Phẩm 22: Kinh Hoa Nghiêm – Vô tận tạng – (Hán bộ trọn quyển 22) – Song ngữ

English: Thomas Cleary – 1984

Việt ngữ: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh – PL 2527 – 1983

Compile: Lotus group

Chapter Twenty-Two: The Ten Inexhaustible Treasuries

Phẩm 22: Kinh Hoa Nghiêm – Vô tận tạng – (Hán bộ trọn quyển 22)

22. Phẩm 22: Vô tận tạng – Song ngữ

At that time, Forest of Merit and Virtue Bodhisattva further told all the Bodhisattvas,

“Disciples of the Buddha, Bodhisattva Mahasattvas have ten kinds of treasuries which all the Buddhas of the past have spoken about, all the Buddhas of the future will speak about, and all the Buddhas of the present are speaking about.”
“What are the ten?

They are the Treasury of Belief, the Treasury of Precepts, the Treasury of Shame, the Treasury of Remorse, the Treasury of Learning, the Treasury of Giving, the Treasury of Wisdom, the Treasury of Mindfulness, the Treasury of Upholding, and the Treasury of Eloquence. Those are the ten.”

Lúc bấy giờ Công-Ðức-Lâm Bồ-Tát lại nói với chư Bồ-Tát rằng:

Chư Phật tử! Ðại Bồ-Tát có mười tạng sau đây mà tam-thế chư Phật đã nói sẽ nói và hiện nay nói:

Tín-tạng, giới-tạng, tàm-tạng, quý-tạng, văn-tạng, thí-tạng, huệ-tạng, niệm-tạng, trì-tạng, biện-tạng.

 

I. The Treasury of Belief

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Belief?”
Thế nào là đại Bồ-tát tín-tạng?


“These Bodhisattvas believe that all Dharmas are empty. They believe that all Dharmas are without an appearance. They believe that all Dharmas are wishless. They believe that all Dharmas are without creation. They believe that all Dharmas are without distinctions. They believe that all Dharmas are without reliance. They believe that all Dharmas are not able to be measured. They believe that all Dharmas are Unsurpassed. They believe that all Dharmas are difficult to transcend. They believe that all Dharmas are without production.”

Bồ-Tát nầy tin tất cả pháp là không, là vô-tướng, là vô-nguyện, là vô-tác, là vô-phân-biệt, là vô-sở-y, là bất-khả-lượng, là vô-thượng, là nan siêu-việt, là vô-sanh.

“If Bodhisattvas can accord with all Dharmas in this way, then after they give rise to pure belief, when they hear that all Buddhadharmas are inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that all Buddhas are inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the realm of living beings is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the Dharma Realm is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the realm of empty space is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the realm of Nirvana is inconceivable, their minds are not afraid.”

“When they hear that the past is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the future is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that the present is inconceivable, their minds are not afraid. When they hear that entering every kalpa is inconceivable, their minds are not afraid.”
Nếu Bồ-Tát có thể tùy thuận tất cả pháp mà sanh lòng tin như vậy rồi, thời nghe phật-pháp bất-khả-tư-nghì lòng không khiếp sợ, nghe tất cả Phật bất-tư-nghì, chúng-sanh-giới bất-tư-nghì, pháp giới bất-tư-nghì, hư-không-giới bất-tư-nghì, niết-bàn-giới bất-tư-nghì, đời quá-khứ bất-tư-nghì, đời vị-lai bất-tư-nghì, đời hiện tại bất-tư-nghì, và nghe nhập tất cả kiếp bất-tư-nghì đều không lòng khiếp sợ.

“Why not? These Bodhisattvas, residing in the places of Buddhas, have thoroughly solid faith. They know that the Buddhas’ wisdom is boundless and inexhaustible. In each and every one of the limitless worlds of the ten directions, there are limitless Buddhas who have already attained, are now attaining, or will attain Anuttarasamyaksambodhi. They have already come into the world, are now coming into the world, or will come into the world. They have already entered Nirvana, are now entering Nirvana, or will enter Nirvana. The wisdom of these Buddhas does not increase, does not decrease; is not produced, is not destroyed; does not progress, does not retreat; is not near, is not far; is without knowing and without rejecting.”
“These Bodhisattvas enter into the Buddhas’ wisdom and accomplish boundless, inexhaustible belief. After they attain this belief, their minds do not retreat. Their minds do not become scattered or confused. They are indestructible and undefiled. They always have a foundation. They accord with sages, and dwell in the household of the Thus Come Ones.”
“They protect the seed nature of all Buddhas. They increase the faith and understanding of all Bodhisattvas. They comply with all Thus Come Ones’ good roots, and they give rise to the expedients of all Buddhas.”
“This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Belief.”
“When Bodhisattvas dwell in this Treasury of Belief, they can hear and uphold all the Buddhadharma, speak it for living beings, and enable them to become enlightened.”

Tại sao vậy? Vì đối với chư Phật, Bồ-tát nầy một bề tin chắc. Biết trí-huệ của Phật vô-biên vô-tận. Trong thập phương vô-lượng thế-giới, mỗi mỗi thế-giới đều có vô-lượng Phật đã, nay, và sẽ được vô-thượng bồ-đề; đã, nay, và sẽ xuất-thế; đã, nay, và sẽ nhập niết-bàn.

Trí-huệ của chư Phật: bất tăng bất giảm, bất sanh, bất diệt, bất tấn bất thối, bất cận, bất viễn, vô tri, vô xả.

Bồ-Tát nầy nhập trí-huệ của Phật được thành-tựu vô-biên vô-tận đức tin.

Ðược đức tin nầy rồi thời tâm chẳng thối-chuyển, tâm chẳng tạp loạn, chẳng bị phá hoại, không bị nhiễm-trước, thường có căn-bổn, tùy thuận thánh-nhơn, trụ nhà Như-Lai, hộ-trì chủng-tánh của tất cả Phật, tăng trưởng tín giải của tất cả Bồ-Tát, tùy thuận thiện-căn của tất cả Phật, xuất sanh phương-tiện của tất cả Phật.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát tín-tạng. Bồ-Tát trụ nơi tín-tạng nầy thời có thể nghe và trì tất cả Phật-pháp, giảng nói cho chúng-sanh khiến họ đều được khai ngộ.

 

II. The Treasury of Precepts

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Precepts?

Chư Phật-tử! Những gì là đại Bồ-Tát giới-tạng?

 

These Bodhisattvas accomplish precepts which are universally beneficial, precepts of non-reception, precepts of non-dwelling, precepts of being without regret, precepts of being without contention, precepts of never harming, precepts of being without defilement, precepts of being without greed or seeking, precepts of never making mistakes, and precepts of never making violations.”
“What are the precepts which are universally beneficial?

These Bodhisattvas receive and uphold pure precepts for the fundamental reason of benefitting all living beings.”

Bồ-Tát nầy thành-tựu giới khắp lợi ích, giới chẳng thọ, giới chẳng trụ, giới không hối-hận, giới không trái cãi, giới chẳng tổn não, giới không tạp-uế, giới không cầu, giới không lỗi lầm, giới không hủy phạm.

Thế nào là giới khắp lợi ích?

Bồ-Tát nầy thọ-trì tịnh-giới vốn vì lợi ích tất cả chúng-sanh.


“What are the precepts of non-reception?

These Bodhisattvas do not receive or practice any of the precepts of external paths. Of their own nature they are vigorous, and they respectfully uphold the equal and pure precepts of all Buddhas, Thus Come Ones, throughout the three periods of time.”

Thế nào là giới chẳng thọ?

Bồ-Tát nầy chẳng thọ hành những giới của ngoại-đạo, chỉ bổn-tánh tự tinh-tấn phụng-trì tịnh-giới bình-đẳng của tam-thế Phật.

“What are the precepts of non-dwelling?

When these Bodhisattvas receive and uphold precepts, their minds do not dwell in the desire realm, they do not dwell in the form realm, and they do not dwell in the formless realm. Why not? Because they do not uphold the precepts with the hope of being born in those places.”

Thế nào là giới chẳng trụ?

Bồ-Tát nầy lúc phụng-trì giới, lòng không trụ dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới, vì trì giới không cầu sanh về các cõi đó.

“What are the precepts of being without regret?

These Bodhisattvas always rest in thoughts free from remorse or regret. Why? Because they do not commit heavy offenses, they do not practice flattery or deceit, and they do not break the pure precepts.”

Thế nào là giới không hối hận?

Bồ-Tát nầy thường được an-trụ tâm không hối-hận, vì chẳng làm tội nặng, chẳng làm dối trá, chẳng phá tịnh-giới.

“What are the precepts of non-contention?

These Bodhisattvas do not criticize what is already established, how much the less try to set things up their own way. Their minds are always in accord with precepts that tend toward Nirvana, completely receiving and upholding them and not violating them. Nor do they use precepts as a way to disturb other beings, causing them to give rise to suffering. It is only because they want everyone to always be happy that they uphold the precepts.”

Thế nào là giới không trái cãi?

Bồ-Tát nầy chẳng bác bỏ giới của Phật đã chế ra cũng chẳng tạo lập lại, lòng luôn tùy thuận giới hướng đến niết-bàn, thọ trì toàn vẹn không hủy phạm, chẳng vì trì giới mà làm nhiễu não chúng-sanh khác khiến họ sanh khổ, chỉ nguyện cầu tất cả chúng-sanh đều thường hoan-hỷ mà trì giới.

“What are the precepts of never harming?

These Bodhisattvas do not rely on precepts to study deceptive mantras or create potions in order to harm living beings. It is only for the sake of rescuing and protecting living beings that they uphold the precepts.”

Thế nào là giới chẳng não hại?

Bồ-Tát nầy chẳng nhơn nơi giới mà học những chú thuật, tạo làm phương thuốc não hại chúng-sanh, chỉ vì cứu hộ chúng-sanh mà trì giới.

“What are the precepts of being without admixture?

These Bodhisattvas do not attach to prejudiced views nor do they hold a mixture of precepts. They only contemplate the arisal of conditions and uphold world-transcending precepts.”

Thế nào là giới chẳng tạp?

Bồ-Tát nầy chẳng chấp biên-kiến, chẳng trì giới tạp, chỉ quán duyên-khởi trì giới xuất-ly.

“What are the precepts of being without greed or seeking?

These Bodhisattvas do not manifest strange appearances or display their own virtue. It is only for the sake of perfecting the Dharmas of escape that they hold the precepts.”

Thế nào là giới không tham cầu?

Bồ-Tát này chẳng hiện dị-tướng tỏ bày mình có đức, chỉ vì đầy đủ pháp xuất-ly mà trì giới.

“What are the precepts of never erring?

These Bodhisattvas do not aggrandize themselves and say, ‘I hold precepts.’ When they see people who have violated precepts, they do not slight or slander them or cause them to feel remorseful, but they simply singlemindedly hold the precepts.”

Thế nào là giới không lầm lỗi?

Bồ-Tát nầy chẳng tự cống cao nói tôi trì giới. Thấy người phá giới cũng chẳng khinh hủy khiến họ hổ-thẹn, chỉ nhứt tâm trì giới.

“What are the precepts of never making violations?

These Bodhisattvas have eternally severed killing, stealing, sexual misconduct, false speech, double-tongued speech, harsh speech, unprincipled speech, greed, hatred, and deviant views. They thoroughly uphold the ten good deeds. When those Bodhisattvas uphold these precepts of never making violations, they have this thought, ‘All living beings violate the pure precepts because they are upside down. Only the Buddhas, World Honored Ones, can know the causes and conditions that make living beings upside down so they violate the pure precepts. I should accomplish Unsurpassed Bodhi and extensively proclaim true and actual Dharmas for living beings so they can separate from being upside down.’”
“This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Second Treasury, that of Precepts.”

Thế nào là không hủy phạm giới?

Bồ-Tát nầy dứt hẳn mười ác-nghiệp, thọ trì trọn vẹn mười thiện-nghiệp. Lúc Bồ-Tát trì giới không hủy phạm tự nghĩ rằng : tất cả kẻ phạm giới đều do điên đảo cả. Chỉ có Phật là biết được chúng-sanh do nhơn-duyên gì mà sanh điên-đảo hủy phạm tịnh-giới. Tôi sẽ thành-tựu vô-thượng bồ-đề, rộng vì chúng-sanh nói pháp chơn-thật khiến họ rời điên-đảo.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát giới-tạng thứ hai.


III. The Treasury of Shame

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Shame?”

Chư Phật-tử! Những gì là đại Bồ-Tát tàm-tạng?

“These Bodhisattvas remember the evil they did in the past and they give rise to shame.” “Which is to say, they themselves reflect, ‘from beginningless time onward, we and all living beings have mutually been one another’s father, mother, older brother, younger brother, older sister, younger sister, son, and daughter. But because we are filled with greed, hatred, and stupidity, arrogance and deceptiveness, and all sorts of other afflictions, we have also mutually hurt one another and reciprocally exploited one another.” “We have lusted, raped, injured, and killed. There is no evil we have not committed. It is this way for all beings. Based on their afflictions, they double their manifold evils. For this reason, among everyone there is no mutual respect, no mutual veneration, no mutual compliance, no mutual humility, no mutual guidance, and no mutual regard, rather there is a furthering of mutual killing and harming, so that everyone becomes revengeful enemies.”

Bồ-tát nầy ghi nhớ các điều ác đã làm thời quá khứ mà sanh lòng tự hổ, nghĩ rằng : từ thuở vô-thỉ đến nay, tôi cùng chúng-sanh lẫn nhau làm cha mẹ con cái anh em chị em, đủ cả tham sân si kiêu-mạn dua-dối tất cả phiền-não, tổn hại lẫn nhau, lăng đoạt lẫn nhau, gian dâm giết hại lẫn nhau, không việc ác nào mà chẳng phạm. Tất cả chúng-sanh cũng đều như vậy, do phiền-não mà tạo đủ tội ác. Do đây nên chẳng kính nhau, chẳng trọng nhau, chẳng thuận nhau, chẳng nhường nhau, chẳng dạy bảo nhau, chẳng hộ vệ nhau, trái lại, giết hại nhau, thành cừu thù của nhau.

“They themselves consider, ‘We personally, as well as all living beings are shameless about our past, future, and present behavior, yet there is not a single deed which the Buddhas of the three periods of time do not know and see. So now, if we do not cut off this shameless behavior, the Buddhas of the three periods of time will continue to see us. How could we possibly not stop acting like this? There is no way we cannot stop! Therefore we should singlemindedly sever and get rid of such behavior and become certified to Anuttarasamyaksambodhi, so that we can expansively speak true and actual Dharma for living beings.’”
“This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Third Treasury, that of shame.”

Tự nghĩ mình và các chúng-sanh đã, sẽ, và hiện thật-hành những tội lỗi, tam-thế chư Phật đều thấy biết cả. Nếu nay không dứt hẳn hành vi tội lỗi thời tam-thế chư Phật cũng sẽ thấy rõ tội. Nếu tôi vẫn còn phạm mãi không thôi thời là điều rất không nên. Vì thế tôi phải chuyên tâm dứt bỏ để được chứng vô-thượng bồ-đề, rộng vì chúng-sanh mà nói pháp chơn-thiệt.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát tàm-tạng thứ ba.

 

IV. The Treasury of Remorse

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Remorse?”

Chư Phật-tử! Những gì là đại Bồ-Tát quý-tạng?

“These Bodhisattvas themselves are remorseful that in the past they indulged in greedily seeking the five desires without weariness or satiation. Because of this, their greed, hatred, and stupidity and various other afflictions increased. ‘I should not do these things anymore,’ is their thought. They continue to reflect, ‘Living beings lack wisdom and give rise to afflictions. They all practice evil dharmas and are not mutually respectful or courteous, even to the point that they become revengeful enemies. There is no evil of any sort which they do not engage in full-force. Having engaged in it, they are happy and seek for praise.’”
“‘They are blind without the wisdom eye and have no knowledge or vision. From their mother’s belly, they enter the womb and are born with an unclean body.’” “‘In the end, their hair turns white and their faces get wrinkled. Those with wisdom contemplate this and see that this solely comes about from the impurity of sexual desire.’”
“‘The Buddhas of the three periods of time all know and see this. If I continue to act like this, then I am just trying to deceive the Buddhas of the three periods of time.’” “‘Therefore, I should cultivate a sense of remorse, quickly accomplish Anuttarasamyaksambodhi, and extensively speak true and actual Dharma for the sake of living beings.’”

“This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Fourth Treasury, that of Remorse.”

Bồ-Tát nầy tự thẹn: từ xưa đến nay ở trong ngũ-dục tham cầu mãi không nhàm, nhơn đó mà tăng-trưởng các phiền-não. Nay tôi chẳng nên phạm lỗi ấy nữa.

Bồ-Tát nầy lại nghĩ rằng: các chúng-sanh vì vô-trí mà khởi phiền-não tạo đủ tội ác, chẳng kính trọng nhau, nhẫn đến làm oán thù của nhau, gây tạo đủ mọi tội ác, tạo xong lại vui mừng tự tán thưởng, thật là mù lòa không huệ-nhãn, không thấy biết. Nơi bụng mẹ, vào thai, sanh ra thành thân nhơ-uế, trọn đến tóc bạc mặt nhăn. Người có trí quán-sát biết chỉ là từ dâm-dục mà sanh ra thứ bất-tịnh. Tam-thế chư Phật đều thấy biết rõ điều nầy. Nếu nay tôi vẫn còn phạm mãi lỗi nầy thời thật là khi dối tam-thế chư Phật. Thế nên tôi phải tu hành pháp hổ thẹn để mau thành vô-thượng bồ-đề, rồi khắp vì chúng-sanh mà thuyết pháp chơn-thật.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát quý-tạng thứ tư.

 

V. The Treasury of Learning

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Learning?

Chư Phật-tử! Những gì là đại Bồ-Tát Văn-tạng?

 

These Bodhisattvas know that because some phenomena exist, other phenomena exist; that because some phenomena do not exist, other phenomena do not exist; that because some phenomena arise, other phenomena arise; that because some phenomena cease to be, other phenomena cease to be; whether they are mundane dharmas, transcendental dharmas, conditioned dharmas, unconditioned dharmas, determinate dharmas, or indeterminate dharmas.”

Bồ-tát nầy biết rằng vì sự nầy có nên sự nầy có, vì sự nầy không nên sự nầy không, vì sự nầy sanh nên sự nầy sanh, vì sự nầy diệt nên sự nầy diệt, đây là pháp thế-gian, đây là pháp xuất-thế, đây là pháp hữu-vi, đây là pháp vô-vi, đây là pháp hữu-ký, đây là pháp vô-ký.

“What are the phenomena which exist because other phenomena exist? For instance, activity exists because ignorance exists.

What are phenomena which do not exist because other phenomena do not exist? For instance, name and form do not exist when consciousness does not exist.

What are phenomena which arise because other phenomena arise? For instance, suffering arises because emotional love arises.

What are phenomena which cease to be because other phenomena cease to be? For instance, birth ceases to be when becoming ceases to be.”

Những gì là vì sự nầy có nên sự nầy có? Chính là vì có vô-minh nên có hành.

Những gì là vì sự nầy không nên sự nầy không? Chính là vì thức không nên danh-sắc không.

Những gì là vì sự nầy sanh nên sự nầy sanh? Chính là vì ái sanh nên khổ sanh.

Những gì là vì sự nầy diệt nên sự nầy diệt? Chính là vì hữu diệt nên sanh diệt.


“What are mundane dharmas? They are for instance, form, feeling, thinking, activity, and consciousness.

What are transcendental dharmas? They are for instance, precepts, samadhi, and wisdom, liberation, and liberation of knowledge and views.”
“What are conditioned dharmas? They are for instance, the realm of desire, the form realm, the formless realm, and the realm of living beings.

What are unconditioned dharmas? They are for instance, emptiness, nirvana, the extinction involving reckoning of conditions, the extinction not involving reckoning of conditions, arisal from conditions and dwelling in the Dharma nature.”

Những gì là pháp thế-gian? Chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Những gì là pháp xuất-thế? Chính là giới, định, huệ, giải-thoát, giải-thoát tri-kiến.

Những gì là pháp hữu-vi? Chính là dục-giới, sắc-giới, vô sắc-giới, chúng-sanh-giới.

Những gì là pháp vô-vi? Chính là hư-không, niết-bàn, trạch diệt, phi-trạch-diệt, duyên khởi, pháp-tánh-trụ.

“What are determinate dharmas? They are for instance, The Four Holy Truths, the Four Fruits of a Shramana, the Four Eloquences, the Four Fearlessnesses, the Four Applications of Mindfulness, the Four Right Efforts, the Four Spiritual Fulfillments, the Five Roots, the Five Powers, the Seven Shares of Enlightenment, and the Eight Sagely Way Shares.”

Những gì là pháp hữu-ký? Chính là bốn thánh-đế, bốn quả sa-môn, bốn biện-tài, bốn vô-úy, bốn niệm-xứ, bốn chánh-cần, bốn thần-túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh-đạo.

“What are indeterminate dharmas? They are for instance, whether worlds are bounded, whether worlds are boundless, whether worlds are both bounded and boundless, whether worlds are neither bounded or boundless; whether worlds are permanent, whether worlds are impermanent, whether worlds are both permanent and impermanent, whether worlds are neither permanent nor impermanent; whether Thus Come Ones exist after extinction, whether Thus Come Ones do not exist after extinction, whether Thus Come Ones both exist and do not exist after extinction, whether Thus Come Ones neither exist nor do not exist after extinction; whether a self and living beings exist, whether a self and living beings do not exist, whether a self and living beings both exist and do not exist, whether a self and living beings neither exist nor do not exist.”
“How many Parinirvanas of Thus Come Ones and how many Parinirvanas of Sound Hearers and Pratyekabuddhas have there been in the past? How many Buddhas, Sound Hearers, Pratyekabuddhas and living beings will there be in the future? How many Buddhas, Sound Hearers, Pratyekabuddhas, and living beings are there at present? Which Thus Come Ones first appeared in the world? Which Sound Hearers and Pratyekabuddhas first appeared in the world? Which living beings first appeared in the world? Which will be the last Thus Come Ones to dwell in the world? Which will be the last Sound Hearers and Pratyekabuddhas to appear in the world? Which will be the last living beings to dwell in the world? Which dharma first came to be, and which dharma will be the last? Where did worlds come from, and to what places will worlds go? How many world systems have arisen, and how many world systems have been destroyed? Where have world systems come from, and where do they go to? What is the boundary of before birth and death, and what is the boundary of after birth and death? These are called indeterminate dharmas.”

Những gì là pháp vô-ký? Chính là thế-gian hữu-biên, vô biên, cũng hữu-biên cũng vô-biên, chẳng phải hữu-biên chẳng phải vô-biên; thế-gian hữu-thường, vô-thường, cũng hữu-thường cũng vô-thường, chẳng phải hữu-thường chẳng phải vô-thường; Như-Lai sau khi diệt-độ là có, là không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không; ngã và chúng-sanh có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không; thời quá-khứ có bao nhiêu Như-Lai nhập niết-bàn, bao nhiêu Thinh-Văn, Ðộc-Giác nhập niết-bàn; thời vị-lai sẽ có bao nhiêu Phật, Thinh-Văn, Ðộc-Giác, chúng-sanh; những Như-Lai nào ra đời trước nhứt, những Thinh-Văn, Ðộc-Giác nào ra đời trước nhứt, những chúng-sanh nào ra đời trước nhứt; những Như-Lai nào ra đời sau cả, những Thinh-Văn Ðộc-Giác nào ra đời sau cả, những chúng-sanh nào ra đời sau cả; pháp gì trước cả, pháp gì sau cả; thế-gian từ đâu đến, đi qua đâu; có bao nhiêu thế-giới thành, bao nhiêu thế-giới hoại, thế-giới từ đâu lại, đi đến chỗ nào; gì là ngằn tối-sơ của sanh tử, gì là mé tối-hậu của sanh-tử. Ðây gọi là pháp vô-ký.

“The Bodhisattva Mahasattvas have this thought, ‘All living beings in the midst of birth and death lack learning and cannot understand all these dharmas. I should resolve to uphold the Treasury of Learning and become certified to Anuttarasamyaksambodhi, and for the sake of living beings speak true and actual Dharma.’ This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Fifth Treasury, that of learning.”

Ðại Bồ-Tát nghĩ rằng: Tất cả chúng-sanh ở trong sanh-tử không có đa-văn, chẳng rõ được tất cả pháp; tôi phải phát tâm trì tạng đa-văn, chứng vô-thượng bồ-đề, rồi vì chúng sanh mà thuyết-pháp chơn-thật.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát đa-văn-tạng thứ năm.

 

VI. The Treasury of Giving

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Giving?

Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát thí-tạng?

 

These Bodhisattvas practice ten kinds of giving. They are, giving by reducing one’s portion, exhaustive giving, the giving of inner wealth, the giving of outer wealth, the giving of inner and outer wealth, total giving, past giving, future giving, present giving, and ultimate giving.”

Bồ-Tát nầy thật hành mười điều bố-thí: phân-giảm-thí, kiệt-tận-thí, nội-thí, ngoại-thí, nội-ngoại-thí, nhứt-thiết-thí, quá-khứ-thí, vị-lai-thí, hiện-tại-thí, cứu-cánh-thí.

 

  1. Giving by Reducing One’s Portion

 

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattvas’ Giving by Reducing One’s Portion?

Thế nào là Bồ-Tát phân-giảm-thí?

 

These Bodhisattvas who are humane and compassionate by nature, well practice giving. If they obtain delicious food, they do not keep it for themselves, but offer it to living beings and afterwards eat a portion. It is the same with all material objects they receive.” “When they themselves eat, they have this thought: ‘In my body there are eighty thousand worms who rely on me to live. When my body is full and content, they are full and content. When my body is suffering from hunger, they also suffer from hunger. I now accept all of this food and drink with the hope that all living beings will be full. It is in order to give that I take this food. I am not greedy for its flavors.’” “They also have this thought; ‘Throughout the long night of time, I have been lovingly attached to my body and have partaken of food and drink from a desire to fill it up. Now I use the nourishment from this food as a gift to living beings and vow to eternally cut off greed and attachment with regard to my body.’ This is called Giving by Reducing One’s Portion.”

Bồ-Tát nầy bẩm tánh nhơn từ ưa ban cho. Nếu được thức ngon thời chẳng chuyên tự dung, cần phải chia cho chúng-sanh rồi sau mới ăn. Phàm thọ được vật gì cũng thế cả. Nếu lúc tự mình ăn, Bồ-Tát nầy tự nghĩ rằng trong thân thể của tôi có tám vạn thi-trùng, thân tôi sung túc, chúng nó cũng sung túc, thân tôi đói khổ, chúng nó cũng đói khổ. Nay tôi ăn uống những thức nầy, nguyện khắp chúng-sanh đều được no đủ. Vì chúng trùng mà tôi ăn uống, chẳng tham mùi vị. Bồ-Tát nầy lại nghĩ rằng: từ lâu tôi vì mến chấp thân nầy muốn cho nó được no đủ nên ăn uống. Nay tôi đem thức ăn nầy ban cho chúng-sanh. Nguyện tôi đối với thân thể dứt hẳn sự tham chấp. Ðây là phân-giảm-thí.

 

  1. Exhaustive Giving

 

“What is the Bodhisattvas’ Exhaustive Giving?

Thế nào là Bồ-Tát kiệt-tận-thí?

 

Disciples of the Buddha, these Bodhisattvas obtain all kinds of supremely flavored food and drink, fragrant flowers, clothes, and provisions of life. Were they to use these things themselves, they would be peaceful, happy, and long-lived. If they deny themselves and give to others, then they will be poor, miserable, and die young.” “If at that time, a person comes and says, ‘You should give everything you have to me,’ The Bodhisattva says to himself, ‘From beginningless time to the present, because of starvation, I have lost my body countless times, yet I never did even a hair’s worth of benefit for living beings that would have been of wholesome benefit to me as well. Now, I should, as those before me have done, renounce my life in order to benefit living beings. According to what I own, I should renounce everything—even my very life—without any stinginess.’ This is called Exhaustive Giving.”

Bồ-Tát nầy được những thức uống ăn thượng-vị, hương, hoa, y-phục, những vật tư-sanh, nếu tự dùng thời an-vui sống lâu, còn nếu đem cho người thời cùng khổ chết yểu. Lúc đó có người đến xin tất cả. Bồ-Tát tự nghĩ : từ vô-thỉ đến giờ tôi vì đói khát nên chết mất vô-số thân chưa từng được có mảy may lợi-ích cho chúng-sanh để được phước lành. Nay tôi cũng sẽ phải xả bỏ thân mạng nầy đồng như thuở xưa kia, thế nên tôi phải làm điều lợi ích cho chúng-sanh, tùy mình có gì đều thí-xả tất cả, nhẫn đến tận mạng cũng không lẫn tiếc. Ðây gọi là kiệt-tận-thí.

 

  1. The Giving of Inner Wealth

 

“What is the Bodhisattvas’ giving of inner wealth?

Thế nào là Bồ-Tát nội-thí?

 

Disciples of the Buddha, suppose a Bodhisattva is youthful and robust, upright and handsome, clothed in fine garments and adorned with fragrant flowers, having just received anointment on the crown of his head to make him a wheel turning king, and who is replete with the seven jewels and ruling over the four continents. Suppose he is approached by a person who addresses his lordship, ‘Oh, great king know that I am now old and decrepit, plagued with many illnesses, friendless, childless, emaciated, and eccentric. My death is not far off. If I had the king’s body, hands, feet, blood, flesh, head, eyes, bones, and marrow, I could go on living. I pray that the king will not be calculating or stingy, but will look upon me with kind thoughts and give himself to me.’”

“At that time, the Bodhisattva says to himself, ‘In the future my physical body must also die and will be of no benefit to anyone. It is fitting that I should immediately relinquish it to save living beings.’ Having had this thought, he gives himself away without any regrets. This is called The Giving of Inner Wealth.”

Bồ-Tát nầy đương lúc trẻ mạnh xinh đẹp, mới thọ lễ quán-đảnh lên ngôi chuyển-luân vương, đủ bảy báu, trị bốn châu thiên-hạ. Bấy giờ có người đến tâu với nhà vua rằng vì họ già yếu nhiều bịnh, nếu được tay chơn máu thịt đầu mắt xương tủy nơi thân thể của nhà vua, thời họ tất được mạnh giỏi sống còn. Bồ-Tát nầy nghĩ rằng: thân thể của tôi đây, sau nầy tất sẽ chết vô ích, tôi phải mau thí xả để cứu khổ chúng sanh. Bồ-Tát nầy suy nghĩ rồi liền đem thân xả thí không có lòng hối tiếc. Ðây gọi là nội thí.

 

  1. The Giving of Outer Wealth

 

“What is the Bodhisattvas’ giving of outer wealth?

Thế nào là Bồ-Tát ngoại-thí?

 

Disciples of the Buddha, suppose a Bodhisattva is in his prime, full-featured, replete with the multitude of marks, and clothed in garments of superb elegance. He has just received anointing of the crown and been inaugurated as a Wheel Turning King. He is replete with the Seven Jewels and rules over the Four Continents. Suppose he is approached by a person who addresses his lordship saying, ‘I am poverty stricken and oppressed by a multitude of sufferings. I only hope that the humane one will especially let fall his kindness, relinquish his royal position, and bequeath it to me. Then I can be in command and enjoy the blessings of a king.’” “At that time, the Bodhisattva thinks like this: ‘All that is glorious will pass away, and when it is gone I will be unable to further benefit living beings. It is fitting that I fulfill his wishes.’ Having had this thought he gives him everything without any regret. This is called the giving of outer wealth.”

Bồ-Tát nầy tuổi trẻ sắc đẹp lên ngôi vua chuyển-luân, đủ bảy báu, trị bốn châu thiên-hạ. Bấy giờ hoặc có người đến tâu: hiện tôi nghèo khổ, xin nhà vua nhường ngôi cho tôi, để tôi được hưởng thọ sự giàu vui của nhà vua. Bồ-Tát tự nghĩ rằng: tất cả sự giàu sang tất sẽ suy đổ. Lúc suy đổ không lợi-ích gì cho chúng-sanh. Nay tôi nên làm vừa lòng cầu xin của người nầy. Nghĩ xong, Bồ-Tát liền đem ngôi vua nhường cho người ấy, không hối tiếc. Ðây gọi là ngoại-thí.

 

  1. The Giving of Inner and Outer Wealth

 

“What is called the giving of inner and outer wealth?

Thế nào là Bồ-Tát nội-ngoại-thí?

 

Disciples of the Buddha, suppose a Bodhisattva such as described above, who has the position of a Wheel Turning King, is replete with the Seven Jewels, and rules over the Four Continents, is approached by someone who says: ‘This position of Wheel Turning King that the King inherited long ago is something I have never had. I only wish, oh Great King, that you would relinquish it to me and that you, Your Majesty, would become my servant.’” “At that time, the Bodhisattva thinks to himself, ‘My body, wealth, and gems, as well as the royal position, are all dharmas which are impermanent and destined to decay. I am now in my prime and my riches encompass all under heaven. Since this beggar has come forth, I will use what is insubstantial to seek a substantial dharma.’ Having thought thus, he gives everything over to that person, and with his own body, respectfully and diligently serves him. His mind harbors no regret, this is called the giving of inner and outer wealth.”

Bồ-Tát nầy đương ở ngôi chuyển-luân-vương như trên. Có người đến tâu xin vua nhường ngôi và vua phải làm thần-bộc cho họ. Bồ-Tát tự nghĩ rằng : thân tôi và của cải cùng ngôi vua nầy đều là vô-thường bại hoại. Nay có người đến xin, tôi nên đem những thứ chẳng bền nầy để cầu lấy quả bền chắc. Nghĩ xong, Bồ-Tát liền làm vừa ý người xin không hối tiếc. Ðây gọi là nội-ngoại-thí.

 

  1. Total Giving

 

“What is meant by a Bodhisattva’s total giving?

Thế nào là Bồ-Tát thí tất cả?

 

Disciples of the Buddha, as before, this Bodhisattva inherits the position of a Wheel Turning King, is replete with the Seven Jewels, and rules over the Four Continents. At one time, limitless poverty-stricken people approached him and said, ‘Great King, your renown pervades and is heard throughout the ten directions. Out of veneration we have come. We each have certain things we would like and we hope that you will be compassionate and fulfill our wishes.’ Then the poor people begged variously of the king: Some asked for his country, some wanted his wives or children, some wished for his hands and feet, some wanted his blood, flesh, heart, lungs, head, eyes, marrow, and brains. The Bodhisattva at that time, had this thought: ‘I will eventually have to part from all those for whom I have fondness and love, but it will have been of no benefit to living beings. Now, with the hope of forever casting out greed and emotional love, I will use all of these things that are destined to disperse, to fulfill these living beings’ wishes.’” “Having had this thought, he bestowed upon them all the things they wanted, without any thoughts of regret, nor any sense of repulsion or contempt toward those living beings. This is called total giving.”

Bồ-Tát nầy cũng như trên đã nói ở ngôi chuyển-luân-vương. Bấy giờ có số đông người nghèo cùng đến tâu xin: kẻ xin ngôi vua, kẻ xin vợ con của vua, kẻ xin tay chưn máu thịt tim phổi đầu mắt tủy óc của vua. Bồ-Tát tự nghĩ rằng: tất cả ân-ái hội họp tất có biệt-ly không lợi ích gì cho người. Nay tôi nên rời bỏ tham ái, đem những vật tất sẽ ly tán nầy để làm vừa lòng chúng-sanh. Nghĩ xong, theo chỗ xin của mỗi người đều ban cho không hối tiếc, cũng không khinh nhàm chúng-sanh. Ðây gọi là nhứt-thiết-thí.

 

  1. Past Giving

  

“What is the Bodhisattva’s past giving?

Thế nào là Bồ-Tát quá-khứ-thí?

 

When these Bodhisattvas hear about the merit and virtue of the Buddhas and Bodhisattvas of the past, they do not become attached. They understand its lack of existence. They do not give rise to discriminations. They are not greedy for it, not obsessed by it, and they do not grasp or seek it. They are without a place of reliance. They see dharmas as being like a dream, devoid of any solid substance. They do not give rise to thoughts about good roots, nor do they rely on them. It is only for the sake of teaching and transforming that they cling to living beings. They become perfected in the Buddhadharma and then proclaim it.”

“Moreover, they further contemplate all past dharmas and realize that even when they are sought throughout the ten directions, they cannot be got at. Having had this thought, they completely relinquish all past dharmas. This is called past giving.”

Bồ-Tát nầy nghe những công-đức của chư Phật, Bồ-Tát thời quá-khứ, nghe rồi không tham trước, rõ thấu là chẳng phải có, chẳng khởi lòng phân-biệt, chẳng tham, chẳng đắm, cũng chẳng cầu lấy, không nương cậy, thấy pháp như giấc mơ không kiên-cố, nơi các thiện-căn chẳng tưởng là có cũng không nương cậy, chỉ vì giáo-hóa những chúng-sanh thủ trước thành-thục phật-pháp mà diễn-thuyết cho họ. Lại quán-sát các pháp quá-khứ tìm cầu mười phương đều không thể được. Nghĩ như thế xong, nơi pháp quá-khứ đều xả bỏ tất cả. Ðây gọi là quá-khứ-thí.

 

  1. Future Giving

 

“What is the Bodhisattva’s future giving?

Thế nào là Bồ-Tát vị-lai-thí?

 

When these Bodhisattvas hear how all future Buddhas will cultivate, they understand their lack of existence. They do not grasp at appearances. They take no special delight in getting reborn in any Buddhaland. They are not obsessed or attached, and they do not give rise to weariness. They do not use their good roots to transfer to them, nor do they because of them, retreat from their good roots.” “They are constant and diligent in their cultivation, never renouncing it. It is only because they wish to gather in living beings that they make use of such states, so they speak for them what is true and actual and cause them to become mature within the Buddhadharma. And yet these Dharmas do not exist in any location, nor do they lack a location. They are not inside, not outside, not near and not far. They also have this thought: ‘If Dharmas do not exist, then I cannot fail to renounce them.’ This is called future giving.”

Bồ-Tát nầy nghe công-hạnh tu hành của chư Phật thời vị-lai, rõ thấu là chẳng phải có, chẳng chấp tướng, chẳng riêng thích vãng-sanh quốc-độ chư Phật, chẳng ham chẳng trước, cũng chẳng sanh nhàm, chẳng đem thiên-căn hồi-hướng nơi đó, cũng chẳng nơi đó mà thối thiện-căn, thường siêng tu hành chưa từng phế bỏ. Chỉ muốn nhơn cảnh-giới đó để nhiếp thủ chúng-sanh, vì họ giảng thuyết chơn thật khiến thành-thục phật-pháp, nhưng pháp nầy chẳng phải có chỗ nơi, chẳng phải không chỗ nơi, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, chẳng phải gần, chẳng phải xa. Bồ-Tát lại nghĩ rằng nếu pháp đã là chẳng phải có thời chẳng được chẳng xả. Ðây gọi là vị-lai-thí.

 

  1. Present Giving

 

“What is the Bodhisattva’s present giving?

Thế nào là Bồ-Tát hiện-tại thí?

 

These Bodhisattvas hear about the amount of merit and virtue the gods in the heaven of the Four Heavenly Kings are replete with, as well as those in the Heaven of the Thirty-Three, the Suyama Heaven, the Tushita Heaven, the Heaven of the Transformation of Bliss, the Heaven of the Comfort From Others’ Transformations, The Heavens of Brahma—the Brahma Body Heaven, the Heaven of the Ministers of Brahma, the Heaven of the Multitudes of Brahma, the Great Brahma Heaven, the Heavens of Light—the Lesser Light Heaven, the Limitless Light Heaven, the Light-Sound Heaven, The Heavens of Purity—the Heaven of Lesser Purity, the Heaven of Limitless Purity, the Heaven of Pervasive Purity; the Heavens of Abundance—the Heaven of Lesser Abundance, the Heaven of Limitless Abundance, the Heaven of Abundant Fruit; the Heaven of No Afflictions, the Heaven of No Heat, the Good View Heaven, the Good Manifestation Heaven, the Heaven of Ultimate Form, and so forth, up to and including Sound Hearers and Those Enlightened to Conditions, who are replete with merit and virtue. After hearing about this, their minds are neither confused nor depressed, nor do they become obsessed by or scattered by all of this. They merely contemplate all practices as being like a dream that lacks any reality, and they have no greed or attachment toward them. It is for the sake of causing living beings to renounce and leave the evil destinies, to have their minds become free from discriminations, to cultivate the Bodhisattva Path and accomplish the Buddhadharmas, that they speak and explain. This is called

present giving.”

Bồ-Tát nầy nghe các cõi trời: Tứ-Thiên-Vương, Ðao-Lợi, Dạ-ma, Ðâu-Suất, Hóa-Lạc, Tha-Hóa, Phạm-Chúng, Phạm-Phụ, Phạm-Vương, Thiểu-Quang, Vô-Lượng-Quang, Quang-Âm, Thiểu-Tịnh, Vô-Lượng-Tịnh, Biến-Tịnh, Phước-Sanh, Phước-Ái, Quảng-quả, Vô-Tưởng, Vô-Phiền, Vô-Nhiệt, Thiện-Kiến, Thiện-Hiện, Sắc-Cứu-Cánh, và nghe Thinh-Văn, Duyên-Giác đầy-đủ công-đức. Nghe xong, tâm của Bồ-Tát nầy chẳng mê, chẳng mất, chẳng tụ, chẳng tan. Chỉ quán-sát các hành-pháp như giấc mơ chẳng thiệt, lòng không tham-trước. Vì làm cho chúng-sanh bỏ lìa ác-thú, tâm vô-phân-biệt, tu bồ-tát-đạo thành-tựu phật-pháp, nên khai thị diễn thuyết cho họ. Ðây gọi là hiện-tại-thí.

 

  1. Ultimate Giving

 

“What is the Bodhisattva’s ultimate giving?

Thế nào là Bồ-Tát cứu-cánh-thí?

 

Disciples of the Buddha, suppose there were living beings who perhaps had no eyes, or no ears, or no noses or tongues, or no hands and feet, who came to where the Bodhisattva was and said, ‘My body is defective, my faculties are maimed and incomplete. I only wish the humane one would compassionately use expedient means and relinquish what he has in order to make me whole and perfect.’ When the Bodhisattva hears this he immediately gives in this way, and if because of this he must pass through asamkhyeyas of kalpas with incomplete faculties, still his mind never gives rise to a thought of regret.”

“He only contemplates that from the time he entered the womb he had an unclean form. He reflects on how the fetus, which takes shape and develops sense organs, is subject to birth, old age, sickness, and death. He also contemplates the body as unreal, that it is shameless, and not a thing which is sagely or holy. It smells, is filthy and unclean. It is supported by bones and joints, and smeared with blood and flesh. The nine apertures constantly flow with impurities. It is that which people loathe and despise. Having contemplated in this way, he does not give rise to a single thought of love or attachment regarding it.” “He also has this thought: ‘This body is fragile and not solid, so why should I be fond of or attached to it? I should give to all those people, to fulfill their wishes. I do this to instruct and guide living beings, to cause them to not be greedily attached to their bodies and minds, so they can all become accomplished in the pure wisdom body.’ This is called ultimate giving.”

“This is the Bodhisattva Mahasattvas’ Sixth Treasury, that of Giving.

Giả-sử có vô-lượng chúng-sanh hoặc không mắt, hoặc không tai, hoặc không mũi, không lưỡi, hoặc không tay không chưn… đồng đến xin Bồ-Tát nầy bố-thí mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chưn nơi thân của Bồ-Tát cho họ được toàn vẹn hết tật nguyền. Bồ-Tát nầy liền bố-thí theo chỗ họ muốn, dầu đến phải tự mang tật trải qua vô-số kiếp vẫn không có lòng hối tiếc. Chỉ quán-sát thân thể từ khi nhập thai thành hình toàn là bất-tịnh ở trong phạm-vi sanh, già, bịnh, chết. Lại quán-sát thân thể không thiệt, không tàm quý, chẳng phải vật của Hiền-Thánh, là vật hôi nhơ chẳng sạch, xương lóng chỏi nhau, máu thịt kết lại, cửu khiếu luôn chảy chất hôi nhơ ai cũng nhờm gớm. Do sự quán-sát nầy nên không có một niệm ái-trưởc nơi thân thể. Lại tự nghĩ rằng thân thể nầy mỏng manh không bền, không nên luyến ái, phải đem bố-thí cho mọi người được toại nguyện xin cầu. Việc làm của tôi đây dùng khai-thị dìu-dắt chúng-sanh, khiến họ chẳng tham-ái nơi thân thể mà đều được thành-tựu trí-thân thanh-tịnh. Ðây gọi là cứu-cánh-thí.

Ðây là đại Bồ-Tát thí-tạng thứ sáu.

 

VII. The Treasury of Wisdom

 

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Wisdom?

Chư Phật-tử! Những gì là đại Bồ-Tát Huệ-Tạng?

 

These Bodhisattvas have a true knowledge of form, a true knowledge of the accumulation of form, a true knowledge of the extinction of form, and a true knowledge of the path that leads to the extinction of form.” “They have a true knowledge of feeling, thinking, activity, and consciousness; a true knowledge of the accumulation of feeling, thinking, activity, and consciousness; a true knowledge of the extinction of feeling, thinking, activity, and consciousness; and a true knowledge of the path that leads to the extinction of feeling, thinking, activity, and consciousness.” “They have a true knowledge of ignorance, a true knowledge of the accumulation of ignorance, a true knowledge of the extinction of ignorance, and a true knowledge of the path that leads to the extinction of ignorance. They have a true knowledge of craving, a true knowledge of the accumulation of craving, a true knowledge of the extinction of craving, and a true knowledge of the path that leads to the extinction of craving.” “They have a true knowledge of Sound Hearers, a true knowledge of the Dharmas of Sound Hearers, a true knowledge of the Accumulation of Sound Hearers, and a true knowledge of the Nirvana of Sound Hearers.”

“They have a true knowledge of Solitarily Enlightened Ones, a true knowledge of the Dharmas of Solitarily Enlightened Ones, a true knowledge of the Accumulation of Solitarily Enlightened Ones, and a true knowledge of the Nirvana of Solitarily Enlightened Ones.” “They have a true knowledge of Bodhisattvas, a true knowledge of the Dharmas of Bodhisattvas, a true knowledge of the Accumulation of Bodhisattvas, and a true knowledge of the Nirvana of Bodhisattvas.”

 

Bố-Tát nầy đối với sắc, sắc tập, sắc diệt, sắc diệt-đạo đều biết đúng như thiệt. Ðối với bốn uẩn tập, bốn uẩn, thọ, tưởng, hành, thức, bốn uẩn tập, bốn uẩn diệt, bốn uẩn diệt-đạo đều biết đúng thiệt. Ðối với vô-minh và ái, vô-minh ái tập, vô-minh ái diệt, vô-minh ái diệt-đạo dều biết đúng thiệt.

Bồ-Tát nầy đối với Thinh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát đều biết đúng thiệt; với Thinh-Văn tập, Duyên-Giác tập, Bồ-Tát tập đều biết đúng thiệt; với Thinh-Văn niết-bàn Duyên-Giác niết-bàn, Bồ-Tát niết-bàn đều biết đúng thiệt.

 

“What do they know?

Biết thế nào?

 

They know that they are brought about from causes, conditions, and karmic retribution of all activities. Everything is empty, false, and devoid of actuality. There is no self and nothing substantial. There is not the slightest Dharma which can be established.”

“Wishing to cause living beings to know the actual nature of Dharmas, they speak expansively. What do they speak about? They say that all Dharmas cannot be destroyed. What Dharmas cannot be destroyed? Form cannot be destroyed; feeling, thinking, activity, and consciousness cannot be destroyed. Ignorance cannot be destroyed. The Dharmas of Sound Hearers cannot be destroyed. The Dharmas of Solitarily Enlightened Ones cannot be destroyed. And the Dharmas of Bodhisattvas cannot be destroyed.”

Biết từ nhơn-duyên của nghiệp báo tạo ra, tất cả đều hư-giả, là không, là chẳng thiệt, chẳng phải ngã, chẳng kiên-cố, không có chút pháp nào thành lập được.

Vì muốn cho chúng-sanh biết thiệt-tánh của các pháp nên rộng tuyên thuyết cho họ. Tuyên thuyết các pháp bất-khả-hoại. Những pháp gì bất-khả-hoại ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức bất-khả-hoại; vô-minh bất-khả-hoại; Thinh-Văn pháp, Duyên-Giác pháp, Bồ-Tát pháp đều bất-khả-hoại.

 

“Why is this?

Tại sao vậy?

 

It is because all Dharmas are not created. They have no creator. They cannot be expressed. They have no location. They are not produced. They do not arise. They do not give. They do not take. They do not move or turn. And they have no function. Bodhisattvas accomplish such a treasury of limitless wisdom.”

“From a few expedient means they understand all Dharmas. They naturally comprehend without others enlightening them.”

Vì tất cả pháp là vô-tác, không xứ sở, chẳng sanh khởi, chẳng cho chẳng lấy, không động chuyển, không tác dụng.

Bồ-Tát nầy thành-tựu vô-lượng huệ-tạng như vậy, dùng chút ít phương-tiện rõ tất cả pháp, tự-nhiên tỏ thấu chẳng do người khác mà giác-ngộ.

 

“There are ten reasons why this treasury of inexhaustible wisdom is known as inexhaustible.”

“What are the ten? They are: It is inexhaustible because they are learned and skillful. It is inexhaustible because they draw near good and wise advisors. It is inexhaustible because they are well able to discern the meanings of phrases. It is inexhaustible because they have entered the depths of the Dharma Realm. It is inexhaustible because they use the wisdom of a single flavor to adorn themselves. It is inexhaustible because they accumulate blessings and virtue without becoming weary at heart. It is inexhaustible because they enter all Dharani doors. It is inexhaustible because they can well discriminate all living beings’ languages, words, voices, and sounds.” “It is inexhaustible because they can sever all of living beings’ doubts and delusions. It is inexhaustible because they manifest all Buddhas’ spiritual powers for the sake of all living beings, in order to teach and transform, tame and subdue them, and cause them to cultivate without interruption. These are the ten.”

“This is the Bodhisattva Mahasattvas’ Seventh Treasury, that of Wisdom.

Those who abide in this treasury obtain inexhaustible wisdom and are universally able to enlighten all living beings.”

Tạng huệ vô-tận nầy có mười thứ bất-khả-tận nên được gọi là vô-tận:

Vì đa-văn thiện-xảo bất-khả-tận, vì thân cận thiện-tri-thức bất-khả-tận, vì thiện phân-biệt cú-nghĩa bất-khả-tận, vì nhập thâm pháp-giới bất-khả-tận, vì dùng trí nhứt-vị trang-nghiêm bấ-khả-tận, vì họp tất cả phước-đức tâm không mỏi mệt bất-khả-tận, vì nhập tất cả môn đà-la-ni bất-khả-tận, vì hay phân-biệt âm thinh ngữ ngôn của tất cả chúng-sanh bất-khả-tận, vì hay dứt nghi lầm của tất cả chúng-sanh bất-khả-tận, vì tất cả chúng-sanh mà hiện Phật thần-lực để giáo-hóa điều-phục khiến họ tu hành không dứt bất-khả-tận.

Ðây là đại Bồ-Tát huệ-tạng thứ bảy.

Bực trụ trong huệ-tạng nầy được vô-tận trí-huệ, có thể khai ngộ khắp tất cả chúng-sanh.

 

VIII. The Treasury of Mindfulness

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Mindfulness?

Những gì là đại Bồ-Tát niệm-tạng?

 

These Bodhisattvas cast aside and separate from all stupidity and delusion, and become replete with mindfulness.

They remember the past one life, two lives, up to ten lives, a hundred lives, a thousand lives, a hundred thousand lives, limitless hundreds of thousands of lives; the coming into being of kalpas, the decay of kalpas, the arising and decay of kalpas—not just the arising of one kalpa, not just the decay of one kalpa, not just the arising and decay of one kalpa—but a hundred kalpas, a thousand kalpas, a hundred thousand million nayutas, up to countless, limitless, boundless, unequalled, incalculable, inexpressible, inconceivable, immeasurable, ineffable, ineffably ineffable kalpas.” “They remember one Buddha’s name, up to the names of ineffably ineffable Buddhas. They remember one Buddha’s coming into the world and giving a prediction, up to ineffably ineffable Buddhas’ coming into the world and giving of predictions.”

“They remember one Buddha coming into the world and speaking Sutras, up to ineffably ineffable Buddhas coming into the world and speaking Sutras. As it is with Sutras, so is it with Geyas, bestowal of predictions, Gathas, The Nidanas, Udanas, past lives, this life, Vaipulya, that which has never been before, analogies, and discourses.” “They remember one assembly, up to ineffably ineffable assemblies. They remember the explanation of one Dharma, up to the explanation of ineffably ineffable Dharmas.” “They remember the various aspects of one faculty, up to the various aspects of ineffably ineffable faculties. They remember the limitless various aspects of one faculty, up to the limitless various aspects of ineffably ineffable faculties. They remember the various aspects of one affliction, up to the various aspects of ineffably ineffable afflictions. They remember the various aspects of one samadhi, up to the various aspects of ineffably ineffable samadhis.”

Chư Phật-tử ! Bồ-Tát nầy lìa bỏ sự si lầm, được niệm lực đầy đủ.

Nhớ thời quá-khứ một đời, hai đời, nhẫn đến mười đời, trăm ngàn vô-lượng đời, nhớ kiếp thành kiếp hoại, đến trăm ngàn ức kiếp, nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp. Nhớ hồng-danh của một đức Phật đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết đức Phật. Nhớ một đức Phật xuất-thế nói thọ-ký nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết đức Phật xuất-thế nói thọ-ký. Nhớ một đức Phật xuất thế nói mười hai bộ kinh nhẫn đến bấ-khả-thuyết bất-khả-thuyết đức Phật xuất thế nói mười hai bộ kinh. Nhớ một chúng-hội nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chúng-hội. Nhớ diễn một pháp nhẫn đến diễn bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chúng-hội. Nhớ diễn một pháp nhẫn đến diễn bất-khả-thuyết pháp. Nhớ một căn-tánh nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết căn-tánh. Nhớ những tánh của một phiền-não nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyêt phiền-não. Nhớ những tánh của một tam-muội nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tam-muội.

 

“These kinds of mindfulness are of ten kinds:

They are: Mindfulness which is still and quiet. Mindfulness which is pure. Mindfulness which is not turbid. Mindfulness which is bright and penetrating. Mindfulness which is apart from defilement. Mindfulness which is apart from various defilements. Mindfulness which is apart from filth. Mindfulness which is bright and dazzling. Mindfulness which is pleasing, and mindfulness which is free from obstacles.” “When the Bodhisattvas dwell in these mindfulnesses, nothing in the world can disturb or unsettle them. No strange theories can move them. Their good roots from past lives are made pure and they are not defiled by or attached to any dharma in the world. The multitudes of demons and those of external ways cannot destroy them. They can undergo rebirth and receive different bodies without any lapse in memory. They proclaim the Dharma endlessly throughout the past, present, and future.” “They abide together with living beings in all worlds without ever making mistakes. They enter the assemblies in the Bodhimandas of all Buddhas, without any obstacles. They can draw near all the places where there are Buddhas.

This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Eighth Treasury, that of Mindfulness.”

Niệm-Tạng nầy có mười thứ:

Tịch-tịnh niệm, thanh-tịnh niệm, bất-trược niệm, minh-triệt niệm, ly-trần niệm, ly-chủng-chủng trần niệm, ly-cấu niệm, quang-diệu niệm, khả-ái-nhạo niệm, vô-chướng-ngại niệm.

Lúc Bồ-Tát trụ trong niệm-tạng nầy, tất cả thế-gian không nhiễu loạn được, tất cả dị-luận không biến-động được, thiện căn đời trước đều được thanh-tịnh, nơi thế-pháp không nhiễm trước, các ma ngoại-đạo không phá hoại được, đổi thân thọ sanh không bị quên mất, quá-khứ hiện-tại vị-lai thuyết pháp đều vô-tận, trong tất cả thế-giới cùng chúng-sanh đồng ở không hề có lầm lỗi, vào tất cả chúng-hội đạo-tràng của chư Phật không bị chướng-ngại, đều được gần-gũi tất cả chư Phật.

Ðây gọi là đại Bồ-tát niệm-tạng thứ tám.

 

IX. The Treasury of Upholding

 

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Upholding?

Những gì là đại Bồ-tát trì-tạng?

 

These Bodhisattvas uphold all the phrases, sentences, meanings, and principles in the Sutras which the Buddhas have spoken, without forgetting or losing any of them. They uphold them for one life and so forth, up to upholding them for ineffably ineffable numbers of lives. They uphold one Buddha’s name and so forth, up to upholding the names of ineffably ineffable Buddhas. They uphold them for one kalpa and so forth, up to upholding them for ineffably ineffable kalpas. They uphold one Buddha’s bestowal of predictions and so forth, up to upholding the bestowal of predictions of ineffably ineffable Buddhas.”

“They uphold one Sutra and so forth, up to upholding ineffably ineffable Sutras. They uphold one Dharma Assembly and so forth, up to upholding ineffably ineffable Dharma Assemblies. They uphold the proclaiming of one Dharma and so forth, up to upholding the proclaiming of ineffably ineffable Dharmas. They uphold the limitless aspects in the nature of one faculty and so forth, up to upholding the limitless aspects in the nature of ineffably ineffable faculties. They uphold the variations in the nature of one affliction and so forth, up to upholding the variations in the nature of ineffably ineffable afflictions. They uphold the various qualities in the nature of one samadhi and so forth, up to upholding the various qualities in the nature of ineffably ineffable samadhis.”

“Disciples of the Buddha, this Treasury of Upholding is boundless. It is difficult to fulfill and difficult to reach its depths. It is difficult to draw near. It cannot be curtailed or subdued. It is limitless, inexhaustible, and replete with great awesome power. It is the state of a Buddha, which only a Buddha can comprehend.

This is called the Bodhisattva Mahasattvas’ Ninth Treasury, that of Upholding.”

Bồ-Tát nầy thọ-trì, văn cú nghĩa lý khế-kinh của chư Phật nói không quên sót. Một đời thọ-trì nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết đời thọ-trì. Thọ-trì danh hiệu của một đức Phật nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết danh hiệu Phật. Thọ-trì một kiếp-số nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp số. Thọ trì một đức Phật thọ-ký nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết Phật thọ-ký. Thọ-trì một khế-kinh nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết khế-kinh. Thọ-trì một chúng-hội nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chúng-hội. Thọ-trì diễn một pháp nhẫn đến diễn bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-pháp. Thọ-trì một căn vô-lượng chủng-tánh nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết căn vô-lượng chủng-tánh. Thọ-trì một phiền-não nhiều thứ tánh nhẫn đến bất-khả-thuyết nhiều thứ tánh. Tho-trì một tam-muội các thứ tánh nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tam-muội các thứ tánh.

Trì-tạng nầy vô-biên, khó đầy, khó đến được đáy, khó được thân-cận, không gì chế phục được, vô-lượng vô-tận, đủ oai-lực lớn, là cảnh-giới Phật, chỉ có Phật rõ được.

Ðây gọi là đại Bồ-Tát trì-tạng thứ chín.

 

X. The Treasury of Eloquence

“Disciples of the Buddha, what is the Bodhisattva Mahasattvas’ Treasury of Eloquence?

Những gì là đại Bồ-Tát biện-tạng?

 

These Bodhisattvas have profound wisdom. They understand and know the real mark. They expansively explain all Dharmas for living beings. They do not go counter to any of the Buddhas’ Sutras. They explain one section of Dharma and so forth, up to explaining ineffably ineffable sections of Dharma. They explain one Buddha’s name and so forth, up to explaining ineffably ineffable Buddhas’ names. In the same way they can explain about one world realm, one Buddha’s prediction, one Sutra, and one Assembly. They can proclaim one Dharma. They can explain the limitless variations in the nature of one faculty. They can explain the limitless variations in the nature of one affliction. They can explain the limitless various qualities in the nature of one samadhi and so forth, up to explaining the limitless various qualities in the nature of ineffably ineffable samadhis.” “Perhaps they explain for one day, for half a month, or for one month. Perhaps they explain for a hundred years, a thousand years, or a hundred thousand years. Perhaps they explain for one kalpa, a hundred kalpas, a thousand kalpas, or a hundred thousand kalpas. Perhaps they explain for billions of nayutas of kalpas. Perhaps they explain for uncountable, limitless, up to including ineffably ineffable kalpas. The number of kalpas can be exhausted, but the meanings and principles in a single phrase or a single sentence are difficult to exhaust.”

Bồ-Tát nầy có trì-huệ rất sâu, biết rõ thiệt-tướng, rộng vì chúng-sanh diễn thuyết các pháp chẳng trái với kinh điển của chư Phật. Diễn thuyết một phẩm-pháp nhẫn đến bấ-khả-thuyết bất-khả-thuyết phẩm pháp. Diễn-thuyết một Phật-hiệu nhẫn đến bất khả-thuyết Phật- hiệu. Như vậy, diễn thuyêt thế-giới, Phật thọ-ký, khế-kinh, chúng-hội, diễn pháp, căn-tánh, phiền-não-tánh, tam-muôi-tánh, cũng đều từ một đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cả. Hoặc diễn thuyết trong một ngày, hoặc nửa tháng, một tháng, trăm năm, ngàn năm, nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp. Kiếp số có thể cùng tận, nghĩa lý một chữ, một câu khó cùng tận.

“Why is this?

Tại sao vậy?

 

These Bodhisattvas accomplish the ten kinds of Inexhaustible Treasuries, and because they perfected this Treasury, they are able to gather in the Dharani Doors of all Dharmas and have these appear before them with a million asamkhyeyas of Dharanis as their retinue. Having attained these Dharanis, they use the light of Dharma to expansively proclaim the Dharma for living beings.”

“When they speak the Dharma, they use their vast and long tongues to emit wonderful sounds that pervade all worlds of the ten directions, and cause those in them to be fulfilled according to their faculties and natures so that their hearts are happy. They destroy all afflictions and the bonds of defilement. They skillfully enter into all sounds, words, languages, and phrases, perfecting an eloquence which causes living beings’ Buddha seed to not be cut off and their pure minds to be continuous. Also, they use the light of Dharma to speak the Dharma without end, and they never grow weary.”

Vì Bồ-Tát nầy thành-tựu mười thứ tạng vô-tận, nhiếp được nhứt-thiết-pháp đà-la-ni môn hiệu ở trước, có trăm vạn vô-số đà-la-ni làm quyến thuộc. Ðược đà-la-ni nầy rồi, dùng pháp quang-minh rộng vì chúng-sanh diễn thuyết các pháp. Lúc thuyết pháp, dùng lưỡi rộng dài ra tiếng vi-diệu khắp đến tất cả thế-giới mười phương, tùy căn-tánh đều làm cho đầy đủ, lòng hoan-hỷ, dứt trừ tất cả phiền-não, khéo vào tất cả âm thinh ngữ ngôn văn tự biện-tài, khiến tất cả chúng-sanh chẳng dứt phật-chủng, tâm thanh-tịnh được tương tục. Cũng dùng pháp quang-minh mà thuyết pháp không cùng tận, chẳng mỏi mệt.

 

“Why is this?

Tại sao vậy?

 

It is because these Bodhisattvas perfected a boundless body which exhausts empty space and pervades the Dharma Realm. This is the Bodhisattva Mahasattvas’ Tenth Treasury, that of Eloquence.”
Vì Bồ-Tát nầy thành-tựu thân vô-biên cùng tận hư-không pháp-giới.

Ðây là đại Bồ-Tát biện-tạng thứ mười.


“This Treasury cannot be exhausted, cannot be divided, cannot be interrupted, cannot be cut off, cannot be changed, cannot be obstructed, and cannot be retreated from. It is deep without bottom and difficult to enter. It is the gate of universal entry into all Buddhadharmas.”
“Disciples of the Buddha. These ten kinds of Inexhaustible Treasuries have ten kinds of inexhaustible Dharmas by which the Bodhisattvas ultimately accomplish Unsurpassed Bodhi.”

Tạng nầy vô cùng tận, không phân chia, không gián-đoạn, không đổi khác, không cách ngại, không thối chuyển, rất sâu không đáy khó vào được, vào khắp tất cả môn phật pháp.

Chư Phật-tử! Mười tạng vô-tận nầy có mười pháp vô-tận khiến chư Bồ-Tát rốt ráo thành vô-thượng bồ-đề.

 


“What are the ten?

Ðây là mười pháp:

 

They are: Benefiting of all living beings; wholesome transference of one’s basic vows; ceaseless practice throughout all kalpas; boundlessness of the totally enlightened mind which exhausts the realms of empty space; transference to what is conditioned without any attachment; having one thought encompass all Dharmas without exhaustion; unalterability of the mind of great vows; well gathering in all Dharanis; being those of whom all Buddhas are mindful and protective; and understanding that all Dharmas are like an illusion.

These are the ten kinds of inexhaustible Dharmas which can enable anyone in the world who uses them to obtain these ultimate, inexhaustible, great Treasuries.”

Vì lợi ích tất cả chúng-sanh, vì bổn-nguyện khéo hồi-hướng, vì tất cả kiếp không đoạn tuyệt, vì tận hư-không-giới đều khai ngộ tâm vô-hạn, vì hồi-hướng hữu-vi mà không tham-trước, vì cảnh-giới một niệm tất cả pháp vô-tận, vì tâm đại-nguyện không đổi khác, vì khéo nhiếp thủ các đà-la-ni, vì tất cả chư Phật hộ-niệm, vì rõ tất cả pháp đều như huyễn.

Mười pháp vô-tận nầy có thể khiến chỗ thật hành của tất cả thế-gian trọn được rốt ráo tạng lớn vô-tận.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://thienphatgiao.wordpress.com/2013/06/02/kinh-hoa-nghiem-thich-tri-tinh-dich-tap-3-8/
  2. https://terebess.hu/zen/mesterek/avatamsaka-cleary.pdf
  3. https://thuvienhoasen.org/p16a541/22-pham-vo-tan-tang
  4. http://www.cttbusa.org/avatamsaka/avatamsaka22_1.asp