10d. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Mười Pháp – Phẩm 10 – 12 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

V. Upali – [X. Phẩm Nam Cư Sĩ]

 

91 (1) One Who Enjoys Sensual Pleasures – [(I) (91) Người Hưởng Dục]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him: [177]
  2. “Householder, there are these ten kinds of persons who enjoy sensual pleasures found existing in the world. What ten?
  3. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàhapindika. Rồi nam cư sĩ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Anàthapindika đang ngồi một bên:
  4. – Này Gia chủ, có mười hạng người hưởng dục này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là mười?

 

[I. Exposition]

[A. Those Who Seek Wealth Unrighteously]

 

  1. (1) “Here, householder, someone who enjoys sensual pleasures seeks wealth unrighteously, by violence. Having done so, he does not make himself happy and pleased, nor does he share the wealth and do meritorious deeds.
  2. (2) “Someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth

unrighteously, by violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, but he does not share the wealth and do meritorious deeds.

  1. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản chi pháp với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.
  2. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.

 

  1. (3) “And still someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth unrighteously, by violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, and he shares the wealth and does meritorious deeds.
  2. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức.

 

[B. Those Who Seek Wealth Both Righteously and Unrighteously]

 

  1. (4). “Next, householder, someone who enjoys sensual pleasures seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence. Having done so, he does not make himself happy and pleased; nor does he share the wealth and do meritorious deeds.
  2. (5) “Someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, but he does not share the wealth and do meritorious deeds.
  3. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.
  4. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, nhưng không chia xẻ, không làm các công đức.

 

  1. (6) “And still someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, and he shares the wealth and does meritorious deeds.
  2. Ở đây, này Gia Chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, có chia xẻ, có làm các công đức.

 

[C. Those Who Seek Wealth Righteously]

 

  1. (7) “Next, householder, someone who enjoys sensual pleasures seeks wealth righteously, without violence. Having done so, he does not make himself happy and pleased, nor does he share the wealth and do meritorious deeds.
  2. (8) “Someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth righteously, without violence. Having done so, [178] he makes himself happy and pleased, but he does not share the wealth and do meritorious deeds.
  3. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức.
  4. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tải sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức.

 

  1. (9) “And still someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth righteously, without violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, and he shares the wealth and does meritorious deeds. But he uses his wealth while being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, not seeing the danger in it and understanding the escape.
  2. (10) “And still someone else who enjoys sensual pleasures seeks wealth righteously, without violence. Having done so, he makes himself happy and pleased, and he shares the wealth and does meritorious deeds. And he uses his wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape.
  3. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức. Và vị này hưởng thụ các tài sản ấy với tâm tham trước, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không với trí tuệ xuất ly.
  4. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức. Và vị này hưởng thụ các tài sản ấy, không với tâm tham trước, không đắm say, không mê loạn, thấy sự nguy hại, với trí tuệ xuất ly.

 

[II. Evaluation].

[A. Those Who Seek Wealth Unrighteously]

 

(1) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth unrighteously, by violence, and does not make himself happy and pleased, and does not share the wealth and do meritorious deeds, may be criticized oh three grounds. The first ground on which he may be criticized is that he seeks wealth unrighteously,

by violence. The second ground on which he may be criticized is that he does not make himself happy and pleased. The third ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds.

This one enjoying sensual pleasures may be criticized on these three grounds.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Này Gia chủ, vị hưởng dục này do ba điều bị quở trách: “Tầm cầu tài sản phi pháp, dùng sức mạnh là điều thứ nhất, bị khiển trách; không tự mình an lạc, hân hoan là điều thứ hai, bị khiển trách; không chia xẻ, không làm công đức là điều thứ ba, bị khiển trách.

Này Gia chủ, vị hưởng dục này có ba điều bị quở trách.

 

  1. (2) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth unrighteously, by violence, and makes himself happy and pleased, but does not share the wealth and do meritorious deeds, may be criticized on two grounds and praised on one

ground. The first ground on which he may be criticized is that he seeks wealth unrighteously, by violence. The one ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The second ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds.

This one enjoying sensual pleasures may be criticized on these two grounds and praised on this one ground. [179]

  1. (3) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth unrighteously, by violence, and makes himself happy and pleased, and shares the wealth and does meritorious deeds, may be criticized on one ground and praised on two grounds. The one ground on which he may be criticized is that he seeks wealth unrighteously, by violence. The first ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The second g round on which he may be praised is that he shares the wealth and does meritorious deeds.

This one enjoying sensual pleasures may be criticized on this one ground and praised

on these two grounds.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp, dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Này Gia chủ, vị hưởng dục này có hai điều bị quở trách, và một điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh do điều thứ nhất này, bị quở trách. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do một điều này được tán thán. Vị ấy không san sẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này, bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này bị chỉ trích, và một điều này được tán thán.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, san sẻ và làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, do một điều bị chỉ trích, do hai điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản một cách phi pháp và dùng sức mạnh, do một điều này, bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ hai này được tán thán.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này bị chỉ trích, và hai điều này được tán thán.

 

[B. Those Who Seek Wealth Righteously and Unrighteously]

 

  1. (4) “Next, householder, the one enjoying sensual pleasures who seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence, and does not make himself happy and pleased, and does not share the wealth and do meritorious deeds, may be praised on one ground and criticized on three grounds. The one ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The first ground on which he may be criticized is that he seeks wealth unrighteously, by violence. The second ground on which he may be criticized is that he does not make himself happy and

pleased. The third ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds.

This one enjoying sensual pleasures may be praised on this one ground

and criticized on these three grounds.

  1. (5) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence, and makes himself happy and pleased, but does not share the wealth and do meritorious deeds, may be praised on two grounds and criticized on two grounds. The first ground

on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The first ground on which he may be criticized is that he seeks wealth unrighteously, by violence. The second ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The second ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds. [180] This one enjoying sensual pleasures may be praised on these two grounds and criticized on these two grounds.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều được tán thán, có ba điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp không dùng sức mạnh, do một điều này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này bị chỉ trích. Vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này bị chỉ trích. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ ba này bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này được tán thán, và ba điều này bị chỉ trích.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia sẻ và không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều được tán thán, và hai điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này được tán thán. Vị ấy không san sẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này được tán thán, và hai điều này bị chỉ trích.

 

  1. (6) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth both righteously and unrighteously, both by violence and without violence, and makes himself happy and pleased, and shares the wealth and does meritorious deeds, may be praised on three grounds and criticized on one ground. The first ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The one ground on which lie may be criticized is that he seeks wealth unrighteously; by violence. The second ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The third ground on which he may

be praised is that he shares the wealth and does meritorious deeds. This one enjoying sensual pleasures may be praised on these three grounds and criticized on this one ground.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.

 

[C. Those Who Seek Wealth Righteously]

 

  1. (7) “Next, householder, the one enjoying sensual pleasures who seeks wealth righteously without violence, and does not make himself happy and pleased, and does not share the wealth and do meritorious deeds, may be praised on one ground and criticized on two grounds. The one ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The first ground on which he may be criticized is that he does not make himself happy and pleased. The second ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds. This one enjoying sensual pleasures may be praised on this one ground and criticized on these two grounds.
  2. (8) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth righteously, without violence, and makes himself happy and pleased, but does not share the wealth and do meritorious deeds, may be praised on two grounds and criticized on one ground. The first ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The second ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The one ground on which he may be criticized is that he does not share the wealth and do meritorious deeds. [181] This one enjoying sensual pleasures may be praised on these

two grounds and criticized on this one ground.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ và không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều được tán thán, và hai điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều này được tán thán. Vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này, bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này được tán thán, và hai điều này bị chỉ trích.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.

 

  1. (9) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth righteously, without violence, and makes himself happy and pleased, and shares it and does meritorious deeds, but uses that wealth while being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, not seeing the danger in it and understanding the escape – he may be praised on three grounds and criticized on one ground. The first ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The second ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The third ground on which he may be

praised is that he shares the wealth and does meritorious deeds. The one ground on which he may be criticized is that he uses that wealth while being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, not seeing the danger in it and understanding the escape. This one enjoying sensual pleasures may be praised on these three grounds and criticized on this one ground.

  1. (10) “The one enjoying sensual pleasures who seeks wealth righteously, without violence, and makes himself happy and pleased, and shares it and does meritorious deeds, and uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the

Escape – he may be praised on four grounds. The first ground on which he may be praised is that he seeks w ealth righteously, without violence. The second ground on which lie may be praised is that he makes himself happy and pleased. The third ground on which he may be praised is that he shares the wealth and does meritorious deeds. The fourth ground on which he may be praised is that he uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape.

This one enjoying sensual pleasures may be praised on these four grounds.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Và người ấy thọ hưởng các tài sản ấy tham đắm, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không có xuất ly với trí tuệ. Người hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán. Vị ấy thọ hưởng các tài sản ấy tham đắm, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không có xuất ly với trí tuệ, do một điều này bị chỉ trích.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.

  1. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Người ấy hưởng thọ các tài sản ấy, không có tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có bốn điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán. Vị ấy thọ hưởng các tài sản ấy, không tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ, do điều thứ tư này, được tán thán.

Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có bốn điều này được tán thán.

 

[Conclusion}

 

“These, householder, are the ten kinds of persons who enjoy sensual pleasures found existing in the world.

  1. Of these ten, [182] the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest is the one enjoying sensual pleasures who seeks wealth righteously, without violence, and having obtained it, makes himself happy and pleased; and shares the wealth and does meritorious deeds; and uses that wealth without being, tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape. Just as from a cow comes milk, from milk curd, from curd butter, from butter ghee, and from ghee comes cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so too, of these ten kinds of persons who enjoy sensual pleasures, the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest is the one who seeks wealth

righteously, without violence, and having obtained it, makes himself happy and pleased; and shares the wealth and does meritorious deeds; and uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape.”

Này Gia chủ, mười hạng người hưởng dục này có mặt, hiện hữu ở đời.

  1. Trong mười hạng người hưởng dục này, này Gia chủ, người hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh, Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức, hưởng thọ các tài sản ấy, không tham đắm, không đắm say, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Trong mười hạng người hưởng dục này, hạng người này là tối thượng, là tối thắng, là thượng thủ, là vô thượng, là tối tôn.

Ví như, này Gia chủ, từ con bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có tinh túy của thục tô, đề hồ, tinh túy thục tô được xem như tối thượng ở đây. Cũng vậy, này Gia chủ, trong mười hạng người hưởng dục này, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức, thọ hưởng các tài sản ấy, không tham đắm, không đắm say, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Trong mười hạng người hưởng dục này, hạng người này là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và tối tôn.

 

92 (2) Enmity – [(II) (92) Sợ Hãi Và Hận Thù]

 

  1. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
  2. “Householder, when a noble disciple has eliminated five perils and enmities, possesses the four factors of stream-entry, and has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom the noble method, he might, if he so wished, declare of himself: ‘I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’ “What are the five perils and enmities that have been eliminated? [183]
  3. Bấy giờ có Gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, … Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
  4. – Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử làm cho lắng dịu năm sợ hãi hận thù, thành tựu bốn chi phần Dự lưu, khéo thấy, khéo thể nhập Thánh lý với trí tuệ; nếu vị ấy muốn, có thể tự trả lời với mình rằng: “Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sanh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; Ta đã đoạn tận các cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc chứng đạt cứu cánh giác ngộ.” Thế nào là năm sợ hãi hận thù được làm cho lắng dịu?

 

  1. (1) Householder, one who destroys life, with the destruction of life as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from the destruction of life does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from the destruction of life, that peril and enmity has thus been eliminated.
  2. Này Gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, làm lắng dịu sợ hãi hận thù này.

 

  1. (2) “One who takes what is not given … (3) One who engages in sexual misconduct … (4) One who speaks falsely … (5) One who indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, with indulgence in liquor, wine, and intoxicants as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, that peril and enmity has thus been eliminated. “These are the five perils and enmities that have been eliminated.

“And what are the four factors of stream-entry that he possesses?

  1. Này Gia chủ, lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… đắm say trong rượu men, rượu nấu; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Người từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.

Năm sợ hãi hận thù này được lắng dịu. Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần?

 

  1. (6) Here, householder, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans,

the Enlightened One, the Blessed One.’ (7) He possesses unwavering

confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’ (8) He possesses unwavering confidence in the Sahgha thus: ‘The Sahgha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing

the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals – this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ (9) He possesses

the virtuous behavior loved by the noble ones, [184] unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. These are the four factors of stream-entry that he possesses.

“And what is the noble method that he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom?

  1. – Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.” Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định.

Ðây là thành tựu bốn chi phần Dự lưu này. Thế nào là Thánh lý được khéo thấy, khéo thể nhập với trí tuệ?

 

  1. (10) Here, householder, the noble disciple reflects thus: ‘When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases. That is, with ignorance as condition, volitional activities [come to be]; with volitional activities as condition, consciousness; with consciousness as condition, name-and-form; with name-and-form as condition, the six sense bases; with the six sense bases as condition, contact; with contact as condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.
  2. – Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử quán sát như sau: “Do cái này có, cái kia có. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có, cái kia không có. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là do duyên vô minh, có các hành. Do duyên các hành có thức. Do duyên thức có danh sắc. Do duyên danh sắc có sáu nhập. Do duyên sáu nhập có xúc. Do duyên xúc có thọ. Do duyên thọ có ái. Do duyên ái có thủ. Do duyên thủ có hữu. Do duyên hữu có sanh. Do duyên sanh có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

 

“‘But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional activities; with the cessation of volitional activities, cessation of consciousness; with the cessation of consciousness, cessation of name-and-form; with the cessation of name-and-form, cessation of the six sense bases; with the cessation of the six sense bases, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, old age and death, sorrow,

lamentation, pain, dejection, and anguish cease. Such is the cessation

of this whole mass of suffering.’

“This is the noble method that he has clearly seen and thoroughly

penetrated with wisdom.

Do vô minh diệt không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt. Ðây là Thánh lý được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ.”

 

“Householder, when a noble disciple has eliminated these five perils and enmities, and he possesses these four factors of stream-entry, and he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom this noble method, he might, if he so wished, declare of himself: ‘I am one finished with hell, the

animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’” [185]

Này Gia chủ, khi nào với vị Thánh đệ tử, năm sợ hãi hận thù này được lắng dịu, bốn Dự lưu phần này được thành tựu, và Thánh lý này được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ, thời nếu muốn, vị ấy có thể tự mình trả lời về mình rằng: “Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sanh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; ta đã đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng được Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc chứng đạt cứu cánh giác ngộ.”

 

93 (3) View – [(III) (93) Kiến]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then the householder Anathapindika left Savatthi in the middle of the day in order to see the Blessed One. It then occurred to him: “It is not the proper time to see the Blessed One, who is in seclusion, nor to see the esteemed bhikkhus, who are also in seclusion. Let me go to the park of the wanderers of other sects.” Then the householder Anathapindika went to the park of the wanderers of other sects.
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn Anàthapindika. Bấy giờ có Gia chủ Anàthapindika, vào buổi sáng thật sớm đi ra khỏi Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Rồi Gia chủ Anàthapindika suy nghĩ: “Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang Thiền tịnh. Cũng không phải thời để yến kiến các vị Tỷ-kheo đang tu tập về ý, các Tỷ-kheo tu tập về ý đang Thiền tịnh. Vậy ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”. Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo.

 

  1. Now on that occasion the wanderers of other sects had assembled and were making an uproar as they loudly and boisterously sat discussing various pointless topics. The wanderers saw the householder Anathapindika coming in

the distance and silenced one another: “Sirs, be quiet. Sirs, do not make any noise. Here comes the householder Anathapindika, a disciple of the ascetic Gotama, one among the ascetic Gotama’s white-robed lay disciples who reside in Savatthi. Now these venerable ones are fond of quiet, disciplined in quiet, and speak in praise of quiet. Perhaps if he finds that our assembly is quiet,

he will think to approach us.” Then those wanderers of other sects became silent.

  1. Lúc bấy giờ, các du sĩ ngoại đạo đang ngồi hội họp, đang tụ họp ồn ào, cao tiếng, lớn tiếng bàn luận những vấn đề phù phiếm. Các du sĩ ngoại đạo ấy thấy Gia chủ Anàthapindika từ xa đi đến, khi thấy vậy liền dặn dò bảo với nhau: “Hãy bớt ồn ào, các Tôn giả chớ có làm ồn, các Tôn giả. Gia chủ Anàthapindika này đang đến, một đệ tử của Sa-môn Gotama, trong những đệ tử của Sa-môn Gotama có gia đình mặc áo trắng ở Sàvatthi, Gia chủ Anàthapindika là một trong những vị ấy. Các vị ấy ít ưa ồn ào, được huấn luyện trong ít ồn ào, tán thán ít ồn ào. Nếu vị ấy thấy hội chúng ít ồn ào, vị ấy có thể nghĩ đến thăm ở đây”. Rồi các du sĩ ngoại đạo ấy giữ im lặng.

 

  1. Then the householder Anathapindika approached those wanderers and exchanged greetings with them. When they had concluded their greetings [186] and cordial talk, he sat down to one side. The wanderers then said to him:

– “Tell us, householder, what is the ascetic Gotama’s view?”

– “Bhante, I d on ‘t know the Blessed One ‘s v iew in its entirety.”

– “So, householder, you say you don’t know the ascetic Gotama’s view in its entirety. Then tell us, what is the bhikkhus’ view?”

– “Bhante, I also don’t know the bhikkhus’ view in its entirety.”

– “So, householder you say you don’t know the ascetic Gotama’s view in its entirety and you also don’t know the bhikkhus’ view in its entirety. Then tell us, what is your view?”

– “It isn’t hard for me to explain my view, Bhante. But first explain your own views. Afterward it won’t be hard for me to explain my view.”

  1. Rồi Gia chủ Anàthapinidika đi đến các du sĩ đạo ấy, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Anàthapidika đang ngồi một bên:

– Này Gia chủ, hãy nói lên Sa-môn Gotama có kiến gì?

– Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của Thế Tôn.

– Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama. Nhưng này Gia chủ, hãy nói các Tỷ-kheo có kiến gì?

– Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo.

– Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo. Vậy này Gia chủ, hãy nói về kiến của Gia chủ.

– Thưa các Tôn giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Nhưng các Tôn giả hãy trả lời về kiến của các Tôn giả trước. Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi.

 

  1. When this was said, one wanderer said to the householder Anathapindika: (1) “‘The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong’: such is my view, householder.” (2) Another wanderer said: “‘The world is non-eternal; this alone is true, anything else is wrong’: such is my v iew, householder.” (3) – (4)

Still another said: “‘The world is finite’ … ‘Th e world is infinite’ … (5) – (6) ‘The soul and the body are the same’ … ‘The soul is one thing, the body another’… (7) – (10) ‘The Tathagata exists after death’ … ‘The Tathagata does not exist after death’ … ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’ … ‘The

Tathagata neither exists nor does not exist after death’; this alone is true, anything else is wrong: such is my view, householder.”

  1. Khi được nói vậy, một du sĩ ngoại đạo nói với Gia chủ Anàthapindika: “Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi”. Một du sĩ ngoại đạo khác nói với Gia chủ Anàthapindika: “Vô thường là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Như vậy là kiến của tôi.” Rồi một du sĩ ngoại đạo khác nói với Gia chủ Anàthapindika: “Có biên tế là thế giới… không có biên tế là thế giới… mạng sống và thân thể là một… mạng sống và thân thể là khác… Như Lai có tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại sau khi chết… Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi”.

 

  1. When this was said, the householder Anathapindika said to those wanderers: “Bhante, this venerable one said thus: ‘The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong”: such is m y view, [187] householder.’ This view of his has arisen because of his own careless attention or conditioned by someone else’s utterance. Now this view has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated. But whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. It is just suffering that

he is attached to and holds to. “Bhante, this [other] venerable one said thus: ‘”The world is non-eternal; this alone is true, anything else is wrong”: such is my view, householder.’ This view of his has also arisen because of his own careless attention or conditioned by someone else’s utterance. Now this view has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated. But whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. It is just suffering that he is attached to and holds to. “Bhante, this venerable one said thus: “‘The world is finite” … “The world is infinite” ‘… “The soul and the body are the same” … “The soul is one thing, the body another” … “The Tathagata exists after death” …. “The Tathagata does not exist after death” … “The Tathagata both exists and does not exist after death” … “The Tathagata neither exists nor does not exist after death”; this alone is true, anything else is wrong: such is my view, householder.’ This view of his has also arisen because of his own careless attention or conditioned by someone else’s utterance. Now this view has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated. But whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. It is just suffering that he is attached to and holds to.” [188]

  1. Khi nghe nói vậy, Gia chủ Anàthapindika nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:

– Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: “Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi”. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành (hữu vi) do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước (dính vào); cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp nhận. Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: “Vô thường là thế giới này… có biên tế là thế giới này… không biên tế là thế giới này…sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như Lai có tồn tại sau khi chết… Như Lai không tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi”. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hoặc do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến như vậy được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước; cái khổ ấy, Tôn giả chấp nhận.

 

  1. When this was said, those wanderers said to the householder Anathapindika: “We have each explained our own views, householder. Now tell us your view.”

– “Bhante, whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. Whatever is suffering is not mine; I am not this; this is not my self. That is my view.”

– “Householder, whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. It is just suffering that you are attached to and hold to.”

– “Bhante, whatever has come into being and is conditioned, a product of volition, dependently originated, is impermanent. Whatever is impermanent is suffering. Having clearly seen what is suffering as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine; I am not this; this is not my self,’ I understand as it really is the superior escape from it.”

When this was said, those wanderers sat silenced, disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless.

  1. Khi được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Anàthapindika:

– Này Gia chủ, tất cả kiến của chúng tôi đã được nói lên. Này Gia chủ, hãy nói lên kiến của Gia chủ là gì?

– Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy là “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.” Tôi có kiến như vậy, thưa các Tôn giả.

– Này Gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp trước, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp nhận.

– Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Như vậy là như thật khéo thấy với chánh trí tuệ. Và từ nơi khổ ấy, tôi như thật rõ biết sự xuất ly hơn thế nữa.

Khi nghe nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói lên lời.

 

  1. Then the householder Anathapindika, having understood that those wanderers [sat] silenced … and speechless, rose from his seat and went to the Blessed One. He paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and reported to the Blessed One his entire conversation with those wanderers.

– [The Blessed One said:] “Good, good, householder! It is in such a way that those hollow men should from time to time be thoroughly refuted with reasoned argument.” Then the Blessed One instructed, encouraged, inspired, and gladdened the householder Anathapindika with a Dhamma talk. Then,

when the householder Anathapindika had been instructed; encouraged, inspired, and gladdened by the Blessed One with a Dhamma talk, [189] he rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.

  1. Rồi Gia chủ Anàthapinika, sau khi biết các du sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói lên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Gia chủ Anàthapindika, câu chuyện với các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào, đều thuật lại tất cả cho Thế Tôn rõ.

– “Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp”. Rồi Thế Tôn với một bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Gia chủ Anàthapindika. Rồi Gia chủ Anàthapindika, sau khi được Thế Tôn với bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

 

  1. Then, not long after the householder Anathapindika had left, the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus, if any bhikkhu, even one ordained for a hundred years in this Dhamma and discipline. Would thoroughly refute with reasoned argument the wanderers of other sects, he would refute them just as the householder Anathapindika has done.”

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi Gia chủ Anàthapindika ra đi không bao lâu, bảo các vị Tỷ-kheo:

– Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như Gia chủ Anàhtapindika đã khéo bác bỏ.

 

94 (4) Vajjiyamahita – [(IV) (94) Vajjiyamahita]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Campa on a bank of the Gaggara Lotus Pond. Then the householder Vajjiyamahita left Campa in the middle of the day to see the Blessed One. It then occurred to him: “It is not the proper time to see the Blessed One, who is in seclusion, nor to see the esteemed bhikkhus, who are also in seclusion. Let me go to the park of

the wanderers of other sects.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Campà, trên bờ ao Gaggarà. Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita, vào buổi sáng sớm đi ra khỏi Campà, đến yết kiến Thế Tôn. Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita suy nghĩ: “Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn đang thiền tịnh. Cũng không phải thời để yết kiến các Tỷ-kheo đang tu tập về ý, các Tỷ-kheo đang tu tập về ý đang thiền tịnh. Vậy hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo” Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo.

 

  1. Then the householder Vajjiyamahita went to the park of the wanderers of other sects … [all as in 10:93] [190] …
  2. Then the householder Vajjiyamahita approached those wanderers and exchanged greetings with them. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side. The wanderers then said to him:

– “Is it true, householder, as it is said, that the ascetic Gotama criticizes all austerities and that he unreservedly condemns and reproves all who live a harsh and austere life?”

– “No, Bhante, the Blessed One does not criticize all austerities and he does not unreservedly condemn and reprove all who live a harsh and austere life. The Blessed One criticizes what deserves criticism and praises what is praiseworthy. By criticizing what deserves criticism and praising what is praiseworthy, the Blessed One speaks on the basis of distinctions; he does not speak about such matters one-sidedly.”

  1. Lúc bấy giờ, các du sĩ ngoại đạo đang ngồi hội họp, đang tụ họp, ồn ào, cao tiếng, lớn tiếng bàn luận những vấn đề phù phiếm. Các du sĩ ngoại đạo ấy thấy Gia chủ Vajjiyamàhita từ xa đi đến, khi thấy vậy, liền dặn dò bảo với nhau: “Hãy bớt ồn ào, các Tôn giả, chớ làm ồn, các Tôn giả, Gia chủ Vajjiyamàhita này đang đến, một đệ tử của Sa-môn Gotama, có gia đình, mặc áo trắng ở Campà. Gia chủ Vajjiyamàhita là một trong những vị ấy, các vị ấy ưa ít ồn ào, được huấn luyện trong ít ồn ào, tán thán ít ồn ào. Nếu vị ấy thấy hội chúng ít ồn ào, vị ấy có thể nghĩ đến thăm ở đây.” Rồi các du sĩ ngoại đạo ấy giữ im lặng.
  2. Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita đi đến các du sĩ ngoại đạo ấy; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Vajjiyamàhita đang ngồi một bên:

– Có đúng sự thật chăng này Gia chủ, Sa-môn Gotama chỉ trích mọi khổ hạnh, nhất hướng bài bác, chống đối mọi khổ hạnh, mọi nếp sống kham khổ?

– Thưa các Tôn giả, Thế Tôn không chỉ trích mọi khổ hạnh, không nhất hướng bài bác, chống đối mọi khổ hạnh, mọi nếp sống kham khổ. Thưa các Tôn giả, Thế Tôn chỉ trích cái gì đáng chỉ trích, tán thán cái gì đáng tán thán. Thưa các Tôn giả, Thế Tôn chỉ trích cái gì đáng chỉ trích, tán thán cái gì đáng tán thán, như vậy Thế Tôn là người phân tích luận, không phải là người nhất hướng luận (nói một chiều).

 

  1. When this was said, a wanderer said to the householder Vajjiyamahita; “Wait a moment, householder! That ascetic Gotama whom you are praising is an abolitionist who refrains from making definite declarations.”

– “I will deal with that point, too, Bhante. The Blessed One has validly declared: ‘This is wholesome’ and; ‘This is unwholesome.’ Thus, when he declares what is wholesome and what is unwholesome, the Blessed One makes definite declarations. He is not an abolitionist who refrains from making definite

declarations.” When this was said, those wanderers [191] sat silenced,

disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless.

  1. Then the householder Vajjiyamahita, having understood that those wanderers [sat] silenced … and speechless, rose from his seat and went to the Blessed One. He paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and reported to the Blessed One his entire conversation with those wanderers of other sects.
  2. Ðược nói vậy, một du sĩ nói với Gia chủ Vajjiyamàhita: “Thôi chờ ở đây, này Gia chủ, Gia chủ tán thán Sa-môn Gotama và Sa-môn Gotama là người hư vô, một người không bao giờ có định nghĩa rõ ràng”.

– Ở đây, thưa các Tôn giả, tôi nói với các Tôn giả, tôi nói với các Tôn giả đúng pháp: “Đây là thiện, thưa các Tôn giả, Thế Tôn đã định nghĩa. Ðây là bất thiện, thưa các Tôn giả, Thế Tôn đã định nghĩa. Ðây là thiện, đây là bất thiện, Thế Tôn đã định nghĩa. Thế Tôn là người có định nghĩa rõ ràng. Thế Tôn không phải là người chủ trương hư vô, không phải là người không có định nghĩa rõ ràng”. Khi được nói vậy, các du sĩ ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói nên lời.

  1. Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita, sau khi biết các du sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói nên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Gia chủ Vajjiyamàhita, câu chuyện với các du sĩ ngoại đạo như thế nào, tất cả đều thuật lại cho Thế Tôn rõ.

 

– [The Blessed One said:] “Good, good, householder! It is in such a way that those hollow men should from time to time be thoroughly refuted with reasoned argument.” (1) – (2) “I do not say, householder, of every kind of austerity that it should be practiced; nor do I say of every kind of austerity that it should not be practiced. (3) – (4) I do not say of every observance that it should be undertaken; nor do I say of every observance that it should not be undertaken. (5) – (6) I do not say that one should strive in every way; nor do I say that one should not strive in any way. (7) – (8) I do not say that one should make every kind of relinquishment; nor do I say that one should not make any kind of relinquishment. (9) – (10) I do not say that one should attain every kind of liberation; nor do I say that one should not attain any kind of liberation.

  1. – Lành thay, lành thay, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp. Này Gia chủ, Ta không nói rằng tất cả khổ hạnh cần phải hành trì. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự chấp trì cần phải được chấp trì. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự chấp trì không nên chấp trì. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự tinh cần phải tinh cần. Này Gia chủ, ta cũng không nói rằng, tất cả sự tinh cần không nên tinh cần. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng, tất cả sự từ bỏ nên từ bỏ. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự từ bỏ không nên từ bỏ. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự giải thoát nên giải thoát. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng, tất cả sự giải thoát không nên giải thoát.

 

  1. (1) – (2) “If, householder, when one practices a particular austerity, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, then, I say, one should not practice such austerity. But if, when one practices a particular austerity, unwholesome qualities decline and wholesome [192] qualities increase, then, I say, one should practice such austerity.

(3) – (4) “If, householder, when one undertakes a particular observance, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, then, I say, one should not undertake such an observance. But if, when one undertakes a particular observance, unwholesome qualities decline and wholesome

qualities increase, then, I say, one should undertake such an observance.

(5) – 6) “If, householder, when one strives in a particular way, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, then, I say, one should not strive in such a way. But if, when one strives in a particular way, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, then, I say, one should strive in such a way. (7) – (8) “If, householder, when one relinquishes something,

unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, then, I say, one should not make such a relinquishment. But if, when one relinquishes something, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, then, I say, one should make such a relinquishment. (9) – (10) “If, householder, when one attains a particular liberation, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, then, I say, one should not attain such a liberation. But if, when one attains a particular liberation, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, then, I say, one should attain such a liberation.”

Then, when the householder Vajjiyamahita had been instructed, encouraged, inspired, and gladdened by the Blessed One with a Dhamma talk, he rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.

  1. Này Gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, khổ hạnh ấy, Ta nói, không nên hành trì. Nhưng này Gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, khổ hạnh ấy, Ta nói nên hành trì. Này Gia chủ, phàm chấp trì nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, chấp trì ấy, Ta nói, không nên chấp trì. Phàm chấp trì nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các thiện pháp tăng trưởng, thời chấp trì ấy, Ta nói nên chấp trì. Này Gia chủ, phàm tinh cần nào được tinh cần, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, thời tinh cần ấy, Ta nói rằng, không nên tinh cần. Phàm tinh cần nào được tinh cần, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời tinh cần ấy, Ta nói nên tinh cần. Này Gia chủ, phàm từ bỏ sự từ bỏ nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, thời từ bỏ ấy, Ta nói, không nên từ bỏ. Phàm từ bỏ sự từ bỏ nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời từ bỏ ấy, Ta nói, nên từ bỏ. Này Gia chủ, phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các thiện pháp tổn giảm, thời giải thoát ấy, Ta nói, không nên giải thoát. Phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời giải thoát ấy, Ta nói nên giải thoát.

Rồi Gia chủ Vajjiyamàhita sau khi được Thế Tôn với một pháp thoại thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

 

  1. Then, not long after the householder Vajjiyamahita had left, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, if any bhikkhu, even one who has long had little dust in his eyes regarding this Dhamma and discipline, would thoroughly

refute with reasoned argument the wanderers of other sects, he would refute them in just such a way as the householder Vajjiyamahita has done.” [193]

8, Rồi Thế Tôn, sau khi Gia chủ Vajjiyamàhita ra đi không bao lâu, bảo các Tỷ-kheo:

– Phàm Tỷ-kheo nào, đã lâu ngày với trần cấu ít trong Pháp và Luật này, vị ấy hãy như vậy bài bác các du sĩ ngoại đạo với sự khéo bài bác nhờ Chánh pháp, như Gia chủ Vajjiyamàhita đã làm.

 

95 (5) Uttiya – [(V) (95) Uttiya]

 

  1. Then the wanderer Uttiya approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– (1) “How is it, Master Gotama, is the world eternal? Is this alone true and anything else wrong?”

– “Uttiya, I have not declared: ‘The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong.'”

– (2) “Then, Master Gotama, is the world not eternal? Is this, alone true and anything else wrong?” “Uttiya, I aiso have not declared: ‘The world is not eternal; this alone is true, anything else is wrong.” (3) – (4) “How is it then, Master Gotama, is the world finite? … Is the world infinite? … (5) – (6) Are the soul and the body the same? … Is the soul one thing, the body another? … (7) – (10) Does the Tathagata exist after death?… Does the Tathagata not exist after death? … Does the Tathagata both exist and not exist after death? … Does the Tathagata neither exist nor not exist after death? Is this alone true and anything else wrong?”

“Uttiya, I also have not declared: “The Tathagata neither exists nor does not exist after death; this alone is true, anything else is wrong.”

1 Bấy giờ có du sĩ ngoại đạo Uttiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Uttiya nói với Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, có phải Tôn giả chủ trương thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?

– Này Uttiya. Ta không có nói như sau: “Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”.

– Này Tôn giả Gotama, có phải thế giới là có biên tế…thế giới là không biên tế… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như Lai có tồn tại sau chết… Như Lai không có tồn tại sau khi chết… Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết… Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?

– Này Uttiya, Ta không có nói như sau: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”.

 

  1. “When I asked you: ‘How is it, Master Gotama, is the world eternal? Is this alone true and anything else wrong?’ you said: ‘Uttiya, I have not declared: “The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong.” But when I asked you: ‘Then, Master Gotama, is the world not eternal? Is this alone true and anything else wrong?’ you said: ‘Uttiya, I also have not declared: “The world is not eternal; this alone is true, anything else is wrong.”

– When I asked you: ‘How is it then, Master Gotama, is the world finite? … Does the Tathagata neither exist nor not exist after death? Is this alone true and anything else wrong?’ [194] you said: ‘Uttiya, I also have not declared:

“The Tathagata neither exists nor does not exist after death; this alone is true, anything else is wrong.'”

– What, then, has Master Gotama declared?”

– “Through direct knowledge, Uttiya, I teach the Dhamma to my disciples for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana.”

– “But when Master Gotama, through direct knowledge, teaches the Dhamma to his disciples for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana, will the entire world be thereby emancipated, or half the world, or a third of the world?” When this was asked, the Blessed One remained silent.

2- Thưa Tôn giả Gotama, có phải thế giới là vô thường, kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng? Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời: “Này Uttiya, Ta không có nói: “Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.”

– Thưa Tôn giả Gotama, có phải thế giới là vô thường? … có phải thế giới là có biên tế? … có phải thế giới không có biên tế? … có phải sinh mạng và thân thể là một? … có phải sinh mạng và thân thể là khác? … có phải Như Lai có tồn tại sau khi chết? … có phải Như Lai không có tồn tại sau khi chết? … có phải Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau chết? … có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng? Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời: “Này Uttiya, Ta không có nói: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng.”

– Vậy cái gì được Tôn giả Gotama nói lên?

– Với thắng trí, này Uttiya, Ta thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được chấm dứt, đế Thánh lý được chứng đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ.

– “Nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh… để Niết-bàn được chứng ngộ”, thời do vậy, cả thế giới này sẽ đi ra khỏi, hay chỉ có một nửa, hay chỉ có một phần ba? Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn im lặng.

 

  1. Then it occurred to the Venerable Ananda: “The wanderer Uttiya had better not adopt the evil view: ‘When I ask the ascetic Gotama the most elevated question of all, he falters and does not answer. It must be that he is unable to do so.” This would lead to the wanderer Uttiya’s harm and suffering for a long time.” Then the Venerable Ananda said to the wanderer Uttiya:
  2. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ như sau: “Chớ có để cho du sĩ Uttiya có ác tà kiến rằng: “Sa-môn Gotama khi được nghe ta hỏi câu hỏi tối ư quan trọng lại tránh né, không có trả lời, không dám trả lời, và như vậy là bất hạnh, là đau khổ lâu dài cho du sĩ Uttiya.” Rồi Tôn giả Ananda nói với du sĩ Uttiya:

 

  1. “Well then, friend Uttiya, I will give you a simile. Some intelligent people here understand the meaning of what is said by means of a simile. Suppose a king had a frontier city with strong ramparts, walls, and arches, and with a single gate. The gatekeeper posted there would be wise, competent, and intelligent;

one who keeps out strangers [195] and admits acquaintances. While he is walking along the path that encircles the city he would nor see a cleft or an opening in the walls even big enough for a cat to slip through. He might not know how many living beings enter or leave the city, but he could be sure that whatever large living beings enter or leave the city all enter and leave through that gate. So too, friend Uttiya, the Tathagata has no concern whether the entire world will be emancipated, or half the world, or a third of the world. But he can be sure that all those who have been emancipated, or who are being

emancipated, or who will be emancipated from the world first abandon the five hindrances, corruptions of the mind that weaken wisdom, and then, with their minds well established in the four establishments of mindfulness, develop correctly the seven factors of enlightenment. It is in this way that they have been emancipated or are being emancipated or will be emancipated from the world. “Friend Uttiya, you asked the Blessed One from a different angle the same question that you had already asked him. Therefore, the Blessed One did not answer you.” [196]

4.- Vậy này Hiền giả Uttiya, Ta sẽ dùng một ví dụ, chính nhờ ví dụ, ở đây một số người có trí có thể hiểu được ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Hiền giả Uttiya, ngôi thành trì biên địa của vua với những nền móng vững chắc, với các thành lũy tháp canh vững chắc, và chỉ có một cửa vào. Tại đây, người giữ cửa là người sáng suốt, thông minh, có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết. Khi đi tuần trên con đường chạy vòng quanh thành trì ấy, người ấy có thể không thấy một kẽ hở trong thành hay lỗ trống thành lớn cho đến một con mèo có thể chui qua. Người ấy có thể không biết được: “Từng ấy loài hữu tình đã đi vào hay đi ra thành này, nhưng điều này cho biết: “Những loài hữu tình thô lớn nào đi vào hay đi ra thành này”, tất cả chúng phải đi vào hay đi ra ngang qua cửa thành này. Cũng vậy, này Hiền giả Uttiya, đối với Như Lai, không phải là một vấn đề quan trọng (câu hỏi này của Thầy) là có phải toàn thế giới do vậy được thoát ra khỏi hay nửa phần thế giới, hay là một phần ba? Những điều Như Lai nói là như sau: “Những ai đã được thoát ra khỏi thế giới, hay đang được thoát ra, hay sẽ thoát ra, tất cả những vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm ô nhiểm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, với tâm khéo an trú trên Bốn niệm xứ; sau khi như thật tu tập Bảy giác chi, như vậy các vị ấy đã thoát khỏi, đang thoát khỏi, sẽ thoát khỏi thế giới. Này Hiền giả Uttiya, về câu hỏi mà Thầy đã hỏi Thế Tôn đứng trên một lập trường khác. Ðó là lý do tại sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi ấy cho Thầy.

 

96 (6) Kokanada – [(VI) (96) Kokanuda]

 

  1. On one occasion the Venerable Ananda was dwelling at Rajagaha in the Hot Springs Park. Then, as the night was receding, the Venerable Ananda rose and went to the hot springs to bathe. Having bathed in the hot springs and come back out, he stood in one robe drying his limbs. The wanderer Kokanada, too, rose as the night was receding and went to the hot springs to bathe. He saw the Venerable Ananda from a distance and said to him:

– “Who is here, friend?”

– “I am a bhikkhu, friend.”

– “From which group of bhikkhus, friend?”

– “From the ascetics following the Sakyan son.”

– “If you could take the time to answer my question, I would

like to ask you about a certain point.”

– “You may ask, friend. When I hear your question, I’ll know [whether I can answer it].”

  1. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Ràjagaha, tại suối nước nóng Tapodàràma. Rồi Tôn giả Ananda khi đêm vừa mới sáng, thức dậy đi đến Tapodàràma để rửa tay chân. Rửa tay chân xong, ở Tapodà, sau khi ra khỏi, Tôn giả đứng đắp một y để phơi tay chân cho khô. Bấy giờ có tu sĩ Kokanuda, khi đêm vừa mới sáng, thức dậy đi đến Tapodà để rửa tay chân. Du sĩ Kokanuda thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy, nói với Tôn giả Ananda:

– Hiền giả là ai?

– Thưa Hiền giả, tôi là Tỷ-kheo.

– Này Hiền giả, thuộc về các Tỷ-kheo nào?

– Là Sa-môn Thích tử.

– Này Hiền giả, chúng tôi muốn hỏi Hiền giả một vài vấn đề.

– Nếu Hiền giả cho tôi cơ hội để trả lời câu hỏi, thì nay Hiền giả, hãy hỏi đi. Sau khi nghe, chúng tôi sẽ được biết.

 

  1. – “How is it, sir, do you hold the view: (1) ‘The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong’?”

– “I don’t hold such a view, friend.”

– “Then do you hold the view: (2) ‘The world is not eternal; this alone is true, anything else is wrong’?”

– “I don’t hold such a view, friend.”

– “Do you hold the view: (3) – (4) ‘The world is finite’ … ‘The world is infinite’ … (5) – (6) ‘The soul and the body are the same’ … ‘The soul is one thing, the body another’ … (7) – (10) ‘The Tathagata exists after death’ … ‘The Tathagata does not exist after death’ … ‘The Tathagata both exists and [197] does not exist after death’ …

– ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death; this alone is true, anything else is wrong’?” “I don’t hold such a view, friend.”

– “Could it then be that you do not know and see?”

– “It isn’t the case, friend, that I do not know and see. I know

and see.”

  1. – Thưa Hiền giả, có phải: “Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.”? Kiến là như vậy, có phải không Hiền giả?

– Thưa Hiền giả, tôi không có kiến như vậy: ” Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.”

– Vậy có phải: “Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”? Kiến là như vậy, có phải không Hiền giả?

– Thưa Hiền giả, tôi không có kiến như vầy: “Thế giới là vô thường, kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.”

– Có phải, thưa Hiền giả, “Thế giới là có biên tế… “Thế giới là không biên tế… “Sinh mạng và thân thể là một… “Sinh mạng và thân thể là khác… “Như Lai có tồn tại sau khi chết… “Như Lai không tồn tại sau khi chết… “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết… “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết… Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”? Kiến là như vậy, có phải không thưa Hiền giả?

– Thưa Hiền giả, tôi không có kiến như vầy: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”.

– Vậy thưa Hiền giả, Hiền giả không biết, Hiền giả không thấy.

– Thưa Hiền giả, không phải tôi không hết, không phải tôi không thấy. Thưa Hiền giả, tôi có biết, tôi có thấy.

 

  1. “When I asked you: ‘How is it, sir, do you hold the view: “The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong”?’ you said: ‘I don’t hold such a view, friend.’ But when I asked you: ‘Then do you hold the view: “The world is not eternal; this alone is true, anything else is wrong”? ‘you said: ‘I don’t hold such a view, friend.’ When I asked you: ‘Do you hold theview: “The world is finite” … “The Tathagata neither exists nor does not exist after death; this alone is true, anything else is wrong”?’ you said: ‘I don’t hold such a view, friend.’ Then

when I asked you: ‘Could it then be that you do not know and see?’ you said: ‘It isn’t the case, friend, that I do not know and see. I know and see.’ How, friend, should the meaning of this statement be understood?”

  1. – Có phải, thưa Hiền giả, “Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”? Ðược hỏi vậy, Hiền giả nói: “Thưa Hiền giả, tôi không có kiến như vậy: “Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào là khác là hư vọng”. Có phải, thưa Hiền giả, “Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”? … “Thế giới là có biên tế… Thế giới là vô biên… “Sinh mạng và thân thể là một… Sinh mạng và thân thể là khác… “Như Lai có tồn tại sau khi chết… “Như Lai không có tồn tại sau khi chết… “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết… “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”? Ðược hỏi vậy, Hiền giả nói: “Thưa Hiền giả, tôi không có kiến như vầy: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.”” Vậy, thưa Hiền giả, “Hiền giả không biết, Hiền giả không thấy?” Ðược hỏi vậy, Hiền giả nói: “Thưa Hiền giả, không phải tôi không biết, không phải tôi không thấy. Thưa Hiền giả, tôi có biết, tôi có thấy”. Vậy thưa Hiền giả, “cần phải hiểu như thế nào, ý nghĩa lời nói này? “

 

  1. “‘The world is eternal; this alone is true, anything else is wrong,’ friend: this is a speculative view. ‘The world is not eternal; this alone is true, anything else is wrong’: this is a speculative view. ‘The world is finite’ … ‘The world is infinite’ … ‘The soul and the body are the same’ … ‘The soul is one thing, the body another’… ‘The Tathagata exists after death’ … ‘The Tathagata does not exist after d eath’ … ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’… ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death; this alone is true, [198]

anything else is wrong’: this is a speculative view. “To the extent, friend, that there is a speculative view, a basis for views, a foundation for views, obsession with views, the origination of views, and the uprooting of views, I know and

see this. When I know and see this, why should I say: ‘I do not know and see.’ I know, friend, I see.”

  1. – “Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”. Thưa Hiền giả, đây là tà kiến. “Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”. Thưa Hiền giả, đây là tà kiến. “Thế giới có biên tế… “Thế giới không biên tế… “Sinh mạng và thân thể là một… “Sinh mạng và thân thể là khác… “Như Lai có tồn tại sau khi chết… “Như Lai không có tồn tại sau khi chết… “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết… “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng”. Thưa Hiền giả, đây là tà kiến. Thưa Hiền giả, xa cho đến như vậy là các tà kiến. Xa cho đến như vậy là kiến xứ, kiến trú, kiến triền phược, kiến khởi, kiến diệt, tôi có biết điều ấy, tôi có thấy điều ấy. Do tôi có biết điều ấy, tôi có thấy điều ấy, làm sao tôi lại trả lời: ” Tôi không biết, tôi không thấy”! Thưa Hiền giả: “Tôi có biết, tôi có thấy”.

 

– “What is your name? And how are you known by your fellow monks?”

– “My name is Ananda, and my fellow monks know me as Ananda.”

“Indeed, I did not realize that I was consulting the great teacher, the Venerable Ananda! if I had realized that this was the Venerable Ananda, I wouldn’t have spoken so much. Let the Venerable Ananda please pardon me.”

– Hiền giả tên là gì? Và như thế nào các vị đồng Phạm hạnh biết Hiền giả?

– Thưa Hiền giả, Ananda là tên của tôi. Và các vị đồng Phạm hạnh biết tôi là Ananda.

– Ôi, tôi đang nói chuyện với Tôn giả Ðại sư, mà tôi không biết là Tôn giả Ananda. Nếu tôi biết là Tôn giả Ananda, tôi đã không nói nhiều như vậy, mong Tôn giả Ananda tha lỗi cho.

 

97 (7) Worthy of Gifts – [(VII) (97) Ðáng Ðảnh Lễ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing ten qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What ten?
  2. – Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them.
  2. (2) “He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning [199] and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such teachings as

these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated mentally, and penetrated well by view.

  1. (3) “He has good friends, good companions, good comrades.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong học pháp.
  3. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. Các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán đời sống Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy nghe hiểu, được thọ trì, được tụng đọc bằng lời, được quán sát với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến.
  4. Là người bạn với thiện, là thân hữu với thiện, thân thiết với thiện.

 

  1. (4) “He holds right view and has a correct perspective.
  2. (5) “He wields the various kinds of psychic potency: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through a rampart, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water;

he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he exercises mastery with the body as far as the brahma wrorld.

  1. (6) “With the divine ear element, which is purified and surpasses the human, he hears both kinds of sounds, the divine and human, those that are far as well as near.
  2. Có chánh kiến, thành tựu chánh tri kiến.
  3. Chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ, trồi lên qua đất liền như ở trong nước; đi trong nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già du hành trên hư không như con chim; với bàn tay chạm rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.
  4. Có thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng chư thiên và loài người, xa và gần.

 

  1. (7) “He understands the minds of other beings and persons, having encompassed them with his own mind. He understands a mind with lust as a mind with lust, and a mind without lust as a mind without lust; a mind with hatred as a mind with hatred, and a mind without hatred as a mind without hatred; a mind with delusion as a mind, with delusion, and a mind without

delusion as a mind without delusion; a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; a surpassable mind as surpassable an d an unsurpassable mind as unsurpassable; a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.

  1. Sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy được biết như sau: “Tâm có tham biết là tâm có tham; tâm không tham biết là tâm không tham.” “Tâm có sân biết là tâm có sân; tâm không sân biết là tâm không sân.” “Tâm có si biết là tâm có si; tâm không si biết là tâm không si.” “Tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn; “Ðại hành tâm biết là đại hành tâm, không phải đại hành tâm, biết là không phải đại hành tâm.” “Tâm vô thượng biết là tâm vô thượng.” “Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng.””Tâm Thiền định biết là tâm Thiền định.” .”Tâm không Thiền định biết là tâm không Thiền định.” “Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.”

 

  1. (8) “He recollects his manifold past abodes that is, one birth, two births, three births, four births, [200] five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many

eons of world-dissolution and world-evolution thus: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here.’ Thus he recollects his manifold past abodes with their aspects and details.

  1. Vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, đồ ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, đồ ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ở đây”. Như vậy, ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

 

(9) “With the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma thus: ‘These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in

hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world.’ Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma.

  1. Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, biết trí tuệ về sanh tử của chúng sanh, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Này các Hiền giả, những vị này, làm những ác hạnh về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những vị này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

 

  1. (10) “With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. [201]

“Possessing these ten qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Do đoạn tận các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ chứng đạt, và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp này, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

 

98 (8) An Elder – [(VIII) (98) Vị Trưởng Lão]

 

  1. “Bhikkhus, possessing ten qualities, an elder bhikkhu dwells at ease in whatever quarter he lives. W hat ten?
  2. (1) An elder is of long-standing, long gone forth. (2) He is virtuous … Having

undertaken the training rules, he trains in them. (3) He has learned much … and penetrated well by view. (4) Both Patimokkhas have been well transmitted to him in detail, well analyzed, well mastered, well determined in terms of the rules and their detailed explication. (5) He is skilled in the origination and settlement of disciplinary issues. (6) He loves the Dhamma and is pleasing in his assertions, filled with a lofty joy pertaining to the Dhamma and discipline. (7) He is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. (8) He is graceful when going forward and returning,

and also, well restrained when sitting among the houses. (9) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (10) With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered

upon it, he dwells in it possessing these ten qualities, an elder bhikkhu dwells at ease in whatever quarter he lives.”

  1. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão tại địa phương nào vị ấy trú, vị ấy trú an ổn. Thế nào là mười?
  2. Vị trưởng lão đã lâu ngày được biết đến, xuất gia đã lâu ngày có giới… chấp nhận và học hỏi trong các học pháp; là vị nghe nhiều…. khéo thể nhập với chánh kiến; cả hai giới bổn Pàtimokkha được khéo truyền đạt một cách rộng rãi, được khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết, vị ấy thiện xảo trong sự sanh khởi và chấm dứt các tranh sự, ưa thích pháp; dùng lời ái ngữ, hết sức hân hoan trong thắng pháp, thắng luật; biết đủ với bất cứ vật dụng nào nhận được như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; dễ mến, khéo chế ngự trong khi đi tới đi lui, khi ngồi trong nhà; chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trưởng lão trú tại địa phương nào, tại địa phương nào, sống được an ổn.

 

99 (9) Upali – [(IX) (99) Upàli]

 

  1. Then the Venerable Upali approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, [202] and said:

– “Bhante, I wish to resort to remote lodgings in forests and jungle groves.”

  1. “Remote lodgings in forests and jungle groves are hard to endure, Upali. Solitude is hard to undertake and hard to delight in. When, he is alone, the woods steal the mind of a bhikkhu who does not gain concentration. It can be expected that one who says ‘I do not gain concentration, yet I will resort to remote lodgings in forests and jungle groves’ will either sink or float away.
  2. Bấy giờ có Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con muốn sống trong rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng.

  1. Này Upàli, không dễ dàng là sống tại các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng, khó khăn là đời sống viễn ly, khó ưa thích là đời sống độc cư. Ta nghĩ rằng: “Các ngôi rừng làm loạn ý Tỷ-kheo chưa được Thiền định”. Này Upàli, ai nói như sau: “Dầu tôi chưa được Thiền định, tôi sẽ sống tại các rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng”, thời người ấy được chờ đợi như sau: “Vị ấy sẽ chìm xuống (đáy) hay nổi lên (mặt nước)”.

 

  1. “Suppose, Upali, there was a large lake, and bull elephant seven or eight cubits in size would come along. He might think: ‘Let me enter this lake and playfully wash my ears and back. I will bathe and drink, come out, and set off wherever I want.’ He then enters the lake and playfully washes his ears and back. He bathes and drinks, comes out, and sets off wherever he wants. How so? Because his large body finds a footing in the depths. “Then a hare or a cat comes along. It might think: ‘How is a bull elephant different from myself? I’ll enter this lake and playfully wash my ears and back. [203] I will bathe and drink, come out, and set off wherever I want.’ Then, without reflecting, it hastily enters the deep lake. It can be expected that it will either sink or float away.

Why so? Because its small body does not find a footing in the depths. So too, it can be expected that one who would say: ‘I do not gain concentration, yet I will resort to remote lodgings in forests and jungle groves,’ will either sink or float away.

  1. Ví như, này Upàli, một hồ nước lớn, có con voi lớn đi đến, bảy thước hay tám thước cao. Con voi ấy suy nghĩ: “Ta hãy lặn vào hồ nước này, rồi chơi trò chơi rửa tai, rồi chơi trò chơi rửa lưng; sau khi chơi trò rửa tai, sau khi chơi trò chơi rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ bước lên, ta đi chỗ nào ta muốn”. Rồi con voi ấy lặn vào hồ nước ấy, có thể chơi trò chơi rửa tai, có thể chơi trò chơi rửa lưng, sau khi chơi trò chơi rửa tai, sau khi chơi trò rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ bước lên, nó đi chỗ nào nó muốn. Vì sao? Vì tự ngã to lớn tìm được chân đứng trong chỗ nước. Rồi có con thỏ hay con mèo đến, nó suy nghĩ: “Ta là ai, con voi lớn là ai? Vậy ta sau khi lặn xuống hồ nước này, có thể chơi trò chơi rửa tai, có thể chơi trò chơi rửa lưng; sau khi chơi trò chơi rửa tai, sau khi chơi trò chơi rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ bước lên, ta sẽ đi chỗ nào ta muốn”. Rồi nó nhảy vào hồ nước ấy lập tức, không có tính toán. Với nó, được chờ đợi rằng: “Nó sẽ chìm hay nổi trên mặt nước” Vì sao? Này Upàli, vì tự ngã nhỏ bé không tìm được chân đứng trong nước sâu. Cũng vậy, này Upàli, ai nói rằng: “Dầu tôi không được định, tôi sẽ sống trong các rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng”. Với vị ấy, được chờ đợi rằng: “Vị ấy sẽ chìm xuống hay nổi trên mặt nước”.

 

  1. “Suppose, Upali, a young infant boy, lying on his back, would play with his own urine and feces. What do you think, isn’t that a completely foolish type of amusement?”

– “Yes, Bhante.”

– “Sometime later, when that boy grows up and his faculties mature, he would play the games that are typical for boys – games with toy plovys, stick games, somersaults, games with pinwheels, games with measures made of leaves, games with toy chariots, games with toy bows. What do you think, isn’t this amusement more excellent and sublime than the former kind?”

– “Yes, Bhante.”

  1. Ví như: này Upàli, một đứa trẻ, còn nhỏ, còn yếu, nằm ngửa, chơi với phân và nước tiểu của mình. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi con nít này có thiệt là toàn diện đầy đủ không?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Upàli, đứa con nít ấy, sau một thời gian, sau khi lớn lên, sau khi các căn được thuần thục, có được các đồ chơi của những con nít, như trẻ con chơi khăn, chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, và nó chơi với những đồ chơi ấy. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi này so sánh với trò chơi trước, có đi đến thù diệu hơn, thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

 

– “At a still later time, as that boy continues to grow up and his faculties mature still more, he enjoys himself furnished and endowed with the five objects of sensual pleasure: with forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, pleasing, connected with sensual pleasure, tantalizing; with sounds cognizable by the ear with odors cognizable by the nose … with tastes cognizable by the tongue … with tactile objects cognizable by the body [204] that are wished for, desired, agreeable, pleasing, connected with sensual pleasure, tantalizing.

What do you think, isn’t this amusement more excellent and sublime than the former kind?”

– “Yes, Bhante.”

– Rồi này Upàli, đứa trẻ ấy, sau một thời gian, sau khi lớn lên, sau khi các căn được thuần thục, thọ hưởng đầy đủ năm món dục lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, kích thúc lòng dục, hấp dẫn, với các tiếng do tai nhận thức… với các hương do mũi nhận thức… với các vị do lưỡi nhận thức… với các xúc do thân cảm giác, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi này, so sánh với các trò chơi trước có thù diệu hơn, thù thắng hơn không?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

 

  1. “Here, Upali, the Tathagata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. Having realized with his own direct knowledge this world with its devas, Mara, and Brahma, this population with its ascetics and brahmins, with its devas and humans, he makes it known to others. He teaches the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the perfectly complete and pure spiritual life. “A householder or householder’s son or one born in some other clan hears this Dhamma. He then acquires faith in the Tathagata and considers thus: ‘Household life is crowded and dusty; life gone forth is wide open if is not easy, while living at home, to lead the spiritual life that is utterly perfect and pure as a polished conch shells. Suppose I shave off my hair and beard, put on ochre robes, and go forth from the household life into homelessness.’ On a later occasion, having abandoned a small or a large fortune, having abandoned a small or a large circle of relatives, he shaves off his hair and beard, puts on ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness. “Having thus gone forth and possessing the bhikkhus’ training and way of life, having abandoned the destruction of life, he abstains from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. Having abandoned taking what is not given, he abstains from taking what is not given; he takes only what is given, expects only what is given, and dwells honestly without thoughts of theft. Having abandoned sexual activity, he observes celibacy, [205] living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.

“Having abandoned false speech, he abstains from false speech; he speaks truth, adheres to truth; he is trustworthy and reliable, no deceiver of the world. Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech; he does not repeat elsewhere what he has heard here in order to divide [those people] from these, nor does he repeat to these what he has heard elsewhere in order to divide [these people] from those; thus, he is one who reunites those who are divided, a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh speech; he speaks words that are gentle, pleasing to the ear, lovable, words that go to the heart, courteous words that are desired by many people and agreeable to many people. Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter; he speaks at a proper time, speaks what is fact, speaks on what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at the proper time he speaks words that are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial. “He abstains from injuring seeds and plants. He eats once a day, abstaining from eating at night and outside the proper time. He abstains from dancing, singing, instrumental music, and unsuitable shows. He abstains from adorning and beautifying himself by wearing garlands and applying scents and unguents. He abstains from high and large beds. He abstains from accepting gold and silver, raw grain, raw meat, women and girls, men and women slaves, goats and sheep, fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares, fields and land. He abstains from going on errands and running messages; from buying and selling; from cheating with weights, metals, and ‘measures; [206] from accepting bribes, deceiving, defrauding, and trickery. He abstains from wounding, murdering, binding, brigandage, plunder, and violence. “He is content with robes to protect his body and almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes he sets out taking only these with him. Just as a bird, wherever it goes, flies with its wings as its only burden, so too, a bhikkhu is content with robes to protect his body and almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes he sets out taking only these with him. Possessing this aggregate of noble virtuous behavior, he experiences blameless bliss within himself.

  1. Ở đây, này Upàli, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thắng trí, tuyên bố cho biết về thế giới này, các chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, với chúng Sa-Môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nêu rõ phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Người gia chủ, hay con người gia chủ hay một người tái sanh trong một gia đình khác nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, vị ấy sanh lòng tin vào Như Lai. Vị ấy thành tựu với lòng tin ấy, suy xét như sau: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, thọ lãnh đầy đủ sự học tập và nếp sống của các Tỷ-kheo. Sau khi đoạn tận sát sanh, sống từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Sau khi đoạn tận lấy của không cho, vị ấy sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự mình sống thanh tịnh không có trộm cướp. Sau khi đoạn tận không Phạm hạnh, vị ấy sống Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Sau khi đoạn tận nói láo, vị ấy sống từ bỏ nói láo, nói lời chơn thật, nói lời liên hệ đến chân thật, vững chắc đáng tin cậy, không lường gạt lời hứa đối với đời. Sau khi đoạn tận nói hai lưỡi, vị ấy sống từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người kia; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói đến chỗ này để sanh chia rẽ ở những người này. Như vậy, vị ấy sống kết hợp những kẻ bị chia rẽ, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, ưa thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp. Sau khi đoạn tận lời nói độc ác, vị ấy sống từ bỏ lời nói độc ác; những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, thích ý nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Sau khi đoạn tận nói lời phù phiếm, vị ấy sống từ bỏ nói lời phù phiếm, nói lời đúng thời, nói lời chân thật, nói lời có ý nghĩa, nói lời về Chánh pháp, nói lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Vị ấy sống từ bỏ làm hại các hột giống và các loại cây cỏ; dùng mỗi ngày một bữa, từ bỏ ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang, từ bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng và bạc, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ việc phái người làm môi giới, hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh, như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy, biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo. Cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, vị ấy bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu với thành tựu giới uẩn này, nội tâm cảm thọ sự an lạc không có phạm lỗi.

 

  1. “Having seen a form with the eye, he does not grasp at its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he does not grasp at its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. Possessing this noble restraint of the faculties, he experiences unsullied bliss within himself.
  2. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không có xen lẫn.

 

  1. “He acts with clear comprehension when going forward and returning; he acts with clear comprehension when looking ahead and looking away; he acts with clear comprehension when bending and stretching his limbs; he acts with clear comprehension when wearing his robes and carrying his outer robe and bowl; he acts with clear comprehension when eating, drinking, consuming food, and tasting; he acts with clear comprehension when defecating and urinating; he acts with clear comprehension when walking, standing, sitting, falling asleep,

waking up, talking, and keeping, silent … “Possessing this aggregate of noble virtuous behavior, and this [207] noble restraint of the faculties, and this noble mindfulness and clear comprehension, he resorts to a secluded lodging:

the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, an open space, a heap of straw. “Having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, he sits down, folding his legs crosswise, straightening his body, and establishing mindfulness in front of him. Having abandoned longing for the world, he dwells with a mind free from longing; he purifies his mind from longing. Having abandoned ill will and hatred, he dwells with a mind free from ill will, compassionate for the welfare of all living beings; he purifies his mind from ill will and hatred. Having abandoned dullness and drowsiness, he dwells free from dullness and drowsiness, percipient of light, mindful and clearly comprehending; he purifies his mind from dullness and drowsiness. Having abandoned restlessness and remorse, he dwells without agitation, with a mind inwardly peaceful; he purifies his mind from restlessness and remorse. Having abandoned doubt, he dwells having gone beyond doubt, unperplexed about wholesome qualities; he purifies his mind from doubt.

  1. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Vị ấy thành tựu với Thánh giới uẩn này, thành tựu với Thánh hộ trì các căn này, thành tựu với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, chọn một trú xứ thanh vắng như rừng, gốc cây, khe đá, hang đá, bãi tha ma, khu rừng xa vắng, ngoài trời, đống rơm. Vị ấy đi đến rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy, sau khi đoạn tận tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm khỏi tham ái. Sau khi đoạn tận sân, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Sau khi đoạn tận hôn trầm thụy miên, sống với tâm thoát ly hồn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, vị ấy gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Sau khi đoạn tận trạo hối, sống không trạo hối, với nội tâm trầm lặng, vị ấy gột rửa hết tâm trạo cử hối tiếc. Sau khi đoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

 

  1. (1) “Having thus abandoned these five hindrances, defilements of the mind, qualities that weaken wisdom, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought

and examination. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

“It is when they see this quality within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. Vị ấy sau khi đoạn tận năm triền cái này, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm hèn yếu trí tuệ, ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vì sao, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Upàli, các đệ tử của Ta, thấy được Pháp này trong tự ngã, sống tại các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng, cho đến khi mục đích của mình chưa đạt, thời họ vẫn trú (tại các chỗ ấy), (hay như mục đích của mình chưa đạt, tức là định chưa đạt; thời không sống trong rừng núi cao nguyên tại các trú xứ xa vắng).

 

  1. (2) “Again, Upali, with the subsiding of thought and examination,

the bhikkhu enters and dwells in the second jhana … What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves [208] that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ… chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với những an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Upàli, các đệ tử của Ta, khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được.

 

  1. (3) “Again, Upali, with the fading away as well of rapture … he enters and dwells in the third jhana …. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo ly hỷ… chứng và trú Thiền thứ ba. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với những an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Upàli, các đệ tử của Ta, khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi, cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được.

 

  1. (4) “Again, Upali, with the abandoning of pleasure and pain … he enters and dwells in the fourth jhana …. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. (5) “Again, Upali, with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ the bhikkhu enters and dwells in the base of the infinity of space. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo đoạn lạc… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli… chưa đạt được…? …
  2. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý đến các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli…? … mục đích của mình chưa đạt được.

 

 

  1. (6) “Again, Upali, by completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite,’ he enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

  1. (7) “Again, Upali, by completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing’ he enters and dwells in the base of nothingness. What do you think, Upali, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

(8) “Again, Upali, by completely surmounting the base of nothingness, [perceiving] ‘this is peaceful, this is sublime’ [209] he enters and dwells in the base of neither-perception-nor-nonperception. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. But they still haven’t attained their own goal.

(9) “Again, Upali, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, he enters and dwells in the cessation of perception and feeling. (10) And having seen with wisdom, his taints are utterly destroyed. What do you think, isn’t this dwelling more excellent and sublime than those

that precede it?”

– “Yes, Bhante.”

– “It is when they see this quality, too, within themselves that my disciples resort to remote lodgings in forests and jungle groves. And they dwell having attained their own goal. “Come, Upali, dwell within the Sahgha. While you dwell

within the Sangha you will be at ease.”

  1. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli…? … mục đích của mình chưa đạt được.

Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có sở hữu”, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli…? … mục đích của mình chưa đạt được.

Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: “Ðây là tịch tịnh, đây là thù diệu”, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn… mục đích của mình chưa đạt được.

  1. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định, vị ấy sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn?

– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Upàli, các đệ tử của Ta, sau khi quán thấy Pháp này trên tự ngã đã đến ở trong các rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng, họ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được.

Vậy này Upàli, Thầy hãy sống giữa chúng Tăng. Sống giữa chúng Tăng, Thầy sẽ được an ổn.

 

100 (10) Incapable – [(X) (100) Không Thể Tăng Trưởng]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned these ten things, one is incapable of realizing arahantship. What ten?
  2. Lust, hatred, delusion, anger, hostility, denigration, insolence, envy, miserliness, and conceit. Without h aving abandoned these ten things,

one is incapable of realizing arahantship.

  1. “Bhikkhus, having abandoned these ten things, one is capable of realizing arahantship. What ten?
  2. Lust … conceit.

Having abandoned these ten things, one is capable of realizing arahantship.” [210]

  1. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận mười pháp này, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười?
  2. Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.

Không đoạn tận mười pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

  1. Ðoạn tận mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười?
  2. Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.

Ðoạn tận mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

 

The Third Fifty

  1. An Ascetic’s Perceptions – [XI. Phẩm Sa Môn Tưởng]

 

 

101(1) An Ascetic’s Perceptions – [(I) (101) Tưởng]

 

  1. “Bhikkhus, when these three ascetic perceptions are developed and cultivated, they fulfill seven things. What three?
  2. Có ba Sa-môn tưởng, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế nào là ba?

 

  1. (1) ‘”I have entered upon a classless condition; (2) my living is dependent upon others; (3) my deportment should be different.’

When these three perceptions of an ascetic are developed and cultivated, they fulfill seven things. What seven?

  1. Ta nay đã đến tình trạng mất bản sắc; đời sống ta bị phụ thuộc vào người khác; hành vi của ta cần phải thay đổi.

Ba Sa-môn tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế nào là bảy?

 

  1. (4) “One consistently acts and behaves in accord with virtuous behavior. (5) One is without longing, (6) without ill will, (7) and without arrogance. (8) One is desirous of training. [211] (9) One uses the requisites for maintaining one’s life with an awareness of their purpose. (10) One is energetic.

When, bhikkhus, these three perceptions of an ascetic are developed and cultivated, they fulfill these seven things.”

  1. Luôn luôn là người làm liên tục, thực hiện liên tục trong các Giới Luật; không có tham ái; không có sân; không có quá mạn, ưa thích học tập; đối với các vật dụng cần yếu cho đời sống, nó nghĩ: “Ðây là mục đích sống tinh cần tinh tấn”.

Này các Tỷ-kheo, có ba Sa-môn tưởng này tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp.

 

102 (2) Factors of Enlightenment – [(II) (102) Giác Chi]

 

  1. “Bhikkhus, when these seven factors of enlightenment are developed and cultivated, they fulfill the three true knowledges. What seven?
  2. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào là bảy?

 

  1. (1) “The enlightenment factor of mindfulness, (2) the enlightenment factor of discrimination of phenomena, (3) the enlightenment factor of energy, (4) the enlightenment factor of rapture, (5) the enlightenment factor of tranquility, (6) the enlightenment factor of concentration, and (7) the enlightenment factor

of equanimity.

When these seven factors of enlightenment are developed and cultivated, they fulfill the three true knowledges. What three?

  1. Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.

Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào là ba?

 

  1. (8) “Here, a bhikkhu recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births … Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details. (9) “With the divine eye, which is purified and surpasses the human … he understands how beings fare in accordance with their kamma. (10) “With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“When, bhikkhus, these seven factors of enlightenment are developed and cultivated, they fulfill these three true knowledges.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời… nhớ đến nhiều đời trước với các nét đại cương và các chi tiết. Với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân… rõ biết các chúng sanh, tùy thuộc hạnh nghiệp của họ. Do đoạn diệt các lậu hoặc… sau khi chứng ngộ, chứng đạt, vị ấy an trú.

Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh này.

 

103 (3) The Wrong Course – [(III) (103) Tà Tánh]

 

  1. “Bhikkhus, in dependence on the wrong course there is failure, not success. And how is it that in dependence on the wrong course there is failure, not success?
  2. Do tà tánh, này các Tỷ-kheo, nên thất bại, không thành công. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do tà tánh, nên thất bại, không thành công?

 

  1. (1) “For one of wrong view, (2) wrong intention originates. For one of wrong intention, (3) wrong speech originates. For one of wrong speech, [212] (4) wrong action originates. For one of wrong action, (5) wrong livelihood originates. For one of wrong livelihood, (6) wrong effort originates. For one of wrong effort,

(7) wrong mindfulness originates. For one of wrong mindfulness, (8) wrong concentration originates. For one of wrong concentration, (9) wrong knowledge originates. For one of wrong knowledge, (10) wrong liberation originates.

In this way, in dependence on the wrong course, there is failure, not success.

  1. Với người tà kiến, này các Tỷ-kheo, có tà tư duy. Với người tà tư duy, có tà ngữ. Với người tà ngữ, có tà nghiệp. Với người tà nghiệp, có tà mạng. Với người tà mạng, có tà tinh tấn. Với người tà tinh tấn, có tà niệm. Với người tà niệm, có tà định. Với người tà định, có tà trí. Với người tà trí, có tà giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, do tà tánh đưa đến thất bại.

 

  1. “In dependence on the right course, there is success, not failure. And how is it that in dependence on the right course, there is success, not failure?
  2. (1) “For one of right view, (2) right intention originates. For one of right intention, (3) right speech originates. For one of right speech. (4) right action originates. For one of right action, (5) right livelihood originates. For one of right livelihood, (6) right effort originates. For one of right effort, (7) right mindfulness originates. For one of right mindfulness, (8) right concentration

originates. For one of right concentration, (9) right knowledge originates. For one of right knowledge, (10) right liberation originates.

In this way, in dependence on the right course, there is success, not failure.”

  1. Do chánh tánh, này các Tỷ-kheo, nên thành công, không thất bại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do chánh tánh nên thành công, không thất bại?
  2. Với người chánh kiến, này các Tỷ-kheo, có chánh tư duy. Với người chánh tư duy, có chánh ngữ. Với người chánh ngữ, có chánh nghiệp. Với người chánh nghiệp, có chánh mạng. Với người chánh mạng, có chánh tinh tấn. Với người chánh tinh tấn, có chánh niệm. Với người chánh niệm, có chánh định. Với người chánh định, có chánh trí. Với người chánh trí, có chánh giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, do chánh tánh đưa đến thành công, không đưa đến thất bại.

 

104 (4) A Seed – [(IV) (104) Chủng Tử]

 

  1. “Bhikkhus, for a person of wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration, wrong knowledge, and wrong liberation, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination,

and volitional activities, all lead to what is unwished for, undesired, and disagreeable, to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad.

“Suppose, bhikkhus, a seed of neem, bitter cucumber, or bitter gourd were planted in moist soil. [213] Whatever nutrients it would take up from the soil and from the water would all lead to its bitter, pungent, and disagreeable flavor. For what reason? Because the seed is bad.

  1. Này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát; phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì kiến là ác. Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay hột giống cây kosàtakì (một loại dây leo), hay hột giống cây mướp đắng được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh cay, tánh không lạc của nó. Vì sao? Vì nó là tánh ác của hột giống, này các Tỷ-kheo.

 

  1. So too, for a person of wrong view … and wrong liberation, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to what is unwished for, undesired, and disagreeable, to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát, phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy, phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, và được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì tà kiến là ác.

 

  1. “Bhikkhus, for a person of right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to what is wished for desired, and agreeable, to well-being and happiness. For what reason? Because the view is good. “Suppose, bhikkhus, a seed of sugar cane, hill rice, or grape were planted in moist soil. Whatever nutrients it would take up from the soil and from the water would all lead to its agreeable, sweet, and delectable flavor. For what reason? Becausethe seed is good. So too, for a person of right view … [214] … and right liberation, whatever bodily kamma, verbal kamma, and mental kamma he instigates and undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to what is wished for, desired, and agreeable, to well-being and happiness. For what reason? Because the view is good.”
  2. Này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp, có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có chánh trí, có chánh giải thoát; phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến khả năng lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì chánh kiến là hiền thiện. VÍ như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây mía, hay hột giống cây lúa, hay hột giống cây nho được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh ngon, tánh ngọt, tánh thuần chất của nó. Vì sao? Vì hột giống là hiền thiện. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành… vì tánh hiền thiện của kiến.

 

105 (5) True Knowledge – [(V) (105) Vô Minh]

 

  1. “Bhikkhus, ignorance— accompanied by moral shamelessness and moral recklessness – is the forerunner in entering upon unwholesome qualities. (1) For a foolish person immersed in ignorance, wrong view originates. (2) For one of wrong view, wrong intention originates. (3) For one of wrong intention,

wrong speech originates. (4) For one of wrong speech, wrong action originates. (5) For one of wrong action, wrong livelihood originates. (6) For one of wrong livelihood, wrong effort originates. (7) For one. of wrong effort, wrong mindfulness originates. (8) For one of wrong mindfulness, wrong concentration

originates. (9) For one of wrong concentration, wrong knowledge originates. (10) For one of wrong knowledge, wrong liberation originates.

  1. Khi nào vô minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm, vô quý nối tiếp theo. Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo, tà kiến sanh. Với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh. Với kẻ tà tư duy, tà ngữ sanh. Với kẻ tà ngữ, tà nghiệp sanh. Với kẻ tà nghiệp, tà mạng sanh. Với kẻ tà mạng, tà tinh tấn sanh. Với kẻ tà tinh tấn, tà niệm sanh. Với kẻ tà niệm, tà định sanh. Với kẻ tà định, tà trí sanh. Với kẻ tà trí, tà giải thoát sanh.

 

  1. “Bhikkhus, true knowledge— accompanied by ia sense of moral shame and moral dread – is the forerunner in entering upon wholesome qualities. (1) For a wise person who has arrived at true knowledge, right view originates. (2) For one of right view, right intention originates. (3) For one of right intention,

right speech originates. (4) For one of right speech, right action originates. (5) For bne of right action, right livelihood originates. (6) For one of right livelihood, right effort originates. (7) For one of right effort, right mindfulness originates. (8) For one of right mindfulness, right concentration originates. (9) For one of right concentration, right knowledge originates. (10) For one of right knowledge, right liberation originates.” [215]

  1. Khi nào minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các thiện pháp, thời tàm và quý nối tiếp theo. Với kẻ được minh chi phối, có trí, này các Tỷ-kheo, chánh kiến sanh. Với vị có chánh kiến, chánh tư duy sanh. Với vị có chánh tư duy, chánh ngữ sanh. Với vị có chánh ngữ, chánh nghiệp sanh. Với vị có chánh nghiệp, chánh mạng sanh. Với vị có chánh mạng, chánh tinh tấn sanh. Với vị có chánh tinh tấn, chánh niệm sanh. Với vị có chánh niệm, chánh định sanh. Với vị có chánh định, chánh trí sanh. Với vị có chánh trí, chánh giải thoát sanh.

 

106 (6) Wearing Away – [(VI) (106) Nguyên Nhân Khiến Cho Tổn Giảm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten cases of wearing away. What ten?
  2. (1) “For one of right view, wrong view is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition are also worn away, and with right view as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (2) “For one of right intention, wrong intention is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong intention as condition are also worn away, and with right intention as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (3) For one of right speech, wrong speech is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong speech as condition are also worn away, and with right speech as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (4) “For one of right action, wrong action is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong action as condition are also worn away, and with right action as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment

by development. (5) “For one of right, livelihood, wrong livelihood is worn

away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong livelihood as condition are also worn away, and with right livelihood as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.

(6) “For one of right effort, wrong effort is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong effort as condition are also worn away, and with right effort as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (7) “For one of right mindfulness, wrong mindfulness is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong mindfulness as condition are also worn away, and with right mindfulness ais condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (8) “For one of right concentration, wrong concentration is

worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong concentration as condition are also worn away, and with right concentration as condition, numerous [216] wholesome qualities reach fulfillment by development. (9) “For one of right knowledge, wrong knowledge is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate

with wrong knowledge as condition are also worn away, and with right knowledge as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. (10) “For one of right liberation, wrong liberation is worn away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition are also worn away, and with right liberation as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.

“These are the ten cases of wearing away.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có mười tổn giảm sự này. Thế nào là mười?

 

  1. Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện do duyên tà tư duy sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh tư duy sanh, các pháp ấy được viên mãn trong tu tập. Với người có chánh ngữ… có chánh nghiệp… có chánh mạng… có chánh tinh tấn… có chánh niệm… có chánh định… có chánh trí… có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện do duyên tà giải thoát sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Do duyên chánh giải thoát, các thiện pháp đi đến viên mãn trong tu tập.

Này các Tỷ-kheo, có mười tổn giảm sự này.

 

107 (7) Dhovana – [(VII) (107) Tẩy Trần]

 

  1. “Bhikkhus, there is a country in the south named Dhovana [‘Washing’], where there is food, drink, victuals, comestibles, refreshments, tonics, dancing, singing, and music. There is this ‘Washing,’ bhikkhus; that I do not deny. Yet this ‘Washing’ is low, common, for worldlings, ignoble, unbeneficial; it does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbana. “But I will teach, bhikkhus, a noble washing that leads exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace,

to direct knowledge, to enlightenment, to nibbana. In dependence on this washing, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are freed from

sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. Listen and attend closely.I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. Này các Tỷ-kheo, tại các quốc độ miền Nam, có lễ tẩy trần. Tại đấy có các món ăn, có các thức uống, các đồ ăn loại cứng, các đồ ăn loại mềm, đồ nếm, đồ uống, múa, hát, nhạc. Này các Tỷ-kheo, đây là lễ tẩy trần, Ta tuyên bố rằng không phải là không có. Và này các Tỷ-kheo, lễ tẩy trần ấy là hạ liệt, thô tục, phàm phu, không phải Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Này các Tỷ kheo. Ta sẽ thuyết về tẩy trần thuộc bậc Thánh, tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn. Do duyên tẩy trần này, các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; cách chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “And what, bhikkhus, is that noble washing? [217] (1) “For one of right view, wrong view is washed away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition are also washed away, and with right view as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.
  2. Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh tẩy trần, do Thánh tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Do duyên Thánh tẩy trần này, các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; những chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.

 

  1. (2) – (9) “For one of right intention, wrong intention is washed away … For one of right speech, wrong speech is washed away … For one of right action, wrong action is washed away … For one of right livelihood, wrong livelihood is washed away … For one of right effort, wrong effort is washed away … For one

of right mindfulness, wrong mindfulness is washed awa … For one of right concentration, wrong concentration is washed away … For one of right knowledge, wrong knowledge is washed away … (10) “For one of right liberation, wrong liberation is washed away, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition are also washed away, and with right liberation as condition, numerous wholesome

qualities reach fulfillment by development.

  1. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tẩy sạch, và những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh kiến, đi đến viên mãn trong tu tập. Với người chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tẩy sạch… Với người chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ được tẩy sạch..Với người chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp được tẩy sạch… Với người chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng được tẩy sạch… Với người chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn được tẩy sạch… Với người chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm được tẩy sạch… Với người chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định được tẩy sạch… Với người chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí được tẩy sạch… Với người chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát được tẩy sạch và những pháp ác bất thiện do duyên tà giải thoát khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh giải thoát, đi đến viên mãn trong tu tập.

 

  1. “This, bhikkhus, is that noble washing that leads exclusively to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to nibbana. In dependence on

this washing, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish.” [218]

  1. Này các Tỷ-kheo, đây là Thánh tẩy trần ấy, tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do duyên tẩy trần này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; những chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, những chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; những chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.

 

108 (8) Physicians – [(VIII) (108) Y Thuật]

 

  1. “Bhikkhus, physicians prescribe a purgative for eliminating ailments originating from bile, phlegm, and wind. There is this purgative, bhikkhus; that I do not deny. Yet this purgative sometimes succeeds and sometimes fails.

“But I will teach, bhikkhus, a noble purgative that always succeeds and never fails. In dependence on this purgative, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection,

and anguish are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. Listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. Các y sư, này các Tỷ-kheo, cho thuốc xổ để chận đứng các bệnh khởi lên từ mật, để chận đứng các bệnh khởi lên từ đàm, để chận đứng các bệnh khởi lên từ gió. Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là thuốc xổ. Ta tuyên bố rằng đây không phải là không có, và này các Tỷ-kheo, thuốc xổ này có thành công và cũng có thất bại. Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về thuốc xổ các bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “And what, bhikkhus, is that noble purgative that always succeeds and never fails? (1) “For one of right view, wrong view is purged, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition are also purged, and with right view as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.
  2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do duyên thuốc xổ bậc Thánh này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh… các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não?

 

  1. (2) – (9) “For one of right intention, wrong intention is purged … For one of right speech, wrong speech is purged … For one of right action, wrong action is purged … For one of right livelihood, wrong livelihood is purged … For one of right effort, wrong effort is purged … For one of right mindfulness, wrong

mindfulness is purged … [219] For one of right concentration, wrong concentration is purged … For one of right knowledge, wrong knowledge is purged … (10) “For one of right liberation, wrong liberation is purged, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition are also purged, and with right liberation as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.

  1. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị xổ ra. Các ác bất thiện pháp do duyên tà kiến sanh khởi nên các pháp ấy được xổ ra và các pháp thiện do duyên với chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị xổ ra… Với người có chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ bị xổ ra… Với người có chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp bị xổ ra… Với người có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng bị xổ ra… Với người có chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn bị xổ ra… Với người có chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm bị xổ ra… Với người có chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định bị xổ ra… Với người có chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí bị xổ ra… Với người có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị xổ ra… Các pháp ác bất thiện, do duyên tà giải thoát sanh khởi, các pháp ấy bị xổ ra và các pháp thiện, duyên với chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập.

 

  1. “This, bhikkhus, is that noble purgative that always succeeds and never fails, and in dependence on which beings’ subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish.”
  2. Này các Tỷ-kheo, đây là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này chỉ thành công, không thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.

 

109 (9) Emetic – [(IX) (109) Mửa]

 

  1. “Bhikkhus, physicians prescribe an emetic for eliminating ailments originating from bile, phlegm, and wind. There is this emetic, bhikkhus; that I do not deny. Yet this emetic sometimes succeeds and sometimes fails. ‘”But I will teach, bhikkhus, a noble emetic that always succeeds and never fails. In dependence on this emetic, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes Bhante.” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. “And what, bhikkhus, is that noble emetic that always succeeds and never fails? [220] (1) “For one of right view, wrong view is vomited up, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition are also vomited up, and with right view as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.
  2. (2) – (9) “For one of right intention, wrong intention is vomited up … For one of right speech, wrong speech is vomited up … For one of right action, wrong action is vomited up … For one of right livelihood, wrong livelihood is vomited up … For one of right effort, wrong effort is vomited up … For one of right

mindfulness, wrong mindfulness is vomited up … For one of right concentration, wrong concentration is vomited up … For one of right knowledge, wrong knowledge is vomited up … (10) “For one of right liberation, wrong liberation is vomited up, and the numerous bad unwholesome qualities that originate

with wrong liberation as condition are also vomited up, and with right liberation as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.

  1. “This, bhikkhus, is thatnoble emetic that always succeeds and never fails, and in dependence on which beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish.”

(Giống như kinh 108, kinh trước dùng chữ “xổ”, kinh này dùng chữ “mửa”).

 

110 (10) Ejected – [(X) (110) Bài Tiết]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten things to be ejected. What ten?
  2. (1) “For one of right view, wrong view is ejected, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition are also ejected, and with right view as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development. [221]
  3. (2) – (9) “For one of right intention, wrong intention is ejected … For one of right speech, wrong speech is ejected … For one of right action, wrong action is ejected … For one of right livelihood, wrong livelihood is ejected … For one of right effort, wrong effort is ejected … For one of right mindfulness, wrong

mindfulness is ejected … For one of right concentration, wrong concentration is ejected … For one of right knowledge, wrong knowledge is ejected … (10) “For one of right liberation, wrong liberation is ejected, and the numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition are also ejected, and with right liberation as condition, numerous wholesome qualities reach fulfillment by development.

“These are the ten things to be ejected.”

  1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải bài tiết. Thế nào là mười?
  2. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị bài tiết ra, … (giống như hai kinh trước, chỉ chữ “bài tiết” thay cho chữ “xổ”).

 

 

111 (11) One Beyond Training (1) – [(XI) (111) Vô Học (1)]

 

  1. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage

to him, sat down to one side, and said;

– “It is said, Bhante, ‘one beyond training, one beyond training.’ In what way, Bhante, is a bhikkhu one beyond training?”

  1. Bấy giờ có một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Vô học, vô học, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc vô học?

 

  1. “Here, bhikkhu, a bhikkhu possesses (1) the right view of one beyond training. He possesses (2) the right intention … (3) the right speech … (4) the right action … (5) the right livelihood … (6) the right effort … (7) the right mindfulness … (8) the right concentration … (9) the right knowledge … (10) the right liberation of one beyond training. It in this way that a bhikkhu is one

beyond training.” [222]

  1. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vô học.

 

112 (12) One Beyond Training (2) – [(XII) (112) Vô Học (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten qualities of one beyond training. What ten?
  2. The right view of one beyond training; the right intention … the right speech … the right action … the right livelihood … the right effort … the right mindfulness … the right concentration … the right knowledge … the right liberation of one beyond training.

These are the ten qualities of one beyond training.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp vô học này. Thế nào là mười?
  2. Vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh tinh tấn, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, có mười pháp vô học này.

 

XII. Paccorohani – [XII. Phẩm Ði Xuống]

 

113 (1) Non-Dhamma (1) – [(I) (113) Phi Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, what is non-Dhamma and harmful should be understood,

and what is the Dhamma and beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and harmful, and also what is the Dhamma and beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial. “And what, bhikkhus, is non-Dhamma and harmful?

  1. Phi pháp và phi mục đích này, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích?

 

  1. Wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration, wrong knowledge, and wrong liberation. [223]

This is what is said to be non-Dhamma and harmful. “And what, bhikkhus, is the Dhamma and beneficial?

  1. Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation.

This is what is said to be the Dhamma and beneficial.

  1. “When it was said: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and harmful should be understood, and what is the Dhamma and beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and harmful, and also what is the Dhamma and beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial,’ it is with reference to his that this was said.”
  2. Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích?

  1. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp và mục đích.

  1. Và này các Tỷ-kheo, phi pháp và phi mục đích cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu biết phi pháp và phi mục đích sau khi hiểu biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Ðược nói đến như vậy là do duyên này được nói đến.

 

114 (2) Non-Dhamma (2) – [(II) (114) Không Phải Mục Ðích]

 

  1. “Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Haying understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial. “And what, bhikkhus, is non-Dhamma and what is the Dhamma? And what is harmful and what is beneficial?
  2. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp? Thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?

 

(1) “Wrong view is non-Dhamma; right view is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right view as condition: these are beneficial. (2) “Wrong intention is non-Dhamma; right intention is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong intention as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right intention as condition: these are beneficial. (3) “Wrong speech is non-Dhamma; right speech is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong speech as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right speech as condition: these are beneficial. (4) “Wrong action is non-Dhamma; right action is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong action as condition: [224] these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right action as condition: these are beneficial. (5) “Wrong livelihood is non-Dhamma; right livelihood is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong livelihood as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right livelihood as condition: these are beneficial. (6) “Wrong effort is non-Dhamma; right effort is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong effort as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right effort as condition: these are beneficial. (7) “Wrong mindfulness is non-Dhamma; right mindfulness is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong mindfulness as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment

by development with right mindfulness as condition: these are beneficial. (8) “Wrong concentration is non-Dhamma; right concentration is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong concentration as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right, concentration as condition: these are beneficial. (9) “Wrong knowledge is non-Dhamma; right knowledge is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong knowledge as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right knowledge as condition: these are beneficial. (10) “Wrong liberation is non-Dhamma; right liberation is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right liberation as condition: these are beneficial.

  1. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh kiến đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tư duy là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tư duy được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tư duy đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh ngữ là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà ngữ sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh ngữ đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh nghiệp là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà nghiệp được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh nghiệp đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh mạng là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà mạng sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh mạng đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tinh tấn là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tinh tấn sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tinh tấn đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà niệm, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh niệm là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà niệm sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh niệm đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà định, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh định là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà định sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh định đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh trí là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà trí sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh trí đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh giải thoát là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà giải thoát sanh khởi, đây là phi mục đích. Và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.

 

  1. “When it was said: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should

practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial, it is with reference to this that this was said.”

  1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Ðược nói như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.

 

115 (3) Non-Dhamma (3) – [(III) (115) Phi Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.” [225]

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate

One rose from, his seat and entered his dwelling.

  1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Thế Tôn thuyết như vậy. Thuyết như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và bước vào tinh xá.

 

  1. Then, soon after the Blessed One had left, the bhikkhus considered:

“Friends, the Blessed One taught this brief synopsis: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood … one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.’ Then he rose from his seat and entered his dwelling without expounding its meaning in detail. Now who will expound its meaning in detail?” Then it occurred to them: “The Venerable Ananda is praised by the Teacher and esteemed by his wise fellow monks; he is capable of expounding the detailed meaning of fhis brief synopsis. Let us approach the Venerable Ananda and ask him the meaning of this. We will retain it in mind as he explains it to us.”

Then those bhikkhus approached the Venerable Ananda and exchanged greetings with him, after which they sat down to one side and said: “Friend Ananda, the Blessed One taught this brief synopsis … Then he rose from his seat and entered his dwelling without expounding the meaning in detail. Soon after

he left, we considered: ‘Friends, the Blessed One [226] taught this brief synopsis [all as above down to:] … Let us approach the Venerable Ananda and ask him the meaning of this. We will retain it in mind as he explains it to us.’

  1. Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi? ” Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Tôn giả Ananda trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì”.
  2. Let the Venerable Ananda expound it to us.” [The Venerable Ananda replied:]
  3. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ananda:

– Thưa Hiền giả Ananda. Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Này Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi”, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi? Rồi thưa Hiền giả, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Tôn giả Ananda trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì”. Thưa Tôn giả Ananda, hãy phân tích cho.

 

  1. “Friends, it is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, would pass over the root and trunk of a great tree possessed of heartwood, thinking that heartwood should be sought among the branches and foliage. And so, it is with you. When you were face to face with the Teacher you passed by the Blessed One, thinking to ask me about the meaning. For, friends, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision, he has become knowledge, he has become the Dhamma, he has become Brahma; he is the expounder, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the deathless, the lord of the Dhamma, the Tathagata. That was the time when you should have approached the Blessed One [227] and asked him about the meaning. You should have retained it in mind as he would have explained it to you,”
  2. Chư Hiền, cũng ví như một người cần thiết lõi cây, tìm lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng: “Phải tìm lõi cây ở nơi cành lá”. Cũng vậy, là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quí vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng: “Cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này”. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy. Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Phạm thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ. Thế Tôn giải thích quý vị như thế nào, quí vị hãy như vậy thọ trì.

 

  1. “Surely, friend Ananda, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision … the Tathagata. That was the time when we should have approached the Blessed One and asked him about the meaning, and we should have retained it in mind as he would have explained it to us. Yet the Venerable Ananda is praised by the Teacher and esteemed by his wise fellow monks. He is capable of expounding the detailed meaning of this synopsis. Let the Venerable Ananda expound it without finding it troublesome.”
  2. Hiền giả Ananda, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy. Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Phạm thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. nhưng Hiền giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Hiền giả Ananda có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi. Mong Hiền giả Ananda giải thích, nếu không có sự gì phiền muộn.

 

  1. “Then listen, friends, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, friend,” those bhikkhus replied.

The Venerable Ananda said this:

– “Friends, the Blessed One taught this brief synopsis without expounding the detailed meaning: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should also be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, and also what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the Dhamma and with what is beneficial.’ Now what, friends, is non-Dhamma and what is the Dhamma? And what is harmful and what is

beneficial?

  1. Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ giảng.

– Thưa vâng Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda giảng như sau:

– Thưa chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Và này chư Hiền, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?

 

  1. (1) “Wrong view, friends, is non-Dhamma; right view is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong view as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right view as condition: these are beneficial.

(2) – (9) “Wrong intention is non-Dhamma; right intention is the Dhamma … Wrong speech is non-Dhamma; right speech [228] is the Phamma … Wrong action is non-Dhamma; right action is the Dhamma … Wrong livelihood is non-Dhamma; right livelihood is the Dhamma … Wrong effort is non-Dhamma; right

effort is the Dhamma … Wrong mindfulness is non-Dhamma; right mindfulness is the Dhamma … Wrong concentration is non-Dhamma; right concentration is the Dhamma … Wrong knowledge is non-Dhamma; right knowledge is the Dhamma … (10) “Wrong liberation is non-Dhamma; right liberation is the Dhamma. The numerous bad unwholesome qualities that originate with wrong liberation as condition: these are harmful. The numerous wholesome qualities that reach fulfillment by development with right liberation as condition: these

are beneficial. “Friends, it is in this way that I understand the detailed meaning of the Blessed One’s brief synopsis. Now, if you wish, you may go to the Blessed One himself and ask him about the meaning of this. You should retain it in mind as the Blessed One explains it to you.”

– “Yes, friend,” those bhikkhus replied, and having delighted and rejoiced in the Venerable Ananda’s statement, they rose from their seats and went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down to one side and said to the Blessed One:

  1. Tà kiến, này chư Hiền, là phi pháp; chánh kiến là pháp, những pháp ác bất thiện gì do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục đích. Và những pháp thiện gì đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này chư Hiền, là phi pháp; chánh tư duy là pháp… Tà ngữ là phi pháp; chánh ngữ là pháp… Tà nghiệp là phi pháp; chánh nghiệp là pháp… Tà mạng là phi pháp; chánh mạng là pháp… Tà tinh tấn là phi pháp; chánh tinh tấn là pháp… Tà niệm là phi pháp; chánh niệm là pháp… Tà định là phi pháp; chánh định là pháp… Tà trí là phi pháp; chánh trí là pháp… Tà giải thoát là phi pháp; chánh giải thoát là pháp. Và những pháp ác bất thiện nào do duyên chánh giải thoát khởi lên đây là phi mục đích, và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Thưa các Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố này một cách vắn tắt mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Thưa các Hiền giả, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa rộng rãi như vậy. Thưa chư Hiền, nếu chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

 

  1. “Bhante, the Blessed One taught this synopsis … [they here relate all that had taken place, adding:] [229] … Then, Bhante, we approached the Venerable Ananda and asked him about the meaning. The Venerable Ananda expounded the meaning to us in these ways, in these terms and phrases.”
  2. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp cần phải hiểu biết… hãy như thế ấy mà thực hành”. Với lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi? ” Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Aụnanda và hỏi ý nghĩa này”. Bạch Thế Tôn, ý nghĩa của chúng được Tôn giả Ananda khéo phân tích với những lý do như thế này, với những chữ như thế này, với những chữ như thế này, với những câu văn như thế này.

 

  1. “Good, good, bhikkhus! Ananda is wise. Ananda has great wisdom. If you had approached me and asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way as Ananda. Such is the meaning of this, and so you. should retain it in mind.”
  2. Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Hiền giả Ananda! Ðại tuệ là Hiền giả Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy đến hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như đã được Ananda trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời ấy, hãy như vậy thọ trì.

 

116 (4) Ajita – [(IV) (116) Ajita]

 

  1. Then the wanderer Ajita approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side [230] and said to the Blessed One:

– “Master Gotama, I have a fellow ascetic named Pandita. He has thought out five hundred arguments by which those of other sects, when rebutted, know: ‘We’ve been rebutted.’” Then the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Do you remember, bhikkhus, Pandita’s cases?”

– “This is the time for it, Blessed One! This is the time for it, Fortunate One! Having heard this from the Blessed One, the bhikkhus will retain in mind whatever the Blessed One says.” “Well then, bhikkhus, listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. Bấy giờ có du sĩ Ajita đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Ajita nói với Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi có người đồng Phạm hạnh là vị Hiền trí, vị này có nghĩ đến năm trăm tâm xứ. Với những tâm xứ ấy, các người ngoại đạo khi bị cật nạn, biết rằng: “Chúng tôi đang bị cật nạn”. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thọ trì những căn bản địa của bậc Hiền trí không?

– Bạch Thế Tôn, nay đến thời, bạch Thiện Thệ, nay đến thời Thế Tôn thuyết. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Here, someone refutes and disproves a doctrine contrary to the Dhamma with a doctrine contrary to the Dhamma. In this way, he delights an assembly contrary to the Dhamma. For this reason, the assembly contrary to the Dhamma becomes loud and boisterous, exclaiming: ‘He is truly wise, sir! He is truly

wise, sir!’

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp, bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.

 

  1. “Someone refutes and disproves a doctrine that accords with the Dhamma by means of a doctrine contrary to the Dhamma. In this way, he delights an assembly contrary to the Dhamma. For this reason, the assembly contrary to the Dhamma becomes loud and boisterous, exclaiming: ‘He is truly wise, sir! He is

truly wise, sir!'”

  1. “Someone refutes and disproves both a doctrine that accords with the Dhamma and a doctrine contrary to the Dhamma by means of a doctrine contrary to the Dhamma. In this way, he delights an assembly contrary to the Dhamma: For this reason, the assembly contrary to the Dhamma becomes loud and boisterous, exclaiming: ‘He is truly wise, sir! He is truly, wise, sir!’
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp và lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.

 

  1. [“Someone refutes and disproves both a doctrine that accords with the Dhamma and a doctrine contrary to the Dhamma by means of a doctrine that accords with the Dhamma. In this way, he delights an assembly contrary to the Dhamma. For that reason, the assembly contrary to the Dhamma becomes loud and boisterous, exclaiming: ‘He is truly wise, sir! He is truly wise,

sir!’

  1. “Someone refutes and disproves a doctrine that accords with the Dhamma with a doctrine that accords with the Dhamma. In this way, he delights an assembly that accords with, the Dhamma. For this reason, the assembly that accords with the Dhamma becomes loud and boisterous, exclaiming: ‘He is truly

wise, sir! He is truly wise., sir!’] [231]

  1. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời đúng pháp bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
  2. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích, thế nào là mục đích?

 

  1. “Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dham’ma, and what is harmful and what is beneficial, one should practice in accordance with the

Dhamma and with what is beneficial … [The sutta continues-exactly as in 10:114, ending:]

“When it was said: ‘Bhikkhus, what is non-Dhamma and what is the Dhamma should be understood, and what is harmful and what is beneficial should be understood. Having understood what is non-Dhamma and what is the Dhamma, [232] and what is harmful and what is beneficial, one should practice in

accordance with the Dhamma and with what is beneficial,’ it is with reference to this that this was said.”

  1. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh kiến là pháp, do duyên tà kiến, các pháp ác bất thiện nào khởi lên, đây là phi mục đích; do duyên chánh kiến, các pháp thiện đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh tư duy là pháp… Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh ngữ là pháp… Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh nghiệp là pháp… Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh mạng là pháp… Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh tinh tấn là pháp… Tà niệm, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh niệm là pháp… Tà định, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh định là pháp… Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh trí là pháp… Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh giải thoát là pháp. Do duyên tà giải thoát, các pháp ác bất thiện nào khởi lên, đây là phi mục đích. Do duyên chánh giải thoát, các pháp thiện đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.

Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Ðược nói đến như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.

 

117 (5) Sangarava – [(V) (117) Sangàrava]

 

  1. Then the brahmin Sangarava approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– “Master Gotama, what is the near shore? What is the far shore?”

  1. Bấy giờ có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia?

 

  1. ” Brahmin, (1) wrong view is the near shore, right view the far shore. (2) Wrong intention is the near shore, right intention the far shore. (3) Wrong speech is the near shore, right speech the far shore. (4) Wrong action is the near shore, right action the far shore. (5) Wrong livelihood is the near shore, right livelihood the far shore. (6) Wrong effort is the near shore, fight effort the far shore. (7) Wrong mindfulness is the near shore, right mindfulness the far shore. (8) Wrong concentration is the near shore, right concentration the far shore. (9) Wrong knowledge is the near shore, right knowledge the far shore. (10) Wrong

liberation is the near shore, right liberation the far shore. The one, brahmin, is the near shore, the other the far shore.”

 

Few are those people

who go beyond.

The rest merely run

along the [near] shore.

 

When the Dhamma is rightly expounded

those people who practice accordingly

are the ones who will go beyond

the realm of Death so hard to cross.

 

Having left the dark qualities behind,

a wise person should develop the bright ones.

Having come from home into homelessness,

where it is hard, to take delight

 

There in seclusion one should seek delight,

Having left behind sensual pleasures.

Owning nothing, the wise person

should cleanse himself of mental defilements. [233]

 

Those whose minds are rightly well developed

in the enlightenment factors,

who through non-clinging find delight

in the relinquishment of grasping:

luminous, with taints destroyed,

they are the quenched ones in the world.

  1. Tà kiến, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia. Tà tư duy là bờ bên này, chánh tư duy là bờ bên kia. Tà ngữ… chánh ngữ… Tà nghiệp… chánh nghiệp… Tà mạng… chánh mạng… Tà tinh tấn… chánh tinh tấn… Tà niệm… chánh niệm… Tà định… chánh định… Tà trí… chánh trí… Tà giải thoát, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia.

 

Này Bà-la-môn, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia:

 

Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.

 

118 (6) Near – [(VI) (118) Bờ Bên Này Và Bờ Bên Kia]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the near shore and the far shore: Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. “What, bhikkhus, is the near shore, and what is the far shore?

(1) Wrong view, bhikkhus, is the near shore, right view the far shore … (10) Wrong liberation is the near shore, right liberation the far shore. The one, bhikkhus, is the near shore, the other the far shore.”

[The verses attached are identical with those of the preceding sutta.]

  1. Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bờ bên này và bờ bên kia. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ bên này, và thế nào là bờ bên kia?

Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia… Tà giải thoát là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia. Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia.

Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.

 

119 (7) Paccoroham (1) – [(VII) (119) Sự Xuất Ly của Bậc Thánh (1)]

 

  1. Now on that occasion, on the uposatha day, the brahmin Janussom. stood to one side not far from the Blessed One, with his head washed, wearing a new pair of linen clothes, holding a handful of wet [234] kusa grass. The Blessed One saw him standing there and said to him:

– “Why is it, brahmin, that on the uposatha day you stand to one side with your head washed, wearing a new pair of linen clothes, holding a handful of wet kusa grass? What is happening today with the brahmin clan?”

– “Today, Master Gotama, is the brahmin clan’s paccoroham festival.”

– “But how do the brahmins observe the paccoroham festival?”

– “Here, Master Gotama, on the uposatha day, the brahmins wash their heads and put on a pair of new linen clothes. They then smear the ground with wet cow dung, cover this with green kusa grass, and lie down between the boundary and the fire house. In the course of the night, they get up three times, and with reverential salutation pay homage to the fire: ‘We descend in honor of the revered one. We descend in honor of the revered one.’ They offer abundant ghee, oil, and butter to the fire. When the night has passed, they offer excellent food of various kinds to brahmins.

– It is in this way, Master Gotama, that the brahmins observe the paccorohanl festival.”

“The paccorohanl festival in the Noble One’s discipline, brahmin, is quite different from the paccorohanl festival of the brahmins.”

– “But how, Master Gotama, is the paccorohanl festival observed in the Noble One’s discipline? It would be good if Master Gotaiha would teach me the Dhamma by explaining how the paccorohanl festival is observed in the Noble One’s discipline.” “Well then, brahmin, listen and a tten d closely. I will

speak.”

– “Yes, sir,” the brahmin Janussoni replied. The Blessed One said this: [235]

  1. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu. Thế Tôn thấy Bà-la-môn Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên không xa bao nhiêu, thấy vậy liền nói với Bà-la-môn Jànussoni:

– Này Bà-la-môn, nhân ngày trai giới Uposatha, Ông gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên để làm gì? Có phải hôm nay là ngày của gia đình Bà-la-môn?

– Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay là ngày xuất ly của gia đình Bà-la-môn.

– Này Bà-la-môn, như thế nào là ngày xuất ly của các Bà-la-môn?

– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn nhân ngày trai giới Uposatha gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, thoa sàn nhà với phân bò ướt, trải với cỏ kusa xanh, và nằm xuống giữa đống cát và nhà lửa. Ðêm ấy họ dậy ba lần, chắp tay đảnh lễ ngọn lửa và nói: “Chúng tôi đi xuống đến Tôn giả”. Rồi họ đốt lửa với nhiều thục tô, và sanh tô, và sau khi đêm ấy đã qua, họ cúng dường các Bà-la-môn với các món ăn thù diệu, loại cứng và loại mềm. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn.

– Sai khác, này Bà-la-môn, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh.

– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi thế nào là trong Luật của bậc Thánh!

– Này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. (1) “Here, brahmin, the noble disciple reflects thus: ‘The result of wrong view is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong view; he descends from wrong view.

(2) ” … ‘The result of wrong intention is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong intention; he descends from wrong intention.

(3) ” … ‘The result of wrong speech is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong speech; he descends from wrong speech.

(4) “… ‘The result of wrong action is bad b oth in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong action; he descends from wrong action.

(5) “… ‘The result of wrong livelihood is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong livelihood; he descends from wron g livelihood.

(6) “… ‘The result of wrong effort is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong effort; he descends from wrong effort.

(7) “… ‘The result of wrong mindfulness is bad both in this present life and in future lives.’ H aving reflected thus, he abandons wrong mindfulness; he descends from wrong mindfulness.

(8) “… ‘The result of wrong concentration is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong concentration; he descends from wrong concentration.

(9) “… ‘The result of wrong knowledge is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong knowledge; he descends from wrong knowledge.

(10) “… ‘The result of wrong liberation is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong liberation; he descends from wrong liberation.

“It is in this way, brahmin, that the paccorohani festival is observed in the Noble One’s discipline.”

  1. Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Tà kiến đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến… Tà tư duy đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà ngữ đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà nghiệp đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà mạng đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà tinh tấn đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà niệm… Tà định… Tà trí… Tà giải thoát đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh.

 

  1. “The paccorohani festival in the Noble One’s discipline, Master Gotama, is quite different from the paccorohani festival of the brahmins. And the paccorohani festival of the brahmins is not worth a sixteenth part of the paccorohani festival in the Noble One’s discipline.

“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Sai khác, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không bằng giá trị của phần mười sáu, so với sự xuất ly trong Luật bậc Thánh. Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Mong Tôn giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung con xin quy ngưỡng.

 

120 (8) Paccorohani (2) – [(VIII) (120) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (2)]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the noble paccorohani festival. Listen … “And what, bhikkhus, is the noble paccorohani festival?
  2. (1) Here;’the noble disciple reflects thus: ‘The result of wrong view is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong view; he descends from wrong view. (2) ‘The result of wrong intention … (3) … wrong speech … (4) … wrong action … (5) … wrong livelihood … (6) … wrong effort … (7) … wrong mindfulness … (8) … wrong concerttration … (9) … wrong knowledge … (10) … wrong liberation is bad both in this present life and in future lives.’ Having reflected thus, he abandons wrong liberation; he descends from wrong liberation.

This is called the noble paccorohani festival.”

  1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về sự xuất ly của bậc Thánh. Hãy nghe… và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: ‘Tà kiến đưa đến ác quả dị thục trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến… Tà tư duy… Tà ngữ… Tà nghiệp… Tà mạng… Tà tinh tấn… Tà niệm… Tà định… Tà trí… Tà giải thoát, đưa đến ác quả dị thục trong đời này và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự xuất ly của bậc Thánh.

 

222 (9) Forerunner – [(IX) (121) Ðiềm Báo Trước]

 

  1. “Bhikkhus, just as the dawn is the forerunner and precursor of the sunrise, so right view is the forerunner and precursor of wholesome qualities. For one of right view, right intention originates. For one of right intention, right speech originates. For one of right speech, right action originates. For one of right

action, right livelihood originates. For one of right livelihood, right effort originates. For one of right effort, right mindfulness originates. For one of right mindfulness, right concentration [237] originates. For one of right concentration, right knowledge originates. For one of right knowledge, right, liberation originates.”

  1. Khi mặt trời mọc, này các Tỷ-kheo, cái này là đi trước, cái này là tướng báo trước, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các thiện pháp, cái này là đi trước, cái này là tướng trước, tức là chánh tri kiến.
  2. Từ chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, có chánh tư duy. Từ chánh tư duy, có chánh ngữ. Từ chánh ngữ, có chánh nghiệp. Từ chánh nghiệp, có chánh mạng. Từ chánh mạng, có chánh tinh tấn. Từ chánh tinh tấn, có chánh niệm. Từ chánh niệm, có chánh định. Từ chánh định, có chánh trí. Từ chánh trí, có chánh giải thoát.

 

222 (10) Taints – [(X) (122) Các Lậu Hoặc]

 

  1. “Bhikkhus, these ten things, when developed and cultivated, lead to the destruction of the taints. What ten?
  2. Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right

effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge, and right liberation.

These ten things, when developed and cultivated, lead to the destruction of the taints.”

  1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được đoạn diệt. Thế nào là mười?
  2. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được đoạn diệt.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-1012.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-x-muoi-phap-x-pham-nam-cu-si-pham-10-12/