08c. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Tám Pháp – The Book of the Eights – Phẩm 07 – 10 – Song ngữ
The Numerical Discourses of the Buddha
Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
VII. Capala – [VII. Phẩm Ðất Rung Ðộng]
61 (1) Desire – [(I) (61) Dục]
- “Bhikkhus, there are these eight kinds of persons found existing in the world. What eight?
- (1) “Here, when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently,
a desire arises in him for gain. He rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain. Nevertheless, he fails to acquire gain. Due to that lack of gain, he sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes
confused. This is called a bhikkhu desirous of gain who rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain, but not getting it, sorrows and laments: he has fallen away from the good Dhamma.
- – Này các Tỷ-kheo, có tám hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là tám?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, nhưng lợi dưỡng không khởi lên. Do không được lợi dưỡng ấy, vị ấy sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Do không được lợi dưỡng ấy, vị ấy sầu muộn, than van, khóc lóc, bỏ rơi diệu pháp.
- (2) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain. He acquires gain. Due to that gain, he becomes intoxicated, grows heedless, and drifts into heedlessness. This is called a bhikkhu desirous of gain who rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain, and getting it, becomes intoxicated and heedless: he has fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn tinh tấn để được lợi dưỡng. Do hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy đắm say, phóng dật, rơi vào trạng thái đắm say, phóng dật. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, trở thành đắm say, phóng dật, và bỏ rơi diệu pháp.
- (3) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain. He does not acquire gain. Due to that lack of gain, he sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused,
This is called a bhikkhu desirous of gain who does not rouse himself strive, and make an effort to acquire gain, and not getting it, sorrows and laments: he has fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Có vị Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy do không được lợi dưỡng, nên sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, vị ấy sầu muộn, than van, khóc lóc, bỏ rơi diệu pháp.
- (4) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain. Nevertheless, he acquires gain. Due to that gain, he becomes intoxicated, grows heedless, and drifts into heedlessness. This is called a bhikkhu desirous of gain who does not rouse himself, strive, and make
an effort to acquire gain, and getting it, becomes intoxicated and heedless: he has fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn không tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, nhưng lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy đắm say, phóng dật, rơi vào trạng thái đắm say, phóng dật. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, trở thành đắm say, phóng dật, và bỏ rơi diệu pháp.
- (5) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain. Nevertheless, he fails to acquire gain. He does not sorrow, languish, and lament due to that lack of gain; he does not weep beating his breast and become confused. This is called a bhikkhu desirous of gain who rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain, and not getting it, does not sorrow and lament: he has not fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy, dầu không được lợi dưỡng, không có sầu muộn, không có than van, không có khóc lóc, không có đập ngực, không có rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, không có sầu muộn, không có than van, và không bỏ rơi diệu pháp.
- (6) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain. He acquires gain. He does not become intoxicated, grow heedless, and drift into heedlessness due to that gain. This is called a bhikkhu desirous
of gain who rouses himself, strives, and makes an effort to acquire gain, and getting it, does not become intoxicated and heedless: he has not fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy không đắm say, không phóng dật, không có rơi vào trạng thái đắm say. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, không đắm say, không phóng dật, và không bỏ rơi diệu pháp.
- (7) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain. He does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain. He does not acquire gain. He does not sorrow, languish, and lament due to that lack of gain; he does not weep beating his breast and
become confused. This is called a bhikkhu desirous of gain who does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain, and not getting it, does not sorrow and lament: he has hot fallen away from the good Dhamma.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy dầu không được lợi dưỡng, không có sầu muộn, không có than van, không có khóc lóc, không có đập ngực, không có rơi vào bất tỉnh. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, vị ấy không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, và không bỏ rơi diệu pháp.
- (8) “But when a bhikkhu is dwelling in solitude, living independently, a desire arises in him for gain: He does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain. Nevertheless, he acquires gain. He does not become intoxicated grow heedless, and drift into heedlessness due to that gain. This is called a bhikkhu desirous of gain who does not rouse himself, strive, and make an effort to acquire gain, and getting it, does not become intoxicated and heedless: he has not fallen away from the good Dhamma.
“These are the eight kinds of persons found existing in the world.”
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy không đắm say, không phóng dật, không có rơi vào trạng thái đắm say. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo sống muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, không đắm say, không phóng dật, và không bỏ rơi diệu pháp.
Này các Tỷ-kheo, có tám hạng người này sống có mặt, hiện hữu ở đời.
62 (2) Able – [(II) (62) Vừa Ðủ]
- (1) “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is able [to benefit] both himself and others. What six?
- “Here, (i) a bhikkhu is one of quick apprehension concerning wholesome teachings; (ii) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned; (iii) he investigates the meaning of the teachings he has retained in mind; (iv) he has understood the meaning and the Dhamma and practices in accordance with the Dhamma; (v) he is a good speaker with a good delivery, gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning; (vi) he is one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing these six qualities, a bhikkhu is able [to benefit] both himself and others.
- (2) “Possessing five qualities, a bhikkhu is able [to benefit] both himself and others. What five?
1.- Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý xác minh; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác.
- Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác. Thế nào là năm?
- “Here, a bhikkhu is not one of quick apprehension concerning wholesome teachings. However, (i) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned; (ii) he investigates the meaning of the teachings he has retained in mind; (iii) he has understood the meaning and the Dhamma and practices in
accordance with the Dhamma; (iv) he is a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; (v) he is one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing these five qualities, a bhikkhu is able [to benefit] both himself and others.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý xác minh; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác.
- (3) “Possessing four qualities, a bhikkhu is able [to benefit] himself but not others. What four?
- “Here, (i) a bhikkhu is one of quick apprehension concerning wholesome teachings; (ii) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned; (iii) he investigates the meaning of the teachings he has retained in mind; (iv) he has understood the meaning and the Dhamma and practices in accordance with
the Dhamma. However, he is not a good speaker with a good delivery, nor is he gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning; and he is not one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks.
Possessing the above four qualities, a bhikkhu is able [to benefit] himself but not others.
- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác. Thế nào là bốn?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói không dễ nghe, phát âm không tốt, lời nói không tao nhã, không phân minh, phát ngôn bập bẹ, giải thích nghĩa lý không xác minh; không có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác.
- (4) “Possessing four qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself. What four?
- “Here, (i) a bhikkhu is one of quick apprehension concerning wholesome teachings; (ii) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned. However, he does not investigate the meaning of the teachings he has retained in mind, and he has not understood the meaning and the Dhamma and does not
practice in accordance with the Dhamma. (iii) still, he is a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; and (iv) he is one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing the above four qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself.
- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác. Thế nào là bốn?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không có sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý xác minh; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không vừa đủ cho tự mình, vừa đủ cho các người khác.
- (5) “Possessing three qualities, a bhikkhu is able [to benefit]
himself but not others. What three? ‘
- “Here, a bhikkhu is not one of quick apprehension concerning wholesome teachings. However, (i) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned, (ii) he investigates the meaning of the teachings he has retained in mind, and (iii) he has understood the meaning and the Dhamma and practices in
accordance with the Dhamma. But he is not a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; and he is not one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing the above three qualities, a bhikkhu is able [to benefit] himself but not others.
- Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác. Thế nào là ba?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói không dễ nghe, phát âm không tốt, lời nói không tao nhã, không phân minh, phát ngôn bập bẹ, giải thích nghĩa lý không xác minh; không có khả năng thuyết giảng, không khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
- (6) “Possessing three qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself. What three?
- “Here, a bhikkhu is not one of quick apprehension concerning wholesome teachings, but (i) he is capable of retaining in mind the teachings he has learned. However, he does not investigate the meaning of the teachings he has retained in mind, and he, has not understood the meaning and the Dhamma and does not practice in accordance with the Dhamma. (ii) Still, he is a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; and (iii) he is one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing the above three qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself.
- Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vừa đủ cho các người khác, Tỷ-kheo không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là ba?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không là người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói dễ nghe, giải thích nghĩa lý xác minh; có khả năng thuyết giảng, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỳ kheo là vừa đủ cho các người khác, Tỷ-kheo không vừa đủ cho tự mình.
- (7) “Possessing two qualities, a bhikkhu is able [to benefit] himself but not others. What two?
- “Here, a bhikkhu is not one of quick apprehension concerning wholesome teachings, and he is not capable of retaining in mind the teachings he has learned. However, (i) he investigates the meaning of the teachings he has retained in mind, and (ii) he has understood the meaning and the Dhamma and practices in accordance with the Dhamma. But he is not a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; and he is not one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing the above two qualities, a bhikkhu is able [to benefit] himself but not others.
- Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác. Thế nào là hai?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người không thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; là người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói không dễ nghe, giải thích nghĩa lý không xác minh; không có khả năng thuyết giảng, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác.
- (8) “Possessing two qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself. What two?
- “Here, a bhikkhu is not one of quick apprehension concerning wholesome teachings; he is not capable of retaining in mind the teachings he has learned; he does not investigate the meaning of the teachings he has retained in mind; and he does not understand the meaning and the Dhamma and practice in
accordance with the Dhamma. But (i) he is a good speaker with a good delivery … expressive of the meaning; and (ii) he is one who instructs, encourages, inspires, and gladdens his fellow monks. Possessing the above two qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself.”
- Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho các người khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là hai?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người không thọ trì những pháp đã được nghe; không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không có sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý xác minh; có khả năng thuyết giảng pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vừa đủ cho các người khác, không vừa đủ cho tự mình.
63 (3) In Brief – [(III) (63) Pháp Lược Thuyết] – page 1205
- Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
– “Bhante, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute.”
– “It is in just this way that some hollow men here make requests of me, but when the Dhamma has been explained, they think only of following me around.”
– “Bhante, let the Blessed One teach me the Dhamma in brief. Let the Fortunate One teach me the Dhamma in brief. Perhaps I might come to understand the meaning of the Blessed One’s statement; perhaps I might become an heir of the Blessed One’s statement.”
- Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Lành thay! bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Như vậy, ở đây, một số người ngu si, thỉnh cầu Ta, sau khi pháp được giảng, họ nghĩ Ta là người họ cần phải đi theo.
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt. Con có thể hiểu được ý nghĩa lời của Thế Tôn thuyết giảng. Con có thể trở thành kẻ thừa tự lời Thế Tôn thuyết giảng.
- “In that case, bhikkhu, you should train yourself thus:
‘My mind will be firm and well settled internally. Arisen bad unwholesome states will not obsess my mind.’ Thus, should you train yourself.
- (1) “When, bhikkhu, your mind is firm and well settled internally, and arisen bad unwholesome states do not obsess your mind, then you should train yourself thus: I will develop and cultivate the liberation of the mind by loving-kindness, make it a vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it.’ Thus, should you train yourself.
2.- Vậy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
“Nội tâm ta sẽ an trú, khéo vững trú. Các pháp ác, bất thiện sanh khởi không có xâm chiếm tâm và không có chân đứng”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
- Này Tỷ-kheo, khi nào nội tâm của Thầy được an trú, khéo vững trú, các pháp ác, bất thiện sanh khởi xâm chiếm tâm và có chân đứng, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
“Từ tâm giải thoát sẽ được ta tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
- “When this concentration has been developed and cultivated by you in this way, then you should develop this concentration with thought and examination; you should develop it without thought but with examination only; you should develop it without thought and examination. You should develop it with rapture; you should develop it without rapture; you should develop it accompanied by comfort; and you should develop it accompanied by equanimity. (2)-(4) “When, bhikkhu, this concentration has been developed
and well developed by you in this way, then you should train yourself thus: ‘I will develop and cultivate the liberation of the mind by compassion the liberation of the mind by altruistic joy . . . the liberation of the mind by equanimity, make it a vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly
undertake it.’ Thus, should you train yourself.
- Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
“Bi tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập … Hỷ tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập … Xả tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
- “When this concentration has been developed and cultivated by you in this way, then you should develop this concentration with thought and examination; you should develop it without thought but with examination only; you should
develop it without thought and examination. You should develop it with rapture; you should develop it without rapture; you should develop it accompanied by comfort; and you should develop it accompanied by equanimity. (5) “When, bhikkhu, this concentration has been developed
and well developed by you in this way, then you should train yourself thus:
‘I will dwell contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world.’ Thus, should you train yourself.
- Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
“Ta sẽ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
- “When this concentration has been developed and cultivated by you in this way, then you should develop this concentration with thought and examination; you should develop it without thought but with examination only; you should develop it without thought and examination. You should develop it with
rapture; you should develop it without rapture; you should develop it accompanied by comfort; and you should develop it accompanied by equanimity. (6) – (8) “When, bhikkhu, this, concentration has been developed
and well developed by you in this way, then you should train yourself thus: I will dwell contemplating feelings in feelings … mind in mind … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing
and dejection in regard to the world.’ Thus, should you train yourself.
- Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
“Ta sẽ sống quán thọ trên các cảm thọ … quán tâm trên các tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
- ‘”When this concentration has been developed and cultivated by you in this way, then you should develop this concentration with thought and examination; you should develop it without thought but with examination only; you should develop it without thought and examination. You should develop it with rapture; you should develop it without rapture; you should develop it accompanied by comfort; and you should develop it accompanied by equanimity.
“When, bhikkhu, this concentration has been developed and well developed by you in this way, then wherever you walk, you will walk at ease; wherever you stand, you will stand at ease; wherever you sit, you will sit at ease; wherever you lie down, you will lie down at ease.”
- Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, chỗ nào, chỗ nào Thầy đi, chỗ ấy Thầy đi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ đứng, chỗ ấy Thầy đứng được an ổn; chỗ nào, chỗ nào sẽ Thầy ngồi, chỗ ấy Thầy ngồi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ nằm, chỗ ấy Thầy sẽ nằm được an ổn.
- Having received such an exhortation from the Blessed One, that bhikkhu rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed. Then, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time that bhikkhu realized for himself
with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.” And that bhikkhu became one of the arahants.
- Tỷ-kheo ấy, được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tỷ-kheo ấy sống một mình, thanh tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng đạt được mục đích mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðây là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành. Những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán.
64 (4) Gaya – [(VI) (64) Tagayà]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Gaya on Gayasisa. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- (1) “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, I perceived only a light, but I did not see forms. (2) “It occurred to me, bhikkhus: If I should perceive a light and also see forms, in such a case this knowledge and vision of mine would become even more purified.’ So on a later occasion, as I was dwelling heedful, ardent, and resolute, I perceived
a light and also saw forms. Yet I did not associate with those deities, converse with them, and engage in a discussion with them.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Gayasisa. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn. “.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa thành Chánh Ðẳng Giác, Ta còn làm Bồ Tát, Ta tưởng tri ánh sáng, Ta không thấy sắc. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: “Nếu Ta có thể tưởng tri ánh sáng và Ta có thể thấy được màu sắc, như vậy tri kiến của Ta được thanh tịnh hơn lên”. Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, Ta tưởng tri ánh sáng và thấy được các sắc, nhưng Ta không giao thiệp với chư Thiên ấy, không nói chuyện, không thảo luận”.
- (3) “It occurred to me, bhikkhus: If I perceive a light and see forms, and also associate with those deities, converse with them, and engage in a discussion with them, in such a case this knowledge and vision of mine would become even more purified.’ So, on a later occasion, as I was dwelling heedful, ardent,
and resolute, I perceived a light and saw forms, and I also associated with those deities, conversed with them, and engaged in a discussion with them. Yet I did not know about those deities: ‘These deities are from this or that order of devas.’
- Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Nếu Ta có thể tưởng tri ánh sáng có thể thấy được các sắc, có thể giao thiệp với chư Thiên ấy, có thể nói chuyện, có thể thảo luận, như vậy, tri kiến này của Ta được thanh tịnh hơn lên”. Và này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, tưởng tri ánh sáng và thấy được các sắc, và cùng chư Thiên ấy giao thiệp, nói chuyện và thảo luận. Nhưng Ta không biết về các chư Thiên ấy: “Chư Thiên này thuộc về Thiên chúng này, thuộc về Thiên chúng này”.
(4) “It occurred to me, bhikkhus: If I perceive a light and see forms, and associate with those deities, converse with them, and engage in a discussion with them, and also know about those deities: ‘These deities are from this or that order of devas, in such a case this knowledge and vision of mine would become even more purified.’ So on a later occasion, as I was dwelling heedful, ardent, and resolute, I perceived a light and saw forms, and associated with those deities, conversed with them, and engaged in a discussion with them, and I also knew about those deities: “These deities are from this or that order of devas.’ Yet I did not know of those deities: ‘After passing away here these
deities were reborn there as a result of this kamma, (5) “… and I also knew about those deities: ‘After passing away here these deities were reborn there as a result of this kamma.’ Yietl did not know of those deities: As a result of this
kamma, these deities subsist on such food and experience such pleasure and pain.’ (6) … and I also knew about those deities: ‘As a result of this kamma, these deities subsist on such food and experience such pleasure and pain.’ Yet I did not know of those deities: ‘As a result of this kamma, these deities have a life span of such length.’ (7) … and I also knew about those deities: ‘As a result of this kamma, these deities have a life span of such length.’ Yet I did not know whether or not I had previously lived together with those deities?”
- Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Nếu Ta tưởng tri ánh sáng, thấy được các sắc, giao thiệp với chư Thiên ấy, nói chuyện, thảo luận với chư Thiên ấy và biết được về chư Thiên ấy : “Chư Thiên này thuộc về Thiên chúng này, thuộc về Thiên chúng này”, như vậy, tri kiến này của Ta được thanh tịnh hơn “. Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, tưởng tri ánh sáng và thấy được các sắc, và cùng chư Thiên ấy giao thiệp, nói chuyện, thảo luận với chư Thiên ấy, biết được: “Chư Thiên này thuộc về Thiên chúng này, Thiên chúng này”, nhưng Ta không biết được: “Chư Thiên này do quả dị thục của nghiệp này, chết từ đây sanh ra tại chỗ ấy”; Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này do quả dị thục của nghiệp này, chết từ đây sanh ra tại chỗ ấy”; nhưng Ta không biết được: “Chư Thiên này, do đồ ăn như thế này, cảm thọ khổ lạc như thế này”; Ta biết được: “Chư Thiên này, do đồ ăn như thế này, cảm thọ khổ lạc như thế này”; nhưng Ta không biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, tuổi thọ dài như thế này, tồn tại lâu dài như thế này”, Ta biết được: “Chư Thiên này, tuổi thọ dài như thế này, tồn tại lâu dài như thế này”; nhưng Ta không biết chư Thiên ấy: “Trước đây Ta có cùng ở với chư Thiên này, hay trước đây Ta không cùng ở với chư Thiên này? “
(8) “It occurred to me., bhikkhus: ‘If (i) I perceive a light and (ii) see forms; and (iii) I associate with those deities, converse with them, and engage in a discussion with them; and (iv) know about those deities: ‘These deities are from this or that order of devas’; and (v) ‘After passing away here, these deities were reborn there as a result of this kamma’; and (vi) ‘As a result of this kamma, these deities subsist on such food and experience such pleasure and pain’; and (vii) “As a result of this kamma, these deities have a life span of such length’; and (viii) also know whether or not I had previously lived together with those deities, in such a case this knowledge and vision of mine would become even more purified.’ “So, on a later occasion, as I was dwelling heedful, ardent, and
resolute: (i) I perceived a light and (ii) saw forms; and (iii) I associated with those deities, conversed with them, and engaged in a discussion with them; and (iv) I also knew about those deities: ‘These deities are from this or that order of devas’; and (v) ‘After passing away here, these deities were reborn there as a
result of this kamma’; and (vi) ‘As a result of this kamma, these deities subsist on such food and experience such pleasure and pain’; and (vii) ‘As a result of this kamma, these deities have a life span of such length’; and (viii) I also knew whether or not I had previously lived together with those deities”.
- Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Nếu Ta nhận thức được ánh sáng, thấy được các sắc, cùng với chư Thiên ấy giao thiệp, nói chuyện, thảo luận, Ta có thể biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này thuộc Thiên chúng này, thuộc Thiên chúng này”. Ta có thể biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, do quả dị thục của nghiệp này, chết tại chỗ này, sanh tại chỗ ấy”. Ta có thể biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, do ăn đồ ăn như thế này, cảm thọ khổ lạc như thế này”; Ta có thể biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, tuổi thọ dài như thế này, tồn tại lâu dài như thế này”; Ta có thể biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, trước đây Ta có cùng ở với chư Thiên này, hay trước đây Ta không cùng ở với chư Thiên này”; như vậy, tri kiến của Ta được thanh tịnh hơn trước”. Này các Tỷ-kheo, sau một thời gian sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, Ta tưởng tri ánh sáng, thấy được các sắc, Ta giao thiệp, nói chuyện, thảo luận với các chư Thiên ấy, Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này thuộc Thiên chúng này, thuộc Thiên chúng này”. Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, do quả dị thục của nghiệp này, chết tại chỗ này, sanh tại chỗ ấy”. Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, do ăn đồ ăn như thế này, cảm thọ khổ lạc như thế này”; Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, tuổi thọ dài như thế này, tồn tại lâu dài như thế này”; Ta biết được chư Thiên ấy: “Chư Thiên này, trước đây Ta có cùng ở với chư Thiên này, hay trước đây Ta không có ở cùng với chư Thiên này”.
- “So long, bhikkhus, as my knowledge and vision about the devas with its eight facets was not well purified, I did not claim, to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when my knowledge and vision about the devas with its eight facets was well purified, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.”
- Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào tri kiến gồm có tám diễn tiến và thuộc thượng giới Thiên này không được khéo thanh tịnh nơi Ta, thời Ta không có xác chứng trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm Thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, rằng Ta đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào tri kiến gồm có tám diễn tiến và thuộc thượng giới Thiên này được khéo thanh tịnh nơi ta, thời Ta có xác chứng trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm Thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, rằng Ta đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, không còn tái sanh nữa”.
65 (5) Overcoming – [(V) (65) Thắng Xứ]
- “Bhikkhus, there are these eight bases of overcoming. What eight?
- (1) “One percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: I know, I see.’ This is the first basis of overcoming.
- (2) “One percipient of forms internally sees forms externally,
measureless, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the second basis of overcoming.
1.- Này các Tỷ-kheo, có tám thắng xứ này. Thế nào là tám?
- Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các loại ngoại sắc, có hạn lượng đẹp xấu. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ nhất.
- Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các loại ngoại sắc, không có hạn lượng đẹp xấu. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ hai.
- (3) “One not percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the third basis of overcoming.
- (4) “One not percipient of forms internally sees forms externally,
measureless, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: I know, I see.’ This is the fourth basis of overcoming.
- (5) “One not percipient of forms internally sees forms externally, blue ones, blue in color, with a blue hue, with a blue tint. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the fifth basis of overcoming.
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc hạn lượng đẹp xấu. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ ba.
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng đẹp xấu. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ tư.
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ năm.
- (6) “One not percipient of forms internally sees forms externally, yellow ones, yellow in color, with a yellow hue, with a yellow tint. Having, overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the sixth basis of overcoming.
- (7) “One not percipient of forms internally sees forms externally, red ones, red in color, with a red hue, with a red tint. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’This is the seventh basis of overcoming.
- (8) “One not percipient of forms internally sees forms externally, white ones, white in color, with a white hue, with a white tint. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’ This is the eighth basis of overcoming.
“These, bhikkhus, are the eight bases of overcoming.”
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ sáu.
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ bảy.
- Một vị tưởng tri vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy tưởng tri rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ năm.
Này các Tỷ-kheo, những pháp này là tám thắng xứ.
66 (6) Emancipations – [(VI) (66) Các Giải Thoát]
- “Bhikkhus, there are these eight emancipations. What eight?
- (1) “One possessing form sees forms. This is the first emancipation.
- (2) “One not percipient of forms internally sees forms externally. This is the second emancipation.
- (3) “One is focused only on ‘beautiful.’ This is the third emancipation.
1.- Này các Tỷ-kheo, có tám giải thoát này. Thế nào là tám?
- “Tự mình có sắc, thấy các sắc”. Ðó là giải thoát thứ nhất.
- “Tưởng tri nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc”. Ðó là giải thoát thứ hai.
- “Chú tâm trên suy tưởng (sắc là) tịnh”. Ðó là giải thoát thứ ba.
(4) “With the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ one enters and dwells in the base of the infinity of space. This is the fourth emancipation.
- “Vượt khỏi hoàn toàn sắc tướng, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý đến các tưởng khác biệt, với suy tư: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Ðó là giải thoát thứ tư.
- (5) “By completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite, one enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. This is the fifth emancipation.
- “Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Ðó là giải thoát thứ năm.
- (6) “By completely surmounting the base of the infinity of consciousness,
[perceiving] ‘there is n othing, one enters and dwells in the base of nothingness. This is the sixth emancipation.
- “Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Ðó là giải thoát thứ sáu.
- (7)” By completely surmounting the base of nothingness, one enters and dwells in the base of neither-perception-nor-nonperception. This is the seventh emancipation.
- “Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là giải thoát thứ bảy.
- (8) “By completely surmounting the base of neither-perceptionnor-non-perception, one enters and dwells in the cessation of perception and feeling.’ This is the eighth emancipation.
“These, bhikkhus, are the eight emancipations.”
- “Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Ðó là giải thoát thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, có tám giải thoát này.
67 (7) Declarations (1) – [(VII) (67) Phi Thánh Ngôn]
- “Bhikkhus, there are these eight ignoble declarations. What eight?
- (1) Saying that one has seen what one has not seen; (2) saying that one has heard what one has not heard; (3) saying that one has sensed what one has not sensed; (4) saying that one has cognized what one has not cognized; (5) saying that one has not seen what one has actually seen; (6) saying that one has not
heard what one has. actually heard; (7) saying that one has not sensed what one has actually sensed; (8) saying that one has not cognized what one has actually cognized.
These are the eight ignoble declarations.”
- – Này các Tỷ-kheo, có tám phi thánh ngôn này. Thế nào là tám?
- Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không nghĩ nói nghĩ, không biết nói biết, thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, nghĩ nói không nghĩ, biết nói không biết.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám phi Thánh ngôn.
68 (8) Declarations (2) – [(VIII) (68) Thánh Ngôn]
- “Bhikkhus, there are these eight noble declarations. What eight?
- (1) Saying that one has not seen what one has not seen; (2) saying that one has not heard what one has not heard; (3) saying that one has not sensed what one has not sensed; (4) saying that one has not cognized w hat one has not cognized; (5) saying that one has seen what one has actually seen; (6) saying
that one has heard what one has actually heard; (7) saying that one has sensed what one has actually sensed; (8) saying that one has cognized what one has actually cognized.
These are the eight noble declarations.”
- – Này các Tỷ-kheo, có tám thánh ngôn này. Thế nào là tám?
- Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không nghĩ nói không nghĩ, không biết nói không biết, thấy nói thấy, nghe nói nghe, nghĩ nói nghĩ, biết nói biết.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám Thánh ngôn.
69 (9) Assemblies – [(IX) (69) Các Hội Chúng]
- “Bhikkhus, there are these eight assemblies. What eight?
- An assembly of khattiyas, an assembly of brahmins, an assembly of
householders, an assembly of ascetics, an assembly of the devas [ruled by] the four great kings, an assembly of the Tavatimsa devas, an assembly of Mara, an assembly of Brahma.
- – Này các Tỷ-kheo, có tám hội chúng này. Thế nào là tám?
- Hội chúng Sát-đế-lỵ, hội chúng Bà-la-môn, hội chúng gia chủ, hội chúng Sa-môn, hội chúng Bốn Thiên vương, hội chúng cõi trời Ba mươi ba, hội chúng Màra, hội chúng Phạm thiên.
- (1) “Now I recall, bhikkhus, approaching an assembly consisting of many hundreds of khattiyas. I previously sat there, conversed, and held discussions. I appeared just like them, and my voice became like their voice. I instructed, encouraged, inspired, and gladdened them with a Dhamma talk, and while I
was speaking they did not recognize me but thought: “Who is it that is speaking, a deva or a human being?’ Having instructed, encouraged, inspired, and gladdened them with a Dhamma talk, I disappeared, and when I had disappeared they did not recognize me but thought: ‘Who was it that has disappeared, a deva or a human being?’
- Này các Tỷ-kheo, Ta nhớ rằng Ta đã đi đến hàng trăm hội chúng Sát-đế-lỵ. Tại đấy, Ta lúc trước có hội họp, lúc trước có nói chuyện, lúc trước có thảo luận; Tại đấy, dung sắc của họ như thế nào, dung sắc của Ta trở thành như của họ; giọng nói của họ như thế nào, giọng nói của Ta trở thành như của họ. Và Ta, với pháp thoại, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Khi Ta nói, họ không biết Ta là ai. Họ nói: “Người nói này là ai, Thiên nhân hay loài Người? “. Sau khi thuyết giảng với pháp thoại, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, họ không biết Ta là ai. Họ nói: “Người biến mất này là ai, Thiên nhân hay loài Người? “
- (2) – (8) ”Then I recall, bhikkhus, approaching an assembly consisting of many hundreds of brahmins … an assembly consisting of many hundreds of householders … an assembly consisting of many hundreds of ascetics … an assembly consisting of many hundreds of the devas [ruled by] the four
great kings … an assembly consisting of m any hundreds of the Tavatimsa devas … an assembly consisting of many hundreds under Mara … an assembly consisting of many hundreds under Brahma. I previously sat there, conversed, and held discussions. I appeared just like them, and my voice became like their voice. I instructed, encouraged, inspired, and gladdened them with a Dhamma talk, and while I was speaking they did not recognize me but thought: ‘Who is it that is speaking, a deva or a human being? Having instructed, encouraged, inspired, and gladdened them with a Dhamma talk, I disappeared, and when
I had disappeared they did not recognize m e but thought: ‘Who was it that has disappeared, a deva or a human being?’
“These, bhikkhus, are the eight assemblies.”
- Này các Tỷ-kheo, Ta nhớ rằng Ta đã đi đến hàng trăm hội họ Bà-la-môn, … hàng trăm hội chúng Gia chủ, … hàng trăm hội chúng Sa-môn, … hàng trăm hội chúng Bốn Thiên vương, … hàng trăm hội chúng cõi Trời Ba mươi ba,… hàng trăm hội chúng Màra…. hàng trăm hội chúng Phạm thiên. Tại đấy, Ta lúc trước có hội họp, lúc trước có nói chuyện, lúc trước có thảo luận; tại đấy dung sắc của họ như thế nào, dung sắc của Ta trở thành như của họ; giọng nói của họ như thế nào, giọng nói của Ta trở thành như của họ. Và Ta, với pháp thoại, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Khi Ta nói, họ không biết Ta là ai. Họ nói: “Người nói này là ai, Thiên nhân hay loài Người? “. Sau khi thuyết giảng với pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, họ không biết Ta là ai. Họ nói: “Người biến mất này là ai, Thiên nhân hay loài Người? “
Này các Tỷ-kheo, đây là tám hội chúng.
70 (10) Earthquakes – [(X) (70) Ðộng Ðất]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and entered Vesali for alms. When he had walked for alms in Vesali, after his meal, on returning from his alms round, he addressed
the Venerable Ananda:
- “Take a sitting cloth, Ananda. Let us go to the Capala Shrine for the day’s dwelling.”
– “Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied and, having taken a sitting cloth, he followed closely behind the Blessed One.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, đem theo y và bát, vào Vesàli để khất thực. Sau khi đi khất thực, ăn xong và trên đường khất thực trở về, Ngài nói với Tôn giả Ananda:
- – Này Ananda, hãy lấy tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Càpàla để nghỉ trưa.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.
- The Blessed One then went to the Capala Shrine, sat down on the seat that was prepared for him, and said to the Venerable Ananda:
- “Delightful is Vesali, Ananda, Delightful is the Udena Shrine, delightful the Gotamaka Shrine, delightful the Sattamba Shrine, delightful the Bahuputta Shrine, delightful the Sarandada Shrine, delightful the Capala Shrine. Whoever, Ananda, has developed and cultivated the four bases for psychic potency,
made them a vehicle and basis, carried them out, consolidated them, and properly undertaken them could, if he so wished, live on for an eon or for the remainder of an eon. The Tathagata, Ananda, has developed and cultivated the four bases for psychic potency, made them a vehicle and basis, carried them out, consolidated them, and properly undertaken them. If he so wished, the Tathagata could live on for an eon or for the remainder of an eon.’
But though the Venerable Ananda was given such an obvious signal by the Blessed One, though he was given such an obvious hint, he. was unable to pick up the hint. He did not request the Blessed One: “Bhante, let the Blessed One live on for an eon! Let the Fortunate One live on for an eon, for the welfare of many people, for the happiness of many people, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.” For his mind was obsessed by Mara.
- Thế Tôn đi đến đền Càpàla, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- – Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Bahuputtaka! Khả ái thay đền Sattamba! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla! Này Ananda, những ai đã tu tập bốn thần túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, kiên trì, tích tập, khéo thực hành, nếu muốn, này Ananda, người ấy có thể sống một kiếp hay một phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu tập bốn thần túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, kiên trì, tích tập, khéo thực hành. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống một kiếp hay một phần kiếp còn lại.
Như vậy, Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng của Thế Tôn, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn giả không thỉnh cầu Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người “, vì tâm của Tôn giả bị Ma vương ám ảnh.
- A second time … A third time the Blessed One addressed the Venerable Ananda:
- “Delightful is Vesali … Delightful is the Udena Shrine … delightful the Capala Shrine. Whoever, Ananda, has developed and cultivated the four bases for psychic potency … and properly undertaken them could, if he so wished, live on for an eon or for the remainder of an eon. The Tathagata, Ananda, has developed and cultivated the four bases for psychic potency, made them a vehicle and basis, carried them out, consolidated them, and properly undertaken them. If he so wished, the Tathagata could live on for an eon or
for the remainder of an eon.”
But again, though the Venerable Ananda was given such an obvious signal by the Blessed One, though he was given such an obvious hint, he was unable to pick up the hint … For his mind was obsessed by Mara.
- Lần thứ hai Thế Tôn … lần thứ ba, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- – Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Bahuputtaka! Khả ái thay đền Sattamba! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla! Này Ananda, những ai đã tu tập bốn thần túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, kiên trì, tích tập, khéo thực hành, nếu muốn, này Ananda, người ấy có thể sống đến một kiếp hay một phần kiếp còn lại. Này Ananda, Như Lai đã tu tập bốn thần túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, kiên trì, tích tập, khéo thực hành. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống một kiếp hay một phần kiếp còn lại.
Như vậy, Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng của Thế Tôn, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn giả không thỉnh cầu Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người “, vì tâm của Tôn giả bị Ác Ma ám ảnh.
- Then the Blessed One addressed the Venerable Ananda:
– “You may go, Ananda, at your own convenience.”
– “Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied, and he rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and sat down at the foot of a tree not far from the Blessed One.
- Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
– Này Ananda, hãy đi và làm những gì Thầy nghĩ là phải thời.
– Xin vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về Thế Tôn rồi ra đi, ngồi xuống một gốc cây, không xa Thế Tôn.
- Then, not long after the Venerable Ananda had left, Mara the Evil One said to the Blessed One:
– “Bhante, let the Blessed One now attain final nibbana! Let the Fortunate One now attain final nibbana! Now is the time, Bhante, for the Blessed One’s final nibbana! These words were uttered, Bhante, by the Blessed One: I will not attain final nibbana, Evil One, until there are bhikkhu disciples of mine who are competent, disciplined, self-confident, attained to security from bondage, learned, upholders of the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, practicing in the proper way, conducting themselves accordingly;
who have learned their own teacher’s teaching and can explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate it; who can thoroughly refute in reasoned ways the current tenets of others and teach the antidotal Dhamma.’
- Rồi Tôn giả Ananda ra đi chưa bao lâu, Ác ma nói với Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ. Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ cho đến khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tử tinh thông, có huấn luyện, có tin tưởng, đạt được an ổn khỏi khổ ách, nghe nhiều, thọ trì pháp, thực hành pháp và tùy pháp, sở hành chơn chánh, hành trì theo pháp; sau khi học hỏi như bậc Sư trưởng của mình, chưa tuyên bố, thuyết giảng trình bày xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể bác bỏ, hàng phục với chánh pháp, chưa có thể thuyết pháp thần diệu”.
Now at present the Blessed One has bhikkhu disciples who are competent … and who can teach the antidotal Dhamma. Bhante, let the Blessed One now attain final nibbana! Let the Fortunate One now attain final nibbana! Now is the time for the Blessed One’s final nibbana! “And these words were uttered, Bhante, by the Blessed One: ‘I will not attain final nibbana, Evil One, until there are bhikkhuni disciples of mine who are competent … until there are male lay disciples of mine who are competent … until there are female lay disciples of mine who are competent … and teach the antidotal Dhamma.’
Bạch Thế Tôn, nay những Tỷ-kheo của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử tinh thông, có huấn luyện, có tin tưởng, đạt được an ổn khỏi khổ ách, nghe nhiều, thọ trì pháp, thực hành pháp và tùy pháp, sở hành chơn chánh, hành trì theo pháp; sau khi học hỏi như bậc Sư trưởng của mình, chưa tuyên bố, thuyết giảng trình bày xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, đã có thể bác bỏ, hàng phục với chánh pháp, có thể thuyết pháp thần diệu”. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ cho đến khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tử tinh thông, có huấn luyện, có tin tưởng … khi nào những nam cư sĩ của Ta chưa trở thành, … khi nào những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử tinh thông, có huấn luyện, có tin tưởng, đạt được an ổn khỏi khổ ách, nghe nhiều, thọ trì pháp, thực hành pháp và tùy pháp, sở hành chơn chánh, hành trì theo pháp; sau khi học hỏi như bậc Sư trưởng của mình, chưa tuyên bố, thuyết giảng trình bày xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể bác bỏ, hàng phục với chánh pháp, chưa có thể thuyết pháp thần diệu”.
Now at present the Blessed One has bhikkhuni disciples … male lay disciples … female lay disciples who are competent, disciplined, self-confident, attained
to security from bondage, learned, upholders of the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, practicing in the proper way, conducting themselves accordingly; who have learned their own teacher’s doctrine and can explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate
it; who can thoroughly refute in reasoned ways the current tenets of others and teach the antidotal Dhamma.
Bạch Thế Tôn, nay những cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành đệ tử tinh thông, có huấn luyện, có tin tưởng, đạt được an ổn khỏi khổ ách, nghe nhiều, thọ trì pháp, thực hành pháp và tùy pháp, sở hành chơn chánh, hành trì theo pháp; sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, thuyết giảng trình bày xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, đã có thể bác bỏ, hàng phục với chánh pháp, có thể thuyết pháp thần diệu”.
Bhante, let the Blessed One now attain final nibbana! Let the Fortunate
One now attains final nibbana! Now is the time for the Blessed One’s final nibbana! “And these words were uttered, Bhante, by the Blessed One:
‘I will not attain final nibbana, Evil One, until this spiritual life of mine has become successful and prosperous, extensive, popular, widespread, well proclaimed among devas and humans.’
Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ! Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ! Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào Phạm hạnh Ta giảng dạy chưa thịnh đạt, phát triển, quảng bá, biến mãn, phổ biến, khéo thuyết giảng cho chư Thiên và loài Người “.
That spiritual life of the Blessed One has become successful and prosperous, extensive, popular, widespread, well proclaimed among devas and humans. Bhante, let the Blessed One now attain final nibbana! Let the Fortunate One now attain final nibbana! Now is the time, Bhante, for the Blessed One’s final
nibbana!”
[The Blessed One said:] “Be at ease, Evil One. It won’t be long before the Tathagata’s final nibbana takes place. Three months from now the Tathagata will attain final nibbana.”
Nay bạch Thế Tôn, Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy được thịnh đạt, phát triển, quảng bá, biến mãn, phổ biến, khéo thuyết giảng cho chư Thiên và loài Người. Nay Thế Tôn hãy diệt độ! Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ!
– Này Ác ma hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ!
- Then the Blessed One, at the Capala Shrine, mindful and clearly comprehending, let go his vital force. And when the Blessed One had let go his vital force, a great earthquake occurred, frightening and terrifying, and peals of thunder shook the sky.
Then, having understood the meaning of this, the Blessed One on that occasion uttered this inspired utterance:
“Comparing the incomparable and continued existence,
the sage let go the force of existence.
Rejoicing internally, concentrated,
he broke his own existence like a coat of armor.”
- Và tại đền Càpàla, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa). Khi Thế Tôn từ bỏ thọ hành, thời đại địa chấn động ghê rợn, tóc lông dựng ngược, sấm trời vang dậy. Lúc bấy giờ, Thế Tôn hiểu ý nghĩa sự kiện này, liền thốt ra lời cảm hứng như sau:
Mạng sống có hạn hay vô hạn
Tu sĩ từ bỏ không kéo dài
Nội tâm an lạc, trú Thiền định
Như thoát áo giáp tự ngã mang.
- Then it occurred to the Venerable Ananda: “This earthquake was indeed powerful! This earthquake was indeed very powerful, frightening and terrifying, and peals of thunder shook the sky! What is the cause and condition for a powerful earthquake?”
Then the Venerable Anarida approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
– “Bhante, this earthquake was indeed powerful! This earthquake was indeed very powerful, frightening and terrifying, and peals of thunder shook the sky! What, Bhante, is the cause and condition for a powerful earthquake?”
- Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda suy nghĩ: “Thật là lớn, đất chấn động này. Thật là to lớn, đất chấn động này, đại địa chấn động ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động hiển lộ như vậy? “
Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
– Thật là lớn, đất chấn động này. Thật là to lớn, đất chấn động này, đại địa chấn động ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động hiển lộ như vậy?
- “Ananda, there are these eight causes and conditions for a
powerful earthquake. What eight?
- (1) “Ananda, this great earth is established upon water; the water rests upon wind; the wind blows in space. There comes a time, Ananda, when strong winds blow and shake the water. The water, being shaken, shakes the earth. This is the first cause and condition for a powerful earthquake.
- – Này Ananda, có tám nhân, có tám duyên, khiến đại địa chấn động. Thế nào là tám?
- Này Ananda, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở trên hư không. Này Ananda, đến thời gió lớn khởi lên, khi gió lớn thổi lên nước rung động, và khi nước rung động thì quả đất rung động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất, đại địa chấn động.
- (2) “Again, there is an ascetic or brahmin who possesses psychic potency and has attained mastery of mind, or a deity who is very powerful and mighty. He has developed a limited perception of earth and a measureless perception of water. He makes this earth shake, shudder, and tremble. This is the second cause and condition for a powerful earthquake.
- (3) “Again, when the bodhisatta passes away from the Tusita order and, mindful and clearly comprehending, enters his mother’s womb, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the third cause and condition for a powerful earthquake.
- Lại nữa, này Ananda, có Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được tự tại, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này tu tập địa tưởng có hạn, thủy tưởng vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ hai, duyên thứ hai, khiến đại địa chấn động.
- Lại nữa, này Ananda, khi Bồ-tát từ bỏ thân chư Thiên Tusità (Ðâu-xuất), chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ ba, duyên thứ ba, khiến đại địa chấn động.
- (4) “Again, when the bodhisatta, mindful and clearly comprehending,
emerges from his mother’s womb, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the fourth cause and condition for a powerful earthquake.
- (5) “Again, when the Tathagata awakens to the unsurpassed perfect enlightenment, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the fifth cause and condition for a powerful earthquake.
- Lại nữa, này Ananda, khi Bồ-tát, chánh niệm, tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai; khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ tư, duyên thứ tư, khiến đại địa chấn động.
- Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác; khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ năm, duyên thứ năm, khiến đại địa chấn động.
- (6) “Again, when the Tathagata sets in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the sixth cause and condition for a powerful earthquake.
- (7) “Again, when the Tathagata, mindful and clearly comprehending,
lets go his vital force, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the seventh cause and condition for a powerful earthquake.
- (8) “Again, when the Tathagata attains final nibbana by the nibbana element without residue remaining, this earth shakes, shudders, and trembles. This is the eighth cause and condition for a powerful earthquake.
“These are the eight causes and conditions for a powerful earthquake.”
- Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp; khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu, khiến đại địa chấn động.
- Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ không duy trì mạng sống (thọ hành); khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địa chấn động.
- Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai nhập Vô dư Niết-bàn; khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ tám, duyên thứ tám, khiến đại địa chấn động.
Này Ananda, có tám nhân này, tám duyên này khiến đại địa chấn động.
VIII. Pairs – [VIII. Phẩm Song Ðôi]
71 (1) Faith (1) – [(I) (71) Lòng Tin (1)]
- (1) “Bhikkhus, a bhikkhu may be endowed with faith but he is not virtuous; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith and also be virtuous?’ But when a bhikkhu is endowed with faith and is also virtuous, then he is complete
with respect to that factor.
- – Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có lòng tin nhưng không có giới; như vậy, vị ấy không đầy đủ chi phần này. Do vậy, cần làm đầy đủ chi phần ấy: “Làm thế nào để ta được đầy đủ cả lòng tin và giới?”. Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và giới, như vậy, chi phần ấy được đầy đủ.
- (2) “A bhikkhu may be endowed with faith and virtuous, but he is not learned; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith, virtuous, and also learned?’ But when a bhikkhu is endowed with faith, virtuous, and also learned, then he is complete with respect to that factor.
- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nhưng không nghe nhiều; như vậy, vị ấy không đầy đủ chi phần này. Do vậy, cần phải làm đầy đủ chi phần ấy: “Làm thế nào để ta được đầy đủ cả lòng tin, giới và nghe nhiều?” Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới và có nghe nhiều; như vậy chi phần ấy đã được đầy đủ.
- (3) “A bhikkhu may be endowed with faith, virtuous, and learned, but he is not a speaker on the Dhamma … (4) … a speaker on the Dhamma, but not one who frequents assemblies … (5) … one who frequents assemblies, but not one who confidently teaches the Dhamma to an assembly … (6) … one who confidently teaches the Dhamma to an assembly, but not one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life … (7) … one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life, but not one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation, by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. Thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith … and also be one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation
by wisdom, and having entered upon it, dwells in it’? (8) “But when a bhikkhu is (i) endowed with faith, (ii) virtuous, and (iii) learned; (iv) a speaker on the Dhamma; (v) one who frequents assemblies; (vi) one who confidently teaches the Dhamma to an assembly; (vii) one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life; and (viii) he is also one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the
taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it, then he is complete with respect to that factor.
“A bhikkhu who possesses these eight qualities is one who inspires confidence in all respects and who is complete in all aspects.”
- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, nhưng không thuyết pháp… có thuyết pháp nhưng không sống với hội chúng… sống với hội chúng nhưng không vô úy thuyết pháp cho hội chúng… vô úy thuyết pháp cho hội chúng, nhưng với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được có khó khăn, chứng được có mệt nhọc, chứng được có phí sức…; với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, nhưng không đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy không đầy đủ chi phần này. Do vậy cần phải làm cho đầy đủ chi phần ấy : “Làm thế nào để ta được đầy đủ lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chứng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?” Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức; do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được tịnh tín hoàn toàn và được viên mãn về mọi phương diện.
72 (2) Faith (2) – [(II) (72) Lòng Tin (2)]
- (1) “Bhikkhus; a bhikkhu may be endowed with faith but he is not virtuous; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith and also be virtuous?’ But when a bhikkhu is endowed with faith and is also virtuous, then he is complete with respect to that factor.
- – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, nhưng không có giới; như vậy, vị ấy không đầy đủ chi phần này. Do vậy, cần phải làm cho đầy đủ chi phần ấy: “Làm thế nào để ta có lòng tin và có giới?” Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và có giới; như vậy chi phần ấy đã được đầy đủ.
- (2) “A bhikkhu may be endowed with faith and virtuous, but he is not learned; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith, virtuous, and also learned?’ But when a bhikkhu is endowed with faith, virtuous, and also learned, then he is complete with respect to that factor. (3) “A bhikkhu may be endowed with faith, virtuous, and learned, but he is not a speaker on the Dhamma … (4) … a speaker on the Dhamma, but not one who frequents assemblies … (5) … one who frequents assemblies, but not one who confidently teaches the Dhamma to an assembly … (6) … one who confidently teaches the Dhamma to an assembly, but he is not one who contacts with the body and dwells in those peaceful emancipations, transcending forms, that are formless one who contacts with the body and dwells in those peaceful emancipations, transcending forms, that are formless, but not one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. Thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith … and also be one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it?” (8) “But when a bhikkhu is (i) endowed with faith, (ii) virtugus, and (iii) learned; (iv) a speaker on the Dhamma; (v) one who frequents assemblies; (vi) one who confidently teaches
the Dhamma to an assembly; (vii) one who contacts with the body and dwells in those peaceful emancipations, transcending forms, that are formless; and (viii) he is also one who, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it, then he is complete with respect to that factor.
“A bhikkhu who possesses these eight qualities is one who inspires confidence in all respects and who is complete in all aspects.”
- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nhưng không nghe nhiều… có nghe nhiều nhưng không thuyết pháp… có thuyết pháp nhưng không sống với hội chúng… sống với hội chúng nhưng không vô úy thuyết pháp cho hội chúng… vô úy thuyết pháp cho hội chúng, nhưng đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt qua các sắc thuộc vô sắc ấy, không sống với thân thấm nhuần…; Ðối với các tịch tịnh giải thoát vượt qua các sắc thuộc vô sắc ấy, sống với thân thấm nhuần; nhưng không đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy không đầy đủ chi phần này. Do vậy, cần phải làm cho đầy đủ chi phần ấy: “Làm thế nào để ta có được lòng tin, có giới, có nghe nhiều, là vị thuyết pháp sống với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với các tịch tịnh giải thoát vượt qua các sắc thuộc vô sắc ấy, sống với thân thấm nhuần, do đoạn diệt các lậu hoặc,… chứng ngộ, chứng đạt và an trú?” Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nghe nhiều, thuyết pháp, sống với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, đối với các tịch tịnh giải thoát vượt qua các sắc thuộc vô sắc ấy, sống với thân thấm nhuần, do đoạn diệt các lậu hoặc, … chứng ngộ, chứng đạt và an trú; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thành tựu tám chi phần này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được tịnh tín hoàn toàn và được viên mãn về mọi phương diện.
73 (3) Mindfulness of Death (1) – [(III) (73) Niệm Chết (1)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Nadika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!” “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. But do you, bhikkhus, develop mindfulness of death?”
- Một thời, Thế Tôn trú ở Nàtika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy tu tập niệm chết.
- (1) When this was said, one bhikkhu said to the Blessed One:
– “Bhante, I develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- Ðược nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.
– Này các Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- (2) Another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this w ay that I develop mindfulness of death.”
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này các Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng ta sống trọn ngày, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- (3) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just half a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much.’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (4) Still another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (5) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the time it takes to eat half an alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (6) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (7) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn một phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn nửa phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- (8) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- When this was said, the Blessed One said to those bhikkhus: “Bhikkhus, (1) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (2) the one who develops mindfulness of death
thus: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (3) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just half a day so that I may attend to the Blessed One’s
teaching. I could then accomplish much!’; and (4) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (5) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to eat half an alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (6) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may
attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedlessly. They develop mindfulness of death sluggishly for the destruction of the taints. “But (7) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (8) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedfully. They develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints.
“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell heedfully. We will develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints.’ Thus, should you train yourselves.”
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Ðược nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:
– Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”.
– Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn nửa phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải tu học như sau: “Hãy sống không phóng dật. Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết, để đoạn diệt các lậu hoặc”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
74 (4) Mindfulness-of Death (2) – [(IV) (74) Niệm Chết (2)]
- On one occasion the Blessed One was dwelling at Nadika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!” “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
– “Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. And how is this so?
- Một thời, Thế Tôn trú ở Nàtika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
– Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Vậy tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào để đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh bất tử?
- ‘Here, bhikkhus, when day has receded and night has approached, a bhikkhu reflects thus: ‘I could die on account of many causes. (1) A snake might bite me, or a scorpion or centipede might sting me, and I might thereby die; that would
be an obstacle for me. (2) I might stumble and fall down, or (3) my food might disagree with me, or (4) my bile might become agitated, or (5) my phlegm might become agitated, or (6) sharp winds in me might become agitated, or (7) people might attack me, or (8) wild spirits might attack me, and I might die; that
would be an obstacle for me.’ “This bhikkhu should reflect thus: ‘Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight?’ If, upon review, the bhikkhu knows: I have bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight, then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability,
mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and
clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. “But if, upon review, the bhikkhu knows: ‘I do not have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight, then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: con rắn có thể cắn ta; con bò cạp có thể cắn ta; hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung; như vậy sẽ chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Người có thể công kích ta, hay phi nhân có thể công kích ta, do vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm, và tỉnh giác. Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: “Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
- “But when night has receded and day has approached, a bhikkhu reflects thus: ‘I could die on account of many causes. A snake might bite me … or wild spirits might attack me, and I might die; that would be an obstacle for me.’
“This bhikkhu should reflect thus: ‘Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned which might become an obstacle for me if I were to die this day?’ If, upon review, the bhikkhu knows: ‘I have bad unwholesome
qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day,’ then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness; and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities.
“But if, upon review, the bhikkhu knows: ‘I do not have any bad unwholesome qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day, then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.
“It is, bhikkhus, when mindfulness of death is developed and cultivated in this way that it is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.”
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: con rắn có thể cắn ta; con bò cạp có thể cắn ta; hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Người hay phi nhân có thể công kích ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy biết được như sau: “Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu vị Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét biết được như sau: “Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Này các Tỷ-kheo, niệm về chết tu tập như vậy làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
75 (5) Accomplishments (1) – [(V) (75) Ðầy Ðủ (1)]
- “Bhikkhus, there are these eight accomplishments. What eight?
- Accomplishment in initiative, accomplishment in protection, good friendship, balanced living, accomplishment in faith, accomplishment in virtuous behavior, accomplishment in generosity, and accomplishment in wisdom.
These-are the eight accomplishments.”
[Four verses are attached, identical with those of 8:54.]
- – Này các Tỷ-kheo, có tám đầy đủ này. Thế nào là tám?
- Ðầy đủ tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có tám đầy đủ này.
Tháo vát trong công việc,
Không phóng dật nhanh nhẹn,
Sống đời sống thăng bằng,
Giữ tài sản thâu được,
Có tín, đầy đủ giới,
Bố thí, không xan tham,
Rửa sạch đường thượng đạo,
An toàn trong tương lai,
Ðây chính là tám pháp,
Bậc tín chủ tầm cầu,
Bậc chân thật tuyên bố,
Ðưa đến lạc hai đời,
Hạnh phúc cho hiện tại,
Và an lạc tương lai,
Ðây trú xứ gia chủ,
Bố thí tăng công đức.
76 (6) Accomplishments (2) – [(VI) (76) Ðầy Ðủ (2)]
- “Bhikkhus, there are these eight accomplishments. What eight?
- Accomplishment in initiative, accomplishment in protection, good friendship, balanced living, accomplishment in faith, accomplishment in virtuous behavior, accomplishment in generosity, and accomplishment in wisdom. (1) “And what is accomplishment in initiative?
- – Này các Tỷ-kheo, có tám đầy đủ này. Thế nào là tám?
- Ðầy đủ tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, có tám đầy đủ này. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ về tháo vát?
- Here, whatever may be the means by which a clansman earns his living – whether by farming, trade, raising cattle, archery, government service, or by some other craft – he is skillful and diligent; he possesses sound judgment about it in order to carry out and arrange it properly. This is called accomplishment in
initiative. (2) “And what is accomplishment in protection?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử phàm làm nghề gì để sinh sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ tháo vát. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ phòng hộ?
- Here, a clansman sets up protection and guard over the wealth he has
acquired by initiative and energy, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained, thinking: ‘How can I prevent kings and thieves from taking it, fire from burning it, floods from sweeping it off, and displeasing heirs from taking it?’ This is called
accomplishment in protection.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh cánh tay chất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch được đúng pháp, vị ấy gìn giữ chúng, phòng hộ và bảo vệ. Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là làm bạn với thiện?
- (3) “And what is good friendship? Here, in whatever village or town a clansman lives, he associates with householders or their sons – whether young but of mature virtue, or old and of mature virtue – who are accomplished in faith, virtuous behavior, generosity, and wisdom; he converses with them and
engages in discussions with them. Insofar as they are accomplished in faith, he emulates them with respect to their accomplishment in faith; insofar as they are accomplished in virtuous behavior, he emulates them with respect to their accomplishment in virtuous behavior; insofar as they are accomplished in
generosity, he emulates them with respect to their accomplishment in generosity; insofar as they are accomplished in wisdom, he emulates them with respect to their accomplishment in wisdom. This is called good friendship. (4) “And what is balanced living?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có những gia chủ, hay con người gia chủ, những người trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy giao thiệp, nói chuyện, thảo luận với những người ấy. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy theo học đầy đủ lòng tin; với những người đầy đủ bố thí, vị ấy theo học đầy đủ bố thí; với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy theo học đầy đủ trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là làm bạn với thiện. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sống thăng bằng điều hòa?
- Here, a clansman knows his income and expenditures and leads a balanced life, neither too extravagant nor too frugal, [aware]: In this way my income
will exceed my expenditures rather than the reverse.’ Just as an appraiser or his apprentice, holding up a scale, knows: ‘By so much it has dipped down, by so much it has gone up,’so a clansman knows his income and expenditures and leads a balanced life, neither too extravagant nor too frugal, [aware]: In this way my income will exceed my expenditures rather than the reverse.'”If this clansman has a small income but lives luxuriously, others would say of him: ‘This clansman eats his wealth just like an eater of figs.’ But if he has a large income but lives sparingly, others would say of him: ‘This clansman may even starve himself.’ But it is called balanced living when a clansman knows his income and expenditures and leads a balanced life, neither too extravagant nor too frugal, [aware]: ‘Thus my income will exceed my expenditures rather than the reverse.’(5) “A n d what is accomplishment in faith?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách thăng bằng điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Người ấy suy nghĩ: “Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như sau: không phải là tiền xuất của ta, sau khi trừ tiền nhập, còn lại như vậy”. Ví như, này các Tỷ-kheo, người cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân, biết rằng: “Với chừng ấy, cân nặng xuống; hay với chừng ấy, cân bổng lên”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn, người ấy nghĩ rằng: “Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất còn lại như vậy; không phải là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy”. Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử này, tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi (hoang phí), thời người ta nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của người ấy như người ăn trái cây sung”. Này các Tỷ-kheo, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thời người ta sẽ nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sống nếp sống thăng bằng điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn, nghĩ rằng: “Như vậy, tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải là tiền xuất, sau khi trừ tiền nhập, còn lại như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nếp sống thăng bằng, điều hòa. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ lòng tin?
- Here, a clansman is endowed with faith. He places faith in the enlightenment of the Tathagata thus: The Blessed One is an arahant … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ This is called accomplishment in faith. (6) “And what is accomplishment in virtuous behavior?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn… bậc Ðạo Sư của chư Thiên và loài Người, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ lòng tin. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ giới?
- Here, a clansman abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called accomplishment in virtuous behavior. (7) ”And what is accomplishment in generosity?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử từ bỏ sát sanh… từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ giới. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ bố thí?
- Here, a clansman dwells at home with a heart devoid of the stain of miserliness, freely generous, openhanded, delighting in relinquishment, one devoted to charity, delighting in giving and sharing. This is called accomplishment in generosity. (8) ”And what is accomplishment in wisdom?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia xẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ bố thí. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ, trí tuệ?
- Here, a clansman is wise; he possesses the wisdom that discerns arising
and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. This is called accomplishment in wisdom. ”These, bhikkhus, are the eight accomplishments.”
[The four verses are identical with those in 8:54.]
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với Thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh, chấm dứt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Tháo vát trong công việc,
Không phóng dật, nhanh nhẹn,
Sống đời sống thăng bằng,
Giữ tài sản thâu được,
Có tín, đầy đủ giới,
Bố thí không xan tham,
Rửa sạch đường thượng đạo,
An toàn trong tương lai,
Ðây chính là tám pháp,
Bậc tín chủ tầm cầu,
Bậc chân thật tuyên bố,
Ðưa đến lạc hai đời,
Hạnh phúc cho hiện tại,
Và an lạc tương lai,
Ðây trú xứ gia chủ,
Bố thí tăng công đức.
77 (7) Desire – [(VII) (77) Dục]
- There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”
– “Friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:
- “Friends, there are these eight kinds of persons found existing in the world. What e ight?”…
- Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo”.
– Thưa Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
- – Này các Hiền giả, có tám hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là tám?
3-10. [What follows is identical with 8:61, but spoken by Sariputta.] … [326-28]
“These are the eight kinds of persons found existing in the world.”
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, nhưng lợi dưỡng không đến. Do không được lợi dưỡng, vị ấy sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này các Hiền giả, vị ấy được gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, vị ấy sầu muộn, than khóc, bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Do hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy đắm say, phóng dật, rơi vào tình trạng đắm say, phóng dật. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, trở thành đắm say, phóng dật và bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy do không được lợi dưỡng, nên sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Ðây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, nên sầu muộn, than van và bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy đắm say phóng dật, rơi vào trạng thái đắm say, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, bị đắm say, bị phóng dật và bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy dầu không được lợi dưỡng, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này các Hiền giả, đây gọi là Tỷ-kheo, sống ham muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, không sầu muộn, không than van, và không bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng, vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Với lợi dưỡng ấy, vị ấy không đắm say, không phóng dật, vị ấy không có rơi vào đắm say, phóng dật. Này các Hiền giả, đây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, hăng hái, phấn chấn, tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, không đắm say, không phóng dật, không bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Do vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn, lợi dưỡng không khởi lên. Vị ấy dầu không được lợi dưỡng, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này các Hiền giả, đây gọi là Tỷ-kheo sống ước muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; không được lợi dưỡng, không sầu muộn, không than van, không bỏ rơi diệu pháp.
- Ở đây, này các Hiền giả, có Tỷ-kheo trong khi sống nhàn tịnh, không có tinh tấn, khởi lên ước muốn có lợi dưỡng. Vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng. Dầu cho vị ấy không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng, lợi dưỡng khởi lên. Vị ấy, với lợi dưỡng ấy, không đắm say, không phóng dật, không rơi vào trạng thái đắm say phóng dật. Này các Hiền giả, đây gọi là Tỷ-kheo sống ham muốn lợi dưỡng, không hăng hái, không phấn chấn, không tinh tấn để được lợi dưỡng; được lợi dưỡng, không đắm say, không phóng dật, không bỏ rơi diệu pháp.
Này các Hiền giả, có tám hạng người này sống có mặt, hiện hữu ở đời.
78 (8) Able – [(VIII) (78) Vừa Ðủ]
- There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”…
– (1) “Friends, possessing six qualities, a bhikkhu is able [to benefit] both himself and others. What six? …
- Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
– Này chư Hiền, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các kẻ khác. Thế nào là sáu?
2-16., [What follows is identical with 8:62, but spoken by Sariputta.] … [329-31]
“Possessing these two qualities, a bhikkhu is able [to benefit] others but not himself.”
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Thành tựu sáu pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các người khác.
- Thành tựu năm pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các người khác. Thế nào là năm?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe…; làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu năm pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho người khác.
- Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác. Thế nào là bốn?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhanh nhẹn, nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe; phát âm không tốt, lời nói không tao nhã, không phân minh, phát ngôn bập bẹ, giải thích lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác.
- Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là bốn?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không có sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe; phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát minh không bập bẹ, giải thích lý minh xác; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các người khác, không vừa đủ cho tự mình.
- Thành tựu ba pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho kẻ khác. Thế nào là ba?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe … giải thích nghĩa lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng… làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu ba pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác
- Thành tựu ba pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là ba?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe … giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng … làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu ba pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình.
- Thành tựu hai pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho người khác. Thế nào là hai?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; không là người thọ trì các pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe … giải thích nghĩa lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng… làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác.
- Thành tựu hai pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là hai?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; không là người thọ trì các pháp đã được nghe; không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho người khác, không vừa đủ cho tự mình.
79 (9) Decline – [(IX) (79) Thối Ðọa]
- “Bhikkhus, these eight qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee. What eight?
- Delight in work, delight in talk, delight in sleep, delight in company, not guarding the doors of the sense faculties, lack of moderation in eating, delight in
bonding, and delight in proliferation.
These eight qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee.
- – Này các Tỷ-kheo, có tám pháp này đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là tám?
- Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống, ưa thích giao thiệp, ưa thích hý luận.
Này các Tỷ-kheo, tám pháp này đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.
- “Bhikkhus, these eight qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee. What eight?
- Not taking delight in work, not taking delight in talk, not taking delight in sleep, not taking delight in company, guarding the doors of the sense faculties,
moderation in eating, not taking delight in bonding, and not taking delight in proliferation. These eight qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee.”
- Này các Tỷ-kheo, có tám pháp này đưa Tỷ-kheo hữu học đến không thối đọa. Thế nào là tám pháp?
- Không ưa thích công việc, không ưa thích nói chuyện, không ưa thích ngủ nghỉ, không ưa thích hội chúng, các căn được phòng hộ, tiết độ trong ăn uống, không ưa thích giao thiệp, không ưa thích hý luận.
Này các Tỷ-kheo, có tám pháp này đưa Tỷ-kheo hữu học đến không thối đọa.
80 (10) Grounds for Laziness and Arousing Energy – [(X) (80) Tám Căn Cứ Ðể Biếng Nhác và Tinh Tấn]
- “Bhikkhus, there are these eight grounds for laziness. What eight?
- (1) “Here, a bhikkhu has to do some work. It occurs to him: I have some work to do. While I’m working, my body will become tired. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the first ground for laziness.
- Này các Tỷ-kheo, có tám căn cứ này để biếng nhác. Thế nào là tám?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có việc phải làm, vị ấy nghĩ: “Có việc ta sẽ phải làm. Nhưng nếu ta làm, thời thân sẽ mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ nhất.
- (2) “Again, a bhikkhu has done some work. It occurs to him: I’ve done some work. Because of the work, my body has become tired. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for’ the realization of the as-yet-unrealized.
This is the second ground for laziness.
- (3) “Again, a bhikkhu has to make a trip. It occurs to him: “I have to make a trip. While traveling, my body will become tired. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for the realization of the as-yet-unrealized. This is
the third ground for laziness.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có việc phải làm. Vị ấy suy nghĩ: “Có việc ta đã làm, do ta đã làm, thân bị mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ hai.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có con đường Tỷ-kheo cần phải đi. Vị ấy suy nghĩ: “Có con đường ta sẽ phải đi. Nếu ta đi, thời thân sẽ mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ ba.
- (4) “A gain, a bhikkhu has made a trip. It occurs to him: I’ve made a trip. While traveling, my body has become tired. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fourth ground for laziness.
- (5) “Again, a bhikkhu has walked for alms in a village or town but has not gotten as much food as he needs, whether coarse or excellent. It occurs to him: ‘I’ve walked for alms in the village or town but didn’t get as much food as I need, whether coarse or excellent. My body has become tired and unwieldy. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fifth ground for laziness.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có con đường Tỷ-kheo đã đi. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã đi con đường. Do ta đã đi con đường, nên thân bị mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tư.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Nay thân ta mệt mỏi, không có thể chịu đựng. Vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ năm.
- (6) “Again, a bhikkhu has walked for alms in a village or town and has gotten as much food as he needs, whether coarse or excellent. It occurs to him: ‘I’ve walked for alms in the village or town and gotten as much food as I need, whether coarse or excellent. My body has become as heavy and unwieldy as
a heap of wet beans. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for the realization of the as-yet-unrealized. This is the sixth ground for laziness.
- (7) “Again, a bhikkhu is a little ill. It occurs to him: ‘I’m a little ill. I need to lie down. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy … for the realization of the as-yet-unrealized. This is the seventh ground for laziness.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Nay thân ta nặng nề, không có thể chịu đựng, nặng nề như loại đậu bị ngâm nước. Vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ sáu.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo bị bệnh nhẹ. Vị ấy suy nghĩ: “Nay bệnh nhẹ này khởi lên nơi ta, có lý do để nằm xuống, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ bảy.
- (8) “Again, a bhikkhu has recovered from illness. Soon after recovering, it occurs to him: I’v e recovered from illness; I’ve just recovered from illness. My body is still weak and unwieldy. Let me lie down.’ He lies down. He does not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the eighth ground for laziness.
“These are the eight grounds for laziness.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, vị ấy suy nghĩ: “Ta đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, thân ta do bệnh bị yếu, không có thể chịu đựng, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám căn cứ biếng nhác.
- ” Bhikkhus, there are these eight grounds for arousing energy. What eight?
- (1) “Here, a bhikkhu has some work to do. It occurs to him: ‘I have to do some work. While working, it won’t be easy for me to attend to the teaching of the Buddhas. Let me in advance arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization
of the as-yet-unrealized.’ He arouses energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yetunachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the first ground for arousing energy.
- Này các Tỷ-kheo, có tám căn cứ này để siêng năng. Thế nào là tám?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có việc phải làm. Vị ấy nghĩ: “Có việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời không dễ gì để ta tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ nhất.
- (2) “Again, a bhikkhu has done some work. It occurs to him: I’ve done some work. While working, it wasn’t possible for me to attend to the teaching of the Buddhas. Let me arouse energy ….’ This is the second ground for arousing energy.
- (3) “Again, a bhikkhu has to make a trip, it occurs to him: I have to make a trip. While traveling, it won’t be easy for me to attend to the teaching of the Buddhas. Let me in advance arouse energy ‘ This is the third ground for arousing energy.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã làm một công việc. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã làm một công việc. Do ta làm công việc, ta đã không có thể tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ hai.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có con đường Tỷ-kheo cần phải đi. Vị ấy suy nghĩ: “Ta sẽ cần phải đi con đường. Do ta đi con đường, không dễ gì để ta tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn … để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ ba.
- (4) “Again, a bhikkhu has made a trip. It occurs to him: I’ve made a trip. While traveling, it wasn’t possible for me to attend to the teaching of the Buddhas. Let me arouse energy.’ This is the fourth ground for arousing energy.
- (5) “Again, a bhikkhu has walked for alms in a village or town but has not gotten as much food as he needs, whether coarse or excellent. It occurs to him: I’ve walked for alms in a village or town but didn’t get as much food as I need, whether coarse or excellent. My body is light and wieldy. Let me arouse energy ‘ This is the fifth ground for arousing energy.’
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đi con đường. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã đi con đường. Do ta đi con đường, ta đã không có thể nghĩ đến lời dạy của các đức Phật. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ tư.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô và loại tế đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay loại tế đầy đủ như ý muốn, thân ta (do vậy) được nhẹ nhàng, có thể chịu đựng. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ năm.
- (6) “Again, a bhikkhu has walked for alms in a village or town and has gotten as much food as he needs, whether coarse or excellent. It occurs to him: I’ve walked for alms in the village or town and gotten as much food as I need,
whether coarse or excellent. My body is strong and wieldy. Let me arouse energy …’ This is the sixth ground for arousing energy.
- (7) “Again, a bhikkhu is a little ill. It occurs to him: ‘I’m a little ill. It’s possible that my illness will grow worse. Let me in advance arouse energy ‘ This is the seventh ground for arousing energy.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô và loại tế đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay loại tế đầy đủ như ý muốn. Thân ta có sức mạnh, có thể chịu đựng. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn … chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ sáu.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo mới khỏi một bệnh nhẹ. Vị ấy suy nghĩ: “Bệnh nhẹ này khởi lên nơi ta. Sự kiện này có xảy ra: bệnh này có thể tăng trưởng nơi ta. Vậy trước hết, ta hãy bắt đầu tinh tấn… chưa chứng ngộ”. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ bảy.
- (8) “Again, a bhikkhu has recovered from illness. Soon after recovering, it occurs to him: I’v e recovered from illness, just recovered from illness. It is possible that my illness will return. Let me in advance arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized.’ He arouses energy
for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yetunrealized. This is the eighth ground for arousing energy.
“These are the eight grounds for arousing energy.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo mới khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu, vị ấy suy nghĩ: “Ta mới khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện này có xảy ra: bệnh này của ta có thể trở lại. Vậy trước hết, ta hãy bắt đầu tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, có tám căn cứ siêng năng này.
- Mindfulness – [IX. Phẩm Niệm]
81 (1) Mindfulness – [(I) (81) Niệm]
- “Bhikkhus, (1) when there is no mindfulness and clear comprehension,
for one deficient in mindfulness and clear, com prehension, (2) the sense of moral shame and moral dread, lack their proximate cause. When there is ho sense of moral shame and moral dread, for one deficient in a sense of moral shame and moral dread, (3) restraint of the sense faculties lacks its proximate cause. When there is no restraint of the sense faculties, for one deficient in restraint of the sense faculties, (4) virtuous behavior lacks its proximate cause. When there is no virtuous behavior, for one deficient in virtuous behavior, (5)
right concentration lacks its proximate cause. When there is no right concentration, for one deficient in right concentration, (6) the knowledge and vision of things as they really are lacks its proximate cause. When there is no knowledge and vision of things as they really are, for one deficient in the knowledge and vision of things as they really are, (7) disenchantment and
dispassion lacks their proximate cause. When there is no disenchantment
and dispassion, for one deficient in disenchantment and dispassion, (8) the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause.
“Suppose there is a tree deficient in branches and foliage. Then its shoots do not grow to fullness; also, its bark, softwood, and heartwood do not grow to fullness. So too, when there is no mindfulness and clear comprehension, for one deficient in mindfulness and clear comprehension, the sense of moral
shame and moral dread lack their proximate cause. When there is no sense of moral shame and moral dread … the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause.
- – Khi chánh niệm tỉnh giác không có, này các Tỷ-kheo, với người không có chánh niệm tỉnh giác, tàm quý đi đến hủy diệt. Khi tàm quý không có, này các Tỷ-kheo, với người thiếu tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt. Khi giới không có, với người thiếu giới, chánh định đi đến hủy diệt. Khi chánh định không có, với người không có chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy diệt. Khi tri kiến như thật không có, với người thiếu tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến hủy diệt. Khi nhàm chán, ly tham không có, với người thiếu nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây không có cành và lá, các mầm non của cây ấy không đi đến thành mãn, vỏ cây, giác cây, lõi cây không đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi chánh niệm tỉnh giác không có, với người không có chánh niệm tỉnh giác tàm quý đi đến hủy diệt… giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt.
- “Bhikkhus, (1) when there is mindfulness and clear comprehension, for one possessing mindfulness and clear comprehension, (2) the sense of moral shame and moral d read possess their proximate cause. When there is a sense of moral shame and moral dread, for one possessing a sense of moral shame and moral
dread, (3) restraint of the sense faculties possesses its proximate cause. When there is restraint of the sense faculties, for one who exercises restraint over the sense faculties, (4) virtuous behavior possesses its proximate cause. When there is virtuous behavior, for one whose behavior is virtuous, (5) right concentration possesses its proximate cause. When there is right concentration, for one possessing right concentration, (6) the knowledge and vision of things as they really, are possesses its proximate cause. When there is the knowledge and vision of things as they really aire, for one possessing the knowledge and vision of things as they really are, (7) disenchantment and dispassion possess their proximate cause. When there is disenchantment and dispassion, for one possessing disenchantment and dispassion, (8) the knowledge and vision of liberation possesses its proximate cause. “Suppose there is a tree possessing branches and foliage. Then its shoots grow to fullness; also, its bark, softwood, and heartwood grow to fullness. So too, when there is mindfulness and clear comprehension, for one possessing mindfulness and clear comprehension, the sense of moral shame and moral dread possess their proximate cause. When there is a sense of moral shame and moral dread … the knowledge and vision of
liberation possesses its proximate cause.”
- Khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, với người có chánh niệm tỉnh giác, tàm quý đi đến đầy đủ. Khi tàm quý có mặt, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ tàm quý, chế ngự các căn, đi đến đầy đủ. Khi chế ngự các căn có mặt, với người đầy đủ chế ngự các căn, giới đi đến đầy đủ. Khi giới có mặt, với người đầy đủ giới, chánh định đi đến đầy đủ. Khi chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ. Khi tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, thời nhàm chán, ly tham đi đến đầy đủ. Khi nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có cành và lá, các mầm non và lõi cây đi đến thành mãn, vỏ cây, giác cây và lõi cây đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, với người đầy đủ chánh niệm tỉnh giác… giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.
82 (2) Punniya – [(II) (82) Tôn Giả Punniya]
- Then the Venerable Punniya approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
– “Bhante, why is it that at times the Tathagata is disposed to teach the Dhamma and at times is not disposed to teach?”
- Rồi Tôn giả Punniya đi đến Thế Tôn, sau khi đến… Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punniya bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, có khi Thế Tôn thuyết pháp, có khi Thế Tôn không thuyết pháp?
- (1) “When, Punniya, a bhikkhu is endowed with faith but does not approach him, the Tathagata is not disposed to teach the Dhamma. (2) But when a bhikkhu is endowed with faith and approaches him, the Tathagata is disposed to teach, (3) “When a bhikkhu is endowed with faith and approaches him, but he does not attend on him … (4) When he attends on him but does not ask questions … (5) When he asks questions but does not listen to the Dhamma with eager ears … (6) When he listens to the Dhamma with eager ears, but having heard it, does not retain it in mind … (7) When, having heard it, he retains it in mind but does not examine the meaning of the teachings that have been retained in mind … (8) When he examines the meaning of the teachings that have been retained in mind but does not understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma, the Tathagata is not disposed to teach the Dhamma. “But, Punniya, (1) when a bhikkhu is endowed with faith, (2) approaches [the Tathagata], (3) attends [on the Tathagata], (4) asks questions, and (5) listens to the Dhamma with eager
ears; and (6) having heard the Dhamma, he retains it in mind, (7) examines the meaning of the teachings he has retained in mind, and (8) understands the meaning and the Dhamma and then practices in accordance with the Dhamma, the Tathagata is disposed to teach the Dhamma. When, Punniya, one possesses
these eight qualities, the Tathagata is entirely disposed to teach the Dhamma.’’
- – Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, không đi đến yết kiến, Thế Tôn không có thuyết pháp. Khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và đi đến yết kiến, như vậy Thế Tôn có thuyết pháp. Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, nhưng không có hầu hạ, có hầu hạ nhưng không hỏi… có hỏi nhưng không lóng tai… có lóng tai nghe pháp, nhưng nghe pháp không có thọ trì… nghe pháp có thọ trì nhưng không suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp được thọ trì… có suy nghĩ các pháp được thọ trì, nhưng sau khi biết nghĩa, sau khi biết pháp, không thực hành pháp và tùy pháp. Thế Tôn không thuyết pháp. Khi nào, này Punniya lòng tin , có đi đến yết kiến, có hầu hạ, có hỏi, có lóng tai nghe, có thọ trì pháp, có suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì, sau khi biết nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp và tùy pháp, như vậy, Như Lai có thuyết pháp.
Thành tựu những pháp này, này Punniya, nhất định Như Lai thuyết pháp.
83 (3) Rooted – [(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật]
- “Bhikkhus, wanderers of other sects may ask you: (1) In what, friends, are all things rooted? (2) Through what do they come into being? (3) From what do they originate? (4) Upon what do they converge? (5) By what are they headed? (6) What exercises authority over them? (7) What is their supervisor? (8) What is their core?’ If you are asked thus, how would you answer them?”
- – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: “Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?
- “Bhante, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”
– “Then listen, bhikkhus, and attend closely. I will speak.”
– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied.
The Blessed One said this:
- “Bhikkhus, if wanderers of other sects should ask you: ‘What, friends, are all things rooted in? … [339] … What is their essence?’ you should answer them as follows. “‘Friends, (1) all things are rooted in desire. (2) They come into being through attention. (3) They originate from contact. (4) They converge upon feeling. (5) They are headed by concentration. (6) Mindfulness exercises authority over them. (7) Wisdom is their supervisor. (8) Liberation is their core.’
‘If you are asked these questions, it is in such a way that you should answer those wanderers of other sects.’
- – Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: “Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: “Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây”. Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.
84 (4) A Thief – [(IV) (84) Ðại Ăn Trộm]
- “Bhikkhus, possessing eight factors, a master thief quickly gets into trouble and does not last long. What eight?
- (1) He attacks one who does not attack him. (2) He steals without leaving
anything behind. (3) He kills a woman. (4) He rapes a young girl. (5) He robs a monk. (6) He robs the royal treasury. (7) He does his work in his neighborhood. And (8) he is not skilled in hiding [his plunder]. Possessing these eight factors, a master thief quickly gets into trouble and does not last long.
- – Thành tựu tám chi phần, này các Tỷ-kheo, người ăn trộm lớn mau chóng đi đến đường cùng, không tồn tại lâu dài. Thế nào là tám?
- Ðập người không đập, lấy trộm không để lại cái gì, giết nữ nhân, hiếp dâm thiếu nữ, xâm phạm người xuất gia; xâm phạm ngân khố của vua; làm việc quá gần nhà, và không khéo cất giấu.
Thành tựu tám chi phần này, này các Tỷ-kheo, người ăn trộm lớn mau chóng đi đến đường cùng, không tồn tại lâu dài.
- “Bhikkhus, possessing eight factors, a master thief does not quickly get into trouble and lasts long. What eight?
- (1) He does not attack one who does not attack him. (2) He does not steal
without leaving anything behind. (3) He does not kill a woman. (4) He does not rape a young girl. (5) He does not rob a monk. (6) He does not rob the royal treasury. (7) He does not do his work in his neighborhood. And (8) he is skilled in hiding [his plunder].
Possessing these eight factors, a master thief does not quickly get into trouble and lasts long.”
- Thành tựu tám chi phần, này các Tỷ-kheo, người ăn trộm lớn không mau chóng đi đến đường cùng, tồn tại được lâu dài. Thế nào là tám?
- Không đập người không đập, lấy trộm có để lại cái gì, không giết nữ nhân, không hiếp dâm thiếu nữ; không xâm phạm người xuất gia, không xâm phạm ngân khố của vua, không làm việc quá gần nhà, và khéo léo cất giấu.
Thành tựu tám chi phần này, này các Tỷ-kheo, một người ăn trộm không mau chóng đi đến đường cùng, tồn tại được lâu dài.
85 (5) Designations – [(V) (85) Người Sa Môn]
- “Bhikkhus, (1) ‘Ascetic’ is a designation for the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. (2) ‘Brahmin’ is a designation for the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. (3) ‘Healer’ … (4) ‘Master of knowledge’ … (5) ‘One unstained’ … (6) ‘Stainless one’ … (7) ‘Knower’ … (8) ‘Liberated one’ is a designation for the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.”
That highest state to be attained by an ascetic,
by a brahmin who has lived the spiritual life,
to be attained by a master of knowledge and a healer
that highest state to be attained by one unstained,
by a stainless one who is purified,
to be attained by a knower, by one liberated
[over that] I am triumphant in battle;
freed, I free others from bondage.
I am a naga, supremely tamed,
one beyond training, attained to nibbana.
- – Sa-môn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Chánh trí, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Dược sư là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Ly cấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Có trí, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Giải thoát, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
Sa-môn đạt được gì,
Phạm chí thành mãn gì,
Bậc Chánh trí đạt gì,
Bậc Dược sư vô thượng,
Bậc Ly cấu đạt gì.
Bậc Vô cấu thanh tịnh,
Bậc Trí đạt được gì,
Bậc Giải thoát vô thượng.
Trong chiến trận Ta thắng,
Giải thoát khỏi triền phược,
Voi tối thượng nhiếp phục,
Ta, vô học, tịch tịnh.
86 (6) Nagita – [(VI) (86) Ðảnh Lễ]
- On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus when he reached the Kosalan brahmin village named Icchanangala.
- There the Blessed One dwelled in the Icchanangala woodland thicket. The brahmin householders of Icchanangala heard: “It is said that the ascetic Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan family, has arrived at Icchanangala and is now dwelling in the Icchanangala woodland thicket. Now a good report about that Master Gotama has circulated thus:
That Blessed One is an arahant; perfectly enlightened … [as in 6:42] … he reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure.’ Now it is good to see such arahants.” Then, when the night had passed, the brahmin householders
of Icchanangala took abundant food of various kinds and went to the Icchanangala woodland thicket. They stood outside the entrance making an uproar and a racket.
- Một thời, Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Kosala với chúng Tỷ-kheo, đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khu rừng Icchànangala.
- Các Bà-la-môn gia chủ trú ở Icchànangala được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay đã đến Icchànangala, trú ở Icchànangala, tại khu rừng Icchànangala, những tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: “Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn… Lành thay, nếu được yết kiến một bậc A-la-hán như vậy.” Rồi Bà-la-môn gia chủ sau khi đêm ấy đã mãn, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến Icchànangala, sau khi đến, đứng tại ngoài cửa nói lớn tiếng làm ồn ào.
- Now on that, occasion the Venerable Nagita was the Blessed One’s attendant.
The Blessed One then addressed the Venerable Nagita:
– “Who is making such an uproar and a racket, Nagita? One would think it was fishermen at a haul of fish.”
– “Bhante, these are the brahmin householders of Icchanangala who have brought abundant food of various kinds. They are standing outside the entrance, [wishing to offer it] to the Blessed One and the Sangha of bhikkhus.”
“Let me never come upon fame, Nagita, and may fame never catch up with me. One who does not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation, bliss of solitude, bliss of peace, bliss of enlightenment that I gain at will, without trouble or difficulty, might accept that vile pleasure, that slothful pleasure, the pleasure of gain, honor, and praise.”
– “Let the Blessed One now consent, Bhante, let the Fortunate One consent. This is now the time for the Blessed One to consent. Wherever the Blessed One will go now, the brahmin householders of town and countryside will incline in the same direction. Just as, when thick drops of rain are pouring down, the water flows down along the slope, so too, wherever the Blessed One will go now, the brahmin householders of town and country will incline in the same direction. For what reason? Because of the Blessed One’s virtuous behavior and wisdom.”
- Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Nàgita:
– Này Nàgita, những ai lớn tiếng, cao tiếng như những hàng cá, với đống cá lớn?
– Các người ấy, bạch Thế Tôn là các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangala đang đứng ở ngoài cổng vào, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và chúng Tăng.
– Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng, và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc mà Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc ấy.
– Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy chấp nhận! Thiện Thệ hãy chấp nhận. Bạch Thế Tôn, nay là thời Thế Tôn chấp nhận. Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy, các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về Ngài. Ví như trời mưa nặng hạt, và nước mưa được chảy tùy theo chiều dốc. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy, các Bà-la-môn gia chủ ở tại thị trấn và quốc độ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về Ngài. Vì sao? Bạch Thế Tôn, do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn.
– “Let me never come upon fame, Nagita, and may fame never catch up with me. One who does not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation … might accept that vile pleasure, that slothful pleasure, the pleasure of gain, honor, and praise. “Even some deities, Nagita, may not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation, bliss of solitude,
bliss of peace, bliss of enlightenment that I gain at will, without trouble or difficulty. (1) “When, Nagita, you come together and meet, intent on companionship, it occurs to me: ‘Surely, these venerable ones do not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation, bliss of solitude, bliss of peace, bliss of enlightenment that I gain at will, without trouble or difficulty; for when they come together and meet, they are intent upon companionship.
– Này Nàgita, Ta không có liên hệ với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; còn Ta, Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc ấy. Này Nàgita, một số chư Thiên tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta, Ta đã tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức. Này Nàgita, khi nào các Thầy họp với nhau, tụ hội với nhau, sống an trú chú tâm trong nếp sống hội chúng, thời Ta suy nghĩ như sau: “Thật vậy, các Tôn giả này của Ta tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc này; còn Ta, Ta đã tìm được không có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc. Cho nên các Tôn giả của Ta mới họp với nhau, tụ hội với nhau, sống an trú chú tâm trong nếp sống hội chúng”.
- (2) “I see, Nagita, bhikkhus laughing and playing by poking one another with the fingers. It then occurs to me: ‘Surely, these venerable ones do not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation … which I gain at will, without trouble or difficulty; for these venerable ones laugh and play by poking one another with the ringers.’
- Này Nàgita, khi nào Ta thấy các Tỷ-kheo, chơi giỡn lấy ngón tay đâm thọc nhau. Này Nàgita, Ta suy nghĩ như sau: “Thật vậy, các Tôn giả này của Ta tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổ lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; còn Ta, Ta đã tìm được… chánh giác lạc. Cho nên các Tôn giả của Ta mới chơi giỡn lấy ngón tay đâm thọc nhau”.
- (3) “I see, Nagita, bhikkhus who, having eaten as much as they want untit their bellies are full, yield to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep. It then occurs to me: ‘Surely, these venerable ones do not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation … which I gain at will, without trouble or difficulty. For having eaten as much as they want until their bellies are full, they yield to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep.’
- Ở đây, này Nàgita, khi Ta thấy các Tỷ-kheo sau khi ăn cho đến thỏa mãn, cho đến bụng có thể chứa được, rồi sống chú tâm vào lạc nằm xuống, lạc về xúc, lạc về ngủ, khi ấy, này Nàgita, Ta suy nghĩ như sau: “Thật sự, các Tôn giả này tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; còn Ta thời chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; vì rằng các Tôn giả này, sau khi ăn cho đến thỏa mãn, cho đến bụng có thể chứa được, rồi sống chú tâm vào lạc nằm xuống, lạc về xúc, lạc về ngủ”.
- (4) “I see, Nagica, a bhikkhu dwelling on the outskirts of a village sitting in a state of concentration. It then occurs to me: ‘Now a monasfery attendant or a novice will return to this venerable one and cause him to fail away from that concentration.’ For this reason, I am not pleased with this bhikkhu’s dwelling
on the outskirts of a village.
- Ở đây, này Nàgita, khi ta thấy Tỷ-kheo trú ở cuối làng, đang ngồi Thiền định. Này Nàgita, rồi Ta suy nghĩ: “Nay người giữ khu vườn sẽ đến quấy rầy, hay một Sa-di sẽ làm vị ấy từ bỏ Thiền định”. Do vậy, này Nàgita, Ta không hoan hỷ Tỷ-kheo ấy trú ở cuối làng.
- (5) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting dozing in the forest. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will dispel this sleepiness and fatigue and attend only to the perception of forest, [a stale of] oneness.’ For this reason I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
- (6) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting in the forest in an unconcentrated state. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will concentrate his unconcentrated mind or guard his concentrated mind.’ For this reason, I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
- Ở đây, này Nàgita, Ta thấy một Tỷ-kheo trú ở rừng đang ngồi ngủ gục ở trong rừng. Này Nàgita, Ta suy nghĩ như sau: “Nay Tôn giả này khi đoạn trừ được buồn ngủ và mỏi mệt, sẽ tác ý đến tưởng về rừng và sống nhất tâm”. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ với Tỷ-kheo ấy sống ở trong rừng.
- Ở đây, này Nàgita. Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng đang ngồi không Thiền định ở trong rừng. Này Nàgita, Ta suy nghĩ như sau: “Nay, vị Tôn giả này sẽ định tĩnh tâm chưa được Thiền định, và sẽ bảo vệ tâm đã được Thiền định”. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ với Tỷ-kheo ấy sống ở trong rừng.
- (7) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting in the forest in a state of concentration. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will liberate his unliberated mind or guard his liberated mind.’ For this reason, I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
- (8) “When, Nagita, I am traveling on a highway and do not see anyone ahead of me or behind me, even it it is just for the purpose of defecating and urinating, on that occasion I am at ease.”
- Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo ngồi Thiền định ở trong rừng. Này Nàgita, Ta suy nghĩ như sau: “Nay Tôn giả này sẽ giải thoát tâm chưa được giải thoát hay sẽ bảo vệ tâm đã được giải thoát”. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ với Tỷ-kheo sống ở trong rừng.
- Khi nào, này Nàgita, Ta đi trên đường, không thấy một ai ở phía trước hay ở phía sau, này Nàgita, khi ấy, Ta cảm thấy sảng khoái cho đến vấn đề đại, tiểu tiện.
87 (7) Almsbowl – [(VII) (87) Bình Bát]
- “Bhikkhus, when a lay follower possesses eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may overturn the almsbowl on him. What eight?
- (1) He tries to prevent bhikkhus from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to bhikkhus; (3) he tries to prevent bhikkhus from residing [in a certain place]; (4) he insults and reviles bhikkhus; (5) he divides bhikkhus from each
other; (6) he speaks dispraise of the Buddha; (7) he speaks dispraise of the Dhamma; (8) he speaks dispraise of the Sangha. When a lay follower possesses these eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may overturn the almsbowl on him.
- – Này các Tỷ-kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật úp bình bát của một nam cư sĩ thành tựu tám pháp. Thế nào là tám?
- Cố gắng đem lại thiệt hại cho các Tỷ-kheo, cố gắng đem lại bất lợi cho các Tỷ-kheo, cố gắng đuổi các Tỷ-kheo không cho trú ở, mắng nhiếc chỉ trích các Tỷ-kheo, làm ly gián giữa các Tỷ-kheo, hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng.
Này các Tỷ-kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật úp bình bát của một cư sĩ thành tựu tám pháp này.
- “Bhikkhus, when a lay follower possesses eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may turn the almsbowl upright on him. What eight?
- (1) He does not try to p revent bhikkhus from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to bhikkhus; (3) he does not try to prevent bhikkhus from residing [nearby]; (4) he does not insult and revile bhikkhus; (5) he does not divide bhikkhus from each other; (6) he speaks praise of the Buddha; (7) he
speaks praise of the Dhamma; (8) he speaks praise of the Sarigha.
When a lay follower possesses these eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may turn the almsbowl upright on him.”
- Này các Tỷ-kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật ngửa bình bát của một nam cư sĩ thành tựu tám pháp. Thế nào là tám?
- Không cố gắng đem lại thiệt hại cho các Tỷ-kheo, không cố gắng đem lại bất lợi cho các Tỷ-kheo, cho trú ở, không cố gắng đuổi các Tỷ-kheo, không mắng nhiếc chỉ trích các Tỷ-kheo, không làm ly gián giữa các Tỷ-kheo, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng.
Này các Tỷ-kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật ngửa bình bát của một nam cư sĩ thành tựu tám pháp này.
88 (8) Lack of Confidence – [(VIII) (88) Phản Ðối]
- “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses eight qualities, lay followers, if they wish, may proclaim their lack of confidence in him. What eight?
- (1) He tries to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to laypeople; (3) he insults and reviles laypeople; (4) he divides laypeople from each other; (5) he speaks, dispraise of the Buddha; (6) he speaks dispraise
of the Dhamma; (7) he speaks dispraise of the Sangha; (8) they see him at an improper resort. When a bhikkhu possesses these eight qualities, lay followers, if they wish, may proclaim their lack of confidence in him.
- – Ðối với nam cư sĩ thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo muốn, có thể nói lời phản đối. Thế nào là tám?
- Cố gắng đem lại thiệt hại cho các gia chủ, cố gắng đem lại bất lợi cho các gia chủ, nhiếc mắng chỉ trích các gia chủ, làm ly gián giữa các gia chủ, hủy báng Phật, hủy báng Pháp, phỉ báng chúng Tăng, thấy người ấy tại các chỗ không xứng đáng.
Ðối với nam cư sĩ thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo muốn, có thể nói lời phản đối.
- “Bhikkhus, when a. bhikkhu possesses eight qualities, layfollowers, if they wish, may proclaim their confidence in him; What eight?
- (1) He does not try to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to laypeople; (3) he does not insult and revile laypeople; (4) he does not divide laypeople from each other; (5) he speaks praise of the Buddha;
(6) he speaks praise of the Dhamma; (7) he speaks praise of the Sangha; (8) they see him at a [proper] resort.
When a bhikkhu possesses these eight qualities, lay followers, if they wish, may
proclaim their confidence in him.”
- Ðối với nam cư sĩ thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo muốn, có thể nói lời tùy thuận. Thế nào là tám?
- Không cố gắng đem lại thiệt hại cho các gia chủ, không cố gắng đem lại bất lợi cho các gia chủ, không nhiếc mắng chỉ trích các gia chủ, không làm ly gián giữa các gia chủ, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng, thấy người ấy tại các chỗ xứng đáng.
Ðối với nam cư sĩ thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo muốn, có thể nói lời tùy thuận.
89 (9) Reconciliation – [(IX) (89) Buộc Tội]
- “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses eight qualities, the Sangha, if it wishes, may enjoin an act of reconciliation on him. What eight?
- (1) He tries to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to laypeople; (3) he insults and reviles laypeople; (4) he divides laypeople from each other; (5) he speaks dispraise of the Buddha; (6) he speaks dispraise of the Dhamma; (7) he speaks dispraise of the Sangha; (8) he does not fulfill a legitimate promise to laypeople.
When a bhikkhu possesses these eight qualities, the Sangha, if it wishes, may enjoin an act of reconciliation on him.
- – Ðối với Tỷ-kheo thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tăng muốn, chúng Tăng có thể làm Yết-ma buộc tội. Thế nào là tám?
- Cố gắng đem lại thiệt hại cho các gia chủ, cố gắng đem lại bất lợi cho các gia chủ, làm ly gián giữa các gia chủ, hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng chúng Tăng, không thực hiện lời hứa đúng pháp cho các gia chủ.
Ðối với Tỷ-kheo thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tăng muốn, chúng Tăng có thể làm Yết-ma buộc tội.
- “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses eight qualities, the Sangha, if it wishes, may revoke an act of reconciliation [previously imposed on him]. What eight?
- (1) He does not try to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to laypeople; (3) he does not insult and revile laypeople; (4) he does not divide laypeople from each other; (5) he speaks praise of the Buddha; (6) he speaks praise of the Dhamma; (7) he speaks praise of the Sangha; (8) he fulfills a legitimate promise to laypeople.
When a bhikkhu possesses these eight qualities, the Sangha, if it wishes, may revoke an act of reconciliation [previously imposed on him].”
- Ðối với Tỷ-kheo thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tăng muốn, chúng Tăng có thể giải tỏa buộc tội Yết-ma. Thế nào là tám?
- Không cố gắng đem lại thiệt hại cho các gia chủ, không cố gắng đem lại bất lợi cho các gia chủ, không cố gắng ly gián giữa các gia chủ, không hủy báng Phật, không hủy báng Pháp, không hủy báng chúng Tăng, thực hiện lời hứa đúng Pháp cho các gia chủ.
Ðối với Tỷ-kheo thành tựu tám pháp, này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tăng muốn, chúng Tăng có thể giải tỏa buộc tội Yết-ma.
90 (10) Behavior – [(X) (90) Hành Xử Ðúng Pháp]
- “Bhikkhus, a bhikkhu charged with aggravated misconduct should behave rightly with respect to eight principles: (1) He should not give full ordination; (2) he should not give dependence; (3) he should not have a novice attend upon him; (4) he should not accept an agreement to serve as an exhorter of bhikkhunis; (5) even if he is agreed upon, he should not exhort bhikkhunis; (6) he should not accept any agreement [to serve as an officer] in the Sangha; (7) he should not be placed in any chief position; (8) he should not give rehabilitation [in a case] with that root.
A bhikkhu charged with aggravated misconduct should behave rightly with respect to these eight principles.”
- – Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo đã bị hành tìm tội Yết-ma, cần phải chơn chánh hành xử với vị ấy, theo tám pháp: Không cho pháp truyền đại giới, không cho vị ấy y chỉ, không cho Sa-di hầu hạ, không cho phép được nói gì với Tỷ-kheo dầu đã chấp nhận, không cho phép giáo giới các Tỷ-kheo-ni, không được hưởng các quyết định của Tăng chúng, không được đặt trong một vị trí đặc biệt nào, không được phép trở lại vị trí cũ bởi bất cứ lý do nào.
Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo đã bị hành tìm tội Yết-ma, cần phải chơn chánh hành xử với vị ấy theo tám pháp này.
(X) (90b) Một Số Nữ Cư Sĩ
Bojjhà, Sirimà, Padumà, Sudhanà, Manujà, Uttarà, Muttà, Khemà, Somà Rùpì, Cundì Bimbì, Sumanà, Mallikà, Tissà, mẹ của Tissà, Sonà, mẹ của Cunda Sonà, Kànà, mẹ của Kànà, Uttarà, mẹ của Nandà, Visàkhà, mẹ của Migàra, nữ cư sĩ Khujjuttarà và Sàmavatì, Suppavàsà, người thiếu nữ Koliya, nữ cư sĩ Suppiyà, nữ gia chủ mẹ của Nakula.
- Similarity – [(X) (90b) Một Số Nữ Cư Sĩ]
91 (1) – 117 (27) – [(X) (90b) Một Số Nữ Cư Sĩ]
Then the female lay follower Bojjha … Sirima … Paduma … Sutana … Manuja … Uttara … Mutta … Khema … Soma … Ruci … Princess Cundi … the female lay follower Bimbi … Princess Sumana … Queen Mallika … the female lay follower Tissa … Sona the mother of Tissa … the mother of Sona … Kana … the mother of Kana … Uttara Nandamata … Visakha Migaramata … the female lay follower Khujjuttara … the female lay follower Samavati … Suppavasa the Koliyan daughter … the female lay follower Suppiya … the housewife Nakulamata …
Bojjhà, Sirimà, Padumà, Sudhanà, Manujà, Uttarà, Muttà, Khemà, Somà Rùpì, Cundì Bimbì, Sumanà, Mallikà, Tissà, mẹ của Tissà, Sonà, mẹ của Cunda Sonà, Kànà, mẹ của Kànà, Uttarà, mẹ của Nandà, Visàkhà, mẹ của Migàra, nữ cư sĩ Khujjuttarà và Sàmavatì, Suppavàsà, người thiếu nữ Koliya, nữ cư sĩ Suppiyà, nữ gia chủ mẹ của Nakula.
- Lust and So Forth Repetition Series – [X. Tham Ái]
118 (1) – [(I) (1) Thắng Tri Tham Ái (1)]
- “Bhi kkhus, for direct knowledge of lust, eight things are to be developed. What eight?
- Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.
For direct knowledge of lust, these eight things are to be developed.”
- – Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp cần phải tu tập. Thế nào là tám?
- Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
119 (2) – [(I) (1) Thắng Tri Tham Ái (2)]
- “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, eight things are to be developed. What eight?
- (1) One percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’
- – Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp cần phải tu tập. Thế nào là tám?
- Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ nhất.
- (2) One percipient of forms internally sees forms externally, measureless,
beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’
- Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc không có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ hai.
- (3) One not percipient of forms internally sees forms externally, limited, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’
- (4) One not percipient of forms internally sees forms externally, measureless, beautiful or ugly. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ ba.
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ tư.
- (5) One not percipient of forms internally sees forms externally, blue ones, blue in color, with a blue hue, with a blue tint …
- (6) … yellow ones, yellow in color, with a yellow hue, with a yellow tint …
- (7) … red ones, red in color, with a red hue, with a red tint …
- (8) … white ones, white in color, with a white hue, with a white tint. Having overcome them, he is percipient thus: ‘I know, I see.’
For direct knowledge of lust, these eight things are to be developed.”
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ năm.
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ sáu.
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ bảy.
- Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”. Ðó là thắng xứ thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
120 (3) – [(III) (3) Thắng Tri Tham Ái (3)]
- “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, eight things are to be developed. What eight?
- (1) One possessing form sees forms. (2) One not percipient of form internally sees forms externally. (3) One is focused only on ‘beautiful.’ (4) With the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of
perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions
of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ one enters and dwells in the base of the infinity of space. (5) By completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite,’ one enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. (6) By completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing,’ one enters and dwells in the base of nothingness. (7) By completely surmounting the base of nothingness, one enters and dwells in the base of neither-perception-nor-non-perception. (8) By completely surmounting the base of neither-perceptionnor-
non-perception, one enters and dwells in the cessation of perception and feeling.
For direct knowledge of lust, these eight things are to be developed.”
- – Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập. Thế nào là tám?
- Tự mình có sắc, thấy các sắc, quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; chú tâm trên suy tưởng (sắc là) tịnh. Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những khác biệt với suy tư “hư không là vô biên”, chúng và trú Không vô biên xứ, với suy tư “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chúng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng.
Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
121 (4)- 147 (30) – [(IV) (4) Tham Ái]
– “Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of lust … these eight things are to be developed.”
– Muốn liễu tri tham ái… muốn tận diệt tham ái… muốn đoạn tận tham ái… muốn trừ diệt tham ái… muốn hủy diệt tham ái… muốn ly tham tham ái… muốn đoạn diệt tham ái… muốn trừ khử tham ái… muốn từ bỏ tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
148 (31)-627 (510) – [(V) (5) Các Pháp Khác]
– “Bhikkhus, for direct knowledge: for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … of delusion … of anger … of hostility … of denigration … of insolence … of envy … of miserliness … of deceitfulness … of craftiness … of obstinacy … of vehemence … of conceit … of arrogance … of intoxication … of heedlessness … these eight things are to be developed.”
This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.
– Ðối với sân… đối với si… đối với phẫn nộ… đối với hiềm hận… đối với giả dối… đối với não hại… đối với tật đố… đối với xan lẫn… đối với man trá… đối với phản bội… đối với ngoan cố…. đối với bồng bột nông nổi… đối với mạn… đối với tăng thượng mạn… đối với đắm say… Muốn thắng tri phóng dật… muốn liễu tri… muốn diệt tận… muốn đoạn tận… muốn trừ diệt… muốn hủy diệt… muốn ly tham… muốn đoạn diệt… muốn trừ khử… muốn xóa bỏ phóng dật, tám pháp này cần phải tu tập.
The Book of the Eights is finished.
Cuốn sách thứ tám đến đây là hết.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi08-0710.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
- https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-vii-pham-dat-rung-dong-pham-7-10/