Mở Rộng Cửa Tâm Mình – Opening the door of your heart – Song ngữ
English: Ajahn Brahm
Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi
Compile: Lotus group
Chương 2: Từ Bi – Love and Commitment
12. Opening the door of your heart – Mở Rộng Cửa Tâm Mình
Several centuries ago, seven monks were in a cave in a jungle somewhere in Asia, meditating on the type of unconditional love I described in the previous story. There was the head monk, his brother and his best friend. The fourth was the head monk’s enemy: they just could not get along. The fifth monk in the group was a very old monk, so advanced in years that he was expected to die at any time. The sixth monk was sick—so ill in fact that he too could die at any time. And the last monk, the seventh, was the useless monk. He always snored when he was supposed to be meditating; he couldn’t remember his chanting, and if he did, he would chant off-key. He couldn’t even keep his robes on properly. But the others tolerated him and thanked him for teaching them patience.
Vào bảy thế kỷ trước đây có bảy nhà sư sống trong một động nọ trong rừng ở Á Châu. Chư vị quán chiếu về tình thương vô điều kiện mà tôi từng kể trên. 7 vị gồm có sư cả, em sư cả, bạn đạo thân thiết của sư cả, sư thứ tư chống sư cả, sư thứ năm, thứ sáu bị bệnh và cũng có thể chết bất cứ lúc nào, và sư thứ bảy vô tích sự. Vị sư chót này ngáy pho pho lúc thiền, không thuộc kinh kệ, thường đọc không đầu không đuôi và quàng y cũng không nên thân. Sư chẳng những không được sáu vị kia miễn phế mà còn cám ơn nữa vì sư đã dạy họ chữ nhẫn.
One day a gang of bandits discovered the cave. It was so remote, so well hidden, that they wanted to take it over as their own base, so they decided to kill all the monks. The head monk, fortunately, was a very persuasive speaker. He managed—don’t ask me how—to persuade the gang of bandits to let all the monks go, except one, who would be killed as a warning to the other monks not to let anyone know the location of the cave. That was the best the head monk could do. The head monk was left alone for a few minutes to make the awful decision of who should be sacrificed so that the others could go free.
Một hôm động bị cướp đến giựt để làm sào quyệt vì địa thế hiểm trở của động. Họ muốn giết các sư. Sư cả dùng tài hùng biện thuyết phục cướp chi giết một sư thôi gọi là để cảnh cáo ai dám tiết lộ sào huyệt của họ. Tài sư chỉ được đến thế không ai biết sư ấy có ẩn ý gì. Sư cả được phép suy nghĩ trong giây lát để quyết định ai là vị bị “tế thần”
When I tell this story in public, I pause here to ask my audience, ‘Well, who do you think the head monk chose?’ It stops some of my audience from going to sleep during my talk, and it wakes up the others who are already asleep. I remind them that there was the head monk, the brother, the best friend, the enemy, the old monk and the sick monk (both close to death), and the useless monk. Who do you think he chose?
Some then suggest the enemy. ‘No,’ I say.
‘His brother?’
‘Wrong.’
The useless monk always gets a mention—how uncharitable we are! Once I have had my bit of fun, I reveal the answer: the head monk was unable to choose.
Lúc kể chuyện này tôi thường ở đây để hỏi thính chúng ai, ai là người phải chịu chết? Câu hỏi tôi làm nhiều người giựt mình, quên ngủ gục. Và để giúp họ có ý kiến chính chắn tôi nhắc lại là có sư cả, em sư cả, bạn sư cả, người không ưa sư cả, một người già có thể chết và một người vô tích sự. Có phải thính giả lên tiếng trả lời rằng đối thủ sư cả. “Không phải” tôi nói. “Em sư cả.” Cũng không phải. Nhiều người nghĩ tới sư vô tích sự – con người thiệt là “ác” họ hay nhắm vào người họ không ưa. Sau một phút “chọc ghẹo” bà con, tôi nói: “Sư cả không chọn được ai hết!”
His love for his brother was exactly the same, no more and no less, than his love for his best friend—which was exactly the same as his love for his enemy, for the old monk, the sick monk, and even for the dear old useless monk. He had perfected the meaning of those words: the door of my heart will always be open to you, whatever you do, whoever you are.
The door of the head monk’s heart was wide open to all, with unconditional, non-discriminating, free-flowing love. And most poignantly, his love for others was equal to his love for himself. The door of his heart was open to himself as well. That’s why he couldn’t choose between himself and others.
Sở dĩ sư cả không chọn được ai để “thí” vì sư thương em, bạn thiết, kẻ thù, người già, người bệnh, người dửng dưng như nhau. Tình thương của sư vô điều kiện, lòng của sư rộng mở đối với mọi người, bất luận họ là ai, như thế nào. Thấm thía hơn là sư thương mọi người như sư thương sư vậy. Lòng của sư cũng rộng mở đối với sư nên sư không biết phải chọn sư hay trong sáu bạn đồng tu.
I remind the Judaeo-Christians in my audience that their books say to ‘love thy neighbour as thy self’. Not more than yourself and not less than yourself, but equal to yourself. It means to regard others as one would regard oneself, and one-self as one regards others.
Rồi tôi thuật lại cho thính chúng tôi nghe lời chúa dạy “Hãy thương người láng giềng như thương mình,” không hơn không kém, như nhau. Nói cách khác nhìn người như nhìn mình và nhìn mình như nhìn người.
Why is it that most in my audience thought that the head monk would choose himself to die? Why is it, in our culture, that we are always sacrificing ourselves for others and this is held to be good? Why is it that we are more demanding, critical and punishing of ourselves than of anyone else? It is for one and the same reason: we have not yet learned how to love ourselves. If you find it difficult to say to another ‘the door of my heart is open to you, whatever you do’, then that difficulty is trifling compared with the difficulty you will face in saying to yourself, ‘Me. The one I’ve been so close to for as long as I can remember. Myself. The door of my heart is open to me as well. All of me no matter what I have done. Come in.’
Vậy tại sao sư cả không tự thí thân mình vì tình thương vô điều kiện của sư đối với đồng đạo, như nhiều thính giả đã nghĩ? Văn hóa chúng ta dạy chúng ta hy sinh cho kẻ khác mà. Hỏi đi cũng nên hỏi lại. Tại sao chúng ta đòi hỏi nơi chúng ta, tự hà khắc và tự phạt mình như vậy? Vì chúng ta chưa học cách tụ thương mình. Nếu chúng ta thấy khó nói câu “tâm tôi rộng mở đối với mọi người dầu họ có nói gì cũng kệ” thì câu sau đây nói với chính mình lại càng khó nói thập bội, “Tôi cái người mà tôi gần gũi nhất bấy lâu nay cửa lòng tôi cũng phải mở và mở rộng nha”
That’s what I mean by loving ourselves: it’s called forgiveness. It is stepping free from the prison of guilt; it is being at peace with oneself. And if you do find the courage to say those words to yourself, honestly, in the privacy of your inner world, then you will rise up, not down, to meet sublime love. One day, we all have to say to ourselves those words, or ones similar, with honesty, not playing games. When we do, it is as if a part of ourselves that had been rejected, living outside in the cold for so long, has now come home. We feel unified, whole, and free to be happy. Only when we love ourselves in such a way can, we know what it means to really love another, no more and no less.
Đó là sự thương mình mà tôi muốn nói: sự tha thứ, thoát khỏi ngục tù tội lỗi, làm lành với chính mình. Nếu bạn nào có đủ can đảm nói lên và nói một cách thành thật với lòng mình, bạn ấy sẽ hướng lên tiếp cận với tình thương cao thượng. Và rồi một ngày nào đó bạn cũng sẽ phải nói thật tâm mình, chớ không thể lẫn trốn nữa. Bấy giờ các bạn sẽ có cảm giác như một phần của bản thân mình được trở về từ bên ngoài giá lạnh sau những năm bị ruồng rẫy. Bạn sẽ là bạn một cách trọn vẹn, hoàn toàn tự do và hạnh phúc.
And please remember you do not have to be perfect, without fault, to give yourself such love. If you wait for perfection, it never arrives. We must open the door of our heart to ourselves, whatever we have done. Once inside, then we are perfect.
Và xin các bạn nhớ rằng, bạn không cần là người hoàn toàn, không lỗi lầm mới tự ban cho mình tình thương cao thượng ấy. Vả lại làm gì có sự hoàn toàn mà bạn mong đợi. Chúng ta hãy mở cửa lòng mình bất luận cho chuyện gì.
People often ask me what happened to those seven monks when the head monk told the bandits that he was unable to choose. The story, as I heard it many years ago, didn’t say: it stopped where I have finished. (2) But I know what happened next; I figured out what must have ensued. When the head monk explained to the bandits why he couldn’t choose between himself and another, and described the meaning of love and forgiveness as I have just done for you, then all the bandits were so impressed and inspired that not only did they let the monks live, but they became monks themselves!
Nhiều người hiếu kỳ hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra cho bảy vị sư bị cướp động thất. Chuyện không có nói tiếp, nhưng tôi suy biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Sau khi nói với bọn cướp sư không chọn được ai và sư giảng giải về mối tình cao thượng như tôi đã mô tả với các bạn, bọn cướp rất cảm kích. Họ chẳng những không cướp động, không giết ai mà còn xin xuất gia.
Source:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/p147a879/chuong-2-
- https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
- https://karolinapatryk.com/unconditional-love/