10b. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Mười Pháp – Phẩm 04 – 06 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

IV. Upali – [IV. Phẩm Upàli Và Ananda]

 

31 (1) Upali – [(I) (31) Upàli Và Giới Bổn]

 

  1. Then the Venerable Upali approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
  2. “Bhante, on how many grounds has the Tathagata prescribed the training rules for his disciples and recited the Patimokkha?”

– “It is, Upali, on ten grounds that the Tathagata has prescribed the training rules for his disciples and recited the Patimokkha. What ten?

  1. Bấy giờ có Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:
  2. – Bạch Thế Tôn, do duyên bao nhiêu mục đích, các học pháp thiết lập cho các đệ tử Như Lai và giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc?

– Này Upàli, do duyên mười mục đích, các học pháp được thiết lập cho các đệ tử Như Lai và giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc. Thế nào là mười?

 

  1. (1) For the well-being of the Sangha; (2) for the ease of the Sangha; (3) for keeping recalcitrant persons in check; (4) so that well-behaved bhikkhus can dwell at ease; (5) for the restraint of taints pertaining to this present life; (6) for the dispelling of taints pertaining to future lives; (7) so that those without confidence might gain confidence; and (8 ) for increasing, [the confidence] of those with confidence; (9) for the continuation of the good Dhamma; and (10) for promoting discipline.

“It is on these ten grounds that the Tathagata has prescribed the training rules for his disciples and recited the Patimokkha.”

  1. Ðể tăng chúng được cực thiện, để Tăng chúng được an ổn, để chận đứng các người cứng đầu, để các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn, để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại, để chận đứng các lậu hoặc trong tương lai, để đem lại tịnh tín cho những người không tin, để làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin, để diệu pháp được tồn tại, để luật được chấp nhận.

Do duyên mười mục đích này, này Upàli, các học pháp được thiết lập cho các đệ tử Như Lai, và giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc.

 

32 (2) Suspending – [ngưng]

 

  1. “Bhante, how many reasons are there for suspending the Patimokkha?”

– “There are, Upali, ten reasons for suspending the Patimokkha. What ten?

  1. (1) One who has committed a parajika is sitting in that assembly; (2) a discussion about one who has committed a parajika is underway; (3) one not fully ordained is sitting in that assembly; [71] (4) a discussion about one not fully ordained is underway; (5) one who has given up the training is sitting in that assembly; (6 ) a discussion about one who has given up the training is underway; (7) a eunuch is sitting in that assembly; (8) a discussion about a eunuch is underway; (9) a seducer of a bhikkhuni is sitting in that assembly; (10) a discussion about a seducer of a bhikkhuni is underway. These are the ten reasons for suspending the Patimokkha.”
  2. – Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu trường hợp, giới bổn Pàtimokkha bị ngưng tuyên đọc?

– Này Upàli, có mười trường hợp, giới bổn Pàtimokkha bị ngưng tuyên đọc. Thế nào là mười?

  1. Khi có người phạm Ba-la-di tội ngồi trong hội chúng ấy, khi thảo luận về người phạm Ba-la-di tội chưa chấm dứt, khi có người nào chưa thọ cụ túc giới ngồi trong hội chúng ấy, khi thảo luận về người chưa thọ cụ túc giới chưa chấm dứt, khi một người từ bỏ học pháp ngồi xuống trong hội chúng, khi cuộc thảo luận về con người từ bỏ học pháp chưa chấm dứt, khi có người thiếu nam căn còn ngồi trong hội chúng ấy, khi cuộc thảo luận về người thiếu nam căn chưa chấm dứt, khi có người “ô nhục Tỷ-kheo-ni” còn ngồi trong hội chúng ấy, khi cuộc thảo luân về người ô nhục Tỷ-kheo-ni chưa được chấm dứt.

Này Upàli, đây là mười trường hợp giới bổn Pàtimokkha bị ngưng tuyên đọc.

 

33 (3) Adjudication – [(II) (32) Người Ðoạn Sự]

 

  1. “Bhante, how many qualities should a bhikkhu possess to be agreed upon to adjudicate [in a disciplinary issue]?”

– “A bhikkhu who possesses ten qualities, Upali, may be agreed upon to adjudicate [in a disciplinary issue]. What ten?

  1. – Bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo thành tựu bao nhiêu pháp để được làm người đoạn sự viên?

– Này Upàli, một Tỷ-kheo thành tựu mười pháp để được làm người đoạn sự viên. Thế nào là mười?

 

  1. (1) Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha,

possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. (2) He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the

end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated mentally, and penetrated well by view. (3) Both Patimokkhas have been well transmitted to him in detail, well analyzed, well mastered, well determined in terms of the rules and their detailed explication. (4) He is firm in the discipline, immovable. (5) He is able to convince those on both sides of the issue, to describe matters to them, to persuade them, to demonstrate to them, and to placate them. (6) He is skilled in

the origination and [72] settlement of disciplinary issues. (7) He knows what a disciplinary issue is. (8) He knows the origin of a disciplinary issue. (9) He knows the cessation of a disciplinary issue. (10) He knows the way leading to the cessation of a disciplinary issue. A bhikkhu who possesses these ten qualities

may be agreed upon to adjudicate [in a disciplinary issue].”

  1. Ở đây, này Upàli, vị Tỷ-kheo giữ giới sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, là người nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy được nghe nhiều, được thọ trì, được đọc tụng bằng lời, được quan sát với ý, được khéo léo thể nhập với chánh kiến. Cả hai giới bổn Pàtimokkha được khéo truyền đạt một cách rộng rãi, được khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết. Vị ấy được khéo an trú trên luật, không có dao động; có khả năng làm cho cả hai phe chống đối thông hiểu, chinh phục họ, làm cho họ thấy, làm cho họ hòa giải với nhau. Vị ấy thiện xảo trong sự sanh khởi và chấm dứt các tránh sự, biết các tránh sự, biết tránh sự sanh khởi, biết tránh sự đoạn diệt, biết con đường đưa đến tránh sự được đoạn diệt.

Thành tựu mười pháp này, này Upàli, Tỷ-kheo được xem là khả năng làm vị đoạn sự viên.

 

34 (4) Full Ordination – [(III) (33) Cụ Túc Giới]

 

  1. “Bhante, how many qualities should a bhikkhu possess to give full ordination?” ”

– “A bhikkhu who possesses ten qualities, Upali, may give full ordination. What ten?

  1. – Bạch Thế Tôn, thành tựu bao nhiêu pháp, một Tỷ-kheo có khả năng trao truyền cụ túc giới?

– Thành tựu mười pháp, này Upàli, vị Tỷ-kheo có khả năng trao truyền cụ túc giới. Thế nào là mười?

 

  1. (1) Here, a bhikkhu is virtuous … he trains in them. (2) He has learned much … and penetrated well by view. (3) Both Patimokkhas have been well transmitted to him in detail, well analyzed, well mastered, well determined in terms of the rules and their detailed explication. (4) He is able to look after a patient or to get someone else to look after him. (5) He is able to eliminate one’s dissatisfaction or to get someone else to eliminate it. (6) He is able to use the Dhamma to dispel regrets that might arise [in his pupils]. (7) He is able to dissuade them, by way of the Dhamma, from erroneous views that have

arisen. (8) He is able to encourage them in the higher virtuous behavior. (9) He is able to encourage them in the higher mind. (10) He is able to encourage them in the higher wisdom.

A bhikkhu who possesses these ten qualities may give full ordination.” [73]

  1. Ở đây, này Upàli, Tỷ-kheo có giới, sống được chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, là người nghe nhiều, thọ trì điều đã được nghe, cất chứa điều đã được nghe… khéo thông hiểu, khéo quyết định, theo kinh, theo chi tiết. Vị ấy có khả năng nuôi dưỡng bệnh nhân hay khiến người nuôi dưỡng, có khả năng làm cho tịnh chỉ bất mãn hay khiến tịnh chỉ bất mãn, có khả năng đoạn trừ đúng pháp ác tác khởi lên, có khả năng phân biệt chỉ trích tà kiến khởi lên, có khả năng khích lệ trong tăng thượng giới, có khả năng khích lệ trong tăng thượng tâm, có khả năng khích lệ trong tăng thượng tuệ.

Thành tựu mười pháp này, này Upàli, một Tỷ-kheo có khả năng trao truyền cụ túc giới.

 

35 (5) Dependence – [(VI) (34) Y Chỉ Sa Di (1)]

 

  1. “Bhante, how many qualities should a bhikkhu possess to give dependence?”

– “A bhikkhu who possesses ten qualities, Upali, may give dependence. What ten?” …

  1. [The same ten qualities as in the preceding sutta.]

“A bhikkhu who possesses these ten qualities, may give dependence.”

  1. – Thành tựu bao nhiêu pháp, bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo có thể trao truyền y chỉ …có khả năng nuôi dưỡng Sa-di?

– Thành tựu mười pháp, này Upàli, này Upàli, một Tỷ-kheo có thể trao truyền y chỉ…có khả năng nuôi dưỡng Sa-di. Thế nào là mười?

  1. Ở đây, này Upàli, vị Tỷ-kheo có giới…chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều… khéo thể nhập với chánh kiến. Cả hai giới bổn Pàtimokkha, khéo truyền đạt một cách rộng rãi, khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định, theo kinh, theo chi tiết. Vị ấy có khả năng nuôi dưỡng bệnh nhân hay khiến người nuôi dưỡng; có khả năng làm cho tịnh chỉ bất mãn hay khiến người khác tịnh chỉ bất mãn; có khả năng đoạn trừ đúng pháp ác tác khởi lên; có khả năng phân tích chỉ trích tà kiến khởi lên; có khả năng khích lệ trong tăng thượng giới; có khả năng khích lệ trong tăng thượng tâm; có khả năng khích lệ trong tăng thượng tuệ.

Thành tựu mười pháp này, này Upàli., một Tỷ-kheo … có khả năng nuôi dưỡng Sa-di.

 

36 (6) Novice – [(VI) (34) Y Chỉ Sa Di (2)]

 

“Bhante, how many qualities should a bhikkhu possess to be attended upon by a novice?”

“A bhikkhu who possesses ten qualities, Upali, may be attended upon by a novice. What ten?” …

[The same ten qualities as in 10:34.]

“A bhikkhu who possesses these ten qualities may be attended

upon by a novice.”

  1. – Thành tựu bao nhiêu pháp, bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo có thể trao truyền y chỉ,…có khả năng nuôi dưỡng Sa-di?

– Thành tựu mười pháp, này Upàli, này Upàli, một Tỷ-kheo có thể trao truyền y chỉ…có khả năng nuôi dưỡng Sa-di. Thế nào là mười?

  1. Ở đây, này Upàli, vị Tỷ-kheo có giới…chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều… khéo thể nhập với chánh kiến. Cả hai giới bổn Pàtimokkha, khéo truyền đạt một cách rộng rãi, khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định, theo kinh, theo chi tiết. Vị ấy có khả năng nuôi dưỡng bệnh nhân hay khiến người nuôi dưỡng; có khả năng làm cho tịnh chỉ bất mãn hay khiến người khác tịnh chỉ bất mãn; có khả năng đoạn trừ đúng pháp ác tác khởi lên; có khả năng phân tích chỉ trích tà kiến khởi lên; có khả năng khích lệ trong tăng thượng giới; có khả năng khích lệ trong tăng thượng tâm; có khả năng khích lệ trong tăng thượng tuệ.

Thành tựu mười pháp này, này Upàli., một Tỷ-kheo … có khả năng nuôi dưỡng Sa-di.

 

37 (7) Schism (1) – [(V) (35) Phá Hòa Hợp Tăng]

 

  1. “Bhante, it is said: ‘Schism in the Sangha, schism in the Sangha.’ How, Bhante, is there schism in the Sangha?”
  2. “Here, Upali, (1) bhikkhus explain non-Dhamma as Dhamma, (2) and Dhamma as non-Dhamma. (3) They explain non-discipline as discipline, [74] and (4) discipline as non-discipline. (5) They explain what has not been stated and uttered by the Tathagata as having been stated and uttered by him, and (6)

what has been stated and uttered by the Tathagata as not having been stated and uttered by him. (7) They explain what has not been practiced by the Tathagata as having been practiced by him, and (8 ) what has been practiced by the Tathagata as not having been practiced by him. (9) They explain what has not been prescribed by the Tathagata as having been prescribed by him, and (10) what has been prescribed by the Tathagata as not having been prescribed by him. On these ten grounds they withdraw and go apart. They perform legal acts separately and recite the Patimokkha separately. It is in this way, Upali, that there is schism in the Sangha.”

  1. – Phá hòa hợp tăng, phá hòa hợp tăng, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là phá hòa hợp Tăng?
  2. – Ở đây, này Upáli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp; thuyết pháp là phi pháp; thuyết phi luật là luật; thuyết luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai không thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai không có chế đặt.

Chính do mười sự này, họ phá hoại, họ chia rẽ, họ hành bất động yết-ma, họ tuyên đọc giới bổn Pàtimokkha khác biệt. Cho đến như vậy, này Upàli, là chúng Tăng bị phá hoại.

 

38 (8) Schism (2) – [(VI) (36) Hòa Hợp Tăng]

 

  1. “Bhante, it is said: ‘Concord in the Sangha, concord in the Sangha.’ How is there concord in the Sangha?”
  2. “Here, Upali, (1) bhikkhus explain non-Dhamma as non-Dhamma, and (2) Dhamma as Dhamma. (3) They explain non-discipline as non-discipline, and (4) discipline as discipline. (5) They explain what has not been stated and uttered by the Tathagata as not having been stated and uttered by him, and (6) what has been stated and uttered by the Tathagata as having been stated and uttered by him. (7) They explain what has not been practiced by the Tathagata as not having been practiced by him, and (8) what has been practiced by the Tathagata as having been practiced by him. (9) They explain what has not been prescribed by the Tathagata as not havingbeen prescribed by him, and (10) what has been prescribed by the Tathagata as having been prescribed by him. On these ten grounds, they do not withdraw and go apart. They do not perform legal acts

separately or recite the Patimokkha separately. It is in this way, Upali, that there is concord in the Sahgha.” [75]

  1. – Tăng hòa hợp, Tăng hòa hợp. Bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Tăng hòa hợp?
  2. – Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là phi pháp; thuyết pháp là pháp; thuyết luật là luật; thuyết phi luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết là điều Như Lai có nói, có thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường không sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai không chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai có chế đặt.

Với mười sự này, các Tỷ-kheo không phá hoại, các Tỷ-kheo không chia rẽ, các Tỷ-kheo không hành bất động yết-ma, các Tỷ-kheo không tuyên đọc giới bổn Pàtimokkha khác biệt. Cho đến như vậy, này Upàli, là Tăng chúng được hòa hợp.

 

39 (9) Ananda (1) – [(VII) (37) Phá Hòa Hợp Tăng]

 

  1. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
  2. “Bhante, it is said: ‘Schism in the Sanha, schism in the Sangha.’ How is there schism in the Sangha?”
  3. “Here, Ananda, (1) bhikkhus explain non-Dhamma as Dhamma … [as in 10:37] … and (10) what has been prescribed by the Tathagata as not having been prescribed by him. On these ten grounds they withdraw and go apart. They perform legal acts separately and recite the Patimokkha separately. It is in this way, Ananda, that there is schism in the Sangha.”
  4. “But, Bhante, when one causes schism in a harmonious Sangha, what does one generate?”

– “One generates evil lasting for an eon, Ananda.”

– “But, Bhante, what is that evil lasting for an eon?”

– “One is tormented in hell for an eon, Ananda.” [76]

One who causes schism in the Sangha is bound for misery, bound for hell, to abide there for an eon. Delighting in factions, established in non-Dhamma,

he falls away from security from bondage.

Having caused schism in a harmonious Sangha, he is tormented in hell for an eon.

(Tôn giả Ananda hỏi câu hỏi tương tợ và được câu trả lời tương tợ như kinh 35).

 

(VIII) (38) Quả Của Phá Hòa Hợp Tăng

 

  1. – Phá hoại Tăng hòa hợp, đem lại kết quả gì?
  2. – Này Ananda, đem lại tội ác kéo dài đến một kiếp.
  3. – Bạch Thế Tôn, tội ác gì kéo dài một kiếp?
  4. – Này Ananda, bị nấu trong địa ngục một kiếp.

Kẻ phá hòa hợp Tăng
Bị rơi vào đọa xứ,
Bị rơi vào địa ngục
Kéo dài đến một kiếp;
Ưa thích sự bất hòa,
An trú trên phi pháp,
An ổn các khổ ách,
Lại xa lìa, từ bỏ;
Ai phá sự hòa hợp,
Của Tăng chúng Tỷ-kheo,
Trong một kiếp, người ấy,
Bị địa ngục nung nấu.

 

40 (10) Ananda (2) – [(XI) (39) Hòa Hợp Tăng]

 

  1. “Bhante, it is said: ‘Concord in the Sangha, concord in the Sangha.’ How is there concord in the Sangha?”
  2. “Here, Ananda, (1) bhikkhus explain non-Dhamma as non-Dhamma …. [as in 10:38] … and (10) what has been prescribed by the Tathagata as having been prescribed by him. On these ten grounds they do not withdraw and go apart. They do not perform legal acts separately or recite the Patimokkha separately.

It is in this way, Ananda, that there is concord in the Sangha.”

  1. “But, Bhante, when one reconciles a divided Sangha, what does one generate?”

– “One generates divine merit, Ananda.”

– “But, Bhante, what is divine merit?”

– “One rejoices in heaven for an eon, Ananda.” [77]

Pleasant is concord in the Sangha, and the mutual help of those who live in concord. Delighting in concord, established in Dhamma, one does not fall away from security from bondage. Having brought concord to the Sangha, one rejoices in heaven for an eon.

(Ananda hỏi cùng một câu hỏi như ở kinh 36 và được trả lời tương tợ)

 

(X) (40) Quả Do Hòa Hợp Tăng Ðưa Lại

 

1.- Bạch Thế Tôn, với chúng Tăng bị phá, làm cho hòa hợp lại, đem đến kết quả gì?

  1. – Này Ananda, đem đến Phạm công đức!
  2. – Bạch Thế Tôn, thế nào là Phạm công đức?
  3. – Này Ananda, trong một kiếp, được sống hoan hỷ ở Thiên giới.

Sống an lạc là người,
Làm hòa hợp chúng Tăng;
Sống an lạc là người,
Giúp chúng Tăng hòa hợp;
Ưa thích sự hòa hợp,
An trú trên Chánh pháp.
Ai khiến cho chúng Tăng,
Ðược sống trong hòa hợp,
Trong một kiếp, người ấy
Sống hoan hỷ Thiên giới.

 

V. Insults – [V. Phẩm Mắng Nhiếc]

 

41 (1) Disputes – [(I) (41) Tranh Luận]

 

  1. Then the Venerable Upali approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
  2. “Bhante, why is it that arguments, quarrels, contention, and disputes arise in the Sangha and bhikkhus do not dwell at ease?”
  3. “Here, Upali, (1) bhikkhus explain non-Dhamma as Dhamma … [as in 10:37] … [78] … and (10) what has been prescribed by the Tathagata as not having been prescribed by him. This, Upali, is why arguments, quarrels, contention, and disputes arise in the Sahgha and bhikkhus do not dwell at ease.”
  4. Bấy giờ có Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:
  5. – Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, Tăng chúng khởi lên cạnh tranh, tranh luận, xung đột, đấu tranh và Tỷ-kheo sống không an ổn?
  6. – Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp… (như kinh 35) …

 

42 (2) Roots (1) – [(II-III) (42-43) Cội Gốc Của Tranh Luận]

 

  1. “Bhante, how many roots of disputes are there?”
  2. “There are, Upali, ten roots of disputes. What ten?
  3. Here, 2. (1) bhikkhus explain non-Dhamma as Dhamma … [as in 10:37] … and (10) what has been prescribed by the Tathagata as not having been prescribed by him. These, Upali, are the ten roots of disputes.”
  4. – Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu cội gốc của tranh luận?
  5. – Này Upàli, có mười cội gốc của tranh luận. Thế nào là mười?
  6. Ở đây, này Upàli, Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp… (như kinh 35) …

 

43 (3) Roots (2) – [(II-III) (42-43) Cội Gốc Của Tranh Luận]

 

  1. “Bhante, how many roots of disputes are there?”
  2. “There are, Upali, ten roots of disputes. What ten?
  3. Here, (1) bhikkhus explain what is no offense as an offense, and (2) what

is an offense as no offense. (3) They explain a light offense as a grave offense, and (4) a grave offense as a light offense. (5) They explain a coarse offense as not a coarse offense, and (6) an offense that is not coarse as a coarse offense. (7) They explain a remediable offense as an irremediable offense, and (8) an irremediable offense as a remediable offense. [79] (9) They explain an offense

with redress as an offense without redress, and (10) an offense without redress as an offense with redress. These, Upali, are the ten roots of disputes.”

  1. – Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu cội gốc của tranh luận?
  2. – Này Upàli, có mười cội gốc của tranh luận. Thế nào là mười?
  3. Ở đây, này Upàli, Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp… (như kinh 35) …

 

44 (4) Kusinara – [(IV) (44) Tại Kusanàrà]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Kusinara, in the forest thicket of oblations. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kusanàrà, trong khóm rừng Baliharana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who wishes to reprove another person should examine himself with respect to five things and establish five things in himself before he reproves the other person. With respect to what five things should he examine himself?
  2. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác sau khi quán sát nội trú thân năm pháp, sau khi khiến năm pháp an trú nội thân, rồi hãy buộc tội người khác. Thế nào là năm pháp cần phải quán sát nội thân?

 

  1. (1) “Bhikkhus, a bhikkhu who wishes to reprove another should examine himself thus: ‘Is my bodily behavior pure? Do I possess bodily behavior that is pure, flawless, and irreproachable? Does this quality exist in me or not?” If the bhikkhu’s bodily behavior is not pure, and he does not possess bodily behavior that is pure, flawless, and irreproachable, there will be those who say to him: ‘Please first train yourself bodily.’ There will be those who say this to him.
  2. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, trong khi buộc tội người khác, cần quán sát như sau: “Ta có thân hành thanh tịnh hay không? Ta có thành tựu thân hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế nhiễm hay không? Ta có pháp này hay không có?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thân hành không có thanh tịnh, không thành tựu thân hành thanh tịnh, có sứt mẻ, có uế nhiễm, có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Tôn giả hãy học tập về thân”. Như vậy các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

 

  1. (2) “Again, a bhikkhu who wishes to reprove another should examine himself thus: ‘Is my verbal behavior pure? Do I possess verbal behavior that is pure, flawless, and irreproachable? Does this quality exist in me or not?’ If the bhikkhu’s verbal behavior is not pure, and he does not possess verbal behavior that is pure, flawless, and irreproachable, there will be those who say

to him: ‘Please first train yourself verbally.’ There will be those who say this to him. [80]

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có khẩu hành thanh tịnh hay không? Ta có thành tựu khẩu hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế nhiễm hay không? Ta có pháp này hay không có?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khẩu hành không có thanh tịnh, không có thành tựu khẩu hành thanh tịnh, không có sứt mẻ, không có uế nhiễm, có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Tôn giả hãy học tập về lời”. Như vậy, các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

 

  1. (3) “Again, a bhikkhu who wishes to reprove another should examine himself thus: ‘Have I established a mind of loving-kindness without resentment toward my fellow monks? Does this quality exist in me or not?’ If the bhikkhu has not established a mind of loving-kindness without resentment toward his fellow monks, there will be those who say to him: ‘Please first establish a mind of loving-kindness toward your fellow monks.’ There will be those who say this to him.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có an lập từ tâm, không sân hận đối với các đồng Phạm hạnh hay không? Trong ta có pháp ấy hay không có?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không an lập từ tâm, sân hận đối với các đồng Phạm hạnh, có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Tôn giả hãy an lập từ tâm đối với các vị đồng Phạm hạnh”. Như vậy, các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

 

  1. (4) “Again, a bhikkhu who wishes to reprove another should examine himself thus: ‘Am I learned, and do I retain and preserve what I have learned? Have I learned much of those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life? Have I retained them in mind, recited them verbally, mentally investigated them, and penetrated them well by view? Does this quality exist in me or not?’ If the bhikkhu is not learned … and has not penetrated them well by view, there will be those who say to him: ‘Please first learn the heritage.’ There will be those who say this to him.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau: “Ta có phải là người nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất giữ điều đã nghe hay không? Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, ta có nghe nhiều, có thọ trì, có tụng đọc bằng lời, có suy tư với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến không? Pháp ấy có nơi ta hay không?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không phải là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất giữ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh; các pháp ấy, vị ấy không có nghe nhiều, không có thọ trì, không có tụng đọc bằng lời, không có suy tư với ý, không khéo thể nhập với chánh kiến, có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Tôn giả hãy học tập về Agama (A-hàm) đi”. Như vậy, các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

 

  1. (5) “Again, a bhikkhu who wishes to reprove another should examine himself thus: ‘Have both Patimokkhas been well transmitted to me in detail, well analyzed, well mastered, well determined in terms of the rules and their detailed explication? Does there exist in me this quality or not?’ If both Patimokkhas [81] have not been well transmitted to him in detail … in terms of the rules and their detailed explication, and if, when asked: ‘Where did the Blessed One state this?’ he is unable to reply, there will be those who say to him: ‘Please first learn the discipline.’ There will be those who say this to him.

“It is with respect to these five things that he should examine himself.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người, hãy quán sát như sau: “Cả hai bộ giới bổn Pàtimokkha, ta có khéo truyền đạt một cách rộng rãi, khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết hay không?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không khéo truyền đạt một cách rộng rãi về hai bộ giới bổn Pàtimokkha, không khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết thì: “Thưa Tôn giả, vấn đề này được Thế Tôn nói tại chỗ nào?”, được hỏi như vậy, vị ấy không có thể trả lời. Người ta sẽ nói về vị ấy như sau: “Mong rằng Tôn giả hãy học tập về luật”. Như vậy, có người sẽ nói với vị ấy.

Năm pháp này, cần phải tự quán sát về nội thân.

 

  1. “And what are the five things that he should establish in himself?
  2. [He should consider:] ‘(6) I will speak at a proper time, not at an improper time; (7) I will speak truthfully/ not falsely; (8) I will speak gently, not harshly; (9) I will speak in a beneficial way, not in a harmful way; (10) I will speak with a mind of loving-kindness, not while harboring hatred.’

These are the five things that he should establish in himself.

“Bhikkhus, a bhikkhu who wishes to reprove another person should examine himself with respect to these five things and establish these five things in himself before he reproves the other person.”

  1. Năm pháp nào cần phải an trú nội tâm?
  2. “Ta nói đúng thời, không phải phi thời; ta nói đúng sự thật, không phải không đúng sự thật; ta nói lời nhu hòa, không phải nói lời thô bạo; ta nói lời liên hệ đến mục đích, không phải lời không liên hệ đến mục đích; ta nói với tâm từ bi, không nói với tâm sân hận”.

Năm pháp này cần phải an trú nội tâm.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn buộc tội người khác, sau khi quán sát nội tâm về năm pháp này, sau khi an trú nội tâm về năm pháp này, hãy buộc tội người khác.

 

45 (5) Entering – [(V) (45) Ði Vào Hậu Cung]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten dangers in entering the king’s inner palace. What ten?
  2. – Này các Tỷ-kheo, vào hậu cung của vua có mười nguy hại này. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “Here, the king is sitting with his queen. The bhikkhu enters, and either the queen smiles when she sees the bhikkhu or the bhikkhu smiles when he sees the queen. The king thinks: Surely, something has gone on between them, or something is about to go on.’ This is the first danger in entering the king’s

inner palace.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua đang ngồi với hoàng hậu. Khi thấy Tỷ-kheo, hoàng hậu mỉm cười; hay khi thấy hoàng hậu, Tỷ-kheo mỉm cười. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: “Chắc những người này đã làm hay sẽ làm (tội lỗi) gì? ” Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ nhất khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (2) “Again, when the king has been busy, engaged with much work, he has had intercourse with one of the women but does not remember this, and because of their relations she has become pregnant. The king thinks: ‘No one [82] else has entered here except the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the second danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua bận nhiều công việc, bận nhiều công việc phải làm, đi đến với một cung nữ rồi quên. Cung nữ ấy có thai. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: “Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ hai khi vào các hậu cung của vua.

 

  1. (3) “Again, a gem has been lost in the king’s inner palace. The king thinks: ‘No one else has entered here except the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the third danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua có một châu báu bị mất cắp. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: “Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ ba, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (4) “Again, the secret deliberations of the king’s inner palace have spread to others: The king thinks: ‘No one else has entered here except the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the fourth danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, có những việc cơ mật bị tiết lộ ra ngoài. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: “Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tư, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (5) “Again, in the king’s inner palace a father longs for his son, or a son longs for his father. They think: ‘No one else has entered here except the monk. Could this be the m onk’s work?’ This is the fifth danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, cha giết con, hay con muốn giết cha. Họ khởi lên ý nghĩ: “Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy.” Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ năm, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (6) “Again, the king promotes someone. Those who are upset by this think: ‘The king has close ties with the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the sixth danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị thấp lên địa vị cao. Việc này không làm vừa ý một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: “Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ sáu, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (7) “Again, the king demotes someone. Those who are upset by this think: ‘The king has close ties with the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the seventh danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị cao xuống chỗ địa vị thấp. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: “Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ bảy, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (8) “Again, the king dispatches his army at an improper time. Those who are upset by this think: ‘The king has close ties with the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the eighth danger in entering the-king’s inner, palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua điều động quân đội không đúng thời. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: “Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tám, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (9) “Again, after dispatching his army at a proper time, the king orders it to turn back while en route. Those who are upset by this think: [83] ‘The king has close ties with the monk. Could this be the monk’s work?’ This is the ninth danger in entering the king’s inner palace.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua sau khi điều động quân đội không đúng thời, từ giữa đường lại rút lui quân. Việc làm này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: “Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ chín, khi vào hậu cung của vua.

 

  1. (10) “Again, in the king’s inner palace there is the trampling of elephants, horses, and chariots, as well as tantalizing forms, sounds, odors, tastes, and tactile objects that are not suitable for a monk. This is the tenth danger in entering the king’s inner palace.

“These, bhikkhus, are the ten dangers in entering the king’s inner palace.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung nhà vua, rộn rịp với voi, rộn rịp với ngựa, rộn rịp với xe cộ, có những sắc, thanh, hương, vị, xúc hấp dẫn, không thích hợp với người xuất gia. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ mười, khi vào hậu cung của vua.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười sự nguy hại khi vào hậu cung của vua.

 

46 (6) Sakyans – [(VI) (46) Các Vị Sakya (Thích tử)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Tree Park. Then, on the uposatha day, a number of Sakyan lay followers approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to them:
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa các Thích tử tại Kapilavatthu, trong khu vườn Nigrodha. Bấy giờ có rất nhiều nam cư sĩ Thích tử, trong ngày trai giới Uposatha, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam cư sĩ Thích tử đang ngồi một bên:

 

  1. “Sakyans, do you observe the uposatha complete in eight factors?”

– “Sometimes we do, Bhante, and sometimes we don’t.”

– “It is your misfortune and loss, Sakyans! When life is endangered by sorrow and death, you observe the uposatha complete in eight factors [only] sometimes, and sometimes you don’t. What do you think, Sakyans? Suppose there was a man here who, without doing anything unwholesome, would earn

half a kahapana daily for his work. [84] Would that suffice for calling him a clever and enterprising man?”

– “Yes, Bhante.”

– “What do you think, Sakyans? Suppose there was a man here who, without doing anything unwholesome, would earn a kahapana daily for his work. Would that for calling him a clever and enterprising man?”

– “Yes, Bhante.”

– “What do you think, Sakyans? Suppose there was a man here who, without doing anything unwholesome, would earn two kahapanas … three … four… five … six … seven … eight … nine … ten … twenty … thirty … forty … fifty kahapanas daily for his work. Would that suffice for calling him a clever and enterprising man?”

– “Yes, Bhante.”

– “What do you think, Sakyans? If he earns a hundred or a thousand kahapanas day after day, deposits whatever he gains, and has a life span of a hundred years, living a hundred years, would he acquire a great mass of wealth?”

– “Yes, Bhante.”

– “What dp you think, Sakyans? On account of his wealth, because of his wealth, by reason of his wealth, could that man experience exclusively happiness for one night or one day, or for half a night or half a day?”

– “No, Bhante.

– Why not?

– Because sensual pleasures are impermanent, empty, false, and deceptive.”

2.- Này các Thích tử, các Ông có thực hành ngày trai giới, đầy đủ tám chi phần không?

– Bạch Thế Tôn, có khi chúng con thực hành ngày trai giới, đầy đủ tám chi phần, có khi chúng con không thực hành.

– Này các Thích tử, như vậy không được lợi cho các Ông! Như vậy khó được lợi cho các Ông! Vì rằng trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về sầu khổ, trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về chết, có khi các Ông thực hành ngày trai giới đầy đủ tám chi phần, có khi các Ông không thực hành. Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, ở đây, có người trong một vài công việc, không gặp một ngày kém may mắn nào, lãnh được nửa đồng tiền vàng. Như vậy, có vừa đủ để có người nói về người ấy như sau: “Thật là người thông minh, đầy đủ sự tháo vát”?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, ở đây, có người trong một vài công việc, không gặp một ngày kém may mắn nào, lãnh được một đồng tiền vàng… lãnh được hai đồng tiền vàng… lãnh được ba đồng tiền vàng… lãnh được bốn đồng tiền vàng… lãnh được năm đồng tiền vàng… lãnh được sáu đồng tiền vàng… lãnh được bảy đồng tiền vàng… lãnh được tám đồng tiền vàng… lãnh được chín đồng tiền vàng… lãnh được mười đồng tiền vàng… lãnh được hai mươi… lãnh được ba mươi… lãnh được bốn mươi… lãnh được năm mươi đồng tiền vàng. Như vậy, có vừa đủ để người ta nói về người ấy như sau: “Người này là thông minh, đầy đủ sự tháo vát”?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, nếu người ấy, mỗi ngày lãnh được 100 đồng tiền vàng, 1.000 đồng tiền vàng, cất giấu số tiền đã lãnh được, đến 100 tuổi, sống được đến 100 năm, có phải người ấy thâu được một số tài sản sở hữu lớn?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, người ấy do nhân của cải sở hữu, do duyên của cải sở hữu, do kết quả của cải sở hữu trong một đêm hay trong một ngày, hay chỉ trong nửa đêm, hay chỉ trong nửa ngày, sống hưởng nhất hướng lạc được không?

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Vì sao?

– Dục, bạch Thế Tôn là vô thường, là trống rỗng, là giả dối, bản chất là giả dối.

 

  1. “However, Sakyans, my disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for ten years, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, [85] a hundred thousand years, and

ten million years. And he might be a once-returner, a nonreturner,

or surely a stream-enterer.

“Let alone ten years, Sakyans. My disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for nine years … eight years … seven years … six years … five years … four years … three years … two years … one year, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, a hundred thousand years, and ten million years. And he might be a once-returner, a non-returner, or surely a stream-enterer. “Let alone one year, Sakyans. My disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for ten months, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, a hundred thousand years, and ten million years. And he might be a once-returner, a non-returner, or surely a stream-enterer. “Let alone ten months, Sakyans. My disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for nine months … eight months … seven months … six months … five months … four months … three months … two months … one month … half a month, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, a hundred thousand years, and ten million years. And he might be a once-returner, a non-returner, or surely a stream-enterer.

“Le t alone half a month, Sakyans. My disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for ten nights and days, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, a hundred thousand years, and ten million years. And he might be a once-returner,

a non-returner, or surely a stream-enterer.

“Let alone ten nights and days, Sakyans. My disciple who dwells heedful, ardent, and resolute for nine nights and days … eight nights and days … seven nights and days … [86] six nights and days … five nights and days … four nights and days … three nights and days … two nights and days … one night and day, practicing as I instruct him, might experience exclusively happiness for a hundred years, ten thousand years, a hundred thousand years, and ten million years. And he might be a oncereturner, a non-returner, or surely a stream-enterer.

“It is your misfortune and loss, Sakyans! When life is endangered by sorrow and death, you observe the uposatha complete in eight factors [only] sometimes, and sometimes you don’t.”

– “From today on, Bhante, we will observe the uposatha complete in eight factors.”

  1. Ở đây, này các Thích tử, đệ tử của Ta, trong 10 năm sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy, như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng được quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là 10 năm! Ở đây, đệ tử của Ta trong 9 năm, trong 8 năm, trong 7 năm, trong 6 năm, trong 5 năm, trong 4 năm, trong 3 năm, trong 2 năm, trong 1 năm sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy, như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 ngàn năm được cảm thọ nhứt hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là một năm. Ở đây, vị đệ tử của Ta trong 10 tháng sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy; như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhứt hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là 10 tháng. Ở đây, đệ tử của Ta trong 9 tháng, trong 8 tháng, trong 7 tháng, trong 6 tháng, trong 5 tháng, trong 4 tháng, trong 3 tháng, trong 2 tháng, trong 1 tháng, trong nửa tháng sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy; như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là nửa tháng. Ở đây, đệ tử của ta trong 10 đêm 10 ngày… trong 9 đêm 9 ngày… trong 7 đêm 7 ngày… trong 6 đêm 6 ngày… trong 5 đêm 5 ngày… trong 4 đêm 4 ngày… trong 3 đêm 3 ngày… trong 2 đêm 2 ngày… trong 1 đêm 1 ngày… sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy; như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả Dự lưu không có sai chạy.

Này các Thích tử, như vậy không được lợi ích cho các Ông! Như vậy khó được lợi ích cho các Ông! Vì rằng trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về đau khổ, trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về chết, có khi các Ông thực hành ngày trai giới đầy đủ tám chi phần, có khi các Ông không thực hành.

– Bạch Thế Tôn, vậy bắt đầu từ hôm nay chúng con sẽ hành trì ngày trai giới đầy đủ tám chi phần.

 

47 (7) Mahali – [(VII) (47) Mahàli]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then Mahali the Licchavi approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàli người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli người Licchavi bạch Thế Tôn:

 

  1. “Bhante, what is the cause and condition for the doing of bad kamma, for the occurrence of bad kamma?”

– “Mahali, (1) greed is a cause arid condition for the doing of bad kamma, for the occurrence of bad kamma. (2) Hatred is a cause and condition … (3) Delusion is a cause and condition … (4) Careless attention is a cause [87] and condition … (5) A wrongly directed mind is a cause and condition for the doing of bad kamma, for the occurrence of bad kamma. This is the cause and condition for the doing of bad kamma, for the occurrence of bad kamma.”

2.- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm?

– Này Mahàli, do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahali, do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Do nhân si, do duyên si, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân tâm tà hướng, do duyên tâm tà hướng, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

 

  1. “Bhante, what is the cause and condition for the doing of good kamma, for the Occurrence of good kamma?”

– “Mahali, (6) non-greed is a cause and condition for the doing of good kamma, for the occurrence of good kamma. (7) Non-hatred is a cause and condition … (8) Non-delusion is a cause and condition … (9) Careful attention is a cause and condition … (10) A rightly directed mind is a cause and condition for the doing of good kamma, for the occurrence of good kamma. This is the cause and condition for the doing of good kamma, for the occurrence of good kamma.

“If, Mahali, these ten qualities did not exist in the world, unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, and righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, would not be seen. But because these ten qualities exist in the world, unrighteous conduct, conduct contrary to the Dhamma, and righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, are seen.”

  1. – Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm?

– Này Mahàli, do nhân vô tham, do duyên vô tham, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân vô sân, do duyên vô sân… do nhân vô si, do nhân vô si… do nhân như lý tác ý, do duyên như lý tác ý… do nhân tâm chánh hướng, do duyên tâm chánh hướng, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm.

Và này Mahàli, nếu 10 pháp này không thực hiện hữu ở đời, thời đây không có lời tuyên bố về phi pháp hành, bất bình đẳng hành, hay pháp hành, bình đẳng hành. Vì rằng, này Mahàli, mười pháp này hiện hữu ở đời, thời ở đây có lời tuyên bố về phi pháp hành, bất bình đẳng hành, hay pháp hành, bình đẳng hành.

 

48 (8) Things – [(VIII) (48) Các Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ten things that one who has gone forth should often reflect upon. What ten?
  2. – Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “One who has gone forth should often reflect: ‘I have entered upon a classless condition.’ (2) “One who has gone forth should often reflect: ‘My living

is dependent upon others.’ [88] (3) “One who has gone forth should often reflect: ‘My deportment should be different.’ (4) “One who has gone forth should often reflect: ‘Do I reproach myself in regard to virtuous behavior?’ (5) “One who has gone forth should often reflect: ‘Do my wise fellow monks, having investigated, reproach me in regard to virtuous behavior?’ (6) “One who has gone forth should often reflect: ‘I must be parted and separated from everyone and everything dear and agreeable to me.’ (7) “One who has gone forth should often reflect: ‘I am the owner of my kamma, the heir of my kamma; I have kamma as my origin, kamma as my relative, kamma as my resort; I will

be the heir of whatever kamma, good or bad, that I do.’ (8) “One who has gone forth should often reflect: ‘How am I spending my nights and days?’ (9) “One who has gone forth should often reflect: ‘Do I take delight in empty huts?’

(10) “One who has gone forth should often reflect: ‘Have I attained any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, so that in my last days, when I am questioned by my fellow monks, I will not be embarrassed?’

“These, bhikkhus, are the ten things that one who has gone forth should often reflect upon.”

  1. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp” (mất hết giai cấp). Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ðời sống của ta tùy thuộc vào người khác.” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: “Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại”. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Vị xuất gia cần phải luôn quán sát: “Ðêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?”

Này các Tỷ-kheo, mười pháp này, vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát.

 

49 (9) Subsisting through the Body – [(IX) (49) Trú Thân]

 

  1. “Bhikkhus, these ten things subsist through the body. What ten?
  2. Cold, heat, hunger, thirst, defecation, urination, bodily restraint, verbal restraint, restraint in one’s livelihood, and the formative activity of existence that leads to renewed existence.

These ten things subsist through the body.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, mười pháp này liên hệ đến thân. Thế nào là mười?
  2. Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, chế ngự thân, chế ngự lời, chế ngự mạng sống, tái sanh, hữu hành.

Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này liên hệ đến thân.

 

50 (10) Arguments – [(X) (50) Ðấu Tranh]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park: Now on that occasion, [89] after their meal, on returning from their alms round, a number of bhikkhus assembled in the assembly hall and were sitting together when they took to arguing and quarreling and fell into

a dispute, stabbing each other with piercing words. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the assembly hall, where he sat down on the prepared seat. The Blessed One then addressed the bhikkhus:

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, cùng nhau ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến. Ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

 

  1. ”Bhikkhus, what discussion were you engaged in just now as you were sitting together here? What was the conversation that was underway?”

– “Here, Bhante, after our meal, on returning from our alms round, we assembled in the assembly hall and were sitting together when we took to arguing and quarreling and fell into a dispute, stabbing each other with piercing words.”

– “Bhikkhus, it is not suitable for you clansmen who have gone forth out of faith from the household life into homelessness to take to arguing and quarreling and to fall into a dispute, stabbing each other with piercing words. “There are, bhikkhus, these ten principles of cordiality that create affection and respect and conduce to cohesiveness, to non-dispute, to concord, and to unity.What ten?

  1. – Này các Tỷ-kheo, nay các thầy họp, bàn đến vấn đề gì? Câu chuyện gì giữa các Thầy đã bị gián đoạn?

– Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi.

– Này các Tỷ-kheo, thật là không xứng đáng cho các Thầy, các thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, cần phải ghi nhớ tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là mười?

 

  1. (1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. Since a bhikkhu is virtuous … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces to cohesiveness, to non-dispute, to concord, and to unity.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, sống được chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Phàm vị Tỷ-kheo nào có giới, sống chế ngự… trong các học pháp: Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính hòa hợp, nhất trí.

 

  1. (2) “Again, a bhikkhu has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such

teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, [90] investigated mentally, and penetrated well by view. Since a bhikkhu has learned much … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ kheo có nghe nhiều, thọ trì điều đã được nghe, cất giữ điều đã nghe. Những pháp gì, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đã đọc tụng bằng lời, đã quan sát với ý, đã khéo thông đạt nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, phàm vị Tỷ-kheo nào có nghe nhiều, thọ trì điều đã được nghe… khéo thông đạt nhờ chánh kiến. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ…….. hòa hợp, nhất trí.

 

  1. (3) “Again, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades. Since a bhikkhu has good friends … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  2. (4) “Again, a bhikkhu is easy to correct and possesses qualities that make him easy to correct; he is patient and receives instruction respectfully. Since a bhikkhu is easy to correct … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào làm bạn với thiện… giao thiệp với thiện. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái……. hòa hợp, nhất trí.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Tỷ-kheo nào dễ nói… khéo chấp nhận những lời giáo giới. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái… hòa hợp, nhất trí.

 

  1. (5) “Again, a bhikkhu is skillful and diligent in attending to the diverse chores that are to be done for his fellow monks; he possesses appropriate investigation there, and he is able to carry out and arrange everything properly. Since a bhikkhu is skillful and diligent … this is a principle of cordiality that creates

affection and respect and conduces … to unity.

  1. (6) “Again, a bhikkhu loves the Dhamma and is pleasing in his assertions, filled with a lofty joy pertaining to the Dhamma and discipline. Since a bhikkhu loves the Dhamma … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm có những công việc cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ đối với các đồng Phạm hạnh. Ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự suy tư đến các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức….. tương ái… hòa hợp, nhất trí.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, vô cùng hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa Pháp… trong thắng Luật. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái… hòa hợp, nhất trí.

 

  1. (7) “Again, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. Since a bhikkhu has aroused energy … [91] … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  2. (8) “Again, a bhikkhu is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. Since a bhikkhu is content with any kind of robe … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần, tinh tấn… đối với các thiện pháp. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái… hòa hợp, nhất trí.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ… dược phẩm trị bệnh. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái… hòa hợp, nhất trí.

 

  1. (9) “Again, a bhikkhu is mindful, possessing supreme mindfulness and alertness, one who remembers and recollects what was done and said long ago. Since a bhikkhu is mindful … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.
  2. (10) “Again, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. Since a bhikkhu is wise … this is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces … to unity.

“These, bhikkhus, are the ten principles of cordiality that create affection and respect and conduce to cohesiveness, to non-dispute, to concord, and to unity.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu… Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái… hòa hợp, nhất trí.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chính đoạn tận khổ đau. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

 

The Second Fifty

 VI. One’s Own Mind – [VI. Phẩm Tâm Của Mình]

 

51 (1) One’s Own Mind – [(I) (51) Tâm Của Mình (1)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at SavatthI in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who is not skilled in the ways of others’ minds [should train]: ‘I will be skilled in the ways of my own mind.’ It is in this way that you should train yourselves. “And how is a bhikkhu skilled in the ways of his own mind?
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, không thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thời cần phải nguyện rằng: “Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta.” Như vậy, các Tỷ-kheo các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỳ kheo, như thế nào, Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?

 

  1. It is just as if a woman or a man – young, youthful, and fond of ornaments – would look at her or his own facial reflection in a clean bright mirror or in a bowl of clear water. If they see any dust or blemish there, they will make an effort to remove it. But if they do not see any dust or blemish there, they will be glad about it; and their wish fulfilled, they will think, ‘How fortunate that I’m clean!’ So too, self-examination is very helpful for a bhikkhu [to grow] in wholesome qualities. “[One should ask oneself:] (1) ‘Am I often given to longing

[93] or without longing? (2) Am I often given to ill will or without ill will? (3) Am I often overcome by dullness and drowsiness or free from dullness and drowsiness? (4) Am I often restless or calm? (5) Am I often plagued by doubt or free from doubt? (6) Am I often angry or without anger? (7) Is my mind often defiled or undefiled? (8) Is my body often agitated or unagitated? (9) Am I often lazy or energetic? (10) Am I often unconcentrated or concentrated?’

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, tánh ưa trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong. Nếu thấy trên mặt có hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp, người ấy hoan hỷ, thỏa mãn: “Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch! ” Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy, được nhiều lợi ích trong các thiện pháp. “Có phải ta sống nhiều với tham? Có phải ta sống nhiều với không tham? Có phải ta sống nhiều với tâm có sân? Có phải ta sống nhiều vớt tâm không có sân? Có phải ta sống nhiều với hôn trầm thụy miên chi phối, hay ta sống nhiều với hôn trầm thụy miên được từ bỏ? Có phải ta sống nhiều với trạo cử, hay ta sống nhiều với không trạo cử? Có phải ta sống nhiều với nghi ngờ, hay ta sống nhiều vượt qua được nghi ngờ? Có phải ta sống nhiều với phẫn nộ, hay ta sống nhiều không bị phẫn nộ? Có phải ta sống nhiều với tâm bị ô nhiễm, hay ta sống nhiều với tâm không bị ô nhiễm? Có phải ta sống nhiều với thân nhiệt nóng, hay ta sống nhiều với thân không nhiệt nóng? Có phải ta sống nhiều với biếng nhác, hay ta sống nhiều với tinh tấn, tinh cần? Có phải ta sống nhiều với không định tĩnh, hay ta sống nhiều với định tĩnh? “

 

  1. “If, by such self-examination, a bhikkhu knows: ‘I am often given to longing, given to ill will, overcome by dullness and drowsiness, restless, plagued by doubt, angry, defiled in mind, agitated in body, lazy, and unconcentrated,’ he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability,

mindfulness, and clear comprehension to abandon those same bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so too that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal,

enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those same bad unwholesome qualities. [94]

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo quán sát như vậy, biết rằng: “Ta sống nhiều với tâm tham; ta sống nhiều với tâm sân; ta sống nhiều với tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối; ta sống nhiều với trạo cử; ta sống nhiều với nghi ngờ; ta sống nhiều với phẫn nộ; ta sống nhiều với tâm bị nhiễm ô; ta sống nhiều với thân nhiệt nóng; ta sống nhiều với biếng nhác; ta sống nhiều với không định tĩnh”, thời Tỷ-kheo ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy, hay khi đầu bị cháy, cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để dập tắt khăn hay đầu bị cháy ấy. Cũng vậy này Tỷ kheo, Tỷ kheo ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để đoạn tận các pháp bất thiện ấy.

 

  1. “But if, by such self-examination, a bhikkhu knows: ‘I am often without longing, without ill will, free from dullness and drowsiness, calm, free from doubt, without anger, undefiled in mind, unagitated in body, energetic, and concentrated.’ He should base himself on those same wholesome qualities and

make a further effort to reach the destruction of the taints.”

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo quán sát như vậy biết rằng: “Ta sống nhiều với tâm không tham, ta sống nhiều với tâm không sân, ta sống nhiếu với tâm không hôn trầm thụy miên; ta sống nhiều với tâm không trạo cử; ta sống nhiều với tâm nghi ngờ được vượt qua; ta sống nhiều với tâm không phẫn nộ; ta sống nhiều với tâm không nhiễm ô; ta sống nhiều với thân không nhiệt nóng; ta sống nhiều với tâm tinh tấn, tinh cần; ta sống nhiều với tâm định tĩnh”, thời Tỷ-kheo ấy, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, rồi hơn nữa cần chú tâm đoạn diệt các lậu hoặc.

 

52 (2) Sariputta – [(II) (52) Tâm Của Mình (2)]

 

  1. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

[Identical with 10:51, but spoken by Sariputta.] [95-96]

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta nói với các Tỷ-kheo:

– Này chư Hiền giả!

– Thưa vâng Tôn giả.

Các Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau: (giống như kinh trước, chỉ khác đây là Tôn giả Sàriputta nói với các Tỷ-kheo).

 

53 (3) Standstill – [(III) (53) Ðứng Một Chỗ]

 

  1. “Bhikkhus, I do not praise even a standstill in wholesome qualities, much less decline. I praise only growth in wholesome qualities, not a standstill or deterioration. “And how is there deterioration – not a standstill or growth – in wholesome qualities?
  2. – Này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán đứng một chỗ trong các thiện pháp, còn nói gì tổn giảm. Này các Tỷ-kheo, Ta tán thán tăng trưởng trong các thiện pháp, không đứng một chỗ, không tổn giảm. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tổn giảm trong các thiện pháp, đứng một chỗ, không tăng trưởng?

 

  1. Here, a bhikkhu has a certain degree of faith, virtuous behavior, learning, renunciation, wisdom, and discernment. Those qualities of his do not remain the same or increase. This, I say, is deterioration rather than a standstill or

growth in wholesome qualities. Thus, there is deterioration – not a standstill or growth— in wholesome qualities. “And how is there a standstill – not deterioration or growth – in wholesome qualities?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo đang cố gắng để đạt được lòng tin, giới đức, nghe nhiều, bố thí, biện tài với trí tuệ. Các pháp ấy đối với vị này đứng một chỗ, không tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, Ta gọi như vậy là tổn giảm trong các thiện pháp, đứng một chỗ, không tăng trưởng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tổn giảm trong các thiện pháp, đứng một chỗ, không tăng trưởng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đứng một chỗ trong các thiện pháp, không tổn giảm, không tăng trưởng?

 

  1. Here, a bhikkhu has a certain degree of faith, virtuous behavior, learning, renunciation, wisdom, and discernment. Those qualities of his do not deteriorate or increase. This, I say, is a standstill rather than deterioration or

growth in wholesome qualities. Thus, there is a standstill – not deterioration or growth – in wholesome qualities. “And how is there growth – not a standstill or deterioration – in wholesome qualities?

  1. – Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cố gắng để đạt được lòng tin, giới đức, nghe nhiều, bố thí và biện tài với trí tuệ. Những pháp ấy đối với vị này, không tổn giảm, không tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, Ta gọi như vậy là đứng một chỗ trong các thiện pháp, không tổn giảm, không tăng trưởng. Như vậy, này các Tỷ kheo là đứng một chỗ trong các thiện pháp, không tổn giảm, không tăng trưởng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng trưởng trong các thiện pháp, không đứng một chỗ, không tổn giảm?

 

  1. Here, a bhikkhu has a certain degree of faith, virtuous behavior, learning, renunciation, wisdom, and discernment. Those qualities of his do not remain the same or deteriorate. This, I say, is growth rather than a standstill or deterioration in wholesome qualities. Thus, there is growth – not a

standstill or deterioration – in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who is not skilled in the ways of others’ minds [should train]: ‘I will be skilled in the ways of my own mind.’ … [97-98] … [as in 10:51 down to:] . . . But if, by such self-examination, a bhikkhu knows: ‘I am often without longing … and concentrated.’ then he should base himself on those

same wholesome qualities and make a further effort to reach the destruction of the taints.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cố gắng để đạt được lòng tin, giới đức, nghe nhiều, bố thí và biện tài với trí tuệ. Những pháp ấy đối với vị này không đứng một chỗ, không tổn giảm. Này các Tỷ-kheo, Ta gọi như vậy là tăng trưởng trong các thiện pháp, không đứng một chỗ, không tổn giảm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tăng trưởng trong các thiện pháp, không đứng một chỗ, không tổn giảm.
  2. Này các Tỷ-kheo, dầu Tỷ-kheo không thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thời cần phải nguyện rằng: “Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình? (như kinh 51, từ đoạn số 3, 4, 5).

 

54 (4) Serenity – (VI) (54) Tịnh Chỉ]

 

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who is not skilled in the ways of others minds [should train]: ’I will be skilled in the ways of my own mind.’ It is in this way that you should train yourselves. “And how is a bhikkhu skilled in the ways of his own mind?
  2. – Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, thời cũng phải nguyện rằng: “Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?

 

  1. It is just as if a woman or a man – young, youthful, and fond of ornaments – would look at her or his own facial reflection in a clean bright mirror or in a bowl of clear water. If they see any dust or blemish there, they will make an effort to remove it. But if they do not see any dust or blemish there, they will be

glad about it, [99] and their wish fulfilled, they will think, ‘How fortunate for me that I’m clean!’ “So too, bhikkhus, self-examination is very helpful for a bhikkhu

[to grow] in wholesome qualities: “Do I gain internal serenity of mind or not? Do I gain the higher wisdom of insight into phenomena or not?’

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, ưa muốn trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong. Nếu thấy trên mặt có một hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi ấy hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp, người ấy hoan hỷ thỏa mãn: “Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch! “. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy được nhiều lợi ích trong các thiện pháp: “Có phải ta được lợi đắc nội tâm tịnh chỉ, hay ta không được lợi đắc nội tâm tịnh nhỉ? Có phải ta được tăng thượng tuệ pháp quán, hay không được tăng thượng tuệ pháp quán?

 

  1. (1) “If, by such self-examination, a bhikkhu knows: ‘I gain internal serenity of mind but not the higher wisdom of insight into phenomena,’ he should base himself on internal serenity of mind and make an effort (to gain the higher wisdom of insight into phenomena. Then, some time later, he gains both

internal serenity of mind and the higher wisdom of insight into phenomena.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát, biết như sau: “Ta có được nội tâm tịnh chỉ, nhưng ta không được tăng thượng tuệ pháp quán”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi an trú nội tâm tịnh chỉ, cần phải nỗ lực để đạt cho được tăng thượng tuệ pháp quán ấy; sau một thời gian, đạt được nội tâm tịnh chỉ và được tăng thượng tuệ pháp quán.

 

  1. (2) “But if, by such self-examination, he knows: ‘I gain the higher wisdom of insight into phenomena but not internal serenity of mind,’ he should base himself on the higher wisdom of insight into phenomena and make an effort to gain internal serenity of mind. Then, some time later, he gains both the higher wisdom of insight into phenomena and internal serenity of mind.
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát, biết như sau: “Ta có được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không có được nội tâm tịnh chỉ”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi an trú tăng thượng tuệ pháp quán, cần phải nỗ lực để đạt cho được nội tâm tịnh chỉ. Vị ấy sau một thời gian, đạt được tăng thượng tuệ pháp quán và chứng được nội tâm tịnh chỉ.

 

  1. (3) “But if, by such self-examination, he knows: ‘I gain neither internal serenity of mind nor the higher wisdom of insight into phenomena,’ he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to obtain both those wholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth

extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, [100] effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to obtain both those wholesome qualities. Then, some time later, he gains both internal serenity of mind and the higher wisdom of insight into phenomena.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát, biết như sau: “Ta không có được nội tâm tịnh chỉ. Ta không có được tăng thượng tuệ pháp quán”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để đạt cho được các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy hay khi đầu bị cháy, cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để dập tắt khăn hay đầu bị cháy ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác để đạt cho được các thiện pháp ấy. Vị ấy trong một thời gian khác, đạt được nội tâm tịnh chỉ và đạt được tăng thượng tuệ pháp quán.

 

  1. (4) “But if, by such self-examination, he knows: ‘I gain both internal serenity of mind and the higher wisdom of insight into phenomena,’ he should base himself on those same wholesome qualities and make a further effort to reach the destruction of the taints.
  2. “Robes, I say, are twofold: to be used and those not to be used. Almsfood too, I say, is twofold: that to be used and that not to be used. Lodgings too; I say, are twofold: those to be used and those not to be used. Villages or towns too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to.

Countries or regions too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to. Persons too, I say, are twofold: those to be associated with and those not to be associated with.

  1. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát biết như sau: “Ta có được nội tâm tịnh chỉ, ta có được tăng thượng tuệ pháp quán”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, cần phải nỗ lực, chú tâm để đoạn diệt các lậu hoặc nữa.
  2. Này các Tỷ kheo, ta nói, y có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Này các Tỳ kheo, Ta cũng nói, đồ ăn khất thực có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Này các Tỳ Kheo, Ta cũng nói, sàng tọa có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Ta cũng nói, làng, thị trấn có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Này các Tỳ kheo, Ta cũng nói, quốc độ có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng. Này các Tỷ kheo. Ta cũng nói, người có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng.

 

  1. (5) “When it was said: ‘Robes, I say, are twofold: those to be used and those not to be used,’ for what reason was this said?

If one knows of a robe: ‘When I use this robe, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not use such a robe. But if one knows of a robe: ‘When I use this robe, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should use such a robe. When it was said: ‘Robes, I say, are twofold: to be used and not to be used,’ it is because of this that this was said.

  1. Này các Tỳ kheo, Ta nói, y có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được y áo nào: “Y áo này, được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm”, thời y áo như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được y áo nào: “Y áo này, được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các thiện pháp tăng trưởng”, thời y áo như vậy nên sử dụng.

Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, y có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

 

  1. (6) “When it was said: ‘Almsfood too, I say, is twofold: that to be used and that not to be used,’ for what reason was this said?

If one knows of some almsfood: ‘When I use this almsfood, unwholesome qualities increase in me and wholesome [101] qualities decline,’ one should not use such almsfood. But if one knows of some almsfood: ‘When I use this almsfood, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should use such almsfood.

When it was said: ‘Almsfood too, I say, is twofold: that to be used and that not to be used,’ it is because of this that this was said.

  1. Này các Tỳ Kheo, Ta nói rằng, đồ ăn khất thực có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được đồ ăn khất thực nào: “Ðồ ăn khất thực này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm”, thời đồ ăn khất thực như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được đồ ăn khất thực nào: “Ðồ ăn khất thực này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các thiện pháp tăng trưởng”, thời đồ ăn khất thực như vậy nên sử dụng.

Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, đồ ăn khất thực có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

 

  1. (7) “When it was said: ‘Lodgings too, I say, are twofold: those to be used and those not to be used,’ for what reason was this said?

If one knows of a lodging: ‘When I use this lodging, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not use such a lodging. But if one knows of a lodging: ‘When I use this lodging, unwholesome qualities decline; in me and wholesome qualities increase,’ one should use such a lodging.

When it was said: ‘Lodgings too, I say, are twofold: those to be used and those not to be used,’ it is because of this that this was said.

  1. Này các Tỳ-Kheo, Ta nói rằng, sàng tọa có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được sàng tọa nào: “Sàng tọa này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm”, thời sàng tọa như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được sàng tọa nào: “Sàng tọa này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng”, thời sàng tọa như vậy nên sử dụng.

Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, sàng tọa có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

  1. (8) “When it was said: ‘Villages or towns too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ for what reason was this said?

If one knows of a village or town: ‘When I resort to this village or town, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not resort to such a village or town. But if one knows of a village or town: ‘When I resort to this village or town, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should resort to such a village or town.

When it was said: ‘Villages or towns too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ it is because of this that this was said.

11.- Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, làng, thị trấn có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được làng, thị trấn nào: “Làng, thị trấn này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện bị tổn giảm”, thời làng, thị trấn như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được làng, thị trấn nào: “Làng, thị trấn được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng”, thời làng, thị trấn như vậy nên sử dụng.

Này, các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, làng, thị trấn có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

 

  1. (9) “When it was said: ‘Countries or regions too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ for what reason was this said?

If one knows of a country or region: ‘When I resort to this country or region, unwholesome qualities increase in me [102] and wholesome qualities decline,’ one should not resort to such a country or region. But if one knows of a country or region: ‘When I resort to this country or region, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should resort to such a country or region.

When it was said: ‘Countries or regions too, I say, are twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ it is because of this that this was said.”

  1. Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng, quốc độ có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được quốc độ nào: “Quốc độ này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các thiện pháp tổn giảm”, thời quốc độ như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được quốc độ nào: “Quốc độ này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các thiện pháp tăng trưởng”, thời quốc độ như vậy nên sử dụng.

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, quốc độ có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

 

  1. (10) “When it was said: ‘Persons too, I say, are twofold: those to be associated with and those not to be associated with,’ for what reason was this said?

If one knows of a person: ‘When I associate with this person, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not associate with such a person. But if one knows of a person: ‘When I associate

with this person, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should associate with such a person.

When it was said: ‘Persons too, I say, are twofold: those to be associated with and those not to be associated with,’ it is because of this that this was said.”

  1. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, nếu biết được người nào: “Người này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm”, thời người như vậy không nên sử dụng. Ở đây, nếu biết được người nào: “Người này được ta sử dụng, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng”, thời người như vậy nên sử dụng.

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người có hai loại: nên sử dụng và không nên sử dụng, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

 

55 (5) Decline – [(V) (55) Tổn Giảm]

 

  1. Therethe Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied.

The Venerable Sariputta said this:

  1. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Này chư Hiền Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:

 

  1. “Friends, it is said: ‘A person subject to decline, a person subject to decline.’ In what way has the Blessed One said that a person is subject to decline, and in what way that a person is not subject to decline?”

– “We would come from far away, friend, to learn the meaning of this statement from the Venerable Sariputta. It would be good if he would clear up the meaning of this statement. [103] Having heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Well then, friends, listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

– “In what way, friends, has the Blessed One said that a person is subject to decline?

  1. – Có người bản tánh là tổn giảm, có người bản tánh là không tổn giảm, này chư Hiền, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến? Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là không tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

– Thưa Hiền giả, chúng tôi đi từ xa đến để được hiểu rõ ý nghĩa lời nói này từ Tôn giả Sàriputta. Lành thay, nếu ý nghĩa lời nói này được Tôn giả Sàriputta nói lên. Sau khi nghe Tôn giả Sàriputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này chư Hiền, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói:

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:

– Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

 

  1. Here, a bhikkhu does not get to hear a teaching he has not heard before, forgets those teachings he has already heard, does not bring to mind those teachings with which he is already familiar, and does not understand what he

has not understood. It is in this way that the Blessed One has said a person is subject to decline.

“And in what way, friends, has the Blessed One said that a person is not subject to decline?

  1. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo không nghe pháp chưa được nghe, và pháp đã được nghe đi đến bị quên; các pháp trước kia tâm đã có cảm xúc, những pháp ấy không được hiện hành, và không thức tri những pháp chưa được thức tri. Cho đến như vậy, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến. Nhưng này chư Hiền, cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là không tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

 

  1. Here, a bhikkhu gets to hear a teaching he has not heard before, does not forget those teachings he has already heard, brings to mind those teachings with which he is already familiar, and understands what he has not understood. It is in this way that the Blessed One has said a person is not subject to decline.
  2. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo nghe pháp chưa được nghe, và các thiện pháp được nghe không có quên đi. Và những pháp nào trước kia tâm đã có cảm xúc, những pháp ấy được hiện hành, và thức tri những pháp chưa được thức tri. Cho đến như vậy, này chư Hiền, là người bản tánh không bị tổn giảm được Thế Tôn nói đến.

 

  1. “Friends, a bhikkhu who is not skilled in the ways of others’ minds [should train]: ‘I will be skilled in the ways of my own mind.’ It is in this way that you should train yourselves. “And how, friends, is a bhikkhu skilled in the ways of his own mind?
  2. It is just as if a woman or a man – young, youthful, and fond of ornaments – would look at her or his own facial reflection in a clean and bright mirror or in a bowl of clear water. If they see any dust or blemish there, they will make an effort to remove it. But if they do not see any dust or blemish there, they will be glad about it; [104] and their wish fulfilled, they will think, ‘How fortunate for me that I’m clean!’ So too, self-examination is very helpful for a bhikkhu [to grow] in wholesome qualities. “[One should ask oneself:] (1) ‘Am I often without longing? Does this quality exist in me or not? (2) Am I often without ill

will? Does this quality exist in me or not? (3) Am I often free from dullness and drowsiness? Does this quality exist in me or not? (4) Am I often calm? Does this quality exist in me or hot? (5) Am I often free from doubt? Does this quality exist in me or not? (6) Am I often without anger? Does this quality exist in me or not? (7) Is my mind often undefiled? Does this quality exist in me or not? (8) Do I gain internal joy of the Dhamma? Does this quality exist in me or not? (9) Do I gain internal serenity of mind? Does this quality exist in me or not? (10) Do I gain the higher wisdom of insight into phenomena? Does this quality exist in me or not?’

  1. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, thời cũng phải nguyện rằng: “Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta”. Như vậy, này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập. Và này chư Hiền, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?
  2. Ví như, này chư Hiền, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, tánh ưa trang điểm, quán sát hình ảnh mặt của mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong, nếu thấy trên mặt có hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp người ấy hoan hỷ thỏa mãn: “Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch! “. Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo có quán sát như vậy, được nhiều lợi ích trong các thiện pháp: “Có phải ta sống nhiều với không tham, không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với tâm không sân? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với hôn trầm thụy miên đã từ bỏ? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với không trạo cử? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với nghi ngờ đã được vượt qua? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với không phẫn nộ? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta sống nhiều với tâm không nhiễm ô? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta có được nội tâm pháp hỷ? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta đã được nội tâm an chỉ? Không biết trong ta có pháp này hay không có? Có phải ta đã có được tối thắng tuệ pháp quán? Không biết trong ta có pháp này hay không có? “

 

  1. “If, by such self-examination, a bhikkhu does not see any of these wholesome qualities present in himself, then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to obtain those wholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension

to obtain those wholesome qualities.

  1. Này chư Hiền, nếu vị Tỷ-kheo trong khi quán sát, không thấy có trong tự ngã tất cả thiện pháp này, thời Tỷ-kheo ấy cần phải quyết định ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối và chánh niệm, tỉnh giác, để có được tất cả thiện pháp này. Ví như, này chư Hiền, khi khăn bị cháy hay khi đầu bị cháy, cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối và chánh niệm, tỉnh giác, để dập tắt khăn hay đầu bị cháy ấy. Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dũng mãnh, bất thối, chánh niệm, tỉnh giác, để có được tất cả thiện pháp này.

 

  1. “But if, by such self-examination, a bhikkhu sees some wholesome qualities present in himself but not others, [105] he should base himself on those wholesome qualities that he sees in himself and put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension

to obtain those wholesome qualities that he does not see in himself. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire … to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should base himself on the wholesome qualities that he sees in himself and put forth extraordinary desire … to obtain those wholesome qualities that he does not see in himself.

  1. “But if, by such self-examination, a bhikkhu sees all these wholesome qualities present in himself, he should base himself on those same wholesome qualities and make a further effort to reach the destruction of the taints.”
  2. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát, thấy trong tự ngã có một số thiện pháp và không thấy có một số thiện pháp, thời này chư Hiền, đối với các thiện pháp nào vị ấy thấy có trong tự ngã, vị ấy an trú trong các thiện pháp ấy. Ðối với các thiện pháp nào, vị ấy không thấy có trong tự ngã, vị ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối và chánh niệm, tỉnh giác để có được tất cả thiện pháp này. Ví như, này chư Hiền, khi khăn bị cháy hay khi đầu bị cháy, cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối và chánh niệm, tỉnh giác để dập tắt khăn hay đầu bị cháy ấy. Cũng vậy, này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo, trong khi quán sát, thấy trong tự ngã có một số thiện pháp, thời an trú trong các thiện pháp ấy. Còn đối với các thiện pháp vị ấy không thấy trong tự ngã, vị ấy cần phải quyết định, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, dõng mãnh, bất thối và chánh niệm, tỉnh giác để có được các thiện pháp ấy.
  3. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát, thấy tất cả pháp này đều có trong tự ngã, thời này chư Hiền, Tỷ-kheo ấy sau khi an trú trong tất cả thiện pháp này, cần phải nỗ lực chú tâm để đoạn diệt các lậu hoặc.

 

56 (6) Perceptions (1) – [(VI) (56) Tưởng (1)]

 

  1. “Bhikkhus, these ten perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. What fen?
  2. – Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười?

 

  1. (1) The perception of unattractiveness (2) the perception of death, (3) the perception of the repulsiveness of food, (4) the perception of non-delight in the entire world, (5) the perception of impermanence, (6) the perception of suffering in the impermanent, (7) the perception of non-self in what is suffering, (8) the perception of abandoning, (9) the perception of dispassion, and (10) the perception of cessation.

These ten perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation.” [106]

  1. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

57 (7) Perceptions (2) – [(VII) (57) Tưởng (2)]

 

  1. “Bhikkhus, these ten perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. What ten?
  2. (1) The perception of impermanence, (2 ) the perception of non-self, (3) the perception of death, (4) the perception of the repulsiveness of food, (5) the perception of non-delight in the entire world, (6 ) the perception of a skeleton, (7) the perception of a worm-infested corpse, (8 ) the perception of a livid corpse, (9) the perception of a fissured corpse, and (10) the perception of a bloated corpse.

These ten perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có mười tưởng này, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười?
  2. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng xương, tưởng trùng ăn, tưởng xanh bầm, tưởng nứt nẻ, tưởng trương phồng.

Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này được tụ tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

58 (8) Roots – [(VIII) (58) Lấy Căn Bản Nơi Thế Tôn]

 

  1. “Bhikkhus, wanderers of other sects may ask you: (1) ‘In what, friends, are all things rooted? (2) Through what do they come into being? (3) From what do they originate? (4) Upon what do they converge? (5) By what are they headed? (6) What exercises authority over them? (7) What is their supervisor? (8) What is their core? (9) In what do they culminate? (10) What is their consummation? If you are asked thus, how would you answer them?”
  2. – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau: “Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? ” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

 

– “Bhante, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having, heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Then listen, bhikkhus, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

– Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bổn, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa… Thật lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nghĩa của lời nói này được Thế Tôn nói lên! Sau khi nghe Thế Tôn nói, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, if wanderers of other sects should ask you: ‘What, friends, are all things rooted in? …. [107] … What is their consummation?’
  2. – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: “Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? “

 

You should answer them as follows:

“‘Friends, (1) all things are rooted in desire. (2) They come into being through attention. (3) They originate from contact. (4) They converge upon feeling. (5) They are headed by concentration. (6) Mindfulness exercises authority over them. (7) Wisdom is their supervisor. (8) Liberation is their core. (9) They culminate in the deathless. (10) Their consummation is nibbana.’

“If you are asked thus, bhikkhus, it is in such a way that you should answer those wanderers of other sects.”

Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể trả lời như sau: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây. Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập. Tất cả pháp lấy Niết-bản làm cứu cánh.”

Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy, các Thầy có thể trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

 

59 (9) Going Forth – [(IX) (59) Xuất Gia]

 

  1. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus:
  2. – Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

 

  1. ‘Our minds will be strengthened in accordance with [the spirit of] our going forth; and arisen bad unwholesome qualities will not obsess our minds. (1) Our minds will be strengthened in the perception of impermanence. (2) Our minds will be strengthened in the perception of non-self. (3) Our minds will be strengthened in the perception of unattractiveness. (4) Our minds will be strengthened in the perception of danger. (5) We will know the even and uneven ways of the world, and our minds will be strengthened in this perception. (6) We will know the coming into being and extermination of the world, and our minds will be strengthened in this perception. (7) We will

know the origination and passing away of the world, and our minds will be strengthened in this perception. (8) Our minds will be strengthened in the perception of abandoning. (9) Our minds will be strengthened in the perception of dispassion. (10) Our minds will be strengthened in the perception of cessation.

[108] It is in such a way that you should you train yourselves.

  1. “Tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập như khi xuất gia; các pháp bất thiện được sanh không có chinh phục tâm và không tồn tại; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô thường; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô ngã; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng bất tịnh; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết được thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới tập khởi và chấm dứt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ly tham, và tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt.”

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

  1. “When a bhikkhu’s mind has been strengthened in accordance with [the spirit of] his going forth, and arisen bad unwholesome qualities do not obsess his mind – when his mind has been strengthened in the perception of impermanence … when his mind has been strengthened in the perception of cessation – one of two fruits is to be expected for him: either final knowledge

in this very life or, if there is a residue remaining, the state of non-returning.”

  1. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được tâm thực hành tích tập như khi xuất gia, và các pháp bất thiện sanh khởi không chinh phục tâm và không tồn tại, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô thường, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô ngã, và tâm được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới tập khởi và chấm dứt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm được thực hành tích tập với tưởng ly tham; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt.

Ðối với vị ấy, một trong hai quả này được chờ đợi, chánh trí ngay trong hiện tại hay nếu có dư y, chứng được Bất hoàn.

 

60 (10) Girimananda – [(X) (60) Girimananda]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the Venerable Girimananda was sick, afflicted, and gravely ill. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
  2. “Bhante, the Venerable Girimananda is sick, afflicted, and gravely ill. It would be good if the Blessed One would visit him out of compassion.”

– “If, Ananda, you visit the bhikkhu Girimananda and speak to him about ten perceptions, if is possible that on hearing about them his affliction will immediately subside. What are the ten? [109]

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimànanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
  2. – Tôn giả Girimànanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn.

– Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức! Thế nào là mười?

 

  1. ” (1) The perception of impermanence, (2) the perception of non-self, (3) the perception of unattractiveness, (4) the perception of danger, (5) the perception of abandoning, (6 ) the perception of dispassion, (7) the perception of cessation, (8) the perception of non-delight in the entire world, (9) the perception of impermanence in all conditioned phenomena, and (10) mindfulness of breathing. (1) “And what, Ananda, is the perception of impermanence?
  2. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thở vô hơi thở ra. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô thường?

 

  1. Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘Form is impermanent, feeling is impermanent, perception is impermanent, volitional activities are impermanent, consciousness is impermanent.’ Thus, he dwells contemplating impermanence in these five aggregates subject to clinging. This is called the perception of

impermanence. (2) “And what, Ananda, is the perception of non-self?

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.” Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thú uẩn này. Này Ananda, đây gọi là tưởng vô thường. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô ngã?

 

  1. Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘The eye is non-self, forms are nonself; the ear is non-self, sounds are non-self; the nose is non-self, odors are non-self; the tongue is non-self, tastes are non-self; the body is non-self, tactile objects are non-self; the mind is non-self, mental phenomena are non-self.’ Thus, he dwells contemplating non-self in these six internal and external sense bases. This is

called the perception of non-self. (3) “And what, Ananda, is the perception of unattractiveness?

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các tiếng là vô ngã; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã; thân là vô ngã, xúc là vô ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã.” Này Ananda, đây gọi là tưởng vô ngã. Và này, Ananda thế nào là tưởng bất tịnh?

 

  1. Here, a bhikkhu reviews this very body upward from the soles of the feet and downward from the tips of the hairs, enclosed in skin, as full of many kinds of impurities: ‘There are in this body hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, intestines, mesentery, stomach, excrement, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, saliva, snot, fluid of the joints, urine.’ Thus, he dwells contemplating unattractiveness in this body. This is called the perception of unattractiveness. (4) “And what, Ananda, is the perception of danger?
  2. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: “Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ananda, đây gọi là tưởng bất tịnh. Và này Ananda, thế nào là tưởng nguy hại?

 

  1. Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This body is the source of much pain [110] and danger; for all sorts of afflictions arise in this body, that is, eye-disease, disease of the inner ear, nose-disease, tonguedisease, body-disease, head-disease, disease of the external ear, mouth-disease, tooth-disease, cough, asthma, catarrh, pyrexia, fever, stomach ache, fainting, dysentery, gripes, cholera, leprosy, boils, eczema, tuberculosis, epilepsy, ringworm, itch, scab, chickenpox, scabies, hemorrhage, diabetes, hemorrhoids, cancer, fistula; illnesses originating from bile, phlegm,

wind, or their combination; illnesses produced by change of climate; illnesses produced by careless behavior; illnesses produced by assault; or illnesses produced as the result of kamma; and cold, heat, hunger, thirst, defecation, and urination.’ Thus, he dwells contemplating danger in this body. This is called the

perception of danger. (5) “And what, Ananda, is the perception of abandoning?

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Nhiều khổ là thân này, nhiều sự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều loại bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, bệnh khởi lên từ đàm, niêm dịch, các bệnh khởi lên từ gió; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra; các bệnh do thời tiết sinh ra, các bệnh do làm việc quá độ sanh, các bệnh do sự trùng hợp các sự kiêng; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện”. Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ananda, đây gọi là các tưởng nguy hại. Và này Ananda, thế nào là tưởng đoạn tận?

 

  1. Here, a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought; he abandons it, dispels it, terminates it, and obliterates it. He does not tolerate an arisen thought of ill will … an arisen thought of harming … bad unwholesome states whenever they arise; he abandons them, dispels them, terminates them, and obliterates them. This is called the perception of abandoning. (6) “And what, Ananda, is the perception of dispassion?
  2. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận hại tầm… đã sanh…; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này Ananda, đây được gọi tưởng đoạn tận. Và này Ananda, thế nào là từ bỏ?

 

  1. Here, having gone to the forest, to the root of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This is peaceful, this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, nibbana.’ This is called the perception of dispassion. (7) “And what, Ananda, is the perception of cessation?
  2. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn. Và này Ananda, thế nào là tưởng đoạn diệt?

 

  1. Here, having gone to the forest, to the root of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This is peaceful, [111] this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, cessation, nibbana.’ This is called the perception of cessation. (8) “And what, Ananda, is the perception of non-delight in the entire world?
  2. Here, a bhikkhu refrains from any engagement and clinging, mental standpoints, adherences, and underlying tendencies in regard to the world, abandoning them without clinging to them. This is called the perception of non-delight in the entire world. (9) “And what, Ananda, is the perception of impermanence in all conditioned phenomena?
  3. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn”. Và này Ananda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới?
  4. Ở đây, này Ananda, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ananda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành?

 

  1. Here, a bhikkhu is repelled, humiliated, and disgusted by all conditioned phenomena. This is called the perception of impermanence in all conditioned

phenomena. (10) “And what Ananda, is mindfulness of breathing?

  1. Here, a bhikkhu, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, sits down. Having folded his legs crosswise, straightened his body, and established mindfulness in front of him, just mindful he breathes in, mindful he breathes out. “Breathing in long, he knows: ‘I breathe in long’; or breathing out long, he knows: ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he

knows: ‘I breathe in short’; or breathing out short, he knows: ‘I breathe out short.’ He trains thus: Experiencing the whole body, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the whole body, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Tranquilizing the bodily activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Tranquilizing

the bodily activity, I will breathe out.’ “He trains thus: ‘Experiencing rapture, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing rapture, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Experiencing happiness, I will breathe in’; he. trains thus: ‘Experiencing happiness, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Experiencing the mental activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the mental activity, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Tranquilizing the mental activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Tranquilizing the mental activity, I will breathe

out.’ “He trains thus: ‘Experiencing the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the mind, I will breathe out.’ [112] He trains thus: ‘Gladdening the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Gladdening the mind, I will breathe out.’  He trains thus: ‘Concentrating the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Concentrating the mind, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Liberating the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Liberating the mind, I will breathe out.’ “He trains thus: ‘Contemplating impermanence, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating impermanence, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating fading away, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating fading away, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating cessation, I

will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating cessation, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating relinquishment, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating relinquishment, I will breathe out.’

“This is called mindfulness of breathing.

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ananda, đây gọi là vô thường trong tất cả hành. Và này Ananda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra?
  2. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”, Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Này Ananda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.

 

  1. “If, Ananda, you visit the bhikkhu Girimananda and speak to him about these ten perceptions, it is possible that on hearing about them he will immediately recover from his affliction.”
  2. Then, when the Venerable Ananda had learned these ten perceptions from the Blessed One, he went to the Venerable Girimananda and spoke to him about them. When the Venerable Girimananda heard about these ten perceptions, his affliction immediately subsided. The Venerable Girimananda

recovered from that affliction, and that is how he was cured of his affliction. [113]

  1. Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức”.
  2. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimànanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimànanda mười tưởng này. Và Tôn giả Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimànanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Ðược đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimànanda.

 

VII. Pairs – [VII. Phẩm Song Ðôi]

 

62 (1) Ignorance – [(I) (61) Vô Minh]

 

  1. “Bhikkhus, this is said: ‘A first point of ignorance, bhikkhus, is not seen such that before this there was no ignorance and afterward it came into being.’ Still, ignorance is seen to have a specific condition.

“I say, bhikkhus, that ignorance has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for ignorance?

  1. – Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: “Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có.” Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: “Do duyên này, vô minh (có mặt)”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh?

 

It should be said: the five hindrances. The five hindrances, too. I say, have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for the five hindrances?

Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái?

 

It should be said: the three kinds of misconduct. The three kinds of misconduct,

too. I say, have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for the three kinds of misconduct?

Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành?

 

It should be said: non-restraint of the sense faculties. Non-restraint of the sense faculties, too. I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for non-restraint of the sense faculties? It should be said: lack of mindfulness and clear comprehension. Lack of mindfulness and clear comprehension, too.’ I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for lack of mindfulness and clear comprehension?

Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác?

 

It should be said: careless attention. Careless attention, too. I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for careless attention? It should be said: lack of faith. Lack of faith, too. I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for

lack of faith?

Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin?

 

It should be said: not hearing the good Dhamma. Not hearing the good Dhamma, too. I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for not hearing the good Dhamma? It should be said: not associating with good persons.

Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

 

  1. “Thus not associating with good persons, becoming full, fills up not hearing the good Dhamma. Not hearing the good Dhamma, becoming full, fills up lack of faith. Lack of faith, becoming full, fills up careless attention. Careless attention,

becoming full, fills up lack of mindfulness and clear comprehension. Lack of mindfulness and clear comprehension, becoming full, [114] fills up non-restraint of the sense faculties. Non-restraint of the sense faculties, becoming fuil, fills up

the three kinds of misconduct. The three kinds of misconduct, becoming full, fill up the five hindrances. The five hindrances, becoming full, fill up ignorance. Thus, there is nutriment for ignorance, and in this way it becomes full.

  1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn cho vô minh này, và như vậy là sự viên mãn.

 

  1. “Just as, when it is raining and the rain pours down in thick, droplets on a mountain top, the water flows down along the slope and fills the clefts, gullies, and creeks; these, becoming full, fill up the pools; these, becoming full, fill up the lakes; these, becoming full, fill up the streams; these, becoming full, fill up the rivers; and these, becoming full, fill up the great ocean; thus there is nutriment for the great ocean, and in this way it becomes full. So too, not associating with good persons, becoming full, fills up not hearing the good Dhamma …. The five hindrances, becoming full, fill up ignorance. Thus, there is

nutriment for ignorance, and in this way, it becomes full.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn; sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ; sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy là viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với các bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn của vô minh, và như vậy là sự viên mãn.

 

  1. “I say, bhikkhus, that (1) true knowledge and liberation have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for true knowledge and liberation? It should be said: (2) the seven factors of enlightenment. The seven factors of enlightenment, too, I say, have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for the seven factors of enlightenment? It should be said: (3) the four establishments of mindfulness. The four establishments of mindfulness, too, I say, have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for the four establishments of mindfulness? It should be said: (4) the three kinds of good conduct. [115]

The three kinds of good conduct, too, I say, have a nutriment; they are not without nutriment- And what is the nutriment for the three kinds of good conduct? It should be said: (5) restraint of the sense faculties. Restraint of the sense faculties, too, I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for restraint of the sense faculties? It should be said:

(6) mindfulness and clear comprehension. Mindfulness and clear comprehension, too, I say, have a nutriment; they are not without nutriment. And what is the nutriment for mindfulness and clear comprehension? It should be said: (7) careful attention. Careful attention, too, I say, has a nutriment; it is

not without nutriment. And what is the nutriment for careful attention? It should be said: (8) faith. Faith, too, I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for faith? It should be said: (9) hearing the good Dhamma. Hearing the good D hamma, too, I say, has a nutriment; it is not

without nutriment. And what is the nutriment for hearing the good Dhamma? It should be said: (10.) associating with good persons.

  1. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói minh giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho minh giải thoát? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho Bảy giác chi? Bốn niệm xứ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bốn niệm xứ có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho Bốn niệm xứ ? Ba thiện hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ kheo, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành? Các căn được chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự? Chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm tỉnh giác? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho như ý tác ý? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp? Giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

 

  1. “Thus associating with good persons, becoming full, fills up hearing the good Dhamma. Hearing the good Dhamma, becoming

full, fills up faith. Faith, becoming full, fills lip careful attention.

Careful attention, becoming full, fills up mindfulness and

clear comprehension. Mindfulness and clear comprehension,

becoming full, fill up restraint of the sense faculties. Restraint

of the sense faculties, becoming full, fills up the three kinds

of good conduct. The three kinds of good conduct, becoming

full, fill up the four establishments of mindfulness. The four

establishments of mindfulness, becoming full, fill up the seven

factors of enlightenment. The seven factors of enlightenment,

becoming full, fill up true knowledge and liberation. Thus there,

is nutriment for true knowledge and liberation, and in this way

they become full.

  1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.

Như vậy, đây là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là sự viên mãn.

 

“Just as, when it is raining and the rain pours down in thick droplets on a mountaintop, the water flows down along the slope and fills the clefts, gullies, and creeks; these, becoming full, fill up the pools; these, becoming full, fill up the lakes; these, becoming full, fill up the streams; these, becoming full, fill up the rivers; and these, becoming full, [116] fill up the great ocean; thus there is nutriment for the great ocean, and in this way it becomes full.

So too, associating with good persons, becoming full, fills up hearing the good Dhamma …. The seven factors of enlightenment, becoming full, fill up true knowledge and liberation. Thus, there is nutriment for true knowledge and

liberation, and in this way, they become full.”

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa chảy xuống theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy, là thức ăn của biển lớn, của đại dương, và như vậy là sự viên mãn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.

Như vậy là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là viên mãn.

 

62 (2) Craving – [(II) (62) Hữu Ái]

 

  1. “Bhikkhus, it is said: ‘A first point of craving for existence, bhikkhus, is not seen such that before this there was no craving for existence and afterward it came into being.’ Still, craving for existence is seen to have a specific condition.

“I say, bhikkhus, that craving for existence has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for craving for existence? It should be said: ignorance. Ignorance, too, I say, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for ignorance? It should be said: the five hindrances … [as in 10:61] [117] … And what is the nutriment for not hearing

the good Dhamma? It should be said: not associating with good persons …

  1. – Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của hữu ái không thể nêu rõ để có thể nói: “Trước điểm này, hữu ái không có, rồi sau mới có”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: “Do duyên này, hữu ái có mặt”. Này các Tỷ kheo, Ta nói rằng hữu ái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho hữu ái? Vô minh, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy.

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

 

  1. “Thus not associating with good persons, becoming full, fills up not hearing the good Dhamma … The five hindrances, becoming full, fill up ignorance. Ignorance, becoming full, fills up craving for existence. Thus, there is nutriment for craving for existence, and in this way, it becomes full.
  2. “Just as, when it is raining and the rain pours down in thick droplets on a mountaintop, the water flows down along the slope … [118] … and the rivers, becoming full, fill up the great ocean; thus there is nutriment for the great ocean, and in this way it becomes full. So too, not associating with good persons, becoming full, fills up not hearing the good Dhamma … and ignorance, becoming full, fills up craving for existence. Thus, there is nutriment for craving for existence, and in this way, it becomes full.
  3. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn cho vô minh này, và như vậy là sự viên mãn.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn; sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ; sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy là viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với các bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.

Vô minh được viên mãn, thời làm viên mãn hữu ái. Như vậy, đây là thức ăn của hữu ái, và như vậy là sự viên mãn.

 

  1. “I say, bhikkhus, that (1) true knowledge and liberation have a nutriment; they are not withoiit nutriment. And what is the nutriment for true knowledge and liberation? It should be said: (2) the seven factors of enlightenment …. Hearing the good Dhamma, too, Isay, has a nutriment; it is not without nutriment. And what is the nutriment for hearing the good Dhamma? It

should be said: (10) associating with good persons.

  1. “Thus associating with good persons, becoming full, fills up hearing the good Dhamma … [119] The seven factors of enlightenment, becoming full, fill up true knowledge and liberation. Thus, there is nutriment for true knowledge and liberation, and in this way, they become full.
  2. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói minh giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho minh giải thoát? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho Bảy giác chi? Bốn niệm xứ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bốn niệm xứ có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho Bốn niệm xứ ? Ba thiện hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ kheo, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành? Các căn được chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự? Chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm tỉnh giác? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho như ý tác ý? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp? Giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
  3. Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.

Như vậy, đây là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là sự viên mãn.

 

  1. ”Just as, when it is raining and the rain pours down in thick droplets on a mountain top, the water flows down along the slope … and the rivers, becoming full, fill up the great ocean; thus, there is nutriment for the great ocean, and in this way, it becomes full.

So too, associating with good persons, becoming

full, fills up hearing the good Dhamma …. The seven factors of enlightenment, becoming full, fill up true knowledge and liberation.

Thus, there is nutriment for true knowledge and liberation, and in this way, they become full.”

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa chảy xuống theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy, là thức ăn của biển lớn, của đại dương, và như vậy là sự viên mãn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.

Như vậy là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là viên mãn.

 

63 (3) Certainty – [(III) (63) Cứu Cánh]

 

  1. ”Bhikkhus, all those who have reached certainty about me are accomplished in view. Of those accomplished in view, five gain the goal here in this world; five gain the goal having left this world. “Who are the five that gain the goal here in this world? [120]
  2. – Này các Tỷ-kheo, những ai đặt sự cứu cánh ở nơi Ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến. Với những người đầy đủ chánh kiến ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây?

 

  1. The seven-times-at-most attainer, the family-to-family attainer, the one-seed attainer, the once-returner, and one who, in this very life, is an arahant. These five gain the goal in this world. “Who are the five that gain the goal having left this world?
  2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la-hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

 

  1. The attainer of nibbana in the interval, the attainer of nibbana upon landing, the attainer of nibbana without exertion, the attainer of nibbana through exertion, and one bound upstream, heading toward the Akanittha realm. These five gain the goal having left this world.

“All those, bhikkhus, who have reached certainty about me are accomplished in view. Of those accomplished in view, the former five gain the goal here in this world; the latter five gain the goal having left this world.”

  1. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu Niết-bàn đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

Này các Tỷ-kheo, những ai đạt sự cứu cánh ở nơi Ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến. Trong những người đầy đủ chánh kiến, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

 

64 (4) Unwavering – [(IV) (64) Bất Ðộng]

 

  1. “Bhikkhus, all those who have unwavering confidence in me are stream-enterers. Of those stream-enterers, five gain the goal here in this world; five gain the goal having left this world. “Who are the five that gain the goal here in this world?
  2. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh, ngay ở nơi đây?

 

  1. The seven-times-at-most attainer, the family-to-family attainer, the one-seed attainer, the once-returner, and one who, in this very life, is an arahant. These five gain the goal here in this world. “Who are the five that gain the goal having left this world?
  2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần (Thất lai), hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

 

  1. The attainer of nibbana in the interval, the attainer of nibbana upon landing, the attainer of nibbana without exertion, the attainer of nibbana through exertion, and one bound upstream, heading toward the Akanittha realm. These five gain the goal having left this world.

“All those, bhikkhus, who have unwavering confidence in me are stream-enterers. Of those stream-enterers, the former five gain the goal here in this world; the latter five gain the goal having left this world.”

  1. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu Niết-bàn đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

 

65 (5) Happiness (1) – [(V) (65) Lạc Và Khổ (1)]

 

  1. On one occasion the Venerable Sariputta was dwelling among the Magadharis at Nalakagamaka. Then the wanderer Samandakani [121] approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sariputta: “Friend Sariputta, what is happiness? What is suffering?”
  2. Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha, tại làng Nàlàka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sámandakàni nói với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Hiền giả Sàriputta, thế nào là lạc, thế nào là khổ?

 

  1. “Rebirth, friend, is suffering. No rebirth is happiness. When there is rebirth, this suffering is to be expected: cold, heat, hunger, thirst, defecation, and urination; being afflicted by fire, sticks, or knives; and relatives and friends get together and scold one. When there is rebirth, this suffering is to be expected.
  2. “When there is no rebirth, this happiness is to be expected: no cold, no heat, no hunger, no thirst, no defecation, and no urination; no being afflicted by fire, sticks, or knives; and relatives and friends don’t get together and scold one. When there is no rebirth, this happiness is to be expected.”
  3. – Này Hiền giả, tái sanh là khổ, không tái sanh là lạc. Khi có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này: Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, xúc chạm với lửa, xúc chạm với trượng, xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con và bạn bè, khi gặp nhau, hội ngộ với nhau cũng não hại.

Này Hiền giả, tái sanh là khổ, khi có tái sanh, chờ đợi là khổ này.

  1. Khi không có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này: Không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không đại tiện, không tiểu tiện, không có xúc chạm với lửa, không có xúc chạm với trượng, không có xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con bạn bè, khi gặp nhau, khi hội ngộ với nhau không có não hại.

Này Hiền giả, khi không có tái sanh, chờ đợi là lạc này.

 

66 (6) Happiness (2) – [(VI) (66) Lạc Và Khổ (2)]

 

  1. On one occasion the Venerable Sariputta was dwelling among the Magadhans at Nalakagamaka. Then the wanderer Samandakani approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side [122] and said to the Venerable Sariputta:

– “Friend Sariputta, what is happiness in this Dhamma and discipline, and what is suffering?”

  1. Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha, tại Nàlalagàmaka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi đến Tôn giả Sàriputta sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sámandakàni nói với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Hiền giả Sàriputta, trong Pháp và Luật này, thế nào là lạc, thế nào là khổ?

 

  1. “Dissatisfaction; friend, is suffering in this Dhamma and discipline. Enjoyment is happiness.

When there is dissatisfaction, this suffering is to be expected: (1) When walking, one does not find happiness or comfort. (2) When standing still … (3) When

sitting … (4) When lying down … (5) When in the village … (6) When in the forest … (7) When at the foot of a tree … (8) When in an empty hut … (9) When in the open air … (10) When amid the bhikkhus, one does not find happiness or comfort. When there is dissatisfaction, this suffering is to be expected.

  1. – Không thích ý, này Hiền giả, trong Pháp và Luật này là khổ; thích ý là lạc.

Khi nào không thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này: Khi đi không được lạc thú, khi đứng… khi ngồi… khi nằm… khi đi đến làng … khi đi đến rừng… khi đi đến gốc cây… khi đi đến ngôi nhà trống… khi đi đến chỗ lộ thiên… khi đi đến giữa các Tỷ-kheo, không được lạc thú.

Khi nào không thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này.

 

  1. “When there is enjoyment, this happiness is to be expected: (1) When walking, one finds happiness and comfort. (2) When standing still … (3) When sitting … (4) When lying down … (5) When in the village … (6) When in the forest … (7) When at the foot of a tree … (8) When in an empty hut … (9) When in the open air … (10) When amid the bhikkhus, one finds happiness or comfort. When there is enjoyment, this happiness is to be expected.” …
  2. Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này: Khi đi được lạc thú; khi đứng… khi ngồi… khi nằm… khi đi đến làng… khi đi đến rừng… khi đi đến gốc cây… khi đi đến ngôi nhà trống… khi đi đến chỗ lộ thiên… khi đi đến giữa các Tỷ-kheo, có được lạc thú.

Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này.

 

67 (7) Nalakapana (1) – [(VII) (67) Tại Nalakapàna (1)]

 

  1. On one o ccasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus when he reached the Kosalan town named Nalakapana. There at Nalakapana the Blessed One dwelled in a Judas tree grove. Now on that occasion, on the day of the uposatha, the Blessed

One was sitting surrounded by the Sangha of bhikkhus. Having instructed, encouraged, inspired, ahd gladdened the Sangha of bhikkhus with a Dhamma talk for much of the night, and having surveyed the utterly silent Sangha of bhikkhus, the Blessed One addressed the Venerable Sariputta:

– “The Sangha of bhikkhus is free from dullness and drowsiness, Sariputta. Give a [123] Dhamma talk to the bhikkhus. My back is aching, so I will stretch it.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Sariputta replied.

Then the Blessed One folded his outer robe in four and lay down on his right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising.

  1. Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala, với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến tại một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Nalakapàna. Tại đấy, Thế Tôn trú ở rừng Palàsa, tại Nalakapàna. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày trai giới Uposatha, Thế Tôn đang ngồi, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau phần lớn của đêm, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Tỷ-kheo với pháp thoại; sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, thật yên lặng, nói với Tôn giả Sàriputta:

– Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Lưng Ta đau mỏi, Ta sẽ nằm duỗi lưng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn trải gấp tư áo Tăng-già-lê, nằm phía thân hữu bên phải như dáng nằm con sư tử, hai chân đặt trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến tưởng ngồi dậy.

 

  1. The Venerable Sariputta then addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

  1. “Friends, for one who does not have faith in [cultivating] wholesome qualities, who does not have a sense of moral shame … who does not have moral dread … who does not have energy … who does not have wisdom in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only deterioration and not growth in wholesome qualities is to be expected.

Just as, during the dark fortnight, whether night or day comes, the moon only

deteriorates in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, for one who does not have faith … wisdom in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only deterioration and not growth in wholesome qualities is to be expected. (1) “A person without faith,’ friends: this is a case of decline. (2) ‘A morally shameless person’ … (3) ‘A morally reckless person’ … (4) ‘A lazy person’ … (5) ‘An unwise person’… (6) ‘An angry person’ … (7) ‘A hostile person’ … (8) ‘A person of evil desires’ … (9) ‘A person with bad friends’ … (10) ‘A person who holds wrong view’; this is a case of decline.

  1. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Này chư Hiền Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau:

  1. – Này chư Hiền, với ai không có lòng tin trong các pháp thiện, không có xấu hổ… không có sợ hãi… không có tinh tấn… không có tuệ trong pháp thiện, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.

Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng tối; bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về sắc, tổn giảm về hình tròn, tổn giảm về ánh sáng, tổn giảm về bề rộng quỹ đạo. Cũng vậy, này chư Hiền, với ai không lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ… không có sợ hãi… không có tinh tấn… không có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận là đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Hạng người không có lòng tin, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người không có sợ hãi, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người phẫn nộ, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người ác dục, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người ác bằng hữu, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người tà kiến, này chư Hiền, tức là tổn giảm.

 

  1. “Friends, for one who has faith in [cultivating] wholesome qualities, for one who has a sense of moral shame … for one who has moral dread … for one who has energy… [124] for one who has wisdom in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only growth and not deterioration in wholesome qualities is to be expected. Just as, during the bright fortnight,

whether night or d ay comes, the moon only increases in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, for one who has faith … wisdom in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only growth and not deterioration in wholesome qualities is to be expected. (1) ‘”A person with faith,’ friends: this is a case of non-decline. (2) ‘A person with a sense of moral shame’ … (3) ‘A person with moral dread’ … (4) ‘An energetic person’ … (5) ‘A wise person’ … (6) ‘A person without anger’ … (7) ‘A person without hostility’ … (8) ‘A person without evil desires’ … (9) ‘A person with

good friends’… (10) ‘A person who holds right view’: this is a case of non-decline.”

  1. Này chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ… có lòng sợ hãi… có tinh tấn… có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay ngày, trăng tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về hình tròn, tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về bề rộng quỹ đạo. Cũng vậy, này chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có xấu hổ… có sợ hãi… có tinh tấn… có trí tuệ trong các thiện pháp, với vị ấy bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm. Hạng người có lòng tin trong các thiện pháp, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có lòng xấu hổ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có lòng sợ hãi, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người tinh cần tinh tấn, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có trí tuệ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không có phẫn nộ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không hiềm hận, này chư hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người thiện bằng hữu, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người chánh tri kiến, này chư Hiền, tức là không tổn giảm.

 

  1. Then the Blessed One got up and addressed the Venerable Sariputta:

– “Good, good, Sariputta! Sariputta, for one who does not have faith in [cultivating] wholesome qualities … [the Buddha here repeats Sariputta’s entire discourse:] [125] … (10) ‘A person who holds right view’: this is a case of non-decline.”

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi ngồi dậy, bảo Tôn giả Sàriputta:

– Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ… không có sợ hãi… không có tinh tấn… không có trí tuệ trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Ví như, này Sàriputta, khi trăng đến độ trăng tối, bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về sắc, tổn giảm về hình tròn… tổn giảm về ánh sáng… tổn giảm về bề rộng quỹ đạo. Cũng vậy, này Sàriputta, với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ… không có sợ hãi… không có tinh tấn… không có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Hạng người không có lòng tin trong các thiện pháp, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng người không có sợ hãi… Hạng người biếng nhác… Hạng người ác trí tuệ… Hạng người phẫn nộ… Hạng người hiềm hận… Hạng người ác dục… Hạng người ác bằng hữu… Hạng người tà kiến, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Với ai, này Sàriputta, có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ… có lòng sợ hãi.. có tinh tấn, có trí tuệ trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng, không phải tổn giảm. Hạng người có lòng tin, này Sàriputta, tức là không có tổn giảm. Hạng người có xấu hổ… Hạng người có sợ hãi… Hạng người có tinh tấn… Hạng người có trí tuệ… Hạng người không có phẫn nộ… Hạng người không có hiềm hận… Hạng người ít dục… Hạng người thiện bằng hữu… Hạng người chánh tri kiến, này Sàriputta, tức là không tổn giảm.

 

68 (8) Nalakapana (2) – [(VIII) (68) Nalakapàna (2)]

 

  1. [Opening as in 10:67, down to:] [126] The Venerable Sariputta then addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

– “Friends, for one (1) who does not have faith in [cultivating] wholesome qualities, (2) who does not have a sense of moral shame … (3) who does not have moral dread … (4) who does not have energy … (5) who does not have wisdom … (6) who does not lend an ear … (7) who does not retain the Dhamma in mind … (8) who does not examine the meaning … (9) who does not practice

in accordance with the Dhamma … (10) who is not heedful in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only deterioration and not growth in wholesome qualities is to be expected.

Just as, during the dark fortnight, whether night or day comes, the moon only deteriorates in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, for one who does not have faith in [cultivating] wholesome qualities … for one who is not heedful in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only deterioration and not growth

in wholesome qualities is to be expected. “Friends, for one (1) who has faith in [cultivating] wholesome qualities, (2) who has a sense of moral shame … (3) who has moral dread … (4) who has energy … (5) who has wisdom … (6) who lends an ear … (7) who retains the Dhamma in mind … (8) who examines the meaning … (9) who practices in accordance with the Dhamma … (10) who is heedful [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only growth and not deterioration in wholesome qualities is to be expected.

Just as, [127] during the bright fortnight, whether night or day comes, the moon only increases in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, for one who has faith in [cultivating] wholesome qualities … heedfulness in [cultivating] wholesome qualities, whether night or day comes, only growth and not deterioration in wholesome qualities is to

be expected.”

Then the Blessed One got up and addressed the Venerable Sariputta:

– “Good, good, Sariputta! Sariputta, for one who does not have faith in [cultivating] wholesome qualities … [the Buddha here repeats Sariputta’s entire discourse down to: [128] … whether night or day comes, only growth and not deterioration in wholesome qualities is to be expected.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nalakapàna, tại Palàsavana. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong ngày trai giới Uposatha, đang ngồi có chúng Tỷ-kheo đoanh vây…

(Kinh này giống như Kinh 67, chỉ khác là các pháp đề cập có khác nhau. Trong kinh trước, các pháp được đề cập là không có lòng tin trong thiện pháp, không có xấu hổ… không có sợ hãi… không có tinh tấn, không có trí tuệ, phẫn nộ, hiềm hận, ác dục, ác bằng hữu, tà kiến. Trong kinh này, các pháp được đề cập là: không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ, không có sợ hãi, không có trì pháp, không có trí tuệ, không có lắng tai, không có trì pháp, không có suy tư ý nghĩa, không có thực hành đúng pháp, không có phóng dật trong các thiện pháp) …

 

69 (9) Topics of Discussion (1) – [(XI) (69) Những Ðề Tài Câu Chuyện (1)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion, after their meal, on returning from their alms round, a number of bhikkhus had assembled in the assembly hall and were sitting together engaging in various kinds of pointless talk, that is: talk

about kings, thieves, and ministers of state; talk about armies, perils, and wars; talk about food, drink, garments, and beds; talk about garlands and scents; talk about relatives, vehicles, villages, towns, cities, and countries; talk about women and talk about heroes; street talk and talk by the well; talk about

the departed; miscellaneous talk; speculation about the world and the sea; talk about becoming this or that.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, rất nhiều Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại hội trường. Các vị này đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về quân đội, câu chuyện về sợ hãi, câu chuyện về chiến trận, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về đồ nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về ma quỷ, các câu chuyện sai khác về thế giới, về biển lớn, các câu chuyện về hữu và phi hữu.

 

  1. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the assembly hall, where he sat down on the prepared seat. The Blessed One then addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus, what discussion where you engaged in just now as you were sitting together here? What was the conversation that was underway?”

– “Here, Bhante, after our meal, on returning from our alms round, we assembled in the assembly hall and were sitting together engaging in various kinds of pointless talk, that is: talk about kings, thieves, and ministers of state … talk about becoming this or that.”

– “Bhikkhus, it is not suitable for you, [129] clansmen who have gone forth from the household life into homelessness out of faith, to engage in various kinds of pointless talk, that is: talk about kings, thieves, and ministers of state … talk about becoming this or that. “There are, bhikkhus, these ten topics of discussion. What ten?

  1. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, các Thầy nay ngồi hội họp ở đây, nói chuyện về vấn đề gì? Câu chuyện gì đang bàn giữa các Thầy bàn xong?

– Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất trở về, chúng con ngồi hội họp tại hội trường, và chúng con đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm… các câu chuyện về hữu và phi hữu.

– Này các Tỷ-kheo, thật không xứng đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại có thể sống chú tâm trong nhiều câu chuyện sai khác, như câu chuyện về vua… câu chuyện về hữu và phi hữu. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này. Thế nào là mười?

 

  1. Talk on fewness of desires, on contentment, on solitude, on not being bound up with others, on arousing energy, on virtuous behavior, on concentration, on wisdom, on liberation, on knowledge and vision of liberation.

These are the ten topics of discussion.

  1. “If, bhikkhus, you engage in discussion on any of these ten topics, your splendor might surpass even the splendor of the sun and moon, as powerful and mighty as they are, how much more then that of the wanderers of other sects!”
  2. Câu chuyện về ít dục, câu chuyện về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến.

Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo.

 

70 (10) Topics of Discussion (2) – [(X) (70) Những Ðề Tài Câu Chuyện (2)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion, after their meal, on returning from their alms round, a number of bhikkhus had assembled in the assembly hall and were sitting together engaging in various kinds of pointless talk, that is: talk about kings, thieves, and ministers of state … talk about becoming this or that.

“Bhikkhus, there are these ten grounds for praise. What ten? [130]

  1. (1) “Here, a bhikkhu is himself of few desires and speaks to the bhikkhus on fewness of desires. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself of few desires and speaks to the bhikkhus on fewness of desires.’ (2) “He is himself content and speaks to the bhikkhus on contentment. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself content ….’ (3) “He is himself given to solitude and speaks to the bhikkhus on solitude. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is

himself given to solitude ….’ (4) “He is himself not bound up with others and speaks to the bhikkhus on not being bound up with others. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself not bound up with others …’ (5) “He is himself energetic and speaks to the bhikkhus on arousing energy. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself energetic’ (6) “He is himself accomplished in virtuous behavior and speaks to the bhikkhus on accomplishment in virtuous behavior. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself accomplished

in virtuous behavior’ (7) “He is himself accomplished in concentration and speaks to the bhikkhus on accomplishment in concentration. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself accomplished in concentration. (8) “He is himself accomplished in wisdom and speaks to the bhikkhus on accomplishment in wisdom. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself accomplished in wisdom ….’ (9) “He is himself accomplished in liberation and speaks to the bhikkhus on accomplishment in liberation. This is a ground for praise: ‘The bhikkhu is himself accomplished in liberation…’ (10) “He is himself accomplished in the knowledge and vision of liberation and speaks to the bhikkhus on accomplishment in the knowledge and vision of liberation. This is a ground for

praise: ‘The bhikkhu is himself accomplished in the knowledge and vision of liberation and speaks to the bhikkhus on accomplishment in the knowledge and vision of liberation …’ “These, bhikkhus, are the ten grounds for praise.” [131]

  1. – Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc được tán thán này. Thế nào là mười?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình ít dục, và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến giữa các Tỷ-kheo. Tỷ-kheo ít dục và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán và Tỷ-kheo tự mình biết đủ… tự mình sống viễn ly… tự mình không tụ hội… tự mình tinh tấn… tự mình đầy đủ giới… tự mình đầy đủ định… tự mình đầy đủ tuệ… tự mình đầy đủ giải thoát… tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến, và là người khiến cho đề tài giải thoát tri kiến được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán.

Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc được tán thán này.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-0406.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-x-muoi-phap-iv-pham-upali-va-ananda-pham-4-6/