10a. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Mười Pháp – Phẩm 01 – 03 – Song ngữ
The Numerical Discourses of the Buddha
Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
The First Fifty
I. Benefits – [I. Phẩm Lợi Ích]
1 (1) What Purpose? – [(I) (1) Ý Nghĩa Gì]
- Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
- Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
(1) “Bhante, what is the purpose and benefit of wholesome virtuous behavior?”
(2) “Ananda, the purpose and benefit of wholesome virtuous behavior is non-regret.”
(3) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of nonregret?”
“The purpose and benefit of non-regret is joy.”
(4) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of joy?”
“The purpose and benefit of joy is rapture.”
(5) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of rapture?”
“The purpose and benefit of rapture is tranquility.”
(6) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of tranquility?”
“The purpose and benefit of tranquility is pleasure.”
(7) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of pleasure?”
“The purpose and benefit of pleasure is concentration.”
(8) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of concentration? “
“The purpose and benefit of concentration is the knowledge and vision of things as they really are.”
(9) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of the knowledge and vision of things as they really are?”
“The purpose and benefit of the knowledge and vision of things as they really are is disenchantment and dispassion.”
(10) “And what, Bhante, is the purpose and benefit of disenchantment and dispassion?”
“The purpose and benefit of disenchantment and dispassion is the knowledge and vision of liberation.
– Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
– Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
– Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
– Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì? Này Ananda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
– Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
– Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
– Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
- “Thus, Ananda, (1) – (2) the purpose and benefit of wholesome virtuous behavior is non-regret; (3) the purpose and benefit of non-regret is joy; (4) the purpose and benefit of joy is rapture; (5) ‘the purpose and benefit of rapture is tranquility; (6) the purpose and benefit of tranquility is pleasure; (7) the purpose and benefit of pleasure is concentration; (8) the purpose and
benefit of concentration is the knowledge and vision of things as they really are; (9) the purpose and benefit of the knowledge and vision of things as they really are – is disenchantment and dispassion; and (10) the purpose and benefit of disenchantment and dispassion is the knowledge and vision of liberation. Thus,
Ananda, wholesome virtuous behavior progressively leads to the foremost.”
- Như vậy, này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
2 (2) Volition – [(II) (2) Nghĩ Với Dụng Ý]
(1) – (2) “Bhikkhus, for a virtuous person, one whose behavior is virtuous, no volition need be exerted: ‘Let non-regret arise in me.’ It is natural that non-regret arises in a virtuous person, one whose behavior is virtuous.
(3) “For one without regret no volition need be exerted: ‘Let joy arise in me.’ It is natural that joy arises in one without regret.
(4) “For one who is joyful no volition need be exerted: ‘Let rapture arise in me.’ It is natural that rapture arises in one who is joyful.
(5) “For one with a rapturous mind no volition need be exerted: ‘Let my body be tranquil.’ It is natural that the body of one with a rapturous mind is tranquil.
(6) “For one tranquil in body no volition need be exerted: ‘Let me feel pleasure.’ It is natural that one tranquil in body feels pleasure.
(7) “For one feeling pleasure no volition need be exerted: ‘Let my mind be concentrated.’ It is natural that the mind of one feeling pleasure is concentrated.
(8) “For one who is concentrated no volition need be exerted: ‘Let me know and see. things as they really are.’ It is natural that one who is concentrated knows and sees things as they really are.
(9) “For one who knows and sees things as they really are no volition need be exerted: ‘Let me be disenchanted and dispassionate.’ It is natural that one who knows and sees things as they really are is disenchanted and dispassionate.
(10) “For one who is disenchanted and dispassionate no volition need be exerted: ‘Let me realize the knowledge and vision of liberation.’ It is natural that one who is disenchanted and dispassionate realizes the knowledge and vision of liberation.
- – Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo, với người có hoan hỷ , không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng thân ta được khinh an”, Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng ta cảm thọ an lạc”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng tâm ta được Thiền định”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có Thiền định, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta biết, ta thấy như thật”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham” Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.
- “Thus, bhikkhus, (9) – (10) the knowledge and vision of liberation is the purpose and benefit of disenchantment and dispassion; (8) disenchantment and dispassion are the purpose and benefit of the knowledge and vision of things as they really are; (7) the knowledge and vision of things as they really are – is the
purpose and benefit of concentration; (6) concentration is the purpose and benefit of pleasure; (5) pleasure is the purpose and benefit of tranquility; (4) tranquility is the purpose and benefit of rapture; (3) rapture is the purpose and benefit of joy; (2) joy is the purpose and benefit of non-regret; and (1) non-regret is the purpose and benefit of virtuous behavior.
“Thus, bhikkhus, one stage [4] flows into the next stage, one stage fills up the next stage, for going from the near shore to the far shore.”
- Như vậy, này các Tỷ-kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến; như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham; định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến; an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định; khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc; hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an; hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ; không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các Thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh; các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.
3 (3) Virtuous Behavior – [(III) (3) Sở Y]
“Bhikkhus, (1) for an immoral person, for one deficient in virtuous behavior, (2) non-regret lacks its proximate cause. When there is no non-regret, for one deficient in non-regret, (3) joy lacks its proximate cause. When there is no joy, for one deficient in joy, (4) rapture lacks its proximate cause. When there is no rapture, for one deficient in rapture, (5) tranquility lacks its proximate cause. When there is no tranquility, for one deficient in tranquility, (6) pleasure lacks its proximate cause. When there is no pleasure, for one deficient in pleasure, (7) right concentration lacks its proximate cause. When there is no right concentration, for one deficient in right concentration, (8) the knowledge and vision of things as they really are lacks its proximate cause. When there is no knowledge and vision of things as they really are, for one deficient in the knowledge and vision of things as they really are, (9) disenchantment and dispassion lack their proximate cause. When there is no disenchantment
and dispassion, for one deficient in disenchantment and dispassion, (10) the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause. “Suppose there is a tree deficient in branches and foliage. Then its shoots do not grow to fullness; also, its bark, softwood, and heartwood do not grow to fullness. So too, for an immoral person, one deficient in virtuous behavior, non-regret lacks its
proximate cause. When there is no non-regret … the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause.
- – Này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không có không hối tiếc, với hối tiếc không đầy đủ, hân hoan sở y bị diệt. Với hân hoan không có, với hân hoan không đầy đủ, hỷ sở y bị diệt. Với hỷ không có, với hỷ không đầy đủ, khinh an sở y bị diệt. Với khinh an không có, với khinh an không đầy đủ, an lạc sở y bị diệt. Với an lạc không có, với an lạc không đầy đủ, chánh định sở y bị diệt. Với chánh định không có, với chánh định không đầy đủ, như thật tri kiến sở y bị diệt. Với như thật tri kiến không có, với như thật tri kiến không đầy đủ, nhàm chán, ly tham sở y bị diệt. Với nhàm chán, ly tham không có, với nhàm chán, ly tham không đầy đủ, giải thoát tri kiến sở y bị diệt. Ví như cây không đủ cành và lá, các mầm non (cũng có nghĩa là vỏ ngoài) của cây ấy không đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không hối tiếc không có, với không hối tiếc không đầy đủ…. giải thoát tri kiến sở y bị diệt.
“Bhikkhus, (1) for a virtuous person, for one whose behavior is virtuous, (2) non-regret possesses its proximate cause. When there is non-regret, for one possessing non-regret, (3) joy possesses its proximate cause. When there is joy, for one possessing joy, (4) rapture possesses its proximate cause. When there is
rapture, for one possessing rapture, (5) tranquility possesses its proximate cause. When there is tranquility, for one possessing tranquility, (6) pleasure possesses its proximate cause. When there is pleasure, for one possessing pleasure, (7) right concentration possesses its proximate cause. (5) When there is right concentration, for one possessing right concentration, (8) the knowledge and vision of things as they realty are possesses its proximate cause. When there is the knowledge and vision of things as they really are, for one possessing the knowledge and vision of things as they really are, (9) disenchantment and
dispassion possesses their proximate cause. When there is disenchantment
and dispassion, for one possessing disenchantment and dispassion, (10) the knowledge and vision of liberation possesses its proximate cause.
“Suppose there is a tree possessing branches and foliage. Then its shoots grow to fullness; also its bark, softwood, and heartwood grow to fullness. So too, for a virtuous person, one whose behavior is virtuous, non-regret possesses its proximate cause. When there is non-regret … the knowledge and vision of
liberation possesses its proximate cause.”
Này các Tỷ- kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ, hân hoan có sở y. Với hân hoan có mặt, với hân hoan có đầy đủ, hoan hỷ có sở y. Với hoan hỷ có mặt, với hoan hỷ có đầy đủ, khinh an có sở y. Với khinh an có mặt, với khinh an có đầy đủ, an lạc có sở y. Với an lạc có mặt, với an lạc có đầy đủ, chánh định có sở y. Với chánh định có mặt, với chánh định có đầy đủ, như thật tri kiến có sở y. Với như thật tri kiến có mặt, với như thật tri kiến có đầy đủ, nhàm chán, ly tham có sở y. Với nhàm chán, ly tham có mặt, với nhàm chán, ly tham có đầy đủ, giải thoát tri kiến có sở y. Ví như này các Tỷ-kheo, một cây có đầy đủ cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ… giải thoát tri kiến có sở y.
4 (4 ) Proximate Cause – [(IV) (4) Có Sở Y (Do Sariputta Thuyết)]
There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:
[Identical with 10:3, but spoken by Sariputta.] [6]
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Sàriputta thuyết).
5 (5) Ananda – [(V) (5) Có Sở Y (Do Tôn Giả Ananda Thuyết)]
There the Venerable Ananda addressed the bhikkhus:
[Identical with 10:3, but spoken by Ananda.] [7]
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Ananda thuyết).
6 (6) Concentration – [(VI) (6) Ðịnh Do Bậc Ðạo Sư Thuyết]
Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
– “Bhante, could a bhikkhu obtain such a state of concentration that (1) he would not be percipient of earth in relation to earth; (2) of water in relation to water; (3) of fire in relation to fire; (4) of air in relation to air; (5) of the base of the infinity of space in relation to the base of the infinity of space; (6) of the base of the infinity of consciousness in relation to the base of the infinity of consciousness; (7) of the base of nothingness in relation to the base of nothingness; (8) of the base of neither-perception-nor-non-perception in relation to the base of neither-perception-nor-non-perception; (9) of this world in relation to this world; (10) of the other world in relation to the other world, but he would still be percipient?”
- Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể đi trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– “He could, Ananda.”
– Này Ananda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
- “But how, Bhante, could he obtain such a state of concentration?” [8]
– “Here, Ananda, a bhikkhu is percipient thus: ‘This is peaceful, this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, nibbana.’ It is in this way, Ananda, that a bhikkhu could obtain such a state of concentration that he would not
be percipient of earth in relation to earth; of water in relation to water; of fire in relation to fire; of air in relation to air; of the base of the infinity of space in relation to the base of the infinity of space; of the base of the infinity of consciousness in relation to the base of the infinity of consciousness; of the base
of nothingness in relation to the base of nothingness; of the base of neither-perception-nor-non-perception in relation to the base of neither-perception-nor-non-perception; of this world in relation to this world; of the other world in relation to the other world, but he would still be percipient.”
- – Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tưởng như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
7 (7) Sariputta – [(VII) (7) Ðịnh Do Tôn Giả Sariputta Thuyết]
- Then the Venerable Ananda approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sariputta:
- Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:
– “Friend Sariputta, could a bhikkhu obtain such a state of concentration that (1) he would not be percipient of earth in relation to earth; (2) of water in relation to water; (3) of fire in relation to fire; (4) of air in relation to air; (5) of the base of the infinity of space in relation to the base of the infinity of space; [9] (6) of the base of the infinity of consciousness in relation to the base of the infinity of consciousness; (7) of the base of nothingness in relation to the base of nothingness; (8) of the base of neither-perception-nor-non-perception in relation to the base of neither-perc ep tion-nor-non-perception; (9) of this world in relation to this world; (10) of the other world in relation to the other world, but he would still be percipient?”
– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong địa đại, không tưởng đến địa đại… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau, tuy vậy, vị ấy vẫn tưởng?
– “He could, friend Ananda.”
– Này Ananda, có thể như vậy. Một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
- “But how, friend Sariputta, could he obtain such a state of concentration?”
“On one occasion, friend Ananda, was dwelling right here in Savatthi in the Blind Men’s Grove. There I attained such a state of concentration that I was not percipient of earth in relation to earth; of water in relation to water; of fire in relation to fire; of air in relation to air; of the base of the infinity of space in relation to the base of the infinity of space; of the base of the infinity of consciousness in relation to the base of the infinity of consciousness; of the base of nothingness in relation to the base of nothingness; of the base of neither-perception-nor-non-perception in relation to the base of neither-perception-nor-non-perception; of this world in relation to this world; of the other world in relation to the other world, but I was still percipient.”
2.- Nhưng thưa Hiền giả Sàriputta, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất, … trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– “But of what was the Venerable Sariputta percipient on that occasion?”
3- Nhưng trong lúc ấy, Tôn giả Sàriputta tưởng đến gì?
– “One perception arose and another perception ceased in me: ‘The cessation of existence is nibbana; the cessation of existence is nibbana.’ Just as, when a fire of twigs is burning, one flame arises and another flame ceases, so one perception [10] arose and another perception ceased in me: ‘The cessation of existence is nibbana; the cessation, of existence is nibbana.’ On that occasion, friend, I was percipient: ‘The cessation of existence is nibbana.”
– Một tưởng khác khởi lên trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Ví như, này Hiền giả, lửa được đốt cháy từ mảnh đá nhỏ, một ngọn lửa khác khởi lên, một ngọn lửa khác diệt đi. Cũng vậy, này Hiền giả, một tưởng khác khởi lên trong tôi, thưa Hiền giả: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Tuy vậy, trong lúc ấy tôi vẫn có tưởng.
8 (8) Faith – [(VIII) (8) Người Có Lòng Tin]
(1) “Bhikkhus, a bhikkhu may be endowed with faith but he is not virtuous; thus he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith and also be virtuous?’ But when a bhikkhu is endowed with faith and is also virtuous, then he is complete with respect to that factor.
- (2) “A bhikkhu may be endowed with faith and virtuous, but he is not learned … (3) … learned, but not a speaker on the Dhamma … (4) … a speaker on the Dhamma, but not one who frequents assemblies … (5) … one who frequents assemblies, but not one. who confidently teaches the Dhamma to an assembly … (6) … one who confidently teaches the Dhamma to an assembly, but not an expert on the discipline … (7) … an expert on the discipline, but not a forest-dweller who resorts to remote lodgings … (8) … a forest-dweller who resorts to remote lodgings, but not one who gains at will, without trouble or difficulty,
the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life … (9) … one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life, but not one who, with the destruction of the taints, has realized for
himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. “Thus, he is incomplete with respect to that factor.
- – Vị Tỷ-kheo có lòng tin, này các Tỷ-kheo, nhưng không có giới. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào để ta có lòng tin và có giới nữa? “. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, như vậy về chi phần ấy, Tỷ-kheo có viên mãn.
- Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới nhưng không có nghe nhiều… có nghe nhiều nhưng không có nói pháp… có nói pháp nhưng không thường tham gia với hội chúng… thường tham gia với hội chúng, nhưng không vô úy thuyết pháp cho hội chúng … có vô úy thuyết pháp cho hội chúng nhưng không trì luật… có trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, nhưng không có được không khó khăn, không có được không mệt nhọc, không có được không phí sức, … đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn.
He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith … [11] … and also be one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it?’
Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, và do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta có thể chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?”
(10) “But when a bhikkhu is (i) endowed with faith, (ii) virtuous, and (iii) learned; (iv) a speaker on the Dhamma; (v) one who frequents assemblies; (vi) one who confidently teaches the Dhamma to an assembly; (vii) an expert on the discipline; (viii) a forest-dweller who resorts to remote lodgings; (ix) one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life; and (x) one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it, then he is complete with respect to that factor.
“A bhikkhu who possesses these ten qualities is one who inspires confidence in all respects and who is complete in all aspects.”
Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
9 (9) Peaceful – [(IX) (9) Tịch Tịnh Giải Thoát]
(1) ” Bhikkhus, a bhikkhu may be endowed with faith but he is not virtuous … (2) … endowed with faith and virtuous, but he is not learned … (3) … learned, but not a speaker on the Dhamma … (4) … a speaker on the Dhamma, but not one who frequents assemblies … (5) … one who frequents assemblies, but not one who confidently teaches the Dhamma to an assembly … (6) … one who confidently teaches the Dhamma to an assembly, but not an expert on the discipline … (7) … an expert on the discipline, but not a forest-dweller who resorts to remote lodgings …
(Như kinh 8 ở trên, cho đến… là người ở rừng ở các trú xứ vắng…)
(8) … a forest-dweller who resorts to remote lodgings, but not one who contacts with the body and dwells in those peaceful emancipations, transcending forms, that are formless … (9) … one who coritacts with the body and dwells in those peaceful emancipations, transcending forms, [12] that are formless, but not one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. “Thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: “How can I be endowed with faith … and also be one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it?’ (10) “But when a bhikkhu is (i) endowed with faith, (ii) virtuous, and (iii) learned; (iv) a speaker on the Dhamma; (v) one who frequents assemblies; (vi) one who confidently teaches the Dhamma to an assembly; (vii) an expert on the discipline; (viii) a forest-dweller who resorts to remote lodgings; (ix) one who
dwells having contacted with the body those peaceful emancipations, transcending forms, that are formless; and (x) one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it, then he is complete with respect to that factor.
“A bhikkhu who possesses these ten qualities is one who inspires confidence in all respects and who is complete in all aspects.”
…. là người trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng … là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy không cảm giác với thân và an trú, đối với các tịch tịnh giải thoát , vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này không viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, ta có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, là vị ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
10 (10) True Knowledges – [(X) (10) Với Các Minh]
(1) “Bhikkhus, a bhikkhu may be endowed with faith but he is not virtuous … [13] … (2) … endowed with faith and virtuous, but he is not learned … (3) … learned, but not a speaker on the Dhamma … (4) … a speaker on the Dhamma, but not one who frequents assemblies … (5) … one who frequents assemblies,
but not one who confidently teaches the Dhamma to an assembly … (6) … one who confidently teaches the Dhamma to an assembly, but not an expert on the discipline … (Như kinh trước cho đến: Vị ấy trì luật…)
(7) … an expert on the discipline, but not one who recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births … [as in 6:2 §4] … thus he does not recollect his manifold past abodes with their aspects and details … (8) … one who recollects his manifold past abodes … but not one who, with the divine eye, which is purified and surpasses the human … [as in 6:2 § 5 ] … understands how beings fare in accordance with their kamma … (9) … one who, with the divine eye … understands how beings fare in accordance with their kamma, but not one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it.
“Thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith … [14] . . . and also be one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it?’
(10) “But when a bhikkhu is (i) endowed with faith, (ii) virtuous, and (iii) learned; (iv) a speaker on the Dhamma; (v) one who frequents assemblies; (vi) one who confidently teaches the Dhamma to an assembly; (vii) an expert on the discipline; (viii) one who recollects his manifold past abodes … with their aspects and details; (ix) one who, with the divine eye . . . understands how beings fare in accordance with their kamma; and (x) one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it, then he is complete with respect to that
factor.
“A bhikkhu who possesses these ten qualities is one who inspires confidence in all respects and who is complete in all aspect.” [15]
là người trì luật, nhưng không nhớ đến rất nhiều đời sống trước, một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhớ đến rất nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhưng không với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ…, vị ấy với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, về chi phần này, vị ấy không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, có thể nhớ đến nhiều đời sống trước như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm,… với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, là vị thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, nhớ đến nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm…. với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, có viên mãn trong mọi phương diện.
II. Protector – [II. Phẩm Hộ Trì]
11 (1) Lodging – [(I) (11) Trú Xứ]
- “Bhikkhus, when a bhikkhu who possesses five factors resorts to and uses a lodging that possesses five factors, in no long time, with the destruction of the taints, he might realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it.
- – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận, chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
- “And how, bhikkhus, does a bhikkhu possess five factors?
(1) “Here, a bhikkhu is endowed with faith. He has faith in the enlightenment of the Tathagata thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowhedge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans,
the Enlightened One, the Blessed One.’ (2) “He is seldom ill or afflicted, possessing an even digestion that is neither too cool nor too hot but moderate and suitable for striving. (3) “He is honest and open, one who reveals himself as he really is to the Teacher and his wise fellow monks. (4) “He has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. (5) “He is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.
“It is in this way that a bhikkhu possesses five factors. “And how does a lodging possess five factors?
- Và này các Ty-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không lừa đảo, man trá, nêu rõ mình như chân đối với bậc Ðạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (của các pháp), thể nhập thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh, đoạn diệt khổ đau.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần. Này các Tỷ-kheo, như thế nào là trú xứ thành tựu năm chi phần?
- (6) “Here, the lodging is neither too far [from a place for alms] nor too close, and it possesses a means for going and returning.
(7) “During the day it is not disturbed by people and at night it is quiet and still.
(8) “There is little contact with flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and serpents. (9) “One dwelling in that lodging can easily obtain robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. (10) “In that lodging elder bhikkhus are dwelling who are learned, heirs to the heritage, [16] experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines. He approaches them from time to time and inquires: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this? Those venerable ones then disclose to him what h as not been disclosed, clear up what is obscure, and dispel his perplexity about numerous perplexing points. “It is in this way that a lodging possesses five factors.
“When a bhikkhu who possesses these five factors resorts to and uses a lodging that possesses these five factors, in no long time, with the destruction of the taints, he might realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it.”
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, trú xứ không quá xa, không quá gần, thuận tiện cho đi và đến, ban ngày không đông đủ, ban đêm không ồn ào, không huyên náo, ít xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, và các loại rắn rít. Trú tại trú xứ ấy, tìm được không mệt nhọc các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Tại trú xứ ấy, các trưởng lão Tỷ-kheo đến ở là những bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu, thường thường đến các vị ấy tìm hiểu, hỏi han: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? ” Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa mở rộng, trình bày những gì chưa trình bày, đối với những vấn đề còn khởi lên những nghi vấn, vị ấy giải tỏa các nghi vấn ấy. Này các Tỷ-kheo, trú xứ như vậy thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí có thể chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
12 (2) Five Factors – [(II) (12) Các Chi Phần]
- “Bhikkhus, a bhikkhu who has abandoned five factors and possesses five factors is called, in this Dhamma and discipline, a supreme person who is consummate and has completely lived the spiritual life.
“And how has a bhikkhrrabandoned five factors?
- – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần?
- Here, a bhikkhu has abandoned sensual desire, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and remorse, and doubt. It is in this way that a bhikkhu has abandoned five factors.
“And how does a bhikkhu possess five factors?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần?
- Here, a bhikkhu possesses the aggregate of virtuous behavior of one beyond
training, the aggregate of concentration of one beyond training, the aggregate of wisdom of one beyond training, the aggregate of liberation of one beyond training, and the aggregate of the knowledge and vision of liberation of one. beyond training. It is in this way that a bhikkhu possesses five factors.
“When a bhikkhu has abandoned these five factors and possesses these five factors, he is called, in this Dhamma and discipline, a supreme person who is consummate and complete in living the spiritual life.”
When sensual desire and ill will,
dullness and drowsiness,
restlessness, and doubt are
totally absent in a bhikkhu; [17]
when one like this possesses
the virtue and concentration
of one beyond training,
and [similar] liberation and knowledge;
possessing five factors
and having removed five factors,
he is truly called a consummate one
in this Dhamma and discipline.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Không dục tham, không sân,
Không hôn trầm thụy miên
Không trạo cử, không nghi,
Tỷ-kheo hoàn toàn không
Với vô học giới uẩn,
Với vô học định uẩn,
Ðầy đủ với giải thoát,
Với tri kiến như vậy.
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Ðầy đủ năm chi phần,
Ðoạn tận năm chi phần,
Trong Pháp và Luật này,
Ðược gọi vị đầy đủ
Hoàn toàn mọi phương diện.
13 (3) Fetters – [(III) (13) Các Kiết Sử]
- “Bhikkhus, there are these ten fetters. What ten?
- The five lower fetters and the five higher fetters. And what are the five
lower fetters?
- Personal-existence view, doubt, wrong grasp of behavior and observances, sensual desire, and ill will. These are the five lower fetters. And what are the five higher fetters?
- Lust for form, lust for the formless, conceit, restlessness, and ignorance. These are the five higher fetters. These, bhikkhus, are the ten fetters.”
- – Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười?
- Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.
Thế nào là năm hạ phần kiết sử?
- Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.
Thế nào là năm thượng phần kiết sử?
- Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử.
14 (4) Mental Barrenness – [(IV) (14) Tâm Hoang Vu]
- “Bhikkhus, if any bhikkhu or bhikkhuni has not abandoned five kinds of mental barrenness and eradicated five bondages of the mind, then, whether night or day comes, only deterioration in wholesome qualities and not growth is to be expected for this person.
“What are the five kinds of mental barrenness that he has not abandoned?
- – Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược chưa được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
Như thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận?
- (1) “Here, a bhikkhu is perplexed about the Teacher, doubts him, is not convinced about him and does not place confidence in him. When a bhikkhu is perplexed about the Teacher, doubts him, is not convinced about him and does not place confidence in him, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … [18] … and striving, this is the first kind of mental barrenness that he has not abandoned.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được đoạn tận.
- (2) – (5) “Again, a bhikkhu is perplexed about the Dhamma … perplexed about the Sangha perplexed about the training is irritated by his fellow monks, displeased with them, aggressive toward them, ill disposed toward them. When a bhikkhu is irritated by his fellow monks, displeased with them, aggressive
toward them, ill disposed toward them, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fifth kind of mental barrenness that he has not abandoned.
“These are the five kinds of mental barrenness that he has not abandoned.
“What are the five bondages of the mind that he has not eradicated?
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các Học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được đoạn tận.
Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa cắt đứt?
- (6) “Here, a bhikkhu is not devoid of lust for sensual pleasures, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them. When a bhikkhu is not devoid of lust for sensual pleasures, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them, his mind does not incline to ardor, effort,
perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the first bondage of the mind that he has not eradicated.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được cắt đứt.
- (7) – (10) “Again, a bhikkhu is not devoid of lust for the body, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it …. He is not devoid of lust for form, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it …. Having eaten as much as he wants until his belly is full, he is intent upon the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep … he lives the spiritual life aspiring for [rebirth in] a certain order of devas, [thinking]: ‘By this virtuous behavior, observance, austerity, or spiritual life I will be a deva or one [in the retinue] of the devas.’ When he lives the spiritual life aspiring for [rebirth in] a certain order of devas … his mind does not incline [19] to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fifth bondage of the mind that he has not eradicated.
“These are the five bondages of mind that he has not eradicated.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh với mong cầu được sanh Thiên giới, có ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được cắt đứt. Như vậy là năm tâm triền phược chưa được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược này chưa cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
- “If any bhikkhu or bhikkhuni has not abandoned these five kinds of mental barrenness and eradicated these five bondages of the mind, then, whether night or day comes, only deterioration and not growth in wholesome qualities is to be expected for that person. Just as during the dark fortnight, whether night
or day comes, the moon only deteriorates in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, if any bhikkhu or bhikkhuni has not abandoned these, five, kinds of mental barrenness … only deterioration … is to be expected for that person. “Bhikkhus, if any bhikkhu or bhikkhuni has abandoned five kinds of mental barrenness and eradicated five bondages of the mind, then, whether night or day comes, only growth in wholesome qualities and not deterioration is to be expected for that person. “And what are the five kinds of mental barrenness that he has abandoned?
- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tâm hoang vu đã đoạn tân, năm tâm triền phược đã cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận?
- (1) “Here, a bhikkhu is not perplexed about the Teacher, does not doubt him, is convinced about him and places confidence in him. When a bhikkhu is not perplexed about the Teacher, does not doubt him, is convinced about him and places confidence in him, his mind inclines to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind inclines to ardor … and striving, this is the first kind of mental barrenness that he has abandoned.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang thứ nhất đã được đoạn tận.
- (2) – (5) “Again, a bhikkhu is not perplexed about the Dhamma … not perplexed about the Sangha … not perplexed about the training [20] … is not irritated by his fellow monks, is pleased with them, not aggressive toward them, well disposed toward them. When a bhikkhu is not irritated by his fellow monks … well disposed toward them, his mind inclines to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind inclines to ardor … and striving, this is the fifth kind of mental barrenness that he has abandoned.
“These are the five kinds of mental barrenness that he has abandoned. “What are the five bondages of the mind that he has well eradicated?
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, … là tâm hoang thứ hai đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, … là tâm hoang thứ ba đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Học Pháp, … là tâm hoang vu thứ tư đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, không cứng rắn, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được đoạn tận. Như vậy là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được cắt đứt?
- (6) “Here, a bhikkhu is devoid of lust for sensual pleasures, devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them. When a bhikkhu is devoid of lust for sensual pleasures, devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them, his mind inclines to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind inclines to ardor … and striving, this is the first bondage of the mind that he has well eradicated.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục, không có tham ái, không có luyến ái, không có khát ái, không có nhiệt não, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được cắt đứt.
- (7) – (10) “Again, a bhikkhu is devoid of lust for the body, devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it … He is devoid of lust for form, devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it …. He does not eat as much as he wants until his belly is full nor is he intent upon the pleasure
of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep …. He does not live the spiritual life aspiring for [rebirth in] a certain order of devas, [thinking]: “By this virtuous behavior, observance, austerity, or spiritual life I will be a deva or one [in the retinue] of the devas.’ Since he does not live the spiritual life aspiring
for [rebirth in] a certain order of devas … his mind inclines to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind inclines to ardor … and striving, this is the fifth bondage of the mind that he has well eradicated.
“These are the five bondages of the mind that he has well eradicated.
“If any bhikkhu or bhikkhuni has abandoned these five kinds of mental barrenness and well eradicated these five bondages of the mind, [21] then, whether night or day comes, only growth in wholesome qualities and not deterioration is to be expected for that person. Just as during the bright fortnight, whether night or day comes, the moon only increases in beauty, roundness, and brightness, in diameter and circumference, so too, if any bhikkhu or bhikkhuni has abandoned these five kinds of mental barrenness
and well eradicated these fi ve bondages of the mind, then, whether night or day comes, only growth in wholesome qualities and not deterioration is to be expected for that person.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh, không mong cầu được sanh Thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được cắt đứt.
Như vậy là năm tâm triền phược đã được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được đoạn tận, năm tâm triền phược này đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong độ tăng trưởng về dung sắc, được tăng trưởng về hình tròn, được tăng trưởng về ánh sáng, được tăng trưởng về bề cao, bề rộng của quỷ đạo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm.
15 (5) Heedfulness – [(V) (15) Không Phóng Dật]
- (1) “Bhikkhus, to whatever extent there are beings, whether footless or with two feet, four feet, or many feet, whether having form or formless, whether percipient or non-percipient, or neither percipient nor non-percipient, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is declared foremost
among them. So too, all wholesome qualities are rooted in heedfulness and converge upon heedfulness and heedfulness is declared foremost among them.
- Này các Tỷ-kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
(2) “Just as the footprints of all animals that roam on land fit into the footprint of the elephant, and the elephant’s footprint is declared foremost, among them, that is, with respect to size, so too, all wholesome qualities are rooted in heedfulness and converge upon heedfulness and heedfulness is declared foremost aihong them.
(3) “Just as all the rafters of a peaked house lean toward the roof peak, slope toward the roof peak, converge upon the roof peak, and the roof peak is declared foremost among them, so too, all wholesome qualities are rooted in heedfulness and converge upon heedfulness and heedfulness is declared foremost among them. [22]
(4) “Just as, of all fragrant roots, black orris is declared foremost among them, so too …
(5) “Just as, of all fragrant heartwoods, red sandalwood is declared foremost among them, so too …
(6) “Just as, of all fragrant flowers, jasmine is declared foremost among them, so too …
(7) “Just as all petty princes are the vassals of a wheel-turning monarch, and the wheel-turning monarch is declared foremost among them, so too …
(8) “Just as the radiance of all the stars does not amount to a sixteenth part of the radiance of the moon, and the radiance of the moon is declared foremost among them, so too …
(9) “Just as, in the autumn, when the sky is clear and cloudless, the sun, ascending in the sky, dispels all darkness from space as it shines and beams and radiates, so too …
(10) “Just as, whatever great rivers there are – that is, the Ranges, the Yamuna, the Aciravatl, the Sarabhu, and the Mahi – all head toward the ocean, slant, slope, and incline toward the ocean, and the ocean is declared foremost among
them, so too, all wholesome qualities are rooted in heedfulness and converge upon heedfulness and heedfulness is declared foremost among them.” [23]
- Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp. Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.
Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào.. trong tất cả các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên-đàn đỏ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
16 (6) Worthy of Gifts – [(VI) (16) Ðáng Ðược Cúng Dường]
- “Bhikkhus, these ten persons are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What ten?
- The Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One; a paccekabuddha; the one liberated in both respects; the one liberated by wisdom; the body witness; the one attained to view; the one liberated by faith; the Dhamma follower; the faith follower; and the clan member.
These ten persons are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential
salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
- – Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là mười?
- Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, bậc Ðộc giác, bậc Giải thoát cả hai phần, bậc Tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến chí, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành, bậc Chuyển tánh.
Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
17 (7) Protector (1) – [(VII) (17) Vị Hộ Trì (1)]
- “Bhikkhus, live under a protector, not without a protector. One without a protector lives in suffering. There are these ten qualities that serve as a protector. What ten?
- (1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. Since a bhikkhu is virtuous … trains in them, this is a quality that serves as a protector.
- (2) “Again, a bhikkhu has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such
teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated mentally, and penetrated well by view. Since a bhikkhu has learned much … and penetrated well by view, this, too, is a quality that serves as a protector.
- – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người sống không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, mười pháp này tạo thành vị hộ trì. Thế nào là mười?
- Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thể nhập với chánh kiến; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- (3) “Again, a bhikkhu has good friends, [24] good companions, good comrades. Since a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, this, too, is a quality that serves as a protector.
- (4) “Again, a bhikkhu is easy to correct and possesses qualities that make him easy to correct; he is patient and receives instruction respectfully. Since a bhikkhu is easy to correct … and receives instruction respectfully, this, too, is a quality that serves as a protector.
- (5) “Again, a bhikkhu is skillful and diligent in attending to the diverse chores that are to be done for his fellow monks; he possesses sound judgment about them in order to carry out and arrange them properly. Since a bhikkhu is skillful and diligent … this, too, is a quality that serves as a protector.
- (6) “Again, a bhikkhu loves the Dhamma and is pleasing in his assertions, filled with a lofty joy pertaining to the Dhamma and discipline. Since a bhikkhu loves the Dhamma … this, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
5.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào, phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- (7) “Again, a bhikkhu has aroused energy for abandoning, unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. Since a bhikkhu has aroused energy … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities, this, too, is a quality that serves as a protector. [25]
- (8) “Again, a bhikkhu is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. Since a’bhikkhu is content with any kind of … provisions for the sick, this, too, is a quality that serves as a protector.
- (9) “Again, a bhikkhu is mindful, possessing supreme mindfulness and alertness, one who remembers and recollects what was done and said long ago. Since a bhikkhu is mindful … and recollects what was done and said long ago, this, too, is a quality that serves as a protector.
- (10) “Again, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. Since a bhikkhu is wise … this, too, is a quality that serves as a protector.
“Bhikkhus, live under a protector, not without a protector. One without a protector lives in suffering. These are the ten qualities that serve as a protector.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào có trí tuệ… đoạn tận khổ đau; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
18 (8) Protector (2) – [(VIII) (18) Vị Hộ Trì (2)]
- “Bhikkhus, live under a protector, not without a protector. One without a protector lives in suffering. There are these ten qualities that serve as a protector. What ten?
- – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp tác thành vị hộ trì này. Thế nào là mười?
- (1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. [Having considered:] ‘This bhikkhu is truly virtuous …. Having undertaken the training rules, he trains in them,’ the elder bhikkhus, [26] those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This is a quality that serves as a protector.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người có giới… chấp nhận và học tập trong các hoc pháp, nghĩ rằng: “Thật sự có giới là Tỷ-kheo này. Vị này trú, được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng nói đến, đáng được giáo giới… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm, đây là pháp tác thành vị hộ trì.
- (2) “Again, a bhikkhu has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning … with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated mentally, and penetrated well by view. [Having considered:] ‘This bhikkhu has truly learned much … and penetrated well by view,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all
have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị nghe nhiều… khéo thông đạt nhờ chánh kiến, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này là vị nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát bằng ý, khéo thông đạt nhờ chánh kiến”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành sự hộ trì.
- (3) “Again, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades. [Having considered:] ‘This bhikkhu truly has good friends, good companions, good comrades,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have
compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này làm bạn với hiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
- (4) “Again, a bhikkhu is easy to correct and possesses qualities that make him easy to correct; he is patient and receives instruction respectfully. [Having considered:] ‘This bhikkhu is truly easy to correct and possesses qualities that make him easy to correct; he is patient and receives instruction respectfully,’
the elder bhikkhus, [27] those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này, dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
- (5) “Again, a bhikkhu is skillful and diligent in attending to the diverse chores that are to be done for his fellow monks; he possesses sound judgment about them in order to carry out and arrange them properly. [Having considered:] ‘This bhikkhu is truly skillful and diligent … in order to carry out and arrange them properly,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, phàm có những công việc gì cần phải làm hoặc lớn hoặc nhỏ, đối với các đồng Phạm hạnh, ở đây vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu suy tư đến các phương tiện vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-niên… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
- (6) “Again, a bhikkhu loves the Dhamma and is pleasing in his assertions, filled with a lofty joy pertaining to the Dhamma and discipline. [Having considered:] ‘This bhikkhu truly loves the Dhamma and is pleasing in his assertions, filled with a lofty joy pertaining to the Dhamma and discipline,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật nghĩ rằng: ” Thật sự vị Tỷ-kheo này ưa Pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
- (7) “Again, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. [Having considered:] ‘This bhikkhu truly has aroused energy … [28] … not casting off the duty of
cultivating wholesome qualities,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a
protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
- (8) “Again, a bhikkhu is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. [Having considered:] ‘This bhikkhu truly is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
- (9) “Again, a bhikkhu is mindful, possessing supreme mindfulness and alertness, one who remembers and recollects what was done and said long ago. [Having considered:] This bhikkhu truly is mindful, possessing supreme mindfulness and alertness, one who remembers and recollects what was done and said long ago,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he 9. should be corrected and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This, too, is a quality that serves as a protector.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm việc đã làm, đã nói từ lâu, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng… đã làm, đã nói từ lâu”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
- (10) “Again, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. [Having considered:] ‘This bhikkhu truly is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering,’ the elder bhikkhus, those of middle standing, and the junior bhikkhus think he should be corrected [29] and instructed. Since they all have compassion for him, only growth in wholesome qualities and not decline is to be expected for him. This,
too, is a quality that serves as a protector.
“Bhikkhus, live under a protector, not without a protector. One without a protector lives in suffering.
These are the ten qualities that serve as a protector.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, nghĩ rằng: ” Thật sự Tỷ-kheo này có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau”. Các Tỷ-kheo trưởng lão nghĩ đến Tỷ-kheo đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Các trung niên Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy được nói đến, đáng được giáo giới. Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú có vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
19 (9) Abodes of the Noble Ones (1) – [(IX) (19) Thánh Cư (1)]
- “Bhikkhus, there are these ten abodes of the noble ones in which the noble ones of the past, present, or future abide. What ten?
- “Here, a bhikkhu (1) has abandoned five factors; (2) possesses six factors; (3) has a single guard (4) and four supports; (5) has dispelled personal truths, (6) totally renounced seeking, (7) purified his intentions, (8) tranquilized bodily activity, and become (9) well liberated in mind and (10) well liberated by
wisdom. These are the ten abodes of the noble ones in which the noble ones of the past, present, or future abide.”
- – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống. Thế nào là mười?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được khéo giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống.
20 (10) Abodes of the Noble Ones (2) – [(X) (20) Thánh Cư (2)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kurus near the Kuru town named Kammasadamma. [30] There the Blessed One addressed the bhikkhus …. The Blessed One said this:
- Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru tại một thị trấn của dân tộc Kuru gọi là Kammàsadhama. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo… Thế Tôn nói như sau:
- “Bhikkhus, there are these ten abodes of the noble ones in which the noble ones abide in the past, present, or future. What ten?
- – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các vị Thánh đã sống, đang sống, và sẽ sống. Thế nào là mười?
- “Here, a bhikkhu (1) has abandoned five factors; (2) possesses six factors; (3) has a single guard (4) and four supports; (5) has dispelled personal truths, (6) totally renounced seeking, (7) purified his intentions, (8) tranquilized bodily activity, and become (9) well liberated in mind and (10) well liberated, by wisdom. (1) “And how has a bhikkhu abandoned five factors?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đoạn tận năm chi phần?
- Here, a bhikkhu has abandoned sensual desire, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and remorse, and doubt. It is in this way that a bhikkhu has abandoned five factors. (2) “And how does a bhikkhu possess six factors?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần?
- Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful and clearly comprehending.
Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having experienced a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu is
neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful and clearly comprehending. It is in this way that a bhikkhu possesses six factors. (3) “And how does a bhikkhu have a single guard?
- Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc, khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì một sự?
- Here, a bhikkhu possesses a mind guarded by mindfulness. It is in this
way that a bhikkhu has a single guard. (4) “And how does a bhikkhu have four supports?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo thành tựu với tâm được niệm hộ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì một sự. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ?
- Here, having reflected, a bhikkhu uses some things, patiently endures other things, avoids still other things, and dispels still other things. It is in this way that a bhikkhu has four supports. [31] (5) “And h ow has a bhikkhu dispelled personal truths?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có đắn đo thân cận một sự, có đắn đo kham nhẫn một sự, có đắn đo tránh né một sự, có đắn đo trừ khử một sự. Như vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân?
- Here, whatever ordinary personal truths may be held by ordinary ascetics and brahmins – that is, ‘The world is eternal’ or ‘The world is not eternal’; ‘The world is finite’ or ‘The world is infinite’; ‘The soul and the body are the same’ or ‘The soul is one thing and the body another’; ‘The Tathagata exists after death’
or ‘The Tathagata does not exist after death’ or ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’ or ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death’ – a bhikkhu has discarded and dispelled them all, given them up, rejected them, let go of them, abandoned and relinquished them. It is in this
way that a bhikkhu has dispelled personal truths. (6) “And how has a bhikkhu totally renounced seeking?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với những sự sai biệt phổ thông được các Sa-môn, Bà-la-môn phổ thông chấp nhận, như: “Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn; thế giới có giới hạn, thế giới không giới hạn, sinh mạng với thân thể là một, sinh mạng với thân thể là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”… Tất cả những tin tưởng được trừ diệt, trừ bỏ, xả bỏ, quăng bỏ giải tỏa, đoạn tận, từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử những sự thật cá nhân.
Và này các Tỷ-kheo, như thế là Tỷ-kheo đã được tận hoàn toàn các tầm cầu?
- Here, a bhikkhu has abandoned the search for sensual pleasures and the search for existence and has allayed the search for a spiritual life. It is in this way that a bhikkhu has totally renounced seeking. (7) “And how has a bhikkhu purified his intentions?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn tận dục tầm cầu, đã đoạn tận hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Ty-kheo các tư duy không có uế trược?
- Here, a bhikkhu has abandoned sensual intention, intention of ill will, and intention of harming. It is in this way that a bhikkhu has purified his intentions.
(8) “And how has a bhikkhu tranquilized bodily activity?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ty-kheo đã đoạn tận dục tư duy, đã đoạn tận sân tư duy, đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các tư duy không có uế trược.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an?
- Here, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. It is in this way that a bhikkhu has tranquilized bodily activity. (9) “And how is a bhikkhu well liberated in mind?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền Thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát?
- Here, a bhikkhu’s mind is liberated from lust, hatred, and delusion. It is in this way that a bhikkhu is well liberated in mind. (10) “And how is a bhikkhu well liberated by wisdom? [32]
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tâm được giải thoát khỏi tham, tâm được giải thoát khỏi sân, tâm được giải thoát khỏi si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát?
- Here, a bhikkhu understands: ‘I have abandoned lust, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising; I have abandoned hatred … abandoned delusion, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future a rising.’ It is in this way that a bhikkhu is well liberated by wisdom.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rõ biết rằng: “Tham ái đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai”, rõ biết rằng: “Sân đã được đoạn tận nơi ta… trong tương lai”, rõ biết rằng: “Si đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. “Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát.
- “Bhikkhus, whatever noble ones in the past abided in noble abodes, all abided in these same ten noble abodes. Whatever noble ones in the future will abide in noble abodes, all will abide in these same ten noble abodes. Whatever noble ones at present abide in noble abodes, all abide in these same ten noble abodes.
“These are the ten abodes of the noble ones in which the noble ones abide in the past, present, or future.”
- Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong quá khứ đã sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đã sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong tương lai sẽ sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy sẽ sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong hiện tại sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đang sống theo mười Thánh cư này.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư mà các vị Thánh đã sống đang sống, và sẽ sống.
III. The Great Chapter – [III. Phẩm Lớn]
21 (1) The Lion – [(I) (21) Con Sư Tử]
- ”Bhikkhus, in the evening the lion, the king of beasts, comes out from his lair, stretches his body, surveys the four quarters all around, [33] and roars his lion’s roar three times. Then he sets out in search of game. For what reason? [With the thought:] ‘Let me not cause harm to small creatures that might cross my track.’ “‘The lion,’ bhikkhus, is a designation for the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. When the Tathagata teaches the Dhamma to an assembly, this is his lion’s roar. “Bhikkhus, there are these ten Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel. What ten?
- – Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều, từ hang đi ra. Sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân; sau khi duỗi chân, nó nhìn xung quanh bốn phương, sau khi nhìn xung quanh bốn phương, nó rống lên ba lần tiếng rống con sư tử; sau khi rống ba lần tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Vì sao? Nó rống với ý nghĩ: “Mong rằng ta không làm tàn hại các loài thú nhỏ đi lạc đường.” Này các Tỷ-kheo, con sư tử là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. “Này các Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp trong hội chúng, đây chỉ cho tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, có mười Như Lai lực này của Như Lai, thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là mười?
- (1) “Here, the Tathagata understands as it really is the possible as possible and the impossible as impossible. Since the Tathagata understands as it really is the possible as possible and the impossible as impossible, this is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.
- (2) “Again, the Tathagata understands as it really is the result of the undertaking of kamma past, future, and present in terms of possibilities and causes. Since the Tathagata understands as it really is … the result of the undertaking of kamma … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which he … sets in motion the brahma wheel.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- (3) “Again, the Tathagata understands as it really is the ways leading everywhere. Since the Tathagata understands as it really is the ways leading everywhere, this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which he … sets in motion the brahma wheel.
- (4) “Again, the Tathagata [34] understands as it really is the world with its numerous and diverse elements. Since the Tathagata understands as it really is the world with its numerous and diverse elements, this too is a Tathagata’s power, that the Tathagata has, on account of which … he sets in motion the
brahma wheel.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả sanh thú. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết thế giới với nhiều giới, nhiều sai biệt. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- (5) “Again, the Tathagata understands as it really is the diversity in the dispositions of beings. Since the Tathagata understands as it really is the diversity in the dispositions of beings, this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which … he sets in motion the brahma wheel.
- (6) “Again, the Tathagata understands as it really is the superior or inferior condition of the faculties of other beings and persons. Since the Tathagata understands as it really is the superior o r inferior condition of the faculties of other beings and persons, this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which … he sets in motion the brahma wheel.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết chí hướng sai biệt của các loài chúng sanh. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết những căn thượng hạ của các loại chúng sanh, loài Người. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên) … và chuyển Pháp luân.
- (7) “Again, the Tathagata understands as; it really is the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhanas, emancipations, concentrations, and meditative attainments. Since the Tathagata understands as it really is the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhanas … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account
of which … he sets in motion the brahma wheel.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- (8) “Again, the Tathagata recollects his manifold p ast abodes, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty [35] births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many eons of world-dissolution and world-evolution thus: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life, span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here.’ Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details. Since the Tathagata recollects his manifold past abodes …. with their aspects and details, this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which … he sets in motion the brahma wheel.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Như Lai nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết… (như trên) … và chuyển Pháp luân.
- (9) “Again, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Tathagata sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings
fare in accordance with their kamma thus: ‘These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world.’ Thus
with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma. [36] Since the Tathagata … understands how beings fare in
accordance with their kamma, this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which … he sets in motion the brahma wheel …
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai biết rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người hạ liệt, kẻ cao sang, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- (10) “Again, with the destruction of the taints, the Tathagata has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. Since the Tathagata has realized for himself … the taintless liberation of mind, liberation by wisdom … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, on account of which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.
“These, bhikkhus, are the ten Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt vá an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
Này các Tỷ-kheo, đây là những Như Lai lực của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân.
22 (2) Doctrinal Principles – [(II) (22) Những Tuyên Bố về Pháp]
- Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
- Bây giờ có Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda, đang ngồi xuống một bên:
2-12. “Ananda, I claim to be confident about the things that lead to the realization by direct knowledge of the various doctrinal principles, [and I am thus able] to teach the Dhamma to various people in various ways such that one who practices accordingly will know of what exists that it exists and of what does not exist that it does not exist; such that one will know of the inferior that it is inferior and of the sublime that it is sublime; such that one will know of what is surpassable that it is surpassable and of what is unsurpassable that it is unsurpassable; such that [37] it is possible that one will know, see, and realize this just as it is to be known, seen, and realized.
“But among knowledges, Ananda, this one is unsurpassed, namely, the knowledge of these things and those things as they really are. And, I say, there is no other knowledge higher or more excellent than this.
“There are, Ananda, these ten Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel. What ten? …
- – Này Ananda, phàm những pháp nào đưa đến sự chứng ngộ với thắng trí, các tuyên bố về giáo lý, này Ananda, ở đây, Ta vô úy tự nhận thuyết pháp về chúng, về chúng như thế ấy, như thế ấy khiến cho người nào như vậy, như vậy thực hành; nếu là có, sẽ biết là có; nếu là không có, sẽ biết là không có; nếu là hạ liệt, sẽ biết là hạ liệt; nếu là thù thắng, sẽ biết là thù thắng; nếu là có trên, sẽ biết là có trên; nếu là vô thượng, sẽ biết là vô thượng. Vì rằng, cái gì người ấy có thể biết, có thể thấy, có thể chứng ngộ, người đó sẽ biết được, sẽ thấy được, sẽ chứng ngộ, người đó sẽ biết được, sẽ thấy được, sẽ chứng ngộ được, sự kiện này có xảy ra. Này Ananda, cái này là vô thượng đối với các trí, chính là như thật trí đối với vấn đề này hay vấn đề khác. Và này Ananda, do vậy Ta tuyên bố rằng ngoài trí này, không có một trí nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Này Ananda, có mười Như Lai lực này của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là mười?
3-12. [As in 10:21] [38] …
“These, Ananda, are the ten Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.” [39]
- Ở đây, này Ananda, Như Lai như thật biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả sanh thú. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết thế giới với nhiều giới, nhiều sai biệt. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai thật rõ biết chí hướng sai biệt của các loài chúng sanh. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết những căn thượng hạ của các loài chúng sanh, loài Người. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát, về định. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời… như vậy Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ngài biết rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết… (như trên)… và chuyển Pháp luân.
- Lại nữa, này Ananda, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ananda, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
– Này Ananda, đây là những Như Lai lực của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân.
23 (3) Body – [(III) (23) Với Thân]
- “Bhikkhus, there are things to be abandoned by body, not by speech. There are things to be abandoned by speech, not by body. There are things to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom.
“And what, bhikkhus, are the things to be abandoned by body, not by speech?
- – Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với thân, không phải với lời. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải với thân. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy cần phải đoạn tận với trí tuệ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với thân, không phải với lời?
- Here, a bhikkhu has committed a particular unwholesome deed with the body. His wise fellow monks investigate him and say thus: ‘You have committed a particular unwholesome deed with the body. It would really be good if you would abandon bodily misconduct and develop bodily good conduct.’ When his wise fellow monks investigate him and speak to him, he abandons bodily misconduct and develops bodily good, conduct. These are called things to be abandoned by body, not by speech.
“And what are the things to be abandoned by speech, not by body?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có phạm điều bất thiện về thân, về một vấn đề gì. Sau khi suy xét về vấn đề ấy, các đồng Phạm hạnh có trí đã nói với vị ấy: “Tôn giả có phạm điều bất thiện về thân, về một vấn đề này. Thật tốt lành thay, nếu Tôn giả từ bỏ thân làm ác và tu tập thân làm thiện”. Vị ấy được các đồng Phạm hạnh có trí sau khi suy xét nói như vậy, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm thiện.
Này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với thân, không phải với lời.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải với thân?
- Here, a bhikkhu has committed a particular unwholesome deed by speech. His wise fellow monks investigate him and say thus: ‘You have committed a particular unwholesome deed by speech. It w ould really be good if you would abandon verbal misconduct and develop verbal good conduct.’ When his wise fellow monks investigate him and speak to him, he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct. These are called things to be abandoned by speech, not by body.
“And what are the things to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm điều bất thiện với lời, về một vấn đề gì. Sau khi suy xét về vấn đề ấy, các đồng Phạm hạnh có trí đã nói vị ấy: “Tôn giả có phạm điều bất thiện về lời, về một vấn đề này. Thật tốt lành thay, nếu Tôn giả từ bỏ lời nói ác, tu tập lời nói thiện”. Vị ấy được các đồng Phạm hạnh có trí sau khi suy xét nói như vậy, đoạn tận lời nói ác. Tu tập lời nói thiện.
Này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải về thân.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận?
- Greed is to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom. Hatred … Delusion … Anger … Hostility … Denigration … Insolence [40] … Miserliness is to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom. “Evil envy, bhikkhus, is to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom.
And what is evil envy?
- Tham, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tập không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận. Sân … Si … Phẫn nộ … Hiềm hận… Gièm pha … Não hại … Xan tham … Ác tật đố … Ác dục, này các Tỷ-kheo cần phải đoạn tận, không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác tật đố?
- Here, a householder or householder’s son is prospering in wealth or grain, in silver or gold. A slave or dependent might think of him: ‘Oh, may this householder or householder’s son not prosper in wealth or grain, in silver
or gold!’ Or else an ascetic or brahmin gains robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. Another ascetic or brahmin might think of him: ‘Oh, may this venerable one not gain robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick!’ This is called evil envy. Evil envy is to
be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người gia chủ, hay con người gia chủ, dồi dào phong phú về tài sản, về lúa gạo, về bạc hay vàng. Ở đây, một người nô tỳ hay người phục vụ khởi lên ý nghĩ như sau: “Ôi, sự dồi dào phong phú về tài sản, về lúa gạo, về bạc hay vàng thật sự không thuộc về người gia chủ hay con người gia chủ này.” Hay một Sa-môn, Bá-la-môn có được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ở đây, một Sa-môn, hay Bà-la-môn khác khởi lên ý nghĩ như sau: “Ôi, mong rằng vị Tôn giả này không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ác tật đố.
Ác tật đố, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.
- “Evil desire, bhikkhus, is to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom. And what is evil desire?
- Này các Tỷ-kheo, ác dục cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác dục?
- Here, one without faith desires: ‘Let them know me as one endowed with faith.’ An immoral person desires: ‘Let them know me as virtuous.’ One with little learning desires: ‘Let them know me as learned.’ One who delights in company desires: ‘Let them know me as solitary.’ One who is lazy desires: ‘Let them know me as energetic.’ One who is muddle-minded desires: ‘Let them know me as mindful.’ One who is unconcentrated desires: ‘Let them know me as concentrated.’ One who is unwise desires: ‘Let them know me as wise.’
One whose taints are not destroyed desires: ‘Let them know me as one whose taints are destroyed.’ [41]
This is called evil desire.
Evil desire is to be abandoned neither by body nor by speech but by having repeatedly seen with wisdom.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta có lòng tin”; có ác giới hạn lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người nghe nhiều”; là người ưa thích hội chúng, lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người sống viễn ly”; là người biếng nhác lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người tinh tấn”; là người thất niệm lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người niệm được an trú”; là người không có định, lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người có định”; là người ác tuệ, lại muốn rằng: “Mong rằng họ biết ta là người có trí tuệ”; là người chưa đoạn tận các lậu hoặc lại muốn: “Mong rằng họ biết ta là người đã đoạn tận các lậu hoặc”.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ác dục.
Ác dục này, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.
- “If, bhikkhus, greed overcomes that bhikkhu and continues on; if hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence. . . miserliness … evil envy … evil desire overcomes that bhikkhu and continues on, he should be understood thus: This venerable one does not understand in such a way that he
would have no greed; thus greed overcomes him and continues on. This venerable one does not understand in such a way that he would have no hatred … no delusion … no anger … no hostility … no denigration … no insolence … no miserliness … no evil envy. . . no evil desire; thus evil desire overcomes him and
continues on …
- Này các Tỷ-kheo, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo và phát triển, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo và phát triển, vị ấy cần phải được hiểu như sau: “Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham chinh phục vị ấy và phát triển. Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không có mặt… Tôn giả này không rõ biết như thế nào để si không có mặt… phẫn nộ không có mặt… hiềm hận không có mặt… gièm pha không có mặt… não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt… Tôn giả không rõ biết như thế nào, để ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục chinh phục Tôn giả này và phát triển.”
- “If, bhikkhus, greed does not overcome that bhikkhu and continue on; if hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence … miserliness … evil envy … evil desire does not overcome that bhikkhu and continue on, he should be understood, thus: ‘This venerable one understands in such a way that he would have no greed; thus greed does not overcome him and continue on. This venerable one understands in such a way that he would have no hatred … no delusion … no anger … no hostility … no denigration … no insolence … no
miserliness … no evil envy … no evil desire; thus evil desire does not overcome him and continue on.'”
- Nhưng, này các Tỷ-kheo, nếu tham không chinh phục và không phát triển, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục không chinh phục vị Tỷ-kheo và không phát triển, vị ấy cần phải được biết như sau: “Tôn giả này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy, tham không chinh phục Tôn giả này và không phát triển. Tôn giả này rõ biết như thế nào để sân không có mặt… si… phẫn nộ… hiềm hận… gièm pha… não hại… xan tham… ác tật đố… ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không có chinh phục vị Tôn giả này và không phát triển.”
24 (4) Cunda – [(IV) (24) Maha Cunda]
- On one occasion the Venerable Mahacunda was dwelling among the Cetis at Sahajati. There the Venerable Mahacunda addressed the bhikkhus:
– “Friends, bhikkhus!”
– “Friend!” those [42] bhikkhus replied. The Venerable Mahacunda said this:
- Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú giữa dân chúng Cetì tại Sahajàti. Tại đấy, tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo.
– Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
– Thưa Hiền giả.
– Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:
- “Friends, making a declaration of knowledge, a bhikkhu says: I know this Dhamma, I see this Dhamma.’ If, however, greed overcomes that bhikkhu and persists; if hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence … miserliness … evil envy … evil desire overcomes that bhikkhu and persists, he should be understood thus: ‘This venerable one does not understand in such a way that he would have no greed; thus greed overcomes him and persists. This venerable one does not understand in such a way that he would have no
Hatred … no delusion … no anger … no hostility … no denigration … no insolence … no miserliness. . . no evil envy. . . no evil desire; thus evil desire overcomes him and persists.’
- – Thưa các Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thuyết về trí nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này”. Nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não lại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau: ” Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham chinh phục Tôn Giả ấy và tồn tại. Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không có mặt… si không có mặt… phẫn nộ không có mặt… hiềm không có mặt… gièm pha không có mặt… não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt… ác dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn giả này và tồn tại.”
- “Friends, making a declaration of development, a bhikkhu says: ‘I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If, however, greed overcomes that bhikkhu and persists; if hatred … evil desire overcomes that bhikkhu and persists, he should be understood thus: ‘This venerable one does not understand in such a way that he would have no greed; thus greed overcomes him and persists. This venerable one does not understand in such a way that he would have no hatred … no evil desire; thus evil desire overcomes him and persists.’
- Thưa các Hiền giả, nếu Tỷ-kheo thuyết về tu tập nói rằng: “tôi được tu tập về thân, được tu tập về giới, được tu tập về tâm, được tu tập về tuệ”. Thưa chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục chinh phục vị Tỷ-kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau: “Vị Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt, vì rằng tham chinh phục vị ấy và tồn tại. Vị Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không co mặt… si không có mặt… phẫn nộ không có mặt… hiềm hận không có mặt… gièm pha không có mặt… não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt…các dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn giả này và tồn tại.”
- “Friends, making a declaration of knowledge and development, a bhikkhu says: ‘I know this Dhamma, I see this Dhamma. I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If, however, greed overcomes that bhikkhu and persists; if hatred … evil desire [43] overcomes that bhikkhu and persists, he should be understood thus: ‘This, venerable one does not understand in such a way that he would have no greed; thus greed overcomes him and persists. This venerable one does not understand in such a way that he would have no hatred … no evil desire; thus evil desire overcomes him and persists.’
- Và này chư hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ”. Này chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ…. nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, Tỷ-kheo ấy cần phải được hiểu như sau: “Vị Tôn giả này không cần rõ biết như thế nào để tham không có mặt… sân không có mặt… si không có mặt… Như vậy, ác dục chinh phục Tỷ-kheo này và tồn tại”.
- “Suppose a poor, destitute, and needy person claims to be rich, affluent, and wealthy. If, when he wants to buy something, he cannot pay with money, grain, silver, or gold, they would know him as a poor, destitute, and needy person claiming to be rich, affluent, and wealthy. For what reason? Because when he wants to buy something, he cannot pay with money, grain; silver, or gold. “So too, friends, making a declaration of knowledge and development, a bhikkhu says: ‘I know this Dhamma, I see this Dhamma. I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If, however, greed overcomes that bhikkhu and persists … evil desire overcomes that bhikkhu and persists, he should be understood thus: ‘This venerable one does not understand in such a way that he would have no greed; thus greed overcomes him and persists. This venerable one does not understand in such a way that he would have no hatred … [44] … no evil desire; thus evil desire overcomes him and persists.’
- Ví như, này chư Hiền, có người nghèo khổ có thể nói về giàu sang; không có tài sản có thể nói về tài sản; không có sở hữu có thể nói về sở hữu, nhưng khi có cơ hội tạo ra tái sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng. Người ta có thể biết về người ấy như sau: “Vị này, tuy nghèo khổ, lại nói về giàu sang; vị này, tuy không có tài sản, lại nói về tài sản; vị này tuy không có sở hữu, lại nói về sở hữu. Vì cớ sao? Vì rằng vị này, khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng”. Cũng vậy, này chư hiền, vị Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về thân, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ”. Này chư hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại; nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, Tỷ-kheo ấy cần phải được hiểu như sau: “Vị này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt… sân không có mặt… si không có mặt… Như vậy, ác dục chinh phục Tỷ-kheo này và tồn tại”.
- “Friends, making a declaration of knowledge, a bhikkhu says: ‘I know this Dhamma, I see this Dhamma.’ If greed does not overcome that bhikkhu and persist; if hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence … miserliness … evil envy … evil desire does not overcome that bhikkhu and persist, he should be understood thus: ‘This venerable one understands in such a way that he has no greed; thus greed does not overcome him and persist. This venerable one understands in such a way that he has no hatred … no evil desire; thus evil desire does not overcome him and persit.’
- Này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này”. Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận…nếu gièm pha… nếu não hại… nếu san tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau: “Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt… Như vậy, tham không chinh phục vị ấy và tồn tại… sân không có mặt… si không có mặt… phẫn nộ không có mặt… hiềm hận không có mặt… gièm pha không có mặt…não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt… ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại”.
- “Friends, making a declaration of development, a bhikkhu says: ‘I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If greed does not overcome that bhikkhu and persist; if hatred … evil desire does not overcome that bhikkhu and persist, he should be understood thus: ‘This venerable one
understands in such a way that he has no g reed; thus greed does not overcome him and persist. This venerable one understands in such a way that he has no hatred … no evil desire; thus evil desire does not overcome him and persist.’
- Này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về tu tập nói rằng: “Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ”. Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại… nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ.. nếu hiềm hận…. nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác đố… nếu ác dục không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau: “Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại… sân không có mặt… si không có mặt… hiềm hận không có mặt… gièm pha không có mặt… não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt… ác dục không có mặt… Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại”.
- “Friends, making a declaration of knowledge and development, a bhikkhu says: ‘I know this Dhamma, I see this Dhamma. I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If greed does not overcome that bhikkhu and persist; if hatred … evil desire does not overcome that bhikkhu and persist,
he should be understood thus: ‘This venerable one understands in such a way that he has no greed; [45] thus greed does not overcome him and persist. This venerable one understands in such a way that he has no hatred … no evil desire; thus evil desire does not overcome him and persist.’
- Này chư hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ. “Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại… nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu hiềm hận… nếu gièm pha… nếu não hại… nếu xan tham… nếu ác tật đố… nếu ác dục không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau: “Tôn giả này biết rõ như thế nào để được tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị ấy và tồn tại. Sân không có mặt… si không có mặt… phẫn nộ không có mặt… hiềm hận không có mặt… gièm pha không có mặt… não hại không có mặt… xan tham không có mặt… ác tật đố không có mặt… ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không chinh phục vị Tôn giả này và không tồn tại.”
- “Suppose a rich, affluent, and wealthy person claims to be rich, affluent, and wealthy. If, when he wants to buy something, he can pay with money, grain, silver, or gold, they would know him as a rich, affluent, and wealthy person who claims to be rich, affluent, and wealthy. For what reason? Because when he
wants to buy something, he can pay with money, grain, silver, or gold.
“So too, friends, making a declaration of knowledge and development, a bhikkhu says: ‘I know this Dhamma, I see this Dhamma. I am developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom.’ If greed does not o vercome that bhikkhu and persist; if hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence . .. miserliness … evil envy … evil desire does not overcome that bhikkhu and persist, he should be understood thus: ‘This venerable one understands in such a way that he has no greed; thus greed does not overcome h im and persist.
This venerable one understands in such a way that he has no hatred … no evil desire; thus evil desire does not overcome him and persist.” [46]
- Này chư Hiền, ví như một người giàu sang có thể nói về giàu sang; một người có tài sản có thể nói về tài sản; một người có sở hữu có thể nói về sở hữu. Khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng. Và người ta có thể biết về người ấy như sau: “Có giàu sang, vị này nói về giàu sang; có tài sản, vị này nói về tài sản; có của cải, vị này nói về của cải. Vì sao? Vì rằng vị này, khi có cơ hôi tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng”. Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: “Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ”. Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục vị ấy và tồn tại… nếu sân… nếu si… nếu phẫn nộ… nếu tật đố… nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau: “Vị Tôn giả này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại. Vị Tôn giả này rõ biết như thế nào để sân không có mặt… si… phẫn nộ… hiềm hận… gièm pha… não hại… xan tham… ác tật đố… ác dục không có mặt. Như vậy ác dục không chinh phục vị Tôn giả này và tồn tại”.
25 (5) Kasinas – [(V) (25) Thiền Án Xứ]
- “Bhikkhus, there are these ten kasina bases. What ten?
- One person perceives the earth kasina above, below, across, nondual, measureless.’ One person perceives the water kasina … the fire kasina … the air kasina … the blue kasiqa … the yellow kasina … the red kasina … the white kasina … the space kasina … the consciousness kasina above, below, across, nondual, measureless.
These are the ten kasina bases.”
- – Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này. Thế nào là mười?
- Một người tưởng tri Thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước… một người tưởng tri Thiền án lửa… một người tưởng tri Thiền án gió… một người tưởng tri Thiền án xanh… một người tưởng tri Thiền án vàng… một người tưởng tri Thiền án đỏ… một người tưởng tri Thiền án trắng… một người tưởng tri Thiền án hư không… một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.
Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này.
26 (6) Kali – [(VI) (26) Kalì]
- On one occasion the Venerable Mahakaccaria was dwelling among the people of Avanti on Mount Pavatta at Kuraraghara. Then the female lay follower Kali of Kuraraghara approached him, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
- Một thời, Tôn giả Mahàkaccàna trú giữa dân chúng Avanti, ở Kuraraghara, tại một vực núi cao. Bấy giờ có nữ cư sĩ Kàlì, trú ở Kuraraghara, đi đến Tôn giả Mahàkaccàna, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Kàlì trú ở Kuraraghara thưa với Tôn giả Mahàkaccàna:
- “Bhante, this was said by the Blessed One in ‘The Maidens’ Questions’:
“‘Having conquered the army of the pleasant and agreeable,
meditating alone, I discovered bliss,
the attainment of the goal, the peace of the heart.
Therefore, I don’t form intimate ties with people,
nor does intimacy with anyone get a chance with me.’ [47]
“How, Bhante, is the meaning of this statement that the Blessed One spoke in brief to be seen in detail?”
- – Thưa Tôn giả, Thế Tôn có nói như sau trong các câu hỏi của thiếu nữ:
“Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có, Làm bạn với quần chúng, Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm.”
Thưa Tôn giả, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
- “Some ascetics and brahmins; sister, for whom the attainment of the earth kasina is supreme, generated it as their goal. The Blessed One directly knew to what extent the attainment of the earth kasina is supreme. Having directly known this, he saw the beginning, the danger, and the escape, and he saw the
knowledge and vision of the path and the non-path. By seeing the beginning, the danger, and the escape, and by seeing the knowledge and vision of the path and the non-path, he knew the attainment of the goal, the peace of the heart.
“Some ascetics and brahmins, sister, for whom the attainment of the water kasina … the fire kasina … the air kasina … the blue kasina … the yellow kasina … the red kasina … the white kasina … the space kasina the consciousness kasina is supreme, generated it as their goal. The Blessed One directly knew to what extent the attainment of the consciousness kasina is supreme.
Having directly known this, he saw the beginning, the danger, and the escape, and he saw the knowledge and vision of the path and the non-path. By seeing the beginning, the danger, and the escape, and by seeing the knowledge and vision of the path and the non-path, he knew the attainment of the goal, the
peace of the heart.
“Thus, sister, it is in such a way that the meaning should be seen in detail of this statement that the Blessed One spoke in brief in ‘The Maidens’Questions’:
“‘Having conquered the army of the pleasant and agreeable,
meditating alone, I discovered bliss,
the attainment of the goal, the peace of the heart. [48]
Therefore, I don’t form intimate ties with people,
nor does intimacy with anyone succeed in my case.”
- – Này Nữ cư sĩ, có số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này nữ tu sĩ, nhưng Thế Tôn đã được thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri kiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do sự thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Này Nữ cư sĩ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án nước… Thiền án lửa… Thiền án gió… Thiền án xanh… Thiền án vàng… Thiền án đỏ… Thiền án trắng… Thiền án hư không… Thiền án thức, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này Nữ cư sĩ, nhưng Thế Tôn đã thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án thức, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri khiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do nhân thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Do vậy, này nữ cư sĩ, Thế Tôn có nói như sau, trong các câu hỏi của thiếu nữ:
“Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta Thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có Làm bạn với quần chúng Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm.”
Này Nữ cư sĩ, lời vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được thấy ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
27 (7) Great Questions (1) – [(VII) (27) Những Câu Hỏi Lớn (1)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, a number of bhikkhus dressed, took their bowls and robes, and entered Savatthi for alms. Then it occurred to those bhikkhus: “It is still too early to walk for alms in Savatthi. Let us go to the park of the wanderers of other sects.” Then those bhikkhus went to the park of the wanderers of other sects. They exchanged greetings with those wanderers and, when they had concluded their greetings and cordial talk, sat down to one side. Those wanderers then said to them:
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở khu vườn ông Anàthàpindika. Bấy giờ có rất nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Sàvatthi để khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực. Chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
- “Friends, the ascetic Gotama teaches the Dhamma to his disciples in such a way as this: ‘Come, bhikkhus, directly know all phenomena. Dwell having directly known all phenomena.’ We too teach the Dhamma to our disciples in such a way as this: ‘Come, friends, directly know all phenomena. Dwell having
directly known all phenomena.’ What now is the distinction, the disparity, the difference between the ascetic Gotama’s [49] teaching of the Dhamma and our teaching, between his instruction and our instruction?”
2.- Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú.” Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú”. Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự thù thắng gì, có sự thù thắng gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới?
- Then those bhikkhus neither applauded nor rejected the statement of those wanderers. Without applauding it, without rejecting it, they rose from their seats and left, [thinking]: “We shall find out what the Blessed One has to say about this statement.” Then, when those bhikkhus had walked for alms in Savatthi, after their meal, on returning from their alms round, they approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:
- Rồi các Tỷ-kheo ấy, không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, các vị ấy đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”. Rồi các Tỷ- kheo ấy, sau khi đi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- “Here, Bhante, in the morning, we dressed, took our bowls and robes, and entered Savatthi for alms …. [They here report the entire course of events, down to:] [50] We rose from our seats and left, [thinking]: ‘We shall find out what the Blessed One has to say about this statement.’”
4.- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Rồi chúng con suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để vào Sàvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”. Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, chúng con nói với các du sĩ ngoại đạo những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, chúng con ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi xuống một bên: “Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú”. Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này chư Hiền, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú”. Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới? ” Rồi bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, chúng con đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của lời nói này của Thế Tôn”.
- “Bhikkhus, when wanderers of other sects speak thus, they should be answered in this way: ‘A question about one, a concise statement about one, an explanation of one. A question about two, a concise statement about two, an explanation of two. A question about three, a concise statement about three,
an explanation of three. A question about four, a concise statement about four, an explanation of four. A question about five, a concise statement about five, an explanation of five. A question about six, a concise statement about six, an explanation of six. A question about seven, a concise statement about seven, an explanation of seven. A question about eight, a concise statement about eight, an explanation of eight. A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine. A question about ten, a concise statement about ten, an
explanation of ten. If wanderers of other sects were questioned thus, they would not be able to reply and, further, they would meet with distress. For what reason? Because that would not be within their domain. I do not see anyone, bhikkhus, in the world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who
could satisfy the mind with an answer to these questions apart from the Tathagata or a disciple of the Tathagata or one who has heard it from them.
5 – Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy cần phải được nói như sau: “Này chư Hiền, một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời; ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố; bốn câu trả lời; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời”. Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo ấy, sẽ không thể trả lời, hơn nữa sẽ rơi vào bối rối. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề ấy vượt ngoài địa hạt của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới chư Thiên, với chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người, với tâm thích thú trả lời những câu hỏi này, trừ Như Lai, hay những ai được từ hai vị này.
(1) “When it was said: ‘A question about one, a concisement about one, an explanation of one, with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with one thing, completely dispassionate toward it, completely liberated from it, completely sees its delimitations, and completely breaks through its meaning, in this very life he makes an end of suffering. What one thing?
– All beings exist through nutriment. [51]
When a bhikkhu is completely disenchanted with this one thing, completely dispassionate toward it, completely liberated from it, completely sees its delimitations, and completely breaks through its meaning, in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: “A question about one, a concise statement about one, an explanation of one,’ it is with reference to this that this was said.
- Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong một pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong một pháp?
— Tất cả chúng sanh đều tồn tại nhờ đồ ăn.
Trong một pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (2) “When it was said: ‘A question about two, a concise statement about two; an explanation of two,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with two things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What two things?
– Name and form.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these two things … in this very life he makes an end of suffering. “When it was said: ‘A question about two, a concise statement about two, an explanation of two,’ it is with reference to this that this was said.
- Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong hai pháp?
— Trong danh và trong sắc.
Trong hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (3) “When it was said: ‘A question about three, a concise statement about three, an explanation of three,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with three things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What three things?
– The three kinds of feelings.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these three things … in this very life he makes an end of suffering. “When it was said: ‘A question about three, a concise statement about three, an explanation of three,’ it is with reference to this that this was said.
- Ba câu hỏi, ba tuyên bố, ba câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong ba pháp?
— Trong ba thọ.
Trong ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (4) “When it was said: “A question about four, a concise statement about four, an explanation of four,’ with reference to what was this said? [52]
When a bhikkhu is completely disenchanted with four things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What four things?
– The four kinds of nutriment.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these four things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: “A question about four, a concise statement about four, an explanation of four,’ it is with reference to this that this was said.
- Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp?
— Trong bốn đồ ăn.
Trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (5) “When it was said: ‘A question about five, a concise statement about five, an explanation of five,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with five things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What five things?
– The five aggregates subject to clinging.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these five things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: ‘A question about five, a concise statement about five, an explanation of five,’ it is with reference to this that this was said.
- Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong năm pháp?
— Trong năm thủ uẩn.
Trong năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
- (6) “When it was said: ‘A question about six, a concise statement about six, an explanation of six,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with six things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What six things?
– The six internal sense bases.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these six things … in this very life he makes an end of suffering. [53]
“When it was said: ‘A question about six, a concise statement about six, an explanation of six,’ it is with reference to this that this was said.
- Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong sáu pháp?
— Trong sáu nội xứ.
Trong sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (7) “When it was said: ‘A question about seven, a concise statement about seven, an explanation of seven,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with seven things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What seven things?
– The seven stations for consciousness.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these seven things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: ‘A question about seven, a concise statement about seven, an explanation of seven,’ it is with reference to this that this was said.
- Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bảy pháp?
— Trong bảy thức trú.
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
(8) “When it was said: ‘A question about eight, a concise statement about eight, an explanation of eight,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with eight things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What eight things?
– The eight worldly conditions.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these eight things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: ‘A question about eight, a concise statement about eight, an explanation of eight,’ it is with reference to this that this was said.
- Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong tám pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong tám pháp?
— Trong tám thế gian pháp.
Trong tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (9) “When it was said: ‘A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with nine things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What nine things?
– The nine abodes of beings. [54]
When a bhikkhu is completely disenchanted with these nine things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: ‘A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine,’ it is with reference to this that this was said.
- Chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau… Thế nào là trong chín pháp?
— Chín hữu tình cư.
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
- (10) “When it was said: ‘A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten,’ with reference to what was this said?
When a bhikkhu is completely disenchanted with ten things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What ten things?
– The ten unwholesome courses of kamma.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these ten things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees
their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said: ‘A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten,’ it is with reference to this that this was said.”
- Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong mười pháp này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh, nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là mười pháp?
— Trong mười ác nghiệp đạo.
Trong mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, được nói lên như vậy. Do duyên này, được nói đến như vậy.
28 (8) Great Questions (2) – [(VIII) (28) Những Câu Hỏi Lớn (2)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Kajahgala in the Bamboo Grove. Then a number of lay followers from Kajangala approached the bhikkhuni from Kajangala, paid homage to her, sat down to one side, and said to her:
- Một thời, Thế Tôn trú ở Kajangalà, tại Trúc Lâm. Bấy giờ có rất nhiều nam cư sĩ ở Kajangalà đi đến Tỷ-kheo-ni trú ở Kajangalà, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nhà cư sĩ ở Kajangalà nói với Ty-kheo-ni ở Kjangalà:
- “Noble lady, this was said by the Blessed One in The Great Questions’: ‘A question about one, a concise statement about one, an explanation of one. A question about two, a concise statement about two, an explanation of two. A question about three, a concise statement about three, an explanation of three.
[55] A question about four, a concise statement about four, an explanation of four. A question about five, a concise statement about five, an explanation of five. A question about six, a concise statement about six, an explanation of six. A question about seven, a concise statement about seven, an explanation of seven. A question about eight, a concise statement about eight, an explanation of eight. A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine. A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten.’ How, noble lady, is the meaning of this statement that the Blessed One
spoke in brief to be seen in detail?”
- – Thưa Ðại Tỷ, Thế Tôn có tuyên bố trong các câu hỏi lớn: “Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời; ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời.” Thưa Ðại Tỷ, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn ý nghĩa rộng rãi cần phải hiểu như thế nào?
- “Friends, I have not heard and learned this in the presence of the Blessed One, nor have I heard and learned this in the presence of esteemed bhikkhus. However, listen and attend closely as I explain what it seems to mean to me.”
– “Yes, noble lady,” those lay followers of Kajagala replied.
The bhikkhuni of Kajahgala said this:
- – Này các Hiền giả, tôi không được tận mặt nghe và tận mặt lãnh thọ từ Thế Tôn. Tôi cũng không được tận mặt nghe và tận mặt lãnh thọ từ các Tỷ-kheo có tu tập về ý. Tuy vậy, ở đây, vấn đề được trình bày với tôi như thế nào, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
– Thưa vâng, Ðại tỷ.
Các nam cư sĩ ở Kajangalà vâng đáp Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà. Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà nói như sau:
4 -5. (1) “When it was said by the Blessed One: ‘A question about one, a concise statement about one, an explanation of one,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu is completely disenchanted with one thing, completely dispassionate toward it, completely liberated from it, completely sees its delimitations, and completely breaks through its meaning, in this very
life he makes an end of suffering. What one thing?
– All beings exist through nutriment.
When a bhikkhu is completely disenchanted with this one thing, completely dispassionate toward it, completely liberated from it, completely sees its delimitations, and completely breaks through its meaning, in this very
life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about one, a concise statement about one, an explanation of one,’ it is with
reference to this that this was said; [56]
(2) “When it was said by the Blessed One: ‘A question about two, a concise statement about two, an explanation of two,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu is completely disenchanted with two things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely
sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What two things?
– Name and form ….
(3) … “What three things?
– The three kinds of feelings.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these three things … in
this very life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about three, a concise statement about three, an explanation of three,’ it is with reference to this that this was said.
4-5. – Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy? (… Ở đây, giống như 4 câu hỏi đầu của kinh trước).
- (4) “When it was said by the Blessed One: “A question about four; a concise statement about four, an explanation of four,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu has a mind completely well developed in four things, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What four things?
– The four establishments of mindfulness.
When a bhikkhu has a mind completely well developed in these four things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about four, a concise statement about four, an explanation of four,’ it is with reference to this that this was said.
- Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời được Thế Tôn nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bốn pháp, này chư hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập, tâm chơn chánh thấy được cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp?
— Trong bốn niệm xứ.
Trong bốn pháp này, này chư hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập, chơn chánh… là người chấm dứt khổ đau.
Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
7 – 8 – 10. (5) – (8) “When it w as said by the Blessed One: ‘A question about five, a concise statement about five, an explanation of five,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu has a mind completely well developed in five things, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What five things?
– The five faculties.
… What six things? [57]
– The six elements of escape.
… What seven things?
– The seven factors of enlightenment ….
What eight things?
– The noble eightfold path.
When a bhikkhu has a mind completely well developed in these eight things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about eight, a concise statement about eight, ari explanation of eight,’ it is with reference to this that this was said.
(9) “When it was said by the Blessed One: ‘A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu is completely disenchanted with nine things, completely dispassionate toward them, completely liberated from them, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What nine things?
– The nine abodes of beings.
When a bhikkhu is completely disenchanted with these nine things … in this very life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about nine, a concise statement about nine, an explanation of nine,’ it is with reference to this that this was said.
7-8. Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong năm pháp, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập tâm… là người chấm dứt khổ đau. Trong năm pháp gì?
— Trong năm căn…
Trong sáu pháp gì?
— Trong sáu xuất ly giới…
Trong bảy pháp gì?
— Trong bảy giác chi…
Trong tám pháp gì?
— Trong con đường Thánh có tám ngành…
Trong chín pháp gì?
— Trong chín hữu tình cư…
(9) “When it was said by the Blessed One: ‘A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten,’ with reference to what was this said? When a bhikkhu has a mind completely well developed in ten things, completely sees their delimitations, and completely breaks through their meaning, in this very life he makes an end of suffering. What ten things?
– The ten wholesome courses of kamma. [58]
When a bhikkhu has a mind completely well developed in these ten things … in
this very life he makes an end of suffering.
“When it was said by the Blessed One: ‘A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten,’ it is with reference to this that this was said.
- Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong mười pháp, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập tâm, chơn chánh thấy được cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong mười pháp?
— Trong mười thiện đạo.
Trong mười pháp này, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh tu tập tâm, chơn chánh thấy được cứu cánh, chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên này được nói như vậy.
‘Thus, friends, when it was said by the Blessed One in ‘The Great Questions’: ‘A question about one, a concise statement about one, an explanation of one …. A question about ten, a concise statement about ten, an explanation of ten,’ it is in such a way that I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One spoke in brief. But if you wish, approach the Blessed One and ask him about this matter. As the Blessed One answers you, so should you retain it in mind.”
Saying, “Yes, noble lady,” those lay followers of Kajangala delighted and rejoiced in the statement of the bhikkhuni of Kajangala. Then they rose from their seats, paid homage to her, circumambulated her keeping the right side toward her, and approached the Blessed One. They paid homage to the Blessed
One, sat down to one side, and reported to the Blessed One their entire discussion with the bhikkhuni of Kajahgala. [The Blessed One said:]
- Như vậy, này chư Hiền, Thế Tôn đã nói đến trong các câu hỏi lớn: “Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời…; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời”. Này chư Hiền, lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Này chư Hiền, nếu muốn, các vị hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời các hiền giả như thế nào, hay như vậy thọ trì.
– Thưa vâng, Ðại tỷ.
Các nam cư sĩ ở Kajangalà sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà, thân phía hữu hướng về Tỳ kheo ni rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ ở Kajangalà, đem câu chuyện nói với Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà như thế nào, tất cả đều thuật lên Thế Tôn rõ.
11.”Good, good, householders! The bhikkhuni of Kajangala is wise, of great wisdom. If you had approached me and asked me about this matter. I [59] would have answered exactly as the bhikkhuni of Kajangala has answered. That is its meaning, and it is in this way that y ou should retain it in mind.”
- – Lành thay, lành thay, này các Gia chủ. Này các Gia chủ, có trí tuệ là Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà! Này các Gia chủ, có trí tuệ là Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà! Này các Gia chủ, nếu các Ông có đi đến Ta và hỏi ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà đã trả lời.
Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.
29 (9) Kosala (1) – [(IX) (29) Người Kosalà]
- (1) “Bhikkhus, as far as Kasi and Kosala extend, as far as the realm of King Pasenadi of Kosala extends, there King Pasenadi of Kosala ranks as the foremost. But even for King Pasenadi there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being
disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- – Này các Tỷ-kheo, xa trông như thế nào là nước Kàsi Kosalà, xa rộng như thế nào, là sự trị vì của vua Pasanadi nước Kosalà, trong phạm vi như vậy, vua Pasenadi nước Kosalà được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vua Pasenadi, nước Kosalà có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong (vấn đề) ấy; do nhàm chán trong (vấn đề) ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
(2) “Bhikkhus, as far as sun and moon revolve and light up the quarters with their brightness, so far the thousandfold world system extends. In that thousandfold world system there are a thousand moons, a thousand suns, a thousand Sinerus king of mountains, a thousand Jambudipas, a thousand Aparagoyanas, a thousand Uttarakurus, a thousand Pubbavidehas, and a
thousand four great oceans; a thousand four great kings, a thousand [heavens ruled by] the four great kings, a thousand Tavatimsa [heavens], a thousand Yama [heavens], a thousand Tusita [heavens], a thousand [heavens] of devas who delight in creation, a thousand [heavens] of devas who control what is
created by others, a thousand brahma worlds. As far, bhikkhus, as this thousandfold world system extends, Mahabrahma [60] there ranks as the foremost. But even for Mahabrahma there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of
what is inferior.
- Này các Tỷ-kheo, xa cho đến mặt trăng, mặt trời di chuyển, xoay chuyển, chói sáng các phương, cho đến như vậy là ngàn thế giới. Trong ngàn thế giới ấy, có 1.000 mặt trăng, có 1000 mặt trời, có 1000 vua núi Sineru, có 1000 cõi Diêm phù đề, 1000 Tây ngưu Hóa châu, 1000 Bắc-cu-lô-chân, 1000 Ðông thắng Thần châu, 4000 biển lớn, 4000 Ðại vương, 1000 Bốn đại Thiên vương, 1000 Tam thập tam thiên, 1000 Dạ-ma-thiên, 1000 Ðâu-suất thiên, 1000 Hóa lạc thiên, 1000 Tha hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm thiên giới. Này các Tỷ-kheo, xa rộng cho đến 1000 thế giới, Ðại phạm Thiên ở đấy được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ðại Phạm thiên có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong (Ðại Phạm thiên) ấy, do nhàm chán trong (Ðại Phạm thiên) ấy, từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
(3) “There comes a time, bhikkhus, when this world dissolves. When the world is dissolving, beings for the most part migrate to the devas of streaming radiance. There they exist mindmade, feeding on rapture, self-luminous, moving through the skies, living in glory, and they remain thus for a very long time.
When the world is dissolvings the devas of streaming radiance rank as the foremost. But even for these devas there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of
what is inferior.
- Này các Tỳ-kheo, có một thời, đến thời ấy, thế giới này chuyển hoại, trong khi thế giới chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang âm thiên). Ở tại đấy, chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này các Tỷ-kheo, trong khi thế giới chuyển hoại, các Quang âm thiên được xem là tối thượng. Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với chư Quang âm thiên, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong (chư Quang âm thiên) ấy; do nhàm chán trong (Quang âm thiên) ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
(4) “Bhikkhus, there are these ten kasina bases. What ten?
One person perceives the earth kasina above, below, across, undivided, measureless. One person perceives the water kasina … the fire kasina … the air kasina … the blue kasina … the yellow kasina … the red kasina … the white kasina … the space kasiria … the consciousness kasina above, below, across,
undivided, measureless. These are the ten kasina bases.
- Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này. Thế nào là mười?
Một người tưởng tri Thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước… một người tưởng tri Thiền án lửa… một người tưởng tri Thiền án gió, một người tưởng tri Thiền án xanh… một người tưởng tri Thiền án vàng… một người tưởng tri Thiền án đỏ… một người tưởng tri Thiền án trắng… một người tưởng tri Thiền án hư không… một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.
Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này.
- Of these ten kasina bases, this is the foremost, namely, when one perceives
the consciousness kasina above, below, across, undivided, measureless. There are bieings who are percipient in such a way. But even for beings who are percipient in such a way there is alteration; there is change. Seeing this thus, [61] bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being
disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong mười Thiền án xứ này, tức là Thiền án thức. Có người tưởng tri phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong ấy; do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với hạ liệt.
- (5) “Bhikkhus, there are these eight bases of overcoming. What eight?
(i) “One percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the first basis of overcoming.
(ii) “One percipient of forms internally sees forms externally, measureless, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ’I know, I see.’ This is the second basis of overcoming.
(iii) “One not percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the third basis of overcoming.
(iv) “One not percipient of forms internally sees forms externally, measureless, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the fourth basis of overcoming.
- Này các Tỷ-kheo, có tám thắng xứ này. Thế nào là tám?
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ nhất.
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thư hai.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, Ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ ba.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ tư.
(v) “One not percipient of forms internally sees forms externally, blue ones, blue in color, with a blue hue, with a blue tint. Just as the fiax flower is blue, blue in color, with a blue hue, with a blue tint, or just as Baranasi cloth, smoothened on both sides, might be blue, blue in color, with a blue hue, with a blue tint, so too, one not percipient of forms interrially sees forms externally, blue ones …. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the fifth basis of overcoming.
(vi) “One not percipient of forms internally sees forms externally, yellow ones, with a yellow hue, with a yellow tint. Just as the kanikara flower is yellow, yellow in color, with a yellow hue, wi th a yellow tint, or just as Baranasi cloth, [62] smoothened on both sides, might be yellow, yellow in color, with a yellow hue, with a yellow tint, so too, one not percipient of forms internally sees forms externally, yellow ones …. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the sixth basis of overcoming.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh – như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh – như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh – như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta thấy, ta biết”. Ðó là thắng xứ thứ năm.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng – như bông kannikàra màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng – như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoài sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ sáu.
(vii) “One not percipient of forms internally sees forms externally, red ones, with a red hue, with a red tint. Just as the bandhujivaka flower is red, red in color, with a red hue, with a red tint, or just as Baranasi cloth, smoothened on both sides, might be red, red in color with a red hue, with a red tint, so too,
one not percipient of forms internally sees forms externally, red ones …. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the seventh basis of overcoming.
(viii) “One not percipient of forms internally sees forms externally, white ones, white in color, with a white hue, with a white tint. Just as the morning star is white, white in color, with a white hue, with a white tint, or just as Baranasi cloth, smoothened on both sides, might be white, white in color, with a white hue, with a white tint, so too, one not percipient of forms internally sees forms externally, white ones …. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the eighth basis of overcoming.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ – như bông bandhujìvaka màu đỏ, như lụa Ba-la-nại, cả ai mặt láng trơn, màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ,…ánh sáng đỏ. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ bảy.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng – như sao mai Osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng – như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, có tám thắng xứ này.
- “These are the eight bases of overcoming. Of these eight bases of overcoming, this is the foremost, namely, that one not percipient of forms internally sees forms externally, white ones, white in color with a white hue, with a white tint, and having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ There are beings who are percipient in such a way. But even for beings who are percipient in such a way there is [63] alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong tám thắng xứ này, tức là có người tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng màu trắng, hình sắc màu trắng, ánh sáng trắng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: “Ta biết, ta thấy”. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nó gì đối với hạ liệt.
- (6) “Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?
Practice that is painful with sluggish direct knowledge; practice that is painful with quick direct knowledge; practice that is pleasant with sluggish direct knowledge; and practice that is pleasant with quick direct knowledge.
These are the four modes of practice.
- Này các Tỷ-kheo, có bốn con đường này. Thế nào là bốn?
Con đường khổ thắng tri chậm; con đường khổ thắng tri mau; con đường lạc thắng tri chậm; con đường lạc thắng tri mau.
Này các Tỷ-kheo, có bốn con đường này.
- Of these four modes of practice, this is the foremost, namely, practice that is pleasant with quick direct knowledge. There are beings who practice in such a way. But even for beings who practice in such a way there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- (7) “Bhikkhus, there are these four modes of perception. What four?
One person perceives what is limited; another perceives what is exalted; another perceives what is measureless; and still another, [perceiving] ‘There is nothing,’ perceives the base of nothingness.
These are the four modes of perception.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong bốn con đường này, tức là con đường lạc thắng tri mau. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh thực hành như vậy. Ðối với các chúng sanh thực hành như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
- Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng này. Thế nào là bốn?
Có người tưởng tri có hạn lượng. Có người tưởng tri đại hành. Có người tưởng tri vô lượng. Có người tưởng tri Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: “Không có sự vật gì”.
Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng này.
- Of these four modes of perception, this is the foremost, namely, when, [perceiving] ‘There is nothing,’ one perceives the base of nothingness.
There are beings who perceive in such a way. But even for beings who perceive in such a way there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- (8) “Bhikkhus, of the speculative views held by outsiders, this is the foremost, namely: ‘I might not be and it might not be mine; I shall not be, [and] it will not be mine.’ For it can be expected that one who holds such a view will not be unrepelled by existence [64] and will not be repelled by the cessation of
existence. There are beings who hold such a view. But even for beings who hold such a view there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, hot to speak of what is inferior.
- Các này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong bốn tưởng này, tức là có người tưởng tri Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: “Không có sự vật gì”. Này các Tỷ-kheo có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến thoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các thành kiến của các dị học, tức là: “Nếu ta không có trong lúc ấy, thời nay đã không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta”. Với người có tri kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, có thể chờ đợi như sau: Sự không nhàm chán này đối với hữu sẽ không có đối với người ấy. Sự nhàm chán này đối với hữu diệt sẽ không có đối với người ấy. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tri kiến như vậy. Ðối với chúng sanh có tri kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với các hạ liệt.
13-14. (9) “Bhikkhus, there are some ascetics and brahmins who proclaim supreme purification. Of those who proclaim supreme purification, this is the foremost, namely, by completely surmounting the base of nothingness, one enters and dwells in the base of neither-perception-nor-non-perception. They teach their Dhamma for the direct knowledge and realization of this.
There are beings who assert thus. But even for those, who assert thus, there is alteration; there is change. Seeing this thus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with it; being disenchanted, he becomes dispassionate toward the foremost, not to speak of what is inferior.
- Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn… tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các vị tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng, tức là sự vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, sự chứng đạt và an trú Phi tưởng phi tưởng xứ. Họ thuyết pháp để thắng tri cái ấy, để giác ngộ cái ấy. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, đối với các chúng sanh có nói như vậy, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với các hạ liệt.
15-16. (10) “Bhikkhus, there are some ascetics and brahmins who proclaim supreme nibbana in this very life. Of those who proclaim supreme nibbana in this very life, this is the foremost, namely, emancipation through non-clinging after one has seen as they really are the origin and passing away, the gratification, danger, and escape in regard to the six bases for contact.
“Bhikkhus, though I assert and declare [my teaching] in such a way, some ascetics and brahmins untruthfully, baselessly, falsely, and wrongly misrepresent me, [by saying]: ‘The ascetic Gotama does not proclaim the full understanding of sensual pleasures, the full understanding of forms, or the full understanding of feelings.’ [65]
- Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Ba-la-môn… tuyên bố hiện tại Niết-bàn là mục đích tối thắng.
- Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các vị tuyên bố hiện tại Niết-bàn là mục đích tối thắng, tức là sau khi như thật sự tập khởi, sự chấm dứt vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của sáu xúc xứ, được giải thoát không có chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, Ta là người đã nói như vậy, đã tuyên bố như vậy. Và một số Sa-môn, Ba-la-môn xuyên tạc Ta với điều không thật là phi hữu, trống không, nói láo, nói rằng: “Sa-môn Gotama không tuyên bố sự liễu tri các dục, không tuyên bố sự liễu tri các sắc, không tuyên bố sự liễu tri các thọ”.
- But, bhikkhus, I do proclaim the full understanding of sensual pleasures, the full understanding of forms, and the full understanding of feelings. In this very life, hungerless, quenched, and cooled, I proclaim final nibbana through non-clinging.”
- Và này các Tỷ-kheo, ta tuyên bố sự liễu tri các dục, Ta tuyên bố sự liễu tri các sắc, ta tuyên bố sự liễu tri các thọ, Ta tuyên bố ngay trong hiện tại sự vô dục, tịch diệt, thanh lương không chấp thủ, Bát-niết-bàn.
30 (10) Kosala (2) – [(X) (30) Kosalà (2)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion King Pasenadi of Kosala had returned from the war front, victorious in battle, his purpose having been achieved. Then King Pasenadi of Kosala set out for the park. He went by carriage as far as the ground was suitable for a carriage, and then he dismounted
from his carriage and entered the park on foot.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala, từ một trận chiến trở về, thắng trận, mục đích đã đạt được. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến khu vườn. Xa cho đến đất có thể đi xe được, vua đi xe, rồi xuống xe đi bộ và vào khu vườn.
- Now on that occasion a number of bhikkhus were walking back and forth in the open air. Then King Pasenadi of Kosala approached those bhikkhus and asked them:
– “Bhante, where is the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One now dwelling? For I wish to see the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One,”
“Great king, that is his dwelling with the closed door. Approach it quietly. Without hurrying, enter the porch, clear your throat, and tap on the bolt. The Blessed One will open the door for you.”
Then, King Pasenadi of Kosala went quietly up to the dwelling with the closed door. Without hurrying, he entered the porch, cleared his throat, and tapped on the bolt. The Blessed One opened the door.
Then King Pasenadi of Kosala entered the dwelling, prostrated himself with his head at the Blessed One’s feet, and covered the Blessed One’s feet with kisses and caressed them with his hands, pronouncing his name:
– “Bhante, I am King Pasenadi of Kosala! Bhante, I am King [66] Pasenadi of Kosala!”
– “But, great king, what reasons do you have for showing such supreme honor to this body and displaying such an offering of loving-kindness?”
- Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo:
– Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú ở đâu? Thưa các Tôn giả, chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
Tâu Ðại vương, đây là ngôi tịnh xá, có cửa đóng. Ngài hãy đi đến ngôi nhà ấy, đừng có tiếng động, đừng có hấp tấp, bước vào mái hiên, đằng hắng, rồi gõ nơi then cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho Đại vương.
Rồi vua Pasenadi nước Kosalà, đi đến ngôi tịnh xá cửa đóng ấy, đi đến không có tiếng động, không có hấp tấp, bước vào mái hiên, đằng hắng, rồi gõ vào then cửa. Thế Tôn mở cửa. Rồi vua Pasenadi, nước Kosalàđi đi vào tịnh xá, đầu cúi rạp xuống trước chân Thế Tôn, miệng hôn chân Thế Tôn, lấy tay xoa bóp, và nói lên tên mình:
– Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosalà. Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosalà.
– Thưa Ðại vương, do Ðại vương thấy ý nghĩa lợi ích gì mà Ðại vương lại làm những cử chỉ hạ liệt quá mức như vậy và tỏ lộ lòng kính mộ đối với cái thân này?
- “Bhante, it is out of my gratitude and thankfulness that I show such supreme honor toward the Blessed One and display such an offering of loving-kindness to him. (1) “For, Bhante, the Blessed One is practicing for the welfare of many people, for the happiness of many people; he has established many people in the noble method, that is, in the way of the good Dhamma, in the way of the wholesome Dhamma. This is one reason I show such supreme honor toward the Blessed One and display such an offering of loving-kindness to him.
- Bạch Thế Tôn, để nêu rõ lòng biết ơn của con, để nói lên lòng cảm tạ của con đối với Thế Tôn, mà con làm những cử chỉ hạ liệt quá mức như vậy và tỏ bày lòng từ ái đối với Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là vị đã thực hiện hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, là vị đã an lập Thánh chánh lý cho đa số, tức là chánh chơn pháp tánh, thiện pháp tánh. Bạch Thế Tôn, vì Thế Tôn là vị đã thực hiện hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, tức là chánh chơn pháp tánh, thiện pháp tánh; vì con thấy ý nghĩa lợi ích này nên con đã làm những cử chỉ hạ liệt quá mức như vậy, và tỏ bày lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (2) “Again, Bhante, the Blessed One is virtuous, of mature behavior, of noble behavior, of wholesome behavior, possessing wholesome behavior. This is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có giới, có Phật giới, có Thánh giới, có thiện giới, có đầy đủ thiện giới. Bạch Thế Tôn, vì rằng Thế Tôn có giới, có Phật giới, có Thánh giới, có thiện giới, có đầy đủ thiện giới; bạch Thế Tôn, vì con thấy ý nghĩa lợi ích này, mà con đã làm những cử hạ liệt quá mức như vậy và bày tỏ lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (3) “Again, Bhante, for a long time the Blessed One has been a forest-dweller who resorts to remote lodgings in forests and jungle groves. Since that is [67] so, this is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã lâu ngày là vị sống ở rừng, sống tại các trú xứ rừng núi, các vùng cao nguyên hẻo lánh xa vắng. Bạch Thế Tôn, vì rằng Thế Tôn đã lâu ngày là vị sống ở rừng, sống tại các trú xứ rừng núi, các vùng cao nguyên hẻo lánh xa vắng; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (4) “Again, Bhante, the Blessed One is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. This is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn là vị biết đủ với bất cứ vật dụng nào được cúng dường, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bạch Thế Tôn, vì rằng Thế Tôn là vị biết đủ với bất cứ vật dụng nào cúng dường, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (5) “Again, Bhante, the Blessed One is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. This is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn là vị đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay là phước điền vô thượng ở đời. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn là vị đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ với Thế Tôn.
- (6) “Again, Bhante, the Blessed One gets to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that leads to the elimination [of defilements], that is conducive to opening up the heart, that is, talk on fewness of desires, on contentment, on solitude, on not getting bound up [with others],
on arousing energy, on virtuous behavior, on concentration, on wisdom, on liberation, on the knowledge and vision of liberation. This is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, những câu chuyện nào thuộc hướng thượng, khai mở tâm trí, ví như câu chuyện về ít dục, câu chuyện biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh cần tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến, các câu chuyện như vậy, Thế Tôn có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Vì rằng, bạch Thế Tôn, những câu chuyện nào thuộc hướng thượng… có được không phí sức; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (7) “Again, Bhante, the Blessed One gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. [68] This is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đối với bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Vì rằng bạch Thế Tôn, Thế Tôn đối với bốn Thiền… có được không phí sức; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (8) “Again, Bhante, the Blessed One recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many eons of world-dissolution and world-evolution thus: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here.’ Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details. Since that is so, this is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn tùy niệm nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời… nhớ lại nhiều đời với các nét đại cương và các chi tiết. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn nhớ lại nhiều đời quá khứ, như một đời, hai đời… nhớ lại nhiều đời sống với các nét đại cương và các chi tiết; bạch Thế Tôn, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (9) “Again, Bhante, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Blessed One sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare, in accordance with their kamma thus: “These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled
the noble ones, [69] held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in the heavenly world.’ Thus, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma. Since that is so, this is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One ….
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân…đều do hạnh nghiệp của họ. Bạch Thế Tôn, vì rằng Thế Tôn với thiên thanh nhãn tịnh siêu nhân, vì con thấy… lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- (10) “Again, Bhante, with the destruction of the taints, the Blessed One has realized for himself with, direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, hedwells in it. Since that is so, this is another reason I show such supreme honor toward the Blessed One and display such an offering of loving-kindness to him.
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vì rằng bạch Thế Tôn, Thế Tôn do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; vì con thấy ý nghĩa lợi ích này nên con đã làm những cử chỉ hạ liệt quá mức như vậy, và tỏ lòng kính mộ đối với Thế Tôn.
- “And now, Bhante, we must be going. We are busy and have much to do.”
– “You may go, great king, at your own convenience.”
Then King Pasenadi of Kosala rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.
- Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều công tác, có nhiều công việc phải làm.
– Thưa Ðại vương, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.
Rồi vua Pasanadi nước Kosalà, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-0103.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
- https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-x-muoi-phap-i-pham-loi-ich-pham-1-3/