07b. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Bảy Pháp – The Book of the Sevens – Phẩm 04 – 06 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The Book of the Sevens – page 1018 – 1069 of 1925.

 IV. Deities – [IV. Phẩm Chư Thiên]

 

32 (1) Heedfulness – [(I) (31) Không Phóng Dật]

 

  1. Then, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to the Blessed One:

– “Bhante, there are these seven qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What seven? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence for the training, reverence for concentration, reverence for heedfulness, and reverence for hospitality. These seven qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.”

This is what that deity said. The Teacher agreed. Then that deity, [thinking]: “The Teacher agrees with me,” paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.

  1. Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating, the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these seven qualities

that lead to the non-decline of a bhikkhu. What seven? Reverence for the Teacher … and reverence for hospitality. These seven qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Then that deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and disappeared

right there.”

 

Respectful toward the Teacher,

respectful toward the Dhamma,

deeply revering the Sangha, ‘

respectful toward concentration, ardent,

deeply respectful toward the training;

respectful toward heedfulness,

holding hospitality in reverence:

this bhikkhu cannot fall away,

but is close to nibbana.

  1. Bấy giờ có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

– Có bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính chúng Tăng; tôn kính học tập; tôn kính định; tôn kính không phóng dật; tôn kính nghinh đón. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc.

Thiên nhân ấy nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên nhân ấy với ý nghĩ: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta”, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các vị Tỷ-kheo:

– Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy thưa với Ta: “Có bảy pháp, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính không phóng dật, tôn kính nghinh đón. Bảy pháp này bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Kính trọng bậc Ðạo Sư,
Kính trọng Pháp và Tăng,
Kính trọng định, nhiệt tâm,
Chí thành kính học tập,
Kính trọng không phóng dật,
Chí thành kính nghinh đón,
Không thể bị đọa lạc,
Tỷ-kheo gần Niết-bàn.

 

33 (2) Moral Shame – [(II) (32) Xấu Hổ]

 

  1. “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these seven qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What seven? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the

Sangha, reverence for the training, reverence for concentration, reverence for a sense of moral shame, and reverence for moral dread. These seven qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Then the deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me,

and disappeared right there.”

 

Respectful toward the Teacher,

respectful toward the Dhamma,

deeply revering the Sangha,

respectful toward concentration, ardent,

deeply respectful toward the training;

endowed with moral shame and moral dread,

deferential and reverential:

such a one cannot fall away

but is close to nibbana.

  1. – Ðêm này, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, Thiên nhân ấy thưa với Ta: “Có bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính xấu hổ, tôn kính sợ hãi. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Kính trọng bậc Ðạo Sư,
Kính trọng Pháp và Tăng,
Kính trọng định, nhiệt tâm,
Chí thành kính học pháp,
Ðầy đủ tàm và quý,
Tùy thuận và tôn kính,
Không thể bị đọa lạc,
Vị ấy gần Niết-bàn.

 

34 (3) Easy to Correct (1) – [(III) (33) Dễ Nói (1)]

 

  1. “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these seven qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What seven? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the

Sangha, reverence for the training, reverence for concentration, reverence for a sense of moral shame, and reverence for moral dread. These seven qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Then the deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me,

and disappeared right there.”

 

Respectful toward the Teacher,

respectful toward the Dhamma,

deeply revering the Sangha,

respectful toward concentration, ardent,

deeply respectful toward the training;

endowed with moral shame and moral dread,

deferential and reverential:

such a one cannot fall away

but is close to nibbana.

… (Giống như kinh 32, chỉ khác là thay thế hai pháp cuối cùng tàm và quý bằng thiện ngôn (dễ nói) và thiện bằng hữu)…

 

35 (4) Easy to Correct (2) – [(IV) (34) Dễ Nói (2)]

 

  1. “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these seven qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What seven? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence for the training, reverence for concentration, being easy to correct, and good friendship. These seven qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Then the deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and disappeared right there.”
  2. When this was Said, the Venerable Sariputta said to the Blessed One:
  3. “Bhante, I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief to be as follows. Here, a bhikkhu himself reveres the Teacher, and speaks in praise of reverence for the Teacher; he encourages other bhikkhus who do not revere the Teacher to develop reverence for the Teacher and, at the proper time, genuinely and truthfully, he speaks

praise of those bhikkhus who revere the Teacher. He himself reveres the Dhamma … reveres the Sangha … reveres the training … reveres concentration … is easy to correct … has good friends and speaks in praise of good friendship; he encourages other bhikkhus who do not have good friends to find good

friends and, at the proper time, genuinely and truthfully, he speaks praise of those bhikkhus who have good friends. It is in such a way, Bhante, that I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief.”

– [The Blessed One said:] “Good, good, Sariputta! It is good that you understand in detail the meaning of this statement that I have spoken in brief in such a way.” [The Buddha here repeats the whole statement of Sariputta, ending:]

“It is in such a way, Sariputta, that the meaning of this statement that I spoke in brief should be understood in detail.”

  1. – Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân sau khi đêm ấy đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị ấy thưa với Ta: “Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
  2. Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
  3. – Lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như sau: Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo Sư, tán thán sự tôn kính bậc Ðạo Sư. Ðối với những Tỷ-kheo khác không tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy khích lệ họ tôn kính bậc Ðạo Sư. Ðối với những Tỷ-kheo khác tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy tán thán một cách chơn thật, chơn chánh, đúng thời. Tự mình tôn kính Pháp… tự mình tôn kính chúng Tăng… tự mình tôn kính học pháp… tự mình tôn kính thiện ngôn… tự mình tôn kính thiện bằng hữu, tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với những Tỷ-kheo khác không tôn kính thiện bằng hữu, vị ấy khích lệ họ tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với những Tỷ-kheo khác Tôn kính thiện bằng hữu, vị ấy tán thán một cách chơn thật, chơn chánh, đúng thời. Lời nói vắn tắt này các Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như vậy.
  4. – Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, lời nói vắn tắt này của Ta, đã được Thầy hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo Sư… (như trên, với những thay đổi cần thiết)… một cách chơn thực, chơn chánh, đúng thời. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Sàriputta, cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

 

36 (5) A Friend (1) – [(V) (35) Bạn Hữu (1)]

 

  1. “Bhikkhus, one should associate with a friend who possesses seven factors. What seven?
  2. (1) He gives what is hard to give. (2) He does what is hard to do. (3) He patiently endures what is hard to endure. (4) He reveals his secrets to you. (5) He preserves your secrets. (6) He does not forsake you when you are in trouble. (7) He does not roughly despise you.

One should associate with a friend who possesses these seven factors.”

 

A friend gives what is hard to give,

and he does what is hard to do.

He forgives you your harsh words

and endures what is hard to endure.

He tells you his secrets,

yet he preserves your secrets.

He does not forsake you in difficulties,

nor does he roughly despise you.

The person here in whom

these qualities are found is a friend.

One desiring a friend

should resort to such a person.

  1. – Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy?
  2. Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận.

Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn.

 

Bạn cho điều khó cho,
Làm những điều khó làm,
Kham nhẫn những lời nói,
Thật khó lòng kham nhẫn,
Nói lên bí mật mình,
Che giấu bí mật người,
Bất hạnh, không từ bỏ,
Khánh tận, không chê khinh,
Trong những trường hợp trên,
Tìm được người như vậy,
Với ai cần bạn hữu,
Hãy gần bạn như vậy.

 

37 (6) A Friend (2) – [(VI) (36) Bạn Hữu (2)]

 

  1. “Bhikkhus, one should associate with a bhikkhu friend who possesses seven qualities; one should resort to him and attend on him even if he dismisses you. What seven?
  2. (1) He is pleasing and agreeable; (2) he is respected and (3) esteemed; (4) he

is a speaker; (5) he patiently endures being spoken to; (6) he gives deep talks; and (7) he does not enjoin one to do what is wrong.”

 

He is dear, respected, and esteemed,

a speaker and one who endures speech;

he gives deep talks and does not enjoin one

to do what is wrong.

The person here in whom

these qualities are found is a friend,

benevolent and compassionate.

Even if one is dismissed by him,

one desiring a friend

should resort to such a person.

  1. – Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ-kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?
  2. Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.

Khả ái và đáng kính,
Ðáng bắt chước, thuyết giả,
Kham nhẫn các lời nói,
Nói những lời thâm sâu,
Không hối thúc ép buộc,
Những điều không hợp lý,
Ai có những pháp này,
Ở đời, người như vậy,
Người ấy là bạn hữu,
Với ai cần bạn hữu,
Người mong muốn lợi ích,
Với lòng từ ai mẫn.
Dầu có bị đuổi xua,
Hãy thân cận bạn ấy.

 

38 (7) Analytical Knowledges (1) – [(VII) (37) Vô Ngại Giải]

 

  1. ”Bhikkhus, when he possesses seven qualities, a bhikkhu might soon realize for himself with direct knowledge the four analytical knowledges and acquire mastery over them. What seven?
  2. “Here, (1) a bhikkhu understands as it really is: ‘This is mental sluggishness in me.’ (2) Or when the mind is constricted internally, he understands as it really is: ‘My mind is constricted internally.’ (3) Or when his mind is distracted externally, he understands as it really is: ‘My mind is distracted externally.’ (4) He knows feelings as they arise, as they remain present, as they disappear; (5) he knows perceptions as they arise, as they remain present, as they disappear; (6) he knows thoughts as they arise, as they remain present, as they disappear. (7) Then, among qualities suitable and unsuitable, inferior and superior, dark and bright along with their counterparts, he has grasped the mark well, attended to it well, reflected upon it well, and penetrated it well with wisdom. When he possesses these seven qualities, a bhikkhu might soon realize for himself with direct knowledge the four analytical knowledges and acquire

mastery over them.”

  1. – Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải. Thế nào là bảy?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm thụ động, như thật rõ biết: “Ðây là tâm ta thụ động”; khi nào tâm muội lược, như thật rõ biết: “Nội tâm ta muội lược”; khi nào tâm tán loạn, hướng ngoại”. Như thật rõ biết tâm ta tán loạn hướng ngoại. Vị ấy nhận thức được các thọ khởi lên, nhận thức được các thọ an trú, nhận thức được các thọ đi đến tiêu diệt; nhận thức được các tưởng khởi lên, nhận thức được các tưởng an trú, nhận thức được các tưởng tiêu diệt; nhận thức được các tầm khởi lên, nhận thức được các tầm an trú, nhận thức được các tầm tiêu diệt. Ðối với các pháp thích hợp hay không thích hợp, đối với các pháp hạ liệt hay thù thắng, đối với các pháp dự phần đen hay dự phần trắng, vị ấy khéo nắm giữ tướng, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không bao lâu, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải.

 

39 (8) Analytical Knowledges (2)

 

  1. “Bhikkhus, when he possessed seven qualities, Sariputta realized for himself with direct knowledge the four analytical knowledges and acquired mastery over them. What seven?
  2. “Here, (1) Sariputta understood as it really is: ‘This is mental sluggishness in me.’ (2) Or when the mind was constricted internally, he understood as it really is: ‘My mind is constricted internally.’ (3) Or when his mind was distracted externally, he understood as it really is: ‘My mind is distracted externally.’ (4)

For him, feelings Were known as they arose, as they remained present, as they disappeared; (5) perceptions were known as they arose, as they remained present, as they disappeared; (6) thoughts were known as they arose, as they remained present, as they disappeared. (7) Then, among qualities suitable and

unsuitable, inferior and superior, dark and bright along with their counterparts, he took up the mark well, attended to it well, reflected upon it well, and penetrated it well with wisdom.

When he possessed these seven qualities, Sariputta realized for himself with direct knowledge the four analytical knowledges and acquired mastery over them.”

  1. Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải. Thế nào là bảy?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sàriputta khi nào tâm thụ động, như thật rõ biết: “Ðây là tâm ta thụ động”; khi nào tâm muội lược, như thật rõ biết: “Nội tâm ta muội lược” … (như trên, số 2… chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải).

 

40 (9) Mastery (1) – [(VIII) (38) Ðiều Phục]

 

  1. “Bhikkhus, possessing seven qualities, a bhikkhu exercises mastery over his mind and is not a servant of his mind. What seven?
  2. Here, (1) a bhikkhu is skilled in concentration, (2) skilled in the attainment of concentration, (3) skilled in the duration of concentration, (4) skilled in emergence from concentration, (5) skilled in fitness for concentration, (6) skilled in the area of concentration, and (7) skilled in resolution regarding concentration.

Possessing these seven qualities, a bhikkhu exercises mastery over his mind, and is not a servant of his mind.”

  1. – Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo điều phục tâm và không để mình bị tâm điều phục. Thế nào là bảy?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo về định, thiện xảo nhập định, thiện xảo an trú định, thiện xảo xuất khỏi định, thiện xảo trong sự thoải mái của định, thiện xảo trong cảnh giới của định, thiện xảo trong dẫn phát đến định.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo điều phục tâm và không để mình bị tâm điều phục.

 

41 (10) Mastery (2)

 

  1. “Bhikkhus, possessing seven qualities, Sariputta exercises mastery over his mind and is not a servant of his mind. What seven?
  2. Here, (1) Sariputta is skilled in concentration, (2) skilled in the attainment of concentration, (3) skilled in the duration of concentration, (4) skilled in emergence from concentration, (5) skilled in fitness for concentration, (6) skilled in the area of concentration, and (7) skilled in resolution regarding concentration.

Possessing these seven qualities, Sariputta exercises mastery over his mind and is not a servant of his mind.”

  1. Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ kheo, Sariputta điều phục tâm và Sariputta không để mình bị tâm điều phục. Thế nào là bảy?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sàriputta thiện xảo về định, thiện xảo nhập định, thiện xảo an trú định, thiện xảo xuất khỏi định, thiện xảo trong sự thoải mái về Thiền định, thiện xảo trong cảnh giới định, thiện xảo trong dẫn phát đến định.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta điều phục tâm và Sàriputta không để mình bị tâm điều phục.

 

42 (11) Bases for [Being] “Ten-less” (1) – [(IX) (39) Sự Thù Diệu (1)]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, the Venerable Sariputta dressed, took his bowl and robe, and entered SavatthI for alms. It then occurred to him: “It is still too early to walk for alms in Savatthi. Let me go to the park of the wanderers of other sects.” Then the Venerable Sariputta went to the park of the wanderers of other sects. He exchanged greetings with those wanderers and, when they had concluded their greetings and cordial talk, sat down to one side. 2. Now on that occasion those wanderers had assembled and were sitting together when this conversation arose among them: “Friends, anyone at all who lives the complete and purified spiritual life for twelve years is fit to be

called a bhikkhu who is ‘ten-less.'” Then the Venerable Sariputta neither delighted in nor rejected the statement of those wanderers, but rose from his seat and left, [thinking]: “I shall find out what the Blessed One has to say about this statement.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anathapindika. Bấy giờ Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
  2. Lúc bấy giờ, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: “Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: ‘Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'”. Rồi Tôn giả Sàriputta không tùy hủy, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: “Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn”.

 

  1. Then, when the Venerable Sariputta had walked for alms in Savatthi, after his meal, on returning from his alms round, he approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. [He here reports verbatim the entire course of events and asks:]

– “Is it possible, Bhante, in this Dhamma and discipline to describe a bhikkhu as ‘ten-less’ by the mere counting of years?”

– “In this Dhamma and discipline, Sariputta, it isn’t possible to describe a bhikkhu as ‘ten-less’ by the mere counting of years. There are, Sariputta, these seven bases for [being] ‘ten-less’ that I have proclaimed after realizing them for myself with direct knowledge. What seven?

  1. Here, (1) a bhikkhu has a keen desire to undertake the training and does hot lose his fondness for undertaking the training in the future. (2) He has a strong

desire to attend to the Dhamma and does not lose his fondness for attending to the Dhamma in the future. (3) He has a strong desire to remove vain wishes and does not lose his fondness for removing vain wishes in the future. (4) He has a strong desire for seclusion and does not lose his fondness for seclusion in the

future. (5) He has a strong desire to arouse energy and does not lose his fondness for arousing energy in the future. (6) He has a strong desire for mindfulness and alertness and does not lose his fondness for mindfulness and alertness in the future. (7) He has a strong desire to penetrate by view and does not lose his fondness for penetrating by view in the future.

These are the seven bases for [being] ‘ten-less’ that I have proclaimed after

realizing them for myself with direct knowledge.

  1. “Sariputta, if a bhikkhu possesses these seven bases for [being] ‘ten-less/ then, if he lives the complete and pure spiritual life for twelve years, he is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete and pure spiritual life for twenty-four years, he is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete

and pure spiritual life for thirty-six years, he is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete and pure spiritual life for forty-eight years, he is fit to be called ‘ten-less.'”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi khất thực ở Sàvatthì xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Rồi bạch Thế Tôn, con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi, con ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ, bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: “Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: ‘Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'”. Rồi bạch Thế Tôn, con không tùy hỷ, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, con từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: “Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn”. Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này, có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm chăng?

– Này Sàriputta, trong Pháp, và Luật này, không có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm. Bảy sự thù diệu này, này Sàriputta, sau khi với thắng trí, Ta tự chứng ngộ, chứng đạt, an trú, và tuyên thuyết. Thế nào là bảy?

  1. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp; tha thiết quán pháp và trong tương lai khát vọng quán pháp; tha thiết nhiếp phục lòng dục; và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục, tha thiết Thiền tịnh, trong tương lai khát vọng Thiền tịnh; tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn; tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ; tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến.

Này Sàriputta, bảy thù diệu sự này được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

  1. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Sàriputta, Tỷ-kheo, nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”. Nếu trong hai mười bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!” Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”. Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”

 

43 (12) Bases for [Being] “Ten-less” (2) – [(X) (40) Sự Thù Diệu (2)]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kosambi in Ghosita’s Park. Then, in the morning, the Venerable Ananda dressed, took his bowl and robe, and entered Kosambi for alms. It then occurred to him: “It is still too early to walk for alms in Kosambi. Let me go to the park of the wanderers of other sects.” Then the Venerable Ananda went to the park of the wanderers of other sects: … [as in 7:42, substituting Ananda for Sariputta and Kosambi for Savatthi] 2-3. “Is it possible, Bhante, in this Dhamma and discipline to describe a bhikkhu as ‘ten-less’ by the mere counting of years?” “In this Dhamma and discipline, Ananda, it isn’t possible to describe a bhikkhu as ‘ten-less’ by the mere counting of years. There are, Ananda, these seven bases for [being] ‘ten-less’ that I have proclaimed after realizing them, for myself with direct knowledge. What seven?

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kosambì để khất thực. Tôn giả Ananda suy nghĩ: “Thật là quá sớm để đi khất thực ở Kosambì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Rồi Tôn giả Ananda đi đến khi vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

2-3. … (Giống như 2-3 của kinh trên, chỉ khác Tôn giả Ananda thế cho Tôn giả Sàriputta) … Thế nào là bảy?

 

  1. Here, a bhikkhu has (1) faith, (2) a sense of moral shame, (3). moral dread; (4) he is learned, (5) energetic, (6) mindful, and (7) wise.

These are the seven bases for [being] ‘ten-less’ that I have proclaimed after realizing them for myself with direct knowledge.

  1. “Ananda, if a bhikkhu possesses these seven bases for [being] ‘ten-less,’ then, if he lives the complete and pure spiritual life for twelve years, he is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete and pure spiritual life for twenty-four years, he is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete and pure

spiritual life for thirty-six years, h e is fit to be called ‘ten-less.’ If, too, he lives the complete and pure spiritual life for forty-eight years, he is fit to be called ‘ten-less.'”

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo có lòng tin, có lòng xấu hổ, có lòng sợ hãi, có nghe nhiều, có tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

Bảy thù diệu sự này, này Ananda, được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

  1. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Ananda, Tỷ-kheo nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói” Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”. Nếu trong hai mười bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!” Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”. Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: “Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!”.

 

  1. The Great Sacrifice – [V. Phẩm Ðại Tế Ðàn]

 

44 (1) Stations – [(I) (41) Thức Trú]

 

  1. “Bhikkhus, there are these seven stations for consciousness. What seven?
  2. (1) “There are, bhikkhus, beings that are different in body and different in perception, such as humans, some devas, and some in the lower world. This is the first station for consciousness.
  3. (2) “There are beings that are different in body but identical in perception, such-as-the-devas of-Brahma’s company that are reborn through the first [jhana]. This is the second station for consciousness.
  4. (3) “There are beings that are identical in body but different in perception, such as the devas of streaming radiance. This is the third station for consciousness.
  5. (4) “There are beings that are identical in body and identical in perception, such as the devas of refulgent glory. This is the fourth station for consciousness.
  6. (5) “There are beings that, with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ belong to the base of the infinity of space. This is the fifth station for consciousness.
  7. (6) “There are beings that, by completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite,’ belong to the base of the infinity of consciousness. This is the sixth station for consciousness.
  8. (7) “There are beings that, by completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing,’ belong to the base of nothingness. This is the seventh station for consciousness.

“These, bhikkhus, are the seven stations for consciousness.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy thức trú này. Thế nào là bảy?
  2. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng khác, như loài Người, một số Thiên nhân, một số các loài ở trong đọa xứ. Ðây là thức trú thứ nhất.
  3. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng là một, như Phạm chúng thiên được sanh nhờ chứng sơ Thiền. Ðây là thức trú thứ hai.
  4. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng khác, như chư Thiên Quang âm. Ðây là thức trú thứ ba.
  5. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng là một, như chư Thiên Biến Tịnh. Ðây là thức trú thứ tư.
  6. Có các loài hữu tính, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, đạt đến Không vô biên xứ, biết rằng: “Hư không là vô biên”. Ðây là thức trú thứ năm.
  7. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Không vô biên xứ, đạt đến Thức vô biên xứ, biết rằng: “Thức là vô biên”. Ðây là thức trú thứ sáu.
  8. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Thức vô biên xứ, đạt đến Vô sở hữu xứ, biết rằng: “Không có vật gì”. Ðây là thức trú thứ bảy.

Này các Tỷ-kheo, có bảy thức trú này.

 

45 (2) Accessories – [(II) (42) Tư Lương Cho Ðịnh]

 

  1. “There are, bhikkhus, these seven accessories of concentration. What seven? 2. Right view., right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, and right mindfulness. One-pointedness of mind equipped with these seven factors is called noble right concentration ‘with its supports’ and ‘with

its accessories.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy tư lương này của định. Thế nào là bảy?
  2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, được bảy chi phần này làm tư lương; đây được gọi là Thánh chánh định, này các Tỷ-kheo, với các sở ý, với các tư lương.

 

46 (3) Fires – [(III) (43) Lửa (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these seven fires. What seven?
  2. The fire of lust, the fire of hatred, the fire of delusion, the fire of those

worthy of gifts, the householder’s fire, the fire of those worthy of offerings, the wood fire.

These are the seven fires.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này. Thế nào là bảy?
  2. Lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa những vị đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường, lửa củi.

Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này.

 

47 (4) Sacrifice – [(IV) (44) Lửa (2)]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the brahmin Uggatasarlra had made arrangements for a great sacrifice. Five hundred bulls had been led to the post for the sacrifice. Five hundred bullocks … Five hundred heifers … Five

hundred goats … Five hundred rams had been led to the post for the sacrifice.

Then the brahmin Uggatasarlra approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– “I have heard, Master Gotama, that the kindling of the sacrificial fire and the raising of the sacrificial post are of great fruit and benefit.”

– “I too, brahmin, have heard this.” A second time … A third time the brahmin Uggatasarlra said to the Blessed One:

– “I have heard, Master Gotama, that the kindling of the sacrificial fire and the raising of the sacrificial post are of great fruit and benefit.”

– “I too, brahmin, have heard this.” “Then Master Gotama and I are in complete and total agreement.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một tế đàn lớn đang được thiết lập cho Bà-la-môn Uggatasarìra, năm trăm con bò đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé cái được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con dê được dắt đến trụ tế đàn, và năm trăm con cừu được dắt đến trụ tế đàn. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

– Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: “Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn”.

– Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: “Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn”.

Lần thứ hai… Lần thứ ba, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

– Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: “Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn”.

– Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: “Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn”.

– Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chúng ta đồng một mục đích, Tôn giả Gotama và chúng tôi; thật vậy, chúng ta hoàn toàn đồng nhau.

 

  1. When this was said, the Venerable Ananda said to the brahmin Uggatasarira: – “Brahmin, Tathagatas should not be asked thus: I have heard, Master Gotama, that the kindling of the sacrificial fire and the raising of the sacrificial post are of great fruit and benefit.’ Tathagatas should be asked: ‘Bhante, I want to kindle the sacrificial fire and raise the sacrificial post. Let the Blessed One exhort me and instruct me in a way that will lead to my welfare and happiness for a long time.”
  2. Then the brahmin Uggatasarlra said to the Blessed One:

– “Master Gotama, I want to kindle the sacrificial fire and raise the sacrificial post. Let Master Gotama exhort me and instruct me in a way that will lead to my welfare and happiness for a long time.”

– “Brahmin, one kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, raises three knives that are unwholesome and have suffering as their outcome and result. What three?

  1. Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Uggatasarìra:

– Này Bà-la-môn, không nên hỏi Như Lai rằng: “Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: “Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn”. Này Bà-la-môn, cần hỏi Như Lai như sau: “Bạch Thế Tôn, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng lên trụ tế đàn. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc an lạc lâu dài!”

  1. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng trụ tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama hãy giáo giới cho con; Tôn giả Gotama hãy thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

– Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi tế lễ đàn, dựng lên ba cây kiếm bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục. Thế nào là ba?

 

  1. The bodily knife, the verbal knife, and the mental knife. “Brahmin, one kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, arouses such a thought as this: ‘Let so many bulls be slain in sacrifice! Let so. Many bullocks … so many heifers … so many goats … so many rams

be slain in sacrifice!’ Though he [thinks], ‘Let me do merit,’ he does demerit. Though he [thinks], ‘Let me do what is wholesome,’ he does what is unwholesome. Though he [thinks], ‘Let me seek the path to a good destination,’ he seeks the path to a bad destination. One kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, raises this first knife, the mental one, which is unwholesome and has suffering as its outcome and result.

  1. “Again, brahmin, one kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, utters such speech as this: ‘Let so many bulls be slain in sacrifice! Let so many bullocks … so many heifers … so many goats … so many rams be slain in sacrifice!’ Though he [thinks], “Let me do merit,’ he does demerit. Though he [thinks], ‘Let me do what is wholesome,’ he does what is unwholesome. Though he [thinks], ‘Let me seek the path to a good destination,’ he seeks the path to a bad destination. One kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, raises this second

knife, the verbal one, which is unwholesome and has suffering as its outcome and result.

  1. Thân kiếm, ngữ kiếm, ý kiếm. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, khởi lên ý nghĩ: “Chừng ấy con bò đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé cái cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con dê cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con cừu cần phải giết cho lễ tế đàn”. Vị ấy nghĩ rằng: “Tôi làm công đức”, lại làm bất thiện; nghĩ rằng: “Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành”, lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ý kiếm thứ nhất, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.
  2. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, nói như sau: “Hãy giết chừng ấy con bò đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé cái cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con dê cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con cừu cho lễ tế đàn.”. Vị ấy nghĩ rằng: “Tôi làm công đức”, lại làm phi công đức; nghĩ rằng: “Tôi làm thiện”, lại làm bất thiện; nghĩ rằng: “Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành”, lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ngữ kiếm thứ hai, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

 

  1. “Again, brahmin, one kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, first undertakes the preparations to slay the bulls in sacrifice. He first undertakes the preparations to slay the bullocks in sacrifice … to slay the heifers in sacrifice … to slay the goats in sacrifice … to slay

the rams in sacrifice. Though he [thinks], ‘Let me do merit,’ he does demerit. Though he [thinks], ‘Let me do what is wholesome,’ he does what is unwholesome. Though he [thinks], ‘Let me seek the path to a good destination,’ he seeks the path to a bad destination. One kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, raises this third knife,

the bodily one, which is unwholesome and has suffering as its outcome and result.

“Brahmin, one kindling the sacrificial fire and raising the sacrificial post, even before the sacrifice, raises these three knives that are unwholesome and have suffering as their outcome and result.

  1. (1)—(3) “There are, brahmin, these three fires that should be abandoned and avoided and should not be cultivated. What three?
  2. The fire of lust, the fire of hatred, and the fire of delusion. (1) “And why should the fire of lust be abandoned and avoided and not be cultivated?
  3. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, tự mình bắt đầu khởi sự công việc: “Hãy giết các con bò đực cho lễ tế đàn”; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: “Hãy giết các con nghé đực cho lễ tế đàn”; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: “Hãy giết các con nghé cái cho lễ tế đàn”; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: “Hãy giết các con dê cho lễ tế đàn”; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: “Hãy giết các con cừu cho lễ tế đàn”. Vị ấy nghĩ rằng: “Tôi làm công đức”, lại làm phi công đức; nghĩ rằng: “Tôi làm thiện”, lại làm bất thiện; nghĩ rằng: “Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành”, lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên thân kiếm thứ ba, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ba cây kiếm này, đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

  1. Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa. Thế nào là ba?
  2. Lửa tham, lửa sân, lửa si. Vì sao, này Bà-la-môn, lửa tham cần phải đoạn diệt, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

 

  1. One excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, and mind. As a consequence, with the breakup

of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Therefore, this fire of lust should be abandoned and avoided and should not be cultivated. (2) — (3) “And why should the fire of hatred … the fire of delusion be abandoned and avoided and not be cultivated?

10 – 11. One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, and mind. As a consequence, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Therefore, this fire of delusion should be abandoned and avoided and should not be cultivated.

“These are the three fires that should be abandoned and avoided and should not be cultivated.

  1. Người bị tham làm cho ái nhiễm, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy, lửa tham này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa sân cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?
  2. Người bị sân làm cho tức giận, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa sân này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa si cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?
  3. Người bị si làm cho mê mờ, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa si này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

Ba lửa này, này Bà-la-môn, cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

 

  1. (4) – (6) “There are, brahmin, these three fires that should be properly and happily maintained, having honored, respected, esteemed, and venerated them. What three?
  2. The fire of those worthy of gifts, the householder’s fire, and the fire of

those worthy of offerings. (4) “And what is the fire of those worthy of gifts?

  1. One’s mother and father are called the fire of those worthy of gifts. For

what reason? Because it is from them that one has originated and come to be. Therefore, this fire of those worthy of gifts should be properly and happily maintained, having honored, respected, esteemed, and venerated it. (5) “And what is the householder’s fire?

  1. One’s children, wife, slaves, servants, and workers are called the householder’s fire. Therefore, this householder’s fire should be properly and happily maintained, having honored, respected, esteemed, and venerated it. (6) “And what is the fire of those worthy of offerings?
  2. Ba lửa này, này Bà-la-môn, được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Thế nào là ba?
  3. Lửa đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa đáng cúng dường. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng cung kính?
  4. Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ, những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì sao? Vì từ đó lửa đáng cung kính này khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra. Do vậy, này Bà-la-môn, lửa đáng cung kính này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa gia chủ?
  5. Ở đây, này Bà-la-môn, những người con, những người vợ, những người phục dịch, những người đưa tin, hoặc những người làm công cho người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa gia chủ. Do vậy lửa gia chủ này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng được cúng dường?

 

  1. Those ascetics and brahmins who refrain from intoxication and heedlessness, who are settled in patience and mildness, who tame themselves, calm themselves, and train themselves for nibbana are called the fire of those worthy of offerings. Therefore, this fire of those worthy of offerings should be properly and happily maintained, having honored, respected, esteemed, and venerated it.

“These, brahmin, are the three fires that should be properly and happily maintained, having honored, respected, esteemed, and venerated them.

(7) “But, brahmin, this wood fire should at certain times be ignited, at certain times be looked upon with equanimity, at certain times be extinguished, and at certain times be put aside.”

  1. When this was said, the brahmin Uggatasarlra said to the Blessed One:

– “Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! … [as in 6:38] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life. Master Gotama, I set free the five hundred bulls and allow them to

live. I set free the five hundred bullocks and allow them to live. I set free the five hundred heifers and allow them to live. I set free the five hundred goats and allow them to live. I set free the five hundred rams and allow them to live. Let them eat green grass, drink cool water, and enjoy a cool breeze.”

  1. Ở đây, này Bà-la-môn, những Sa-môn, Bà-la-môn nào từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, sống kham nhẫn nhu hòa; mỗi người điều phục tự ngã; mỗi người an chỉ tự ngã; mỗi người lắng dịu tự ngã. Này Bà-la-môn, đây gọi là ngọn lửa đáng được cúng dường. Do vậy lửa đáng được cúng dường này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

Còn lửa củi này, này Bà-la-môn, cần phải thường thường nhen đốt nó lên, cần phải thường thường chăm sóc duy trì, cần phải thường thường dập tắt, cần phải thường thường để một bên.

  1. Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama hãy nhận còn làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và thưa Tôn giả Gotama, con sẽ thả năm trăm con bò đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé cái và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con dê và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con cừu và cho chúng sống. Hãy để chúng ăn cỏ xanh; hãy để chúng uống nước mát; hãy để gió thổi chúng mát.

 

48 (5) Perceptions (1) – [(V) (45) Tưởng (1)]

 

  1. “Bhikkhus, these seven perceptions, when developed and cultivated,

are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. What seven?

  1. The perception of unattractiveness, the perception of death, the perception of the repulsiveness of food, the perception of nondelight in the entire world, the perception of impermanence, the perception of suffering in the impermanent, and the perception of non-self in what is suffering.

These seven perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation.”

(V) (45) Tưởng (1)

  1. – Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?
  2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

49 (6) Perceptions (2) – [(VI) (46) Tưởng (2)]

 

  1. “Bhikkhus, these seven perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. What seven?
  2. The perception of unattractiveness, the perception of death, the perception of the repulsiveness of food, the perception of nondelight in the entire world, the perception of impermanence, the perception of suffering in the impermanent, and the perception of non-self in what is suffering.
  3. These seven perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. (1) “It was said: ‘The perception of unattractiveness, bhikkhus,

when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?

  1. – Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?
  2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.
  3. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

  1. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of unattractiveness, his mind shrinks away from sexual intercourse, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, and either equanimity or revulsion becomes settled in him. Just as a cock’s, feather or a strip of sinew, thrown into a fire, shrinks away from it, turns back from it, rolls away from it, and is not d rawn toward it, so it is in regard to sexual intercourse when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of unattractiveness.

‘If; when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of unattractiveness, his mind inclines to sexual intercourse, or if he does not turn away from it, he should understand: ‘I have not developed the perception of unattractivehess; there is no distinction between my earlier condition and my present one; have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of unattractiveriess, his mind shrinks away from sexual intercourse … and either equanimity or revulsion becomes settled in him, he should understand: ‘I have developed the perception of unattractiveness; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this.

“When it was said: ‘The perception of unattractiveness, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation,’ it is because of this that this was said.

  1. Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán. Ví như, này các Tỷ-kheo, lông gà hay là dây gân quăng vào lửa thời thối lui, trở lưng, quay lưng, và không căng thẳng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, nhưng tâm lại chạy theo, đắm vào dâm dục, không khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Tưởng bất tịnh không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập”. Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Tưởng bất tịnh được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả tu tập”. Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

  1. (2) “It was said: ‘The perception of death, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of death, his mind shrinks away from attachment to life, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, and either equanimity or revulsion becomes settled in him. Just as a cock’s feather or a strip of sinew, thrown into

a fire, shrinks away from it, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, so it is in regard to attachment to life when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of death. ‘If, when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of death, his mind inclines to attachment to life, or if he does not turn away from it, he should understand: ‘I have not developed the perception of death; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of death, his mind shrinks away from attachment to life … and either equanimity or revulsion

becomes settled in him, he should understand: ‘I have developed the perception of death; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus he clearly comprehends this.

“When it was said: ‘The perception of death, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation,’ it is because of this that this was said.

  1. Tưởng chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng chết, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng không thích thú sự sống, do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời… (như số 4 ở trên, chỉ khác trước là tưởng bất tịnh, đây là tưởng chết, với sự thay đổi cần thiết)… Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

  1. (3) “It was said: ‘The perception of the repulsiveness of food, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of the repulsiveness of food, his mind shrinks away from craving for tastes, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, and either equanimity or revulsion becomes settled in him. Just as a cock’s feather or a

strip of sinew, throWn into a fire, shrinks away from it, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, so it is in regard to craving for tastes when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of the repulsiveness of food. “If, when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of the repulsiveness of food, his mind inclines to craving for tastes, or if he does not turn away from them, he should understand: I have not developed the perception of the repulsiveness of food; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of the repulsiveness of food, his mind shrinks away from craving for tastes … and either equanimity or revulsion becomes settled in him, he should understand: I have developed the perception of the repulsiveness of food; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this.

“When it was said: ‘The perception of the repulsiveness of

food, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit

and benefit, culminating in the deathless, having the deathless

as its consummation,’ it is because of this that this was said.

  1. Tưởng nhàm chán đối với món ăn, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng nhàm chán đối với các món ăn, thời tâm thối lui… không tham ái các vị; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời… (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng nhàm chán đối với các món ăn)… Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

  1. (4) “It was said: ‘The perception of non-delight in the entire world, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of non-delight in the entire world, his mind shrinks away from the world’s beautiful things, turns back from them, rolls away from them, and is riot drawn toward them, and either equanimity or revulsion becomes settled in him. Just as a cock’s feather or a strip of sinew, thrown into a fire, shrinks away from it, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, so it is in regard to the world’s beautiful things when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of non-delight in the entire world. “If, when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of non-delight in the entire world, his mind inclines to the world’s beautiful things, or if he does not turn away from them, he should understand: I have not developed

the perception of non-delight in the entire world; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of non-delight in the entire world, his mind shrinks away from the world’s beautiful things … and either equanimity or revulsion becomes settled in him, he should understand: ‘I have developed the perception of nondelight in the entire world; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’Thus he clearly comprehends this. “When it was said: ‘The perception of nomdelight in the entire world, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having

the deathless as its consummation,’ it is because of this that this was said.

  1. Tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lòe loẹt của thế giới; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời… (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tâm không hoan hỷ đối với các thế giới và những thay đổi cần thiết) … Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

  1. (5) “I t was said: ‘The perception of impermanence, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of impermanence, his mind shrinks away from gain, honor, and praise, turns back from them, rolls away from them, and is not drawn toward them, and either equanimity or revulsion becomes settled in him. Just as a cock’s feather or a strip of sinew, thrown into a fire, shrinks away from it, turns back from it, rolls away from it, and is not drawn toward it, so it is in reg ard to gain, honor, and praise when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of impermanence. “If, when a bhikkhu often dwells with a mind accustomed

to the perception of impermanence, his mind inclines to gain, honor, and praise, or if he does not turn away from them, he should understand: ‘I have not developed the perception of impermanence; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of impermanence, his mind shrinks away from gain, honor, and praise … and either equanimity or revulsion becomes settled in him, he should understand: ‘I have developed the perception of impermanence; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus he clearly comprehends this.

“When it was said: ‘The perception of impermanence, bhikkhus,

when developed and cultivated, is of great fruit and benefit,

culminating in the deathless, having the deathless as its

consummation/ it is because of this that this was said.

  1. Tưởng vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời… (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những thay đổi cần thiết) …

 

  1. (6) “It was said: The perception of suffering in the impermanent, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When-a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of suffering in the impermanent, a keen perception of danger becomes settled in him toward indolence, laziness, slackness, heedlessness, lack of effort, and unreflectiveness, just as toward a murderer with drawn sword. “If, when a. bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of suffering in the impermanent, a keen perception of danger does not become settled in him toward indolence, laziness, slackness, heedlessness, lack of effort, and

unreflectiveness, just as toward a murderer with drawn sword, he should understand: I have not developed the perception of suffering in the impermanent; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if, when he often dwells with a mind accustomed to the perception of suffering in the impermanent, a keen perception of danger

becomes settled in him toward indolence, laziness, slackness, heedlessness, lack of effort, and unreflectiveness, just as toward a murderer with drawn sword, he should understand: I have developed the perception of suffering in the impermanent; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus, he clearly

comprehends this.

“When it was said: The perception of suffering in the impermanent,

bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation,’ it is because of this that this was said.

  1. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; thời không giống như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập.” Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải hiểu rằng: “Tưởng khổ trên vô thường được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập.” Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

  1. (7) “It was said: The perception of non-self in what is suffering, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.’ For what reason was this said?
  2. “When a bhikkhu often dwells with a mind accustomed to the perception of non-self in what is suffering, his mind is devoid of I-making, mine-making, and conceit regarding this conscious body and all external objects; it has transcended discrimination and is peaceful and well liberated. “If, when a bhikkhu often dwells, with a mind accustomed to the perception of non-self in what is suffering, his mind is not devoid of I-making, mine-making, and conceit regarding this conscious body and all external objects, if it does not transcend

discrimination and become peaceful and well liberated, he should understand: I have not developed the perception of non-self in what is suffering; there is no distinction between my earlier condition and my present one; I have not attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. But if,

when he often dwells with a mind accustomed to the perception of non-self in what is suffering, his mind is devoid of I-making, mine-making, and conceit regarding this conscious body and all external objects, and if it has transcended discrimination and become peaceful and well liberated, he should understand: I

have developed the perception of non-self in what is suffering; there is a distinction between my earlier condition and my present one; I have attained the fruit of development.’ Thus, he clearly comprehends this. “When it was said: ‘The perception of non-self in what is suffering, bhikkhus, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having

the deathless as its consummation, it is because of this that this was said.

“These seven perceptions, bhikkhus, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation.”

  1. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, không khéo giải thoát, không được an tịnh, không vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập.” Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn đối với cái thân có thức và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Tưởng vô ngã trên khổ được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập.” Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho viên mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

50 (7) Sexual Intercourse – [(VII) (47) Dâm Dục]

 

  1. Then the brahmin Janussom approached the Blessed One and exchanged greetings with him … and said to him:

– “Does Master Gotama also claim to be one who lives the celibate life?”

– “If, brahmin, one could rightly say of anyone: ‘He lives the complete and pure celibate life— unbroken, flawless, unblemished, unblotched,’ it is precisely of me that one might say this. For I live the complete and pure celibate life—unbroken, flawless, unblemished, unblotched.”

– “But what, Master Gotama, is a breach, flaw, blemish, and blotch of the celibate life?”

  1. (1) “Here, brahmin, some ascetic or brahmin, claiming to be perfectly celibate, does not actually engage in intercourse with women. But he consents to being rubbed, massaged, bathed, and kneaded by them. He relishes this, desires it, and finds satisfaction in it. This is a breach, flaw, blemish, and blotch of the celibate life. He is called one who lives an impure celibate life, one who is fettered by the bond of sexuality. He is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not freed from suffering, I say.
  2. Bấy giờ có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm… Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả có tự xem mình là sống Phạm hạnh không?

– Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh phải nói như sau: “Vị ấy sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết phạm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh”. Này Bà-la-môn, nếu nói về Ta một cách chơn chánh, thời phải nói như vậy: “Ta sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết phạm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh”.

– Thưa Tôn giả Gotama, Phạm hạnh như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị ô nhiễm, bị điểm chấm?

  1. – Ở đây, này Bà-la-môn, có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu. Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đây gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đây gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không thoát khỏi khổ.

 

  1. (2) “Again, some ascetic or brahmin, claiming to be perfectly celibate, does not actually engage in intercourse with women; nor does he consent to being rubbed, massaged, bathed, and kneaded by them. But he jokes with women, plays with them, and amuses himself with them … (3) “… he does not joke with women, play with them, and amuse himself with them … but he gazes and stares straight into their eyes … (4) “… he does not gaze and stare straight into women’s eyes … but he listens to their voices behind a wall or through a rampart as they laugh, talk, sing, or weep … (5) “… he does not listen to the voices of women behind a wall or through a rampart as they laugh, talk, sing, or weep … but he recollects laughing, talking, and playing with them in the past…

(6) “… he does not recollect laughing, talking, and playing with women in the past … but he looks at a householder or a householder’s son enjoying himself furnished and endowed with the five objects of sensual pleasure … (7) … he does not look at a householder or a householder’s son enjoying himself furnished and endowed with the five objects of sensual pleasure, but he lives the spiritual life aspiring for [rebirth in] a certain order of devas, [thinking]: ‘By this virtuous behavior, observance, austerity, or spiritual life I will be a deva or one [in the retinue] of the devas.’ He relishes this, desires it, and finds satisfaction in it. This, too, is a breach, flaw, blemish, and blotch of the celibate life. He is called one who lives an impure celibate life, one who is fettered by the bond of sexuality. He is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not freed from suffering, I say.

“So long, brahmin, as I saw that I had not abandoned one or another of these seven bonds’ of sexuality, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in the world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I did not see even one of these seven bonds of sexuality that I had not abandoned, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans: ‘The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more

renewed existence.”

When this was said, the brahmin Janussoni said to the Blessed One:

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, không có hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu, nhưng cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân… tuy không cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân, nhưng lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân… tuy không lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân, nhưng nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào… tuy không nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào, nhưng nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân… tuy không nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân, nhưng xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức… tuy không xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức, nhưng sống Phạm hạnh với tâm nguyện hướng đến một thân chư Thiên, nguyện rằng: “Với giới này hay với giới cấm này, hay với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ thành một Thiên nhân này hay một Thiên nhân khác”. Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đấy gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đấy gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không giải thoát khỏi khổ.

Cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta còn tiếp tục thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này chưa được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta không có xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta tiếp tục không còn thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này đã được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Tri và kiến được khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa”.

Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!… Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

51 (8) Union – [(VIII) (48) Hệ Lụy]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you a Dhamm a exposition on union and disengagement. Listen … “And what is that Dhamma exposition on union and

disengagement?

  1. “A woman, bhikkhus, attends internally to her feminine faculty, her feminine comportment, her feminine appearance, her feminine aspect, her feminine desire, her feminine voice, her feminine ornamentation. She becomes excited by these and takes delight in them. Excited by them, taking delight in them,

she attends externally to [a man’s] masculine faculty, his masculine

comportment, his masculine appearance, his masculine aspect, his masculine desire, his masculine voice, his masculine ornamentation. She becomes excited by these and takes delight in them. Excited by them, raking delight in them, she desires union externally, and she also desires the pleasure and joy that arise on account of such union. Beings who are delighted with their femininity enter upon union with men. It is in this way that a woman does not transcend her femininity.

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn về hệ lụy, và ly hệ lụy, hãy lắng nghe… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn về hệ lụy và ly hệ lụy?
  2. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức, thời nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nữ nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ nên nữ nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân không có thoát được nữ tánh của mình.

 

  1. “A man, bhikkhus, attends internally to his masculine faculty, his masculine comportment, his masculine appearance, his masculine aspect, his masculine desire, his masculine voice, his masculine ornamentation. He becomes excited by these and takes delight in them. Excited by them, taking delight in them, he attends externally to [a ‘woman’s] feminine faculty, her feminine comportment, her feminine appearance, her feminine aspect, her feminine desire, her feminine voice, her feminine ornamentation. He becomes excited by these and takes delight in them. Excited by them, taking delight in them,’ he desires

union externally, and he also desires the pleasure and joy that arise on account of such union. Beings who are delighted with their masculinity enter upon union with women. It is in this way that a man does not transcend his masculinity.

“This is how union comes about. And How does disengagement come about?

  1. “A woman, bhikkhus, does not attend internally to her feminine faculty … to her feminine ornamentation. She does not become excited by these or take delight in them. Not excited by them, not taking delight in them, she does not attend externally to [a man’s] masculine faculty … his masculine ornamentation. She does not become excited by these or take delight in them. Not excited by them, not taking delight in them, she does not desire union externally, nor does she desire the pleasure and joy that arise on account of such union. Beings who are not delighted with their femininity become disengaged from men. It is in this way that a woman transcends her femininity.
  2. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nam nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc hỷ nên nam nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn bà. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân không thoát khỏi nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hệ lụy. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là không hệ lụy?
  3. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức thời nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nữ nhân ấy không muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nữ nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân thoát được nữ tánh của mình.

 

  1. A man, bhikkhus, does not attend internally to his masculine faculty … his masculine ornamentation. He does not become excited by these or take delight in them. Not excited by them, not taking delight in them, he does not attend externally to [a woman’s] feminine faculty … her feminine ornamentation. He

does not become excited by these or take delight in them. Not excited by them, not taking delight in them, he does not desire union externally, nor does he desire the pleasure and joy that arise on account of such union. Beings who are not delighted with their masculinity become disengaged from women. It is in

this way that a man transcends his masculinity.

“This is how disengagement comes about.

“This, bhikkhus, is the Dhamma exposition on union and disengagement.”

  1. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý đến nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức thời nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên nam nhân ấy không ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nam nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những nữ nhân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân thoát được nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hệ lụy.

Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn hệ lụy và ly hệ lụy.

 

52 (9) Giving – [(IX) (49) Bố Thí]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Campa on a bank of the Gaggara Lotus Pond. Then a number of lay followers from Campa approached the Venerable Sariputta, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “Bhante Sariputta, it has been a long time since we heard a Dhamma talk from the Blessed One. It would be good, Bhante, if we could get to hear a Dhamma talk from him.’

– “In that case, friends, you should come on the uposatha day. Perhaps then you might get to hear a Dhamma talk from the Blessed One.’

– “Yes, Bhante,” those lay followers replied.

Then, having risen from their seats, they paid homage to the Venerable Sariputta, circumambulated him keeping their right sides toward him, and departed. Then, on the uposatha day, those lay followers from Campa

approached the Venerable Sariputta, paid homage to him, and stood to one side. Then the Venerable Sariputta, along with those lay followers, went to the Blessed One. They paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and the Venerable Sariputta said to him:

  1. Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ ấy thưa với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Tôn giả, đã lâu lắm, chúng con không được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn. Lành thay, thưa Tôn giả, nếu nay chúng con được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn!

– Vậy này chư Hiền, hãy đến trong ngày lễ Trai giới (uposatha), các Thầy sẽ được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn.

– Thưa vâng, thưa Tôn giả!

Các nam cư sĩ ở Campà ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta, thân bên hữu hướng về Tôn giả rồi ra đi. Rồi các nam cư sĩ ở Campà, đến ngày lễ Trai giới, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi đứng một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta cùng với các nam cư sĩ ở Campà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

 

  1. – “Could it be the case, Bhante, that a gift given by someone here is not of great fruit and benefit? And could it be the case that a gift given by someone here is of great fruit and benefit?”

– “It could be the case, Sariputta, that a gift given by someone here is not of great fruit and benefit. And it could be the case that a gift given by someone here is of great fruit and benefit.”

  1. “Bhante, why is it that one gift is n ot of great fruit and benefit while the other is?”

– (1) “Here, Sariputta, someone gives a gift with expectations, with a bound mind, looking for rewards; he gives a gift, [thinking]: ‘Having passed away, I will make use of this.’ He gives that gift to an ascetic or a brahmin: food and drink; clothing and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings,

and lighting. What do you think, Sariputta? Might someone give such a gift?”

– “Yes, Bhante.”

– “In that case, Sariputta, he gives a gift with expectations, with a bound mind, looking for rewards; he gives a gift, [thinking]: ‘Having passed away, I will make use of this.’ Having given such a gift, with the breakup of the body, after death,

he is reborn in companionship with the devas [ruled by] the four great kings. Having exhausted that kamma, psychic potency, glory, and authority, he comes back and returns to this state of being.

  1. – Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

– Này Sàriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sàriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

  1. – Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

– Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: “Tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy cho các Sa-môn, Bà-la-môn, bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, những trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây có thể có hạng người bố thí như vậy không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành “vị trở lui lại”, trở lui trạng thái này.

 

  1. (2) “But, Sariputta, someone does not give a gift with expectations, with a bound mind, looking for rewards; he does not give a gift, [thinking]: ‘Having passed away, I will make use of this.’ Rather, he gives a gift, [thinking]: ‘Giving is good.’ (3) “He does not give a gift, [thinking]: ‘Giving is good,’ but rather he gives a gift, [thinking]: ‘Giving was practiced before by my father and forefathers; I should not abandon this ancient family custom.’ (4) “He does not give a gift, [thinking]: ‘Giving was practiced before … I should not abandon this ancient family custom,’ but rather he gives a gift, [thinking]: I cook; these people do not cook. It isn’t right that I who cook should not give to those who do not cook.’ (5) “He does not give a gift, [thinking]: I cook … to those who do not cook,’ but rather he gives a gift, [thinking]: ‘Just as the seers of old – that is, Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa, and Bhagu; held those great sacrifices, so I will share a gift,’…

(6) “He does not give a gift, [thinking]: ‘Just as the seers of old … held those great sacrifices, so I will share a gift,’ but rather he gives a gift, [thinking]: ‘When I am giving a gift my mind becomes placid, and elation and joy arise,’ … (7) “He does not give a gift, [thinking]: ‘When I am giving a gift my mind becomes placid^ and elation and joy arise,’ but rather he gives a gift, [thinking]: ‘It’s an ornament of the mind, an accessory of the mind.’ He gives that gift to an ascetic

or a brahmin: food and drink; clothing and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings, and lighting. What do you think, Sariputta? Might someone give such a gift?”

– “Yes, Bhante.”

– “In that case, Sariputta, he does not give a gift with expectations, with abound mind, looking for rewards; he does not give a gift, [thinking]: ‘Having passed away, I will make use of this.’ He does not give a gift, [thinking]: ‘Giving is good.’ He does not give a gift, [thinking]: ‘Giving was practiced before by my father and forefathers; I should not abandon this ancient family custom.’ He does not give a gift, [thinking]: ‘I cook; these people do not cook. It isn’t right that I who cook should not give to those who do not cook.’ H e does not give a gift, [thinking]: ‘Just as the seers of old … held those great sacrifices, so I will share a gift.’ He does not give a gift, [thinking]: ‘When I am giving a gift my mind becomes placid, and elation and joy arise.’ But rather, he gives a gift, [thinking]: ‘It’s an ornament of the mind, an accessory of the mind.’ Having given such, a gift, with the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas of Brahma’s company. Having exhausted that kamma, psychic potency, glory, and authority, he does not come back and return to this state, of being,

“This, Sariputta, is the reason why a gift given by someone here is not of great fruit and benefit. And this is the reason why a gift given by someone here is of great fruit and benefit.”

 

53 (10) Nandamata – [(X) (50) Mẹ Của Nanda]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Venerable Sariputta and the Venerable Mahamoggallana were wandering on tour in Dakkhinagiri together with a large Sangha of bhikkhus. Now on that occasion the female lay follower Velukantakl

Nandamata, having risen as the night was receding, chanted the Parayana.

Now on that occasion the great [deva] king Vessavana was traveling from north to south on some business. He heard the female lay follower Nandamata chanting the Parayana and stood waiting until the end of her recitation. When the female lay follower Nandamata had finished, she fell silent. Having understood that the female lay follower Nandamata had finished her recitation, the great [deva] king Vessavana applauded:

– “Good, sister! Good, sister!”

– “Who is that, my dear?”

– “I am your brother, the great [deva] king Vessavana, sister.’

– “Good, my dear! Then let the Dhamma exposition that I just recited be my guest’s gift to you.’

– “Good, sister! And let this too be your guest’s gift to me: Tomorrow, before they have eaten breakfast, the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana will come to Velukantaka. You should serve them and dedicate the offering to me. That will be your guest’s gift to me.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàmoggallàna đang du hành ở Dakkhinàgiri, cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda thức dậy trước khi mặt trời mọc, và đọc lớn tiếng bài “Pàràyana” (Con đường đưa đến bờ bên kia). Lúc bấy giờ, Ðại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) đang đi từ phương Bắc đến phương Nam vì một vài công việc. Ðại vương Vessavana nghe nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền đứng lại, chờ đợi cho bài được đọc xong. Và nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền im lặng. Rồi Ðại vương Vessavana biết được nữ cư sĩ, mẹ của Nanda đã đọc xong bài kệ, liền hết sức hoan hỷ và nói:

– Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!

– Ngài là ai, hỡi vị có bộ mặt hiền?

– Này Chị, ta là anh của Chị, Ðại vương Vessavana!

– Lành thay, hỡi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài.

– Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường.

 

  1. Then when the night had passed the female lay follower Nandamata had various kinds of delicious food prepared in her own residence. Then, before they had eaten breakfast, the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana arrived in Velukantaka. Then the female lay follower Nandamata addressed a man:

– “Come, good man. Go to the monastery and announce the time to the Sangha of bhikkhus, saying: ‘It is time, Bhante, the meal is ready at Lady Nandamata’s residence.'” The man replied:

– “Yes, madam,” and he went to the monastery and delivered his message.

Then the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana dressed, took their bowls and robes, and went to the residence of the female lay follower Nandamata, where they sat down in the seats that had been prepared. Then, with her own hands, the female lay follower Nandamata served and satisfied with various kinds of delicious food the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana. When the Venerable Sariputta had finished eating and had

put away his bowl, she sat down to one side and the Venerable Sariputta asked her:

– “But who, Nandamata, told you that the Sahgha of bhikkhus would be approaching?”

– (1) “Here, Bhante, having risen as the night was receding, I chanted the Parayan a [She here relates, in the first person, the entire incident narrated above, ending with Vessavana’s words: “And this will be your guest’s gift to me.” …

Bhante, let whatever merit I may have gained by this act of giving be dedicated to the happiness of the great [deva] king Vessavana.”

  1. Rồi cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đêm ấy đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm. Rồi chúng Tăng, với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu đi đến Velukantaka nhưng chưa ăn sáng. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda bảo một người đi, nói rằng:

– Này Bạn, hãy đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo: “Ðã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn”.

– Thưa vâng, thưa nữ cư sĩ.

Người ấy vâng đáp nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo:

– Ðã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn.

Rồi chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta mà Mahàmoggallàna là vị cầm đầu, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi đến trú xứ của nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đến, ngồi xuống trên các chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, mời chúng Tỷ-kheo với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu, với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, và làm chúng Tỷ-kheo được thỏa mãn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda thấy Tôn giả Sàriputta ăn đã xong, tay đã rút lui khỏi bình bát, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Sàriputta nói với cư sĩ, mẹ của Nanda đang ngồi một bên:

– Này Mẹ của Nanda, ai bảo cho Bà biết chúng Tỷ-kheo sẽ đi tới nhà?

– Ở đây, thưa Tôn giả, con thức dậy trước khi trời sáng, đọc lớn tiếng bài kệ Pàràyana rồi im lặng. Rồi thưa Tôn giả, Ðại vương Vessavana sau khi biết được con đã đọc xong, liền hết sức hoan hỷ và nói:

– “Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!”

– “Ngài là ai, hỡi vị có bộ mặt hiền?”

– “Này Chị, ta là anh của Chị, Ðại vương Vessavana!”

– “Lành thay, hỡi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài.”

– “Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường.”

Thưa Tôn giả, mong rằng mọi công đức của buổi cúng dường này sẽ đem lại an lạc cho đại vương Vessavana!

 

  1. “It’s astounding and amazing, Nandamata, that you can converse directly with such a powerful and influential young deva as the great [deva] king Vessavana.”

– (2) “Bhante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is another. I had only one son, a dear and beloved boy named Nanda. The rulers seized and abducted him on some pretext and executed him. Bhante, when that boy was arrested or was being put under arrest, when he was in prison or was being imprisoned,’ when he was dead or was being killed, I don’t recall any alteration of my mind.”

  1. “It’s astounding and amazing, Nandamata, that you can purify even the arising of a thought.”

– (3) “Bhante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is still another. When my husband died, he was reborn in the yakkha realm. He appeared to me in his previous bodily form, but I don’t recall any alteration of

my mind.”

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà có thể nói chuyện, mặt tận mặt với một Thiên tử có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy.

– Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, Nanda, đứa con độc nhất của con, khả ái, khả ý, vì một lý do gì đó, bị các vua dùng sức mạnh bắt giữ và đoạn mạng sống. Thưa Tôn giả, trong khi đứa trẻ bị bắt giữ hay đang bị bắt giữ, khi bị trói hay đang bị trói, khi bị giết hay đang bị giết, con rõ biết tâm của con không có đổi khác.

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà đã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

– Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, người chồng của con, khi mạng chung, sanh vào sanh loại Dạ-xoa, và vị ấy hiện lên trước mặt con, với một tự ngã như lúc trước. Nhưng thưa Tôn giả, con rõ biết, không vì nhân duyên ấy, tâm của con có đổi khác.

 

  1. “It’s astounding and amazing, Nandamata, that you can purify even the arising of a thought.”

– (4). “Bhante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is still another. I was given to my young husband in marriage when I was a young girl; but I don’t recall ever transgressing against him even in thought, much less by deed.’

  1. “I t’s a stounding and amazing, Nandamata,’ that you can purify even the arising of a thought.”

– (5) “B hante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is still another. Since I d eclared myself a lay follower, I don’t recall ever intentionally transgressing any training rule.”

“It’s astounding and amazing, Nandamata!”

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Người dã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

– Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác. Thưa Tôn giả, khi còn là thiếu nữ, được đưa đến cho chồng con, con rõ biết con không có một tâm vi phạm đối với chồng con, huống nữa là về thân!

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà đã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

– Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Thưa Tôn giả, khi con tự chấp nhận là một nữ cư sĩ, con rõ biết con chưa từng vi phạm một học pháp nào.

 

  1. (6) “Bhante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is still another. For as much as I want, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I enter and dwell in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, I enter and dwell in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought

and examination. With the fading away as well of rapture, I dwell equanimous and, mindful and clearly comprehending, I experience pleasure with the body; I enter and dwell in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning

of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, I enter and dwell in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity.’

  1. It’s astounding and amazing, Nandamata!”

– (7) “Bhante, that is not the only astounding and amazing quality of mine. There is still another. Of the five lower fetters taught by the Blessed One, I don’t see any that I haven’t abandoned.”

  1. “It’s astounding and amazing, Nandamata!”

Then the Venerable Sariputta instructed, encouraged,

inspired, and gladdened Nandamata with a Dhamma talk, after which he rose from his seat and departed.

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, nếu con muốn, con có thể ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, không tầm không tứ; làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, con chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ, con trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, con chứng đạt và an trú Thiền thứ ba; đoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt các hỷ ưu đã cảm thọ trước, con chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
  2. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

– Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng, con thấy rõ không còn pháp nào ở nơi con chưa được đoạn tận.

  1. – Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi với một pháp thoại, nói lên cho nữ cư sĩ mẹ của Nanda, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

 

The Second Fifty

  1. Undeclared – [VI. Phẩm Không Tuyên Bố]

 

54 (1) Undeclared – [(I) (51) Không Tuyên Bố]

 

  1. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, why is it that doubt does not arise in the instructed noble disciple

about the undeclared points?”

  1. “With the cessation of views, bhikkhu, doubt does not arise in the instructed noble disciple about the undeclared points.

(1) “The Tathagata exists after death’: this is an involvement with views; ‘The Tathagata does not exist’after death’: this is an involvement with views; ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’: this is an involvement with views. The Tathagata neither exists nor does not exist after death’: this is

an involvement with views. “Bhikkhu, the uninstructed worldling does not understand views, their origin, their cessation, and the way leading to them

cessation. For him, that view increases. He is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not freed from suffering, I say. “But the instructed noble disciple understands views, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation. For him, that view ceases. He is freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is freed from suffering, I say.

“Knowing thus, seeing thus, the instructed noble disciple does not declare: ‘The Tathagata exists after death’; or: ‘The Tathagata does not exist after death’; or: ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’; or: ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death.’ Knowing thus, seeing thus, the instructed noble disciple does not make declarations regarding the undeclared points. “Knowing thus, bhikkhu, seeing thus, the instructed noble, disciple does not tremble does not shake, does not vacillate, and does not become terrified regarding the undeclared points. (2) ” ‘Th e Tathagata exists after death’: this is an involvement with craving … (3) … this is an involvement with perception … (4) … something conceived … (5) … a proliferation … (6) … an involvement with clinging … (7) … a [ground for] remorse; ‘The Tathagata does not exist after death’: this is a [ground for] remorse; ‘The Tathagata both exists and does not

exist after death’: this is a [ground for] remorse; ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death’: this is a [ground for] remorse.

“Bhikkhu, the uninstructed worldling does not understand remorse, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. For him, that remorse increases. He is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not freed from suffering, I say.

“But the instructed noble disciple understands remorse, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. For him, that remorse ceases. He is freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is freed from suffering, I say. “Knowing thus, seeing thus, the instructed noble disciple does not declare: ‘The Tathagata exists after death’; or: ‘The Tathagata does not exist after death’; or: ‘The Tathagata both exists and does not exist after death’; or: ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death.’ Knowing thus, seeing thus, the instructed noble disciple does not make declarations regarding the undeclared points. “Knowing thus, seeing thus, the instructed noble disciple does not tremble, does not shake, does not vacillate, and does not fall into terror regarding the undeclared points.

“Bhikkhu, this is why doubt does not arise in the instructed noble disciple about the undeclared points.”

  1. Bấy giờ một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố?

  1. – Này Tỷ-kheo, do kiến diệt, với vị Thánh đệ từ có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại”, này Tỷ-kheo, là một tà kiến. “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại”, này Tỷ-kheo, là một tà kiến. “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại”, này Tỷ-kheo, là một tà kiến. “Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại”, này Tỷ-kheo, là một tà kiến. Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu không có nghe nhiều, không tuệ tri kiến, không tuệ tri kiến tập khởi, không tuệ tri kiến đoạn diệt, không tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến ấy của người ấy tăng trưởng. Người ấy không thoát khỏi khổ”. Này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều, tuệ tri kiến, tuệ tri kiến tập khởi, tuệ tri kiến đoạn diệt, tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến của người ấy tiêu diệt. Người ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Người ấy thoát khỏi khổ”. Này Tỷ-kheo, do biết vậy, do thấy vậy, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều không có tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại”, không có tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại”, không có tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại”, không có tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại”. Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều có một thái độ không tuyên bố đối với những vấn đề không được tuyên bố. Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động, không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại”, này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại”, này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại”, này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại”, này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu nghe ít, không tuệ tri truy hối, không tuệ tri truy hối tập khởi, không tuệ tri truy hối đoạn diệt, không tuệ tri con đường đưa đến truy hối đoạn diệt. Truy hối của người ấy tăng trưởng. Người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Người ấy không thoát khỏi khổ”. Này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có nghe nhiều, tuệ tri truy hối, tuệ tri truy hối tập khởi, tuệ tri truy hối đoạn diệt, tuệ tri con đường đi đến truy hối đoạn diệt. Truy hối của vị ấy tiêu diệt. Vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Người ấy thoát khỏi khổ”. Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, không tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại”, không tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại”, không tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại”, không tuyên bố: “Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại”. Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động, không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân, đây là duyên, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố.

 

55 (2) Destinations of Persons – [(II) (52) Sanh Thú Của Loài Người]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you seven destinations of persons and attainment of nibbana through non-clinging. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

– “And what, bhikkhus, are the seven destinations of persons?

  1. (1) “Here, a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine. I am abandoning what exists, what has come to be.’ He obtains equanimity. He is not attached to existence; he is not attached to origination. He sees with correct wisdom: ‘There is a higher state that is peaceful,’ yet he has not totally realized that state. He has not totally abandoned the underlying tendency to conceit; he has not totally abandoned the underlying tendency to lust for existence; he has not totally abandoned ignorance. With the utter destruction of the five lower fetters he becomes

an attainer of nibbana in the interval. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off and be extinguished. So too, a bhikkhu is practicing thus … [71] … he has not totally abandoned ignorance. With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana in the interval.

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về bảy sanh thú của loài Người, và không chấp thủ Niết-bàn. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo. Thế nào là bảy sanh thú của loài Người?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ”. Vị ấy có được xả. Vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh. Vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra và trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ”. Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm hữu, không tham đắm hậu hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh. Và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.

 

  1. (2) “Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine. I am abandoning what exists, what has come to be.’ He obtains equanimity. He is not attached to existence; he is not attached to origination. He sees with correct wisdom: ‘There is a higher state that is peaceful,’ yet he has not totally realized that state. He has not totally abandoned the underlying tendency to conceit; he has riot totally abandoned the underlying tendency to lust for existence; he has not totally abandoned ignorance. With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an

attainer of nibbana in the interval. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off, rise up, and be extinguished. So

too, a bhikkhu is practicing thus with the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana in the interval.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong thực hành suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ”. Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên và trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy đoạn diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.

 

  1. (3) ‘Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine.’ … With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana in the interval. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off, rise up, and be extinguished just before it lands on the ground. So too, a bhikkhu is practicing thus … With the utter destruction of the five lower fetters

he becomes an attainer of nibbana in the interval.

  1. (4) “Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine. With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana upon landing. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might be produced and fly up, and upon landing on the ground it would be extinguished. So too, a bhikkhu is practicing thus With the utter destruction of the five lower

fetters he becomes an attainer of nibbana upon landing.

  1. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy đoạn diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, sau khi chưa chạm vào đất, có thể trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra , có thể bay lên, sau khi chưa chạm vào đất, có thể trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn.

 

  1. (5) “Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine.’ … With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana without exertion. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off, rise up, and fall on a small pile of straw or sticks. There it would produce a fire and smoke, but when it has exhausted that small pile of straw or sticks,

if it gets no more fuel, it would be extinguished. So too, a bhikkhu is practicing thus … With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana without exertion.

  1. (6) “Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine.’ With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana through exertion. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off, rise up, and then fall upon a wide pile of straw or sticks. There it would produce a fire and smoke, but when it has exhausted that wide pile of straw or sticks, if it gets no more fuel, it would be extinguished. So too, a bhikkhu is practicing thus … With the utter destruction of the five lower fetters he becomes an attainer of nibbana through exertion.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ nhỏ, hay trên một đống củi nhỏ; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ nhỏ ấy, hay đống củi nhỏ ấy, rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Niết-bàn.
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ , hay trên một đống củi rộng lớn; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ , hay đống củi rộng lớn ấy, rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này sẽ không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn.

 

  1. (7) “Then a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be; it will not be mine. I am abandoning what exists, what has come to be.’ He obtains equanimity. He is not attached to existence; he is not attached to origination. He sees with correct wisdom: ‘There is a higher state that is peaceful,’ yet he has not totally realized that state. He has not totally abandoned the underlying tendency to conceit; he has not totally abandoned the underlying tendency to lust for existence; he has not totally abandoned ignorance. With the utter destruction of the five lower fetters he becomes one

bound upstream, heading toward the Akanittha realm. “For example, when an iron bowl has been heated all day and is struck, a chip might fly off, rise up, and then fall upon a large pile of straw or sticks. There it would produce a fire and smoke, and when it has exhausted that large pile of straw or sticks, it would burn up a wood or a grove until it reaches the edge of a field, the edge of a road, the edge of a stone mountain, the edge of water, or some delightful piece of land, and then, if it gets no more fuel, it would be extinguished. So too, a bhikkhu is practicing thus with the utter destruction of the five lower fetters he becomes one bound upstream, heading toward the Akanittha realm.

“These, bhikkhus, are the seven destinations of persons. “And what, bhikkhus, is attainment of nibbana through nonclinging?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ.”. Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Thượng lưu Bát-niết-bàn, đi đến Sắc cứu cánh. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ, hay trên một đống củi to lớn; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ, hay đống củi to lớn ấy, thiêu cháy lùm cây, thiêu cháy rừng rậm. Sau khi thiêu cháy thảo nguyên, sau khi thiêu cháy rừng rậm, nó cháy lan đến đám ruộng xanh hay đến đám đất cao, hay đến hòn đá, hay đến dòng nước, hay đến đám đất khả ái, hay đến một phần đất nào rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta…”. Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Thượng lưu Bát-niết-bàn, đi đến Sắc cứu cánh.

Này các Tỷ-kheo, đây là bảy sanh thú của loài Người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Không chấp thủ Bát-Niết-bàn?

 

  1. Here, a bhikkhu is practicing thus: It might not be, and it might not be mine. It will not be, it will not be mine. I am abandoning what exists, what has come to be.’ He obtains equanimity. He is not attached to existence; he is not attached

to origination. He sees with correct wisdom: There is a higher state that is peaceful,’ and he has totally realized that state. He has totally abandoned the underlying tendency to conceit; he has totally abandoned the underlying tendency to lust for existence; he has totally abandoned ignorance. With the destructi on of the taints, he has realized for himself with direct knowledge,

in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and havirig entered upon it, he dwells in it. This is called attainment of nibbana through non-clinging. “These, bhikkhus, are the seven destinations of persons and attainment of nibbana through non-clinging.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: “Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ.”. Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chứng đắc trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy tự mình với thắng trí, ngay trong hiện tại, chứng nhập, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Không chấp thủ Bát-niết-bàn. Và này các Tỷ-kheo, đây là bảy sanh thú của loài Người và Không chấp thủ Bát-niết-bàn.

 

56 (3) Tissa – [(III) (53) Tissa]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then, when the night had advanced, two deities of stunning beauty, illuminating the entire Vulture Peak, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. One deity then said to the Blessed One:

– “Bhante, these bhikkhunis are liberated.’

The other said:

– “Bhante, these bhikkhunis are well liberated without residue remaining.”

This is what those deities said. The Teacher agreed. Then, [thinking]: “The Teacher has agreed,” they paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.

– Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, two deities of stunning beauty, illuminating the entire Vulture Peak, approached me, paid homage to me, and stood to one side. One deity then said to me: ‘Bhante, these bhikkhunis are liberated.’ And the other said: ‘Bhante, these bhikkhunis are well liberated without residue remaining.” This is what those deities said, after which they paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and

disappeared right there.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại núi Gijjihakuta (Linh Thứu). Bấy giờ có hai Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Gijjihakuta, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một Thiên nhân bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này được giải thoát.

Thiên nhân khác bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này khéo giải thoát, không có dư y.

Các Thiên nhân ấy nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi các Thiên nhân ấy, sau khi được biết: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận”, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, bảo các Tỷ-kheo:

– Ðêm này, này các Tỷ-kheo, có hai Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Gijjihakuta, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một Thiên nhân bạch với Ta: “Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này được giải thoát”. Thiên nhân khác bạch với Ta: “Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này khéo giải thoát, không có dư y”. Này các Tỷ-kheo, các Thiên nhân ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, các Thiên nhân ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

 

  1. Now on that occasion the Venerable Mahamoggallana was sitting not far from the Blessed One. Then it occurred to the Venerable Mahamoggallana: “Which devas know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as ‘one without residue

remaining’?” Now at that time a bhikkhu named Tissa had recently died

and been reborn in a certain brahma world. There too they knew him as “the brahma Tissa, powerful and mighty.” Then, just as a strong mart might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahamoggallana disappeared from Mount Vulture Peak and reappeared in that brahma world. Having seen the Venerable Mahamoggallana coming in the distance, the brahma Tissa said to him:

– “Come, respected Moggallana! Welcome, respected Moggallana! It has been long since you took the opportunity to come here. Sit down, respected Moggallana. This seat has been prepared.” The Venerable Mahamoggallana sat down on the prepared seat. The brahma Tissa then paid homage to the Venerable Mahamoggallana and sat down to one side. The Venerable

Mahamoggallana then said to him:

– “Which devas, Tissa, know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as ‘one without residue remaining’?”

– “The devas of Brahma’s company have such knowledge, respected Moggallana.”

– “Do all the devas of Brahma’s company have such knowledge,

Tissa?”.

  1. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna suy nghĩ như sau: “Những Thiên nhân nào có trí như sau: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y””. Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Tissa mạng chung không bao lâu và được sanh lên một Phạm thiên giới. Tại đấy, họ được biết vị ấy là Phạm thiên Tissa, có đại thần lực, có đại uy lực. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna, như người lực sĩ duỗi cánh đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, biến mất ở Gijjihakuta và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Phạm thiên Tissa thấy Tôn giả Mahàmoggallàna từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:

– Hiền giả Moggallàna, hãy đến đây! Thiện lai Hiền giả Moggallàna! Ðã lâu, Hiền giả Moggallàna mới tạo cơ hội này, tức là đến đây. Hãy ngồi, Hiền giả Moggallàna, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn!

Tôn giả Mahàmoggallàna ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Phạm thiên Tissa đảnh lễ Tôn giả Mahàmoggallàna rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahàmoggallàna nói với Phạm thiên Tissa đang ngồi xuống một bên:

– Những Thiên nhân nào có trí như sau: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”.

– Thưa Hiền giả Moggallàna, Phạm chúng thiên có trí như sau: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”.

– Này Tissa, có phải tất cả chư Thiên ở Phạm chúng thiên đều có trí như vậy: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”?

 

  1. “Not all, respected Moggallana. Those devas of Brahma’s company who are content with a brahma’s life span, a brahma’s beauty, a brahma’s happiness, a brahma’s glory, a brahma’s authority, and who do not understand as it really is an escape higher than this, do not have such knowledge. “But those devas of Brahma’s company who are not content with a brahma’s life span, a brahma’s beauty, a brahma’s happiness,’ a brahma’s glory, a brahma’s authority, and who

understand as it really is an escape higher than this, know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as ‘one without residue remaining.’

  1. (1) “Here, respected Moggallana, when a bhikkhu is liberated in both respects, those devas know him thus: ‘This venerable one is liberated in both respects. As long as his body stands devas and humans will see him, but with the breakup of the body, devas and humans will see him no more.’ It is in this

way that those devas know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as ‘one without residue remaining.’

  1. – Thưa Hiền giả, không phải tất cả chư Thiên ở Phạm chúng thiên đều có trí như vậy: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”. Thưa Hiền giả Moggallàna, những Thiên nhân nào ở Phạm chúng thiên bằng lòng với tuổi thọ Phạm thiên, bằng lòng với dung sắc Phạm thiên, với an lạc Phạm thiên, với danh tiếng Phạm thiên, với uy quyền Phạm thiên, không như thật rõ biết sự xuất ly cao hơn trạng thái ấy. Những vị ấy không có trí như sau: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”. Và thưa Hiền giả Moggallàna, những Thiên nhân nào ở Phạm chúng thiên, không bằng lòng với tuổi thọ Phạm thiên, không bằng lòng với dung sắc Phạm thiên, với an lạc Phạm thiên, với danh tiếng Phạm thiên, với uy quyền Phạm thiên, như thật rõ biết sự xuất ly cao hơn trạng thái ấy; những vị ấy có trí như sau: “Có dư y là có dư y” hay “không có dư y là không có dư y”.
  2. Ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo được giải thoát cả hai phần. Chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: “Tôn giả này được giải thoát cả hai phần”. Khi thân còn tồn tại, các Thiên nhân và loài Người thấy được vị ấy. Khi thân hoại, các Thiên nhân và loài người không thấy được vị ấy. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy, có trí như sau: “Không có dư y là không có dư y”.

 

  1. (2) “Then, when a bhikkhu is liberated by wisdom, those devas know him thus: ‘This venerable one is liberated by wisdom. As long as his body stands devas and humans will see him, but with the breakup of the body devas and humans will see him no more.’ It is in this way, too, that those devas know

one who has a residue remaining …

  1. (3) “Then, when a bhikkhu is a body witness, those devas know him thus: ‘This venerable one is a body witness. If this venerable one resorts to congenial lodgings, relies on good friends, and harmonizes the spiritual faculties, perhaps he will realize for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, dwell in it.’ It is in this way, too, that those devas know one who has a residue remaining …
  2. (4) “Then, when a bhikkhu is one attained to view … (5) one liberated by faith … (6) a Dhamma follower, those devas know him thus: ‘This venerable one is a Dhamma follower. If this venerable one resorts to congenial lodgings, relies on good friends, and harmonizes the spiritual faculties, perhaps he will realize for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, dwell in it.’ It is in

this way, too, that those devas know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as ‘one without residue remaining.’

  1. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo được tuệ giải thoát, chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: “Tôn giả này được tuệ giải thoát”. Khi thân còn tồn tại, các Thiên nhân và loài Người thấy được vị ấy. Khi thân hoại, các Thiên nhân và loài Người không thấy được vị ấy. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: “Không có dư y là không có dư y”.
  2. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo thân chứng, chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: “Tôn giả này là vị thân chứng. Rất có thể Tôn giả này, do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: “Có dư y là có dư y”.
  3. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo kiến chí… tín giải thoát… tùy pháp hành. Chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: “Tôn giả này là vị tùy pháp hành. Rất có thể Tôn giả này, do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: “Hay trong các vị có dư y, vị ấy là vị có dư y”.

 

  1. Then, having delighted and rejoiced in the words of the brahma Tissa, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahamoggallana disappeared from the brahma world and reappeared on Vulture Peak. He approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to the Blessed One his entire

conversation with the brahma Tissa.

– [The Blessed One said:] “But, Moggallana, didn’t the brahma Tissa teach you about the seventh person, the one who dwells in the markless?”

– “It is the time for this, Blessed One! It is the time for this, Fortunate One! The Blessed One should teach about the seventh person, the one who dwells in the markless. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Then listen, Moggallana, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Mahamoggallana replied.

The Blessed One said this:

  1. (7) “Here, Moggallana, through non-attention to all marks, a bhikkhu enters and dwells in the markless mental concentration. Those devas know him thus: ‘Through non-attention to all marks, this venerable one enters and dwells in the markless mental concentration. If this venerable one resorts to congenial

lodgings, relies on good friends, and harmonizes the spiritual faculties, perhaps he will realize for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon, it, dwell in it.’ It is in this way, too, that those devas know one who has a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one who has no residue remaining as one without residue regaining.

  1. Rồi Tôn giả Moggallàna hoan hỷ tín thọ lời nói của Phạm thiên Tissa. Như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Tôn giả biến mất ở Phạm thiên giới, hiện ra ở núi Gijjihakùta. Rồi Tôn giả, Mahàmoggallàna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàmoggallàna, đem câu chuyện nói với Phạm thiên Tissa như thế nào, tường thuật hết tất cả cho Thế Tôn nghe.

– Nhưng này Moggallàna, Phạm thiên Tissa không nói cho Thầy về hạng người vô tướng trú thứ bảy.

– Bạch Thế Tôn, nay là thời, bạch Thiện Thệ, nay là thời để Thế Tôn nói về người trú vô tướng thứ bảy. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Này Moggallàna, hãy lắng nghe.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Mahàmoggallàna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

  1. – Ở đây, này Moggallàna, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng đạt vô tướng tâm định và an trú. Các Thiên nhân ấy biết về vị ấy như sau: “Tôn giả này, do không tác ý tất cả tướng, chứng đạt và an trú vô tướng tâm định. Rất có thể Tôn giả này do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Như vậy, này Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí ấy như sau: “Có dư y là có dư y”.

 

57 (4) Slha – [(IV) (54) Sìha]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the Great Wood in the hall with the peaked roof. Then Sìha the general approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Is it possible, Bhante, to point out a directly visible fruit of

giving?”

  1. “Well then, Sìha, I will question you about this matter. You should answer as you see fit.”

(1) “What do you think, Slha? There might be two persons, one without faith who is miserly, mean, and abusive, and another endowed with faith, a munificent giver who delights in charity. What do you think, Sìha? To whom would the arahants first show compassion: to the one without faith who is

miserly, mean, and abusive, or to the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “Why, Bhante, would the arahants first show compassion to the person without faith who is s miserly, mean, and abusive? They would first show compassion to the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vesali, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi tướng quân Sìha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tướng quân Sìha bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể nêu rõ kết quả hiện tại của sự bố thí?

  1. – Này Sìha, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy trả lời như vậy. Ông nghĩ thế nào, này Sìha, ở đây có hai người: một người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu; một người có lòng tin là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với ai trước, với người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu hay với người có lòng tin, là người chí thủ, không có chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu, làm sao các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với hạng người này trước được? Và bạch Thế Tôn, người nào có lòng tin, là người thí chủ, không có chấp thủ, các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với hạng người này trước.

 

  1. (2) “What do you think, Sìha? Whom would the arahants approach first: the one without faith who is miserly, mean, and abusive, or the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “Why, Bhante, would the arahants first approach the person without faith who is miserly, mean, and abusive? They would first approach the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity.”

  1. (3) “What do you think, Sìha? From whom would the arahants first receive alms: from the one without faith who is miserly, mean, and abusive, or from the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “Why, Bhante, would the arahants first receive alms from the person without faith who is miserly, mean, and abusive? They would first receive alms from the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity.”

  1. (4) “What do you think, Sìha? To whom would the arahants first teach the Dhamma: to the one without faith who is miserly, mean, and abusive, or to the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “Why, Bhante, would the arahants first teach the Dhamma to the person without faith who is miserly, mean, and abusive? They would first teach the Dhamma to the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity.”

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán đi đến thăm, có thể đến thăm ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu, hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu, làm sao các vị A-la-hán đi đến thăm, có thể đến thăm trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, không có chấp thủ, các vị A-la-hán đi đến thăm sẽ đi đến hạng người này trước.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán thọ lãnh đồ ăn khất thực, có thể thọ lãnh của ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao các vị A-la-hán thọ lãnh, có thể thọ lãnh của hạng người ấy trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, các vị A-la-hán có thể thọ lãnh của hạng người này trước.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán thuyết pháp cho ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao các vị A-la-hán thuyết pháp sẽ thuyết pháp cho hạng người ấy trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, các vị A-la-hán thuyết pháp có thể thuyết pháp cho hạng người này trước.

 

  1. (5) “What do you think, Sìha? Which person would acquire a good reputation: the one without faith who is miserly, mean, and abusive, or the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “How, Bhante, would the person without faith who is miserly, mean, and abusive acquire a good reputation? It is the person endowed with faith, a munificent giver who delights in charity, who would acquire a good reputation.”

  1. (6) “What do you think, Siha? Which person would approach any assembly—whether of khattiyas, brahmins, householders, or ascetics— confidently and composed: the one without faith who is miserly, mean, and abusive, or the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “How, Bhante, could the person without faith, who is miserly, mean, and abusive, approach any assembly— whether of khattiyas, brahmins, householders, or ascetics— confidently and composed? It is the person endowed with faith, a munificent giver who delights in charity, who would approach any assembly … confidently and composed.”

  1. (7) “What do you think, Siha? With the breakup of the body, after death, which person would be reborn in a good destination,

in a heavenly world: the one without faith w ho is miserly, mean, and abusive, or the one endowed with faith, a munificent giver who delights in charity?”

– “How, Bhante, could the person without faith who is miserly, mean, and abusive be reborn in a good destination, in a heavenly world, with the breakup of the body, after death? It is the person endowed with faith, a munificent giver who delights in charity, who would be reborn in a good destination, in a heavenly world, with the breakup of the body, after death.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, danh tiếng tốt đẹp của ai được truyền rộng ra, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao danh tiếng tốt đẹp của hạng người ấy được truyền rộng ra? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, danh tiếng tốt đẹp của hạng người này có thể được truyền rộng ra.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, ai đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao hạng người ấy đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè được? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, hạng người ấy đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này Sìha, sau khi thân hoại mạng chung, ai có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

– Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao hạng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, hạng người này, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

 

  1. “Bhante, I do not go by faith in the Blessed One concerning those six directly visible fruits of giving declared by him. I know them, too. For I am; a donor, a munificent giver, and the arahants

first show compassion to me. I am a donor, a munificent giver, and the arahants first approach me. I am a donor, a munificent giver, and the arahants first receive alms from me. I am a donor, a munificent giver, and the arahants first teach the Dhamma to me. I am a donor, a inunificent giver, and I have acquired a good reputation: ‘Siha the general is a donor, a sponsor, a supporter of the Sangha,’ I am a donor, a munificent giver, and whatever assembly I approach—whether of khattiyas, brahmins, householders, or ascetics—I approach it confidently and composed. I do not go by faith in the Blessed One concerning

these six d irectly visible fruits of giving declared by him. I know them, too. But when the Blessed One tells me: ‘Siha, with the breakup of the body, after death, a donor, a munificent giver, is reborn in a good destination, in a heavenly world.’ I do not know this, and here I go by faith in the Blessed One.”

“So, it is, Siha, so it is! With the breakup of the body, after death, a donor, a munificent giver, is reborn in a good destination, in a heavenly world.”

  1. Bạch Thế Tôn, sáu kết quả hiện tại của bố thí này được Thế Tôn tuyên bố không phải vì họ, con đi đến lòng tin đối với Thế Tôn. Con biết họ. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, có lòng từ mẫn với con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có đi đến thăm, đi đến thăm con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có nhận lãnh đồ ăn khất thực, nhận lãnh của con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có thuyết pháp, thuyết pháp cho con trước. . Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ, tiếng đồn tốt đẹp về con được truyền rộng ra: “Tướng quân Sìha là người bố thí, là người hành động, là người ủng hộ chúng Tăng”. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ; con đi đến hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè. Bạch Thế Tôn, sáu kết quả hiện tại của bố thí này được Thế Tôn tuyên bố, không phải vì họ, con đi đến lòng tin đối với Thế Tôn. Con biết họ. Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã nói về con như sau: “Sìha là người bố thí, là thí chủ, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này”. Con không biết vấn đề này, ở đây, con đi đến lòng tin nơi Thế Tôn.

– Như vậy là phải, này Sìha! Như vậy là phải, này Sìha! Sìha là người bố thí, là người thí chủ, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

 

58 (5) No Need to Hide – [(V) (55) Không Có Che Ðậy]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four things that the Tathagata does not need to hide and three things about which he is irreproachable: “What are the four things that the Tathagata does not need to hide?
  2. (1) “Bhikkhus, the Tathagata is one whose bodily behavior is purified. There is no bodily misconduct on the part of the Tathagata that he might need to hide, [thinking]: ‘Let others not find this out about me. (2) “The Tathagata is one whose verbal behavior is purified. There is no verbal misconduct on the part of the Tathagata that he might need to hide, [thinking]: ‘Let others not find this out about me.’ (3) “The Tathagata is one whose mental behavior is purified.

There is no mental misconduct on the part of the Tathagata that he might need to hide, [thinking]: ‘Let others not find this out about me.’ (4) “The Tathagata is one whose livelihood is purified. There is no wrong livelihood on the part of the Tathagata that he might need to hide, [thinking]: ‘Let others not find this out

about me.’

“These are the four things that the Tathagata does not need to hide. And what are the three things about which he is irreproachable?

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn điều Như Lai không phải che đậy, và đối với ba điều, Ngài không có phạm lỗi. Thế nào là bốn điều Như Lai không phải che đậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, thân hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có thân ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: “Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!”. Này các Tỷ-kheo, khẩu hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có khẩu ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: “Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!”. Này các Tỷ-kheo, ý hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có ý ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: “Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!”. Này các Tỷ-kheo mạng sống của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có tà mạng, khiến Như Lai phải che đậy: “Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!”.

Bốn điều này, Như Lai không phải che đậy. Thế nào là ba điều Như Lai không có phạm lỗi?

 

  1. (5) “The Tathagata, bhikkhus, is one whose Dhamma is well expounded. In regard to this, I do not see any ground on the basis of which an ascetic, brahmin, deva, Mara, Brahma, or anyone in the world could reasonably reprove me: ‘For such and such reasons, your Dhamma is not well expounded.’ Since I do not see any such ground, I dwell secure, fearless, and selfconfident. (6) “I have well proclaimed to my disciples the practice leading to nibbana in such a way that, practicing in accordance with it [and reaching] the destruction of the taints, they realize for themselves with direct knowledge, in this very life, the taintless

liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it. In regard to this, I do not see any ground on the basis of which an ascetic, brahmin, deva, Mara, Brahma, or anyone in the world could reasonably reprove me: ‘For such and such reasons, you have not well proclaimed to your disciples

the practice leading to nibbana in such a way that, practicing in accordance with it [and reaching] the destruction of the taints, they realize for themselves with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it.’ Since I do not see any such

ground, I dwell secure, fearless, and self-confident. (7) “My assembly, bhikkhus, consists of many hundreds of disciples who, with the destruction of the taints, have realized for themselves with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it. In regard to this, I do not see any ground on the basis of which an ascetic, brahmin, deva, Mara, Brahma, or anyone in the world could reasonably reprove me: ‘For such and such reasons, it is not the case that your assembly

consists of many hundreds of disciples who have destroyed the taints and realized for themselves with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it.’ Since I do not see any such ground, I dwell secure, fearless, and selfconfident. “These are the three things about which the Tathagata is irreproachable.

“These, bhikkhus, are the four things that the Tathagata does npt have to hide and the three things about which he is irreproachable.’’

  1. Này các Tỷ-kheo, pháp được Như Lai khéo thuyết. Ở đây, chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: “Ở đây, pháp không được Ngài khéo thuyết”. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử được Ta làm cho khéo rõ biết. Nhờ thực hành con đường như vậy, các đệ tử của Ta do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: “Ở đây, con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử không được Ngài làm cho khéo rõ biết. Nhờ thực hành con đường như vậy, các đệ tử của Ngài do diệt tận các lậu hoặc…, … và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Này các Tỷ-kheo, có đến hàng trăm hội chúng đệ tử của Ta do diệt tận các lậu hoặc, … chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: “Như vậy, Ngài không có hàng trăm hội chúng đệ tử, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.”. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Ðối với ba điều này, Ta không có phạm lỗi.

Này các Tỷ-kheo, có bốn điều này, Như Lai không phải che đậy, và đối với ba điều này, Ngài không có phạm lỗi.

 

59 (6) Kimbila – [(VI) (56) Kimbila]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kimbila in a nicula grove. Then the Venerable Kimbila approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana?”

– “Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana, (1) the bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers dwell without reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell without reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell without reverence and

deference toward the Sangha. (4) They dwell without reverence and deference toward the training. (5) They dwell without reverence and deference toward concentration. (6) They dwell without reverence and deference toward needfulness. (7) They dwell without reverence and deference toward hospitality. This is the cause and reason why the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài?

– Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Thiền định; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận nghinh đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài.

 

  1. “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana?”

– “Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana; (1) the bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers dwell with reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell with reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell with reverence and deference toward the Sangha. (4) They dwell with reverence and deference toward the training. (5) They dwell with reverence and deference toward concentration: (6) They dwell with reverence and deference toward heedfulness: (7) They dwell with reverence and deference toward hospitality. This is the cause and reason why the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana.”

  1. – Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài?

– Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận Thiền định; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận nghinh đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài.

 

60 (7) Seven Qualities – [(VII) (57) Bảy Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, possessing seven qualities, a bhikkhu can before long, with the destruction of the taints, realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it. What seven?
  2. “Here, a bhikkhu is endowed with faith, virtuous, learned, secluded, energetic, mindful, and wise. Possessing these seven qualities, a bhikkhu can before long, with the destruction of the taints, realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, can dweil in it.”
  3. – Này các Tỷ-kheo, thành tựu bảy pháp, Tỷ-kheo không bao lâu diệt tận các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Thế nào là bảy?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giữ giới, có nghe nhiều, sống Thiền tịnh, tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, do diệt tận các lậu hoặc chứng ngộ, chứng đạt và an trú.

 

61 (8) Dozing – [(VIII) (58) Ngủ Gục]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove. Now on that occasion the Venerable Mahamoggallana was sitting and dozing at Kallavalamuttagama

among the Magadhans. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Blessed One saw the Venerable Mahamoggallana sitting and dozing. Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from the deer park at Bhesakala

Grove, and reappeared before the Venerable M ahamoggallana.

The Blessed One sat down on the seat that was prepared for him and said:

– “Are you dozing, Moggallana? Are you dozing, Moggallana?”

– “Yes, Bhante.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, tại vườn Nai. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai, rồi hiện ra trước mặt Tôn giả Mahàmoggallàna, tại làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:

– Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục? Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục?

– Thưa phải, bạch Thế Tôn.

 

  1. (1) “Therefore, Moggallana, you should not attend to or cultivate the object that you were attending to when you became drowsy. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  2. (2) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should ponder, examine, and mentally inspect the Dhamma as you have heard it and learned it. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  3. (3) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should recite in detail the Dhamma as you have heard it and learned it. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  4. (4) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should pull both ears and rub your limbs with your hands. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  5. (5) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should get up from your, seat, rub your eyes with water, survey all the quarters, and look up at the constellations and stars. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  6. – Do vậy, này Moggallàna, khi nào Thầy trú có tưởng và thụy miên xâm nhập Thầy, chớ có tác ý đến nó, chớ có tưởng nhiều đến nó. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  7. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna, với tâm của Thầy, hãy tùy tâm, tùy tứ, với ý hãy tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  8. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  9. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy kéo hai lỗ tai của Thầy, và lấy tay xoa bóp tay chân. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  10. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy từ chỗ ngồi, đứng dậy lấy nước chùi mắt, nhìn về phía chân trời và nhìn lên các sao lấp lánh. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

  1. (6) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should attend to the perception of light; you should undertake the perception of day thus: ‘As by day, so at night; as at night, so by day.’ Thus, with a mind that is open and uncovered, you should develop a mind imbued with luminosity.

By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.

  1. (7) “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should undertake [the exercise of] walking back and forth, perceiving what is behind you and what is in front, with your sense faculties drawn in and your mind collected. By such means, it is possible that your drowsiness will be abandoned.
  2. “But if you cannot abandon your drowsiness in such a way, you should lie down on the right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in your mind the idea of rising. When you awaken, you should get up quickly, [thinking]: I will not

be intent on the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep.’ It is in this way, Moggallana, that you should train yourself.

  1. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy tác ý đến quang tưởng và an trú vào tưởng ban ngày. Như ban ngày, ban đêm cũng vậy. Như ban đêm, ban ngày cũng vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có hạn chế. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  2. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy trú tâm trên chỗ kinh hành, với tưởng trước mặt và sau lưng, với căn hướng nội, với ý không hướng ngoại. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
  3. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy nằm như dáng nằm con sư tử, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với tưởng thức dậy. Và khi thức dậy, này Moggallàna, Thầy hãy thức dậy thật mau, nghĩ rằng: “Ta sẽ trú, không có chú tâm đến lạc nằm ngủ, lạc nằm xuống một bên, lạc thụy miên”. Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập.

 

  1. “Therefore, Moggallana, you should train yourself thus: ‘We will not approach families [for alms] with a head swollen with pride.’ It is in this way, Moggallana, that you should train yourself. It may be, Moggallana, that a bhikkhu approaches families with a head swollen with pride. Now there are chores to be done in the families, and for this reason, when a bhikkhu turns

up, people may not pay attention to him. In. such a case the bhikkhu might think: ‘Who has turned this family against me? It seems these people have now become indifferent toward me.’ In this way, through lack of gain one feels humiliated; when feeling humiliated, one becomes restless; when one is restless,’ one loses one’s restraint. The mind of one without restraint is far from concentration. “Therefore, Moggallana, you should train yourself thus: ‘We will not engage in contentious talk.’ It is in this way that you should train yourself. When there is contentious talk, an excess of words can be expected. When there is an excess of words, one becomes restless; when one is restless, one loses one’s restraint. The mind of one without restraint is far from concentration. “Moggallana, I do not praise bonding with everyone whatsoever,

nor do I praise bonding with no one at all. I do not praise bonding with householders and monastics, but I do praise bonding with quiet and noiseless lodgings far from the flurry of people, remote from human habitation, and suitable for seclusion.”

  1. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: “Không say sưa trong cao mạn, ta sẽ đi đến thăm các gia đình”. Này Moggallàna, như vậy các Thầy sẽ học tập. Này Moggallàna, nếu Tỷ-kheo say sưa trong cao mạn đi đến thăm các gia đình. Trong các gia đình, này Moggallàna, người ta có nhiều công việc phải làm. Do vậy, người ta không có tác ý đến Tỷ-kheo đã đi đến. Ở đây, Tỷ-kheo ấy có thể suy nghĩ: “Nay, ai đã chia rẽ ta với gia đình này. Các người này không ưa thích gì ta”. Như vậy, do không được gì, vị ấy nản chí, vị ấy giao động; do giao động, vị ấy không phòng hộ, do không phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: “Ta sẽ không nói lời khiêu khích”. Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập. Khi nào có lời khiêu khích, này Moggallàna, thời chờ đợi là nhiều lời qua tiếng lại, khi nào có nhiều lời qua tiếng lại, thời có dao động. Với người có dao động, thời không có phòng hộ. Với người không có phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Này Moggallàna, Ta không tán thán tất cả sự liên hệ, nhưng không phải Ta không tán thán tất cả sự liên hệ. Thật vậy, này Moggallàna, Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng động, thoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Người, thích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như vậy.

 

  1. When this was said, the Venerable Mahamoggallana said to the Blessed One:

– “Briefly, Bhante, how is a bhikkhu liberated in the extinction of craving, best among devas and humans: one who has reached the ultimate conclusion, won ultimate security from bondage, lived the ultimate spiritual life, and gained the

ultimate consummation?”

– “Here, Moggallana, a bhikkhu has heard: ‘Nothing is worth holding to.’ When a bhikkhu has heard: ‘Nothing is worth holding to,’ he directly knows all things. Having directly known all things, he fully understands all things. Having fully understood all things, whatever feeling he feels—whether pleasant, painful, or neither painful nor pleasant— he dwells contemplating impermanence in those feelings, contemplating fading away in those feelings, contemplating cessation in those feelings, contemplating relinquishment in those feelings. As he dwells contemplating impermanence … fading away … cessation … relinquishment in those feelings, he does not cling to anything in the world. Not clinging, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains nibbana. He understands:

‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being:’ “Briefly, Moggallana, it is in this way that a bhikkhu is best among devas and humans: one who has reached the ultimate conclusion, won ultimate security from bondage, lived the ultimate spiritual life, and gained the ultimate consummation.”

  1. Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Mahàmoggallàna bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến cứu cánh mục đích, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người?

– Này Moggallàna, ở đây, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Không nên thiên chấp tất cả pháp”. Này Moggallàna, và Tỷ-kheo được nghe như sau: “Không nên thiên chấp tất cả pháp”. Vị ấy thắng tri tất cả pháp; do thắng tri tất cả pháp, vị ấy liễu tri tất cả pháp. Do liễu tri tất cả pháp, phàm có cảm thọ gì được cảm giác, lạc, khổ hay không khổ, không lạc, vị ấy trú tùy quán vô thường đối với các cảm thọ ấy. Vị ấy trú tùy quán ly tham. Vị ấy trú tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ. Do vị ấy trú tùy quán vô thường trong các cảm thọ, do vị ấy trú tùy quán ly tham, do vị ấy tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ, nên không chấp thủ một cái gì ở đời; do không chấp thủ nên không lo âu; do không tham đắm nên tự mình nhập Niết-bàn. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái này nữa”. Này Moggallàna, cho đến như vậy, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến mục đích cứu cánh, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi các ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.

 

62 (9) Do Not Be Afraid of Merit – [tiếp theo]

 

“Bhikkhus, do not be afraid of merit. This is a designation for happiness, that is, merit. “I recall that for a long time I experienced the desirable, lovely, agreeable result of merit that had been made over a long time. For seven years I developed a mind of loving-kindness. As a consequence, for seven eons of world-dissolution and evolution I did not come back to this world. When the world was dissolving I fared on to the [realm of] streaming radiance. When

the world was evolving, I was reborn in an empty mansion of Brahma. There I was Brahma, the Great Brahma, the vanquisher, the unvanquished, the universal seer, the wielder of mastery. I was Sakka, ruler of the devas, thirty-six times. Many hundreds of times I was a wheel-turning monarch, a righteous king who ruled by the Dhamma, a conqueror whose rule extended to the four boundaries, one who had attained stability in his country, who possessed the seven gems. I had these seven gems, that is: the wheel-gem, the elephant-gem, the horse-gem, the jewel-gem, the woman-gem, the treasurer-gem, and the advisery-gem as the seventh. I had over a thousand sons who were heroes, vigorous, able to crush the armies of their enemies. I reigned after conquering this earth as far as its ocean boundaries, not by force and weapons but by the Dhamma.

 

“If one seeks happiness, look to the result

of merit, [the result of] wholesome deeds.

For seven years, I developed a loving mind,

O bhikkhus, and for seven eons

of dissolution and evolution,

I did not come back again to this world.

 

”When the world was dissolving,

I fared on to [the realm of] streaming radiance.

When the world was evolving,

I fared on to an empty Brahma [mansion].

 

“Seven times I Was Great Brahma,

the wielder of mastery;

thirty-six times I was ruler of the devas,

exercising rulership over the devas.

I was a Wheel-turning monarch,

the lord of Jambudipa,

a head-anointed khattiya,

the sovereign among human beings.

 

“Without force, without weapons,

I conquered this earth.

I ruled it by righteousness,

without violence, by Dhamma

exercising rulership by Dhamma

over this sphere of the earth.

 

“I was bom into a rich family,

with abundant wealth and property,

[a family] endowed with all sense pleasures,

and possessing the seven gems.

This is well-taught by the Buddhas,

the benefactors of the world:

this is the cause of greatness by which

one is called a lord of the earth.

 

” I was a king bright with splendor,

one with abundant wealth and commodities.

I was a lord of Jambudipa,

powerful and glorious.

Who; even though of a low birth,

would not place trust on hearing this?

 

“Therefore one desiring the good,

aspiring for greatness,

should deeply revere the good Dhamma,

recollecting the Buddhas’ teaching.”

Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, đồng nghĩa với an lạc chính là các công đức . Ta thắng tri rằng, này các Tỷ-kheo, các công đức được làm lâu ngày có quả dị thục, có sự hình thành khả ái, khả hỷ, khả ý lâu ngày. Trong bảy năm Ta tu tập từ tâm, sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy thành kiếp hoại kiếp, Ta không trở lui lại thế giới này. Khi thế giới ở trong thành kiếp, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến thế giới Quang âm thiên. Khi thế giới ở trong kiếp đấy, này các Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, là Ðại phạm thiên, vị Chiến thắng, vị Vô năng thắng, vị Biến tri, vị Tự tại. Ba mươi sáu lần, này các Tỷ-kheo, Ta là Thiên chủ Sakka. Nhiều lần bảy lần, Ta là vị Chuyển luân vương theo Chánh pháp, là vị Pháp vương, bậc Chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Này các Tỷ-kheo, Ta có bảy loại châu báu này, như là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và cư sĩ báu là thứ bảy. Ta có hơn một ngàn người con trai, này các Tỷ-kheo, là những bậc anh hùng, dõng mãnh, đánh tan địch quân. Và khi Ta chiến thắng quả đất này, xa cho đến bờ biển, Ta trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng đao, đúng với Chánh pháp.

Hãy xem quả dị thục,
Của các việc công đức,
Của các việc hiền thiện,
Với kẻ tìm an lạc.
Này Tỷ-kheo, Ta tu,
Từ tâm trong bảy năm,
Trong bảy thành hoại kiếp,
Không trở lại thành kiếp,
Ta đạt Quang âm thiên,
Khi thế giới hoại kiếp
Sanh Phạm cung trống rỗng.
Bảy lần, Ta đóng vai,
Ðại Phạm thiên, Tự tại,
Trong ba mươi sáu lần,
Làm Thiên chủ Thiên giới.
Ta làm vua Chuyển luân,
Chủ tể cõi Diêm-phù.
Bậc Sát-ly quán đảnh,
Bậc chủ tể loài Người,
Ta chiến thắng đất này,
Không với trượng, với kiếm,
Không bạo lực, đúng pháp,
Ðối mọi người bình đẳng,
Ta trị vì đúng pháp,
Trên cõi đất tròn này.
Ta khiến các gia đình,
Giàu lớn, tài sản lớn,
Họ hưởng mọi dục lạc,
Ta đầy đủ bảy báu,
Chư Phật thương tưởng đời,
Khéo dạy điều như vậy.
Ðấy là nhân đại sự,
Ðược gọi là Ðịa vương.
Ta là vua, huy hoàng,
Bảo vệ nhiều tài sản,
Có thần lực, danh xưng,
Vương chủ rừng Diêm-phù,
Ai nghe, không tịnh tín?
Trừ các loại ác sanh,
Do vậy muốn lợi ích,
Cầu vọng sự lớn mạnh,
Hãy kính trọng diệu pháp,
Hãy nhớ lời Phật dạy.

 

63 (10) Wives – [(IX) (59) Các Người Vợ]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and went to the residence of the householder Anathapmdika, where he sat down on the seat that w as prepared for him. Now on that occasion, people in Anathapindika’s residence were making an uproar and a racket. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

– “Householder, why are people in your residence making such an uproar and a racket? One would think it was fishermen at a haul of fish.”

– “This, Bhante, is my daughter-in-law Sujata, who is rich and has been brought here from a rich family. She doesn’t obey her father-in-law, her mother-in-law, or her husband. She doesn’t even honor, respect, esteem, and venerate the Blessed One.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến trú xứ của Anàthapindika; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của gia chủ Anàthapindika có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng. Rồi Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:

– Này Gia chủ, vì sao trong nhà của Ông lại có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng như những người đánh cá đang giành giựt cá?

– Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujàtà giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.

 

  1. Then the Blessed One addressed Sujata:

– “Come here, Sujata.”

– “Yes, Bhante,” she replied.

She went to the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to her:

– “Sujata, a man might have seven kinds of wives. What seven? One like a killer, one like a thief, one like a tyrant, one like a mother, one like a sister, one like a friend, and one like a slave. A man might have these seven kinds of wives. Which one are you?”

– “Bhante, I do not understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief. Please let the Blessed One teach me the Dhamma in such a way that I might understand in detail the meaning of this statement spoken in brief.”

  1. Rồi Thế Tôn cho gọi nàng dâu Sujàtà:

– Hãy đến đây Sujàtà!

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Nàng dâu Sujàtà vâng đáp Thế Tôn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nàng dâu Sujàtà đang ngồi một bên:

– Này Sujàtà có bảy loại vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàtà, có bảy loại vợ cho người đàn ông. Và con thuộc loại vợ nào?

– Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn, con không hiểu rõ ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn.

 

– “Then listen and attend closely, Sujata. I will speak.”

“Yes, Bhante,” she replied. The Blessed One said this:

 

“With hateful mind, devoid of sympathy,

lusting for others, despising her husband,

she seeks to kill the one who bought her with wealth:

a wife like this is called a wife and a killer.

 

“When the woman’s husband acquires wealth

by toiling at a craft, trade, or farming,

she tries to steal it, even if [he earns] but little:

a wife like this is called a wife and a thief.

 

“The lazy glutton, unwilling to work,

harsh, fierce, rough in speech,

a woman who dominates her own supporters:

a wife like this is called a wife and a tyrant.

 

“One always benevolent and sympathetic,

who guards her husband as a mother her son,

who protects the wealth he earns:

a wife like this is called a wife and a mother.

 

“She who holds her husband in high regard

as younger sister her elder brother,

conscientious, following her husband’s will:

a wife like this is called a wife and a sister.

 

“One who rejoices when she sees her husband

as if seeing a friend after a long absence;

well raised, virtuous, devoted to her husband:

a wife like this is called a wife and a friend.

 

“One who remains patient and calm,

when threatened with violence by the rod,

who tolerates her husband with a mind free of hate,

patient, submissive to her husband’s will:

a wife like this is called a wife and a slave.

 

“The types of wives here called

a killer, a thief, and a tyrant,

immoral, harsh, disrespectful,

with the body’s breakup go to hell.

 

“But the types of wives here called

mother, sister, friend, and slave,

firm in virtue, long restrained,

with the body’s breakup go to heaven.

 

“A man, Sujata, might have these seven kinds of wives. Now which one are you?”

“Beginning today, Bhante, let the Blessed One consider me a wife who is like a slave.”

– Vậy này Sujàtà, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng Sujàtà vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Ai tâm bị uế nhiễm,
Không từ mẫn thương người,
Thích thú những người khác,
Khinh rẻ người chồng mình,
Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ sát nhân.
Còn hạng nữ nhân nào,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại,
Hay thương nghiệp, nông nghiệp,
Do vậy, nếu muốn trộm,
Dầu có ít đi nữa,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ ăn trộm.
Không ưa thích làm việc,
Biếng nhác, nhưng ăn nhiều,
Ác khẩu và bạo ác,
Phát ngôn lời khó chịu,
Mọi cố gắng của chồng,
Ðàn áp và chỉ huy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi là vợ chủ nhân.
Ai luôn luôn từ mẫn,
Có lòng thương xót người,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,
Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì gìn giữ,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như mẹ,
Ai như người em gái,
Ðối xử với chị lớn,
Biết cung kính tôn trọng,
Ðối với người chồng mình,
Với tâm biết tàm quí,
Tùy thuận phục vụ chồng,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như chị.
Ai ở đời thấy chồng,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Ðã lâu từ xa về,
Sanh gia đình hiền đức,
Giữ giới, dạ trung thành,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như bạn.
Không tức giận, an tịnh,
Không sợ hình phạt, trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,
Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ nữ tỳ.
Ở đời các hạng vợ,
Ðược gọi vợ sát nhân,
Kể cả vợ ăn trộm,
Và cả vợ chủ nhân,
Vợ ấy không giữ giới,
Ác khẩu và vô lễ
Khi thân hoại mạng chung,
Bị sanh vào địa ngục.
Ở đời các hạng vợ,
Như mẹ, chị và bạn,
Và người vợ được gọi,
Là vợ như nữ tỳ,
An trú trên giới đức,
Khéo phòng hộ lâu ngày,
Khi thân hoại mạng chung,
Ðược sanh lên thiện thú.

Này Sujàtà, có bảy loại vợ này đối với người đàn ông. Con thuộc hạng người nào?

– Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, Thế Tôn hãy xem con là người vợ đối với chồng như người vợ nữ tỳ.

 

64 (11) Anger – [(X) (60) Sân Hận]

 

  1. “Bhikkhus, there are these seven things that are gratifying and ‘advantageous to an enemy that come upon an angry man or woman. What seven?
  2. (1) “Here, bhikkhus, an enemy wish for an enemy: ‘May he be ugly!’ For what reason? An enemy does not delight in the beauty of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, though he may be well bathed, well anointed, with trimmed hair and beard, dressed in white clothes, still, he is ugly. This is the first thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
  3. (2) “Again, an enemy wish for an enemy: ‘May he sleep badly!’ For what reason? An enemy does not delight when an enemy sleep well. When an angry person is overcome and oppressed by anger, though he may sleep on a couch spread with rugs, blankets, and covers, with an excellent covering of antelope hide, with a canopy and red bolsters at both ends, still, he sleeps badly. This is the second thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
  4. – Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp này được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hay đàn ông. Thế nào là bảy?
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này trở thành xấu xí!’ Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có dung sắc. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, mặc toàn đồ trắng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này ngủ một cách khổ sở!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình ngủ một cách an lành. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Tuy vậy, họ vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

  1. (3) “Again, an enemy wish for an enemy: ‘May he not succeed!’ For what reason? An enemy does not delight in the success of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, if he gets what is harmful, he thinks: ‘I have gotten what is beneficial/ and if he gets what is beneficial,

he thinks: ‘I have gotten what is harmful.’ When, overcome by anger, he gets these things that are diametrically opposed, they lead to his harm and suffering for a long time. This is the third thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.

  1. (4) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he not be wealthy!” For what reason? An enemy does not delight in the wealth of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, kings appropriate for the royal treasury any wealth he has acquired by energetic striving, amassed by

the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained. This is the fourth thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.

  1. (5) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he not be famous!’ For what reason? An enemy does not delight in the fame of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, he loses whatever fame he had acquired through heedfulness. This is the fifth thing gratifying and advantageous to an enemy that, comes upon an angry man or woman.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có lợi ích!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được lợi ích. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng: “Ta được lợi ích”, thâu hoạch điều bất lợi ích, lại nghĩ rằng: “Ta không được lợi ích”. Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có tài sản!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được tài sản. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp. Các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có danh tiếng!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ năm, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

  1. (6) “Again, an enemy, wishes for an enemy: ‘May he have no friends!’ For what reason? An enemy does not delight in an enemy having friends. When an angry person is overcome and oppressed by anger, his friends and companions, relatives and family members, avoid him from afar. This is the sixth thing

gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.

  1. (7) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘With the breakup of the body, after death, may he be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell!’ For what reason? An enemy does not delight in an enemy’s, going to a good destination. When an angry person is overcome and oppressed by anger, he engages in misconduct by body, speech, and mind.

As a consequence, still overcome by anger, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. This is the seventh thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có bạn bè!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được bạn bè. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục. Ðây là pháp thứ sáu, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục !” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này! Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ðây là pháp thứ bảy, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

“These are the seven things gratifying and advantageous to an enemy that come upon an angry man or woman.”

 

The angry person is ugly;

he also sleeps badly;

having gained some benefit,

he takes it to be harmful.

 

The angry person,

overcome by anger,

having slain by body and speech,1562

incurs the loss of wealth.

 

Maddened by anger

he acquires a bad reputation.

His relatives, friends, and loved ones

avoid the angry person.

 

Anger is a cause of harm;

anger stirs up mental turmoil.

People do not recognize the peril

that has arisen from within.

 

The angry person doesn’t know the good;

the angry person doesn’t see the Dhamma.

There is just blindness and dense gloom

when anger overcomes a person. [97]

 

When an angry person causes damage,

whether easily or with difficulty,

later, when the anger has vanished,

he is tormented as if burnt by fire.

 

He shows recalcitrance

as a fire does a smoky crest.

When his anger spreads outward,

people become angry on his account.

 

He has no shame or fear of wrong,

his speech is not respectful;

one overcome by anger

has no island [of safety] at all.

 

I will tell you about the deeds

that produce torment.

Listen to them as they are,

remote from those that are righteous:

 

An angry person slays his father;

an an gry person slays his own mother;

an angry person slays a brahmin;

an angry person slays a worldling.

 

The an gry worldling slays his mother,

the good woman who gave him life,

the one by whom he was nurtured

and who showed him this world.

 

Those beings, like oneself, .

each hold their self most dear;

yet those who are angry kill themselves in various ways

when they are distraught about diverse matters.

 

Some kill themselves with a sword;

some who are distraught swallow poison;

some hang themselves with a rope;

some [jump] into a mountain gorge.

 

Deeds that involve destroying growth

and deeds that cause their own death:

when doing such deeds they do not know

that defeat is born of anger.

 

Thus, death’s snare hidden in the heart

has taken the form of anger.

One should cut it off by self-control,

wisdom, energy, and [right] view.

 

The wise person should eradicate

this one unwholesome [quality].

In such a w ay one should train in the Dhamma:

do not yield to recalcitrance.

 

Free from anger, their misery gone,

free from delusion, no longer avid,

tamed, having abandoned anger,

the taintless ones attain nibbana.

Bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Kẻ phẫn nộ xấu xí,
Ðau khổ khi nằm ngủ,
Ðược các điều lợi ích
Lại cảm thấy bất lợi.
Phẫn nộ, nó đả thương,
Với thân với lời nói,
Người phẫn nộ chinh phục,
Tài sản bị tiêu vong.
Bị phẫn nộ điên loạn,
Danh dự bị hủy diệt,
Bà con cùng bạn bè,
Lánh xa người phẫn nộ.
Phẫn nộ sanh bất lợi,
Phẫn nộ dao động tâm,
Sợ hãi sanh từ trong,
Người ấy không rõ biết.
Phẫn nộ không biết lợi,
Phẫn nộ không thấy pháp,
Phẫn nộ chinh phục ai,
Người ấy bị mê ám.
Người phẫn nộ thích thú
Làm ác như làm thiện,
Về sau phẫn nộ dứt,
Bị khổ như lửa đốt,
Như ngọn lửa dầu khói,
Ðược thấy thất thểu cháy,
Khi phẫn nộ lan tràn,
Khi tuổi trẻ nổi nóng,
Không xấu hổ, sợ hãi,
Lời nói không cung kính.
Bị phẫn nộ chinh phục,
Không hòn đảo tựa nương.
Việc làm đem hối hận,
Rất xa với Chánh pháp.
Ta sẽ tuyên bố họ,
Hãy nghe như tuyên bố,
Phẫn nộ giết cả cha,
Phẫn nộ giết cả mẹ,
Phẫn nộ giết Phạm chí,
Phẫn nộ giết phàm phu.
Chính nhờ mẹ dưỡng dục,
Người thấy được đời này,
Nhưng phàm phu phẫn nộ,
Giết người cho sự sống.
Chúng sanh tự ví dụ,
Thương tự ngã tối thượng,
Phàm phu giết tự ngã,
Ðiên loạn nhiều hình thức,
Lấy gươm giết tự ngã,
Ðiên loại uống thuốc độc,
Dây tự trói họ chết,
Trong hang động núi rừng,
Những hành động sát sanh,
Khiến tự ngã phải chết.
Họ làm nhưng không biết,
Kẻ phẫn nộ hại người,
Với hình thức phẫn nộ,
Ma bẫy ẩn trong tâm.
Hãy nhiếp phục cắt đứt,
Với tuệ, tấn, chánh kiến,
Bậc trí tuệ cắt đoạn,
Mỗi mỗi bất thiện pháp
Như vậy học tập pháp,
Không để tâm nản chí,
Ly sân, không áo não,
Ly tham, tật đố không,
Nhiếp phục, đoạn phẫn nộ,
Vô lậu, nhập Niết-bàn.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0406.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-vi-sau-phap-iv-pham-chu-thien-pham-4-5/