Phần 10 – Chương 4 – Book 4 – Câu hỏi về bản thể toàn tri của đức Như Lai – On causing the omniscient one to change his mind – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Lotus group

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

Book IV – Quyển IV

Chương 4 – Phần 10.

ON CAUSING THE OMNISCIENT ONE TO CHANGE HIS MIND.

Câu hỏi về bản thể toàn tri của đức Như Lai.

  1. ‘Venerable Nâgasena, your people say that the Tathâgata is all wise 1. And on the other hand they say:

“When the company of the members of the Order presided over by Sâriputta and Moggallâna had been dismissed by the Blessed One 2, then the Sâkyas of Kâtumâ and Brahmâ Sabanipati, by means of the parables of the seed and of the calf, gained the Buddha over, and obtained his forgiveness, and made him see the thing in the right light 3.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng:

‘Đức Như Lai là đấng Toàn Tri.’ Và thêm nữa, ngài nói rằng: ‘Khi hội chúng tỳ khưu đứng đầu là Sāriputta và Moggallāna bị đức Như Lai giải tán, các vị dòng Sakya ở tại Cātumā và Phạm Thiên Sahampati đã nhắc đến ví dụ về hạt giống và ví dụ về con bê nhỏ khiến cho đức Thế Tôn tin tưởng, tha thứ, và đã tỏ vẻ hài lòng.’

 

Now how was that, Nâgasena? Were those two parables unknown to him that he should be [210] appeased and gained over to their side, and brought to see the matter in a new light? But if he did not already know them, then, Nâgasena, he was not all-wise. If he did know them, then he must have dismissed those brethren rudely and violently 4 in order to try them; and therein is his unkindness made manifest. This too is a double-edged problem now put to you, and you have to solve it.’

Thưa ngài Nāgasena, phải chăng đức Như Lai đã không biết đến các ví dụ ấy, và nhờ vào các ví dụ ấy mà đức Như Lai đã được thích thú, tha thứ, an tịnh, và đã tỏ vẻ hài lòng? Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai đã không biết đến các ví dụ ấy, như thế thì đức Phật không là đấng Toàn Tri. Nếu biết, như thế thì Ngài đã ép buộc dời đi, đã giải tán, không có ý định tìm hiểu, như thế thì lòng thương xót không hiện hữu ở Ngài. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

 

 

  1. ‘The Tathâgata, O king, was all-wise, and yet, pleased at those parables, he was gained over by them, he granted pardon to the brethren he had sent

 

  1. 302

 

away, and he saw the matter in the light (in which the intercessors on their behalf wished him to see it). For the Tathâgata, O king, is lord of the Scriptures. It was with parables that had been first preached by the Tathâgata himself 1 that they conciliated him, pleased him, gained him over, and it was on being thus gained over that he signified his approval (of what they had said).

“Tâu đại vương, đức Như Lai là đấng Toàn Tri. Và nhờ vào các ví dụ ấy mà đức Thế Tôn đã tin tưởng, thích thú, tha thứ, an tịnh, và đã tỏ vẻ hài lòng. Tâu đại vương, đức Như Lai là đấng Pháp Chủ. Nhờ vào các ví dụ đã được chính đức Như Lai công bố ấy mà các vị đã làm cho đức Như Lai được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào các vị ấy, đức Như Lai đã nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’

 

It was, O king, as when a wife conciliates, and pleases, and gains over her husband by means of things that belong to the husband himself; and the husband signifies his approval thereof. Or it was, O king, as when the royal barber conciliates and pleases and gains over the king when he dresses the king’s head with the golden comb 2 which belongs to the king himself, and the king then signifies his approval thereof, Or it was, O king, as when an attendant novice, when he serves his teacher with the food given in alms which his teacher has himself brought home, conciliates him and pleases him and gains him over, and the teacher then signifies his approval thereof.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn bà nhờ vào tài sản của chính mình dành cho người chồng mà làm cho chồng được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và người chồng nói với cô ấy lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhờ vào các ví dụ đã được chính đức Như Lai công bố ấy mà các vị dòng Sakya ở tại Cātumā và Phạm Thiên Sahampati đã làm cho đức Như Lai được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào các vị ấy, đức Như Lai đã nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người thợ cạo, trong lúc trang điểm cái đầu của đức vua, nhờ vào cái lược vàng của chính mình dành cho đức vua mà làm cho đức vua được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào người ấy, đức vua nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’ rồi ban thưởng theo như ước muốn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhờ vào các ví dụ đã được chính đức Như Lai công bố ấy mà các vị dòng Sakya ở tại Cātumā và Phạm Thiên Sahampati đã làm cho đức Như Lai được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào các vị ấy, đức Như Lai đã nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đệ tử sau khi nhận lấy đồ ăn khất thực đã được mang lại cho thầy tế độ, trong khi dâng lên cho thầy tế độ mà làm cho thầy tế độ được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào người ấy, thầy tế độ nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhờ vào các ví dụ đã được chính đức Như Lai công bố ấy mà các vị dòng Sakya ở tại Cātumā và Phạm Thiên Sahampati đã làm cho đức Như Lai được vừa ý, vui vẻ, tin tưởng. Và tin tưởng vào các vị ấy, đức Như Lai sau khi nói lời tùy hỷ rằng: ‘Tốt lắm!’ rồi đã thuyết giảng Giáo Pháp đưa đến sự hoàn toàn giải thoát mọi khổ đau.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

 

[Here ends the problem as to the all-wise Buddha being gained over by intercession 3.]

Câu hỏi về bản thể toàn tri của đức Như Lai là thứ mười.

Here ends the Fourth Chapter.

Phẩm về Trí Toàn Tri là thứ tư.

(Trong phẩm này có mười câu hỏi)

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_06.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3515.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx