Nụ Cười Của Đức Phật – The Buddha’s Smile – Song ngữ
The Buddha’s Smile
Nụ Cười Của Đức Phật – MRE – updated 06/02/15
English: Martin Evans.
Việt ngữ: Hoang Phong – Bures-Sur-Yvette, 12.11.14.
Compile: Nhóm Hoa Sen.
38 – Nụ Cười Của Đức Phật – The Buddha’s Smile – Song ngữ
When I was at school was told off for smiling. I was given a detention. And when I was in detention, I was given another. I was still smiling. I was told to ‘wipe that smirk off my face’. I didn’t know it was wrong to smile until then. Most people love to see a smile. There is nothing more warming to the heart than to be met with a smile.
Thuở nhỏ lúc còn cắp sách đến trường tôi hay mỉm cười và mỗi lần như thế thì lại bị mắng và quở phạt. Trong khi đang chép phạt thì lại bị thêm một lần phạt nữa. Lúc nào tôi cũng mỉm cười. Người ta mắng tôi: “Im đi, không được nhạo báng kẻ khác nhé!”. Bắt đầu từ đấy tôi mới hiểu được là tại sao lại không được phép cười. Thế nhưng hầu hết mọi người đều thích trông thấy một nụ cười. Thật chẳng có gì ấm áp hơn khi được người khác tiếp đón mình với một nụ cười trên môi.
When I was at school was told off for smiling.
I want you to look at the Buddha’s face. Can you see his smile? It is very subtle. Why is he smiling? Is he experiencing a blissful meditative state? Or is it the smile of someone who is experiencing nothing?
Trông kìa quý vị hãy nhìn lên gương mặt của Đức Phật xem sao. Quý vị có trông thấy nụ cười của Ngài hay chăng? Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng? Hay đấy cũng chỉ là một nụ cười của một người nào đó không hề cảm nhận được bất cứ một điều gì cả? Theo tôi cả hai cách phỏng đoán ấy đều không đúng.
We can think that the Buddha’s enlightenment is an escape from the world, an escape through meditation into a sublime state of existence. If we think that then we try to create this blissful state, through practicing some meditation technique, to develop concentration. But the Buddha rejected the path of concentration as leading to the ultimate goal in itself. He tried it and found it didn’t lead to the end of suffering. He didn’t deny the benefits of the concentrated mind, but he didn’t find it led him to the experience of the truth of the way things are.
Chúng ta có thể nghĩ rằng sự Giác Ngộ của Đức Phật là một hình thức thoát tục, một hình thức vượt thoát ra khỏi thế giới này nhờ vào phép thiền định nhằm tạo ra một thể dạng hiện hữu siêu phàm. Nếu cho rằng điều này là đúng thì chúng ta cũng sẽ tìm cách tạo ra cho mình cái thể dạng phúc hạnh ấy nhờ vào một số các kỹ thuật thiền định nhằm giúp mình phát huy sự tập trung tâm thần. Thế nhưng chính Đức Phật đã bác bỏ và không xem cách tập trung tâm thần ấy là con đường đưa đến mục đích tối thượng. Chính Ngài đã từng bước theo con đường này (trong suốt sáu năm trời tu khổ hạnh: chận đứng mọi đòi hỏi của thân xác để phát huy sức tập trung của tâm thức) và nhận thấy nó không sao có thể mang lại sự chấm dứt khổ đau được. Dù không phủ nhận sự lợi ích mang lại từ một tâm thức tập trung, thế nhưng Ngài cho rằng sự tập trung ấy không thể mang lại được một thể dạng kinh nghiệm cảm nhận nào về sự thật của mọi sự vật đúng với bản chất “chỉ là như thế” của chúng.
The experience of the truth of the way things are.
Again, we can think that it is a complete escape into nothingness or some sort of non-existence. Well, the Buddha was very clear that his enlightenment wasn’t of this world nor another. It wasn’t an escape of any sort. It was a release, a freedom, but not a rejection.
Người ta cũng có thể nghĩ rằng đấy là một sự hội nhập với hư vô hay một hình thức phi-hiện-hữu nào đó. Thế nhưng Đức Phật thì lúc nào cũng thật minh bạch: sự giác ngộ của Ngài không thuộc vào thế giới này, nhưng cũng không thuộc vào một thế giới nào khác cả. Hoàn toàn không phải là một hình thức trốn chạy. Đấy là một sự giải thoát, một sự tự do, không hề là một sự chối bỏ.
So, what is this smile? I think it is the experience of now. The end of seeking for anything other than the way it is right now. In our worldly thinking we could say ‘contentment with nothing’, because the currency of our experience is the past and the future. There is no experience of now in the grasping mind.
Vậy thì ý nghĩa trong nụ cười của Đức Phật là gì? Tôi nghĩ rằng đấy là kinh nghiệm cảm nhận về những giây phút của hiện tại, một sự đình chỉ của một cuộc phiêu lưu và tìm kiếm một điều gì đó nằm bên ngoài những giây phút của hiện tại. Qua cách suy nghĩ thông thường của mình, chúng ta có thể cho rằng: “đấy là một sự thỏa mãn mà chẳng phải cần đến một thứ gì cả”, chẳng qua là vì các cảm nhận của chúng ta chỉ biết hướng vào quá khứ hoặc tương lai. Trong một tâm thức tham lam (thèm khát/hám lợi) thì sẽ không có một thể dạng kinh nghiệm cảm nhận nào về những giây phút hiện tại có thể hiển hiện ra được.
I think this word now is a better word than mindful or aware. How is it right now? This question brings us into the immediacy of awareness or mindfulness, whereas to think of being aware indicates something we are going to be in the future. In the future we will never be aware, if we are not aware in the now.
Theo tôi thuật ngữ “khoảnh khắc hiện tại” (maintenant/now/hiện tại) chính xác hơn là thuật ngữ “chú tâm” (attentif/mindful/tỉnh thức) hay “sáng suốt ” (avisé/aware/ tỉnh giác). Vậy “hiện tại” hay “khoảnh khắc hiện tại” là gì? Câu hỏi ấy gợi lên một thể dạng đột khởi (immédiateté/immediacy/đột ngột, trực tiếp, tức thời) của sự tỉnh giác (sagacité/awareness/sự sáng suốt) hay là sự chú tâm (attention/mindfulness/sự tỉnh thức), do đó nếu nghĩ rằng mình sáng suốt thì đấy cũng có nghĩa là gợi lên một cái gì đó trong tương lai. Tóm lại là nếu không sáng suốt trong hiện tại thì chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ có thể sáng suốt trong tương lai được.
It is the experience of laying down a burden. Doesn’t that bring on a smile? Ah, yes, I know how that feels. When I walked from Lands End to John O’Groats I learnt all about how it felt to lay down my burden at the end of the day. The funny thing is, all we seek is contentment and that laying down of the burden is all it takes, that letting go into the way things are.
Sự cảm nhận ấy cũng chẳng khác gì trút bỏ một gánh nặng. Chẳng phải là sự kiện ấy (trút bỏ gánh nặng) cũng đã đủ để khiến hiện ra một nụ cười hay sao? Vâng, quả đúng thế, tôi đã từng cảm nhận được điều ấy. Nếu tôi phải đi bộ từ Lands End (một ghềnh đá ở bờ biển cực nam nước Anh) đến O’Groats (một ngôi làng trong vùng cao nguyên ở cực bắc xứ Scotland/Tô Cách Lan) thì tất tôi cũng sẽ hình dung ra được những cảm giác nào sẽ hiện ra với mình khi đã trút bỏ được gánh nặng trên vai sau một ngày cực nhọc (không thể đi bộ từ miền nam đến miền bắc của hòn đảo Anh Quốc trong một ngày được. Trút bỏ được gánh nặng ấy – hay là ý nghĩ ấy – cũng tương tự như là một sự giải thoát). Quả thật hết sức lạ lùng, tất cả những gì mà người ta tìm kiếm cũng chỉ đơn giản là sự nhẹ nhõm, thế nhưng muốn tìm thấy nó thì cũng chỉ cần đặt cái gánh nặng ấy xuống mà thôi, sự buông bỏ ấy cũng chính là cách “chỉ là như thế” của mọi sự vật.
It is the experience of laying down a burden. Doesn’t that bring on a smile? Ah, yes, I know how that feels.
And it is the smile of compassion. Isn’t that a mystery, where this compassion comes from when there is no one trying to be compassionate?
Ngoài ra còn có gì khác nữa trong nụ cười của Đức Phật hay chăng?
We think that we need to become compassionate. We don’t have the trust that compassion is the expression of our true nature. When this sense of me and mine dissolves, this delusion of self, then there is nothing hindering the expression of compassion. And, although compassion is feeling the suffering of others, nevertheless, here it is in the form of a smile. But it is a slightly sad smile isn’t it. A smile that embraces both happiness and suffering. Not an escape from the world, but a complete openness to the world.
Đấy là nụ cười của lòng từ bi. Chẳng phải là một điều thật huyền bí hay sao: từ đâu sinh ra lòng từ bi, khi mà chẳng có một người nào tìm cách biến mình trở thành một con người từ bi cả? Chúng ta nghĩ rằng mình phải từ bi mới được. Thế nhưng không một ai trong chúng ta tin rằng lòng từ bi lại có thể là bản chất đích thật của chính mình. Chỉ khi nào làm cho cảm tính về cái tôi và cái của tôi, tức ảo giác về một cái ngã, biến mất thì khi đó mới không còn bất cứ gì có thể ngăn chận được sự biểu lộ của lòng từ bi. Thật cũng lạ là vì dù rằng lòng từ bi chỉ là một sự cảm nhận về nỗi đớn đau của kẻ khác, thế nhưng nó lại hiện ra dưới hình thức một nụ cười. Thế nhưng chẳng phải là nụ cười ấy cũng thoang thoảng một nét buồn hay sao: một nụ cười hàm chứa cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Nụ cười ấy không phản ảnh một sự thoát tục nào cả, mà đúng hơn là một sự mở rộng hoàn toàn vào thế giới này.
We think that we need to become compassionate. We don’t have the trust that compassion is the expression of our true nature.
Isn’t it wonderful, that the Buddha’s smile is already within us, just waiting to get out?
Chẳng phải là một điều tuyệt diệu hay sao khi mà nụ cười ấy của Đức Phật cũng đều có sẵn bên trong mỗi con nguời chúng ta, và nó cũng chỉ mong được hiện ra mà thôi?
When we meditate, we should cultivate this smile, we need to gladden the heart. I don’t mean to become happy-clappy people – Theravada Buddhism tends to appeal to people who like to take things seriously – but the right attitude to practice is a light heartedness. We shouldn’t make it into a struggle. This is how people so often approach it, through their conditioning. They are looking for something to make a struggle out of. When you tell them, it is their nature to see, they don’t listen. They don’t trust in their own ability to see the truth because it can’t be like that, life has to be an endless struggle. So it is. It goes on and on.
Mỗi khi hành thiền chúng ta phải làm hiện lên nụ cười ấy, phải mang lại một niềm hân hoan cho con tim mình. Tôi không muốn nói là chúng ta phải trở thành những con người “hớn hở vì hạnh phúc” (béats-ravis/happy-clappy), bởi vì Phật Giáo Theravada chỉ quan tâm đến những người biết yêu chuộng những gì nghiêm chỉnh. Tất nhiên là có một bóng tối che lấp nội tâm mình: quán thấy sự thật cũng chẳng khác gì như “trông thấy ánh sáng” sau khi bóng tối đã tan biến hết.
If you follow a meditation technique, it can be something to create a problem out of, rather than a stick to support you in your practice. It really doesn’t much matter what technique you use provided you have the right attitude to your practice. Certainly, some techniques are more suited to certain temperaments. But the trouble is, what would be most helpful is generally the one we least want to do. This is certainly true of loving kindness (metta).
Nếu quý vị luyện tập theo một kỹ thuật thiền định nào đó thì thay vì là một phương tiện trợ giúp cho việc tu tập, nó cũng có thể trở thành nguồn gốc mang lại mọi thứ khó khăn. Khi nào đã tạo được cho mình một thái độ tu tập đúng đắn thì các kỹ thuật thiền định mà mình mang ra sử dụng cũng sẽ không còn quan trọng nữa. Tất nhiên là có một số kỹ thuật đặc biệt thích ứng với cá tính của một số người, tuy nhiên cũng có một kỹ thuật thật hữu ích thế nhưng vấn đề là quý vị lại không thích mang nó ra để mà luyện tập. Thật hết sức rõ ràng, kỹ thuật ấy nhất định là lòng nhân ái (mettâ).
It is most beneficial to people of an angry temperament, but the people who really like doing it are those of a lustful temperament. (We all have these temperaments but one tends to predominate. Our challenge is to bring them into balance). That’s why it’s a good idea to think of giving yourself up to the practice, rather than cling to what you like. After you have tried it, then you can see for yourself whether it was beneficial or not. This willingness to be open to whatever is in the moment creates a pliant mind, which of wonderful benefit, far greater than whatever benefit you could get out of any meditation technique.
Phép luyện tập này rất hữu ích đối với những người thường hay nóng giận. (Thật ra tất cả chúng ta đều mang cái tính khí ấy, thế nhưng nó cũng có thể là sẽ mạnh hơn đối với số người nào đó. Sự thách đố đối với tất cả chúng ta là làm cho nó phải trở nên thăng bằng hơn). Vì thế tốt nhất hãy mang phép luyện tập ấy (tức là lòng nhân ái) ra mà thực hiện, thay vì cứ bám vào các kỹ thuật quen thuộc và ưa thích của mình. Quý vị cứ thử thực hiện xem sao, và sau đó sẽ xét xem phép luyện tập ấy có đúng là lại lợi ích cho mình hay không. Quyết tâm mở rộng lòng mình với tất cả những gì đang xảy ra trong những giây phút hiện tại sẽ đưa đến một tâm thức thật mềm dẻo và mang lại một sự lợi ích thật tuyệt vời, tuyệt vời hơn cả bất cứ một sự lợi ích nào mà quý vị có thể thu đạt được bằng bất cứ một kỹ thuật thiền định nào.
This willingness to be open to whatever is in the moment creates a pliant mind, which of wonderful benefit, far greater than whatever benefit you could get out of any meditation technique.
This attitude to practice, this gentle openness, this pliant mind, supports our development of awareness, of being in the now. It takes time, but you begin to realize what the value of a technique is in your meditation practice, and where the danger of it lies. The danger of a support, especially if it has been useful, is that we hold onto it when it’s time to let go. We have to abandon our attachment completely. So, it is really good to take this on as a path of practice. I used to say, ‘if it’s let-go-able, let go of it’, and I used to test things out with this mantra. I used to investigate everything that came into the mind this way.
Cung cách tu tập đó, sự mở rộng thật êm ái đó, cái tâm thức mềm dẻo đó, sẽ hỗ trợ cho việc phát huy một tâm thức tỉnh giác, tạo ra sự an trú trong những giây phút của hiện tại này. Điều ầy đòi hỏi phải có thời gian, thế nhưng quý vị cũng đã bắt đầu hiểu rằng các kỹ thuật thiền định có thể mang lại được những lợi ích như thế nào, và đâu là những mối hiểm nguy của chúng. Mối hiểm nguy của một cơ sở chuyển tải (tức là kỹ thuật thiền định), nhất là trong trường hợp khi nó đã tỏ ra thật hữu ích, chính là sự bám víu của mình vào nó thay vì phải gạt bỏ nó ra vào một lúc nào đó (khi đã đạt đến một mức độ hiểu biết hay trí tuệ nào đó thì ngay cả kỹ thuật luyện tập giúp mình đạt được thể dạng ấy cũng phải buông bỏ nó ra, bởi vì đấy cũng chỉ là một phương tiện mà thôi). Chúng ta phải hoàn toàn loại bỏ được mọi sự bám víu. Hãy xem sự buông bỏ ấy như là con đường tu tập tốt nhất cho mình.
I used to test out my feelings, asking myself ‘who is feeling this way?’, and resting with the silence in the mind which followed. This is the practice of insight (vipassana). It doesn’t depend on any meditation technique; it is just a way of letting go of our attachment to me and mine, our grasping mind.
Tôi vẫn thường tự nhủ: “Nếu có thể thì cứ buông bỏ, và buông bỏ”, và tôi cũng đã từng mang câu man-tra ấy (man-tra là các câu tụng niệm nhằm mục đích hỗ trợ cho việc thiền định) ra thử nghiệm với mọi sự vật. Tôi thường áp dụng sự buông bỏ ấy đối với tất cả những gì hiện ra trong tâm thức tôi. Sau đó tôi quán xét các cảm tính hiện ra với tôi bằng cách tự hỏi: “Thế thì ai cảm nhận các cảm tính ấy?” và sau đó tôi dừng lại ngay với sự yên lặng hiện ra trong tâm thức tôi (tất cả chỉ là Tánh Không; không có “cái tôi” cũng không có cái nào là cái “của tôi” cả. Không có cảm tính nào là “của tôi”, cũng chẳng có “cái tôi” nào để cảm nhận các cảm tính ấy). Đấy chính là phép luyện tập về sự hiểu biết sâu xa (vipassana). Phép luyện tập ấy không liên hệ gì đến bất cứ một kỹ thuật thiền định nào, mà đơn giản chỉ là cách buông bỏ mọi hình thức bám víu vào cái tôi và cái của tôi, tức là cái tâm thức tham lam của chính mình.
Vi (without), Passana (seeing) is often translated as “insight”, meditation that seeks “insight into the true nature of reality”, defined as anicca (impermanence), dukkha (suffering, unsatisfactoriness), anattā (non-self).
Bearing with, rather than doing battle with the mind.
Tuyệt nhiên không nên tìm cách đánh gục tâm thức.
But we are not trying to defeat the mind. We want to do battle with the mind because it is not how we want it to be. But we should change our attitude. We should cultivate kindness towards the thoughts that arise in our minds. Trying to get rid of thoughts or block them out, this is how we empower them. When we take no special interest in them, they will leave of their own accord, in their own time. This willingness to bear with what arises in the mind requires the cultivation of boundless patience – what a wonderful quality to develop!
Sở dĩ chúng ta tìm cách gây chiến với tâm thức là vì nó không theo đúng sự mong muốn của mình là phải như thế. Chúng ta đành phải thay đổi thái độ vậy, phải thân thiện với các tư duy hiện lên trong tâm trí mình. Nếu khăng khăng tìm cách loại bỏ hay ngăn chận chúng thì đấy cũng chỉ là cách khiến chúng gia tăng thêm sức mạnh mà thôi. Khi nào không còn đặc biệt lưu ý đến chúng nữa thì chúng sẽ tự động ra đi khi nào chúng muốn. Quyết tâm nhận chịu những gì xảy ra trong tâm thức mình luôn đòi hỏi một sự kiên nhẫn vô song; thế nhưng chẳng phải đấy là đức tính tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể mang lại cho mình hay sao!
But some thoughts are very sticky. The thoughts that hang around, these are the ones we most want to get rid of. They are the ones that have something to teach us. So, we should listen to them, let them be our teachers. When we have learnt what we need to know they will not trouble us again.
Tuy nhiên cũng có một số tư duy bám rất chặt. Các tư duy dai dẳng ấy thường là các tư duy mà chúng ta mong muốn loại bỏ nhất. Thế nhưng chúng lại chất chứa một điều gì đó mà chúng có thể mang ra giảng dạy cho chúng ta. Vậy chúng ta phải biết lắng nghe chúng. Hãy cứ để cho chúng làm thầy mình. Khi nào chúng ta đã học được những gì cần phải học, thì chúng sẽ không còn quấy rầy mình nữa.
Bearing with, rather than doing battle with the mind.
Ajahn Chah described it as inviting your guests into a room in which there is only one chair, and you are sitting on it. So, your guests are welcome, but they can’t stay long because they have nowhere to sit. And, he said, when people are uncomfortable, they reveal themselves and you can see them for who they are.
Nhà sư Ajahn Chah (1913-1992, một vị thầy Thái Lan rất uyên bác và cũng là một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX) đã từng giải thích rất cụ thể những gì được trình bày trên đây qua câu chuyện quý vị mời khách bước vào một gian phòng chỉ độc có một chiếc ghế duy nhất, và quý vị thì đã ngổi trên chiếc ghế ấy. Khách tuy được ân cần mời vào thế nhưng họ không thể ở lâu được, chẳng qua là vỉ họ không sao tìm được một chỗ để mà ngồi. Nhà sư Ajahn Chah còn cho biết thêm là trước tình trạng thiếu tiện nghi ấy các người khách tất sẽ phải phát lộ các phản ứng của mình, và khi đó quý vị sẽ nhận thấy thật sự họ là gì (chỉ là những người khách tạm thời hiện ra vào những lúc nào đó trong cuộc đời của mình mà thôi).
So, we should not do battle with our thoughts. Selecting those we like and dislike just traps us in our preferences, our conditioned world. It is not the way to see them as they are. The mind is a receptacle for thoughts. Thoughts arise and cease in it, that is the nature of the mind. Like people who come and go in your life. You have to welcome them all as friends, whether you like them or not.
Vì thế chúng ta không nên gây chiến với tư duy của mình làm gì. Tìm cách giữ lại các tư duy yêu thích và loại bỏ các tư duy ghét bỏ chỉ là cách khiến mình rơi vào chiếc bẫy do mình tự giăng ra cho mình, chiếc bẫy ấy chẳng phải là cái thế giới trói buộc này của chúng ta hay sao. Đấy không phải là cách phải nhìn mọi sự vật “là như thế”. Tâm thức là một cơ sở tiếp nhận (receptacle) tư duy. Bên trong cơ sở ấy, tư duy sẽ hiện lên và chấm dứt. Bản chất của tâm thức là như thế. Tương tự như những người bước vào và rồi sau đó lại bước ra khỏi cuộc đời mình. Quý vị phải đón tiếp tất cả họ như những người bạn, dù quý vị có yêu thương họ hay không.
Mindfulness is the practice of now
Chánh niệm phép luyện tập giúp mình an trú trong hiện tại
But when you are practicing mindfulness, this practice of now, you are aware of whatever arises in the moment. When thoughts arise, you keep them standing until they go away. This is how you should be with thoughts. You don’t sit down with a lustful thought, or an angry thought. Keep them standing until they reveal themselves and leave. But don’t despise thoughts, for if you do you will despise your mind. It is in the mind that insights arise. The mind is where we can reflect, where we can see things as they are.
Trong khi luyện tập về sự tỉnh giác, tức là phép luyện tập giúp mình an trú trong hiện tại, thì tất quý vị sẽ quán thấy được những gì hiện lên trong từng giây phút một. Mỗi khi tư duy hiện lên với mình thì quý vị cứ cho chúng đứng (không tìm ghế cho chúng ngồi) và cứ để cho chúng tự động ra đi. Đấy là cách cư xử đối với các tư duy của mình. Thế nhưng cũng không phải vì thế mà khinh thường chúng, bởi vì khinh thường chúng cũng là cách mà quý vị khinh thường cả tâm thức quý vị. Chẳng qua là vì tâm thức chính là nơi mà các sự hiểu biết sâu xa (vipassana/trí tuệ) sẽ hiện lên. Đấy là nơi mà chúng ta suy nghĩ, và cũng chính ở tại nơi ấy chúng ta sẽ nhận biết được các sự vật “là như thế”.
When you are practicing mindfulness, this practice of now, you are aware of whatever arises in the moment.
We have no better friend than our own mind. I have heard people say that what they want to do is stop the mind. But they are concentrating the mind over here to escape from what they don’t like over there. They are running away. They think there is somewhere they can hide. But they are trying to hide in their own house. Who are they hiding from? It is terribly sad because this body and mind is all they have in the world. What they need to stop is the grasping mind. This is where true happiness is found.
Chẳng có một người bạn nào lại có thể tốt hơn là chính tâm thức mình. Tôi vẫn thường nghe nhiều người nói rằng họ chỉ mong làm cho tâm thức họ phải chấm dứt. Thế nhưng thật ra thì họ lại tập trung tất cả tâm thức mình vào tại nơi này nhằm tìm cách trốn chạy những gì mà họ không thích cũng đang ở tại nơi này. Họ tháo chạy. Chẳng qua là vì họ nghĩ rằng có một nơi nào khác giúp họ có thể ẩn nấp được (họ e sợ địa ngục nên phải ra sức tìm kiếm một cảnh thiên đường để mà ẩn nấp). Thế nhưng thật ra thì họ tìm cách ẩn nấp ở ngay bên trong ngôi nhà của họ (và đấy cũng là cách mà họ tự tạo ra một cảnh địa ngục trong ngôi nhà của chính mình. Chẳng phải là súng đạn có quá nhiều trong thế gian này hay sao? Những người cầm súng có thể đã nghĩ rằng mình sẽ mang lại một thiên đường, thế nhưng thật ra thì họ tự tạo ra địa ngục cho mình và gia đình mình trong gian nhà của mình; tạo ra địa ngục cho dân tộc mình trên quê hương mình; tạo ra địa ngục khắp nơi cho tất cả nhân loại trên hành tinh nhỏ bé này). Thế nhưng họ trốn chạy những gì? Quả thật hết sức đáng buồn, đấy là cái thân xác và cả cái tâm thức của họ, thế nhưng những thứ ấy lại là tất cả những gì mà họ có thể có được trong thế gian này. Những gì cần phải làm cho chấm dứt chỉ đơn giản là cái tâm thức tham lam. Chỉ có cách ấy mới mang lại hạnh phúc đích thật mà thôi.
Look at the Buddha’s body. We abide in a body, it is what keeps us on the earth. It can give us a lot of pain. Physical pain helps remind us we are body bound. It brings us down to earth. It is a good place to focus the mind, and let go. The same with restlessness, these are our teachers. We should stay with them and learn. Don’t rush out of class before the teacher has finished the lesson. Look at this restlessness. It isn’t a problem, it is a wonderful teacher, but we have to develop the patience to stay with it.
Hãy cứ nhìn vào sắc thân của Đức Phật. Chúng ta an trú trong một thân xác, cái thân xác ấy giúp chúng ta hiện hữu trên địa cầu này. Nó có thể gây ra cho chúng ta thật nhiều đau đớn. Thế nhưng chính là nhờ vào những sự đau đớn ấy mà chúng ta ý thức được là mình bị buộc chặt vào một thân xác. Thân xác đó mang chúng ta trở về với hiện thực (trong nguyên bản là: nous ramene sur terre/bring us down to earth/mang chúng ta trở về với địa cầu này). Quả là một nơi rất thuận tiện giúp tâm thức hướng vào đấy để mà buông bỏ tất cả. Đối với các sự xao động (các sự lo lắng trong tâm thần) cũng thế, tức là phải xem chúng là các vị thầy của mình. Chúng ta phải lưu lại bên cạnh các vị thầy ấy để mà học hỏi. Không được vội vã bước ra khỏi lớp, khi mà người thầy chưa giảng xong. Hãy nhìn thẳng vào chính những sự xao động ấy. Chẳng có gì là khó khăn cả, các sự xao động ấy luôn là các vị thầy thật tuyệt vời, thế nhưng về phần mình chúng ta cũng phải phát động thật nhiều kiên nhẫn hầu giúp mình có thể lưu lại bên cạnh họ.
Why do we do this? Because it leads to freedom. When we know restlessness, we don’t need to run away from it anymore. When we stop running away the mind becomes completely at ease, with both the body and the mind, whatever the moment brings, in the moment, in the now.
Tại sao chúng ta lại phải hành xử theo cung cách ấy? Bởi vì việc đó sẽ giúp mang lại sự tự do cho mình. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được sự xao động là gì thì chúng ta mới không còn trốn chạy để lánh xa nó nữa. Khi nào không còn bỏ chạy thì tâm thức sẽ trở nên hoàn toàn bình thản, bình thản trên thân xác và cả bên trong tâm thức, dù cho bất cứ gì xảy ra ngay trong lúc ấy, có nghĩa là trong khoảnh khắc này, trong từng giây phút của hiện tại này.
And here is where the transformation occurs, that turning outside of what has been for so long hidden inside. All our humanity, vulnerability and compassion that is folded within, turning outward to the world, like an opening flower. No wonder the Buddha smiles. But it is subtle isn’t it. It takes a little time to see that smile, and to discover it in our own practice.
Và cũng chính tại nơi này sự biến cải sẽ được thực hiện, đấy là sự hiển lộ của những gì từng được dấu kín trong nội tâm. Toàn thể nhân tính của mình, kể cả sự yếu đuối cũng như lòng từ bi của mình, tất cả trước đây từng thu mình bên trong nội tâm, bỗng dưng quay ngược ra ngoài và hướng vào thế giới này như một cánh hoa nở rộ. Vì thế cũng thật dễ hiểu tại sao Đức Phật lại nở một nụ cười. Thế nhưng nụ cười ấy cũng thật hết sức tinh tế! Phải cần một thời gian nào đó mới có thể nhận thấy được nụ cười ấy hiện ra trên con đường tu tập của riêng mình.
Where do we begin?
Chúng ta bắt đầu ở đâu?
We may need to develop many qualities we don’t yet possess. But more than anything, we need to develop that quality of trust. It is the trust in the path of practice and the confidence in our own natural reflective ability to understand this body and mind, to see things as they are.
Và biết đâu chúng ta cũng còn phải phát huy thêm nhiều phẩm tính khác nữa mà mình chưa có. Thế nhưng điều hệ trọng nhất là trước hết phải phát huy được sự vững tâm. Sự vững tâm trên đường tu tập và sự tự tin nơi khả năng suy nghĩ của mình sẽ giúp mình tìm hiểu cái thân xác và cái tâm thức này của chính mình và giúp mình nhìn vào mọi sự vật đúng với bản chất “là như thế” của chúng.
The Buddha could see that there was this potential in us all, to be enlightened. But his smile is tempered with the sadness that so few of us realize it.
Đức Phật quán thấy được bên trong mỗi con người chúng ta đều tàng ẩn một khả năng giác ngộ. Thế nhưng dường như trong nụ cười của Ngài cũng thoang thoảng một nét buồn nào đó mà không mấy ai trong chúng ta có thể nhận biết được.
My garden is full of fruit trees I planted 20 years ago. Every year I have enough fruit for everyone, I feel almost embarrassed I have to give so much away. All I have to do is wait for it to ripen, then gather it up. This is nature isn’t it. But look at all the gardens with no fruit in them. All the people who probably think, if they’d planted some trees, they would have fruit now. But they still don’t plant fruit trees. They probably think it isn’t worth it, that it takes too long before you get any fruit.
Trong khu vườn của tôi có thật nhiều cây ăn trái mà tôi đã trồng cách nay hai mươi năm. Mỗi năm tôi đều hái được rất nhiều hoa quả để biếu tặng mọi người, và lắm khi cũng khó tránh khỏi một chút ái ngại nào đó khi nhận thấy mình có quá nhiều để cho. Tất cả những gì mà tôi còn phải làm chỉ là chờ lúc nào hoa quả chín rộ để hái mà thôi. Thiên nhiên cũng chỉ là như thế, có đúng vậy hay chăng! Thật thế, quý vị hãy nhìn vào tất cả các khu vườn không có một thứ hoa quả nào cả. Tất cả mọi người đều hiểu rằng nếu trước đây mình trồng thì hôm nay mình sẽ có nhiều quả để hái. Thế nhưng họ chẳng bao giờ trồng. Có thể họ nghĩ rằng trồng cây để mà làm gì, bởi vì phải chờ đợi thật lâu ngày mới có quả.
We all live in a garden; it is our mind. We need to develop and train it, in morality, concentration and wisdom.
The Buddha said that one of the greatest blessings is to have done good actions in the past. We all live in a garden; it is our mind. We need to develop and train it, in morality, concentration and wisdom. What I am talking about is the confidence that if we plant and nurture our fruit trees, one day our fruit will ripen. The only way to have the fruit of past good action is do good actions now. We are very fortunate; we have this opportunity.
Đức Phật dạy rằng một trong những thể dạng phúc hạnh to lớn nhất là hoàn tất được những hành động tốt trong quá khứ. Tất cả mỗi người trong chúng ta đều sống trong một khu vườn, khu vườn ấy chính là tâm thức mình. Chúng ta phải trau dồi và phát huy đạo đức, sự tập trung và trí tuệ cho nó. Những gì mà tôi muốn nói lên là phải vững tin rằng nếu mình biết lo chăm sóc các cây ăn trái trong khu vườn của mình, thì nhất định một ngày nào đó quả chín sẽ hiện ra trên cành. Cách duy nhất giúp mình tạo ra quả phát sinh từ một hành động tốt trong quá khứ là phải thực hiện ngay các hành động tốt ấy trong hiện tại. May mắn thay tất cả chúng ta đều có khả năng làm được việc ấy.
What I am talking about is the confidence that if we plant
and nurture our fruit trees, one day our fruit will ripen.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/p154a4322/nu-cuoi-cua-duc-phat-the-buddha-s-smile
- Photo 1: https://www.positivelife.ie/2011/12/new-year-workshop-january-8th-dublin/buddha-smile/
- Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/culture/stories-truyen/item/1063-toi-di-hoc-song-ngu
- Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1085-thay-biet-dung-nhu-that-song-ngu
- Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1136-ngoi-nha-tam-song-ngu
- Photo 5: http://evdhamma.org/index.php/culture/tho-poems/item/1053-long-tu-bi-compassion
- Photo 6: http://www.evdhamma.org/index.php/culture/stories-truyen/item/1108-sinh-hoat-moi-ngay-cua-phat-tu-tai-gia-song-ngu
- Photo 7: https://medium.com/@jainadarsh.in/vipassana-meditation-an-experience-in-mindfulness-c2e7131d0bc5
- Photo 8: https://www.pinterest.com.mx/amp/pin/349873464773847750/
- Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1069-thuc-hanh-chanh-niem-song-ngu
- Photo 10: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/413-bai-so-25-vuon-hoa-tam-thuc-song-ngu
- Photo 11: http://evdhamma.org/index.php/documents/buddhist-meditation/item/83-bo-de-tam-beautiful-flower-thought-song-ngu
- https://phatgiao.org.vn/nu-cuoi-duc-phat-d38034.html