10e. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Mười Pháp – Phẩm 13 – 22 – Song ngữ
The Numerical Discourses of the Buddha
Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
XIII. Purified – [XIII. Phẩm Thanh Tịnh]
123 (1) First – [(I) (123) Các Pháp Thanh Tịnh]
- “Bhikkhus, these ten things are purified and cleansed nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things are purified and cleansed nowhere else but in the Fortunate One’s discipline.”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
124 (2) Second – [(II) (124) Pháp Chưa Khởi]
- “Bhikkhus, these ten things when unarisen arise nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten? [238]
- Right view … and right liberation. These ten things …”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
125 (3) Third – [(III) (125) Pháp Có Quả Lớn]
- “Bhikkhus, these ten things are of great fruit and benefit nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things…
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
126 (4) Fourth – [(IV) (126) Cứu Cánh Nhiếp Phục Tham]
- “Bhikkhus, these ten things culminate in the removal of lust, hatred, and delusion nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things.”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
127 (5) Fifth – [(V) (127) Nhất Hướng Nhàm Chán]
- “Bhikkhus, these ten things lead exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbana, nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things …”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
128 (6) Sixth – [(VI) (128) Ðược Tu Tập (1)]
- “Bhikkhus, these ten things, developed and cultivated, when unarisen, arise nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten? [239]
- Right view … and right liberation.
These ten things …”
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa được khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
129 (7) Seventh – [(VII) (129) Ðược Tu Tập (2)]
- “Bhikkhus, these ten things, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
- These ten things …”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
130 (8) Eighth – [(VIII) (130) Ðược Tu Tập (3)]
- “Bhikkhus, these ten things, when developed and cultivated, culminate in the removal of lust, hatred, and delusion nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things …”
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ.
131 (9) Ninth – [(IX) (131) Ðược Tu Tập(4)]
- “Bhikkhus, these ten things, when developed and cultivated, lead exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbana, nowhere else but in the Fortunate One’s discipline. What ten?
- Right view … and right liberation.
These ten things …” [240]
- Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
- Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
132 (10) Tenth – [(X) (132) Tà Tánh]
- “Bhikkhus, there are these ten wrong courses. What ten?
- Wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration, wrong knowledge, and wrong liberation.
These are the ten wrong courses.”
- Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
- Tà kiến… tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh này.
133 (11) Eleventh – [(XI) (133) Chánh Tánh]
- “Bhikkhus, there are these ten right courses. What ten?
- Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood,
right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge,
and right liberation.
These are the ten right courses.”
- Có mười chánh tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
- Chánh kiến… chánh giải thoát.
Có mười chánh tánh này, này các Tỷ kheo.
XIV. Good – [XIV. Phẩm Thiện Lương]
134 (1) Good – [(I) (134) Lành Và Không Lành]
- “Bhikkhus, I will teach you what is good and what is bad. Listen and attend closely. I will speak.”
– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied.
The Blessed One said this:
- “And what, bhikkhus, is bad?
Wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration, wrong knowledge,
and wrong liberation. This is called bad.
- “And what, bhikkhus, is good? [241]
Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation.
This is called good.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành?
Tà kiến… tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là không lành.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành?
Chánh kiến… chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành.
135 (2) – 144 (11) The Noble Dhamma, Etc. – [(II) (135) Thánh và Phi Thánh]
- (135) “Bhikkhus, I will teach you the noble Dhamma and the ignoble Dhamma . . . (136) . . . the wholesome and the unwholesome … (137) … what is beneficial and what is harmful … [242] … (138) … the Dhamma and what is non-Dhamma … (139) … the tainted Dhamma and the taintless one … (140) … the
blameworthy Dhamma and the blameless one … [243] (141) … the tormenting Dhamma and the untormenting one … (142) … the Dhamma that leads to building up and the one that lead to dismantling … (143) … the Dhamma with suffering as its outcome and the one with happiness as its outcome … [244]
(144) … the Dhamma that results in suffering and the one that results in happiness …
- “And what, bhikkhus, is the Dhamma that results in suffering?
Wrong view … and wrong liberation. This is called the Dhamma that results in suffering.
- “And what, bhikkhus, is the Dhamma that results in happiness?
- Right view … and right liberation. This is called the Dhamma that results in happiness.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về Thánh pháp và phi Thánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Thánh pháp?
Tà kiến… tà giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là phi Thánh pháp.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh pháp?
- Chánh kiến… chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh pháp.
(III) (136) Thiện và Bất Thiện
(Giống như kinh trước, chỉ đổi thiện và bất thiện)
(IV) (137) Mục Ðích và Phi Mục Ðích
(Giống như kinh trước, chỉ đổi mục đích và phi mục đích)
(V) (138) Pháp và Phi Pháp
(Giống như kinh trước, chỉ đổi pháp và phi pháp)
(VI) (139) Hữu Lậu và Vô Lậu
(Giống như kinh trước, chỉ đổi hữu lậu và vô lậu)
(VII) (140) Có Tội và Vô Tội
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có tội và vô tội)
(VIII) (141) Hối Hận và Không Hối Hận
(Giống như kinh trước, chỉ đổi hối hận và không hối hận)
(IX) (142) Ði Ðến Tích Tập và Không Tích Tập
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có tích tập và không tích tập)
(X) (143) Dẫn Khổ và Dẫn lạc
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có dẫn khổ và dẫn lạc)
(XI) (144) Khổ Dị Thục và Lạc Dị Thục
(Giống như kinh trước, chỉ đổi khổ dị thục và lạc dị thục)
- Noble – [XV. Phẩm Thánh Ðạo]
145 (1) The Noble Path – [(I) (145) Thánh và Phi Thánh]
- “Bhikkhus, I will teach you the noble path and the ignoble path. Listen and attend closely … And what, bhikkhus, is the ignoble path?
- Wrong view . . . and wrong liberation.
This is called, the ignoble, path.
- “And what, bhikkhus, is the noble path?
- Right view … and right liberation.
This is called the noble path.”
146 (2) – 154 (10) The Dark Path, Etc.
(146) “Bhikkhus, I will teach you the dark path and the bright path … [245] … (147) … the good Dhamma and the bad Dhamma … (148) … the Dhamma of a good person and that of a bad person … (149) … the Dhamma to be aroused and the one not to be aroused … [246] … (150) … the Dhamma to be pursued and the one not to be pursued … (151) … the Dhamma to be developed and the one not to be developed … (152) … the Dhamma to be cultivated and the one not to be cultivated … [247] (153) … the Dhamma to be recollected and the one not
to be recollected … (154) … the Dhamma to be realized and the one not to be realized …
“And what, bhikkhus, is the Dhamma not to be realized?
Wrong view … and wrong liberation. This is called the Dhamma not to be realized.
“And what, bhikkhus, is the Dhamma to be realized? Right view … and right liberation. This is called the Dhamma to be realized.”
(I) (145) Thánh và Phi Thánh
(Như kinh trước, chỉ đổi Thánh đạo và phi Thánh đạo)
(II) (146) Bạch Ðạo và Hắc Ðạo
(Như kinh trước, chỉ đổi bạch đạo và hắc đạo)
(III) (147) Diệu Pháp và Phi Diệu Pháp
(Như kinh trước, chỉ đổi diệu pháp và phi diệu pháp)
(IV) (148) Chân Nhân Pháp và Phi Chân Nhân pháp
(Như kinh trước, chỉ đổi chân nhân pháp và phi chân nhân pháp)
(V) (149) Cần Khởi Lên và Không Cần Khởi Lên
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần khởi lên và không cần khởi lên)
(VI) (150) Cần Phải Thực Hiện và Không Cần Phải Thực Hiện
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải thực hiện và không cần phải thực hiện)
(VII) (151) Cần Phải Tu Tập Và Không Cần Phải Tu Tập
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải tu tập và không cần phải tu tập)
(VIII) (152) Cần Phải Làm Sung Mãn và Không Cần Phải Làm Sung Mãn
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải làm sung mãn và không cần phải làm sung mãn)
(IX) (153) Cần Phải Nhớ và Không Cần Phải Nhớ
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải nhớ và không cần phải nhớ)
(X) (154) Cần Phải Chứng Ngộ và Không Cần Phải Chứng Ngộ
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải chứng ngộ và không cần phải chứng ngộ)
XVI. Persons – [XVI. Phẩm Người]
155 (1) Associate With – [(I) (155) Không Nên Thân Cận]
- “Bhikkhus, one should not associate with a person who possesses ten qualities. What ten? [248]
- Wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration, wrong knowledge,
and wrong liberation.
One should not associate with a person who possesses these ten qualities.
- “Bhikkhus, one should associate with a person who possesses ten qualities. What ten?
- Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right
liberation.
One should associate with a person who possesses these ten qualities.”
- Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không nên thân cận. Thế nào là mười?
- Người có tà kiến, tà tư duy… tà giải thoát.
Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không nên thân cận.
- Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên thân cận. Thế nào là mười?
- Người có chánh kiến… chánh giải thoát.
Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên thân cận.
156 (2)—166 (12) Resort, Etc. – [(II) (156-166) Những Người Sai Khác]
- (156) “Bhikkhus, one should not resort to a person who possesses ten qualities … one should resort to … (157) … one should not attend on … one should attend on … (158) … one should not venerate … one should venerate … (159) … one should not praise … one should praise … (160) … one should not revere … one should revere … (161) … one should not show deference to … one should show deference to a person who possesses ten qualities … (162) … a person who possesses ten qualities is not successful … is successful … (163) … is not purified … is purified … (164) … does not overcome conceit … overcomes conceit [249] … (165) … does not grow in wisdom … grows in wisdom … (166) … generates much demerit … generates much merit. What ten?
- Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation.
A person who possesses these ten qualities generates much merit.”
- Thành tựu với mười pháp này, này các Tỷ-kheo, không nên giao thiệp… nên giao thiệp… không nên hầu hạ… nên hầu hạ… không nên đảnh lễ… nên đảnh lễ… không nên tán thán… nên tán thán… không nên tôn trọng… nên tôn trọng… không nên tỏ sự cung kính… nên tỏ sự cung kính… không thành công… thành công… không thanh tịnh… có thanh tịnh… không có chinh phục mạn… có chinh phục mạn… không tăng trưởng với trí tuệ… có tăng trưởng với trí tuệ… tạo nhiều phi công đức… tạo nhiều công đức. Thế nào là mười?
- Chánh kiến… chánh giải thoát.
Thành tựu với mười pháp này, người tạo nhiều công đức.
XVII. Jànussoni – [XVII. Phẩm Jànussoni]
167 (1) Paccorohani (1) – [(I) (167) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (1)]
- Now on that occasion, on the uposatha day, the brahmin JanussonI stood to one side not far from the Blessed One, with his head washed, wearing a new pair of linen clothes, holding a handful of wet kusa grass. The Blessed One saw him standing there and said to him:
– “Why is it, brahmin, that on the uposatha day you stand to one side with your head washed, wearing a new pair of linen clothes, holding a handful of wet kusa grass? What is happening today with the brahmin clan?”‘
– “Today, Master Gotama, is the brahmin clan’s paccorohani festival.” [250]
– “But how, brahmin, do the brahmins observe the paccorohani festival?”
– “Here, Master Gotama, on the uposatha day, the brahmins wash their heads and put on a pair of new linen clothes. They then smear, the ground with wet cow dung, cover this with green kusa grass, and lie down between the boundary and the fire, house. In the course of the night, they get up three times, and with reverential salutation pay homage to the fire: ‘We descend in honor of the revered one. We descend in honor of the revered one.’ They offer abundant ghee, oil, and butter to the fire. When the night has passed, they offer excellent food of various kinds to brahmins. It is in this way, Master Gotama, that the brahmins observe the paccorohani festival.” “The paccorohani festival in the Noble One’s discipline, brahmin, is quite different from the paccorohani festival of the brahmins.” “But how, Master Gotama, is the paccorohani festival observed in the Noble One’s discipline? It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma by explaining how the paccorohani festival is observed in the Noble One’s discipline.” “Well then, brahmin, listen and attend closely. I will speak.” “Yes, sir,” the brahmin JanussonI replied. The Blessed One
said this:
- (Xem kinh 119, đoạn số 1, từ: Lúc bấy giờ… cho đến Thế Tôn nói như sau).
- (1) “Here, brahmin, the noble disciple reflects thus: “The result of the destruction of life is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons the destruction of life; he descends from the destruction of life. (2) “…’The result of taking what is not given is bad both in
this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons taking what is not given; he descends from taking what is not given. (3) … ‘The result of sexual misconduct is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons sexual misconduct; he descends from sexual misconduct. (4) “… ‘The result of false speech is bad both in this present life and in future lives. [251] ‘Having reflected thus, he abandons false speech; he descends from false speech. (5) ‘The result of divisive speech is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons divisive speech; he descends from divisive speech. (6) “… ‘The result of harsh speech is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons harsh speech; he descends from harsh speech. (7) “… ‘The result of idle chatter is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons idle chatter; he descends from idle chatter. (8) “… ‘The result of longing is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons longing; he descends from longing. (9) “… ‘The result of ill will is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons ill will; he descends from ill will. (10) “… ‘T h e result of wrong view; is bad both in this present life and in future lives. ‘Having reflected thus, he abandons wrong view; he descends from wrong view. “It is in this way, brahmin, that the paccorohani festival is observed in the Noble One’s discipline.”
- Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Sát sanh đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh… “Lấy của không cho đưa đến ác dị thục… từ bỏ lấy của không cho, ra khỏi lấy của không cho.. Tà hạnh trong cái dục, đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau… từ bỏ tà hạnh trong các dục, ra khỏi tà hạnh trong các dục… Nói láo đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói láo, ra khỏi nói láo… Nói hai lưỡi đưa đến đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói hai lưỡi, ra khỏi nói hai lưỡi… Nói ác khẩu đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói ác khẩu, ra khỏi nói ác khẩu… Nói lời phù phiếm đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói lời phù phiếm, ra khỏi nói lời phù phiếm… Tham dục đưa đến ác dị thục… từ bỏ tham dục, ra khỏi tham dục… Sân đưa đến ác dị thục … từ bỏ sân, ra khỏi sân. “Tà kiến đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau”. Vị ấy sau khi suy xét như vậy, từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh.
- “The paccoroohani festival in the Noble One’s discipline, Master Gotama, is quite different from the paccorohani festival of the brahmins. And the paccorohani festival of the brahmins is not worth a sixteenth part of the paccorohani festival in the Noble One’s discipline. “Excellent, Master Gotama! … [as in 10:119] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
- Thưa Tôn giả, sai khác là sự xuất ly của các Bà-la-môn, sai khác là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không đáng giá một phần mười sáu sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama…! Xin Tôn giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ. Từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
168 (2) Paccorohani (2) – [(II) (168) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (2)]
- “Bhikkhus, I will teach you the noble paccorohani festival. Listen …
– “And what, bhikkhus, is the noble paccorohani festival? [252]
- (1) Here, the noble disciple reflects thus: ‘The result of the destruction of life is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons the destruction of life; he descends from the destruction of life. (2) ‘The result of taking what is not given … (3) … sexual misconduct … (4) … false speech … (5) … divisive speech … (6) … harsh speech … (7) … idle chatter … (8) … longing … (9) … ill will … (10) … wrong view is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong view; he descends from wrong view.
This is called the noble paccorohani festival.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự xuất ly của bậc Thánh…
Thế Tôn nói như sau:
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Sát sanh đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh… “Tà kiến đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự xuất ly của bậc Thánh.
169 (3) Sangarava – [(III) (169) Sangàrava]
- Then the brahmin Sangarava approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
– “Master Gotama, what is the near shore? What is the far shore?”
- “Brahmin, (1) the destruction of life is the near shore, abstention from the destruction of life the far shore. (2) Taking what is not given is the near shore, abstention from taking what is not given the far shore. (3) Sexual misconduct is the near shore, abstention from sexual misconduct the far shore. (4) False speech is the near shore, abstention from false speech the far shore. (5) Divisive speech is the near shore, abstention from divisive speech the far shore. (6) Harsh speech is the near shore, abstention from harsh speech the far shore. (7) Idle chatter is the near shore, abstention from idle chatter the far shore. (8)
Longing is the near shore, non-longing the far shore. (9) Ill will is the near shore, good will the far shore. (10) Wrong view is the near shore, right view the far shore.
1, Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm… ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này, thế nào là bờ bên kia?
- Này Bà-la-môn, sát sanh là bờ bên này, từ bỏ sát sanh là bờ bên kia. Lấy của không cho, này Bà-la-môn, là bờ bên này, từ bỏ lấy của không cho là bờ bên kia. Tà hạnh trong các dục là bờ bên này, từ bỏ tà hạnh trong các dục là bờ bên kia. Nói láo là bờ bên này, từ bỏ nói láo là bờ bên kia. Nói hai lưỡi là bờ bên này, từ bỏ nói hai lưỡi là bờ bên kia. Nói lời độc ác là bờ bên này, từ bỏ nói lời độc ác là bờ bên kia. Nói phù phiếm là bờ bên này, từ bỏ nói lời phù phiếm là bờ bên kia. Tham là bờ bên này, không tham là bờ bên kia. Sân là bờ bên này, không sân là bờ bên kia. Tà kiến là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia.
The one, brahmin, is the near shore, the other the far shore.” [253]
Few are those people
who go beyond.
The rest merely run
along the [near] shore.
When the Dhamma is rightly expounded
those people who practice accordingly
are the ones who will go beyond
the realm of Death so hard to cross.
Having left the dark qualities behind,
a wise person should develop the bright ones.
Having come from home into homelessness,
where it is hard to take delight—
There in seclusion one should seek delight,
having left behind sensual pleasures.
Owning nothing, the wise person
should cleanse himself of mental defilements,
Those whose minds are rightly well developed
in the enlightenment factors,
who through non- clinging find delight
in the relinquishment of grasping:
luminous, with taints destroyed,
they are the quenched ones in the world.
Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia.
Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này,
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Vị từ bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc,
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục không chướng ngại.
Kẻ trí tuệ rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm,
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
170 (4) The Near Shore – [(IV) (170) Bờ Bên Này và Bờ Bên Kia]
- “Bhikkhus, I will teach you the near shore and the far shore. Listen and attend closely. I will speak.”
– ” Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “What, bhikkhus, is the near shore, and what is the far shore?
(1) The destruction of life, bhikkhus, is the near shore, abstention from the destruction of life the far shore … (10) Wrong view is the near shore, right view the far shore. The one, bhikkhus, is the near shore, the other the far shore.” [254]
[The verses attached are identical with those of the preceding sutta.]
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về bờ bên này và bờ bên kia, hãy nghe… và này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ bên này, và thế nào là bờ bên kia?
- Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là bờ bên này…
(Như kinh trước, kể cả bài kệ).
171 (5) Non-Dlmmma (1) – [(V) (171) Pháp và Phi Pháp (1)]
- “Bhikkhus, what is non-Dhamma and harmful should be understood, and what is the Dhamma and beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and harmful, and also what is the Dhamma and beneficial, one should practice in a ccordance with the Dhamma and with what is beneficial. “And what, bhikkhus, is non-Dhamma and harmful?
- The destruction of life, taking what is not given, sexual misconduct, false speech, divisive speech, harsh speech, idle chatter, longing, ill will, and wrong view.
This is what is said to be non-Dhamma and harmful. ”And what, bhikkhus, is the Dhamma and beneficial?
- Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích?
- Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham, sân, tà kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích?
- Abstention from the destruction of life, abstention from taking what is
not given, abstention from sexual misconduct, abstention from false speech, abstention from divisive speech, abstention from harsh speech, abstention from idle chatter, non-longing, good will, and right view.
This is what is said to be the Dhamma and beneficial.
“When it was said: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and harmful should be understood, and what is the Dhamma and beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and harmful, and also what is the Dhamma and beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma
and with what is beneficial,’ it is with reference to this that this was said.” [255]
- Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không sân, chánh kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây là pháp và mục đích.
Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Lời đã nói như vậy, chính duyên này, đã nói như vậy.
172 (6) Non-Dhamma (2) – [(VI) (172) Pháp và Phi Pháp (2)]
- “Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One rose from his seat and entered his dwelling. Then, soon after the Blessed One had left, the bhikkhus considered:
– “Friends, the Blessed One taught this brief synopsis: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood … one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.’ Then he rose from his seat and entered his dwelling without expounding its meaning in detail. Now who will expound its meaning in detail?’
– Then it occurred to them: “The Venerable Mahakaccana is praised by the Teacher and esteemed by his wise fellow monks; he is capable of expounding the detailed meaning of this brief synopsis. Let us approach the Venerable Mahakaccana and ask him the meaning of this. We will retain it in mind as he explains it to us.”
Then those bhikkhus approached the Venerable Mahakaccana and exchanged greetings with him, after which they sat down to one side and said:
– “Friend Mahakaccana, the Blessed One taught this brief synopsis … [256] … Then he rose from his seat and entered his dwelling without expounding the meaning in detail. Soon after he left, we considered:
– ‘Friends, the Blessed One taught this brief synopsis … [all as above down to:] …
Let us approach the Venerable Mahakaccana arnd ask him the meaning of this. We will retain it in mind as he explains it to us.’ Let the Venerable Mahakaccana expound it to us.’
– [The Venerable Mahakaccana replied:] “Friends, it is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, would pass over the root and trunk of a great tree possessed of heartwood, thinking that heartwood should be sought among the branches and foliage. And so, it is with you. When you were face to face with the Teacher you passed by the Blessed One, thinking to ask me about the meaning. For, friends, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision, he has become knowledge, he has become the Dhamma, he has become Brahma; he is the expounder, the
proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the deathless, the lord of the Dhamma, the Tathagata. That was the time when you [257] should have approached the Blessed One and asked him about the meaning. You should have retained it in mind as he would have explained it to you.”
– “Surely, friend Kaccana, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision … the Tathagata. That was the time when we should have approached the Blessed One and asked him about the meaning, and we should have retained it in mind as he would have explained it to us. Yet the Venerable
Mahakaccana is praised by the Teacher and esteemed by his wise fellow monks. He is capable of expounding the detailed meaning of this synopsis. Let the Venerable Mahakaccana expound it without finding it troublesome.”
“Then listen, friends, and attend closely. I will speak.”
“Yes, friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Mahakaccana said this:
“Friends, the Blessed One taught this brief synopsis without expounding the detailed meaning: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also
be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.’ Now what, friends, is non-Dhamma and what is the Dhamma? And what is harmful and what is
beneficial?
(1) “The destruction of life, friends, is non-Dhamma; abstention from the destruction of life is the Dhamma: The numerous bad unwholesome qualities that originate with the destruction of life as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with
abstention from the destruction of life as condition: these are beneficial. (2) “Taking what is not given is non-Dhamma; abstention from taking what is not given is the Dhamma. [258] The numerous bad unwholesome qualities that originate with taking what is not given as condition: these are Tiarmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from taking what is not given as condition: these are beneficial.
(3) “Sexual misconduct is non-Dhamma; abstention from sexual misconduct is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with sexual misconduct as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from sexual misconduct as condition: these are beneficial. (4) “False speech is non-Dhamma; abstention from false speech is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with false speech as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from false speech as condition: these are beneficial. (5) “Divisive speech is non-Dhamma; abstention from divisive speech is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with divisive speech as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from divisive speech as condition: these are beneficial. (6) “Harsh speech is non-Dhamma; abstention from harsh speech is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with harsh speech as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from harsh speech as condition: these are beneficial. (7) “Idle chatter is non-Dhamma; abstention from idle chatter is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with idle chatter as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention from idle chatter as condition: these are beneficial. (8) “Longing is non-Dhamma; non-longing is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with longing as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with nonlonging as condition: these are beneficial. (9) “Ill will is non Dhamma; good will is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that, originate with ill will as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with good will as condition: these are beneficial. (10) “Wrong view is non-Dhamma; right view is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition: these are harmful. The numerous
wholesome qualities that reach fulfillment by development with right view as condition: these are beneficial.
– “Friends, [259] it is in this way that I understand the detailed meaning of the Blessed One’s brief synopsis. Now, if you wish, you may go to the Blessed One himself and ask him about the meaning of this. You should retain it in mind as the Blessed One explains it to you.”
– “Yes, friend,” those bhikkhus replied, and having delighted and rejoiced in the Venerable Mahakaccana’s statement, they rose from their seats and went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down to one side and said to the Blessed One:
– “Bhante, the Blessed One taught this synopsis … [260] [they here relate all that had taken place, adding:] … Then, Bhante, we approached the Venerable Mahakaccana and asked him about the meaning. The Venerable Mahakaccana
expounded the meaning to us in these ways, in these terms and phrases.”
– “Good, good, bhikkhus! Mahakaccana is wise. Mahakaccana has great wisdom. If you had approached me and asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way as Mahakaccana. Such is the meaning of this, and so you should retain it in mind.”
(Giống như kinh số 115, có hai sự sai khác: Một là trong kinh trước nói đến Tôn giả Ananda, trong kinh này nói đến Tôn giả Mahàkaccàna. Hai là trong kinh trước nói đến phi pháp là chỉ cho tà kiến đến tà giải thoát, nói đến pháp là chỉ cho chánh kiến đến chánh giải thoát. Trong kinh này, nói đến phi pháp và chỉ cho sát sanh cho đến tham, sân và tà kiến, Nói đến pháp là chỉ cho từ bỏ sát sanh cho đến không tham, không sân, chánh kiến).
173 (7) Non-Dhamma (3) – [(VII) (173) Pháp và Phi Pháp (3)]
- “Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial: “And what, bhikkhus, is non-Dhamma and what is the Dhamma? And what is harmful and what is beneficial?
- Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích, thế nào là mục đích?
- (1) “The destruction of life is non-Dhamma; abstention from the destruction of life is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with the destruction of life as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with abstention
from the destruction of life as condition: these are beneficial. (2) “Taking what is not given is non-Dhamma; abstention from taking what is not given is the Dhamma … (3) Sexual misconduct [261] is non-Dhamma; abstention from sexual misconduct is the Dhamma … (4) False speech is non-Dhamma; abstention from false speech is the Dhamma … (5) Divisive speech is non-Dhamma; abstention from divisive speech is the Dhamma … (6) Harsh speech is non-Dhamma; abstention from harsh speech is the Dhamma … (7) Idle chatter is non-Dhamma; abstention from idle chatter is the Dhamma … (8) Longing is non-Dhamma; non-longing is the Dhamma … (9) Ill will is non-
Dhamma; good will is the Dhamma … (10) “Wrong view is non-Dhamma; right view is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right view as condition: these are beneficial.
- Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, từ bỏ sát sanh là pháp. Những pháp ác bất thiện do duyên sát sanh khởi lên, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên từ bỏ sát sanh, đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời độc ác… nói phù phiếm… tham… sân… tà kiến, này các Tỷ-kheo là phi pháp, từ bỏ tà kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện, do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục đích. Những pháp thiện, do duyên chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.
- “When it was said: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.’ it is with
reference to this that this was said.”
- Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành.
174 (8) Causes of Kamma – [(VIII) (174) Do Tham Sân Si]
- “Bhikkhus, the destruction of life, I say, is threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Taking what is not given, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion.
Sexual misconduct I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion.
False speech, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Divisive speech, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Harsh speech, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Idle chatter, I say, is also threefold: caused by greed, caused, by hatred, and caused by delusion. Longing, [262] I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Ill will, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion. Wrong view, I say, is also threefold: caused by greed, caused by hatred, and caused by delusion.
- “Thus, bhikkhus, greed is a source and origin of kamma; hatred is a source and origin of kamma; delusion is a source and origin of kamma. With the destruction of greed, a source of kamma is extinguished. With the destruction of hatred, a source of kamma is extinguished. With the destruction of delusion, a source of kamma is extinguished.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói tà hạnh trong các dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói láo có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói hai lưỡi có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời độc ác có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời phù phiếm có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, tham dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, sân có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, tà kiến có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
- Như vậy, này các Tỷ-kheo, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, do tham đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt.
175 (9) Avoidance – [(IX) (175) Thoát Ly]
- “Bhikkhus, this Dhamma offers a means of avoidance. It does not lack a means of avoidance. And how does this Dhamma offer a means of avoidance and not lack a means of avoidance?
- Pháp này, này các Tỷ-kheo, có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly. Và này các Tỷ-kheo, thế nào pháp này có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly?
- (1) “One who destroys life has abstention from the destruction of life as the means to avoid it. (2) One who takes what is not given has abstention from taking what is not given as the means to avoid it. (3) One who engages in sexual misconduct has abstention from sexual misconduct as the means to avoid it. (4) One who speaks falsely has abstention from false speech as the means to avoid it. (5) One who speaks divisively has abstention from divisive speech as the means to avoid it. (6) One who speaks harshly has abstention from harsh speech as the means to avoid it. (7) One who indulges in idle chatter has abstention from idle chatter as the means to avoid it. (8) One full of longing has non-longing as the means to avoid it. (9) One full of ill will has good will as the means to avoid it. (10) One who holds wrong view has right view as the means to avoid it.
“It is in this way, bhikkhus, that this Dhamma offers a means of avoidance and does not lack a means of avoidance.” [263]
- Từ bỏ sát sanh, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly sát sanh. Từ bỏ lấy của không cho, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly lấy của không cho. Từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tà hạnh trong các dục. Từ bỏ nói láo, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói láo. Từ bỏ nói hai lưỡi, là con đường thoát ly nói hai lưỡi. Từ bỏ nói lời độc ác, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói lời độc ác. Từ bỏ nói lời phù phiếm, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói lời phù phiếm. Không tham dục, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tham dục. Không sân, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly sân. Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tà kiến.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp này có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly.
176 (10) Cunda – [(X) (176) Cunda Người Thợ Rèn]
- Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Pava in the mango grove of Cunda, the smith’s sOn. Then Cunda, the smith’s son, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
– “Cunda, whose rites of purity do you prefer?”
– “Bhante, I prefer the rites of purity prescribed by the brahmins of the west who carry around waterpots, wear garlands of water plants, tend the sacred fire, and immerse themselves in water.”
– “And how, Cunda, do the brahmins of the west prescribe their rites of purity?”
– “Here, Bhante, the brahmins of the west enjoin a disciple thus: ‘Come, good man, having gotten up early, you should stroke the ground from your bed. If you don’t stroke the ground, you should stroke wet cow dung. If you don’t stroke wet cow dung, you should stroke green grass. If you don’t stroke green grass,
you should tend the sacred fire. If you don’t tend the sacred fire, you should pay homage to the sun with reverential salutation. If you don’t pay homage to the sun with reverential salutation, you should immerse yourself in water three times including the evening.’ It is in this way, that the brahmins of the west prescribe their rites of purity. It is their rites of purity that I prefer.”
– “Cunda, purification in the Noble One’s discipline is quite different from the rites of purity prescribed by the brahmins of the west who carry around waterpots, wear garlands of water plants, tend the sacred fire, and immerse themselves in water.” [264]
– “But how, Bhante,’ does purification come about in the Noble One’s discipline? it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in a way that explains how purification comes about in the Noble One’s discipline.”
– “Well then, Cunda, listen and attend closely. I will speak.”
– “Yes, Bhante,”
– Cunda, the smith’s son, replied. The Blessed One said this:
- Một thời, Thế Tôn trú ở Pàvà, trong vườn xoài của Cunda, con người thợ rèn. Rồi Cunda, con người thợ rèn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Cunda, còn người thợ rèn đang ngồi một bên:
– Này Cunda, trong những tịnh hạnh của ai, Ông cảm thấy thích thú?
– Bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này có tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con ưa thích những lễ tịnh hạnh của những người ấy.
– Này Cunda, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, như thế nào, những người này có tổ chức những lễ tịnh hạnh?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, những người Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này khích lệ đệ tử như sau: “Hãy đến, này Bạn. Hãy dậy thật sớm và từ nơi giường chạm xuống đất. Nếu Bạn không chạm xuống đất thì chạm phân bò ướt; nếu Bạn không chạm phân bò ướt thời Bạn chạm cỏ xanh; nếu Bạn không chạm cỏ xanh thời Bạn hãy cúng dường lửa; nếu Bạn không cúng dường lửa, thời Bạn hãy chắp tay đảnh lễ mặt trời, nếu Bạn không chắp tay đảnh lễ mặt trời, thời Bạn hãy xuống nước lần thứ ba vào buổi chiều”. Như vậy, bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này ấy tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con thích thú lễ tịnh hạnh của những vị ấy.
– Sai khác này Cunda, là những lễ tịnh hạnh do những Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm tổ chức. Sai khác là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
– Như thế nào, bạch Thế Tôn, là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh? Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con về lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
– Vậy này Cunda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Cunda con người thợ rèn vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- “Impurity by body, Cunda, is threefold. Impurity by speech is fourfold. Impurity by mind is threefold. “And how, Cunda, is impurity by body threefold?
- (1) “Here, someone destroys life. He is murderous, bloodyhanded, given to blows and violence, merciless to living beings. (2) “He takes what is not given. He steals the wealth and property of others in the village or forest. (3) “He engages in sexual misconduct. He has sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged. “It is in this way that impurity by body is threefold. “And how, Cunda, is impurity by speech fourfold?
- Này Cunda, thân không tịnh hạnh có ba, lời không tịnh hạnh có bốn, ý không tịnh hạnh có ba. Và này Cunda, thế nào là thân không tịnh hạnh có ba?
- Ở đây, này Cunda, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người ấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy. Người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này Cunda, bất tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là bất tịnh hạnh về lời có bốn?
- (4) “Here, someone speaks falsehood. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, he says, ‘I know,’ or knowing, he says, ‘I do not know’; not seeing, he says, ‘I see,’ or seeing, he says, ‘I do not see.’ Thus [265] he consciously speaks falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (5) “He speaks divisively. Having heard something here, he repeats it elsewhere in order to divide [those people] from these; or having heard something elsewhere, he repeats it to these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one who divides those who are united, a creator of divisions, one who enjoys factions, rejoices in factions, delights in factions, a speaker of w ord s that create factions. (6) “He speaks harshly. He utters such words as are rough, hard, hurtful to others, offensive to others, bordering on anger, unconducive to concentration. (7) “He indulges in idle chatter. He speaks at an improper time, speaks falsely, speaks what is unbeneficial, speaks contrary to the Dhamma and the discipline; at an improper time, he speaks such words as are worthless, unreasonable, rambling, and unbeneficial.
“It is in this way that impurity by speech is fourfold. “And how, Cunda, is impurity by mind threefold?
- Ở đây, này Cunda, có người nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”. Dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: “Tôi biết”. Dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: “Tôi không biết”. Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: “Tôi thấy”. Hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.
Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về lời có bốn. Và này Cunda, thế nào là không tịnh hạnh về ý có ba?
- (8) “Here, someone is full of longing. He longs for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’, (9) “He has a mind of ill will and intentions of hate thus: ‘May these beings be slain, slaughtered, cut off, destroyed, or annihilated!’ (10) ”He holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there is no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’
“It is in this way that impurity by mind is threefold. [266]
- Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “. Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! “Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba.
- “These, Cunda, are the ten courses of unwholesome kamma. If one engages in these ten courses of unwholesome kamma, then, if one gets up early and strokes the ground from one’s bed, one is impure, and if one doesn’t stroke the ground, one is impure. If one strokes wet cow dung, one is impure, and if one
doesn’t stroke wet cow dung, one is impure. If one strokes green grass, one is impure, and if one doesn’t stroke green grass, one is impure. If one tends the sacred fire, one is impure, and if one doesn’t tend the sacred fire, one is impure; If one pays homage to the sun with reverential salutation, one is impure, and if one doesn’t pay homage to the sun with reverential salutation, one is impure. If one immerses oneself in water three times including the evening, one is impure, and if one doesn’t immerse oneself in water three times including the evening, one is impure. For what reason? Because these ten courses of unwholesome
kamma are themselves impure and defiling. It is because people engage in these ten courses of unwholesome kamma that hell, the animal realm, the sphere of afflicted spirits, and other bad destinations are seen.
- Này Cunda, có mười bất thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, với ai thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, có thể dậy sớm và từ giường nếu vị ấy chạm đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Dầu cho vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy vào buổi chiều xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn bất tịnh. Vì sao? Này Cunda, mười bất thiện nghiệp đạo này là bất tịnh, không tạo ra tịnh. Này Cunda, do nhân thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, địa ngục được trình bày, bàng sanh được trình bày, ngạ quỉ được trình bày hay là ác thú khác được trình bày.
- “Purity by body, Cunda, is threefold. Purity by speech is fourfold. Purity by mind is threefold. “And how, Cunda, is purity by body threefold?
- (1) “Here, someone, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. With the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. (2) “Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He does not steal the wealth and property of others in the village or in the forest. (3) “Having abandoned sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct. He does not have sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; [267] or even with one already engaged.
“It is in this way that purity by body is threefold. “And how, Cunda, is purity by speech fourfold?
- Này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về lời có bốn, tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân có ba?
- Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với ý niệm trộm cắp. Ðoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về lời có bốn?
- (4) “Here, someone, having abandoned false speech, abstains from false speech. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, he says, ‘I do not know,’ or knowing, he says, ‘I know’; not seeing, he says, ‘I do not see,’ or seeing, he says, ‘I see.’ Thus, he does not consciously speak falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (5) “Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech. Having heard something here, he does not repeat it elsewhere in order to divide [those people] from these; or having heard something elsewhere, he does not repeat it to these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one who reunites those who are divided, a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. (6) “Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh speech. He speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and lovable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. (7) “Having abandoned idle chatter, he abstains from idle
chatter. He speaks at a proper time, speaks truth, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at a proper time, he speaks such words as are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial.
“It is in this way that purity by speech is fourfold. “And how, Cunda, is purity by mind threefold?
- Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng tội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích.
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về ý có ba?
- (8) “Here, someone is without longing. He does not long for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (9) “He is of good will and his intentions are’ free of hate thus: ‘May these beings live happily, free from enmity, affliction, and anxiety!’ (10) “He holds right view [268] and has a correct perspective thus: ‘There is what is given, sacrificed, and offered; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and
the other world; there is mother and father; there are beings spontaneously reborn; there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’
“It is in this way that purity by mind is threefold.”
- Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc”. Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba.
- “These, Cunda, are the ten courses of wholesome kamma. If one engages in these ten courses of wholesome kamma, then, if one gets up early and strokes the ground from one’s bed, one is pure, and if one doesn’t stroke the ground, one is pure. If one strokes wet cow dung, one is pure, and if one doesn’t stroke wet cow dung, one is pure. If one strokes green grass, one is pure, and if one doesn’t stroke green grass, one is pure. If one tends the sacred fire, one is pure, and if one doesn’t tend the sacred fire, one is pure. If one pays homage to the sun with reverential salutation, one is pure, and if one doesn’t pay homage to the sun with reverential salutation; one is pure. If one immerses oneself in water three times including the evening, one is pure, and if one doesn’t immerse oneself in water three times including the evening, one is pure. For what reason? Because these ten courses of wholesome kamma are themselves pure and purifying. It is because people engage in these ten courses of
wholesome kamma that the devas, human beings, and other good destinations are seen.”
- When this was said, Cunda, the smith’s son, said to the Blessed One: “Excellent, Bhante! … Let the Blessed One accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.” [269]
- Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, ai thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, nếu có dậy sớm và từ giường chạm đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vào buổi chiều, vị ấy xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn trong sạch. Vì sao? Này Cunda, mười thiện nghiệp đạo này là trong sạch, tác thành trong sạch. Do nhân thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, chư Thiên được tuyên bố, loài Người được tuyên bố, hay bất cứ thiện thú nào khác được tuyên bố.
- Ðược nói vậy, Cunda, con người thợ rèn thưa với Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn…! Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
177 (11) Janussoni – [(XI) (177) Jànussoni]
- Then the brahmin JanussonI approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
– “Master Gotaina, we brahmins give gifts and perform the memorial rites for the dead with the thought: ‘Let our gift be of benefit to our departed relatives and family members. Let our departed relatives and family members partake of our gift.’ Can our gift, Master Gotama, actually be of benefit to our departed relatives and family members? Can our departed relatives and family members actually partake of our gift?”
– “On a right occasion, brahmin, it can be of benefit, not on a wrong occasion.”
– “But, Master Gotama, what is a right occasion and what is a wrong occasion?”
- Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?
– Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.
– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ?
- “Here, brahmin, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsehood, speaks divisively, speaks harshly, indulges in idle chatter; he is full of longing, has a mind of ill will, and holds wrong view. With the breakup of the body, after death, he is reborn in hell. He sustains
himself and subsists there on the food of the hell-beings. This is a wrong occasion, when the gift is not of benefit to one living there.
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
- “Someone else destroys life … and holds wrong view. With the breakup of the body, after death, he is reborn in the animal realm. He sustains himself and subsists there on the food of animals. This, too, is a wrong occasion, when the gift is not of benefit to one living there.
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh… có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
- “Still another abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive [270] speech, from harsh speech, from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. With the breakup of the body, after death, he is reborn in
companionship with human beings. He sustains himself and subsists there on the food of human beings. This, too, is a wrong occasion, when the gift is not of benefit to one living there.
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
“5. Still another abstains from the destruction of life … and holds right view. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas. He sustains himself and subsists there on the food of devas. This, too, is a wrong occasion, when the gift is not of benefit to one living there.
- “Still another abstains destroys life … and holds wrong view. With the breakup of the body, after death, he is reborn in the sphere of afflicted spirits. He sustains himself and subsists there on the food of afflicted spirits, or else he sustains himself there on what his friends, companions, relatives, or family members in this world offer to him. This is a right occasion, when the gift
is of benefit to one living there.”
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè , hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.
- “But, Master Gotama, who partakes of the gift if that deceased relative or family member has not been reborn in that place?”
– “Other departed relatives or family members who have been reborn in that place partake of the gift.”
– “But, Master Gotama, who partakes of the gift if neither that deceased relative or family member nor any others have been reborn in that place?”
– “Over this long stretch of time [in samsara], brahmin, it is impossible and inconceivable for that place to be devoid of [271] one’s departed relatives and family members. Further, for the donor too it is not fruitless.”
- Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết, không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
– Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy.
– Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
– Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có hưởng quả.
– “Does Master Gotama posit [the value of giving] even on the wrong occasion?”
– “Brahmin, I posit [the value of giving] even on the wrong occasion. “Here, brahmin, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsehood, speaks divisively, speaks harshly, indulges in idle chatter; he is full of longing, has a mind of ill will, and holds wrong view. He gives an ascetic or a brahmin food and drink; clothing and a vehicle; garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings, and lighting. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with elephants. There he gains food and drink, garlands and various ornaments. “Since he here destroyed life … and held wrong view, with the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with elephants. But since he gave an ascetic or a brahmin
food and drink … he there gains food and drink, garlands and various ornaments. “Someone else destroys life . . . and holds wrong view. He
gives an ascetic or a brahmin food and drink … and lighting. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with horses … cattle … dogs. There he gains food and drink, garlands and various ornaments. “Since he here destroyed life … [272] … and held wrong view, with the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with horses … cattle … dogs. But since he gave an ascetic or a brahmin food and drink … he there gains food
and drink, garlands and various ornaments. “Still another abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. He gives an ascetic or a brahmin food and drink; clothing and a vehicle; garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings, and lighting. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with human beings. There he gains the five objects of human sensual pleasure. “Since he here abstained from the destruction of life … and held right view, with the breakup o f the body, after death, he is reborn in companionship with human beings. And since he gave an ascetic or a brahmin food and drink … he there gains the five objects of human sensual pleasure.
“Still another abstains from the destruction of life … and holds right view. He gives an ascetic or a brahmin food and drink … and lighting. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas. There [273] he gains the five objects of celestial sensual pleasure. “Since he here abstained from the destruction of life … and held right view, with the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas. And since he gave an ascetic or a brahmin food and drink … he there gains the
five objects of celestial sensual pleasure. [That is why I said:] ”Further, for the donor too it is not fruitless.”
“It’s astounding and amazing, Master Gotama, that there is reason to give gifts and perform the memorial rites for the dead, since for the donor too it is not fruitless.”
“So, it is, brahmin! So, it is, brahmin! For the donor too, it is not fruitless.”
“Excellent, Master Gotama!… Let Master Gotama accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
– Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thể xảy ra?
– Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa… sanh cộng trú với các loài bò… Cộng trú với các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham ái, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị ấy được năm dục công đức của loài Người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công đức của chư Thiên. Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có kết quả.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không phải không có kết quả (như đã được nói).
– Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết quả.
– Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Gotama… Xin Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
XVIII. Good – [XVIII. Phẩm Thiện Lương]
178 (1) Good – [(I) (178) Thiện, Bất Thiện]
- “Bhikkhus, I will teach you what is good and what is bad. Listen
and attend closely. I will speak.”
– “Yes, [274] Bhante,” those bhikkhus replied.
The Blessed One said this:
- “And what, bhikkhus, is bad? The destruction of life, taking what is not given, sexual misconduct, false speech, divisive speech, harsh speech, idle chatter, longing, ill will, and wrong view. This is called bad.
- “And what, bhikkhus, is good? Abstention from the destruction of life, abstention from taking what is not given, abstention from sexual misconduct, abstention from false speech, abstention from divisive speech, abstention from harsh speech, abstention from idle chatter, non-longing, good will, and right
view.
This is called good.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành? Sát sanh, lấy của không cho… tà kiến. Này các Tỷ-kheo đây gọi là không lành.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành? Từ bỏ sát sanh… có chánh kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành.
179 (2) – 188 (11) The Noble Dhamma, Etc. – [(II-XI) (179-188)]
(179) “Bhikkhus, I will teach you the noble Dhamma and the ignoble Dhamma … (180) … the wholesome and the unwholesome … [275] … (181) … what is beneficial and what is harmful … (182) … the Dhamma and what is non-Dhamma … (183) … the tainted Dhamma and the taintless one … [276] … (184) … the blameworthy Dhamma and the blameless one … (185) … the tormenting Dhamma and the untormenting one … (186) … the Dhamma that leads to building up and the one that leads to dismantling … [277] … (187) … the Dhamma with suffering as its outcome and the one with happiness as its outcome … (188) … the Dhamma that results in suffering and the one that
results in happiness …
“And what, bhikkhus, is the Dhamma that results in suffering?
The destruction of life … and wrong view. This is called the Dhamma that results in suffering.
“And what, bhikkhus, is the Dhamma that results in happiness?
Abstention from the destruction of life … and right view.
This is called the Dhamma that results in happiness.” [278]
– Thánh và phi thánh. Thiện và bất thiện. Mục đích, phi mục đích. Pháp và phi pháp. Với lậu hoặc hay không với lậu hoặc. Phạm tội, không phạm tội. Hối quá và không hối quá. Tăng trưởng và tổn giảm. Ðưa đến khổ và đưa đến lạc. Quả khổ, quả lạc.
XIX. Noble Path – [XIX. Phẩm Thánh Ðạo] page 1527
189 (1) The Noble Path – [(I-X) (189-198)]
- “Bhikkhus, I will teach you the noble path and the ignoble path. Listen and attend closely … And what, bhikkhus, is the ignoble path?
– The destruction of life … and wrong view. This is called the ignoble path.
“And what, bhikkhus, is the noble path? Abstention from the destruction of life … and right view. This is called the noble pafh.”
190 (2)—198 (10) The Dark Path, Etc.
- (190) “Bhikkhus, I will teach you the dark path and the bright path … (191) … the good Dhamma and the bad Dhamma … [279] (192) … the Dhamma of a good person and that of a bad person … (193) … the Dhamma to be aroused and that not to be aroused … (194) … the Dhamma to be pursued and that not to be pursued … [280] (195) … the Dhamma to be developed and that not to be developed … (196) … the Dhamma to be cultivated and that not to be cultivated … (197) … the Dhamma to be recollected and that not to be recollected … [281] [198) … the Dhamma to be realized and that not to be realized … “And what, bhikkhus, is the Dhamma not to be realized? The destruction of life … and wrong view. This is called the Dhamma not to be realized. “And what, bhikkhus, is the Dhamma to be realized? Abstention from the destruction of life … and right view. This is called the Dhamma to be realized.”
(Như kinh trên. Các đề kinh khác như sau: Thánh đạo và phi Thánh đạo, Hắc đạo và bạch đạo. Diệu pháp, phi diệu pháp. Chân nhân pháp, phi chân nhân pháp. Cần làm cho sanh khởi, không cần làm cho sanh khởi. Cần phải thân cận. Cần phải tu tập. Cần phải làm cho sung mãn. Cần phải ức niệm… Cần phải cảnh giác ngộ (191, Diệu pháp). (192) Chân nhân pháp… (198) Cần phải chứng ngộ…
- Another Chapter on Persons – [XX. Phẩm Các Hạng Người]
199 (1) Associate With – [(I) (199) Không Nên Thân Cận]
- “Bhikkhus, one should not associate with a person who possesses ten qualities. What ten?
- He destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsehood, speaks divisively, speaks harshly, indulges in idle chatter; he
is full of longing, has a mind of ill will, and holds wrong view.
One should not associate with a person who possesses these ten qualities.
- “Bhikkhus, one should associate with a person who possesses ten qualities. What ten?
- He abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, [282] from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. One should associate with a person who possesses these ten qualities.”
(Giống như phẩm XVI, kinh 155, 156-166 không nên thân cận…).
200 (2)—210 (12) Resort, Etc. – [XXI. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh]
(200) “Bhikkhus, one should not resort to a person who possesses ten qualities … one should resort to … (201) … one should not attend on … one should attend on … [202) … one should not venerate … one should venerate … (203) … one should not praise … one should praise … (204) … one should not revere … one should revere … (205) … one should not show deference to … one should show deference to a person who possesses ten qualities … (206) A person who possesses ten qualities is not successful … is successful … (207) … is not purified … is purified … (208) … does not overcome conceit … overcomes conceit … (209) … does not grow in wisdom … grows in wisdom … (210) … generates much demerit … generates much merit. What ten? He abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. A person who possesses
these ten qualities generate much merit.” [283]
(I) (200) Ðịa Ngục, Thiên Giới
- Thành tựu mười pháp, tương xứng như vậy, như vậy bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình và sinh vật. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”; dầu không biết, người ấy nói: “Tôi biết”; dầu biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay dầu không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”; hay dầu cho thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này. Nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi Luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “. Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! “. Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng thí, không có thiện thí, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
Thành tựu mười pháp này, người ấy như vậy tương xứng rơi vào địa ngục.
- Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng, được sanh lên cõi Trời. Thế nào là mười?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm; biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loài hữu tình và sinh vật; đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với các hạng nữ nhân, có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này ông kia, hãy nói những gì ông biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi đến nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác. Những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói đúng Pháp, nói đúng Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích. Ở đây có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “. Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân”. Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
“Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(II) (201) Ðịa Ngục Và Thiên Giới
(Giống như kinh trước)
(III) (202) Nữ Nhân
- Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
- Sát sanh… lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời thô ác… nói lời phù phiếm… tham ái… sân tâm… tà kiến…
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
- Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
- Ðoạn tận sát sanh… đoạn tận lấy của không cho… đoạn tận tà hạnh trong các dục… đoạn tận nói láo… đoạn tận nói hai lưỡi… đoạn tận nói lời thô ác… đoạn tận nói lời phù phiếm… đoạn tận tham ái… đoạn tận sân tâm… chánh kiến…
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(IV) (203) Nữ Cư Sĩ
(Như kinh trên, chỉ thế nữ cư sĩ cho nữ nhân).
(204) Sợ Hãi Và Vô Úy
- Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có vô úy. Thế nào là mười?
- Sát sanh… có tà kiến…
Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có vô úy.
- Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình, không có sợ hãi.
- Ðoạn tận sát sanh… có chánh tri kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có sợ hãi.
(VI) (205) Pháp Môn Quanh Co
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về pháp môn quanh co và pháp môn Chánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Thế nào là pháp môn quanh co, này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn Chánh pháp?
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm họ làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, bạo ngược, bàn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình, sinh vật. Vị ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp của vị ấy quanh co, ngữ nghiệp của vị ấy quanh co, ý nghiệp của vị ấy quanh co, sanh thú quanh co, sanh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co. Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các địa ngục nhất hướng đau khổ hay các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò? Loại rắn, bò cạp, rết, con ăn rắn, con mèo, con chuột, con cú, và bất cứ loài súc vật nào, khi thấy người, trườn bò mà đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo là các sinh vật, sự sanh khởi của sinh vật. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người lấy của không cho… có tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời thô ác… nói lời phù phiếm… có tham ái… có sân tâm… có tà kiến, có kiến điên đảo rằng: “Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự; không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ; không có cha; không có các loài hóa sanh; ở đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Người ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp quanh co, ngữ nghiệp quanh co, ý nghiệp quanh co, sanh thú quanh co, sinh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co, Ta nói rằng… Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm là nghiệp gì, thiện hay ác, họ thừa tự nghiệp ấy.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Vị ấy không quanh co với ý, thân nghiệp của vị ấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các Gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra, và được sinh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho… đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục… đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo… đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi… đoạn tận nói lời thô ác, từ bỏ nói lời thô ác… đoạn tận nói lời phù phiếm, từ bỏ nói lời phù phiếm… không có tham dục… không có sân tâm, có chánh kiến, không có các kiến điên đảo. Có bố thí, có cúng thí, có tế tự; có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ; có cha; có các loài hóa sanh. Ở đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Vị ấy không quanh co với thân, không quanh co với lời, không quanh co với ý. Thân nghiệp vị ấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là những kẻ thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.
(VII) (206) Ngọc Ma-Ni
- Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu kết quả ấy sanh khởi ngay trong đời hiện tại hay trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả), thời khổ không có thể chấm dứt được.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của thân nghiệp đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Ba phần là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba phần lầm lỗi, phạm tội của thân nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục?
- Ở đây, này các này các Tỷ-kheo, có người sát sanh hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả các loài hữu tình, các sinh vật. Lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Sống tà hạnh trong các dục vọng, tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi phạm tội của thân nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục?
- Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”; dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: “Tôi biết”; dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: “Tôi không biết”. Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: “Tôi có thấy”; hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, và phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “. Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! “. Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này và đời sau, và tuyên bố”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục.
- Này các này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, sự lầm lỗi và phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn ngọc ma ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
- Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời khổ không có chấm dứt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Ðoạn tận sống tà hạnh trong các dục , không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”, nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”, nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận lời nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, từ bỏ lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là sự thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không có nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng món tài vật của người khác trở thành của mình! “. Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!”. Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí đời này và đời sau, rồi tuyên bố”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục.
- Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt của thân nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt của ý nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, hòn ngọc ma-ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân thiện tư niệm, thành đạt của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
- Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời không chấm dứt, dầu cho quả ấy thuộc đời hiện tại, hay trong đời sau, và này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã được làm, đã được tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời khổ không được chấm dứt.
(VIII) (207) Tổn Giảm và Tăng Trưởng
(kinh này giống hẳn như kinh trước 206).
(IX) (208) Phạm Thiên Trú
- Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay thuộc trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt. Vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, như vậy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với từ, an trú biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: “Trước kia, tâm này của ta là nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy nữa, nó sẽ không đứng trong giới hạn ấy nữa”. Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập từ tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
- Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi mang đi. Này các Tỷ-kheo, con đường phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: “Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về sau”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được tu tập đưa đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa.
- Với tâm câu hữu với bi… với tâm hầu hữu với hỷ… với tâm câu hữu với xả, vị ấy biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ hai, như vậy phương thứ ba, như vậy phương thứ tư. Như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: “Trước kia, tâm này của ta là nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy nữa, nó không đứng trong giới hạn ấy nữa”. Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập xả tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
- Này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi đem đi. Này các Tỷ-kheo, con người phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: “Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo và được hiện hữu về sau”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, xả tâm này được tu tập, đưa đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa.
(X) (209) Sau Khi Chết
- Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?
– Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
– Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?
– Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
– Lời tuyên bố vắn tắt này của Sa-môn Gotama, con không hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama, như vậy thuyết pháp cho con, để con có thể như vậy hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Sa-môn Gotama.
– Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Vị Bà-la-môn ấy vâng đáp Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama nói như sau:
- Này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba; phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn; phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba? … (Xem kinh 206, đoạn 2).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn? … (Xem kinh 206, đoạn 3).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn. Và như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba? … (Xem kinh 206, đoạn 4).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba.
Như vậy, do nhân phi hành pháp, bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn như vậy ở đây có các loài chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
- Này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba; pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn; pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba? … (như kinh trước 206, đoạn 8) …
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba. Và này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn? … (Xem kinh 206, đoạn 9).
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn. Và này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba? … (Xem kinh 206, đoạn 10).
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba.
Như vậy, này Bà-la-môn, do nhân pháp hành, bình đẳng hành, như vậy, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
XXII. An Extra Fifty – [XXII. Không Có Ðầu Ðề]
- The Deed – Born Body
211 (1) Hell (1) – [(I) (210) Mười Pháp]
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, one is deposited in hell as if brought there. What ten?
- (1) “Here, someone destroys life; he is murderous, bloodyhanded, given to blows and violence, merciless to living beings. (2) “He takes what is not given; he steals the wealth and property of others in the village or forest. (3) “He engages insexual misconduct; he has sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged. (4) “He speaks falsehood. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know, then, not knowing, he says, ‘I know, or
knowing, he says, ‘ I do not know’; not seeing, he says, ‘I see, or seeing, he says, ‘I do not see.’ Thus, he consciously speaks falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (5) “H e speaks divisively. Having heard something here, he repeats it elsewhere in order to divide [those people] from, these; or having heard something elsewhere, he repeats it to
these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one who divides those who are united, a creator of divisions, one who enjoys factions, rejoices in factions, delights in factions, a speaker of words that create factions. (6) “He speaks harshly. He utters such words as are rough, hard, hurtful to others, offensive to others, bordering on anger, unconducive to concentration. (7) “He indulges in idle chatter. He speaks at an improper time, speaks falsely, speaks what is unbeneficial, speaks contrary to the Dhamma and the discipline; at an improper time, he speaks such words as are worthless, unreasonable, rambling,
and unbeneficial. [284] (8) “He is full of longing. He longs for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (9) “He has a mind of ill will and intentions of hate thus: ‘May these beings be slain, slaughtered, cut off, destroyed, or annihilated!’ (10) “He holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there is no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ “One possessing these ten qualities is deposited in hell as if brought there.
- Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
- Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham ái, sân tâm, tà kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
- “Bhikkhus, one possessing ten qualities is deposited in heaven as if brought there. What ten?
- (1) “Here, someone, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. With the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. (2) “Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He does not steal the wealth and property of others in the village or in the forest.
(3) “Having abandoned sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct. He does not have sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged. (4) “Having abandoned false speech, he abstains from false speech. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know, then, not knowing, he says, ‘I do not know, or knowing, he says, ‘I know; not seeing, he says, ‘I do not see, or seeing, he says, I see. Thus, he does not consciously speak falsehood for his
own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. [285] (5) “Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech. Having heard something here, he does not repeat it elsewhere in order to divide [those people] from these; or having heard something elsewhere, he does not repeat it to these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one who reunites those who are, divided, a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. (6) “Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh
speech. He speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and lovable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. (7) “Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter. He speaks at a proper time, speaks truth, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at a proper time, he speaks such words as are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial. (8) “He is without longing. He does not long for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another
be mine!’ (9) “He is of good will and his intentions are free of hate thus: ‘May these beings live happily, free from enmity, affliction, and anxiety!’ (10) “He holds right view and has a correct perspective thus: There is what is given, sacrificed, and offered; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings spontaneously reborn; there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make, them known to others. “One possessing these ten qualities is deposited in heaven as if brought there.”
- Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
- Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không sân, tâm chánh kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
212 (2) Hell (2) – [(II) (211) Hai Mươi Pháp]
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, one is deposited in hell as
if brought there. What ten?
- (1) “Here, someone destroys life; he is murderous, bloodyhanded, given to blows and violence, merciless to living beings. (2) He takes what is not given … (3) He engages in sexual misconduct … (4) He speaks falsehood … (5) He speaks divisively … (6) He speaks harshly [286] … (7) He indulges in idle chatter … (8) He is full of longing … (9) He has a mind of ill will and intentions of hate … (10) He holds wrong view and has an incorrect perspective thus: There is nothing given … there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and
right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ One possessing these ten qualities is deposited in hell as if brought there.
- Thành tựu hai mươi pháp, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là hai mươi?
- Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo và khuyến khích người khác nói láo; tự mình nói hai lưỡi và khuyến khích người khác nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác và khuyến khích người khác nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm ; tự mình tham và khuyến khích người khác tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm; tự mình có tà kiến và khuyến khích người khác có tà kiến.
Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
- “Bhikkhus, one possessing ten qualities is deposited in heaven as if brought there. What ten?
- (1) “Here, someone, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. (2) Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given … (3) Having abandoned sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct … (4) Having abandoned false speech, he abstains from false speech … (5) Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech … (6) Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh speech … (7) Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter … (8) He is without longing … (9) He is of good will … (10) He holds right view and has a correct perspective thus: ‘There is what is given … there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and
the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ One possessing these ten qualities is deposited in heaven as if brought there.”
- Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là hai mươi?
- Tự mình từ bỏ sát sanh và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khuyến khích người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm; tự mình không tham và khuyến khích người khác không tham; tự mình không có sân tâm và khuyến khích người khác không có sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến.
Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
213 (3) Women – [(III) (212) Ba Mươi Pháp]
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, women are deposited in hell as if brought there. What ten? [287] (1) They destroy life … [as above] … and (10) hold wrong view.
Possessing these ten qualities, women are deposited in hell as if brought there.
- Thành tựu ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba mươi?
- Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh, và tùy thuận sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho, và tùy thuận lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục, và tùy thuận tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo; khuyến khích người khác nói láo, và tùy thuận nói láo; tự mình nói hai lưỡi; khuyến khích người khác nói hai lưỡi, và tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác; khuyến khích người khác nói lời thô ác, và tùy thuận nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm; và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, và tùy thuận nói lời phù phiếm; tự mình có tham, khuyến khích người khác có tham, và tùy thuận có tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm, và tùy thuận sân tâm; tự mình có tà kiến và khuyến khích người khác có tà kiến, và tùy thuận tà kiến.
Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, women are deposited in heaven as if brought there. What ten?
- (1) They abstain from the destruction of life … [as above] … and (10) hold right view.
Possessing these ten qualities, women are deposited in heaven as if brought there.”
- Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là ba mươi?
- Tự mình từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, và không tùy thuận sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, và không tùy thuận lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục, và không tùy thuận tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo; khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, và không tùy thuận nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi; khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi, và không tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác; khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác, và không tùy thuận nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm; và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, và không tùy thuận nói lời phù phiếm; tự mình từ bỏ tham, khuyến khích người khác từ bỏ tham, và không tùy thuận tham; tự mình từ bỏ sân tâm và khuyến khích người khác từ bỏ sân tâm, và không tùy thuận sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến, và tùy thuận chánh kiến.
Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
214 (4) Female Lay Follower – [(IV) (213) Bốn Mươi Pháp]
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, a female lay follower is deposited in hell as if brought there. What ten?
- (1) She destroys life … and (10) holds wrong view.
Possessing these ten qualities, a female lay follower is deposited in hell as if brought there.
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, a female lay follower is deposited in heaven as if brought there. What ten?
- (1) She abstains from the destruction of life … and (10) holds right view.
Possessing these ten qualities, a female lay follower is deposited in heaven as if brought there.” [288]
– Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại… đem theo mình một tự ngã không bị tổn hại… không bị hủy hoại… thành tựu với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo… thành tựu với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo… thành tựu với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại… không đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại.
215 (5) Self-Confidence
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, a female lay follower dwells without self-confidence at home. What ten?
- (1) She destroys life … and (10) holds wrong view.
Possessing these ten qualities, a female lay follower dwells without self-confidence at home.
- “Bhikkhus, possessing ten qualities, a female lay follower dwells self-confident at home. What ten?
- (1) She abstains from the destruction of life … and (10) holds right view. Possessing these ten qualities, a female lay follower dwells self-confident
at home.”
216 (6) Creeping
- “Bhikkhus, I will teach you an exposition of the Dhamma on creeping. Listen and attend closely. I will speak.”
“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
“And what, bhikkhus, is that exposition of the Dhamma on creeping? Bhikkhus, beings are the owners of their kamma, the heirs of their kamma; they have kamma as their origin, kamma as their relative, kamma as their resort; whatever kamma they do, good or bad, they are its heirs. [289]
(1) “Here, someone destroys life; he is murderous, bloodyhanded, given to blows and violence, merciless to living beings. He creeps along by body, speech, and mind. His bodily kamma is crooked; his verbal kamma is crooked; his mental kamma is crooked. His destination is crooked; his rebirth is crooked. But for one with a crooked destination and rebirth, I say, there is one of two destinations: either the exclusively painful hells or a species of creeping animal. And what are the species of creeping animals? The snake, the scorpion, the
centipede, the mongoose, the cat, the mouse, and the owl, or any other animals that creep away when they see people. Thus, a being is reborn from a being; one is reborn through one’s deeds. When one has been reborn, contacts affect one. It is in this way, I say, that beings are the heirs of their kamma. (2) “Someone takes what is not given … (3) … engages in sexual misconduct … (4) … speaks falsehood … (5) … speaks divisively … (6) … speaks harshly … (7) … indulges in idle chatter … (8) … is full of longing … (9) … has a mind of ill will
and intentions of hate … (10) … holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given … there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known
to others.’ He creeps along by body, speech, and mind. His bodily kamma is crooked … His destination is crooked; [290] his rebirth is crooked … Thus, a being is reborn from a being; one is reborn through one’s deeds. When one has been reborn, contacts affect one. It is in this way, I say, that beings are the
heirs of their kamma. “Bhikkhus, beings are the owners of their kamma, the heirs of their kamma; they have kamma as their origin, kamma as their relative, kamma as their resort; whatever kamma they do, good or bad, they are its heirs. (1) “Here, haying abandoned the destruction of life, someone abstains from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. He does not creep along by body, speech, and mind. His bodily kamma is straight; his verbal
kamma is straight; his mental kamma is straight. His destination is straight; his rebirth is straight. But for one with a straight destination and rebirth, I say, there is one of two destinations: either the exclusively pleasant heavens or eminent families, such as those of affluent khattiyas, affluent brahmins, or affluent householders, [families that are] rich, with great wealth and property, abundant gold and silver, abundant treasures and belongings, abundant wealth and grain. Thus, a being is reborn from a being; one is reborn through one’s deeds. When one has been reborn, contacts affect one. It is in this way, I say, that beings are the heirs of their kamma. (2) “Having abandoned the taking of what is not given, someone abstains from taking what is hot given … (3) … abstains from sexual misconduct … [291] (4) … abstains from false speech … (5) … abstains from divisive speech … (6) … abstains from harsh speech … (7) … abstains from idle chatter … (8) … is without longing … (9) … is of good will … (10) … holds right view and has a correct perspective thus: ‘There is what is given … there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and
right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ He does not creep along by body, speech, and mind. His bodily kamma is straight … His destination is straight; his rebirth is straight … Thus, a being is reborn from a being; one is reborn through one’s deeds. When one has been reborn,
contacts affect one. It is in this way, I say, that beings are the heirs of their kamma. “Bhikkhus, beings are the owners of their kamma, the heirs of their kamma; they have kamma as their origin, kamma as their relative, kamma as their resort; whatever kamma they do, good or bad, they are its heirs.
“This, bhikkhus, is that exposition of the Dhamma on creeping.” [292]
217 (7) Volitional (1)
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional kamma, that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results], and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long, as
one has not experienced [the results of] volitional kamrna that has been done arid accumulated. “As to this, bhikkhus, there is a threefold corruption and
failure of bodily kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result; a fourfold corruption and failure of verbal kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result; and a threefold corruption and failure of mental kamma, arisen from unwholesome
volition, having a painful outcome and result. “And how, bhikkhus, is there a threefold corruption and failure of bodily kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result?
(1) “Here, someone destroys life. He is murderous, bloodyhanded, given to blows and violence, merciless to living beings. (2) “He takes what is not given. He steals the wealth and property of others in the village or forest. (3) “He engages in sexual misconduct. He has sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged.
“It is in this way that there is a threefold corruption and failure of bodily kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result. “And how, bhikkhus, is there a fourfold corruption and failure of verbal kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result? [293] (4) “Here, someone speaks falsehood. If he is summoned to a
council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know, then, not knowing, he says, ‘I know, or knowing, he says, ‘I do not know’; not seeing, he says, ‘I see,’ or seeing, he says, ‘I do not see,’ Thus he consciously speaks
falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (5) “He speaks divisively. Having heard something here, he repeats it elsewhere in order to divide [those people] from these; or having heard something elsewhere, he repeats it to these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one who divides those who are united, a creator of divisions, one who enjoys factions, rejoices in factions, delights in factions;
a speaker of words that create factions. (6) “He speaks harshly. He utters such words as are rough, hard, hurtful to others, offensive to others, bordering on anger, unconducive to concentration. (7) “He indulges in idle chatter. He speaks at an improper time, speaks falsely, speaks what is unbeneficial, speaks contrary to the Dhamma and the discipline; at an improper time, he speaks such words as are worthless, unreasonable, rambling, and unbeneficial.
“It is in this way that there is a fourfold corruption and failure of verbal kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result.
“And how, bhikkhus, is there a threefold corruption and failure of mental kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result? (8) “Here, someone is full of longing. He longs for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (9) “He has a mind of ill will and intentions of hate thus: ‘May these beings be slain, slaughtered, cut off, destroyed, or annihilated!’ (10) “He holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; [294] there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right actice who, having realized this world and the other world or themselves by direct knowledge, make them known to others.’
‘It is in this way that there is a threefold corruption and failre of mental kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result.
‘It is, bhikkhus, because of the threefold corruption and failre of bodily kamma, arisen from unwholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; or it is because of the fourfold corruption and failure of
verbal kamma, arisen from unwholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the lane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; or it is because of the threefold corruption and failure of mental kamma, arisen from unwholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Just as dice, when thrown upward, will rest firmly wherever they fall, 2183 so too, it is because of the threefold corruption and failure of bodily kamma … or it is because of the fourfold
corruption and failure of verbal kamma … or it is because of the threefold corruption and failure of mental kamma, arisen from unwholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane, of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volional kamma that has been done and accumulated so long as ne has not experienced [its results], and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering as long as one has not experienced [the results of] volitional kamma that has been done and accumulated.
“As to this, bhikkhus, there is a threefold success of bodily kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result; a fourfold success of verbal kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result; and a threefold success of mental kamma, [295] arisen from wholesome
volition, having a pleasant outcome and result.
“And how, bhikkhus, is there a threefold success of bodily
kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant
outcome and result?
(1) “Here, someone, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. With the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. (2) “Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He does not steal the wealth and property of others in the village or in the forest.
(3) “Having abandoned sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct. He does not have sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged.
“It is in this way that there is a threefold success of bodily kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. “And how, bhikkhus, is there a fourfold success of verbal kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result? (4) “Here, having abandoned false speech, someone abstains from false speech. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know, then, not knowing, he says, ‘I do not know, or knowing, he says, ‘I know’; not seeing, he says, ‘I do not see, or seeing, he says, I see.’ Thus, he does not consciously speak falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (5) “Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech. Having heard something here, he does not repeat it elsewhere in order to divide [those people] from these; or having heard something elsewhere, he does not repeat it to these people in order to divide [them] from those. Thus, he is one
who reunites those who are divided, [296] a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. (6) ”Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh
speech. He speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and lovable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. (7) “Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter. He speaks at a proper time, speaks truth, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at a proper time, he speaks such words as are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial.
“It is in this way that there is a fourfold success of verbal kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. “And how, bhikkhus, is there a threefold success of mental kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. (8) “Here/ someone is without longing. He does not long for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (9) “He is of good will and his intentions are free of hate thus: ‘May these beings live happily, free from enmity, affliction, and anxiety!’ (10) “He holds right view and has a co rre c t perspective thus:
‘There is what is given, sacrificed, and offered; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings spontaneously reborn; there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this
world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’
“It is in this way that there is a threefold success of mental kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. ‘It is, bhikkhus, because of the threefold success of bodily kamma, arisen from wholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world; or it is because of the fourfold success of
verbal kamma, arisen from wholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world; or it is because of the threefold success of mental kamma, arisen from wholesome volition, that with the breakup of the body; after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world. Just as dice, when thrown upward, will rest firmly wherever they fall, so too, it is because of the threefold success of bodily kamma … [297] … or it is because of the fourfold success of verbal kamma … or it is because of the threefold success of mental kamma, arisen from wholesome volition, that with the breakup of the body, after
death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world.
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional kamma that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results], and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long as one has not experienced [the results of] volitional kammas that have been done and accumulated.”
218 (8) Volitional (2) 2184 – page 1540
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional kamma that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results]; and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long as
one has not experienced [the results of] volitional kamma that has been done and accumulated.
“As to this, bhikkhus, there is a threefold corruption and failure of bodily kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result; a fourfold corruption and failure of verbal kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result; and a threefold corruption and failure of mental kamma, arisen from unwholesome volition, having a painful outcome and result. (1) – (10) “And how, bhikkhus, is there a threefold corruption and failure o f bodily kamma … a fourfold corruption and failure of verbal kamma … [298] … a threefold corruption and failure of mental kamma? … [all as in 10:217] … having a painful outcome and result.
“It is, bhikkhus, because of the threefold corruption and failure of bodily kamma, arisen from unwholesome volition … or it is because of the fourfold corruption and failure of verbal kamma, arisen from unwholesome volition … or it is because of the threefold corruption and failure of mental kamma, arisen
from unwholesome volition, that with the b reakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. “Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional
kamma that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results], and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long as one has not experienced [the results of] volitional
kamma that has been done and accumulated. “As to this, bhikkhus, there is a threefold success of bodily kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. There is a fourfold success of verbal kamma,
arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. There is a threefold success, of mental kamma, arisen from wholesome volition, having a pleasant outcome and result. (10) – (10) “A n d how, bhikkhus, is there a threefold success of bodily kamma … a fourfold success of verbal kamma … [299] … a threefold success of mental kamma? . . . [all as in 10:217] …
having a painful outcome and result.
“It is, bhikkhus, because of the threefold success of bodily kamma … or it is because of the fourfold success of verbal kamma … or it is because of the threefold success of mental kamma, arisen from wholesome volition, that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination,
in a heavenly world.
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional kamma that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results], and that m ay be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long as one has not experienced [the results of] volitional kamma that has been done and accumulated.”
219 (9) The Deed-Born Body
“Bhikkhus, I do not say that there is a termination of volitional kamma that has been done and accumulated so long as one has not experienced [its results], and that may be in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. But I do not say that there is making an end of suffering so long as
one has not experienced [the results of] volitional kamma that has been done and accumulated. 2165
“This noble disciple, bhikkhus, who is thus devoid of longing, devoid of ill will, unconfused, clearly comprehending, ever mindful, dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third
quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He understands thus: ‘Previously, my mind was limited and undeveloped, but now it is measureless and well developed. No measurable kamma remains or persists there.’ 2186 [300]
“What do you think, bhikkhus, if a youth were to develop the liberation of mind by loving-kindness from his childhood on, would he do a bad deed?” 2187
– “No, Bhante.”
– “Could suffering affect him if he does no bad deed?”
– “No, Bhante. For on what account could suffering affect one
who does no bad deed?” 2188
“A woman or a man should develop this liberation of mind by loving-kindness. A woman or a man cannot take this body with them when they.go. Mortals have mind as their core. 2189
“[The noble disciple] understands: ‘Whatever bad deed I did here in the past with this deed-born body 2190 is all to be experienced here. It will not follow along.’ 2191 When the liberation of mind by loving-kindness has been developed in this way, it leads to non-returning for a wise bhikkhu here 2192 who does not penetrate to a further liberation. 2193
“This noble disciple, bhikkhus, who is thus devoid of longing, devoid of ill will, unconfused, clearly comprehending, ever mindful, dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy
… with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He understands thus: ‘Previously, my mind was limited and undeveloped, but ‘now it is measureless and well developed. No measurable [301] kamma remains or persists there.’
“What do you think, bhikkhus, if a youth would develop the liberation of mind by equanimity, from his childhood on, would he do a bad deed?”
– “No, Bhante.”
– “Could suffering affect him if he does no bad deed?”
– “No, Bhante. For on what account could suffering affect one who does no bad deed?”
– “A woman or a man should develop this liberation of mind by equanimity. A woman or a man cannot take this body with them when they go. Mortals have mind as their core.
“[The noble disciple] understands: ‘Whatever bad deed I did here in the past with this deed-born body is all to be experienced here. It will not follow along.’ When the liberation of mind by equanimity has been developed in this way, it leads to non-returning for a wise bhikkhu here who does not penetrate to a
further liberation.”
220 (10) Conduct Contrary to the Dhamma
Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had exchanged greetings and cordial talk; he sat down to one side and said to the Blessed One:
“Master Gotama, why is it that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell?”
“It is, brahmin, because of unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.
“Master Gotama, why is it that some beings here, [302] with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world?”
“It is, brahmin, because of righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
“I do not understand in detail the meaning of Master Gotama’s statement that he has spoken in brief. Please let Master Gotama teach me the Dhamma in such a way that I might understand the meaning in detail.”
“Well then, brahmin, listen and attend closely. I will speak.”
“Yes, sir,” that brahmin replied. The Blessed One said this:
“Brahmin unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, is threefold by way of the body, fourfold by way of speech, and threefold by way of the mind.
“And how, brahmin, is unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, threefold by way of the body? … [here and below, the explanations are as in 10:217] … It is in this way that unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, is threefold by way of the mind.
“It is, brahmin, because of such unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.
– “Brahmin, righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, is threefold by way of the body, fourfold by way of speech, and threefold by way of the mind.
“And how, brahmin, is righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, threefold by way of the body? … [303] … It is in this way that righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, is threefold by way of the mind. “It is, brahmin, because of such righteous conduct, conduct in
accordance with the Dhamma, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world … “”Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
- Similarity
221 (1)
“Bhikkhus, possessing ten qualities, one is deposited in hell as if brought there. What ten? (1) One destroys life, (2) takes what is not given, (3) engages in sexual misconduct, (4) speaks falsely, (5) speaks divisively, (6) speaks harshly, (7) indulges in idle chatter, (8) is full of longing, (9) has a mind of ill will, and
(10) holds wrong view. Possessing these ten qualities, one is deposited in hell as if brought there. [304]
“Possessing ten qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What ten? (1) One abstains from the destruction of life, (2) abstains from taking what is not given, (3) abstains from sexual misconduct, (4) abstains from false speech, (5) abstains from divisive speech, (6) abstains from harsh speech, (7) abstains from idle chatter, (8) is without longing, (9) is of good will, and (10) holds right view. Possessing these ten qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
222 (2)
“Bhikkhus, possessing twenty qualities, one is deposited in hell as if brought there. What twenty? (1) One destroys life oneself and (2) encourages others to destroy life . . . (19) one holds wrong view oneself and (20) encourages others in wrong view. Possessing these twenty qualities, one is deposited in hell as if
brought there. “Possessing twenty qualities, one is deposited in heaven
as if brought there. What twenty? (1) One abstains from the destruction of life oneself and (2) encourages others to abstain from the destruction of life … [305] … (19) One holds right view oneself and (20) encourages others in right view. Possessing these twenty qualities, one is deposited in heaven as if brought
there.”
223 (3)
“Bhikkhus, possessing thirty qualities, one is deposited in hell as if brought there. What thirty? (1) One destroys life oneself, (2) encourages others to destroy life, and (3) approves of the destruction of life … (28) one holds wrong view oneself, (29) encourages others in wrong view, and (30) approves of wrong
view. Possessing these thirty qualities, one is deposited in hell as if brought there.
“Possessing thirty qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What thirty? [306] (1) One abstains from the destruction of life oneself, (2) encourages others to abstain from the destruction of life, and (3) approves of abstaining from the destruction of life … (28) one holds right view oneself, (29)
encourages others in right view, and (30) approves of right view. Possessing these thirty qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
224 (4)
“Bhikkhus, possessing forty qualities, one is deposited in hell as if brought there. What forty? (1) One destroys life oneself, (2) encourages others to destroy life, (3) approves of the destruction of life, and (4) speaks in praise of the destruction of life … [307] … (37) one holds wrong view oneself, (38) encourages others
in wrong view, (39) approves of wrong view, and (40) speaks in praise of wrong view. Possessing these forty qualities, one is deposited in hell as if b rought there. “Possessing forty qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What forty? (1) One abstains from the destruction of life oneiself, (2) encourages others to abstain from the destruction of life, (3) approves of abstaining from the destruction of life, and (4) speaks in praise of abstaining from the destruction of life … [308] … (37) one holds right view oneself, (38) encourages others in right view, (39) approves of right view, and (40) speaks in praise of right view. Possessing these forty qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
225 (5)
“Bhikkhus, possessing ten qualities, one maintains oneself in a maimed and injured condition … preserves oneself unmaimed and uninjured …”
226 (6) – 228 (8) 2194
“Bhikkhus, possessing twenty qualities … thirty qualities … forty qualities, one maintains oneself in a maimed and injured condition … preserves oneself unmaimed and uninjured …”
229 (9)
“Bhikkhus, possessing ten qualities, with the breakup of the body, after death, someone here is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, [309] in hell … someone here is reborn in a good destination, in a heavenly world.”
230 (10) – 232 (12)
“Bhikkhus, possessing twenty qualities … thirty qualities … forty qualities, someone here is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell … someone here is reborn in a good destination, in a heavenly world.”
233 (13)
“Bhikkhus, possessing ten qualities, one maybe understood as a fool … one may be understood as a wise person.”
234 (14) – 236 (16)
“Bhikkhus, possessing twenty qualities … thirty qualities … forty qualities, one may be understood as a fool … one may be understood as a wise person.”
III. Lust and So Forth Repetition Series 2195
237 (1) 2196
“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, ten things are to be developed. What ten? The perception of unattractiveness, the perception of death, the perception of the repulsiveness of food, the perception of non-delight in the entire world, the perception of impermanence, the perception of suffering in the impermanent, the perception o f non-self in what is suffering, the perception of abandoning, the perception of dispassion, and the perception of cessation. For direct knowledge of lust, these ten things are to be developed.” [310]
238 (2)
“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, ten things are to be developed. What ten? The perception of impermanence, the perception of non-self, the perception of the repulsiveness of food, the perception of non-delight in the entire world, the perception of a skeleton, the perception of a worm-infested corpse, the perception of a livid corpse, the perception of a feistering corpse, the perception of a fissured corpse, and the perception of a bloated corpse. For direct knowledge of lust, these ten things are to be developed.”
239 (3)
“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, ten things are to be developed. What ten? Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation. For direct knowledge of lust, these ten things are to be developed.” 2197
240 (4) – 266 (30)
“Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … 2198 for the giving up … for the relinquishment of lust … these ten things are to be developed.”
267 (31) – 746 (510)
“Bhikkhus, for direct knowledge … for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … of delusion … of anger … of hostility … of denigration … of insolence … of envy … of miserliness … of deceitfulness … of craftiness … of obstinacy … of vehemence … of conceit … of axrogance … of intoxication … of heedlessness … these ten things are to be developed.”
This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.
The Book of the Tens is finished.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-1322.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
- https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-x-muoi-phap-xiii-pham-thanh-tinh-pham-13-22/