Phần 3 – Chương 4 – Book 4 – Câu hỏi về tính chất nặng nhẹ của lời nói dối – The two kinds of falshood – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Lotus group

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

Book IV – Quyển IV

Chương 4 – Phần 3.

THE TWO KINDS OF FALSEHOOD.

Câu hỏi về tính chất nặng nhẹ của lời nói dối.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One that a deliberate lie is an offence of the greatest kind (involving exclusion from the Order 1).

 

  1. 269

 

[paragraph continues]

And again he said:

“By a deliberate lie a Bhikkhu commits a minor offence, one that ought to be the subject of confession made before another (member of the Order) 1.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika.’

Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:

‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị.’

 

Now, venerable Nâgasena, what is herein the distinction, what the reason?, that by one lie a Bhikkhu is cast out of the Order, and by another he is guilty only of an offence that can be atoned for. If the first decision be right, then the second must be wrong; but if the second be right, then the first must be wrong. This too is a double-edged problem now put to you, and you have to solve it.’

Thưa ngài Nāgasena, vậy thì ở đây có điều gì khác nhau? Lý do gì mà do một lời nói dối thì bị đứt đoạn và do một lời nói dối lại có được sự sửa chữa? Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị’ là sai trái. Nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

 

 

  1. [193] 2’Both your quotations, O king, are correct 3. But a falsehood is a light or heavy offence according to the subject matter. For what do you think, great king? Suppose a man were to give another a slap with his hand, what punishment would you inflict upon him?’

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị.’ Và điều ấy là nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của sự việc. Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Ở đây, có kẻ tung cú đấm bằng bàn tay vào người khác, đại vương xét xử hình phạt gì đối với kẻ ấy?”

 

‘If the other refused to overlook the matter, then neither should we be able to pardon his assailant 4, but should mulct him in a penny or so 5.’

‘But on the other hand, suppose it had been you

 

  1. 270

 

yourself that he had given the blow to, what would then be the punishment?’

“Thưa ngài, nếu người kia nói: ‘Tôi không tha thứ,’ thì chúng tôi sẽ bảo kẻ không được tha thứ ấy mang lại một đồng tiền.”

“Tâu đại vương, trái lại ở đây nếu chính kẻ ấy tung cú đấm bằng bàn tay vào đại vương, thì kẻ ấy chịu hình phạt gì?”

 

‘We should condemn him to have his hands cut off, and his feet cut off, and to be skinned alive 1, and we should confiscate all the goods in his house, and put to death all his family to the seventh generation on both sides.’

‘But, great king, what is the distinction? Why is it that for one slap of the hand there should be a gentle fine of a penny, while for a slap given to you there should be so fearful a retribution?’

“Thưa ngài, đối với kẻ ấy trẫm có thể bảo chặt bàn tay, cũng có thể bảo chặt bàn chân, có thể bảo chặt theo lối xử trảm đến tận cái đầu, cũng có thể cho tịch thu toàn bộ nhà cửa của kẻ ấy, và thủ tiêu hai bên nội ngoại cho đến bảy đời.”

“Tâu đại vương, vậy thì ở đây có điều gì khác nhau? Lý do gì mà trong việc đấm bằng bàn tay vào một người thì chịu hình phạt nhẹ một đồng tiền, còn trong việc đấm bằng bàn tay vào đại vương thì chịu sự bị chặt bàn tay, sự bị chặt bàn chân, cho đến việc bị chặt theo lối xử trảm đến tận cái đầu, sự tịch thu toàn bộ nhà cửa, sự thủ tiêu hai bên nội ngoại cho đến bảy đời.”

 

‘Because of the difference in the person (assaulted).’

‘Well! just so, great king, is a falsehood a light or a heavy offence according to the attendant circumstances.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Thưa ngài, do sự cách biệt giữa loài người.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc cố tình nói dối là nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của sự việc.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

 

[Here ends the problem as to the degree of offence in falsehood.]

Câu hỏi về tính chất nặng nhẹ của lời nói dối là thứ ba.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_06.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3515.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx