “Here, bhikkhu, the instructed noble disciple, who is a seer of the noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who is a seer of superior persons and is skilled and disciplined in their Dhamma, does not regard form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He does not regard feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. That is how identity view does not come to be.”

10) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi thêm câu khác:

— Như thế nào, bạch Thế Tôn, là có thân kiến?

— Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có sắc, hay quán sắc ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc… thọ… tưởng.. hành… quán thức như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có thức,hay quán thức ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là có thân kiến.

11) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi thêm câu nữa:

— Như thế nào, bạch Thế Tôn, là không có thân kiến?

— Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử thấy rõ các bậc Thánh, khéo thuần thục pháp các bậc Thánh, khéo tu tập pháp các bậc Thánh; thấy rõ các bậc Chân nhân, khéo thuần thục pháp các bậc Chân nhân, khéo tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc, không quán thọ… không quán tưởng… không quán các hành… không quán thức như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không có thân kiến.

 

12-15) — “What, venerable sir, is the gratification, the danger, and the escape in the case of form? What is the gratification, the danger, and the escape in the case of feeling?… in the case of perception? … in the case of volitional formations?… in the case of consciousness?”

— “The pleasure and joy, bhikkhu, that arise in dependence on form: this is the gratification in form. That form is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in form. The removal and abandonment of desire and lust for form: this is the escape from form. The pleasure and joy that arise in dependence on feeling … in dependence on perception … in dependence on volitional formations … in dependence on consciousness: this is the gratification in consciousness. That consciousness is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in consciousness. The removal and abandonment of desire and lust for consciousness: this is the escape from consciousness.”

 

Saying, “Good, venerable sir,” that bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement. Then he asked the Blessed One a further question:

 

“Venerable sir, how should one know, how should one see so that, in regard to this body with consciousness and in regard to all external signs, I-making, minemaking, and the underlying tendency to conceit no longer occur within?”

 

“Any kind of form whatsoever, bhikkhu, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near—one sees all form as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

 

“Any kind of feeling whatsoever … Any kind of perception whatsoever … Any kind of volitional formations whatsoever … Any kind of consciousness whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near —one sees all consciousness as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

 

“When one knows and sees thus, bhikkhu, then in regard to this body with consciousness and in regard to all external signs, I-making, mine-making, and the underlying tendency to conceit no longer occur within.”

 

Now on that occasion the following reflection arose in the mind of a certain bhikkhu: “So it seems that form is nonself, feeling is nonself, perception is nonself, volitional formations are nonself, consciousness is nonself. What self, then, will deeds done by what is nonself affect?”142

 

Then the Blessed One, knowing with his own mind the reflection in the mind of that bhikkhu, addressed the bhikkhus thus: “It is possible, bhikkhus, that some senseless man here, obtuse and ignorant, with his mind dominated by craving, might think that he can outstrip the Teacher’s Teaching thus: ‘So it seems that form is nonself … consciousness is nonself. [104] What self, then, will deeds done by what is nonself affect?’ Now, bhikkhus, you have been trained by me through interrogation here and there in regard to diverse teachings.

12) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy… hỏi thêm một câu nữa:

— Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của sắc?… của thọ… của tưởng… của các hành? Cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của thức?

— Này Tỷ-kheo, do duyên sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đó là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đó là sự xuất ly của sắc. Do duyên thọ… Do duyên tưởng… Do duyên các hành… Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của thức. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của thức, đó là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với thức, đó là sự xuất ly của thức.

13) — Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn thêm câu nữa:

— Bạch Thế Tôn, do biết như thế nào, do thấy như thế nào, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên?

— Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả sắc, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Ðây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi”. Phàm thọ gì… Phàm tưởng gì… Phàm các hành gì… Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Ðây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi!” Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên.

14) Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo khác khởi lên suy nghĩ sau đây: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã tạo ra, thời ngã nào lãnh thọ?”

15) Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết rõ suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:

— Sự kiện này xảy ra, này các Tỷ-kheo, là có kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư, nghĩ rằng: “Nếu Ngài dạy rằng sắc là vô ngã, thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã làm, các nghiệp ấy do ngã nào lãnh thọ?” Này các Tỷ-kheo, các câu vấn nạn đã được Ta khéo dạy cho các Ông, chỗ này, chỗ kia trong các pháp ấy.

 

16-20) “What do you think, bhikkhu, is form permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.”… – “Is feeling permanent or impermanent?… Is perception permanent or impermanent? … Are volitional formations permanent or impermanent?… Is consciousness permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

“Therefore … Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

17-19) — Thọ… tưởng… các hành…

20) Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Do vậy… thấy vậy… vị ấy biết: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

Note:

These are the ten questions:

The bhikkhu came to ask:

Two about the aggregates,

Whether the same, can there be,

Designation and the cause,

Two about identity,

[One each on] gratification

And [this body] with consciousness.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22d.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf