10c. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Mười Pháp – Phẩm 07 – 09 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

VII. Wish – [VII. Phẩm Ước Nguyện]

 

71 (1) Wish – [(I) (71) Ước Nguyện]

 

  1. On one occasion the Blessed. One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, be observant of virtuous behavior and observant of the Patimokkha. Dwell restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken them, train in the training rules.

(1) “If a bhikkhu should wish: ‘May I be pleasing and agreeable to my fellow monks, respected and esteemed by them,’ let him fulfill virtuous behavior, be devoted to internal serenity of mind, not neglect the jnana’s, be possessed of insight, and resort to empty huts. (2) “If a bhikkhu should wish: ‘May I gain robes, alms food, lodging, and medicines and provisions for the sick,’ let him

fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (3) “If a bhikkhu should wish: ‘May the services of those whose robes, alms food, lodging, and medicines and provisions for the sick I use be of great fruit and benefit to them,’ let him

fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (4) “If a bhikkhu should wish: [132] ‘When my deceased relatives and family members, after passing away, remember me with confidence in their minds, may this be of great fruit and benefit to them,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (5) “If a bhikkhu should wish: ‘May I be content with any kind of robe, alms food, lodging, and medicines and provisions for the sick,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (6) “If a bhikkhu should wish: ‘May I patiently endure cold and heat; hunger and thirst; contact with, flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and serpents; and rude and offensive

ways of speech. May I be able to bear up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (7) “If a bhikkhu should wish: ‘May I become one who vanquishes discontent and delight, and may discontent and delight; not vanquish me. May I overcome discontent and delight whenever they arise,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort

to empty huts. (8) “If a bhikkhu should wish: ‘May I become one who vanquishes fear and terror, and may fear and terror not vanquish me. May I overcome fear and terror whenever they arise,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (9) “If a bhikkhu should wish: ‘May I gain at will, without trouble or difficulty, the four jnana’s that constitute the higher

mind and are pleasant dwellings in this very life,’ let him fulfill virtuous behavior … and resort to empty huts. (10) “If a bhikkhu should wish: ‘May I, with the destruction of the taints, realize for myself with direct knowledge, in this very

life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, [133] and having entered upon it, dwell in it,’ let him fulfill virtuous behavior, be devoted to internal serenity of mind, not neglect the jnana’s, be possessed of insight, and resort to empty huts.

“When it was said: ‘Bhikkhus, be observant of virtuous behavior and observant of the Patimokkha; dwell restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults; having undertaken them, train in the training rules,’ it is because of this that this was said.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầu đủ giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng Phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và bắt chước”. Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta hưởng thọ các vật dụng như y áo, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh. Mong rằng hành động của những vị ấy tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi chết và mệnh chung nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ, (và nhờ vậy) được quả báo lớn, được lợi ích lớn”. Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”, Tỷ-kheo ấy phải sống đầy đủ giới… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta kham nhẫn với lạnh, nóng, đói khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, của loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ ly phỉ báng, kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người”, thời Tỷ-kheo ấy phải sống đầy đủ giới… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không để lạc, bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục lạc, bất lạc được khởi lên”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)…. trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên”. Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú”. Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú cứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống trong các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Như vậy được nói đến, chính do duyên này được nói đến như vậy.

 

72 (2) Thorns – [(II) (72) Cây Gai]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood together with a number of very well-known elder disciples: The Venerable Cala, the Venerable Upacala, the Venerable Kakkata, the Venerable Katimbha, the Venerable Kata, the Venerable Katissanga, and other very well-known elder disciples.
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn, với rất nhiều các Thượng tọa có danh tiếng, có danh tiếng như Tôn giả Càla, Tôn giả Upàcàla, Tôn giả Kakkata, Tôn giả Kalimbha, Tôn giả Nikata, Tôn giả Katissaha, cùng nhiều Tôn giả có danh tiếng khác.

 

  1. Now on that occasion a number of very well-known Licchavis had entered the Great Wood in order to see the Blessed One, and as they followed one another in their finest carriages they made art uproar and a racket. It then occurred to those venerable ones: “A number of very well-known Licchavis have entered the Great Wood in order to see the Blessed One, and as they follow one another in their finest carriages they are making an uproar and a racket. Now the Blessed One has called noise a thorn to the jhanas. Let us go to the Gosinga Sal Woods. [134] There we can dwell at ease, without noise and without any crowds. Then those venerable ones went to the Gosinga Sal Woods, where they dwelt at ease, without noise and crowds.
  2. Lúc bấy giờ có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn. Rồi các trưởng lão ấy suy nghĩ: “Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: “Tiếng ồn là cây gai cho Thiền.” Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc.”

 

  1. Then the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus, where is Cala? Where is Upacala? Where is Kakkata? Where is Katimbha? Where is Kata? Where is Katissanga? Where have those elder disciples gone?”

– “Bhante, it occurred to those venerable ones: A number of very well-known Licchavis … are making an uproar and a racket …. Let us go to the Gosinga Sal Woods, where we can dwell at ease, without noise and crowds.’ So they went to the Gosinga Sal Woods, where they dwell at ease, without noise and crowds.”

  1. Rồi các Tôn giả ấy đi đến Gosinga, ngôi rừng các cây sàla. Tại đây, các Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, Càla ở đâu? Upacàla ở đâu? Kakkata ở đâu? Kalimbha ở đâu? Nikata ở đâu? Katissaha ở đâu? Này các Tỷ-kheo, các trưởng lão đệ tử ấy đi đâu?

– Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy suy nhĩ như sau: “Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng, đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: “Tiếng ồn là cây gai cho thiền”. Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc”. Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc.

 

  1. “Good, good, bhikkhus! Those great disciples spoke rightly when they said that I have called noise a thorn to the jhanas. There are, bhikkhus, these ten thorns. What ten?
  2. – Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?

 

(1) Delight in company is a thorn to one who delights in solitude. (2) Pursuit of an attractive object is a thorn to one intent on meditation on the mark of the unattractive. (3) An unsuitable show is a thorn to one guarding the doors of the sense faculties. (4) Keeping company with women is a thorn to the celibate life. [135] (5) Noise is a thorn to the first jhana. (6) Thought and examination are a thorn to the second jhana. (7) Rapture is a thorn to the third jhana. (8) In-and-out breathing is a thorn to the fourth jhana. (9) Perception and feeling are a thorn to the attainment of the cessation of perception and feeling. (10) Lust is a thorn, hatred is a thorn, and delusion is a thorn.

Dwell thornless, bhikkhus! Dwell without thorns! The arahants are thornless. The arahants are without thorns. The arahants are thornless and without thorns.”

  1. Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.

Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.

 

73 (3) Wished For – [(III) (73) Khả Lạc]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world. What ten?
  2. – Có mười pháp này khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là mười?

 

  1. (1) Wealth is wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world. (2) Beauty … (3) Health … (4) Virtuous behavior … (5) Celibacyb … (6) Friends … (7) Learning … (8) Wisdom … (9) Good qualities … (10) The heavens are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world. [136]

These are the ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world.

  1. Tài sản khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời, dung sắc… không bệnh… các giới đức… Phạm hạnh… các bạn bè… nhiều trí…. các pháp… thiên giới, khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.

Này các Tỷ-kheo, mười pháp khả lạc, khả lạc, khả hỷ, khả này khó tìm được ở đời.

 

 

  1. “There are ten [other] things, bhikkhus, that are obstructions to these ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world.
  2. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những chướng ngại. Thế nào là mười?

 

  1. (1) Indolence and lack of initiative are obstructions to [the acquisition of] wealth. (2) Not adorning and beautifying oneself are obstructions to beauty.

(3) Doing what is unbeneficial is an-obstruction to health. (4) Bad friendship is an obstruction to virtuous behavior. (5) Nonrestraint of the sense faculties is an obstruction to celibacy. (6) Duplicity is an obstruction to friendships. (7) Non-recitation is an obstruction to learning. (8) Unwillingness to listen and not asking questions are obstructions to wisdom. (9) Not applying oneself and lack of reflection are obstructions to good qualities. (10) Wrong practice is an obstruction to the heavens.

These are the ten [other] things that are obstructions to those ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world.

  1. Thụ động và không hăng hái là chướng ngại cho tài sản. Không trang sức, không tô điểm là chướng ngại cho dung sắc. Hành động không thích ứng là chướng ngại cho không bệnh. Ác bằng hữu là chướng ngại cho giới đức. Không chế ngự các căn là chướng ngại cho Phạm hạnh. Lừa dối là chướng ngại cho các bạn bè. Không học tập là chướng ngại cho nhiều trí. Không nghe, không hỏi là chướng ngại cho trí tuệ. Không có chú tâm, không có quán sát là chướng ngại cho các pháp. Tà hạnh là chướng ngại cho Thiên giới.

Này các Tỷ-kheo, đối với mười khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những chướng ngại.

 

  1. “There are ten [other] things, bhikkhus, that are nutriments for these ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world.
  2. (1) Diligence and initiative are nutriments for [the acquisition of] wealth. (2) Adorning and beautifying oneself are nutriments for beauty. (3) Doing what

is beneficial is a nutriment for health. (4) Good friendship is a nutriment for virtuous behavior. (5) Restraint of the sense faculties is a nutriment for celibacy. (6) Sincerity is a nutriment for friendships. (7) Recitation is a nutriment for learning. (8) Willingness to listen and asking questions are nutriments for

wisdom. (9) Applying oneself and reflection are nutriments for good qualities. (10) Right practice is a nutriment for the heavens.

These are the ten [other] things that are nutriments for those ten things that are wished for, desired, agreeable, and rarely gained in the world.” [137]

  1. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những thức ăn. Thế nào là mười?
  2. Không thụ động, hăng hái là món ăn cho các tài sản. Trang sức, tô điểm là món ăn cho dung sắc. Hành động thích ứng là món ăn cho không bệnh. Bạn bè với thiện bằng hữu là thức ăn cho các giới đức. Chế ngự các căn là thức ăn cho Phạm hạnh. Không có lừa dối là thức ăn cho bạn bè. Học tập là thức ăn cho trí tuệ. Chú tâm quán sát là thức ăn cho các pháp. Chánh hạnh là thức ăn cho Thiên giới.

Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những thức ăn.

 

74 (4) Growth – [(VI) (74) Tăng Trưởng]

 

  1. “Bhikkhus, growing in ten ways, a noble disciple grows by a noble growth, and he absorbs the essence and the best of this life. What ten?
  2. (1) He grows in fields and land; (2) in wealth and grain; (3) in wives and children; (4) in slaves, workers, and servants; (5) in livestock; (6) – (10) in faith, virtuous behavior, learning, generosity, and wisdom.

Growing in these ten ways, a noble disciple grows by a noble growth, and he absorbs the essence and the best of this life.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng với mười tăng trưởng, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng trưởng, nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân. Thế nào là với mười sự tăng trưởng?
  2. Tăng trưởng ruộng đất, tăng trưởng tài sản lúa gạo, tăng trưởng vợ và con, tăng trưởng những người nô lệ, kẻ làm công, tăng trưởng các loài bốn chân, tăng trưởng lòng tin, tăng trưởng giới, tăng trưởng nghe nhiều, tăng trưởng thí, tăng trưởng trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng với mười tăng trưởng này, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng trưởng, nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân.

 

One who grows here in wealth and grain,

in children, wives, and livestock,

is wealthy and famous, honored

by relatives, friends, and royalty.

Such a discerning good man

who grows here in faith and virtuous behavior,

in wisdom, generosity, and learning

grows in both ways in this life.

Ai đời này tăng trưởng,
Tài sản và lúa gạo,
Tăng trưởng vợ và con,
Cùng các loài bốn chân,
Ðược danh, được kính trọng,
Như người nhiều tài sản,
Từ bà con bạn bè,
Và những người quyền thế,
Ai ở đời tăng trưởng,
Lòng tin và giới đức,
Trí tuệ và cả hai,
Bố thí và nghe nhiều,
Người như vậy là người,
Chân nhân và có mắt,
Ngay ở trong đời này,
Tăng trưởng cả hai phần
.

 

75 (5) Migasala – [(V) (75) Migasàlà]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, the Venerable Ananda dressed, took his bowl and robe, and went to the house of the female lay follower Migasala, where he sat down on the seat prepared for him. Then the female lay disciple Migasala approached the Venerable Ananda, paid homage to him, sat down to one side, and said:
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Magasàlà bạch Tôn giả Ananda:

 

  1. “Bhante Ananda, just how should this [138] teaching of the Blessed One be understood, where one who is celibate and one who is not celibate both have exactly the same destination in their future life? My father Purana was celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.

When he died, the Blessed One declared: ‘He attained to the state of a once-returner and has been reborn in the Tusita group [of devas].’ My paternal uncle Isidatta was not celibate but lived a contented married life. When he died, the Blessed One also declared: ‘He attained to the state of a once-retumer and

has been reborn in the Tusita group [of devas].’ Bhante Ananda, just how should this teaching of the Blessed One be understood, where one who is celibate and one who is not celibate both have exactly the same destination in their future life?”

“It was just in this way, sister, that the Blessed One declared it.”

  1. – Thưa Tôn giả Ananada, như thế nào cần phải hiểu pháp được Thế Tôn thuyết giảng, rằng người sống phạm hạnh và người sống không phạm hạnh, cả hai sẽ đồng một chỗ thọ sanh trong đời sau? Thưa Tôn giả, phụ thân con Puràna sống phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Vị ấy, khi mệnh chung được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất lai, sanh với thân ở Tusita”. Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất lai, sanh với thân ở Tusita”. Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”?

– Này Chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn.

 

  1. Then, when the Venerable Ananda had received almsfood at Migasala’s house, he rose from his seat and departed. After his meal, on returning from his alms round, he went to the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Here, Bhante, in the morning, I dressed, took my bowl and robe, and went to the house of the female lay follower Migasala [139] [all as above, down to] … When she asked me this, I replied: ‘It was just in this way, sister, that the Blessed One declared it.”

– [The Blessed One said:] “Who, indeed, is the female lay follower Migasala, a foolish, incompetent woman with a woman’s intellect? And who are those [who have] the knowledge of other persons as superior and inferior? “There are, Ananda, these ten types of persons found existing in the world. What ten?

  1. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi nhận đồ khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi. Rồi Tôn giả Ananda sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Magasàlà thưa với con:

– “Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn thuyết (nói rằng): “Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai.”?. “Puràna thân phụ con, thưa Tôn giả, sống phạm hạnh, sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita”. Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita.” Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”? Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà:

– “Này Chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn”.

– Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người.

Này Ananda, có mười hạng người, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “Here, Ananda, there is one person who is immoral and does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that immorality of his ceases without remainder. And he has not listened [to the teachings], become learned [in them], penetrated [them] by view, and he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.
  2. Ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, ác giới ấy của người ấy được diệt trừ, không có dư tàn. Người ấy không có nghe pháp, không có học nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạnh chung, hướng về thối đọa, không về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.

 

  1. (2) “Then, Ananda, there is one person who is immoral yet understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, [140] where that immorality of his ceases without remainder. And he has listened [to the teachings], become learned [in them], penetrated [them] by view, and he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration.
  2. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, ác giới ấy của người được trừ diệt, không có dư tàn. Người ấy có nghe pháp, có học nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

 

“Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them: ‘This one has the same qualities as the other. Why should one be inferior and the other superior?” That [judgment] of theirs will indeed lead to their harm and suffering for a long time. “Between them, Ananda, the person who is immoral, and who understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that immorality of his ceases without remainder; who has listened [to the teachings], become learned [in them], penetrated [them] by view, and who attains temporary liberation, surpasses and excels the other person. For what

reason? Because the Dhamma-stream carries him along. But who can know this difference except the Tathagata? “Therefore, Ananda, do not be judgmental regarding people. Do not pass judgment on people. Those who pass judgment

on people harm themselves. I alone, or one like me, may pass judgment on people. [141]

Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo như sau: “Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao, giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù thắng?”. Nhận xét như vậy đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây này Ananda, người này là ác giới và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Với vị ấy, có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Này Ananda, hạng người này, so sánh với hạng người trước là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người đi làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

 

  1. (3) “Then, Ananda, there is one person who is virtuous yet does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that virtuous behavior of his ceases without remainder. And he has not listened [to the teachings] … he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.
  2. Ở đây, này Ananda, có hạng người có giới nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, giới ấy của người ấy được đoạn diệt, không có dư tàn. Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, nên không chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không huớng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

 

  1. (4) “Then, Ananda, there is one person who is virtuous and understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that virtuous behavior of his ceases without remainder. And he has listened [to the teachings] … and he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration. “Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them … I alone, or one like me, may pass judgment on people.
  2. Nhưng ở đây này Ananda, có hạng người có giới và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, vị ấy chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa. Chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

 

  1. (5) “Then, Ananda, there is one person who is strongly prone to lust and does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that lust of his ceases without remainder. And he has not listened [to the teachings] … he does not attain temporary liberation. With the breakup of the

body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.

  1. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư. Người này không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không có chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

 

  1. (6) “Then, Ananda, there is one person who is strongly prone to lust yet understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that lust of his ceases without remainder. And he has listened [to the teachings] … and he attains temporary liberation. [142] With the breakup of the body,

after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration. “Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them I alone, or one like me, may pass judgment on people.

  1. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, ở đây, lòng tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Người ấy nghe pháp, học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân họai mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

 

  1. (7) “Then, Ananda, there is one person who is prone to anger and does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that anger of his ceases without remainder. And he has not listened [to the teachings] … he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.
  2. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người phẫn nộ, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt trừ, không có tàn dư. Vị ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

 

  1. (8) “Then, Ananda, there is one person who is prone to anger yet understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that anger of his ceases without remainder. And he has listened [to the teachings] … he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration.

“Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them …. I alone, or one like me, may pass judgment on people.

  1. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có phẫn nộ và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Vị ấy lại nghe pháp, học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

 

  1. (9) “Then, Ananda, there is one person who is restless and does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that restlessness of his ceases without remainder. And he has not listened [to the teachings] … he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is

one going to deterioration, not to distinction.

  1. (10) “Then, Ananda, there is one person who is restless yet understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that restlessness of his ceases without remainder. And he has listened [to the teachings], become learned [in them], penetrated [them] by view, [143] and he attains temporary

liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration.

“Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them: ‘This one has the same qualities as the other. Why should one be inferior and the other superior?’ That [judgment] of theirs will indeed lead to their harm and suffering for a long time.

“Between them, Ananda, the person who is restless, and who understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, where that restlessness of his ceases without remainder; who has listened [to the teachings], become learned [in them], penetrated [them] by view, and who attains temporary liberation, surpasses and excels the other person. For what reason? Because the Dhamma-stream carries him along. But who can know this difference except the Tathagata? “Therefore, Ananda, do not be judgmental regarding people. Do not pass judgment on people. Those who pass judgment on people harm themselves. I alone, or one like me, may pass judgment on people.

” Who, indeed, is the female lay follower Migasala, a foolish, incompetent woman with a woman’s intellect? And who are those [who have] the knowledge of other persons as superior and inferior?

“These are the ten types of persons found existing in the world.

“Ananda, if Isidatta had possessed the same kind of virtuous behavior that Purana had, Purana could not have even known his destination. [144] And if Purana had possessed the same kind of wisdom that Isidatta had, Isidatta could not have even known his destination. In this way, Ananda, these two persons

were each deficient in one respect.”

  1. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
  2. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư. Và vị này có nghe pháp, có học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không hướng về thối đọa. Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo lường như sau: “Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù diệu? ” Nhận xét như vậy, đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây, này Ananda, người này là trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Và vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Này Ananda, hạng người này so sánh với hạng người trước, là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người?

Này Ananda, có mười hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

Giới như thế nào, này Ananda, Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu. Do vậy, ở đây, Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta. Tuệ như thế nào, này Ananda, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu. Do vậy, ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna. Như vậy, này Ananda, cả hai người này đều có thể thiếu sót một chi phần.

 

76 (6) Incapable – [(VI) (76) Không Thể Tăng Trưởng]

 

  1. (1) “Bhikkhus, if these three things were not found in the world, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One would not arise in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him would not shine in the world. What three?
  2. – Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?

 

  1. Birth, old age, and death. If these three things were not found in the world, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One would not arise in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him would not shine

in the world. But because these three things are found in the world, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One arises in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him shines in the world.’

  1. Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.

 

  1. (2) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning birth, old age, and death. What three?
  2. Lust, hatred, and delusion. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning birth, old age, and death.
  3. (3) “Without haying abandoned these three things, one is incapable of abandoning lust, hatred, and delusion. What three?
  4. Personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lust, hatred, and delusion. [145]
  5. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận ba pháp thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?
  6. Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.
  7. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, thời không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?
  8. Không đoạn tận thân kiến, không đoạn tận nghi, không đoạn tận giới cấm thủ. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si.

 

  1. (4) “Without having abandoned these, three things, one is incapable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. What three?
  2. Careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances.
  3. (5) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. What three?
  4. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?
  5. Không đoạn tận phi như lý tác ý, không đoạn tận tu tập tà đạo, không đoạn tận tánh thụ động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đọan tận giới cấm thủ.
  6. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?

 

  1. Muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning

careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness.

  1. (6) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. What three?
  2. Lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble

Dhamma, and a mind bent on criticism. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction.

  1. Không đoạn tận vọng niệm, không đoạn tận không tỉnh giác, không đoạn tận tâm loạn động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động.
  2. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?
  3. Không đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không đoạn tận bới lông tìm vết. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động.

 

  1. (7) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. What three?
  2. Restlessness, non-restraint, and immorality. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on

criticism. [146]

  1. (8) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. What three?
  2. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?
  3. Không đoạn tận trạo cử, không đọan tận không chế ngự, không đoạn tận ác giới. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận tâm bới lông tìm vết.
  4. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?

 

  1. Lack of faith, uncharitableness, and laziness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality.
  2. (9) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. What three?
  3. Disrespect, being difficult to correct, and bad friendship: Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness.
  4. Không đoạn tận không có lòng tin, không đoạn tận xan tham, không đoạn tận biếng nhác, do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới.
  5. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?
  6. Không đoạn tận không cung kính, không đoạn tận khó nói, không đoạn tận ác bằng hữu. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác.

 

  1. (10) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. What three?
  2. Moral shamelessness, moral recklessness, and heedlessness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship.
  3. “Bhikkhus, one who is morally shameless and morally reckless is heedless. One who is heedless is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. One who has bad friends is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. One who is lazy is incapable of

abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. One who is immoral is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. One who has a mind bent on criticism is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. One who is [147] mentally distracted is incapable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. One who is mentally sluggish is incapable of abandoning personal existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. One who has doubt is incapable of abandoning lust, hatried, and delusion. Without having abandoned lust, hatred, and delusion, one is incapable of abandoning birth, old age, and death.

  1. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?
  2. Không đoạn tận không xấu hổ, không đoạn tận không sợ hãi, không đoạn tận phóng dật, do ba pháp này không đoạn tận, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu.
  3. Người này không có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do phóng dật, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đọan tận ác bằng hữu. Người ấy do ác bằng hữu, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Vị ấy do biếng nhác, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Vị ấy do ác giới, không có thể đoạn tận không ưa yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không ưa nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Vị ấy do bới lông tìm vết, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không có tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Vị ấy do tâm loạn động, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Vị ấy do tánh thụ động, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Vị ấy do nghi hoặc, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Vị ấy do không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.

 

  1. (1) “Bhikkhus, having abandoned these three things, one is capable of abandoning birth, old age, and death. What three?
  2. Lust, hatred, and delusion. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning birth, old age, and death.
  3. (2) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lust, hatred, and delusion. What three?
  4. Personal existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. Having abandoned these three things, one is capable of

abandoning lust, haired, and delusion.

  1. Do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?
  2. Do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.
  3. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?
  4. Do đoạn tận thân kiến, do đoạn tận nghi, do đoạn tận giới cấm thủ, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si.

 

  1. (3) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. What three?
  2. Careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. Having

abandoned these three things, one is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances.

  1. (4) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. What three?
  2. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?
  3. Do đoạn tận phi như lý tác ý, do đoạn tận thực hành tà đạo, do đoạn tận tánh thụ động, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.
  4. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận thực hành tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?

 

  1. Muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning careless

attention, following, a wrong path, and mental sluggishness. [148]

  1. (5) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. What three?
  2. Lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. Having abandoned these three things,

one is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction.

  1. Do đoạn tận vọng niệm, do đoạn tận không tỉnh giác, do đoạn tận tâm loạn động, do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tánh thụ động.
  2. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?
  3. Do đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, do đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, do đoạn tận bới lông tìm vết, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động.

 

  1. (6) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. What three?
  2. Restlessness, non-restraint, and immorality. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism.
  3. (7) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. What three?
  4. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?
  5. Do đoạn tận trạo cử, do đoạn tận không chế ngự, do đoạn tận ác giới, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết.
  6. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?

 

  1. Lack of faith, uncharitableness, and laziness. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality.
  2. (8) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. What three?
  3. Disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness.
  4. Do đoạn tận không có lòng tin, do đoạn tận xan tham, do đoạn tận biếng nhác, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới.
  5. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?
  6. Do đoạn tận không cung kính, do đoạn tận khó nói, do đoạn tận ác bằng hữu, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác.

 

  1. (9) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. What three?
  2. Moral shamelessness, moral recklessness, and heedlessness. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship.
  3. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?
  4. Do đoạn tận không xấu hổ, do đoạn tận không sợ hãi, do đoạn tận phóng dật, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu.

 

  1. (10) “Bhikkhus, one who has a sense of moral shame and moral dread is heedful. One who is heedful is capable of abandoning disrespect, being difficult to speak to, and bad friendship. One who has good friends [149] is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. One who is energetic

is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. One who is virtuous is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. One whose mind is not bent on criticism is capable of abandoning muddle-mindedness,

lack of clear comprehension, and mental distraction. One who has an undistracted mind is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. One who has an unsluggish mind is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. One without doubt is capable of abandoning

lust, hatred, and delusion. Having abandoned lust, hatred, and delusion, one is capable of abandoning birth, old age, and death.”

  1. Này các Tỷ-kheo, người này có xấu hổ, có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Người ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Người ấy do giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể đoạn tận phi như ly tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Người ấy do tánh không thụ đông, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.

 

77 (7) The Crow – [(VII) (77) Con Quạ]

 

  1. “Bhikkhus, a crow has ten bad qualities. What ten?
  2. It is destructive and impudent, ravenous and voracious, cruel and pitiless,

weak and raucous, muddle-minded and acquisitive.

A crow has these ten bad qualities.

  1. So too, an evil bhikkhu has ten bad qualities. What ten?
  2. He is destructive and impudent, ravenous and voracious, cruel and pitiless, weak and raucous, muddle-minded and acquisitive.

An evil bhikkhu has these ten bad qualities.” [150]

1.- Này các Tỷ-kheo, con quạ thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?

  1. Ngạo nghễ, hung hãn, cường dục, ăn lớn, độc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chói tai, vọng niệm và cất chứa tài sản.

Này các Tỷ-khao, con quạ thành tựu với mười tà pháp này.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?
  2. Ngạo nghễ, hung hãn, cường dục, ăn lớn, độc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chói tai, vọng niệm và cất chứa tài sản.

Này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo thành tựu với mười tà pháp này.

 

78 (8) The Niganthas – [(VIII) (78) Ni-Kiền-Tử]

 

  1. “Bhikkhus, the Niganthas have ten bad qualities. What ten?
  2. (1) The Niganthas are without faith, (2) immoral, (3) morally shameless, (4) morally reckless, (5) and devoted to bad persons. (6) They extol themselves and disparage others. (7) They grasp their own views, hold to them tightly, and relinquish them with difficulty. (8) They are deceivers, (9) have evil desires,

and (10) hold wrong views. The Niganthas have these ten bad qualities.”

1.- Này các Tỷ-kheo, các Ni-kiền tử (Niganthàputta) thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?

  1. Không có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Ác giới, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không có sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không làm bạn các bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Khen mình chê người, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Chấp thủ các vấn đề hiện tại, không từ bỏ những gì đã chấp thủ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Gian xảo, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Ác dục, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Theo tà kiến, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử.

Này các Tỷ-kheo, thành tựu với mười tà pháp này là các Ni-kiền tử.

 

79 (9) Grounds (1) – [(IX) (79) Những Trường Hợp Hiềm Hận.]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten grounds for resentment. What ten?
  2. (1) [Thinking:] ‘They acted for my harm,’ one harbors resentment. (2) [Thinking:] ‘They are acting for my harm,’ one harbors resentment. (3) [Thinking:] ‘They will act for my harm,’ one harbors resentment. (4) [Thinking:] ‘They acted for the harm of one who is pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (5) [Thinking:] ‘They are acting for the harm of one

who is pleasing and agreeable to me.’ one harbors resentment. (6 ) [Thinking:] ‘They will act for the harm of one who is pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (7) [Thinking:] ‘They acted for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (8) [Thinking:] ‘They are acting for the benefit of one who is displeasing and disagreeable

to me,’ one harbors resentment. (9) [Thinking:] ‘They will act for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (10) And one becomes angry without a reason.

These, bhikkhus, are the ten grounds for resentment.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp hiềm hận. Thế nào là mười?
  2. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm hại ta”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó đang làm hại ta”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó sẽ làm hại ta”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó đã hại người ta yêu, người ta mến…” “Nó đang hại người ta yêu, hại người ta mến…” “Nó sẽ hại người ta yêu, người ta mến”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: ” Nó đang làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến”. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: “Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến”. Làm cho vị ấy tức giận không có lý do.

Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp hiềm hận này.

 

80 (10) Grounds (2) – [(X) (80) Nhiếp Phục Hiềm Hận]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten ways of removing resentment. What ten?
  2. (1) [Thinking:] ‘They acted for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. [151] (2) [Thinking:] ‘They are acting for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. (3) [Thinking:] ‘They will act for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment.

(4) [Thinking:] ‘They acted … (5) … ‘They are acting …’ (6) … ‘They will act for the harm of one who is pleasing and agreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment (7) [Thinking:] ‘They acted … ‘(8) … ‘They are acting … ‘ (9) … ‘They will act for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment: (10) And one does hot become angry without a reason. These, bhikkhus, are the ten ways of removing resentment.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có mười nhiếp phục hiềm hận này, Thế nào là mười ?

2.- Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?” Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đang làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?”. Hiềm hận được nhiếp phục khi nghĩ rằng: “Nó sẽ làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi ta nghĩ như vậy?” Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm hại người ta yêu, người ta mến …” … “Nó đang làm hại người ta yêu, người ta mến …” …  “Nó sẽ làm hại người ta yêu, người ta mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?” Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: “Nó đã làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến…” … “Nó đang làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến…” … “Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy?” Không làm cho vị ấy tức giận không có lý do.

Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp nhiếp phục được hiềm hận.

 

IX. The Elders – [IX. Phẩm Trưởng Lão]

 

81 (1) Bahuna – [(I) (81) Bàhuna]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Campa on a bank of the Gaggara Lotus Pond. Then the Venerable Bahuna approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “Bhante, from how many things is the Tathagata released, detached, and emancipated, that he dwells with a mind free from boundaries?” [152]

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Campá, trên bờ hồ Gaggarà. Rồi Tôn giả Bàhuna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bàhuna bạch Thế Tôn:

– Từ bao nhiêu pháp, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.

 

  1. ”Bahuna, it is because the Tathagata is released, detached, and emancipated from ten things that he dwells with a mind free from boundaries. What ten?
  2. – Từ mười pháp, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào là mười?

 

  1. (1) It is because the Tathagata is released, detached, and emancipated from form that he dwells with a mind free from boundaries. (2) – (5) It is because

the Tathagata is released, detached, and emancipated from feeling … perception … volitional activities … consciousness that he dwells with a mind free from boundaries. (6) – (10) It is because the Tathagata is released, detached, and emancipated from birth … old age … death … suffering … defilements that he dwells with a mind free from boundaries.

  1. Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Từ thọ, này Bàhuna… Từ tưởng, này Bàhuna… Từ các hành, này Bàhuna… Từ thức, này Bàhuna… Từ sanh, này Bàhuna… Từ già, này Bàhuna…Từ chết, này Bàhuna…Từ các khổ này, Bàhuna…. Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.

 

“Just as a blue, red, or white lotus flower, though born in the water and grown up in the water, rises up above the water and stands unsoiled by the water, even so, Bahuna,’ it is because the Tathagata is released, detached, and emancipated from these ten things that he dwells with a mind free from boundaries.”

  1. Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.

 

82 (2) Ananda – [(II) (82) Ananda]

 

  1. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
  2. (1) “It is impossible, Ananda, that a bhikkhu without faith will achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. (2) It is impossible that an immoral bhikkhu … (3) … a bhikkhu of little learning … (4) … a bhikkhu who is difficult to correct … [153] (5) … a bhikkhu who has bad friends

… (6) … a lazy bhikkhu … (7) … a muddle-minded bhikkhu … (8) … a bhikkhu who is not content … (9) … a bhikkhu of evil desires … (10) … a bhikkhu who holds wrong view will achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.

It is impossible that a bhikkhu who possesses these ten qualities will achieve, growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:
  2. – Này Ananda, Tỷ-kheo nào không có lòng tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra. Này Ananda, Tỷ-kheo nào ác giới… không nghe pháp… khó nói… làm bạn với ác… biếng nhác… thất niệm… không biết đủ… ác dục.. này Ananda, Tỷ-kheo nào có tà kiến sẽ được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.

Này Ananda, Tỷ-kheo nào thành tựu mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

 

  1. (1) “It is possible, Ananda, that a bhikkhu endowed with faith will achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. (2) It is possible that a virtuous bhikkhu … (3) … a bhikkhu of much learning … (4) … a bhikkhu who is easy to correct … (5) … a bhikkhu who has good friends … (6) … an

energetic bhikkhu … (7) … a mindful bhikkhu … [154] (8) … a contented bhikkhu … (9) … a bhikkhu of few desires … (10) … a bhikkhu who holds right view will achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. It is possible that a bhikkhu w ho possesses these ten qualities will achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.”

  1. Này Ananda, Tỷ-kheo nào có lòng tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra. Này Ananda, Tỷ-kheo nào có giới… nghe pháp, thọ trì điều đã nghe… dễ nói… làm bạn với thiện… tinh cần, tinh tấn… trú niệm… biết đủ… ít dục… Này Ananda, Tỷ-kheo nào có chánh tri kiến, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

Này Anada, Tỷ-kheo nào thành tựu mười pháp này sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

 

83 (3) Punniya – [(III) (83) Punniya]

 

  1. Then the Venerable Punniya approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “Bhante, why is it that at times the Tathagata is disposed to teach the Dhamma and at times is not disposed [to teach]?”

  1. Rồi Tôn giả Punniya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punniya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, có khi Thế Tôn thuyết pháp, có khi Thế Tôn không thuyết pháp?

 

  1. (1) “When, Punniya, a bhikkhu is endowed with faith but does not approach him, the Tathagata is not disposed to teach the Dhamma. (2) But when a bhikkhu is endowed with faith and approaches him, the Tathagata is disposed to teach. (3) “When, Punniya, a bhikkhu is endowed with faith and approaches him, but he does not attend on him … (4) When he attends on him but does not ask questions … (5) When he asks questions but does not listen to the Dhamma with eager ears … (6) When he listens to the Dhamma with eager ears, but having heard it, does not retain it in mind … (7) When, having heard it, he retains it in mind but does not examine the meaning of the teachings that have been retained in mind … (8) When he examines the meaning of the teachings that have been retained in mind but does not [155] understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma … (9) When he understands the meaning and the Dhamma and then practices in accordance with the Dhamma, but he is not a good speaker with a good delivery, one gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning … (10) When he is a good speaker with a good delivery, one

gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning, but he does not instruct, encourage, inspire, and gladden his fellow monks, the Tathagata is not disposed to teach the Dhamma.

2.- Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, không đi đến yết kiến, Như Lai không có thuyết pháp. Khi nào, này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin , đi đến yết kiến, như vậy Thế Tôn thuyết pháp. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, nhưng không có hầu hạ… có hầu hạ nhưng không hỏi.. có hỏi nhưng không có lóng tai nghe pháp… có lóng tai nghe pháp, nhưng sau khi nghe, không thọ trì pháp… sau khi nghe, có thọ trì pháp, nhưng không suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì… suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, nhưng không có sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp đúng pháp… sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng pháp, nhưng không nói thiện, phát ngôn thiện, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng… khéo nói, khéo phát ngôn, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng, nhưng không có thuyết trình, không có khích lệ, không có làm cho phấn chấn, không có làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy, Như Lai không thuyết pháp.

 

  1. “But, Punniya, (1) when a bhikkhu is endowed with faith, (2) approaches [the Tathagata], (3) attends on [the Tathagata], (4) asks questions, and (5) listens to the Dhamma with eager ears; and (6) having heard the Dhamma, he retains it in mind, (7) examines the meaning of the teachings he has retained in mind, and (8) understands the meaning and the Dhamma and then practices in accordance with the Dhamma; and (9) he is a good speaker with a good delivery, one gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning; and (10) he instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks, the Tathagata is disposed to teach the Dhamma.

When, Punniya, one possesses these ten qualities, the Tathagata is entirely disposed to teach the Dhamma.”

  1. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, có hầu hạ, có hỏi, có lóng tai nghe; sau khi nghe, có thọ trì pháp, có suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng pháp, khéo nói, khéo phát ngôn, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng và có thuyết trình, có khích lệ, có làm cho phấn chấn, có làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy Như Lai có thuyết pháp.

Thành tựu mười pháp này, này Punniya, Như Lai thế nào cũng thuyết pháp.

 

84 (4) Declaration – [(VI) (84) Nói Lên Chánh Trí]

 

  1. There the Venerable Mahamoggallana addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend,” those bhikkhus replied.

The Venerable Mahamoggallana said this:

  1. Ở đây, Tôn giả Mahàmoggallàna gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàmoggallàna. Tôn giả Mahàmoggallàna nói như sau:

 

  1. “Here, friends, a bhikkhu declares final knowledge thus: ‘I understand: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.'” The Tathagata [156] or his disciple who is a jhana-attainer – skilled in attainment, skilled in others’ minds, skilled in the ways of others’ minds – questions him, interrogates him,’ and cross-examines him. When he is being questioned, interrogated, and cross-examined by the Tathagata or his disciple, he comes to an impasse and is flustered. He meets with calamity, meets with disaster, meets with calamity

and disaster. “The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … encompasses his mind with his own mind and considers: ‘Why does this venerable one declares final knowledge thus: “I understand: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.'”?’ The Tathagata or his disciple, having

encompassed his mind with his own mind, understands: (1) “‘This venerable one is prone to anger and his mind is often obsessed by anger. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by anger is a case of decline. (2) “‘This venerable one is hostile and his mind is often obsessed by hostility. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by hostility is a case of decline. (3) “‘This venerable one is prone to denigration and his mind is often obsessed by denigration. But in the Dhamma. and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by denigration is a case of decline. (4) “‘This venerable one is insolent and his mind is often obsessed by insolence. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by insolence is a case of decline. (5) “‘This venerable one is envious and his mind is often obsessed by envy. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by envy is a case of decline. (6) “‘This venerable one is miserly and his mind is often obsessed by miserliness. [157] But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by miserliness is a case of decline. (7) “‘This venerable one is crafty and his mind is often obsessed by craftiness. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by craftiness is a case of decline. (8) “‘This venerable one is deceitful and his mind is often obsessed by deceitfulness. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by deceitfulness is a case of decline. (9) “‘This venerable one has evil desires and his mind is

often obsessed by desire. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by desire is a case of decline. (10) “‘When there is something further to be done, this venerable one comes to a stop along the way on account of some lower achievement of distinction. But in the Dhamma and

discipline proclaimed by the Tathagata, coming to a stop along the way is a case of decline.”

  1. – Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nói lên chánh trí: “Tôi rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””. Rồi Như Lai hay đệ tử Như Lai, là vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy bị Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trong trống rỗng (sa mạc), rơi vào trong rối ren (rừng rậm), rơi vào trong bế tắc, rơi vào trong bất hạnh, rơi vào trong bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình tác ý đến tâm của người ấy như sau: “Như thế nào, Tôn giả này nói lên chánh trí: “Tôi rõ biết rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.”? ” Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình biết rõ tâm người ấy như sau: “Có phẫn nộ là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị phẫn nộ thấm nhuần. Với tâm bị phẫn nộ thấm nhuần, nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Có hiềm hận là Tôn giả này… có gièm pha là Tôn giả này… có não hại là Tôn giả này… có tật đố là Tôn giả này… có xan tham là Tôn giả này… có lừa đảo là Tôn giả này… có man trá là Tôn giả này… có ác dục là Tôn giả này… có thất niệm là Tôn giả này… Dầu cho còn nhiều việc (cao thượng hơn) cần phải làm thêm, tuy có chứng được thù thắng nhưng chỉ là phần nhỏ lại đứng lại giữa đường; đứng lại giữa đường này nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.”

 

  1. “Truly, friends, it is impossible for a bhikkhu who has not abandoned these ten things to achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. But it is possible for a bhikkhu who has abandoned these ten things to achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.”
  2. Tỷ-kheo ấy, chư Hiền, do không đoạn tận mười pháp này, đi đến được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, do đoạn tận mười pháp này, đi đến được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

 

85 (5) The Boaster – [(V) (85) Khoe Khoang]

 

  1. On one occasion the Venerable Mahacunda was dwelling among the Cetis at Sahajati. There the Venerable Mahacunda addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Mahacunda said this:

  1. Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú giữa dân chúng Cetì, tại Sahajati. Tại đây, Tôn giả Mahàcunda bảo các Tỷ-kheo:

– Này chư Hiền Tỷ-kheo!

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:

 

  1. “Here, friends, a bhikkhu is a boaster, one who brags about achievements: ‘I attain and emerge from the first jhana. I attain and emerge from the second jhana … the third jhana … the fourth jhana … [158] … the base of the infinity of space … the base of the infinity of consciousness … the base of nothingness

… the base of neither-perception-nor-non-perception. I attain and emerge from the cessation of feeling and perception.’ The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer – skilled in attainment, skilled in others’ minds, skilled in the ways of others’ minds – questions him, interrogates him, and crossexamines

him. When he is being questioned, interrogated, and cross-examined by the Tathagata or by his disciple, he comes to an impasse and is flustered. He meets with calamity, meets with disaster, meets with calamity and disaster.

“The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … encompasses his mind with his own mind and considers: ‘Why is this venerable one a boaster, one who brags about achievements: “I attain and’emerge from the first jhana … I attain and emerge from the cessation of feeling and perception”? ‘The Tathagata or his disciple, having encompassed his mind with his own mind, understands: (1) “‘For a long time this venerable one’s conduct has been broken, flawed, blemished, and blotched, and he does not consistently observe and follow virtuous behavior. This venerable one is immoral. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, immorality is a case of decline. (2) “‘This venerable one is without faith. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, lack of faith is a case of decline. (3) “‘This venerable one is of little learning and without proper conduct. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, little learning is a case of decline. [159] (4) ‘”This venerable one is difficult to correct. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, being difficult to correct is a case of decline.

(5) “‘This venerable one has bad friends. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, bad friendship is a case of decline. (6) ‘”This venerable one is lazy. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, laziness is a case of decline. (7) “‘This venerable one is muddle-minded. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, muddle-mindedness is a case of decline. (8) “‘This venerable one is a deceiver. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, deceitfulness is a case of decline. (9) “‘This venerable one is difficult to support. But in the

Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, being difficult to support is a case of decline. (10) “‘This venerable one is unwise. But in the Dhamma and

discipline proclaimed by the Tathagata, lack of wisdom is a case of decline.’

  1. – Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo là hạng khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: “Tôi chứng nhập, tôi xuất ly sơ Thiền. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ hai. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ ba. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ tư. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Không vô biên xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thức vô biên xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Vô sở hữu xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định.” Như Lai hay đệ tử Như Lai là bậc hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy khi bị Như Lai hay đệ tử Như Lai là những bậc hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào rối ren, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình tác ý đến tâm của người ấy như sau: “Như thế nào, Tôn giả này khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: “Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ nhất… tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định.” Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình rõ biết tâm người ấy như sau: “Ðã lâu rồi, Tôn giả này có những hành động phá nát, có những hành động bể vụn, có những hành động chấm đen, có những hành động uế nhiễm, có những hành động không phù hợp, có những tập quán không phù hợp trong các giới luật. Phá giới là Tôn giả này, và phá giới có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Không có lòng tin là Tôn giả này, và không có lòng tin, nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Nghe ít là Tôn giả này, theo tà hạnh, học ít nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng. Khó nói là Tôn giả này, và tánh khó nói… do Như Lai thuyết giảng. Bạn bè với ác là Tôn giả này, và tánh bạn bè với ác… biếng nhác là Tôn giả này, và tánh biếng nhác… thất niệm là do Tôn giả này, và tánh thất niệm… do Như Lai thuyết giảng. Gian xảo là Tôn giả này, và tánh gian xảo… khó nuôi dưỡng là Tôn giả này, và tánh khó nuôi dưỡng… ác tuệ là Tôn giả này, và tánh ác tuệ có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.””

 

  1. “Suppose, friends, that one man would say to his companion: ‘Whenever you need money for anything, my friend, just ask me and I’ll give it to you.’ When the companion has need of money, he says to his friend: ‘I need money, friend. Give me some.’ The other says: ‘In that case, friend, dig here.’ He digs there but

doesn’t find anything. He then says: ‘You lied to me, friend, you spoke falsely when you told me to dig here.’ The other says: ‘I didn’t lie to you, friend, I didn’t speak falsely. Rather, dig there.’ He digs there as well but doesn’t find anything. Again, he says: ‘You lied to me, friend, you spoke falsely when you told me to dig there.’ The other says: ‘I didn’t lie to you, friend, I didn’t speak falsely. [160] Rather, dig there.’ He digs there as well but doesn’t find anything. He then says: ‘You lied to me, friend, you spoke falsely when you told me to dig there.’ The

other says: ‘I didn’t lie to you, friend, I didn’t speak falsely. I was insane, out of my mind.’ “So too, friends, a bhikkhu is a boaster, one who brags about

achievements: ‘I attain and emerge from the first jhana.’ … [all as above down to:] [161] … (10) ‘This venerable one is unwise. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, lack of wisdom is a case of decline.’

  1. Ví như, này chư Hiền, một người bạn nói với người của mình: “Này Bạn, khi nào Bạn cần đến tài sản, hãy xin tôi tài sản và tôi sẽ cho Bạn tài sản.” Người bạn kia khi cần đến tài sản liền nói với người bạn như sau: “Này Bạn, nay tôi cần đến tài sản, hãy cho tôi tài sản”. Vị ấy trả lời như sau: “Vậy này Bạn, hãy đào ở đây”. Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: “Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Này Bạn, Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi.” “Hãy đào ở đây”. Vị ấy nói: “Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng với Bạn. Vậy này Bạn, hãy đào ở đây”. Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: “Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Này Bạn, Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi”. “Hãy đào ở đây”. Vị ấy nói: “Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng. Vậy này Bạn, hãy đào ở đây”. Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: “Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi”. “Hãy đào ở đây”. Vị kia nói: “Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng với Bạn nhưng tôi bị điên loạn, tâm tôi bị đảo lộn. Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo là hạng khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: “Tôi chứng nhập, Tôi xuất ly sơ Thiền…Thiền thứ hai… Thiền thứ ba… Thiền thứ tư… Không vô biên xứ…Thức vô biên xứ… vô sở hữu xứ… Phi tưởng phi phi tưởng xứ… Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định”. Như Lai hay đệ tử Như Lai là bậc hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy, khi bị Như Lai hay đệ tử Như Lai là những bậc hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào rối ren, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những bậc hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm của người ấy như sau: “Như thế nào, Tôn giả này khoa trương, khoe khoang, những chứng đắc của mình: “Tôi chứng nhập và xuất ly sơ Thiền… tôi chứng nhập và xuất ly Diệt thọ tưởng định”. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác như sau: “Ðã lâu rồi, Tôn giả này có những hành động phá nát, có những hành động bể vụn, có những hành động chấm đen, có những hành động uế nhiễm, có những hành động không phù hợp, có những tập quán không phù hợp trong các giới. Phá giới là Tôn giả này, và phá giới có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Không có lòng tin là Tôn giả này và tánh không có lòng tin… nghe ít là Tôn giả này và tánh nghe ít… khó nói là Tôn giả này, và tánh khó nói… bạn bè với ác là Tôn giả này và tánh làm bạn với ác…biếng nhác là Tôn giả này, và tánh biếng nhác…. thất niệm là Tôn giả này và tánh thất niệm… gian xảo là Tôn giả này và tánh gian xảo… khó nuôi dưỡng là Tôn giả này và tánh khó nuôi dưỡng… Ác tuệ là Tôn giả này và tánh ác tuệ là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.”

 

  1. “Truly, friends, it is impossible for a bhikkhu who has not abandoned these ten things to achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. But it is possible for a bhikkhu who has abandoned these ten things to achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.”
  2. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, không đoạn tận mười pháp này sẽ tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, sau khi đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.

 

86 (6) Final Knowledge – [(VI) (86) Câu Hỏi Về Chánh Trí]

 

  1. On one occasion the Venerable Mahakassapa was dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the squirrel sanctuary. There the Venerable [162] Mahakassapa addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Mahakassapa said this:

  1. Một thời, Tôn giả Mahàkassapa ở tại Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, tại vườn nuôi dưỡng các con sóc. Tại đấy, Tôn giả Kassapa gọi các Tỷ-kheo:

– Này chư Hiền Tỷ-kheo.

– Thưa vâng Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàkassapa. Tôn giả Mahàkassapa nói như sau:

 

  1. “Here, friends, a bhikkhu declares final knowledge thus: ‘I understand: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.” The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer – skilled in attainment, skilled in others’

minds, skilled in the ways of others’ minds – questions him, interrogates him, and cross-examines him. When he is being questioned, interrogated, and cross-examined by the Tathagata or his disciple, he comes to an impasse and is flustered. He meets with calamity, meets with disaster, meets with calamity

and disaster. “The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … encompasses his mind with his own mind and considers: ‘Why does this venerable one declares final knowledge thus: “I understand: ‘Destroyed is birth … there is no more coming back to any state of being'”?’ The Tathagata or his disciple, having encompassed his mind with his own mind, understands: ‘This venerable one overestimates himself, imagines that his estimate of himself is valid, thinks that he has attained what he has not attained, accomplished what he has not accomplished, and achieved what he has not achieved, and by overestimation of himself he declares final knowledge thus: ‘I understand:

‘Destroyed is birth … there is no more coming back to any state of being.” “

“The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … encompasses his mind with his own mind and considers: ‘Why does this venerable one overestimate himself and imagine that his estimate of himself is valid; why does he think that he has attained what he has not attained, accomplished what he has not accomplished, and achieved what he has not a chieved; and why, by overestimation of himself, does he declare final knowledge thus: “I understand: ‘Destroyed is [163] birth …  there is no more coming back to any state of being'”?’

“The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … having

encompassed his mind with his own mind, understands: ‘This venerable one has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated mentally, and penetrated well by view. Therefore, this venerable one overestimates himself and imagines that his estimate of himself is valid; he thinks that he has attained what he has not attained, accomplished what he has not accomplished, and achieved what he has not achieved; and by overestimation of himself he declares final knowledge thus: “I understand: ‘Destroyed is birth … there is no more coming back to any state of being.'”

“The Tathagata or his disciple who is a jhana-attainer … having encompassed his mind with his own mind, understands:

(1) “‘This venerable one is full of longing and his mind is often obsessed by longing. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by longing is a case of decline.

(2) “‘This venerable one is full of ill will and his mind is often obsessed by ill will. But in the Dhamma and discipline, proclaimed by the Tathagata, obsession by ill will is a case of decline.

(3) “‘This venerable one is given to dullness and drowsiness and his mind is often obsessed by dullness and drowsiness. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by dullness and drowsiness is a case of decline.

(4) “‘This venerable one is restless and his mind is often obsessed by restlessness. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by restlessness is a case of decline.

(5) ‘”This venerable one is given to doubt and his mind is often obsessed by doubt. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, obsession by doubt is a case of decline.

(6) “T h is venerable one delights in work, takes delight in work, is devoted to delight in work. [164] But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, delight in work is a case of decline.

(7) “‘This venerable one delights in talk, takes delight in talk, is devoted to delight in talk. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, delight in talk is a case of decline. ‘

(8) “T h is venerable one delights in sleep, takes delight in sleep, is devoted to delight in sleep. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, delight in sleep is a case of decline.

(9) “‘This venerable one delights in company, takes delight in company, is devoted to delight in company. But in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, delight in company is a case of decline.

 (10) “‘When there is something further to be done, this venerable one comes to a stop along the way on account of some lower achievement of distinction. But in the Dhamma and discipline p roclaimed by the Tathagata, coming to a stop along the way is a case of decline.

  1. – Ở đây, này chư Hiền Tỷ-kheo nói lên chánh trí, nói rằng: “Tôi biết rõ như sau: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy khi bị Như Lai, hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào bối rối, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy như sau: “Như thế nào, vị Tôn giả này nói lên chánh trí, nói rằng: “Tôi rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những bậc hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, biết được tâm người ấy như sau: “Tăng thượng mạn là Tôn giả này, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn đã tuyên bố về chánh trí”, nói rằng: “Tôi rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy: “Dựa trên gì, Tôn giả này tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt… chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí”, nói rằng: “Tôi rõ biết: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa””? “. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình biết được tâm của người ấy: “Nghe nhiều là Tôn giả này, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn trong sạch, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, thọ trì đọc tụng bằng lời, với ý khéo quán sát, khéo thể nhập, với chánh kiến. Do vậy, Tôn giả này, tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí”, nói rằng: “Tôi rõ biết: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa””. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền… thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, biết rõ tâm của người ấy: “Tham là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị tham chi phối, và bị tham chi phối nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Sân là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị sân chi phối, và bị sân…Hôn trầm thụy miên là Tôn giả này và sống nhiều với tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối, và bị hôn trầm thụy miên chi phối nghĩa là tổn giảm… Trạo cử là Tôn giả này, và vị ấy sống nhiều với tâm bị trạo cử chi phối, và tâm bị trạo cử chi phối nghĩa là tổn giảm… Nghi là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị nghi hoặc chi phối… Ưa thích công việc là Tôn giả này, thích thú công việc, chuyên chú trong thích thú công việc, và ưa thích công việc nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích nói chuyện là Tôn giả này, thích thú nói chuyện, chuyên chú trong thích thú nói chuyện, thích thú nói chuyện là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích ngủ nghỉ là Tôn giả này, thích thú ngủ nghỉ, và tánh thích thú ngủ nghỉ nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích hội chúng là Tôn giả này, thích thú hội chúng, chuyên chú ưa thích hội chúng, ưa thích hội chúng có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Thất niệm là Tôn giả này, đối với các Pháp cao thượng chỉ được phần nhỏ, dầu cho có chứng được thù thắng nhưng chỉ là phần nhỏ, lại đứng lại giữa đường; đứng lại giữa đường, có nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng.”

 

  1. “Truly, friends, it is impossible for a bhikkhu who has not

abandoned these ten things to achieve growth, progress, and

maturity in this Dhamma and discipline. But it is possible for a

bhikkhu who has abandoned these ten things to achieve growth,

progress, and maturity in this Dhamma and discipline.”

  1. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, không đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này không xảy ra. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này có xảy ra.

 

87 (7) Disciplinary Issues – [(VII) (87) Tỷ Kheo Kàlaka]

 

  1. There the Blessed One addressed the bhikkhus with reference to the bhikkhu Kalandaka:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. Tại đấy, nhân việc của Tỷ-kheo Kàlaka, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Vâng bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. (1) “Here, a bhikkhu is a maker of disciplinary issues and he does not speak in praise of the settlement of disciplinary issues. When a bhikkhu is a maker of disciplinary issues and does not speak in praise of the settlement of disciplinary issues, this is a quality that does not lead to affection, respect, esteem, accord,

or unity. [165]

  1. – Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích kiện tụng, không tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích kiện tụng, không tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng, pháp này không đưa đến thân ái, không đưa đến kính trọng, không đưa đến bắt chước (được làm quen), không đưa đến hòa đồng, không đưa đến nhất trí.

 

  1. (2). “Again, a bhikkhu does not desire training and he does not speak in praise of undertaking the training. When a bhikkhu does not desire training … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  2. (3) “Again, a bhikkhu has evil desires and he does not speak in praise of the removal of desire. When a bhikkhu has evil desires … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  3. (4) “Again, a bhikkhu is p rone to anger and he does not speak in praise of the removal of anger. When a bhikkhu is prone to anger … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  4. (5) “Again, a bhikku is one who denigrates [others] and he does not speak in praise of the removal of denigration. When a bhikkhu is one who denigrates … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  5. (6) “Again, a bhikkhu is crafty and he does not speak in praise of the removal of craftiness. When a bhikkhu is crafty … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa học tập, không tán thán chấp nhận các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa học tập, không tán thán chấp nhận các học pháp, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ác dục, không tán thán nhiếp phục ác dục. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ác dục, không tán thán nhiếp phục ác dục, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ, không tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ, không tán thán nhiếp phục phẫn nộ, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gièm pha, không tán thán nhiếp phục gièm pha. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gièm pha, không tán thán nhiếp phục gièm pha, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lừa đảo, không tán thán nhiếp phục lừa đảo. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lừa đảo, không tán thán nhiếp phục lừa đảo, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.

 

  1. (7) “Again, a bhikkhu is deceitful and he does not speak in praise of the removal of deceitfulness. When a bhikkhu is deceitful … this, too, is a quality that does not lead to … unity. [166]
  2. (8) “Again, a bhikkhu is not inclined to pay attention to teachings and he does not speak in praise of paying attention to teachings. When a bhikkhu is not inclined to pay attention to teachings … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  3. (9) ” Again, a bhikkhu is not inclined to seclusion and he does not speak in praise of seclusion. When a bhikkhu is not inclined to seclusion … this, too, is a quality that does not lead to … unity.
  4. (10) “Again, a bhikkhu does not show hospitality to his fellow monks and he does not speak in praise of one who shows hospitality. When, a bhikkhu does not show hospitality to his fellow monks and he. does not speak in praise of one who shows hospitality, this, too, is a quality that does not lead to affection,

respect, esteem, accord, or unity.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo man trá, không tán thán nhiếp phục man trá. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo man trá, không tán thán nhiếp phục man trá, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tánh không vâng theo Chánh pháp, tánh không tán thán vâng theo Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tánh không vâng theo Chánh pháp, tánh không tán thán vâng theo Chánh pháp, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiền tịnh, không tán thán thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiền tịnh, không tán thán thiền tịnh, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, không tán thán việc đón tiếp tốt đẹp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, không tán thán việc tiếp đón tốt đẹp, pháp này không đưa đến thân ái… không đưa đến nhất trí.

 

  1. “Although such a bhikkhu might wish; ‘Oh, if only my fellow monks would honor, respect, esteem, and venerate me!’ yet his fellow monks do not honor, respect, esteem, and venerate him. For what reason? Because his wise fellow monks see that he has not abandoned those bad unwholesome qualities.
  2. “Suppose a wild colt would wish: ‘Oh, if only people would assign me a thoroughbred’s place, feed me a thoroughbred’s food, and give me a thoroughbred’s grooming!’ yet people do not assign, him a thoroughbred’s place, feed him a thoroughbred’s food, and give h im a thoroughbred’s grooming. [167] For what reason? Because wise people see that he has not abandoned his tricks, ploys, gambits, and wiles. So too, although such a bhikkhu

might wish: ‘Oh, if only my fellow monks would honor, respect, esteem, and venerate me!’ yet his fellow monks do not honor, respect, esteem, and venerate him. For what reason? Because his wise fellow monks see that he has not abandoned those bad unwholesome qualities.

  1. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu có ước muốn nào khởi lên: “Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường tôi”, nhưng các vị đồng Phạm hạnh không có cung kính, không có tôn trọng, không có đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí, quán thấy các pháp ác bất thiện không được đoạn tận trong vị ấy.
  2. Ví như, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa không thuần phục, dầu cho có khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng loài Người sẽ đặt ta trong vị trí của con ngựa đã được thuần thục, cho ta ăn với các đồ ăn dành cho con ngựa thuần phục, điều phục ta với sự điều phục dành cho con ngựa thuần thục”. Nhưng loài Người không đặt nó trong vị trí của con ngựa thuần thục, không cho nó ăn trong vị trí của con ngựa thuần thục, không điều phục nó với sự điều phục dành cho con ngựa thuần thục. Vì sao? Vì những người có trí thấy rõ được những tánh hạ liệt, sự lừa đảo, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu có ước muốn nào khởi lên: “Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường ta”, nhưng các vị đồng Phạm hạnh không có cung kính, không có tôn trọng, không có đảnh lễ, không có cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí, quán thấy các pháp ác bất thiện không được đoạn tận trong vị ấy.

 

  1. (1) “But a bhikkhu is not a maker of disciplinary issues and he speaks in praise of the settlement of disciplinary issues. When a bhikkhu is not a maker of disciplinary issues and speaks in praise of the settlement of disciplinary issues, this is a quality that leads to affection, respect, esteem, accord, and unit.
  2. (2) “Again, a bhikkhu desires training and he speaks in praise of undertaking the training. When a bhikkhu desires training … this, too, is a quality that leads to … unity.
  3. (3) “Again, a bhikkhu has few desires and he speaks in praise of the removal of desire. When a bhikkhu has few desires … this, too, is a quality that leads to … unity.
  4. (4) “Again, a bhikkhu is not prone to anger and he speaks in praise of the removal of anger. When a bhikkhu is not prone to anger… this, too, is a quality that leads to … unity.
  5. (5) “Again, a bhikkhu is not one who denigrates [others] and he speaks in praise of the removal of denigration. When a bhikkhu is not one who denigrates [others] this, too, is a quality that leads to … unity. [168]
  6. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa thích kiện tụng, tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa thích kiện tụng, tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Pháp này đưa đến thân ái, đưa đến kính trọng, đưa đến muốn làm quen, đưa đến hòa đồng, đưa đến nhất trí.
  7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích học tập, tán thán chấp nhận học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích học tập, tán thán chấp nhận học pháp. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ít dục, tán thán nhiếp phục các dục. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ít dục, tán thán nhiếp phục các dục. Pháp này đưa đến thân ái … đưa đến nhất trí.
  9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ, tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ, tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không gièm pha, tán thán nhiếp phục gièm pha. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không gièm pha, tán thán nhiếp phục gièm pha. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.

 

  1. (6) “Again, a bhikkhu is not crafty and he speaks in praise of the removal of craftiness. When a bhikkhu is not crafty … this, too, is a quality that leads to … unity.
  2. (7) “Again, a bhikkhu is not deceitful and he speaks in praise of the removal of deceitfulness. When a bhikkhu is not deceitful … this, too, is a quality that leads to … unity.
  3. (8) “Again, a bhikkhu is inclined to attend to teachings and he speaks in praise of attending to teachings. When a bhikkhu is inclined to attend to teachings … this, too, is a quality that leads to … unity.
  4. (9) “Again, a bhikkhu is inclined to seclusion and he speaks in praise of seclusion. When a bhikkhu is inclined to seclusion … this, too, is a quality that leads to … unity.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không lừa đảo, tán thán nhiếp phục lừa đảo. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không lừa đảo, tán thán nhiếp phục lừa đảo. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không man trá, tán thán nhiếp phục man trá. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không man trá, tán thán nhiếp phục man trá. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vâng theo Chánh pháp, tán thán vâng theo Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vâng theo Chánh pháp, tán thán vâng theo Chánh pháp. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiền tịnh, tán thán thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiền tịnh, tán thán thiền tịnh. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.
  9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, tán thán việc tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, tán thán việc tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh. Pháp này đưa đến thân ái… đưa đến nhất trí.

 

  1. (10) “Again, a bhikkhu shows hospitality to his fellow monks and he speaks in praise of one who shows hospitality. When a bhikkhu shows hospitality to his fellow monks and he speaks in praise of one who shows hospitality, this, too, is a quality that leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.

“Although such a bhikkhu might not wish: ‘Oh, if only my fellow monks would honor, respect, esteem, and venerate me!’ yet his fellow monks honor, respect, esteem, and venerate him. For what reason? Because his wise fellow monks see that he has abandoned those bad unwholesome qualities.

  1. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy, nếu không có ước muốn nào khởi lên: “Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường ta”, nhưng các vị đồng Phạm hạnh cũng vẫn cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí, quán thấy các pháp ác bất thiện đã được đoạn tận nơi vị ấy.

 

  1. “Suppose an excellent thoroughbred horse would not wish: ‘Oh, if only people would assign me a thoroughbred’s place, feed me a thoroughbred’s food, and give me a thoroughbred’s grooming!’ yet people assign him a thoroughbred’s place, feed him a thoroughbred’s food, [169] and give him a thoroughbred’s grooming. For what reason? Because wise people see that he has abandoned his tricks, ploys, gambits, and wiles. So too, although such a bhikkhu might not wish: ‘Oh, if only my fellow monks would honor, respect, esteem, and venerate me!’ yet his fellow monks honor, respect, esteem, and venerate him. For what reason? Because his wise fellow monks see that he has abandoned those bad unwholesome qualities.”
  2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một con ngựa thuần phục, dầu cho không khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng loài Người sẽ đặt ta trong vị trí của con ngựa đã thuần thục, cho ta ăn với các đồ ăn dành cho con ngựa thuần thục, điều phục ta với điều phục dành cho con ngựa thuần thục”. Nhưng loài Người vẫn đặt nó trong vị trí của con ngựa thuần thục, vẫn cho nó ăn với các đồ ăn dành cho con ngựa thuần thục, vẫn điều phục nó với điều phục dành cho con ngựa thuần thục. Vì sao? Vì những người có trí thấy rõ được những tánh hạ liệt, gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt của nó đã được đoạn tận. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu không có khởi lên ước muốn: “Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường ta”, nhưng các vị đồng Phạm hạnh vẫn cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các vị đồng Phạm hạnh có trí thấy rằng các pháp ác bất thiện ấy đã được đoạn tận nơi vị ấy.

 

88 (8) One Who Insults – [(VIII) (88) Tai Nạn]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one who insults and disparages his fellow monks, a reviler of the noble ones, it is impossible and inconceivable that he will not incur at least one of these ten disasters. What ten?
  2. – Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nào mạ lỵ, khiển trách, nhiếc mắng các vị Thánh và những vị đồng Phạm hạnh, thật sự không thể không xảy ra được, không thể không có lúc để vị ấy khỏi phải gặp một trong mười tai nạn này. Thế nào là mười?

 

  1. (1) He does not achieve what he has not yet achieved. (2) He falls away from what he has achieved. (3) His good qualities are not polished. (4) He overestimates his good qualities, or (5) leads the spiritual life dissatisfied, or

(6) commits a certain defiled offense, or (7) contracts a severe illness, or (8) goes mad and becomes mentally, deranged. (9) He dies confused. (10) With the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

When a bhikkhu is one who insults and

disparages his fellow monks, a reviler of the noble ones, it is impossible and inconceivable that he will not incur at least one of these ten disasters.” [170]

  1. Không chứng đắc điều chưa được chứng đắc, điều đã chứng đắc bị thối thất, không được sáng suốt đối với diệu pháp, tăng thượng mạn trong diệu pháp, sống Phạm hạnh không được hoan hỷ, vi phạm một uế tội, cảm xúc bệnh nặng, đạt đến điên cuồng loạn tâm, khi chết bị bất tỉnh (hôn mê), hay sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào mạ lỵ, khiển trách, nhiếc mắng các vị Thánh và những vị đồng Phạm hạnh, thật sự không thể không xảy ra được, không thể không có lúc để vị ấy phải gặp một trong mười tai nạn này.

 

89 (9) Kokalika – [(IX) (89) Tỷ Kheo Kokàlika]

 

  1. Then the bhikkhu Kokalika approached the Blessed One, paid homage to him, sat down, to one side, and said:

– “Bhante, Sariputta and Moggallana have evil desires and have come under the control of evil desires.”

– [The Blessed One replied:] “Do not say so, Kokalika! Do not say so, Kokalika! Place confidence in Sariputta and Moggallana, Kokalika. Sariputta and Moggallana are well behaved.”

A second time the bhikkhu Kokalika said to the Blessed One:

– “Bhante, although I consider the Blessed One worthy of faith and trust, [I still say that] Sariputta and Moggallana have evil desires and have come under the control of evil desires.”

– “Do not say so, Kokalika! … Sariputta and Moggallana are well behaved.”

A third time the bhikkhu Kokalika said to the Blessed One:

– “Bhante, although I consider the Blessed One worthy of faith and trust, [I still say that] Sariputta and Moggallana have evil desires and have come under the control of evil desires.”

– “Do not say so, Kokalika! Do not say so, Kokalika! Place confidence

in Sariputta and Moggallana, Kokalika. Sariputta and Moggallana are well behaved.”

  1. Bấy giờ có Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kokàlika bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.

– Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.

Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có lòng tin và tin tưởng, đối với con Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.”

– Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.

– Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlikaa, tâm hãy tịnh tín đối với Sàripuuta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.

Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: … Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.

 

  1. Then the bhikkhu Kokalika rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated the. Blessed One keeping the right side toward him, and departed. Not long after the bhikkhu Kokalika had left, his entire body became covered with boils the size of mustard seeds. These then grew to the size of

mung beans; then to the size of chickpeas; then to the size of jujube pits; then to the size of jujube fruits; then to the size of myrobalans; then to the size of unripe belli fruits; then to the size of ripe belli fruits. When they had grown to the size of ripe belli fruits, they burst, open, [171] exuding pus and blood. He

then just lay on banana leaves like a fish that had swallowved poison.

  1. Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Thế Tôn rồi ra đi. Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không bao lâu, toàn thân của Tỷ-kheo Kokàlika nổi lên những mụt to bằng hạt cải: sau khi lớn bằng hạt cải, chúng lớn lên bằng hột đậu; sau khi lớn lên bằng hột đậu, chúng lớn lên bằng hạt đậu lớn; sau khi lớn bằng hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng hòn sỏi; sau khi lớn bằng hòn sỏi Kolatthi, chúng lớn lên bằng hột táo; sau khi lớn lên bằng hột táo, chúng lớn lên bằng trái Amala (A-ma-lặc); sau khi lớn lên bằng trái Amala, chúng lớn lên bằng trái dưa (trái vilva); sau khi lớn lên bằng trái dưa vilva, chúng lớn lên bằng trái billa (trái dưa đã chín); sau khi lớn lên bằng trái billa, chúng bị phá vỡ, mủ và máu chảy ra. Tại đây, nó nằm trên lá chuối, như con cá ăn phải đồ độc.

 

  1. Then the independent brahma Tudu approached the bhikkhu Kokalika, stood in the air, and said to him:

– “Place confidence in Sariputta and Moggallana, Kokalika. Sariputta and Moggallana are well behaved.”

– “Who are you, friend?”

– “I am the independent brahma Tudu.”

– “Didn’t the Blessed One declare you to be a non-returner, friend? Then why have you come back here? See how much wrong you have done.”

Then the independent brahma Tudu addressed the bhikkhu Kokalika in verse:

 

“When a person has taken birth

an axe is born inside his mouth

with which the fool cuts himself

by uttering wrongful speech.

 

“He who praises one deserving blame

or blames one deserving praise

casts with his mouth an unlucky throw

by which he finds no happiness.

 

“Slight is the unlucky throw at dice

that results in the loss of one’s wealth,

[the loss] of all, oneself included;

much worse is this unlucky throw

of harboring hate against the holy ones.

 

“For a hundred thousand

and thirty-six nirabbudas, plus five abbudas,

the slanderer of noble ones goes to hell,

having defamed them with evil speech and mind.” [172]

  1. Lúc ấy có độc giác Phạm thiên Tudu đi đến Tỷ-kheo Kokàlika, sau khi đến, đứng trên hư không và nói với Tỷ-kheo Kokàlika:

– Này Kokàlika, hãy đặt tâm tịnh tín nơi Sàriputta và Moggallàna! Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.

– Ông là ai?

– Ta là độc giác Phạm thiên Tudu.

– Thưa Hiền giả, có phải Hiền giả là người được Thế Tôn trả lời là đã chứng Bất lai? Sao người lại đến đây? Hãy xem như thế nào người đã lầm lạc trong vấn đề này.

Rồi độc giác Phạm thiện Tudu nói lên với Tỷ-kheo Kokàlika bài kệ này:

Con người được sanh ra,
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay, bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình,
Là người khởi ác ý
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-ra-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục
Chịu khổ đau tại đấy.

  1. Then the bhikkhu Kokalika died on account of that illness, and because of his resentment against Sariputta and Moggallana, after death he was reborn in the red-lotus hell. Then, when the night had advanced, Brahma Sahampati, of stunning beauty, illuminating the entire. Jeta’s Grove, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to him: “Bhante, the bhikkhu Kokalika has died, and because of his resentment against Sariputta and

Moggallana, after death he has been reborn in the red-lotus hell.” This is what Brahma Sahampati said. He then paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.

  1. Rồi Tỷ-kheo Kokàlika, do chứng bệnh ấy mệnh chung. Sau khi chết, Tỷ-kheo Kokàlika sanh vào địa ngục sen hồng vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna. Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, đứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ.

 

  1. Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, Brahma Sahampati approached me and said to me … [as above] … He then paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and disappeared right

there.”

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm đã qua, bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, đêm nay Phạm thiên Sahampati khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, đứng một bên, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thưa với Ta: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

  1. When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One:

– “How long, Bhante, is the life span in the red-lotus hell?”

– “The life span in the red-lotus hell is long, bhikkhu. It is not easy to count it and say it is so many [173] years, or so many hundreds of years, or so many thousands of years, or so many hundreds of thousands of years.”

– “Then is it possible, Bhante, to give a simile?”

– It is, bhikkhu,” the Blessed One said. “Suppose there was a Kosalan cartload of twenty measures of sesamum seed. At the end of every hundred years a man would remove one seed from it. In this manner the Kosalan cartload of twenty measures of sesamum seed might be depleted and eliminated more quickly

than (1) a life in a single abbuda hell would go by. (2) One life in the nirabbuda hell is the equivalent of twenty lives in the abbuda hell; (3) one life in the ababa hell is the equivalent of twenty lives in the nirabbuda hell; (4) one life in the ahaha hell is the equivalent of twenty lives in the ababa hell; (5) one life in the atata hell is the equivalent of twenty lives in the almha hell; (6) one life in the

water-lily hell is the equivalent of twenty lives in the atata hell; (7) one life in the sweet-fragrance Hell is the equivalent of twenty lives in the water-lily hell; (8) one life in the blue-lotus hell is the equivalent of twenty lives in the sweet-fragrance hell; (9) one life in the white-lotus hell is the equivalent of twenty lives in the blue-lotus hell; and (10) one life in the red-lotus hell is the

equivalent of twenty lives in the white-lotus hell. Now, because he harbored resentment against Sariputta and Moggallana, the bhikkhu Kokalika has been reborn in the red-lotus hell.” This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this: [174]

[The four verses are identical with those just above.]

  1. Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, lâu dài bao nhiêu, là tuổi thọ ở địa ngục sen hồng?

– Này Tỷ-kheo, tuổi thọ ở địa ngục sen hồng, rất khó mà tính được. Có chừng ấy năm, hay có chừng ấy trăm năm, hay có chừng ấy ngàn năm, hay có chừng ấy trăm ngàn năm.

– Bạch Thế Tôn, có thể cho một ví dụ được chăng?

– Có thể được, này Tỷ-kheo, một cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè. Rồi một người cứ sau một trăm năm, một trăm năm, một trăm năm lấy lên một hột mè. Mau hơn, này Tỷ-kheo, là cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè, do phương pháp này, đi đến tận sạch, không còn gì nữa, cũng chưa đủ là một Abbuda địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Abbuda địa ngục là bằng một Nirabbuda địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Nirabbuda địa ngục bằng một Ababà địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ababà địa ngục bằng một Ahaha địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ahaha địa ngục là bằng một Atato địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Atato địa ngục bằng một Kumodo địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Kumodo địa ngục là bằng một Sogandhika địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Sogandhika địa ngục bằng một Uppalako địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Uppalako địa ngục bằng một Pundarika địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Pundarika địa ngục bằng một Paduma địa ngục . Này Tỷ kheo, Tỷ kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Paduma (sen hồng), vì khởi lên ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna.

Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Đạo Sư lại nói thêm:

Con người được sanh ra
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc
Nhỏ thay bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình.
Là người khởi ác ý,
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-rab-bu-da,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục,
Chịu khổ đau tại đấy.

 

90 (10) Powers – [(X) (90) Những Sức Mạnh]

 

  1. Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

– “Sariputta, when a bhikkhu’s taints have been destroyed, how many powers does he possess by reason of which he can claim [to have attained] the destruction of the taints: ‘My taints have been destroyed’?”

– “Bhante, when a bhikkhu’s taints have been destroyed, he possesses ten powers by reason of which he can claim [to have attained] the destruction of the taints: ‘My taints have been destroyed.’ What ten?

  1. Bấy giờ có Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

– Này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có bao nhiêu sức mạnh? Thành tựu với những sức mạnh ấy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta”

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có mười sức mạnh. Thành tựu với những sức mạnh ấy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta”. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “Here, Bhante, a bhikkhu with taints destroyed has clearly seen all conditioned phenomena as they really are with correct wisdom as impermanent. [175] This is a power of a bhikkhu with taints destroyed on the basis of which he claims [to have attained] the destruction of the taints: ‘My taints have been destroyed.’
  2. (2) “Again, a bhikkhu with taints destroyed has clearly seen sensual pleasures as they really are with correct wisdom as similar to a charcoal pit. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  3. Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, đã khéo như thật thấy với chánh trí tuệ, các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn tận diệt các hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta.”
  4. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, các dục được ví như hố than hừng. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta.”

 

  1. (3) “Again, the mind of a bhikkhu with taints destroyed slants, slopes, and inclines to seclusion; it is withdrawn, delights in renunciation, and is entirely finished with all things that are a basis for the taints. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  2. (4) “Again, a bhikkhu with taints destroyed has developed and well developed the four establishments of mindfulness. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  3. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, với tâm hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, xuôi về viễn ly, trú vào viễn ly, ưa thích xuất ly, chấm dứt hoàn toàn các pháp làm trú xứ cho các lậu hoặc. Bạch Thế Tôn, … đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc… “… được đoạn tận nơi ta.”
  4. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn niệm xứ. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn niệm xứ. Bạch Thế Tôn đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc… “… đã được đoạn tận nơi ta.”

 

  1. (5) – [10) “Again, a bhikkhu with taints destroyed has developed and well developed the four right strivings … the four bases for psychic potency … the five spiritual faculties … the five powers [176] … the seven factors of enlightenment … the noble eightfold path. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed on the basis of which he claims [to have attained] the destruction of the taints: ‘My taints have been destroyed.’

“Bhante, when a bhikkhu’s taints have been destroyed, he possesses these ten powers by reason of which he can claim [to have attained] the destruction of the taints: ‘My taints have been destroyed.’”

  1. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn chánh cần… tu tập, khéo tu tập Bốn như ý túc… tu tập, khéo tu tập Năm căn… tu tập, khéo tu tập Năm lực… tu tập, khéo tu tập Bảy giác chi… tu tập, khéo tu tập Thánh đạo tám ngành. Bạch Thế Tôn, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Thánh đạo tám ngành. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc được đoạn tận nơi ta.”

Bạch Thế Tôn, có mười sức mạnh này của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Thành tựu những lực này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc nhận biết sự đoạn tận diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta”.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-0709.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-x-muoi-phap-iv-pham-upali-va-ananda-pham-4-6/