Lòng Tham Muốn – Craving – Song ngữ

English: Weragoda Sarada Maha Thero

Việt ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Compile: Lotus group

 

Lòng Tham Muốn – Craving

 

While residing at the Jētavana Monastery, the Buddha spoke this verse with reference to five lay-disciples.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy với năm vị cư sĩ.

 

The story goes that these five men went to the monastery desiring to hear the Dhamma and, having saluted the Buddha, sat down respectfully on one side. Now in the case of the Buddhas, no such thought ever enters their mind as the following,

Chuyện kể rằng có năm vị nam cư sĩ đến tu viện với lòng mong muốn nghe Phật Pháp, họ đến đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên. Đối với các vị Phật, quý ngài chẳng bao giờ có ý nghĩ phân biệt như sau,

 

“This man is a Khattiya, that man is a Brahman, this is a rich man, that is a poor man; I will preach the Dhamma to this man in such wise as to exalt him; I will not do so, however, in the case of this other man.” It matters not with reference to what subject the Buddhas preach the Dhamma. They place reverence for the Dhamma before all else, and preach the Dhamma as though they were bringing down the Celestial River from the sky.

“Người đàn ông nầy dòng dõi Khattiya (vua chúa), người đàn ông kia dòng dõi Bà La Môn (Brahman), người đàn ông nầy giàu có, người đàn ông kia nghèo khổ; tôi sẽ giảng Phật Pháp một cách khôn khéo chỉ để đề-cao người đàn ông nầy; tuy nhiên, đối với những người khác, tôi sẽ không đề cao như vậy.” Khi giảng các đề tài Phật Pháp, các vị Phật không phân biệt giai cấp, sự giàu có của người nghe. Chư Phật cũng đặt sự tôn kính Phật Pháp cao hơn mọi điều khác, và quý ngài giảng Phật Pháp như thể nước mưa từ Giòng Sông Trên Trời rơi xuống mặt đất.

 

But though the Buddha preached the Dhamma in this wise to the five men who sat about him, one of them was asleep while sitting, the second one was drawing lines with his fingers on the ground, the third was trying to shake a tree, the fourth was looking up at the sky.

Dù Đức Phật giảng Phật Pháp đầy từ bi và trí tuệ cho năm vị cư sĩ, tuy nhiên, người thứ nhất thì ngồi ngủ, người thứ nhì thì dùng các ngón tay vẽ hình trên mặt đất, người thứ ba thì đang cố gắng rung cây, người thứ tư thì đang nhìn lên bầu trời.

 

The fifth was the only one who was respectfully and attentively listening to the Buddha. Venerable Ananda, who was near the Buddha, fanning him, saw the different behavior of the five disciples and said to the Buddha, “Venerable Sir! While you were expounding the Dhamma like big drops of rain falling from the sky, only one out of those five people was listening attentively.” Then Venerable Ananda described the different behavior of the other four to the Buddha and asked why they were behaving thus.

Người thứ năm là người duy nhất kính trọng, và chăm chú lắng nghe lời giảng của Đức Phật. Tôn Giả A Nan (Ananda), ngồi gần quạt cho Đức Phật, trông thấy các hành vi khác nhau của năm vị cư sĩ, liền thưa hỏi Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn giải thích Phật Pháp vang dội như những giọt nước mưa lớn, từ trên trời rơi xuống, mà chỉ có một trong năm người là chăm chú lắng nghe Thế Tôn. Sau đó, Tôn Giả A Nan diễn tả các hành vi của bốn người không lắng nghe, và Tôn Giả hỏi Đức Phật là tại sao họ đã có hành động như vậy.

 

The Buddha then explained to Venerable Ananda, “Ananda, these people could not get rid of their old habits. In their past existences, the first one was a snake; as a snake usually coils itself up and goes to sleep, so also, this man goes to sleep while listening to the Dhamma.

Khi đó, Đức Phật giải thích cho Tôn Giả A Nan như sau, “Nầy A Nan, những người nầy chưa quên các thói quen cũ, trong các kiếp trước của họ. Kiếp trước của người thứ nhất là con rắn; và con rắn thì hay cuộn tròn người và nằm ngủ, cũng như thế, người nầy nằm ngủ khi nghe Phật Pháp.

 

The one who was scratching the earth with his hand was an earthworm, the one who was shaking the tree was a monkey, the one who was gazing up at the sky was an astronomer and the one who was listening attentively to the Dhamma was a learned astrologer. In this connection, Ananda, you must remember that one must be attentive to be able to understand the Dhamma and that there are many people who cannot follow what is being said.”

Người thứ nhì vẽ hình trên mặt đất, kiếp trước là con giun đất. Người thứ ba cố gắng rung cây, kiếp trước là con khỉ. Người thứ tư nhìn lên bầu trời, kiếp trước là một nhà thiên-văn-học. Người thứ năm ngồi chăm chú lắng nghe Phật Pháp, kiếp trước là một chiêm-tinh-gia có học thức. Nầy A Nan, ông phải nhớ rằng người đến nghe phải chăm chú để có thể hiểu được Phật Pháp, tuy nhiên, sẽ có nhiều người do thói quen trong kiếp trước, nên họ không thể nghe và hiểu được Phật Pháp.”

 

Venerable Ananda then asked the Buddha, “Venerable Sir! What are the things that prevent people from being able to take in the Dhamma?” And the Buddha replied. “Ananda, they are unable to do so by reason of lust, by reason of hatred, by reason of delusion. For there is no fire like the fire of lust, consuming living beings as it does, without leaving so much as ashes behind.

Sau đó, Tôn Giả A Nan thưa hỏi Đức Phật, “Bạch Thế Tôn! Những điều gì mà làm cho một người không thể học hỏi, và tiếp thu được Phật Pháp?” Rồi, Đức Phật trả lời, “Nầy A Nan, những điều làm cho một người không thể học hỏi được Phật Pháp là vì lòng tham muốn, là vì sự thù hận, và vì sự si mê (tham sân si). Bởi vì không có gì kinh hoàng bằng ngọn lửa tham dục đốt cháy chúng sinh, dù không để lại nhiều tro bụi.

 

To be sure, the world-conflagration which closes an epoch burns up the world without leaving anything behind, but this is a fire which breaks out only on the appearance of the seven suns, and this fire burns only at times and at seasons. But as for the fire of lust, there is no time when the fire of lust does not burn. Therefore, I say that there is no fire like the fire of lust, no grip like hatred, no snare like delusion, and no river like Craving.” At the end of the discourse, the one who was listening attentively attained sōtàpatti fruition.

Một trận hỏa hoạn lớn nhất thế giới đã phá hủy tất cả mọi vật, chẳng còn để lại vật gì cả (nên phải mất nhiều chục-năm sau mới tái tạo lại được), nhưng đám cháy nầy chỉ xảy ra vào lúc có bẩy mặt trời xuất hiện, và chỉ cháy theo mùa, cháy tùy lúc, và không liên tục. Tuy nhiên, ngọn lửa tham dục đốt cháy không ngừng nghỉ, chẳng bao giờ tắt. Vì thế, Như Lai nói rằng không có ngọn lửa nào kinh hoàng như ngọn lửa tham dục, không có cái kềm nào kẹp cứng như sự thù hận, không có cái lưới nào phủ kín như lưới si mê, và không có giòng sông nào chảy xiết như lòng tham muốn. Lúc Đức Phật giảng xong bài pháp, người thứ năm vì chú tâm lắng nghe, nên ông đã đạt Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn).

 

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 251)

 

There is no fire like passion. There is no grip like hatred. There is no net like ignorance. There is no torrent like craving.

BÀI KỆ 251:

Không có ngọn lửa nào kinh hoàng như ngọn lửa tham dục. Không có cái kềm nào kẹp cứng như sự thù hận. Không có cái lưới nào phủ kín như lưới si mê. Không có trận lũ lụt nào kinh hoàng như lòng tham muốn.

 

COMMENTARY – BÌNH LUẬN:

 

All the main blemishes of the human mind are compared to various disasters that affect man. Lust (ràgō) is compared to fire. Hatred (dōsa) is thought of as a grip. Ignorance (mōha) is compared to a net. Craving (tanhà) is compared to a furious flood: this enables people to understand mental blemishes in physical terms.

Tất cả các khuyết điểm chính yếu về tâm của con người được so sánh với các thảm họa mà ảnh hưởng đến con người. Lòng tham dục (ràgō) được so sánh với lửa. Sự thù hận (dosa) được so với cái kềm kẹp. Sự si mê, thiếu hiểu biết (mōha) được so sánh với cái lưới. Lòng tham muốn (tanhà) được so sánh với một trận lũ lụt kinh hoàng: nhờ có sự so sánh với những từ ngữ về vật chất, điều nầy giúp cho chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn, các khuyết điểm về tâm của con người.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf
  2. http://nghetruyenmoi.com/2015/12/21/nhung-cau-chuyen-hay-bai-hoc-cho-long-tham-lam/
  3. http://tienvnguyen.net/p194a306/cau-chuyen-ve-nam-vi-cu-si-ke-251-kho-bau-su-that-the-story-of-five-lay-disciples-verse-251-treasury-of-trut