06c. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Sáu Pháp – The Book of the Sixes – Phẩm 06 – 12 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Sixes – page 932 – 991 of 1925.

The Second Fifty

VI. The Great Chapter – [VI. Ðại Phẩm]

 

55 (1) Sona – [(I) (55) Sona]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion the Venerable Sona was dwelling at Rajagaha in the Cool Grove. Then, while the Venerable Sona was alone in seclusion, the following course of thought arose in his mind: “I am one of the Blessed One’s most energetic disciples, yet my mind has not been liberated from the taints by non-clinging. Now there is wealth in my family, and it is possible for me to enjoy my wealth and do meritorious deeds. Let me then give up the training and

return to the lower life, so that I can enjoy my wealth and do meritorious deeds.” Then, having known with his own mind the course of thought in the Venerable Sona’s mind, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared on Mount Vulture Peak and appeared in the Cool Grove in the presence of the Venerable Sona. The Blessed One sat down on the seat prepared for him. The Venerable Sona

paid homage to the Blessed One and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

– “Sona, when you were alone in seclusion, didn’t the following course of thought arise in your mind: ‘I am one of the Blessed One’s most energetic disciples, yet my mind has not been liberated from the taints by non-clinging. Now there is wealth in my family, and it is possible for me to enjoy my wealth

and do meritorious deeds. Let me then give up the training and return to the lower life, so that I can enjoy my wealth and do meritorious deeds’?”

– “Yes, Bhante.”

– “Tell me, Sona, in the past, when you lived at home, weren’t you skilled at the lute?”

– “Yes, Bhante.”

– “What do you think, Sona? When its strings were too tight, was your lute well-tuned and easy to play?”

– “No, Bhante/’

“When its strings were too loose, was your lute well-tuned and easy to play?”

– “No, Bhante.”

– “But, Sona, when its strings were neither too tight nor too loose but adjusted to a balanced pitch, was your lute well-tuned and easy to play?”

– “Yes, Bhante.”

– “So too, Sona, if energy is aroused too forcefully this leads to restlessness, and if energy is too lax this leads to laziness. Therefore, Sona, resolve on a balance of energy, achieve evenness of the spiritual faculties, and take up the object there.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Sona replied.

When the Blessed One had finished giving the Venerable Sona this exhortation, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, he disappeared in the Cool Grove and reappeared on Mount Vulture Peak.

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú tại Ràjagaha (Vương Xá) núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ Tôn giả Sona trú ở Ràjagaha, tại rừng Sìta. Rồi Tôn giả Sona, trong khi độc cư Thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: “Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, và ta có thể hưởng thọ tài sản và làm điều công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức”. Rồi Thế Tôn với tâm của mình biết được tâm của Tôn giả Sona, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất từ núi Gijjhakùta, hiện ra trước mặt Tôn giả Sona, ở rừng Sìta. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Sona đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sona đang ngồi một bên:

– Này Sona, có phải trong khi thầy độc cư Thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: “Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, ta có thể hưởng thọ tài sản ấy và làm các công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức”?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Có phải thuở trước, khi còn là gia chủ, Thầy giỏi đánh đàn tỳ-bà có dây?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy quá căng thẳng, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy quá trùng, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Nhưng này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy không quá căng thẳng, không quá trùng xuống, nhưng vặn đúng mức trung bình, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

– Thưa được, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Sona, khi tinh cần tinh tấn quá căng thẳng, thời đưa đến dao động; khi tinh cần tinh tấn quá thụ động, thời đưa đến biếng nhác. Do vậy, này Sona, Thầy phải an trú tinh tấn một cách bình đẳng, thể nhập các căn một cách bình đẳng, rồi tại đấy nắm giữ tướng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Sona vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn sau khi giáo giới Tôn giả Sona với lời giáo giới, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, Thế Tôn biến mất tại rừng Sìta và hiện ra ở núi Gijjhakùta.

 

  1. Then, sometime later, the Venerable Sona resolved on a balance of energy, achieved evenness of the spiritual faculties, and took up the object there. Then, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time the Venerable Sona realized for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.” And the Venerable Sona became one of the arahants. Having attained arahantship, the Venerable Sona thought: “Let me go to the Blessed One and declare final knowledge in his presence.” Then he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:
  2. Rồi Tôn giả Sona, sau một thời gian an trú tinh tấn một cách bình đẳng, thể nhập các căn một cách bình đẳng và tại đấy nắm giữ tướng. Rồi Tôn giả Sona sống độc cư, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, do mục đích gì các thiện nam tử chơn chánh xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ và chứng đạt vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Tôn giả Sona trở thành một vị A-la-hán. Sau khi chứng được A-la-hán, Tôn giả Sona suy nghĩ như sau: “Ta hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, ta sẽ nói lên ý nghĩa này với Thế Tôn”. Rồi Tôn giả Sona đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sona bạch Thế Tôn:

 

  1. “Bhante, when a bhikkhu is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and become completely liberated through final knowledge, he is intent upon six things:

on renunciation, on solitude, on non-affliction, on the destruction of craving, on the destruction of clinging, and on non-confusion.

  1. – Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã trừ diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí; vị ấy có sáu chỗ để xu hướng, xu hướng xuất ly, xu hướng viễn ly, xu hướng vô sân, xu hướng ái diệt, xu hướng thủ diệt, xu hướng vô si.

 

  1. (1) “It may be, Bhante, that some venerable one here thinks: ‘Could it be that this venerable one is intent upon renunciation on account of mere faith?’ But it should not be seen in such a way. A bhikkhu with taints destroyed, who has lived the spiritual life and done his task, does not see in himself anything

further to be done or any [need to] increase what has been done. He is intent upon renunciation because he is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion.

  1. Bạch Thế Tôn, có thể ở đây, một số Tôn giả suy nghĩ như sau: “Có Tôn giả này hoàn toàn chỉ y cứ trên tín, có xu hướng xuất ly”. Vị Tôn giả ấy chớ có quan điểm như vậy! Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, bạch Thế Tôn, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần làm, hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly.

 

  1. (2) “It may be that some venerable one here thinks: ‘Could it be that this venerable one is intent upon solitude because he is hankering after gain, honor, and praise?’ But it should not be seen in such a way. A bhikkhu with taints destroyed, who has lived the spiritual life and done his task, does not see in himself anything further to be done or any [need to] increase what has been done. He is intent upon solitude because he is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion.
  2. Bạch Thế Tôn, có thể ở đây một số Tôn giả suy nghĩ như sau: “Tôn giả này do tham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng nên hướng tâm về xu hướng viễn ly”. Tôn giả ấy chớ có quan niệm như vậy! Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần làm hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly.

 

6-9. (3) “It may be that some venerable one here thinks: ‘Could it be that this venerable one is intent upon non-affliction because he has fallen back on the wrong grasp of behavior and observances as the essence?’ But it should not be seen in such a way. A bhikkhu with taints destroyed, who has lived the spiritual life and done his task, does not see in himself anything further to be done or any [need to] increase what has been done. He is intent upon non-affliction because he is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion. (4) “… He is intent upon the destruction of craving because he is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion. (5) “… He is intent upon the destruction of clinging because he is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion.

(6) “… He is intent upon non-confusion because lie is devoid of lust through the destruction of lust; because he is devoid of hatred through the destruction of hatred; because he is devoid of delusion through the destruction of delusion.

6-9. Bạch Thế Tôn, có thể đây một số Tôn giả suy nghĩ như sau: “Do đi ngược trở lại tối thắng giới cấm thủ, Tôn giả này hướng tâm đến xu hướng vô sân”. Tôn giả ấy chớ có quan điểm như vậy! Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần phải làm hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân… Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt… Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt. Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si.

 

  1. “Bhante, when a bhikkhu is thus perfectly liberated in mind, even if powerful forms cognizable by the eye come into range of the eye, they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady, attained to imperturbability, and he observes its vanishing. Even if powerful sounds cognizable by the ear come into range of the ear … Even if powerful odors cognizable by the nose come into range of the nose … Even if powerful tastes cognizable by the tongue come into range of the tongue … Even if powerful tactile objects cognizable by the body come into range of the body … Even if powerful phenomena cognizable by the mind come into range of the mind, they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady, attained to imperturbability, and he observes its vanishing.
  2. Như vậy, với Tỷ-kheo có tâm chơn chánh giải thoát, bạch Thế Tôn, nếu nhiều sắc do mắt nhận thức đi vào trong giới vức của mắt, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng. Nếu nhiều tiếng do tai nhận thức… nếu nhiều hương do mũi nhận thức… nếu nhiều vị do lưỡi nhận thức… nếu nhiều xúc do thân nhận thức… nếu nhiều pháp do ý nhận thức đi vào trong giới vực của ý, chúng không chinh phục tâm của vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng.

 

  1. “Suppose, Bhante, there were a stone mountain, without clefts or fissures, one solid mass. If a violent rainstorm should come from the east, it could not make it quake, wobble, and tremble; if a violent rainstorm should come from the west … from the north … from the south, it could not make it quake, wobble, and tremble.

So too, when a bhikkhu is thus perfectly liberated in mind, even if powerful forms cognizable by the eye come into range of the eye … Even if powerful phenomena cognizable by the mind come into range of the mind, they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady, attained

to imperturbability, and he observes its vanishing.”

 

If one is intent on renunciation

and solitude of mind;

if one is intent on non-affliction

and the destruction of clinging;

if one is intent on craving’s destructior

and non-confusion of mind:

when one sees the sense bases’ arising,

one’s mind is completely liberated.

 

For a bhikkhu of peaceful mind-,

one completely liberated;

there’s nothing further to be done,

no [need to] increase what has been done.

 

As a stone mountain, one solid mass,

is not stirred by the wind,

so no forms and tastes, sounds,

odors, and tactile objects,

and phenomena desirable or undesirable

stir the stable one’s mind.

His mind is steady and freed,

and he observes its vanishing.

  1. Ví như, bạch Thế Tôn, một hòn núi đá, không có rạn nứt, không có trống bọng, một tảng đá lớn, nếu từ phương Ðông mưa to gió lớn đến, không có làm rung động, rung chuyển, chuyển động mạnh núi đá ấy. Nếu từ phương Tây mưa to gió lớn đến… nếu từ phương Bắc mưa to gió lớn đến…. nếu từ phương Nam mưa to gió lớn đến không có làm rung động, rung chuyển, chuyển động mạnh núi đá ấy.

Cũng vậy, bạch Thế Tôn, với Tỷ-kheo có tâm chơn chánh giải thoát, nếu nhiều sắc do mắt nhận thức đi vào trong giới vức của mắt, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng. Nếu nhiều tiếng do tai nhận thức… nếu nhiều hương do mũi nhận thức… nếu nhiều vị do lưỡi nhận thức… nếu nhiều xúc do thân nhận thức, nếu nhiều pháp do ý nhận thức đi vào trong giới vực của ý, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng.

Với ai hướng xuất ly,
Tâm xu hướng viễn ly,
Với ai hướng vô sân,
Tâm xu hướng thủ diệt,
Với ai hướng ái diệt,
Tâm xu hướng vô si,
Có thấy xứ sanh khởi,
Tâm được chánh giải thoát.
Với vị chánh giải thoát,
Vị Tỷ-kheo tâm tịnh,
Không cần làm thêm gì,
Không có gì phải làm.
Như hòn núi đá tảng,
Gió không thể dao động,
Cũng vậy, toàn thể sắc,
Vị, tiếng, và hương, xúc,
Cho đến tất cả pháp,
Khả ái, không khả ái,
Không có thể dao động,
Một vị được như vậy,
Tâm kiên trú, giải thoát,
Thấy tánh diệt của chúng.

 

56 (2) Phagguna – [(II) (56) Phagguna]

 

  1. Now on a certain occasion the Venerable Phagguna was sick, afflicted, gravely ill. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, the Venerable Phagguna is sick, afflicted, gravely ill. Please let the Blessed One visit him out of compassion.”

Blessed One consented by silence. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the Venerable Phagguna. The Venerable Phagguna saw the Blessed One coming in the distance and stirred on his

bed. The Blessed One said to him:

– “Enough, Phagguna, do not stir on your bed. There are these seats that have been prepared. I will sit down there.”

The Blessed One sat down and said to the Venerab le Phagguna:

– “I hope you are bearing up, Phagguna. I hope you are getting better. I hope that your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be seen.”

– “Bhante, I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be seen. Just as if a strong man were to grind my head with the tip of a sharp sword, so too, violent winds cut through my head. I am hot bearing up … Just as if a strong man were to tighten a tough leather strap around my head as a headband, so too, there are violent headpains in my head. I am not bearing up … just as if a skillful butcher or his apprentice were to carve up [an ox’s] belly

with a sharp butcher’s knife, so too, violent winds are carving up my belly. I am not bearing up … Just as if two strong men were to seize a weaker man by both arms and roast and grill him over a pit of hot coals, so too, there is a violent burning in my body. I am not bearing up, Bhante, I am not getting better.

Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be seen.”

Then the Blessed One instructed, encouraged; inspired, and gladdened the Venerable Phagguna with a Dhamma talk, after which he got up from his seat and left.

  1. Lúc bấy giờ, Tôn giả Phagguna bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phagguna bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi đến Tôn giả Phagguna, vì lòng từ mẫn.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Phagguna. Tôn giả Phagguna thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy, muốn rời khỏi giường. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Phagguna:

– Thôi được rồi, Phagguna! Thầy chớ có rời khỏi giường. Ðã có những chỗ ngồi đã soạn từ trước, Ta sẽ ngồi tại các chỗ ấy.

Rồi Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Phagguna:

– Này Phagguna, mong rằng Thầy có thể kham nhẫn! Mong rằng Thầy có thể chịu đựng! Mong rằng các khổ thọ được giảm thiểu, không tăng trưởng! Mong rằng triệu chứng giảm thiểu được thấy rõ, không tăng trưởng!

– Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn. Con không có thể chịu đựng. Khổ thọ của con tăng trưởng, không có giảm thiểu. Triệu chứng tăng trưởng được thấy rõ, không có giảm thiểu! Bạch Thế Tôn, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, bạch Thế Tôn, những ngọn gió kinh khủng thổi lên, đau nhói trong đầu con. Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không có giảm thiểu, triệu chứng gia tăng được thấy rõ, không có giảm thiểu. Bạch Thế Tôn, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết chặt; cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cảm thấy đau đầu một cách kinh khủng. Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng, khổ thọ của con gia tăng, không có giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ, không có giảm thiểu. Bạch Thế Tôn, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, bạch Thế Tôn, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thọ của con gia tăng, không có giảm thiểu, triệu chứng gia tăng được thấy rõ, không có giảm thiểu. Bạch Thế Tôn, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân của con. Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thọ của con gia tăng, không có giảm thiểu, triệu chứng gia tăng được thấy rõ, không có giảm thiểu.

Rồi Thế Tôn, với pháp thoại, nói lên cho Tôn giả Phagguna biết, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỉ, từ chỗ ngồi, đứng dậy và ra đi.

 

  1. Not long after the Blessed One left, the Venerable Phagguna died. At the time of his death, his faculties were serene. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, not long after the Blessed One left, the Venerable Phagguna died. At the time of his death, his faculties were serene.”

– “Why, Ananda, shouldn’t the bhikkhu Phagguna’s faculties have been serene? Though his mind had not yet been liberated from the five lower fetters, when he heard that discourse on the Dhamma, his mind was liberated from them. “There are, Ananda, these six benefits of listening to the Dhamma at the proper time and of examining the meaning at the proper time. What six?

  1. Rồi Tôn giả Phagguna, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, liền mệnh chung. Trong khi Tôn giả lâm chung, các căn được sáng chói. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phagguna, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, đã mệnh chung. Trong khi Tôn giả mệnh chung, các căn được sáng chói.

– Này Ananda, tại sao các căn của Tôn giả Phagguna lại không sáng chói chứ? Này Ananda, với Tỷ-kheo Phagguna, tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe pháp, tâm vị ấy được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Có sáu lợi ích này, này Ananda, nếu nghe pháp đúng thời, và thẩm sát ý nghĩa đúng thời. Thế nào là sáu?

 

  1. (1) “Here, Ananda, a bhikkhu’s mind is not yet liberated from the five lower fetters, but at the time of his death he gets to see the Tathagata. The Tathagata teaches him the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals a spiritual life

that is perfectly complete and pure. When the bhikkhu hears that discourse on the Dhamma, his mind is liberated from the five lower fetters. This is the first benefit of listening to the Dhamma at the proper time.

  1. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi mạng chung, được thấy Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Ðây là lợi ích thứ nhất, này Ananda, khi được nghe pháp đúng thời.

 

  1. (2) “Again, a bhikkhu’s mind is not yet liberated from the five lower fetters. At the time of his death he does not get to see the Tathagata, but he gets to see. a disciple of the Tathagata. The Tathagata’s disciple teaches him the Dhamma … reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure. When the bhikkhu

hears that discourse on the Dhamma, his mind is liberated from the five lower fetters. This is the second benefit of listening to the Dhamma at the proper time.

  1. Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi mệnh chung, không được thấy Thế Tôn, nhưng chỉ được thấy đệ tử Như Lai. Ðệ tử Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Này Ananda, đây là lợi ích thứ hai khi được nghe pháp đúng thời.

 

  1. (3) “Again, a bhikkhu’s mind is not yet liberated from the five lower fetters. At the time of his death he does not get to see the Tathagata or a disciple of the Tathagata, but he ponders, examines, and mentally inspects the Dhamma as he has heard it and learned it. As he does so, his mind is liberated from the five

lower fetters. This is the third benefit of examining the meaning at the proper time.

  1. (4) “Here, Ananda, a bhikkhu’s mind is liberated from the five lower fetters but not yet liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. At the time of his death he gets to see the Tathagata. The Tathagata teaches him the Dhamma … he reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure. When the bhikkhu hears that discourse on the Dhamma, his mind is liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. This is the fourth benefit of listening to the Dhamma at the proper time.
  2. Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi mệnh chung, không được thấy Như Lai, cũng không được thấy đệ tử của Như Lai. Nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt; do vị ấy, với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt, nên tâm được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Này Ananda, đây là lợi ích thứ ba khi thẩm sát ý nghĩa đúng thời.
  3. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm đã được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y, vị ấy trong khi mệnh chung được thấy Như Lai. Và Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Sau khi được nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y. Này Ananda, đây là lợi ích thứ tư khi được nghe pháp đúng thời.

 

  1. (5) “Again, a bhikkhu’s mind is liberated from the five lower fetters but not yet liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. At the time of his death he does not get to see the Tathagata, but he gets to see a disciple of the Tathagata. The Tathagata’s disciple teaches him the Dhamma … reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure. When the bhikkhu hears that discourse on the Dhamma, his mind is liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. This is the fifth benefit of listening to the Dhamma at the proper time.
  2. (6) “Again, a bhikkhu’s mind is liberated from the five lower fetters but not yet liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. At the time of his death he does not get to see the Tathagata o r a disciple of the Tathagata, but he ponders, examines, and mentally inspects the Dhamma as he has heard it

and learned it. As he does so, his mind is liberated in the unsurpassed extinction of the acquisitions. This is the sixth benefit of examining the meaning at the proper time.

“These, Ananda, are the six. benefits of listening to the Dhamma at the proper time and of examining the meaning at the proper time.”

  1. Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm đã được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y, vị ấy trong khi mạng chung không được thấy Như Lai, chỉ được thấy đệ tử của Như Lai. Ðệ tử Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Sau khi được nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y. Này Ananda, đây là lợi ích thứ năm khi được nghe pháp đúng thời.
  2. Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y, vị ấy trong khi mệnh chung không được thấy Như Lai, cũng không được thấy đệ tử Như Lai. Nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được học thông suốt, do vị ấy với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thông suốt, nên tâm được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt sanh y này. Này Ananda, đây là lợi ích thứ sáu khi được thẩm sát ý nghĩa đúng thời.

Có sáu lợi ích này, này Ananda, khi được nghe pháp đúng thời, và khi được thẩm sát ý nghĩa đúng thời.

 

57 (3) Six Classes – [(III) (57) Sáu Sanh Loại]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage, to him, sat d ow n to one side, and said:
  2. “Bhante, Purana Kassapa has described six classes: a black class, a blue class, a red class, a yellow class, a white class, and a supreme white class. “He has described the black class as butchers of sheep, pigs, poultry, and deer; hunters and fishermen; thieves, executioners, and prison wardens; or those who follow any other such cruel occupation. “He has described the blue class as bhikkhus who live on thorns or any others who profess the doctrine of kamma, the

doctrine of the efficacy of deeds. “He has described the red class as the Niganthas wearing a single garment. “He has described the yellow class as the white-robed lay disciples of the naked ascetics. “He has described the white class as the male and female Ajivakas. “He has described the supreme white class as Nanda Vaccha, Kisa Sarikicca, and Makkhali Gosala. “Purana Kassapa, Bhante, has described these six classes.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràijagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
  2. – Bạch Thế Tôn, Tôn giả Pùrana Kassapa trình bày sáu sanh loại: sanh loại đen, sanh loại xanh, sanh loại đỏ, sanh loại vàng, sanh loại trắng, sanh loại hết sức trắng. Ở đây, bạch Thế Tôn, đây là loại sanh đen do Pùrana Kassapa trình bày: “Kẻ giết cừu, kẻ giết heo, kẻ giết chim, kẻ săn thú, kẻ hung bạo, người đánh cá, kẻ ăn trộm, kẻ ăn trộm giết người, kẻ ngục tốt và những người khác theo nghề tàn ác”. Ở đây, bạch Thế Tôn, đây là các sanh loại xanh do Pùrana Kassapa trình bày: “Các Tỷ-kheo sống như cỏ gai đâm bên hông, và tất cả những ai khác chủ trương nghiệp nhân luận, nghiệp quả luận”. Ở đây, bạch Thế Tôn, đây là các sanh loại đỏ do Pùrana Kassapa trình bày: “Các Ni-kiền-tử và những kẻ mặc một tấm vải”. Ở đây, bạch Thế Tôn, là các sanh loại vàng do Pùrana Kassapa trình bày: “Các gia chủ và đệ tử những người ở trần truồng”. Ở đây, bạch Thế Tôn, đây là các sanh loại trắng do Pùrana Kassapa trình bày: “Các tà mạng ngoại đạo và đệ tử của họ”. Ở đây, bạch Thế Tôn, đây là các sanh loại hết sức trắng do Pùrana Kassapa trình bày: “Nanda Vaccha, Kisa Sankicca và Makkhali Gosàla”. Bạch Thế Tôn, sáu sanh loại này do Pùrana Kassapa trình bày.

 

  1. “But, Ananda, has the whole world authorized Purana Kassapa to describe these six classes?”

– “Certainly not, Bhante.”

– “Suppose, Ananda, there was a poor, destitute, indigent person. They might force a cut [of meat] on him against his will, saying: ‘Good man, you must eat this piece of meat and pay for it.’ In the same way, without the consent of those ascetics and brahmins, Purana Kassapa has described these six classes in a foolish, incompetent, inexpert, and unskilled way. But I, Ananda, describe six [different] classes. Listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, Bhante.” the Venerable Ananda replied. The Blessed One said this:

“And what, Ananda, are the six classes?

  1. – Này Ananda, có phải toàn thế giới đều đồng ý chấp nhận sự trình bày thành sáu sanh loại này của Pùrana Kassapa không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Ví như này Ananda, một người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu, dầu miễn cưỡng, không muốn, người ta quăng cho người ấy một miếng thịt và nói: “Hãy ăn miếng thịt này, này Người kia, và trả tiền luôn”. Cũng vậy, này Ananda là lời tuyên bố của Pùrana Kassapa về sáu sanh loại này cho những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, không được họ đồng ý, như bởi một kẻ ngu si, không thông minh, không biết thích ứng, bất thiện. Này Ananda, Ta tuyên bố có sáu sanh loại, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này Ananda, thế nào là sáu sanh loại?

 

  1. (1) Here, someone of the black class produces a black state. (2) Someone of the black class produces a white state: (3) Someone of the black class produces nibbana, which is neither black nor white. (4) Then, someone of the white class produces a black state. (5) Someone of the white class produces a white state. (6) And someone of the white class produces nibbana, which is neither

black nor white. (1) “And how is it, Ananda, that someone of the black class

produces a black state?

  1. Here, someone has been reborn in a low family— a family of candalas, hunters, bamboo workers, cart makers, or flower scavengers—one that is poor, with little food and drink, that subsists with difficulty, where food and clothing are obtained with difficulty; and he is ugly, unsightly, dwarfish, with, much illness—blind, crippled, lame, or paralyzed. He does not obtain food, drink, clothing, and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, housing, and lighting. He engages in misconduct by body, speech, and mind. In consequence, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. It is in such a way that someone of the black class produces a black state. (2) “And how is it, Ananda, that someone of the black class produces a white state?
  2. Ở đây, này Ananda, có một số sanh loại đen, sanh ra các pháp đen. Nhưng ở đây, này Ananda, có một số sanh loại đen sanh ra pháp trắng. Ở đây, này Ananda, có một số sanh loại đen sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng. Ở đây, này Ananda, có một số sanh loại trắng sanh ra pháp đen. Ở đây, này Ananda, có một số sanh loại trắng sanh ra pháp trắng. Ở đây, này Ananda, có một số sanh loại trắng sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng. Và này, Ananda, thế nào là một số sanh loại đen sanh ra pháp đen?
  3. Ở đây, này Ananda, có một số người sanh ra trong gia đình thấp kém, gia đình người đổ phân hay gia đình người thợ săn, hay gia đình người đan tre, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong gia đình một người nghèo khổ, khó tìm được đồ ăn uống để sống, khó tìm cho được đồ ăn đồ mặc. Và người ấy xấu xí, khó nhìn, lùn thấp, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, tàn tật, còm, què, hay đi khấp khểnh, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở và đèn. Người ấy làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời, làm ác hạnh về ý. Người ấy do làm ác hạnh về thân, về lời, về ý, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này Ananda, là hạng sanh loại đen sanh ra pháp đen. Và này Ananda, thế nào là hạng sanh loại đen sanh ra pháp trắng?

 

  1. Here, someone has been reborn in a low family He does not obtain food … and lighting. He engages in good conduct by body, speech, and mind. In consequence, with the breakup of the body, after death, he is reborn in a

good destination, in a heavenly world. It is in such a way that someone of the black class produces a white state. (3) “And how is it, Ananda, that someone of the black class produces nibbana, which is neither black nor white?

  1. Here, someone has been reborn in a low family … He does not obtain food … and lighting. Having shaved off his hair and beard, he puts on ochre robes and goes forth from the household life into homelessness. When he has thus gone forth, he abandons the five hindrances, defilements of the mind, things that weaken wisdom; and then, with his mind well established in the four establishments, of mindfulness, he correctly develops the seven factors, of enlightenment and produces nibbana, which is neither black nor white. It is in such a way that someone of the black class produces nibbana, which is neither black nor white. (4) “And how is it, Ananda, that someone of the white class

produces, a black, state?

  1. Ở đây, này Ananda, có hạng người sanh ra trong gia đình thấp kém… chỗ nằm, chỗ ở và đèn. Người ấy làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời, làm thiện hạnh về ý. Người ấy do làm thiện hạnh về thân, về lời, về ý, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi lành, Thiên giới, thế giới này. Như vậy, này Ananda, là hạng sanh loại đen sanh ra pháp trắng. Và này Ananda, thế nào là hạng sanh loại đen sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng?
  2. Ở đây, này Ananda, có hạng người sanh ra trong gia đình thấp kém… và người ấy xấu xí, khó nhìn, lùn thấp. Người ấy, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, sau khi đoạn tận năm triền cái, làm cho muội lược các kiết sử về tâm với trí tuệ, trú tâm trên Bốn niệm xứ, như thật tu tập Bảy giác chi, sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng. Như vậy, này Ananda là hạng sanh loại đen sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng. Và này Ananda, thế nào là sanh loại trắng sanh ra pháp đen?

 

  1. Here, someone has been reborn in a high family— an affluent khattiya family, an affluent brahmin family, or an affluent householder family—one that is rich, with great wealth and property, abundant gold and silver, abundant treasures and commodities, abundant wealth and grain; and he is handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion. He obtains food, drink, clothing, and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, housing, and lighting. He engages in misconduct by body, speech, and mind. In consequence, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a had destination, in the lower world, in hell. It is in such a way that someone of the white class produces a black state. (5) “And how is it, Ananda, that someone of the white class produces a white state?
  2. Here, someone has been reborn in a high family He obtains food … and lighting. He engages in good conduct by body, speech, and mind. In consequence, with the breakup of the b ody, after death, he is reborn in a good destination, in a heavenly world. It is in such a way that someone of the white class produces a white state. (6) “And how is it, Ananda, that someone of the white class produces nibbana, which is neither black nor white?
  3. Ở đây, này Ananda, có hạng người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú, hay trong gia đình Bà-la-môn đại phú, hay trong gia đình gia chủ đại phú, phú hào, có tiền của lớn, tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy lại đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, mỹ miều. Người ấy lại được ăn đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời, làm ác hạnh về ý. Người ấy do làm ác hạnh về thân, do làm ác hạnh về lời, do làm ác hạnh về ý, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đạo xứ, địa ngục. Như vậy, này Ananda, là hạng sanh loại trắng sanh ra pháp đen. Và này Ananda, thế nào là hạng sanh loại trắng sanh ra pháp trắng?
  4. Ở đây, này Ananda, có hạng người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú… chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời, làm thiện hạnh về ý. Người ấy do làm thiện hạnh về thân, do làm thiện hạnh về lời, do làm thiện hạnh về ý, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này Ananda, là hạng sanh loại trắng sanh ra pháp trắng. Và này Ananda, thế nào là hạng sanh loại trắng sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng?

 

  1. Here, someone has been reborn in a high family. He obtains food … and lighting. Having shaved off his hair and beard, he puts on ochre robes and goes forth from the household life into homelessness. When he has thus gone forth, he abandons the five hindrances, defilements of the mind, things that weaken

wisdom; and then, with his mind well established in the four establishments of mindfulness, he correctly develops the seven factors of enlightenment and produces nibbana, which is neither black nor white. It is in such a way that someone of the white class produces nibbana, which is neither black nor white.

“These, Ananda, are the six classes.”

  1. Ở đây, này Ananda, có hạng người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú… chỗ trú, đèn đuốc. Vị ấy, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, sau khi đoạn tận năm triền cái, làm cho muội lược các kiết sử về tâm với trí tuệ, trú tâm trên Bốn niệm xứ, như thật tu tập Bảy giác chi, sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng. Như vậy, này Ananda là hạng sanh loại trắng sanh ra Niết-bàn, không đen không trắng.

Này Ananda, đây là sáu sanh loại.

 

58 (4) Taints – [(IV) (58) Các Lậu Hoặc]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
  2. Here, by restraint a bhikkhu has abandoned those taints that, are to be abandoned by restraint; by using he has abandoned those taints that are to be abandoned by using; by patiently enduring he has abandoned those taints that are to be abandoned by patiently enduring; by avoiding he has abandoned

those taints that are to be abandoned by avoiding; by dispelling he has abandoned those taints that are to be abandoned by dispelling; and by developing he has abandoned those taints that are to be abandoned by developing. (1) “And what, bhikkhus, are the taints to be abandoned by

restraint that have been abandoned by restraint?

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ; đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng; đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn; đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né; đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt; đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ?

 

  1. Here, having reflected carefully, a bhikkhu dwells restrained over the eye

faculty: Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who dwells unrestrained over the eye faculty do not occur in one who dwells restrained over the eye faculty. Having reflected carefully, a bhikkhu dwells restrained over the ear faculty … nose faculty … tongue faculty … body faculty … mind

faculty. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who dwells unrestrained over the mind faculty do not occur in one who dwells restrained over the mind faculty. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who dwells unrestrained [over these things] do not occur in one who dwells restrained.

These are called the taints to be abandoned by restraint that have been abandoned by restraint. (2) “And what are the taints to be abandoned by using that have been abandoned by using?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy sống phòng hộ với sự phòng hộ nhãn căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Vị chơn chánh giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ nhĩ căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ tỷ căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ thiệt căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ thân căn… sống phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy sống phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, nếu sống không phòng hộ với sự phòng hộ các căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ với sự phòng hộ các căn, như vậy các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không có thể khởi lên.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ thọ dụng?

 

  1. Here, reflecting carefully a bhikkhu uses a robe only for warding off cold; for warding off heat; for warding off contact with flies, mosquitoes, wind, sun, and serpents; and only for covering the private parts. Reflecting carefully, he uses almsfood neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of

this body, for avoiding harm, and for assisting the spiritual life, considering; ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and dwell at ease. Reflecting carefully, he uses a lodging only for warding off cold; for warding off heat; for warding off

contact with flies, mosquitoes, wind, sun, and serpents; and only for protection from rough weather and for enjoying seclusion. Reflecting carefully, he uses medicines and provisions for the sick only for warding off arisen oppressive feelings and to sustain his health. Those taints, distressful and feverish,

that might arise in one who does not make use [of these things] do not arise in one who uses them.

These are called the taints to be abandoned by using that have been abandoned

by using. (3) “And what are the taints to be abandoned by patiently

enduring that have been abandoned by patiently enduring?

  1. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo chơn chánh giác sát thọ dụng y phục chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự hổ thẹn. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng sàng tọa chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh. Vị ấy chơn chánh giác sát thọ dụng những dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác thống khổ đã sanh để được ly khổ hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không chơn chánh giác sát khi thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy có chơn chánh giác sát khi thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ thọ dụng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ kham nhẫn?

 

  1. Here, reflecting carefully a bhikkhu patiently endures cold and heat, hunger and thirst; contact with flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and serpents; rude and offensive ways of speech; he bears up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who does not patiently endure [these things] do not arise in one who patiently endures them.

These are called the taints to be abandoned by patiently enduring that have been abandoned by patiently enduring. (4) “And what are the taints to be abandoned by avoiding that have been abandoned by avoiding?

  1. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo chơn chánh giác sát kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ lỵ phỉ báng, vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ kham nhẫn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tránh né?

 

  1. Here, reflecting carefully a bhikkhu avoids a wild elephant, a wild horse, a wild bull, and a wild dog; he avoids a snake, a stump, a clump of thorns, a pit,

a precipice, a refuse dump, and a cesspit. Reflecting carefully, he avoids sitting in unsuitable seats, and wandering in unsuitable alms resorts, and associating with bad friends, such that his wise fellow monks might suspect him of evil deeds. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who does

not avoid [these things] do not arise in one who avoids them.

These are called the taints to be abandoned by avoiding that have been abandoned by avoiding. (5) “And what are the taints to be abandoned by dispelling that have been abandoned by dispelling?

  1. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo chơn chánh giác sát, tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Những chỗ ngồi không xứng đáng nếu ngồi, những trú xứ không nên lai vãng nếu đến, những bạn bè ác độc, nếu giao du bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghi ngờ khinh thường. Vị chơn chánh giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và các bạn bè độc ác ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tránh né. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ trừ diệt?

 

  1. Here, reflecting carefully a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought; he abandons it, dispels it, terminates it, and obliterates it. Reflecting carefully, he does not tolerate an arisen thought of ill will … an arisen thought of harming … bad unwholesome states whenever they arise; he abandons them, dispels them, terminates them, and obliterates them. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who does not dispel [these things] do not arise in one who dispels them.

These are called the taints to be abandoned by dispelling that have been

abandoned by dispelling. (6) “And what, are the taints to be abandoned by developing that have been abandoned by developing?

  1. Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo chơn chánh giác sát không chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy; không chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy; không chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại hại niệm ấy; không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ khử, diệt tận, không cho tồn tại các ác bất thiện pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không trừ khử như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy trừ khử như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ trừ diệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tu tập?

 

  1. Here, reflecting carefully a bhikkhu develops the enlightenment factor of

mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. Reflecting carefully, he develops the enlightenment factor of discrimination of phenomena … the enlightenment factor of energy … the enlightenment factor of rapture … the enlightenment factor of tranquility … the enlightenment factor of concentration … the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who does not develop [these things] do not arise in one who develops them.

These are called the taints to be abandoned by developing that have been abandoned by developing.

“Possessing these six qualities, bhikkhus, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo chơn chánh giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y xuất ly, y ly tham, y diệt tận, đưa đến từ bỏ, chơn chánh giác sát tu tập trạch pháp giác chi… (như trên)… tu tập tinh tấn giác chi… tu tập hỷ giác chi… tu tập khinh an giác chi… tu tập định giác chi… tu tập xả giác chi; xả giác chi này y xuất ly, y ly tham, y diệt tận, đưa đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ nhờ tu tập.

Này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

 

59 (5) Darukammika – [(V) (59) Người Bán Củi]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Nadika in the brick hall. Then the householder Darukammika approached the Blessed One, paid homage

to him, and sat down to one side. The Blessed One then said tohim:

  1. “Does your family give gifts, householder?”

– “My family gives gifts, Bhante. And those gifts are given to bhikkhus who are arahants or on the path to arahantship, those who are forest dwellers, almsfood collectors, and wearers of rag-robes.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn ở Nàdika, tại giảng đường bằng gạch. Bấy giờ có gia chủ bán củi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với người bán củi đang ngồi xuống một bên:

  1. – Này Gia chủ, trong gia đình Ông có bố thí không?

– Bạch Thế Tôn, trong gia đình con có bố thí. Những Tỷ-kheo là vị sống ở rừng, theo hạnh khất thực, mặc áo lấy vải lượm từ đống rác, bậc A-la-hán, hay thực hành A-la-hán đạo, những Tỷ-kheo như vậy, bạch Thế Tôn, đều được bố thí.

 

  1. “Since, householder, you are a layman enjoying sensual pleasures, living at home in a house full of children, using sandalwood from Kasi, wearing garlands, scents, and unguents, and receiving gold and silver, it is difficult for you to know: ‘These are arahants or on the path to arahantship.’ (1) “If, householder, a bhikkhu who is a forest-dweller is restless, puffed up, vain, talkative, rambling in his talk, muddleminded, lacking clear comprehension, unconcentrated, with a

wandering mind, with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who is a forest-dweller is not restless, puffed up, and vain, is not talkative and rambling in his talk, but has mindfulness established, clearly comprehends, is concentrated, with a one-pointed mind, with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy.

(2) “If a bhikkhu who dwells on the outskirts of a village is restless … with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who dwells on the outskirts of a village is not restless … with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy. (3) “If a bhikkhu who is an almsfood collector is restless … with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who is an almsfood collector is not restless … with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy. (4) “If a bhikkhu who accepts invitations to meals is restless … with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who accepts invitations to meals is not restless … with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy. (5) “If a bhikkhu who wears rag-robes is restless … with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who wears rag-robes is not restless … with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy. (6) “If a bhikkhu whd wears robes given by householders is restless … with loose sense faculties, then in this respect he is blameworthy. But if a bhikkhu who wears robes given by householders is not restless … with restrained sense faculties, then in this respect he is praiseworthy. “Come now, householder, give gifts to the Sangha. When you give gifts to the Sangha, your mind will be confident. When your mind is confident, with the breakup of the body, after death, you will be reborn in a good destination, in a heavenly world.”

“Bhante, from, today onward I will give gifts to the Sangha:”

  1. – Nhưng chắc chắn, này Gia chủ, đây thực là một sự khó khăn cho Ông, một người tại gia thọ dụng các dục, bị con cháu trói buộc, được dùng hương chiên đàn từ Kàsi, được đeo và thoa với vòng hoa, hương, hương liệu, được tiêu dùng vàng và bạc để có thể nói ai là bậc A-la-hán, ai là bậc thực hành A-la-hán đạo. Tỷ-kheo trú tại rừng núi, này Gia chủ, nếu tháo động, kiêu căng dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng, thời vị ấy về phương diện này đáng bị chỉ trích. Này Gia chủ, nếu Tỷ-kheo trú ở rừng núi, không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm, lắm miệng, không lắm lời, chánh niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, với các căn được phòng hộ, thời vị ấy về phương diện này đáng được tán thán. Nếu Tỷ-kheo sống ở cuối làng, này Gia chủ, tháo động, kiêu căng… các căn thả lỏng; vị ấy về phương diện này đáng bị chỉ trích. Nếu Tỷ-kheo sống ở cuối làng, này Gia chủ, không tháo động, không kiêu căng… các căn được phòng hộ, thời vị ấy về phương diện này đáng được tán thán. Nếu vị Tỷ-kheo theo hạnh khất thực, này Gia chủ, nhưng còn tháo động, kiêu căng… đáng bị chỉ trích. Nếu Tỷ-kheo theo hạnh khất thực, này Gia chủ, nhưng không tháo động, không kiêu căng… đáng được tán thán. Nếu Tỷ-kheo nào nhận lời mời, này Gia chủ, nhưng còn tháo động… đáng bị chỉ trích. Nếu Tỷ-kheo nào nhận lời mời, này Gia chủ, nhưng không tháo động… đáng được tán thán. Nếu Tỷ-kheo nào mặc áo lấy vải lượm từ đống rác, này Gia chủ, nhưng còn tháo động… đáng bị chỉ trích. Nếu Tỷ-kheo nào mặc áo lấy vải lượm từ đống rác, này Gia chủ, nhưng không tháo động… đáng được tán thán. Nếu Tỷ-kheo nào mang y từ người Gia chủ cúng, nhưng không tháo động… đáng được tán thán. Tuy vậy, này Gia chủ, hãy cúng dường chúng Tăng. Nếu Ông cúng dường chúng Tăng, tâm sẽ được định tín. Nếu Ông có tâm định tín, lúc thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

– Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, con sẽ bố thí cúng dường chúng Tăng.

 

60 (6) Hatthi – [(VI) (60) Hatthisàriputta]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at BaranasI in the deer park at Isipatana. Now on that occasion, after their meal, on returning from their alms round, a number of elder bhikkhus assembled and were sitting together in the pavilion hall engaged in a discussion pertaining to the Dhamma. While they were engaged in their discussion, the Venerable Citta Hatthisariputta repeatedly interrupted their talk. The Venerable Mahakotthita then told the Venerable

Citta Hatthisariputta:

– “When elder bhikkhus are engaged in a discussion pertaining to the Dhamma, don’t repeatedly interrupt their talk but wait until their discussion is finished.”

When this was said, the Venerable Citta Hatthisariputta’s bhikkhu friends said to the Venerable Mahakotthita:

– “Don’t disparage the Venerable Citta Hatthisariputta. The Venerable Citta Hatthisariputta is wise and capable of engaging with the elder bhikkhus in a discussion pertaining to the Dhamma.” [The Venerable Mahakotthita saicl:] “It’s difficult, friends, for those who don’t know the course of another’s mind to know this.

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, nhiều vị Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn và thuyết về Thắng pháp luận. Tại đấy, Tôn giả Hatthisàriputta, trong khi các Tỷ-kheo trưởng lão đang thuyết về Thắng pháp luận, lại nói xen vào chặng giữa. Rồi Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả Hatthisàriputta:

– Tôn giả Citta Hatthisàriputta, trong khi các Tỷ-kheo trưởng lão đang thuyết về Thắng pháp luận, chớ có nói xen vào chặng giữa! Tôn giả Citta hãy chờ cho đến cuối câu chuyện.

Ðược nghe nói vậy, các Tỷ-kheo bạn bè của Tôn giả Citta Hatthisàriputta nói với Tôn giả Mahàkotthita:

– Tôn giả Kotthita chớ có bất mãn Tôn giả Citta Hatthisàriputta! Tôn giả Citta Hatthisàriputta là bậc Hiền trí. Tôn giả Citta Hatthisàriputta có thể nói chuyện về Thắng pháp luận với các Tỷ-kheo trưởng lão và thật rất khó lòng cho các Hiền giả để biết được tâm tư của người khác.

 

  1. (1) “Here, friends, some person appears to be extremely mild, humble, and calm so long as he is staying near, the Teacher or a fellow monk in the position of a teacher. But when he leaves the Teacher and fellow monks in the position of a teacher, he bonds with [other] bhikkhus, bhikkhunis, male and female lay

followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and the disciples of sectarian teachers. As he bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and talks with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose a crop-eating bull was bound by a rope or shut up in a pen. Could one rightly say: ‘Now this crop-eating bull will never again enter among the crops’?”

– “Certainly not, friend. For it is possible that this crop-eating bull will break the rope or burst out of the pen and again enter among the crops.”

“So too, some person here is extremely mild … But when he leaves the Teacher and fellow monks in the position of a teacher, he bonds with [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.

  1. Ở đây, thưa các Hiền giả, có hạng người, khi còn sống gần vị Bổn sư hay sống gần một vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, trong khi ấy, là người nhu hòa nhất trong những người nhu hòa, là người khiêm tốn nhất trong những người khiêm tốn, là người an tịnh nhất trong những người an tịnh. Khi người ấy rời khỏi bậc Ðạo Sư, rời khỏi các vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, vị ấy sống giao thiệp với các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với các vua chúa, các đại thần của vua, với các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo. Do vị ấy sống giao thiệp, phóng túng, thô lỗ, đam mê nói chuyện, tham ái tấn công tâm vị ấy. Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, này các Hiền giả, một con bò ăn lúa, bị dây cột lại, hay bị nhốt trong chuồng. Này Hiền giả, nếu có ai nói như sau: “Con bò ăn lúa này sẽ không bao giờ đi xuống ruộng lúa nữa”, nói như vậy, thưa các Hiền Giả, là nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả, sự kiện này, thưa Hiền giả, có xảy ra: Con bò ăn lúa ấy, sau khi bứt dây, hay phá sập chuồng, có thể xuống ruộng lúa nữa.

Cũng vậy, này các Hiền giả, ở đây, một số người khi còn sống gần vị Bổn Sư, hay sống gần một vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, trong khi ấy, là người nhu hòa nhất trong những người nhu hòa, là người khiêm tốn nhất trong những người khiêm tốn, là người an tịnh nhất trong những người an tịnh. Khi người ấy rời khỏi bậc Ðạo Sư, rời khỏi vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, vị ấy sống giao thiệp với các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với các vua chúa, các đại thần của vua, với các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo. Do vị ấy sống giao thiệp, phóng túng, thô lỗ, đam mê nói chuyện, tham ái tấn công tâm vị ấy. Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. (2) “Then, friends, secluded from sensual pleasures … some person enters and dwells in the first jhana. [Thinking,] I am one who gains the first jhana,’ he bonds, with [other] bhikkhus, bhikkhunis, male and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples. As he bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and talks with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose that on the crossroads the rain, falling in thick droplets, would make the dust disappear and cause mud to appear. Could one rightly say: ‘Now dust will never reappear at this crossroads’?”

– “Certainly not, friend. For it is possible fhat people will pass through this crossroads, or that cattle and goats will pass through, or that wind and the sun’s heat will dry up the moisture, and then dust will reappear.”

– “So too, secluded from sensual pleasures … some person enters and dwells in the first jhana. [Thinking,] ‘I am one who gains the first jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.

  1. Ví như có hạng người ly dục…, chứng và trú sơ Thiền. Với tư tưởng: “Ta đã được sơ Thiền”, vị ấy sống giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, này các Hiền giả, một cơn mưa to lớn xảy ra tại ngã tư đường, khiến cho bụi bặm biến mất và bùn hiện ra. Này các Hiền giả, nếu có ai nói như sau: “Nay tại ngã tư đường này, bụi sẽ không hiện ra nữa”. Người ấy nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả. Sự kiện này có xảy ra, thưa Hiền giả: “Tại ngã tư đường này, có người đi qua, hay có trâu bò đi qua, hay gió và nóng có thể làm cho khô khí ẩm ướt và bụi sẽ hiện ra trở lại.

– Cũng như vậy, thưa các Hiền giả, ở đây có hạng người ly dục… chứng và trú Thiền thứ nhất. Vị ấy, với ý nghĩa: “Ta đã chứng sơ thiền”, sống giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. (3) “Then, friends, with the subsiding of thought and examination, some person enters and dwells in the second jhana … [Thinking,] I am one who gains the second jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus, bhikkhunis, male and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples. As he bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and talks with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose that not far from a village or town there was a large pond. The rain, falling in thick droplets, would make the various kinds of shells, the gravel and pebbles, disappear. Could one rightly say: ‘Now the various kinds of shells, the gravel and pebbles, will never reappear in this pond’?”

– “Certainly not, friend. For it is possible that people will drink from this pond, or that cattle and goats will drink from it, or that wind and the sun’s heat will dry up the moisture. Then the various kinds of shells, the gravel and pebbles, will reappear.”

– “So too, with the subsiding of thought and examination, some person enters and dwells in the second jhana [Thinking,] ‘I am one who gains the second jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.

  1. Ở đây, này các Hiền giả, có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Vị ấy, với ý nghĩa: “Ta đã chứng được Thiền thứ hai”, giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, thưa các Hiền giả, một hồ nước lớn gần một làng hay thị trấn. Tại đấy, một cơn mưa to xảy đến, khiến cho các loài sò ốc, các đá sỏi biến mất.

Thưa các Hiền giả, nếu có ai nói như sau: “Nay tại hồ nước này, các loại sò ốc, các đá sỏi sẽ không xuất hiện ra nữa”. Người ấy nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả. Sự kiện này có xảy ra, thưa Hiền giả: Tại hồ nước này, loài Người có thể uống, hay loài trâu bò có thể uống, hay gió và sức nóng có thể làm cho khô khí ẩm ướt, và các loài sò ốc, các đá sỏi có thể xuất hiện ra lại.

– Cũng vậy, thưa các Hiền giả, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Vị ấy với ý nghĩ: “Ta đã chứng được Thiền thứ hai”, giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. (4) “Then, friends, with the fading away as well of rapture, some person … enters and dwells in the third jhana [Thinking,] ‘I am one who gains the third jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus, bhikkhunis, male and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples. As he

bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and engages in talk with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose that the food left over from the previous evening would not appeal to a man who had finished a delicious meal. Could one rightly say: ‘Now food will never again appeal to this man’? “

– “Certainly not, friend. For more food will not appeal to that man so long as the nutritive essence remains in his body, but when the nutritive essence disappears, it is possible that such food will again appeal to him.”

– “So too, with the fading away as well of rapture, some person … enters and dwells in the third jhana … [Thinking,] ‘I am one who gains the third jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.

  1. Ở đây, thưa các Hiền giả, có hạng người từ bỏ hỷ… chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy với ý nghĩ: “Ta đã chứng được Thiền thứ ba”, giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, thưa các Hiền giả, có người đã ăn đồ ăn thượng vị, không ưa thích các đồ ăn hôm qua để lại. Thưa các Hiền giả, nếu ai nói như sau: “Nay người này không còn ưa thích đồ ăn nữa”, thưa các Hiền giả, người ấy nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả. Sự kiện có xảy ra: Người này, thưa Hiền giả, khi ăn đồ ăn thượng vị, cho đến khi nào chất dinh dưỡng còn tồn tại trong thân, cho đến khi ấy, không có một món ăn nào khác sẽ làm vị ấy ưa thích. Cho đến khi chất dinh dưỡng tiêu mất, khi ấy món ăn có thể làm cho vị ấy ưa thích.

– Cũng vậy, này các Hiền giả, ở đây có hạng người từ bỏ hỷ… chứng và trú Thiền thứ ba, vị ấy với ý nghĩ: “Ta đã chứng được Thiền thứ ba”, giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. (5) “Then, friends, with the abandoning of pleasure and pain … some person enters and dwells in the fourth jhana … [Thinking, ‘I am one who gains the fourth jhana,’ he bonds with [other] bhikkhus, bhikkhunis, male and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples.

As he bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and talks with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose that in a mountain glen there was a lake sheltered from the wind and devoid of waves. Could one rightly say: ‘Now waves will never reappear on this lake’?”

– “Certainly not, friend. For it is possible that a violent rainstorm might come from the east, the west, the north, or the south and stir up waves on the lake.”

– “So too, with the abandoning of pleasure and pain … some person here enters and dwells in the fourth jhana … [Thinking,] ‘I am one who gains the fourth jhana,’ he bonds with, [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.

  1. Ví như, này các Hiền giả, có hạng người từ bỏ lạc, từ bỏ khổ… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy với ý nghĩ: “Ta đã chứng được Thiền thứ tư”, giao thiệp với các Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, này các Hiền giả, một hồ nước trong khe núi, không có gió, không có sóng. Rồi thưa các Hiền giả, nếu có ai nói như sau: “Nay trong hồ nước này sẽ không hiện ra sóng nữa”, người ấy, thưa các Hiền giả, có nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả. Sự kiện này có thể xảy ra: Nếu từ phương Ðông, mưa to gió lớn đến, mưa to gió lớn ấy làm cho hồ nước ấy khởi sóng; nếu từ phương Tây… nếu từ phương Bắc… nếu từ phương Nam, mưa to gió lớn đến, mưa to gió lớn ấy làm cho hồ nước ấy khởi sóng.

– Cũng vậy, này các Hiền giả, ở đây có hạng người từ bỏ lạc, từ bỏ khổ… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy với ý nghĩ: “Ta đã chứng được Thiền thứ tư”, giao thiệp với Tỷ-kheo… từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. (6) “Then, friends, through non-attention to all marks, some person enters and dwells in the markless mental concentration. [Thinking,] I am one who gains the markless mental concentration,’ he bonds with [other] bhikkhus, hikkhunis,

male and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples. As he bonds with them and becomes intimate with them, as he loosens up and talks with them, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he gives up the training and reverts to the lower life. “Suppose that a king or royal minister had been traveling along a highway with a four-factored army and set up camp for the night in a forest thicket. Because of the sounds of the

elephants, horses, charioteers, and infantry, and the sound and uproar of drums, kettledrums, conches, and tom-toms, the sound of the crickets would disappear. Could one rightly say: ‘Now the sound of the crickets will never reappear in this forest thicket’?”

– “Certainly not, friend. For it is possible that the king or royal minister will leave that forest thicket, and then the sound of the crickets will reappear.”

– “So too, through non-attention to all marks, some person here enters and dwells in the markless mental concentration. Thinking, ‘I am one who gains the markless mental concentration, he bonds with [other] bhikkhus … he gives up the training and reverts to the lower life.”

  1. Ở đây, này các Hiền giả, có hạng người không tác ý tất cả các tướng, chứng đạt và an trú vô tướng tâm định. Vị ấy, với ý nghĩ: “Ta đã chứng đạt được vô tướng tâm định”, sống giao thiệp với các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với các vua chúa, đại thần các vua chúa, với các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo. Do vị ấy sống giao thiệp, phóng túng, thô lỗ, đam mê nói chuyện, nên tham ái tấn công tâm vị ấy. Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục. Ví như, thưa các Hiền giả, một vị vua, hay đại thần của vua, đang đi giữa đường cùng với bốn loại binh chủng, đến trú ở một đêm tại một khóm rừng. Ở đấy, do tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng bộ binh, tiếng trống lớn, trống nhỏ, tiếng tù và, nên tiếng của con dế biến mất. Rồi này các Hiền giả, có người nói như sau: “Nay trong khóm rừng này, tiếng kêu của con dế không hiện ra nữa”. Người ấy nói như vậy, thưa các Hiền giả, có nói một cách chơn chánh không?

– Thưa không, thưa Hiền giả. Sự kiện này có xảy ra, thưa Hiền giả: Khi nào vua hay vị đại thần của vua ra đi khỏi khóm rừng này, khi ấy tiếng con dế kêu sẽ hiện hữu.

– Cũng vậy, thưa các Hiền giả, ở đây, có hạng người do không tác ý tất cả các tướng, chứng đạt và an trú vô tướng tâm định. Vị ấy, với ý nghĩ: “Ta đạt được vô tướng tâm định”, sống giao thiệp với các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với các vua chúa, các đại thần của vua, với các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo. Do vị ấy sống giao thiệp, phóng túng, thô lỗ, đam mê nói chuyện, nên tham ái tấn công tâm vị ấy. Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục.

 

  1. On a later occasion, the Venerable Citta Hatthisariputta gave up the training and returned to the lower life. His bhikkhu friends then approached the Venerable Mahakotthita and said to him:

– “Did the Venerable Mahakotthita encompass Citta Hatthisariputta’s mind with his own mind and understand: ‘Citta Hatthisariputta gains such and such meditative dwellings and attainments, yet he will give up the training and return to the lower life’? Or did deities report this matter to him?”

– “Friends, I encompassed Citta Hatthisariputta’s mind with my own mind and understood: ‘Citta Hatthisariputta gains such and such meditative dwellings and attainments, yet he will give up the training and return to the lower life.’ And also, deities reported this matter to me.”

Then those bhikkhu friends of Citta Hatthisariputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, Citta Hatthisariputta gained such and such meditative dwellings and attainments, yet he gave up the training and returned to the lower life.”

– “Before long, bhikkhus, Citta will think of renouncing.”

  1. Rồi Tôn giả Citta Hatthisàriputta sau một thời gian từ bỏ học pháp và hoàn tục. Rồi các Tỷ-kheo, bạn của Tôn giả Citta Hatthisàriputta đi đến Tôn giả Mahàkotthita, sau khi đến nói với Tôn giả Mahàkotthita:

– Có phải Tôn giả Mahàkotthita biết được tâm của Citta Hatthisàriputta với tâm của mình: “Citta Hatthisàriputta đã chứng quả chứng này, quả chứng này, hay là chư Thiên báo cho biết về vấn đề này; tuy vậy, vị ấy sẽ từ bỏ học pháp và hoàn tục”?

– Thưa chư Hiền, tôi biết được tâm của Citta Hatthisàriputta với tâm của tôi, rằng Citta đã chứng được quả chứng này, quả chứng này, và chư Thiên cũng báo cho biết về vấn đề này: “Thưa Tôn giả, Citta Hatthisàriputta đã chứng được quả chứng này, quả chứng này, nhưng vị ấy sẽ từ bỏ học pháp và hoàn tục”.

Rồi các bạn bè của Citta Hatthisàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Citta Hatthisàriputta đã chứng được quả chứng này, quả chứng này, nhưng đã từ bỏ học pháp và hoàn tục.

– Này các Tỷ-kheo, Citta không bao lâu sẽ nghĩ đến xuất ly.

 

  1. Not long afterward, Citta Hatthisariputta shaved off his hair and beard, put on ochre robes, and went forth from the household life into homelessness. Then, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time the Venerable Citta Hatthisariputta realized for himself with direct knowledge,

in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is

birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.”

And the Venerable Citta Hatthisariputta became one of the arahants.

 

61 (7) Middle – [(VII) (61) Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at BaranasI in the deer park at lsipatana. Now on that occasion, after their meal, on returning from their alms round, a number of elder bhikkhus assembled and were sitting together in the pavilion hall when this conversation arose:

– “It was said, friends, by the Blessed One in the Parayana, in ‘The Questions

of Metteyya’:

 

“‘Hav ing understood both ends,

the wise one does not stick in the middle.

I call him a great man:

he has here transcended the seamstress.’

 

– “What, friends, is the first end? What is the second end? What is in the middle? And what is the seamstress?”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

– Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong “Con đường đến bờ bên kia” trong câu hỏi của Metteyya:

Ai biết hai cực đoan,
Giữa bậc Trí không nhiễm,
Ta gọi bậc Ðại nhân,
Ðây, vượt người dệt vải.

– Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

 

  1. (1) When this was said, a certain bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “Contact, friends, is one end; the arising of contact is the second end; the cessation of contact is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this way that a bhikkhu directly knows what should be directly known; fully understands what should be fully understood; and by doing so, in this very life he makes an end of suffering.”

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người thợ dệt; vì rằng ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, do liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

 

  1. (2) When this was said, another bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “The past, friends, is one end; the future is the second end; the present is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this way, that a bhikkhu directly knows what should be directly known … in this very life he makes an end of suffering.”

  1. (3) When this was said, another bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “Pleasant feeling, friends, is one end; painful feeling is the second end; neither-painful-nor-pleasant feeling is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this

way, that a bhikkhu directly knows what should be directly known … in this very life he makes an end of suffering.”

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Quá khứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Tương lai là cực đoan thứ hai. Hiện tại là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri… vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Lạc, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Khổ là cực đoan thứ hai. Không khổ không lạc là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này… có thể chấm dứt khổ đau.

 

  1. (4) When this was said, another bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “Name, friends, is one end; form is the second end; consciousness is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this way that a bhikkhu directly knows what should be directly known … in this very life he makes an end of suffering.”

  1. (5) When this was said, another bhikkhu-said to the elder bhikkhus:

– “The six internal bases, friends, are one end; the six external bases are the second end; consciousness is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this way that a bhikkhu directly knows what should be directly known … in this very life he makes an end of suffering.”

  1. (6) When this was said, another bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “Personal existence, friends, is one end; the origin of personal existence is the second end; the cessation of personal existence is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of

existence. It is in this way that a bhikkhu directly knows what should be directly known; fully. understands what should be fully understood; and by doing so, in this very life he makes an end of suffering.”

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Danh, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sắc là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt… có thể chấm dứt khổ đau.

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Sáu nội xứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sáu ngoại xứ là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt… có thể chấm dứt khổ đau.

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Thân, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Thân kiến tập khởi là cực đoan thứ hai. Thân kiến diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt… có thể chấm dứt khổ đau.

 

  1. When this was said, a certain bhikkhu said to the elder bhikkhus:

– “Friends, we have each explained according to our own inspiration. Come, let’s go to the Blessed One and report this matter to him. As the Blessed One explains it to us, so should we retain it in mind.”

– “Yes, friend,” those elder bhikkhus replied.

Then the elder bhikkhus went to the Blessed One, paid homage to him, sat

down to one side, and reported to him the entire conversation that had taken place, [asking:]

– “Bhante, which of us has spoken well?”

– [The Blessed One said:] “In a way, bhikkhus, you have all spoken well, but listen and attend closely as I tell you what I intended when I said in the Parayana, in ‘The Questions of Metteyya’:

 

“”Having understood both ends,

the wise one does not stiqk in the middle.

I call him a great man:

he has here transcended the seamstress.”

 

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

– “Contact, bhikkhus, is one end; the arising of contact is the second end; the cessation of contact is in the middle; and craving is the seamstress. For craving sews one to the production of this or that state of existence. It is in this way that a bhikkhu directly knows what should be directly known; fully understands what should be fully understood; and by doing so, in this very life he makes an end of suffering.”

  1. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

– Thưa chư Hiền, tất cả chúng tôi đã trả lời tùy theo sự hiểu biết của chúng tôi. Thưa chư Hiền, chúng ta sẽ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, chúng ta sẽ hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ thọ trì như vậy.

– Thưa vâng, thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Rồi các trưởng lão đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ -kheo trưởng lão thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện đã xảy ra và thưa:

– Bạch Thế Tôn, ai là người đã khéo nói?

– Tất cả các Thầy, này các Tỷ-kheo, đều khéo nói theo phương pháp của mình. Nhưng, đây là vấn đề Ta nói về con đường đi đến bờ bên kia trong các câu hỏi của Metteyya.

Ai biết hai cực đoan,
Giữa bậc Trí không nhiễm,
Ta gọi bậc Ðại nhân,
Ðây, vượt người dệt vải.

Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Xúc, này các Tỷ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

 

62 (8) Knowledge – [(VIII) (62) Lời Cảm Hứng]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus when he arrived at a Kosalan town named Dandakappaka. Then the Blessed One left the highway and sat down on a seat that was prepared for him at the foot of a tree, and those bhikkhus entered Dandakappaka to search for a rest house. Then the Venerable Ananda together with a number of bhikkhus went down to the Aciravati River to bathe. Having finished bathing and come back out, he stood in one robe drying his body.

  1. Then a certain bhikkhu approached the Venerable Ananda and said to him:

– “Friend Ananda, was it after full consideration that the Blessed One declared of Devadatta: “‘Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for the eon, unredeemable,’ or did he say this only figuratively?”

– “It w as just in this way, friend, that the Blessed One declared it.”

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and [reported what had happened, ending]:

– “When this was said, Bhante, I said to that bhikkhu: It was just in this way, friend, that the Blessed One declared it.”

– [The Blessed One said:] “Ananda, that bhikkhu must be either newly ordained, not long gone forth, or a foolish and incompetent elder. For when this was declared by me definitively, how can he see any ambiguity in it? I do not see even one other person, Ananda, about whom I have made a declaration after giving him such full consideration as Devadatta. As long as I saw even a mere fraction of a hair’s tip of a bright quality in Devadatta, I did not declare of him: ‘Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for an eon, unredeemable.’ It was, Ananda, only when I did not see even a mere fraction of a hair’s tip of a bright quality in Devadatta that I declared this of him. “Suppose there was a cesspit deeper than a man’s height full of feces right up to the top, and a man was sunk in it so that his head was submerged. Then a man would appear desiring his good, welfare, and security, wishing to pull him out from the cesspit. He would go around the cesspit on all sides but

would not see even a mere fraction of a hair’s tip of the man not smeared with feces where he might get a grip and pull him out. So too, Ananda, it was only when I did not see even a mere fraction of a hair’s tip of a bright quality in Devadatta that I declared of him: ‘Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for an eon, unredeemable.’ “If, Ananda, you would listen to the Tathagata’s knowledges of a person’s faculties, I will analyze them.”

– “It is the time for this, Blessed One! It is the time for this, Fortunate One! The Blessed One should analyze his knowledges of a person’s faculties. Having heard this from the Blessed One, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Well then, Ananda, listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied. The Blessed One said this:

  1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, thưa với Tôn giả Ananda:

– Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: “Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được” hay có phải nhờ một Thiên nhân?

– Thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố.

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, với một số đông Tỷ-kheo, con đi đến sông Aciravatì để rửa tay chân, sau khi rửa tay chân ở sông Aciravatì xong, ra khỏi sông, đứng trên bờ đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo đi đến con, sau khi đến thưa với con: “Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: ‘Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được’ hay có phải nhờ một Thiên nhân? “

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời Tỷ-kheo ấy: “Thưa Hiền giả, thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố”.

– Này Ananda, hoặc Tỷ-kheo ấy là vị tân nhập, xuất gia chưa được bao lâu, hay vị ấy là Tỷ-kheo trưởng lão ngu si, không thông minh. Làm sao khi ta đã tuyên bố một chiều, ở đây lại có thể có trường hợp thứ hai được? Ta không thể thấy về một người nào khác, này Ananda, sau khi tập trung tất cả tâm, Ta đã tuyên bố như vậy, trừ với Devadatta! Cho đến khi nào, này Ananda, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: “Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được”. Cho đến khi nào, này Ananda, Ta không thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Davadatta, cho nên Ta đã tuyên bố về Devadatta như sau: “Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được”. Ví như, này Ananda, một hố phân cao hơn đầu người, đầy cả phân, và một người rơi vào hố phân cho đến cả đầu. Rồi một người khác đi đến, muốn lợi ích, muốn hạnh phúc, muốn người ấy an ổn khỏi các khổ ách, muốn kéo người ấy ra khỏi hố phân ấy. Người này đi vòng quanh hố phân và không thấy cho đến một điểm nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở người ấy mà không bị dính phân, để có thể nắm lấy chỗ ấy và kéo lên. Cũng vậy, này Ananda, cho đến khi nào, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: “Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được”. Nếu thầy muốn nghe, này Ananda, Như Lai sẽ phân tích về căn trí của con người.

– Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thiên Thệ, để Thế Tôn phân tích các căn trí của con người, sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. (1) “Here, Ananda, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person.’ On a later occasion, having encompassed his mind with my own mind, I understand him thus: ‘This person’s wholesome qualities have disappeared, unwholesome qualities are manifest, but he has a wholesome root that has not been eradicated. From that w holesome root of his the wholesome will appear. Thus, this person will not be subject to decline in the future.’ Suppose seeds that are intact, unspoiled, not damaged by wind

and the sun’s heat, fecund, well preserved, were deposited in well-prepared soil in a good field. Wouldn’t you know: ‘These seeds will grow, increase, and mature’?”

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed his mind with my own mind …  [405] … I understand him thus: ‘This person’s wholesome qualities have disappeared, unwholesome qualities are manifest, but he has a wholesome root that has not been eradicated. From that wholesome root of his the wholesome will appear. Thus, this person will not be subject to decline in the future.’ In this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties,

acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows the future origination of qualities by encompassing [another’s] mind with his own mind.

  1. – Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện hữu, nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. Và pháp thiện sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy”. Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. Ví như, này Ananda, các hột giống chưa bị bể vụn, chưa bị hư thối, chưa bị gió và sức nóng phá hoại, còn giữ được sức sống bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn. Này Ananda, Thầy có thể biết những hột giống này sẽ được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện hữu. Nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. Và thiện pháp sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy”. Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

 

  1. (2) “Then, Ananda, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person.’ On a later occasion, having encompassed his mind with my own mind, I understand him thus: ‘This person’s unwholesome

qualitiies have disappeared, wholesome qualities are manifest, but he has an unwholesome root that has not been eradicated. From that unwholesome root of his the unwholesome will appear. Thus, this person will be subject to decline in the future.’ Suppose, Ananda, seeds that are intact, unspoiled, not damaged by wind and the sun’s heat, fecund, well preserved, were deposited on a wide rock. Wouldn’t you know: ‘These seeds will not grow, increase, and mature’?”

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed his mind with my own mind … I understand him thus: ‘This person’s unwholesome qualities have disappeared, wholesome qualities are manifest, but he has an unwholesome root that has

not been eradicated. From that unwholesome root of his the unwholesome will appear. Thus, this person will be subject to decline in the future.’ In this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties, acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows the future origination of qualities by encompassing [another’s] mind with his own mind.

  1. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện đang hiện hữu, nhưng còn có cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy”. Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai. Ví như, này Ananda, các hột giống chưa bị bể vụn, chưa bị hư thối, chưa bị gió và sức nóng phá hoại, còn giữ được sức sống, được bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất đầy sỏi đá. Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này sẽ không có thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện đang hiện hữu, nhưng cội gốc của pháp bất thiện chưa được cắt đứt và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy. Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai”. Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, đã biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

 

  1. (3) “Then, Ananda, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person. On a later occasion, having encompassed his mind with my own mind, I understand him thus: ‘This person does not have even a mere fraction of a hair’s tip of a bright quality. This person possesses exclusively black, unwholesome qualities. With thebreakup of the body, after death, he will be reborn in the plane

of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.’

Suppose, Ananda, seeds that are broken, spoiled, damaged by

wind and the sun’s heat, were deposited in well-prepared soil

in a good field. W ouldn’t you know: ‘These seeds will not grow,

increase, and mature’?”

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed his mind with my own mind … I understand him thus: ‘This person does not have even a mere fraction of a hair’s tip of a bright quality. This person possesses exclusively black, unwholesome qualities. With the breakup of the body, after death, he will be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.’ In this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties, acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows the future origination of qualities-by encompassing

[another’s] mind with his own mind.”

When this was said, the Venerable Ananda said to the Blessed One:

– “Is it possible, Bhante, to describe three other persons as the counterparts of those three?”

– “It is possible, Ananda,” the Blessed One said.

  1. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Ví như, này Ananda, các hột giống bị bể vụn, bị hư thối, bị gió và sức nóng phá hoại, được bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn. Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này không thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: “Trong người này, có những pháp thiện, và những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, có thể tuyên bố ba hạng người khác đồng loại với ba người này hay không?

– Có thể được, này Ananda.

Thế Tôn nói như sau:

 

  1. (4) “Here, Anandai, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person.’ On a later occasion, having encompassed his mind with my own mind, I understand him thus: ‘This person’s wholesome qualities have disappeared, unwholesome qualities are manifest, but he has a wholesome root that has not been eradicated. That, too, is about to be completely destroyed. Thus, this person will be subject to decline in the future.’ Suppose, Ananda, coals that are burning, blazing, and glowing were deposited on a wide rock. Wouldn’t you know: ‘These coals will not grow, increase, and spread’?”

– “Yes, Bhante.”

“Or suppose, Ananda, it is evening and the sun is setting. Wouldn’t you know: ‘Light will disappear and darkness will appear’?”

– “Yes, Bhante.”

– “Or suppose, Ananda, it is close to midnight, the time for a meal. Wouldn’t you know: ‘Light has disappeared and darkness has appeared’?

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed his mind with my own mind … I understand him thus: ‘This person’s wholesome qualities have disappeared, unwholesome qualities are manifest, but he has a wholesome root that has not been eradicated. That, too, is about to be completely destroyed. Thus, this person will be subject to decline in the future.’ In this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties, acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows

the future origination of qualities by encompassing [another’s] mind with his own mind.

  1. – Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện khởi; và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt và nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai”. Ví như, này Ananda, các cục than cháy đỏ, rực cháy, cháy lửa ngọn, được quăng trên đất sỏi. Này Ananda, Thầy có biết không, đống than này không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Ví như, này Ananda, vào buổi chiều, mặt trời đang lặn, Thầy có thể biết được chăng, này Ananda, biết rằng: “Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Ví như, này Ananda, khi đêm đã qua một phần, trong thời gian ăn cơm, Thầy có biết chăng, này Ananda, biết rằng: “Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Ananda, ở đây với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy, biết rằng: “Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đã hiện khởi. Và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt, đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai”. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người, với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

 

  1. (5) “Then, Ananda, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person.’ On a later occasion, having encompassed his mind with my own mind, I understand him thus: ‘This person’s unwholesome

qualities have disappeared, wholesome qualities are manifest, but he has an unwholesome root that has not been eradicated. That, too, is about to be completely destroyed. Thus, this person will not be subject to decline in the future.’ Suppose, Ananda, coals that are burning, blazing, and glowing were deposited on a heap of dry grass or firewood. Wouldn’t you know: ‘These

coals will grow, increase, and spread’?”

– “Yes, Bhante.”

– “Or suppose, Ananda, it is the time when the night is fading and the sun is rising. Wouldn ‘t you know: ‘Darkness will disappear and light will appear’?”

– “Yes, Bhante.”

– “Or suppose, Ananda, it is close to noon, the time for a meal. Wouldn’t you know: ‘Darkness has disappeared and light has appeared’?

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed his mind with my own mind … I understand him thus: ‘This person’s unwholesome qualities have disappeared, wholesome qualities are manifest, but he has an unwholesome root that has not been eradicated. That, too, is about to be completely destroyed. Thus this person will not be subject to decline in the future.’ In this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties, acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows the future origination of qualities by encompassing [another’s] mind with his own mind.

  1. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện hiện khởi; cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai”. Ví như, này Ananda, đống than cháy đỏ, rực cháy, cháy lửa ngọn, quăng trên một đống cỏ khô, hay trên đống củi khô. Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này sẽ được lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Ví như, này Ananda, đêm đã gần mãn, mặt trời đang mọc; này Ananda, Thầy có biết chăng bóng tối sắp sửa biến mất, ánh sáng sẽ hiện ra”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Ví như, này Ananda, trong một thời gian sau, vào giữa trưa, vào giờ ăn cơm, Thầy có biết chăng, này Ananda, bóng tối đã biến mất, ánh sáng đã hiện ra”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này, pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện được hiện khởi; cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai”. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

 

  1. (6) “Then, Ananda, having encompassed his mind with my own mind, I understand some person thus: ‘Wholesome qualities and unwholesome qualities are found in this person.’ On a later occasion, having encompassed his mind with my own mmd, I understand him thus: ‘This person does not have even a mere fraction of a hair’s tip of an unwholesome quality. This person possesses exclusively bright, blameless qualities. He will attain nibbana in this very life.’ Suppose, Ananda, coals that are cool and extinguished were deposited on a heap of dry grass or firewood. Wouldn’t you know: ‘These coals will not grow, increase, and spread’?”

– “Yes, Bhante.”

– “In the same way, Ananda, having encompassed the mind of someone with my own mind … I understand him thus: ‘This person does not have even a mere fraction of a hair’s tip of an unwholesome quality. This person possesses exclusively bright, blameless qualities. He will attain nibbana in this very life.’ In

this way, Ananda, the Tathagata knows a person by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata has knowledge of a person’s faculties, acquired by encompassing his mind with his own mind. In this way, the Tathagata knows the future origination of qualities by encompassing [another’s]

mind with his own mind.

“Ananda, among the former three persons, one is not subject to decline, one is subject to decline, and one is bound for the plane of misery, bound for hell. Among the latter three persons, one is not subject to decline, one is subject to decline, and one is bound to attain nibbana.”

  1. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, cũng có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp thuần túy trắng, những pháp không có lỗi lầm, ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn”. Ví như, này Ananda, những cục than nguội lạnh, đã dập tắt, bị quăng trên đống cỏ hay trên đống củi khô. Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này không thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Cũng vậy, ở đây này Aụnanda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: “Trong người này, có những pháp thiện, cũng có những pháp bất thiện”. Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: “Trong người này không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp thuần túy trắng, những pháp không có lỗi lầm, ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được căn trí của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

Ở đây, này Ananda, ba hạng người trước, một trong ba người ấy không phải bị thối đọa, một phải bị thối đọa, một bị rơi vào đọa xứ, địa ngục. Ở đây, này Ananda, trong ba hạng người sau, một trong ba hạng người này không phải bị thối đọa, một phải bị thối đọa, một được nhập Niết-bàn.

 

63 (9) Penetrative – [(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you a penetrative exposition of the Dhamma. Listen and attend closely. I will speak:”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. “And what, bhikkhus, is that penetrative exposition of the Dhamma?

(1) “Sensual pleasures should be understood; the source and  origin of sensual pleasures should be understood; the diversity of sensual pleasures should be understood; the result of sensual pleasures should be understood; the cessation of sensual pleasures should be understood; the way leading to the cessation

of sensual pleasures should be understood. (2) “Feelings should be understood; the source and origin of feelings should be understood; the diversity of feelings should be understood; the result of feelings should.be understood; the cessation of feelings should be understood; the way leading to the cessation of feelings should be understood. (3) “Perceptions should be understood; the source and origin of perceptions should be understood; the diversity of perceptions should be understood; the result of perceptions should be understood; the cessation of perceptions should be understood; the way leading to the cessation of perceptions should be understood. (4) “The taints should be understood; the source and origin of the taints should be understood; the diversity of the taints should be understood; the result of the taints should be understood; the cessation of the taints should be understood; the way

leading to the cessation of the taints should be understood. (5) “Kamma should be understood; the source and origin of kamma should be understood; the diversity of kamma should be understood; the result of kamma should be understood; the cessation of kamma should be understood; the way leading to

the cessation of kamma should be understood. (6) “Suffering should be understood; the source and origin of suffering should be understood; the diversity of suffering should be understood; the result of suffering should be understood; the cessation of suffering should be understood; the way leading to the cessation of suffering should be understood.

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

  1. – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp, cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.

 

  1. (1) “When it was said: ‘Sensual pleasures should be understood; the source and origin of sensual pleasures should be understood; the diversity of sensual pleasures should be understood; the result of sensual pleasures should be understood; the cessation of sensual pleasures should be understood; the way leading to the cessation of sensual pleasures should be understood, for what reason was this said?

“There are, bhikkhus, these five objects of sensual pleasure: forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, pleasing, connected with sensual pleasure, tantalizing; sounds cognizable by the ear … odors cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, pleasing, connected with sensual pleasure, tantalizing. However, these are not sensual pleasures; in the Noble One’s discipline, these are called ‘objects of sensual pleasure.’ A person’s sensual pleasure is lustful intention.

 

“They are not sensual pleasures, the pretty things in the world:

a person’s sensual pleasure is lustful intention;

the pretty things remain just as they are in the world,

but the wise remove the desire for them.

  1. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân nhận thức… khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.

Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục
.

 

  1. “And what, bhikkhus, is the source and origin of sensual pleasures? Contact is their source and origin.

 

“And what is the diversity of sensual pleasures? Sensual desire for forms is one thing, sensual desire for sounds is another, sensual desire for odors still another, sensual desire for tastes still another, and sensual desire for tactile objects still

another. This is called the diversity of sensual pleasures.

 

“And what is the result, of sensual pleasures? One produces an individual existence that corresponds with whatever [sense pleasures] one desires and which m ay be the consequence either of merit or demerit. This is called the result of sensual pleasures.

 

“And what is the cessation of sensual pleasures? With the cessation of contact there is cessation of sensual pleasures. “This noble eightfold path is the way leading to the cessation of sensual pleasures, namely, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right

mindfulness, and right concentration. “When, bhikkhus, a noble disciple thus understands sensual pleasures, the source and origin of sensual pleasures, the

diversity of sensual pleasures, the result of sensual pleasures, the cessation of sensual pleasures, and the way leading to the cessation of sensual pleasures, he understands this penetrative spiritual life to be the cessation of sensual pleasures.

“When it was said: ‘Sensual pleasures should, be understood … the way leading to the cessation of sensual pleasures should be understood, it is because of this that this was said.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục… cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.

 

  1. (2) “When it w as said: ‘Feelings should be understood … the way leading to the cessation of feelings should be understood, for what reason was this said?

“There are, bhikkhus, these three feelings: pleasant feeling, painful feeling, and neither-painful-nor-pleasant feeling.

 

  1. “And what is the source and origin of feelings? Contact is their source and origin. “And what is the diversity of feelings? There is worldly pleasant feeling, there is spiritual pleasant feeling; there is worldly painful feeling, there is spiritual painful feeling; there is worldly neither-painful-nor-pleasant feeling, there is spiritual neither-painful-nor-pleasant feeling. This is called the diversity

of feelings.

“And what is the result of feelings? One produces an individual existence that corresponds with whatever [feelings] one experiences and which may be the consequence either of merit or demerit. This is called the result of feelings.

“And what is the cessation of feelings? With the cessation of contact there is cessation of feelings.

“This noble eightfold path is the way leading to the cessation of feelings, namely, right view … right concentration.

“When, bhikkhus, a noble disciple thus understands feeling, the source and origin of feelings, the diversity o f feelings, the result of feelings, the cessation of feelings, and the way leading to the cessation of feelings, he understands this penetrative spiritual life to be the cessation of feelings.

“When it was said: ‘Feelings should be understood … the way leading to the cessation of feelings should be understood, it is because of this that this was said.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến… chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ… cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.

 

  1. (3) “When it was said: ‘Perceptions should be understood … the way leading to the cessation of perceptions should be understood, for what reason was this said?

“There are, bhikkhus, these six perceptions: perception of forms, perception of sounds, perception of odors, perception of tastes, perception of tactile objects, perception of mental phenomena.

  1. “And what is the source and origin of perceptions? Contact is their source and origin.

“And what is the diversity of perceptions? The perception of forms is one thing, the perception of sounds is another, the perception of odors still another, the perception of tastes still another, the perception of tactile objects still another, and the perception of mental phenomena still another. This is called the diversity of perceptions.

“And what is the result of perceptions? I say that perceptions result in expression. In whatever way one perceives something, in just that way one expresses oneself, [saying:] I was percipient of such and s ch.’ This is called the result of perception.

“And what is the cessation of perceptions? With the cessation of contact there is cessation of perceptions. “This noble eightfold path is the way leading to the cessation of perceptions, namely, right view … right concentration. “When, bhikkhus, a noble disciple thus understands perceptions, the source and origin of perceptions, the diversity of perceptions, the result of perceptions, the cessation of perceptions, and the way leading to the cessation of perceptions, he understands this penetrative spiritual life to be the cessation of perceptions.

“When it was said: ‘Perceptions should be understood … the way leading to the cessation of perceptions should be understood, it is because of this that this was said.

  1. (4) “When it was said: ‘The taints should be understood … the way leading to the cessation of the taints should be understood, for what reason was this said?

“There are, bhikkhus, these three taints: the taint of sensuality, the taint of existence, and the taint of ignorance.

  1. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng…cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: “Như vậy tôi tưởng”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến… chánh định. Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng… cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.

  1. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc… cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

 

  1. “And what is the source and origin of the taints? Ignorance is their source and origin.

“And what is the diversity of the taints? There are taints leading to hell; there are taints leading to the animal realm; there are taints leading to the realm of afflicted spirits; there are taints leading to the human world; there are taints leading to the deva world. This is called the diversity of the taints.

“And-what-is the-result of the taints? One immersed in ignorance produces a corresponding individual existence, which may be the consequence either of merit or demerit. This is called the result of the taints.

“And what is the cessation of the taints? With the cessation of ignorance there is cessation of the taints. “This noble eightfold path is the way leading to the cessation of the taints, namely, right view … right concentration. “When, bhikkhus, a noble disciple thus understands the taints, the source and origin of the taints, the diversity of the taints, the result of the taints, the cessation of the taints, and the way leading to the cessation of the taints, he understands this

penetrative spiritual life to be the cessation of the taints. “When it was said: ‘The taints should be understood … the way leading to the cessation of the taints should be understood, it is because of this that this was said.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỷ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.

Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục ? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến… chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc… cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.

 

  1. (5) ” When it was said: ‘Kamma should be understood … the way leading to the cessation of kamma should be understood,’ for what reason was this said? ‘

“It is volition, bhikkhus, that I call kamma. For having willed, one acts by body, speech, or mind.

 

  1. “And what is the source and origin of kamma? Contact is its source and origin.

– “And what is the diversity of kamma? There is kamma to be experienced in hell; there is kamma to be experienced in the animal realm; there is kamma to be experienced in the realm of afflicted spirits; there is kamma to be experienced in the human, world; and there is kamma to be experienced in the

deva world. This is called the diversity of kamma. “And what is the result of kamma? The result of kamma, I say, is threefold: [to be experienced] in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion. This is called

the result of kamma.

“And what, bhikkhus, is the cessation of kamma? With the cessation of contact there is cessation of kamma. “This noble eightfold path is the way leading to the cessation of kamma, namely, right view … right concentration.

“When, bhikkhus, a noble disciple thus understands kamma, the source and origin of kamma, the diversity of kamma, the result of kamma, the cessation of kamma, and the way leading to the cessation of kamma, he understands this penetrative spiritual life to be the cessation of kamma.

“When it was said: ‘Kamma should be understood … the way leading to the cessation of kamma should be understood,’ it is because of this that this was said.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.

– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa. Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến… chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp… cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.

 

  1. (6) “When it was said: ‘Suffering should be understood; the source and origin of suffering should be understood; the diversity of suffering should be understood; the result of suffering should be understood; the cessation of suffering should be understood; the way leading to the cessation of suffering

should be understood,’ for what reason was this said?

“Birth is suffering; old age is suffering; illness is suffering; death is suffering; sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are suffering; not to get what one wants is suffering; in brief, the five aggregates subject to clinging are suffering.

  1. “And what is the source and origin of suffering? Craving is its source and origin.

“And what is the diversity of suffering? There is extreme suffering; there is slight suffering; there is suffering that fades

away slowly; there is suffering that fades away quickly. This is called the diversity of suffering.

“And what is the result of suffering? Here, someone overcome by suffering, with a mind obsessed by it, sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused. Or else, overcome by suffering, with a mind obsessed by it, he embarks upon a search outside, saying: ‘Who knows

one or two words for putting an end to this suffering?’ Suffering, I say, results either in confusion or in a search. This is called the result of suffering.

“And what is the cessation of suffering?

With the cessation of craving there is cessation of suffering. “This noble eightfold path is the way leading to the cessation of suffering, namely, right view … right concentration. “When, bhikkhus, a noble disciple thus understands suffering, the source and origin of suffering, the diversity of suffering, the result of suffering, the cessation of suffering, and the way leading to the cessation of suffering, he understands this penetrative spiritual life to be the cessation of suffering.

“When it was said: ‘Suffering should be understood … the way leading to the cessation of suffering should be understood, it is because of this that this was said.

“This, bhikkhus, is that penetrative exposition of the Dhamma.”

  1. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?

Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.

Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?

Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Ðó là chánh kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.

Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp pháp môn.

 

64 (10) Lion’s Roar – [(X) (64) Tiếng Rống Con Sư Tử]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel. What six?
  2. (1) “Here, bhikkhus, the Tathagata understands as it really is the possible as possible and the impossible as impossible. Since the Tathagata understands as it really is the possible as possible and the impossible as impossible, this is a Tathagata’s power that the Tathagata has, possessing which he claims the

place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.

  1. (2) “Again, the Tathagata understands as it really is the result of the undertaking of kamma past, future, and present in terms of possibilities and causes. Since the Tathagata understands as it really is the result of the undertaking of kamma … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, possessing which he … sets in motion the brahma wheel.
  2. (3) “Again, the Tathagata understands as it really is the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhanas, emancipations, concentrations, and meditative attainments. Since the Tathagata understands as it really is the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the

Jhanas … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, possessing which he … sets in motion the brahma wheel.

  1. (4) “Again, the Tathagata recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births … [as in 6:2§4] … Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details. Since the Tathagata: recollects his manifold past abodes … with their aspects and details, this too is a Tathagata’s p ower that

the Tathagata has, possessing which he … sets in motion the brahma wheel.

  1. (5) “Again, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Tathagata sees beings passing away and being reborn … [as in 6:2§5] … and he understands how beings fare in accordance with their kamma. Since the Tathagata … understands how beings fare in accordance with their kamma,

this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, possessing which he … sets in motion the brahma wheel.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe pháp. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe pháp.
  3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này các Tỷ kheo , Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, như vậy là Như Lai lực của Như Lai…. chuyển bánh xe pháp.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết… và chuyển bánh xe pháp.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời… Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… và chuyển bánh xe pháp.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh… Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết… và chuyển bánh xe pháp.

 

  1. (6) “Again, with the destruction of the taints, the Tathagata has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. Since the Tathagata has realized for himself … the taintless liberation of mind, liberation by wisdom … this too is a Tathagata’s power that the Tathagata has, possessing which he … sets in motion the brahma wheel.

“These are the six Tathagata’s powers that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel.

  1. (1) “If, bhikkhus, others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the possible as possible and the impossible as impossible, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  2. (2) ‘If others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the result of the undertaking of kamma past, future, and present in terms of possibilities and causes, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển bánh xe pháp.

Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực này của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe chánh pháp.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.

 

  1. (3) “If others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhanas, emancipations, concentrations, and meditative attainments, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  2. (4) “If others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the recollection of past abodes, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  3. (5) “If others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the passing away and rebirth of beings, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  4. (6) “If others approach the Tathagata and ask him a question related to his knowledge as it really is of the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, then the Tathagata, questioned in this way, answers them exactly as he has understood this knowledge.
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về thiền, về giải thoát, về định, này các Tỷ-kheo; tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của thành tựu về Thiền, về giải thoát, về định; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định.
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về nhớ đến các đời sống quá khứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai, về nhớ đến các đời sống quá khứ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về nhớ đến các đời sống quá khứ.
  7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của các chúng sanh, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về sự sanh diệt của các chúng sanh; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của các chúng sanh.
  8. Ở đây, này các Tỷ-kheo nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc; hiểu biết của Như Lai về sự đoạn diệt các lậu hoặc; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc.

 

  1. (1) “I say, bhikkhus, that the knowledge as it really is of the possible as possible and the impossible as impossible is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. (2) “I say that the knowledge as it really is of the result of the undertaking of kammas past, future, and present in terms of possibilities and causes is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. (3) “I say that the knowledge as it really is of the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhanas, emancipations, concentrations, and meditative attainments is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. (4) “I say that the knowledge as it really is of the recollection of past abodes is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. (5) ” I say that the knowledge as it really is of the passing away and rebirth of beings is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. (6) “I say that the knowledge as it really is of the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, is for one who is concentrated, not for one who lacks concentration. “Thus, bhikkhus, concentration is the path; lack of concentration is the wrong path.”
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí này, về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí, nhớ đến các đời sống quá khứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của chúng sanh, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có thiền định. Như vậy, này các Tỷ-kheo, định là chánh đạo, không định là tà đạo.

 

  1. Non – Returner – [VII. Phẩm Chư Thiên]

 

  • 1) Non-Returner – [(I) (65) Vị Bất Lai]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of realizing the fruit of non-returning. What six?
  2. Lack of faith, lack of moral shame, moral recklessness, laziness, muddle-mindedness, and lack of wisdom: Without having abandoned these six things, one is incapable of realizing the fruit of non-returning.
  3. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of realizing the fruit of non-returning. What six?
  4. Lack of faith … lack of wisdom. Having abandoned these six things, one is capable of realizing the fruit of non-returning.”
  5. – Do không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là sáu?
  6. Bất tín, không tàm, không quý, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. Do không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai.
  7. Do đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là sáu?
  8. Bất tín, không tàm, không quý, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận sáu pháp này, có thể chứng được quả Bất lai.

 

66 (2) Arahant – [(III) (66) A-La-Hán]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of realizing arahantship. What six?
  2. Dullness, drowsiness, restlessness, remorse, lack of faith, and heedlessness. Without having abandoned these six things, one is incapable of realizing

arahantship.

  1. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of realizing arahantship. What six?
  2. Dullness … heedlessness. Having abandoned these six things, one is capable of realizing arahantship.”
  3. – Do không đoạn tận sáu pháp, này Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả A-la-hán. Thế nào là sáu?
  4. Hôn trầm, thụy miên, trạo cử, hối quá, bất tín, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận sáu pháp này, không có thể chứng được quả A-la-hán.
  5. Do đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng được quả A-la-hán. Thế nào là sáu?
  6. – Hôn trầm, thụy miên, trạo cử, hối quá, bất tín, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận sáu pháp này, có thể chứng quả A-la-hán.

 

67 (3) Friends – [(III) (67) Những Người Bạn]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu has bad friends, bad companions, and bad comrades, when he follows, resorts to, and attends upon bad friends and follows their example, (1) if is impossible that he will fulfill the duty of proper conduct. Without having fulfilled the duty of proper cofiduct, (2) it is impossible that he will fulfill the duty of a trainee. Without having fulfilled the duty of a trainee, (3) it is impossible that he will fulfill virtuous behavior. Without having, fulfilled virtuous behavior, (4) it is impossible that he will abandon sensual lust, (5) lust for form, or (6) lust for the formless.
  2. “Bhikkhus, when a bhikkhu has good friends, good companions, and good comrades, when he follows, resorts to, and attends upon good friends and follows their example, (1) it is possible that he will fulfill the duty of proper conduct. Having fulfilled the duty of p rope r conduct, (2) it is possible that he

will fulfill the duty of a trainee. Having fulfilled the duty of a trainee, (3) it is possible that he will fulfill virtuous behavior. Having fulfilled virtuous behavior, (4) it is possible that he will abandon sensual lust, (5) lust for form, and (6) lust for the formless.”

  1. – Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy là ác thân hữu, ác bằng hữu, ác bạn bè, thân cận, hầu hạ, tôn kính ác thân hữu, chấp nhận tà kiến của họ, sẽ làm cho viên mãn hành trì pháp, sự kiện này không xảy ra. Không viên mãn hành trì pháp, sẽ có thể làm cho viên mãn hữu học pháp, sự kiện này không xảy ra. Không viên mãn hữu học pháp, sẽ viên mãn các giới luật, sự kiện này không xảy ra. Không viên mãn các giới luật, sẽ từ bỏ dục tham, sắc tham, hay vô sắc tham, sự kiện này không xảy ra
  2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy là thiện thân hữu, thiện bằng hữu, thiện bạn bè, thân cận, hầu hạ, tôn kính thiện thân hữu, chấp nhận chánh kiến của họ, sẽ làm cho viên mãn hành trì pháp, sự kiện này có thể xảy ra. Sau khi viên mãn hành trì pháp, sẽ có thể làm cho viên mãn hữu học pháp, sự kiện này có thể xảy ra. Sau khi làm cho viên mãn hữu học pháp, sẽ làm cho viên mãn các giới luật, sự kiện này có xảy ra. Sau khi làm cho viên mãn các giới luật sẽ từ bỏ dục tham, sắc tham, hay vô sắc tham, sự kiện này có xảy ra.

 

68 (4) Delight in Company – [(IV) (68) Hội Chúng]

 

  1. “Bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu who delights in company, who is delighted with company, who is devoted to delight in company; who delights in a group, who is delighted with a group, who is devoted to delight in a group, will find delight in solitude when he is alone. (2) It is impossible that one who does not find delight in solitude when he is alone will acquire the object of the mind. (3) It is impossible that one who does not acquire the object of the mind will fulfill right view. (4) It is impossible that one w ho does not fulfill right view

will fulfill right’concentration. (5) It is impossible that one who does not fulfill right concentration will abandon the fetters. (6) Without having abandoned the fetters, it is impossible that one will realize nibbana.

  1. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu who does not delight in company, who is not delighted with company, who is not devoted to delight in company; who does not delight in a group, who is not delighted with a group, who is not devoted to delight in a group, will find delight in solitude when he is alone.

(2) It is possible that one who finds delight in solitude when he is alone will acquire the object of the mind. (3) It is possible that one who acquires the object of the mind will fulfill right view. (4) It is possible that one with fulfills right view will fulfill right concentration. (5) It is possible that one who fulfills right concentration will abandon the fetters. (6) Having abandoned the fetters, it is possible that one will realize nibbana.”

  1. – Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy ưa thích hội chúng, vui thích hội chúng, chuyên tâm ưa thích hội chúng, ưa thích đồ chúng, vui thích đồ chúng, chuyên tâm ưa thích đồ chúng, vui thích đồ chúng sẽ hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, sự kiện này không xảy ra. Không hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, vị ấy sẽ nắm giữ tướng của tâm, sự kiện này không xảy ra. Không nắm giữ tướng của tâm, sẽ làm cho viên mãn chánh kiến, sự kiện này không xảy ra. Không làm cho viên mãn chánh kiến, sẽ làm cho viên mãn chánh định, sự kiện này không xảy ra. Không làm cho viên mãn chánh định, sẽ từ bỏ các kiết sử, sự kiện này không xảy ra. Không từ bỏ các kiết sử, sẽ chứng ngộ Niết-bàn, sự kiện này không xảy ra.
  2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy không ưa thích hội chúng, không vui thích hội chúng, không chuyên tâm ưa thích hội chúng, không ưa thích đồ chúng, không vui thích đồ chúng, không chuyên tâm ưa thích đồ chúng, không vui thích đồ chúng, không chuyên tâm ưa thích đồ chúng, sẽ hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, sự kiện này có xảy ra. Hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, vị ấy sẽ nắm giữ tướng của tâm, sự kiện này có xảy ra. Nắm giữ tướng của tâm, sẽ làm cho viên mãn chánh kiến, sự kiện này có xảy ra. Làm cho viên mãn chánh kiến, sẽ làm cho viên mãn chánh định, sự kiện này có xảy ra. Làm cho viên mãn chánh định, sẽ từ bỏ các kiết sử, sự kiện này có xảy ra. Từ bỏ các kiết sử, sẽ chứng ngộ Niết-bàn, sự kiện này có xảy ra.

 

69 (5) A Deity – [(V) (69) Vị Thiên Nhân]

 

  1. Then, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said:

– “Bhante, these six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu. What six? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence for the training, being easy to correct, and good friendship. These six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.”

This is what that deity said. The Teacher agreed. Then that deity, thinking, “The Teacher agrees with me,” paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.

  1. Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said: ‘Bhante, there are these six qualities that

lead to the non-decline of a bhikkhu. What six? Reverence for the Teacher … and good friendship. These are the six things that lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Having said this, that deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and disappeared

right there.”

  1. Bấy giờ có một Thiên nhân, sau đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

– Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa.

Thiên nhân ấy nói như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. thiên nhân ấy, với ý nghĩ: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta”, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.

  1. Rồi Thế Tôn sau khi đêm ấy đã mãn, gọi các Tỷ-kheo và nói:

– Này các Tỷ-kheo, đêm nay có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta, rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn Tỷ-kheo đi đến không thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, vị Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

  1. When this was said, the Venerable Sariputta said to the Blessed One:

– “Bhante, I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief to be as follows. Here, Bhante, (1) a bhikkhu himself reveres the Teacher and speaks in praise of reverence for the Teacher; he encourages other bhikkhus who do not revere the Teacher to develop reverence

for the Teacher and, at the proper time, genuinely and truthfully, he speaks praise of those bhikkhus who revere the. Teacher. (2) He himself reveres the Dhamma … (3) … reveres the Sangha … (4) … reveres the training … (5) … is easy to correct. (6) … has good friends and speaks in praise of good friendship; he encourages other bhikkhus who do not have good friends to enter upon good friendship and, at the proper time, genuinely and truthfully, he speaks praise of those bhikkhus who have good friends. It is in such a way, Bhante, that

I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief.”

– [The Blessed One said:} “Good, good, Sariputta! It is good that you understand in detail the meaning of this statement that I have spoken in brief in such a way.

“Here, Sariputta, a bhikkhu himself reveres the Teacher … [as above, in full] … he speaks praise of those bhikkhus who have good friends. It is in such a way that the meaning of this statement that I spoke in brief should be understood in

detail.”

  1. Ðược nói như vậy, Tôn giả Sàriputta đảnh lễ Thế Tôn và thưa rằng:

– Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vầy: Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo sư và nói lời tán thán sự tôn kính bậc Ðạo Sư. Ðối với các Tỷ-kheo khác không tôn kính bậc Ðạo Sư, họ được khích lệ trong sự tôn kính bậc Ðạo Sư. Và đối với các Tỷ-kheo khác có tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy nói lên lời tán thán với họ, như chân, như thật, đúng thời. Tự mình tôn kính Pháp… tự mình tôn kính thiện ngôn… tự mình tôn kính thiện bằng hữu và nói lời tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với các Tỷ-kheo khác không tôn kính thiện bằng hữu, họ được khích lệ trong sự tôn kính thiện bằng hữu, vị ấy nói lên lời tán thán với họ, như chân, như thật, đúng thời. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

– Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Lành thay này Sàriputta, Thầy đã hiểu lời nói vắn tắt này của Ta một cách rộng rãi như vậy. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo Sư, và nói lời tán thán sự tôn kính bậc Ðạo Sư.

Ðối với các vị Tỷ-kheo khác không tôn kính bậc Ðạo Sư, họ được khích lệ trong sự tôn kính bậc Ðạo Sư. Và đối với các vị Tỷ-kheo khác có tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy nói lên lời tán thán với họ như chân, như thật, đúng thời. Tự mình tôn kính Pháp… tự mình tôn kính Tăng… tự mình tôn kính học pháp… tự mình tôn kính thiện ngôn… tự mình tôn kính thiện bằng hữu và nói lời tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với các Tỷ-kheo khác không tôn kính thiện bằng hữu, họ được khích lệ trong sự tôn kính thiện bằng hữu. Và đối với các Tỷ-kheo khác có tôn kính bằng hữu, vị ấy nói lên lời tán thán với họ như chân, như thật, đúng thời. Này Sàriputta lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi.

 

70 (6) Concentration – [(VI) (70) Thần Thông]

 

  1. “Bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu, without concentration that is peaceful, sublime, gained through tranquilization, and attained to unification could wield the various kinds of psychic potency: having been one, he could become many … [all abridged passages here as in 6:2] … he could exercise

mastery with the body as far as the brahma world. (2) It is impossible that with the divine ear element, which is purified and surpasses the human, he could hear both kinds of sounds, the divine and human, those that are far as well as near. (3) It is impossible that he could understand the minds of other beings and persons, having encompassed them with his own mind; that he could understand a mind with lust as a mind with lust … an unliberated mind as unliberated. (4) It is impossible that he could recollect his manifold past abodes … with their aspects and details. (5) It is impossible that with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he could see beings passing away and being reborn … and could understand how beings fare in accordance with their kamma. (6) It is impossible that with the destruction of the taints, he could realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless

liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, could dwell in it.

  1. – Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy không có Thiền định, tịch tĩnh, không đạt được khinh an thù diệu, không chứng đắc nội tĩnh nhứt tâm, sẽ chứng được nhiều loại thần thông. Một thân hiện ra nhiều thân… nhiều thân hiện ra một thân… có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên, sự kiện này không xảy ra. Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân sẽ nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần, sự kiện này không xảy ra. Sau khi đi sâu vào tâm của các chúng sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy sẽ rõ biết được: “Tâm có tham, biết là tâm có tham… tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát”, sự kiện này không xảy ra. Sẽ nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời. Sẽ nhớ đến các đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết, sự kiện này không xảy ra. Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, sẽ thấy được các chúng sanh… vị ấy sẽ rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, sự kiện này không xảy ra. Do đoạn diệt các lậu hoặc… sau khi chứng ngộ, chứng đạt và an trú, sự kiện này không xảy ra.
  2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy có Thiền định tịch tĩnh, đạt được sự khinh an thù diệu, chứng đắc nội tĩnh nhứt tâm, sẽ chứng được nhiều loại thần thông. Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân… có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên, sự kiện này có thể xảy ra. Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, sẽ nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần, sự kiện này có xảy ra. Sau khi đi sâu vào tâm của các chúng sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy sẽ rõ biết: “Tâm có tham, biết được là tâm có tham… tâm không giải thoát, biết được là tâm không giải thoát”, sự kiện này có xảy ra. Vị ấy sẽ nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời… sẽ nhớ đến đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết, sự kiện này có xảy ra. Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, sẽ thấy được các chúng sanh… vị ấy sẽ rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ”, sự kiện này có xảy ra. Do đoạn diệt các lậu hoặc… sau khi chứng ngộ, chứng đạt và an trú, sự kiện này có xảy ra.

 

  1. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu, with concentration that is peaceful, sublime, gained through tranquilization, and attained to unification could wield the various kinds of psychic potency … (2) could hear both kinds of sounds, the divine and human, those that are far as well as near … (3) could understand the minds of other beings and persons, haying encompassed

them with his own mind … (4) could recollect his manifold past abodes with their aspects and details … (5) could, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, see beings passing away and being reborn … and could understand how beings fare in accordance with their kamma … (6) with the

destruction of the taints, could realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, could dwell in it.”

 

71 (7) Capable of Realizing – [(VII) (71) Chứng Nhân]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is incapable of realizing a particular sta te, [though] there is a suitable basis. What six?
  2. Here, a bhikkhu does not understand as it really is: ‘These are qualities that pertain to deterioration,’ and: (2) ‘These are qualities that pertain to stabilization,’ and: (3) ‘These are qualities that pertain to distinction,’ and: (4) ‘These are qualities that pertain to penetration.’ (5) He does not practice

carefully, and: (6) he does not do what is suitable. Possessing these six qualities, a bhikkhu is incapable of realizing a particular state, [though] there is a suitable basis.

“Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is capable of realizing a particular state, there being a suitable basis. What six?

  1. (1) Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘These are qualities that pertain to deterioration,’ and: (2) ‘These are qualities that pertain to stabilization,’ and: (3) ‘These are qualities that pertain to distinction,’ and: (4) ‘These are qualities that pertain to penetration.’ (5) He practices carefully, and (6) he does what is suitable.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is capable of realizing a particular state, there being a suitable basis.”

1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào. Thế nào là sáu?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào thối đọa”, không như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào an trú”, không như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào thắng tiến hay thù thắng”, không như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào thể nhập”, làm việc không chu toàn và làm việc không có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được địa vị một chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào.

  1. Thành tựu sáu pháp này, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào thối đọa”, như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào an trú”, như thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào thắng tiến”, Nhu thật rõ biết: “Những pháp này dự phần vào dự phần vào thể nhập”, làm việc có chu toàn, làm việc có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào.

 

72 (8) Strength – [(VIII) (72) Sức Mạnh]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities a bhikkhu is incapable of attaining strength in concentration. What six?
  2. (1) Here, a bhikkhu is not skilled in the attainment of concentration; (2) he is

not skilled in the duration of concentration; (3) he is not skilled in emergence from concentration; (4) he does not practice carefully; (5) he does not practice persistently; and (6) he does not do what is suitable.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is incapable of attaining strength in concentration.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities a bhikkhu is capable of attaining strength in concentration. What six?
  2. (1) Here, a bhikkhu is skilled in the attainment of concentration; (2) he

is skilled in the duration of concentration; (3) he is skilled in emergence from concentration; (4) he practices carefully; (5) he practices persistently; and (6) he does w hat is suitable.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is capable of attaining strength

in concentration.”

  1. – Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiện xảo đạt được thiền định, không thiện xảo an trú được Thiền định, không thiện xảo xuất khỏi thiền định, làm việc không chu toàn, làm việc không kiên trì và làm việc không có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định.

  1. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo đạt được Thiền định, thiện xảo an trú được Thiền định, thiện xảo xuất khỏi Thiền định, làm việc có chu toàn, làm việc có kiên trì, làm việc có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định.

 

73 (9) First Jhana (1) – [(XI) (73) Thiền (1)]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of entering and dwelling in the first jhana. What six?
  2. Sensual desire, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and remorse, doubt; and one has not clearly seen with correct wisdom, as it really is, the danger in sensual pleasures. Without having abandoned these six things, one is incapable of entering and dwelling in the first jhana.
  3. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana. What six?
  4. Sensual desire … one has clearly seen with correct wisdom, as it really is, the danger in sensual pleasures. Having abandoned these six things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana.”
  5. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?
  6. Dục tham, sân, hôn trầm, thụy miên, trạo hối, nghi, không như thật khéo thấy với chánh trí tuệ các nguy hại trong các dục. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ thiền.
  7. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?
  8. Dục tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi, không như thật khéo thấy với chánh trí tuệ các nguy hại trong các dục. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền.

 

74 (10) First Jhana (2) – [(74) Thiền (2)]

 

  1. ”Bhikkhus, w ithout having abandoned six things, one is incapable of entering and dwelling in the first jhana. What six?
  2. Sensual thought, the thought of ill will, the thought of harming, sensual perception, perception of ill will, and perception of harming. Without having abandoned these six things, one is incapable of entering and dwelling in the first jhana.
  3. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana. What six?
  4. Sensual thought … perception of harming. Having abandoned these six things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana.”
  5. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?
  6. Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ Thiền.
  7. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?
  8. Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền

 

VIII. Arahantship – [VIII. Phẩm A-La-Hán]

 

75 (1) In Suffering – [(I) (75) Khổ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six things, a bhikkhu dwells in suffering in this very life—with distress, anguish, and fever— and with the breakup of the body, after death, a bad destination can be expected for him. What six?
  2. Sensual thought, the thought of ill will, the thought of harming, sensual perception, perception of ill will, and perception of harming. Possessing these six things, a bhikkhu dwells in suffering in this very life— with distress,

anguish, and fever— and with the breakup of the body, after death, a bad destination can be expected for him.

  1. “Bhikkhus, possessing six things, a bhikkhu dwells happily in this very life—without distress, anguish, and fever—and with the breakup of the body, after death, a good destination can be expected for him.
  2. What six? The thought of renunciation, the thought of good will, the thought of harmlessness, perception of renunciation, perception of good will, and perception of harmlessness. Possessing these six things, a bhikkhu dwells happily in this very life—without distress, anguish, and fever— and with the breakup of the body, after death, a good destination can be expected for him.”

1.- Thành tựu với sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế nào là sáu?

  1. Với dục tầm, với sân tầm, với hại tầm, với dục tưởng, với sân tưởng, với hại tưởng. Thành tựu với sáu pháp này, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú.
  2. Thành tựu với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận, không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú.
  3. Với xuất ly tầm, với vô sân tầm, với bất hại tầm, với xuất ly tưởng, với vô sân tưởng, với bất hại tưởng. Thành tựu với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận, không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú.

 

76 (2) Arahantship – [(II) (76) A-La-Hán Quả]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of realizing arahantship. What six?
  2. Conceit, an inferiority complex, arrogance, self-overestimation, obstinacy, and self-abasement. Without having abandoned these six things, one is

incapable of realizing arahantship.

  1. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of realizing arahantship. What six?
  2. Conceit … self-abasement. Having abandoned these six things, one is capable of realizing arahantship.”
  3. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?
  4. Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.
  5. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?
  6. Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

 

77 (3) Superior – [(III) (77) Thượng Nhân Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of realizing any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones. What six?
  2. Muddle-mindedness, lack of clear comprehension, not guarding the doors of the sense faculties, lack of moderation in eating, duplicity, and flattery. Without having abandoned these six things, one is incapable of realizing any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones.
  3. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of realizing a superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones. What six?
  4. Muddle-mindedness. . . flattery. Having abandoned these six things, one is capable of realizing a superhuman distinction in knowledge and vision

worthy of the noble ones.”

  1. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?
  2. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.
  3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?
  4. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc Thánh.

 

78 (4) Happiness – [(VI) (78) Lạc Hỷ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu abounds in happiness and joy in this very life, and he has laid the foundation for the destruction of the taints. What six?
  2. Here, a bhikkhu delights in the Dhamma, delights in [mental] development, delights in abandoning, delights in solitude, delights in non-affliction, and

delights in non-proliferation. Possessing these six qualities, a bhikkhu abounds in happiness and joy in this very life, and he has laid the foundation for the destruction of the taints.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích pháp, ưa thích tu tập, ưa thích đoạn trừ, ưa thích viễn ly, ưa thích không có sân hận, ưa thích không có hý luận. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy, nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc.

 

79 (5) Achievement – [(V) (79) Chứng Ðắc]

 

  1. “Possessing six qualities, a bhikkhu is incapable of achieving a wholesome quality that he has not yet achieved or of strengthening a wholesome quality that has already been achieved. What six?
  2. (1) Here., a bhikkhu is not skilled in gain, (2) not skilled in loss. (3) not skilled in means; (4) he does not generate desire for the achievement of wholesome qualities not yet achieved; (5) he does not guard wholesome qualities already achieved; (6) he does not fulfill his tasks through persistent effort.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is incapable of achieving a wholesome

quality that he has not yet achieved o r of strengthening a wholesome quality that has already been achieved.

  1. “Possessing six qualities, a bhikkhu is capable of achieving a wholesome quality that he has not yet achieved and of strengthening a wholesome quality that has already been achieved. What six?
  2. (1) Here, a bhikkhu is skilled in gain, (2) skilled in loss; (3) skilled in means; (4) he generates desire for the achievement of wholesome qualities not yet achieved; (5) he guards wholesome qualities already achieved; (6) he fulfills his tasks through persistent effort.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is capable of achieving a wholesome quality that he has not yet achieved and of strengthening a wholesome quality that has already been achieved.”

  1. – Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiện xảo khi đi vào, không thiện xảo khi đi ra, không thiện xảo khi đến gần, không khởi lên ý nghĩa muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, không phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, không có cố gắng để kiên trì tiếp tục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.

  1. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo khi đi vào, thiện xảo khi đi ra, thiện xảo khi đến gần, khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, có cố gắng để kiên trì tiếp tục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.

 

80 (6) Greatness – [(VI) (80) Lớn Mạnh]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu in no long time attains to greatness and vastness in [wholesome] qualities. What six?
  2. Here, a bhikkhu abounds in light, abounds in effort, abounds in inspiration; he does not become complacent; he does not neglect his duty in regard to wholesome qualities; and he extends himself further.

Possessing these six qualities, a bhikkhu in no long time attains to greatness and vastness in [wholesome] qualities.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhiều ánh sáng, nhiều quán hạnh, nhiều hoan hỷ, nhiều không tự bằng lòng, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, đi thẳng đến bờ kia.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp.

 

81 (7) Hell (1) – [(VII) (81) Ðịa Ngục]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, one is deposited in hell as if brought there. What six?
  2. One destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, has evil desires, and holds wrong view. Possessing these six qualities, one is deposited in hell as if brought there.
  3. “Bhikkhus, possessing six qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What six?
  4. One abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech; one has few desires, and one holds right view. Possessing these six qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
  5. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu?
  6. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, ác dục và tà kiến. Thành tựu sáu pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
  7. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu?
  8. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, không ác dục và chánh tri kiến. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

82 (8) Hell (2) – [(VIII) (82) Ðịa Ngục (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, one is deposited in hell as if brought there. What six?
  2. One destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, and speaks falsely; one is greedy and impudent. Possessing these six qualities, one is

deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What six?
  2. One abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech; one is without greed and without impudence. Possessing these six qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”
  3. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu?
  4. Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác ngữ, nói lời phù phiếm, tham dục, ăn nói táo bạo, trắng trợn. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục
  5. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu?
  6. Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham dục và không nói lời táo bạo, trắng trợn. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

83 (9) The Foremost State – [(IX) (83) Pháp Tối Thượng]

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities a bhikkhu is incapable of realizing arahantship, the foremost state. What six?
  2. Here, a bhikkhu is without faith, morally shameless, morally reckless,

lazy, unwise, and concerned about his body and life.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is incapable of realizing arahantship,

the foremost state.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities a bhikkhu is capable of realizing arahantship, the foremost state. What six?
  2. Here, a bhikkhu has faith, a sense of moral shame, and moral dread;

he is energetic and wise; and he is unconcerned about his body and life. Possessing these six qualities, a bhikkhu is capable of realizing arahantship, the foremost state.”

1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán. Thế nào là sáu?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có lòng tin, không có lòng xấu hổ, không có lòng sợ hãi, biếng nhác, ác tuệ, thân và mạng nhiều ước vọng.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán.

3- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán. Thế nào là sáu?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có lòng xấu hổ, có lòng sợ hãi, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ, thân và mạng không có ước vọng.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán.

 

84 (10) Nights – [(X) (84) Ngày và Ðêm]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses six qualities, whether night or day comes, only deterioration in wholesome qualities, not growth, can be expected for him. What six?
  2. Here, (1) a bhikkhu has strong desires, feels distress, and is discontent with

any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick; he is (2) without faith, (3) immoral, (4) lazy, (5) muddle-minded, and (6) unwise. When a bhikkhu possesses these six qualities, whe ther night or day comes, only deterioration in wholesome qualities, not growth, is to be expected for him.

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses six qualities, whether night or day comes, only growth in wholesome qualities, not deterioration, is to be expected for him.
  2. Here, (1) a bhikkhu does not have strong desires, does not feel distress, and is content with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick; he is (2) endowed with faith, (3) virtuous, (4) energetic, (5) mindful, and (6) wise.

When a bhikkhu possesses these six qualities, whether night or day comes,

Only growth in wholesome qualities, not deterioration, is to be expected for him.”

  1. – Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối đọa trong các thiện pháp, không có tăng trưởng. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có dục lớn, có hiềm hận, không bằng lòng với bất cứ những vật dụng cần thiết nào như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ.

Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối đọa trong các thiện pháp.

  1. Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có dục lớn, không hiềm hận, bằng lòng với bất cứ vật dụng cần thiết nào, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, có lòng tin, thiện giới, tinh cần tinh tấn, có niệm, có trí tuệ.

Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, thời bất cứ đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa.

 

  1. Coolness – [IX. Phẩm Mát Lạnh]

 

85 (1) Coolness – [(I) (85) Mát Lạnh]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is incapable of realizing the unsurpassed coolness. What six?
  2. (1) Here, a bhikkhu does not suppress the mind on an occasion when it should

be suppressed; (2) he does not exert the mind on an occasion when it should be exerted; (3.) he does not encourage the mind on an occasion when it should be encouraged; and (4) he does not look at the mind with equanimity on an occasion when one should look at it with equanimity. (5) He is of inferior disposition and (6) he takes delight in personal existence.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is incapable of realizing the unsurpassed coolness.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is capable of realizing the unsurpassed coolness. What six?
  2. (1) Here, a bhikkhu suppresses the mind on an occasion when it should

be suppressed; (2) he exerts the mind on an occasion when it should be exerted; (3) he encourages the mind on an occasion when it should be encouraged; and (4) he looks at the mind with equanimity on an occasion when one should look at it with equanimity. (5) He is of superior disposition and (6) he takes delight in nibbana.

Possessing these six qualities, a bhikkhu is capable of realizing the unsurpassed coolness.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm cần hạn chế, khi ấy không hạn chế tâm; khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy, lại không phấn chấn tâm; khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy lại không làm tâm hoan hỷ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát, khi ấy lại không làm cho tâm trú xả, quán sát; xu hướng về hạ liệt; hoan hỷ thân kiến.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

  1. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm cần phải hạn chế, khi ấy hạn chế tâm; khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy phấn chấn tâm; khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy làm cho tâm hoan hỷ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát khi ấy làm tâm trú xả, quán sát; xu hướng về thù thắng; hoan hỷ Niết-bàn.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

 

86 (2) Obstructions – [(II) (86) Chướng Ngại]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  2. One is obstructed by kamma; one is obstructed by defilement; one is obstructed by the result [of kamma]; one is without faith; one is without desire; and one is unwise.

Possessing these six qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  2. One is not obstructed by kamma; one is not obstructed by defilement; one is not obstructed by the result [of kamma]; one is endowed with faith; one has desire; and one is wise.

Possessing these six qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Thành tựu nghiệp chướng, thành tựu phiền não chướng, thành tựu dị thục chướng, không có lòng tin, không có ước muốn, và ác tuệ.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

  1. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Không thành tựu nghiệp chướng, không thành tựu phiền não chướng, không thành tựu dị thục chướng, có lòng tin, có ước muốn, và có trí tuệ.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

 

87 (3) A Murderer – [(III) (87) Nghiệp Chướng]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, even, while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  2. (1) One has deprived One’s mother of life; (2) one has deprived one’s father of life; (3) one has deprived an arahant of life; (4) with a mind of hatred one has shed the Tathagata’s blood; (5) one has created a schism in the Sangha; (6) one is unwise, stupid, obtuse.

Possessing these six qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  2. (1) One has not deprived one’s mother of life; (2) nor deprived one’s father of life; (3) nor deprived an arahant of life; (4) one has not, with a mind of hatred, shed the Tathagata’s blood; (5) one has not created a schism in the Sangha; (6) one is wise, intelligent, astute. Possessing these six qualities, while listening

to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Ðoạn mạng sống của mẹ; đoạn mạng sống của cha; đoạn mạng sống của A-la-hán; với ác tâm làm Như Lai chảy máu; phá hòa hiệp Tăng; ác tuệ, si mê, câm ngọng.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

  1. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Không đoạn mạng sống của mẹ; không đoạn mạng sống của cha; không đoạn mạng sống của A-la-hán; không với ác tâm làm Như Lai chảy máu; không phá hòa hợp Tăng; có trí tuệ, không si mê, câm ngọng.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

 

88 (4) One Wishes to Listen – [(IV) (88) Không Ưa Nghe]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  2. When the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata is being taught, (1) one does not wish to listen; (2) one does not lend an ear; (3) one does not set one’s mind on understanding; (4) one grasps the meaning wrongly; (5) one discards the meaning; and (6) one has adopted a conviction that is not in conformity [with the teaching]. Possessing these six qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.
  3. “Bhikkhus, possessing six qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What six?
  4. When the Dhamma and discipline proclaimed bythe Tathagata is being taught, (1) one wishes to listen; (2) one lends an ear; (3) one sets one’s mind on understanding; (4) one grasps the meaning; (5) one discards what is not the meaning; and (6) one has adopted a conviction that is in conformity [with the teaching].

Possessing these six qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu được nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng, không ưa nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm liễu giải, nắm giữ điều không lợi ích, bỏ qua điều lợi ích, không thành tựu tùy thuận nhẫn nhục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

  1. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
  2. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng, có ưa nghe, có lóng tai, có an trú tâm liễu giải, nắm giữ điều lợi ích, bỏ qua điều không lợi ích, thành tựu tùy thuận nhẫn nhục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

 

89 (5) Without Having Abandoned – [(V) (89) Cần Phải Ðoạn Tận]

 

  1. “Bhikkhus, w ithout h aving abandoned six things, one is incapable of realizing accomplishment in view. What six?
  2. Personal-existence view, doubt, wrong grasp of behavior and observances, lust leading to the plane of misery, hatred leading to the plane of misery, and delusion leading to the plane of misery. Without having abandoned these six things, one is incapable of realizing accomplishment in view.
  3. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of realizing accomplishment in view. What six?
  4. Personal-existence view … delusion leading to the plane of misery. Having abandoned these six things, one is capable of realizing accomplishment

in view.”

  1. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu?
  2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng tri kiến đầy đủ.
  3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu?
  4. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng tri kiến đầy đủ.

 

90 (6) Abandoned – [(VI) (90) Chứng Ðược Ðoạn Tận]

 

  1. “Bhikkhus, one accomplished in view has abandoned these six things. What six?
  2. Personal-existence view, doubt, wrong grasp of behavior and observances, lust leading to the plane of misery, hatred leading to the plane of misery, and delusion leading to the plane of misery. One accomplished in view has abandoned these six things.”
  3. – Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, được người đầy đủ tri kiến đoạn tận. Thế nào là sáu?
  4. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, được người đầy đủ tri kiến đoạn tận.

 

91 (7) Incapable – [(VII) (91) Làm Cho Sanh Khởi]

 

  1. “Bhikkhus, one accomplished in view is incapable of giving rise to these six things. What six?
  2. Personal-existence view, doubt, wrong grasp of behavior and observances, lust leading to the plane of misery, hatred leading to the plane of misery, and delusion leading to the plane of misery. One accomplished in view is incapable of giving rise to these six things.”
  3. – Một người đầy đủ tri kiến, này các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi sáu pháp. Thế nào là sáu?
  4. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Một người đầy đủ tri kiến, này các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi sáu pháp này.

 

92 (8) Cases (1) – [(VIII) (92) Bậc Ðạo Sư]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six cases of incapability. What six?
  2. One accomplished in view is (1) incapable of dwellihg without reverence and deference toward the Teacher; (2) incapable of dwelling Without reverence and deference toward the Dhamma; (3) incapable of dwelling without reverence and deference toward the Sangha; (4) incapable of dwelling without

reverence and deference toward the training; (5) incapable of resorting to anything that should not be relied upon; (6) incapable of undergoing an eighth existence.

These are the six cases of incapability.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp không thể xảy ra. Thế nào là sáu?
  2. Người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Đạo Sư; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chánh pháp; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận học pháp; người đầy đủ tri kiến không thể rơi trở lại vào những vấn đề không nên trở lại; người đầy đủ tri kiến không thể làm cho sanh khởi hữu thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường hợp không thể xảy ra.

 

93 (9) Cases (2) – [(IX) (93) Hành]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six cases of incapability. What six?
  2. One accomplished in view is (1) incapable of considering any conditioned phenomenon as permanent; (2) incapable of considering any conditioned phenomenon as pleasurable; (3) incapable of considering any phenomenon as a self; (4) incapable of doing a grave act that brings immediate result; (5) incapable of resorting to [the belief] that purity comes about through

superstitious and auspicious acts; (6) incapable of seeking a person worthy of offerings outside here.

These are the six cases of incapability.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp không thể xả ra. Thế nào là sáu?
  2. Người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là thường còn; người đầu đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là lạc; người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là ngã; người đầy đủ tri kiến không thể làm hành động vô gián; người đầy đủ tri kiến không thể làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt; người đầy đủ tri kiến không thể đi tìm các vị đáng được cúng dường ngoài chư Tăng.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường hợp không thể xảy ra.

 

94 (10) Cases (3) – [(X) (94) Mẹ]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six cases of incapability. What six?
  2. One accomplished in view is (1) incapable of depriving his mother of life; (2) incapable of depriving his father of life; (3) incapable of depriving an arahant of life; (3) incapable of shedding the Tathagata’s blood with a mind of hatred; (5) incapable of creating a schism in the Sangha; (6) incapable of acknowledging another teacher.

These are the six cases of incapability.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. thế nào là sáu?
  2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.

Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

 

95 (11) Cases (4) – [(XI) (95) Tự Làm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six cases of incapability- What six?
  2. One accomplished in view is (1) incapable of resorting to [the view that] pleasure and pain are made by oneself; (2) incapable of resorting to [the view that] pleasure and pain are made by another; (3) incapable of resortingto [the view that] pleasure and pain are both made by oneself, and made by another; (4) incapable of resorting to [the view that] pleasure and pain are not made by oneself but have arisen fortuitously; (5) incapable of resorting to [the view that] pleasure and pain are not made by another but have arisen fortuitously; (6) incapable of resorting to [the view that] pleasure and pain are made neither by oneself nor by another but have arisen fortuitously. For what reason?

Because the person accomplished in view has clearly seen causation and causally arisen phenomena. These are the six cases of incapability.”

 

  1. Benefit – [X. Phẩm Lợi Ích]

 

96 (1) Manifestation – [(I) (96) Sự Xuất Hiện]

 

  1. “Bhikkhus, the manifestation of six things is rare in the world. What six?
  2. (1) The manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One is rare in the world. (2) One who can teach the Dhamma and discipline proclaimed by a Tathagata is rare in the world. (3) Rebirth in the sphere of the noble ones is rare in the world. (4) Endowment with unimpaired [sense]

faculties are rare in the world. (5) Being intelligent and astute is rare in the world. (6) The desire for the wholesome Dhamma is rare in the world.

The manifestation of these six things is rare in the world.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu?
  2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời; sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được ở đời; sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm được ở đời; không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời; không si mê, không câm ngọng khó tìm ở đời; ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời.

Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời.

 

97 (2) Benefits – [(II) (97) Các Lợi Ích]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six benefits in realizing the fruit of stream-entry. What six?
  2. (1) One is fixed in the good Dhamma; (2) one is incapable of decline; (3) one’s suffering is delimited; (4) one comes to possess knowledge not shared by others; (5) one has clearly seen causation; (6) one has clearly seen causally

arisen phenomena.

These are the six benefits in realizing the fruit of stream-entry.”

  1. – Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?
  2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.

Có sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu.

 

98 (3) Impermanent – [(III) (98) Vô Thường]

 

  1. “Bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu who considers any conditioned phenomenon to be permanent will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is impossible that one who does not possess a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness.

(3) It is impossible that one who does not enter upon the fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.

  1. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu who considers all conditioned phenomena to be impermanent will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is possible thatc one who possesses a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is possible that one who enters upon the fixed course of rightness will

realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.”

  1. – Thật vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra. Không thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này không thể xảy ra. Không nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, hay quả Nhất Lai, hay quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.
  2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là vô thường, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này có xảy ra. Thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này có xảy ra. Nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này có xảy ra.

 

99 (4) Suffering – [(VI) (99) Khổ]

 

  1. “Truly, bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu who considers any conditioned phenomenon to be pleasurable will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is impossible that one who does not possess a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is impossible that one who does not enter upon the

fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.

  1. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu who considers all conditioned phenomena to be suffering will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is possible that one who possesses a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is possible

that one who enters upon the fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.”

– Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là lạc, sẽ thành tựu… (như trên với những thay đổi cần thiết).

 

100 (5) Non-Self – [(V) (100) Vô Ngã]

 

  1. “Bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu who considers any phenomenon to be a self will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is impossible that one who does not possess a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is impossible that

one who does not enter upon the fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.

  1. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu who considers all phenomena to be non-self will possess a conviction in conformity [with the teaching], (2) It is possible that one who possesses a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is possible that one who enters upon the fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.”

– Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là ngã, sẽ thành tựu… (như kinh 98 với những thay đổi cần thiết).

 

101 (6) Nibbana

  1. “Bhikkhus, (1) it is impossible that a bhikkhu who considers nibbana to be suffering will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is impossible that one who does not possess a conviction in conformi ty [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is impossible that one who does not enter upon the fixed course of rightness will realize the fruit, of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.
  2. “Bhikkhus, (1) it is possible that a bhikkhu who considers nibbana to be happiness will possess a conviction in conformity [with the teaching]. (2) It is possible that one who possesses a conviction in conformity [with the teaching] will enter upon the fixed course of rightness. (3) It is possible that one who enters upon the fixed course of rightness will realize the fruit of stream-entry, (4) the fruit of once-returning, (5) the fruit of non-returning, (6) or arahantship.”

– Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy Niết-bàn là khổ, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra… (như kinh 98 với những thay đổi cần thiết).

 

102 (7) Unlasting – [(VII) (102) Không Có Hạn Chế (1)]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu considers six benefits, it is enough for him to establish the unlimited perception of impermanence in all conditioned phenomena. What six?
  2. (1) ‘All conditioned phenomena will appear to me as unlasting. (2) My mind will not delight in anything in the world. (3) My mind will rise up from the entire world. (4) My mind will slope toward nibbana. (5) My fetters will be abandoned. And (6) I will come to possess supreme asceticism.’

“Bhikkhus, when a bhikkhu considers these six benefits, it is enough for him to establish the unlimited perception of impermanence in all conditioned phenomena.”

  1. – Thấy được sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô thường, không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu?
  2. Tất cả hành hiện ra với tôi, không có an trú; ý của tôi không ưa thích tất cả thế giới; ý của tôi sẽ xuất khỏi tất cả thế giới; ý của tôi sẽ nghiêng về Niết-bàn; các kiết sử của tôi đi đến đoạn diệt; và tôi sẽ thành tựu tối thượng Sa-môn hạnh.

Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô thường, không có hạn chế trong tất cả hành.

 

103 (8) Uplifted Dagger – [(VIII) (103) Không Có Hạn Chế (2)]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu considers six benefits, it is enough for him to establish the unlimited perception of suffering in all conditioned phenomena. What six?
  2. (1) ‘The perception of disenchantment will be established in me toward all conditioned phenomena, as toward a murderer w ith uplifted dagger. (2) My mind will rise up from the entire world, (3) I will see nibbana as peaceful. (4) My underlying tendencies will be uprooted. (5) I will be one who has done his task. And (6) I will have served the Teacher with loving-kindness.’

“Bhikkhus, when a bhikkhu considers these six benefits, it is enough for him to establish the unlimited perception of suffering in all conditioned phenomena.”

  1. – Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng khổ, không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu?
  2. Trong tất cả hành, tưởng Niết-bàn sẽ được an trú trong tôi, ví như kẻ giết người đang đưa dao lên chém; ý của tôi sẽ xuất khỏi tất cả thế giới; tôi sẽ trở thành một người thấy được tịnh lạc trong Niết-bàn; các tùy miên trong tôi sẽ được nhổ lên; tôi sẽ là người đã làm các việc nên làm; tôi sẽ với từ tâm hầu hạ bậc Ðạo Sư.

Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng khổ không có hạn chế trong tất cả hành.

 

104 (9) Without Identification – [(IX) (104) Không Có Hạn Chế (3)]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu considers six benefits, it is enough for him to establish the unlimited perception of non-self in all phenomena. What six?
  2. (1) ‘I will be without identification in the entire world. (2) I-makings will cease for me. (3) Mine-makings will cease for me. (4) I will come to possess knowledge not shared [with worldlings]. (5) I will have clearly seen causation. And (6) I will have clearly seen causally arisen phenomena.’

“Bhikkhus, when a bhikkhu considers these six benefits, it is enough for him to establish, the unlimited perception of non-self in all phenomena.”

  1. – Thấy được sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô ngã không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu?
  2. Trong tất cả thế giới, tôi sẽ không dự phần vào trong ấy; cái gì tạo ra cái “tôi” trong tôi sẽ được chận đứng; cái gì tạo ra cái “của tôi” trong tôi sẽ được chận đứng; tôi sẽ thành tựu trí; không cùng chia sẻ với người khác; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được tôi khéo thấy.

Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô ngã không có hạn chế trong tất cả hành.

 

105 (10) Existence – [(X) (105) Hữu]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three kinds of existence that are to be abandoned; [and] one is to train in the three trainings. What are the three kinds of existence that are to be abandoned?
  2. (1) Sense-sphere existence, (2) form-sphere existence, and (3) formless-sphere existence: these are the three kinds of existence to be abandoned.
  3. In what three trainings is one to train? (4) In the higher virtuous behavior, (5) in the higher mind, and (6) in the higher wisdom. One is to train in these three trainings.
  4. “When a bhikkhu has abandoned these three kinds of existence and has completed these three trainings, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, he has made an end of suffering.”
  5. – Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này cần phải đoạn tận, cần phải được học tập trong học tập trong ba học pháp. Thế nào là ba hữu cần phải đoạn tận?
  6. Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Ba hữu này cần phải đoạn tận.

Trong ba học pháp nào, cần phải học tập?

  1. Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Trong ba học pháp này, cần phải học tập.
  2. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã đoạn tận ba hữu này, đã học tập trong ba học pháp này, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.

 

106 (11) Craving – [(XI) (106) Khát Ái]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three kinds of craving, and these three, kinds of conceit, that are to be abandoned. What are the three kinds of craving that are to be abandoned?
  2. (1). Sensual craving, (2) craving for existence, and (3) craving for extermination: these are the three kinds of craving that are to be abandoned. And what are the three kinds of conceit that are to be abandoned?
  3. (4) Conceit, (5) the inferiority complex, and (6) airrogance: these are the three kinds of conceit that are to be abandoned.
  4. “When a bhikkhu has abandoned these three kinds of craving and these three kinds of conceit, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of suffering.”
  5. – Này các Tỷ-kheo, ba khát ái và ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba khát ái cần phải đoạn diệt?
  6. Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ba khát ái này cần phải đoạn diệt.

Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt?

  1. Mạn, tùy mạn, quá mạn. Ba mạn này cần phải đoạn diệt.
  2. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã được tận ba khát ái và ba mạn này, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử, do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.

 

Chapters Extra to the Set of Fifty

 

  1. Triads – [XI. Phẩm Ba Pháp]

 

107 (1) Lust – [(I) (107) Tham]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Lust, (2) hatred, and (3) delusion. These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things.

What three?

  1. (4) The unattractive is to be developed for abandoning lust. (5) Loving-kindness is to be developed for abandoning hatred. (6) Wisdom is to be developed for abandoning delusion.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Tham, sân, si. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận tham, bất tịnh cần phải tu tập. Ðể đoạn tận sân, từ tâm cần phải tu tập. Ðể đoạn tận si, trí tuệ cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

108 (2) Misconduct – [(II) (108) Ác Hành]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Bodily misconduct, (2) verbal misconduct, and (3) mental misconduct.

These are three things. Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) Bodily good conduct is to be developed for abandoning bodily misconduct.

(5) Verbal good conduct is to be developed for abandoning verbal misconduct. (6) Mental good conduct is to be developed for abandoning mental misconduct. These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận thân ác hành, thân thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận khẩu ác hành, khẩu thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận ý ác hành, ý thiện hành cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải được tu tập.

 

109 (3) Thoughts – [(III) (109) Suy Tầm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Sensual thought, (2) thought of ill will, and (3) thought of harming.

These are three things. Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) The thought of renunciation is to be developed for abandoning sensual thought. (5) The thought of good will is to be developed for abandoning the thought o f ill will. (6) The thought of harmlessness is to be developed for abandoning the thought of harming.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?

  1. Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận dục tầm, xuất ly tầm phải tu tập. Ðể đoạn tận sân tầm, vô sân tầm cần phải tu tập, Ðể đoạn tận hại tầm, bất hại tầm cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

110 (4) Perceptions – [(IV) (110) Tưởng]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Sensual perception, (2) perception of ill will, and (3) perception of harming. These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning theise three things. What three?

  1. (4) The perception of renunciation is to be developed for abandoning

sensual perception. (5) The perception of good will is to be developed for abandoning the perception of ill will. (6) The perception of harmlessness is to be developed for abandoning the perception of harming.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

… (Như kinh trên, chỉ có tưởng thế cho tâm).

 

111 (5) Elements – [(V) (111) Giới]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) The sensual element, (2) the element of ill will, and (3) the element

of harming. These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) The element of renunciation is to be developed for abandoning the sensual element. (5) The element of good will is to be developed for abandoning the element of ill will. (6) The element of harmlessness is to be developed for abandoning the element of harming.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

… (Như kinh (109), chỉ có giới thế cho tâm).

 

112 (6) Gratification – [(VI) (112) Thỏa Mãn]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) The view of gratification, (2) the view of self, and (3) wrong view.

These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) The perception of impermanence is to be developed for abandoning the view of gratification. (5) The perception of non-self is to be developed for abandoning the view of self. (6) Right view is to be developed for abandoning wrong view.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Thỏa mãn kiến, tùy ngã kiến, tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận thỏa mãn kiến, tưởng vô thường cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tùy ngã kiến, tưởng vô ngã cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tà kiến, chánh kiến cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này phải tu tập.

 

113 (7) Discontent – [(VII) (113) Bất Lạc]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Discontent, (2) harmfulness, and (3) conduct contrary to the Dhamma.

These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) Altruistic joy is to be developed for abandoning discontent. (5) Harmlessness is to be developed for abandoning harmfulness. (6) Conduct in

accordance with the Dhamma is to be developed for abandoning conduct contrary to the Dhamma.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Bất lạc, hại, phi pháp hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận bất lạc, hỷ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận hại, bất hại cần phải tu tập. Ðể đoạn tận phi pháp hành, pháp hành cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

114 (8) Contentment – [(VIII) (114) Biết Ðủ]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Noncontentment, (2) lack of clear comprehension, and (3) strong

desires. These are three things.

  1. Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?
  2. (4) Contentment is to be developed for abandoning noncontentmerit.

(5) Clear comprehension is to be developed for abandoning lack of clear comprehension. (6) Fewness of desires is to be developed for abandoning strong desires.

These three

things are to be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Không biết đủ, không tỉnh giác, có nhiều dục. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận không biết đủ, biết đủ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận không tỉnh giác, tỉnh giác cần phải tu tập. Ðể đoạn tận có nhiều dục, ít dục cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

115 (9) Difficult to Correct – [(IX) (115) Ác Ngôn]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Being difficult to correct, (2) bad friendship, and (3) mental distraction.

These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) Being easy to correct is to be developed for abandoning being difficult

to correct. (5) Good friendship is to be developed for abandoning bad friendship. (6) Mindfulness of breathing is to be developed for abandoning mental distraction.

These three things are to be developed for abandoning the former three things.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?

  1. Ác ngôn, ác bằng hữu, tâm dao động. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận ác ngôn, thiện ngôn cần phải tu tập. Để đoạn tận ác bằng hữu, thiện bằng hữu cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tâm dao động, niệm hơi thở vào hơi thở ra cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

116 (10) Restlessness – [(X) (116) Trạo Cử]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things. What three?
  2. (1) Restlessness, (2) non-restraint, and (3) heedlessness.

These are three things.

Three [other] things are to be developed for abandoning these three things. What three?

  1. (4) Serenity is to be developed for abandoning restlessness. (5) Restraint is to be developed for abandoning non-restraint. (6) Heedfulness is to be developed for abandoning heedlessness.

These three things are to.be developed for abandoning the former three things.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
  2. Trạo cử, không bảo vệ, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

  1. Ðể đoạn tận trạo cử, chỉ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận không bảo vệ, bảo vệ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận phóng dật, không phóng dật cần phải tu tập.

Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập.

 

XII. Asceticism – [XII. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm]

 

117 (1) Contemplating the Body – [(117) Quán (1)]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable

of contemplating the body in the body. What six?

  1. Delight in work, delight in talk, delight in sleep, delight in company, not

guarding the doors of the sense faculties, and being immoderate in eating. Without having abandoned these six things, one is incapable of contemplating the body in the body.

  1. “Bhikkhus, having abandoned six things, one is capable of contemplating the body in the body. What six?
  2. Delight in work … being immoderate in eating. Having abandoned these

six things, one is capable of contemplating the body in the body.”

  1. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu?
  2. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận sáu pháp này, không thể trú quán thân.
  3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu?
  4. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng các căn, không tiết độ trong ăn uống. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán thân trên thân.

 

118 (2) Contemplating the Body Internally, Etc. – [(118) Quán (2)]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned six things, one is incapable of contemplating the body in the body internally … externally … both internally and externally … contemplating feelings in feelings … internally … externally … both internally and externally … contemplating mind in mind … internally … externally … both internally and externally … contemplating phenomena

in phenomena … internally … externally … both internally and externally. What six?

  1. Delight in work, delight in talk, delight in sleep, delight in company, not guarding the doors of the sense faculties, and being immoderate in eating.

Without having abandoned these six things, one is incapable of contemplating phenomena in phenomena both internally and externally. “Bhikkhus, by having abandoned six things, one is capable of contemplating phenomena in phenomena both internally and externally. What six? Delight in work … being immoderate in eating. By having abandoned these six things, one is capable of

contemplating phenomena in phenomena both internally and externally.”

  1. – Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể quán thân trên nội thân… trên ngoại thân… trên nội ngoại thân… trên các cảm thọ… trên các nội thọ… trên các ngoại thọ… trên các nội ngoại thọ… trên tâm… trên nội tâm… trên ngoại tâm… trên các nội ngoại tâm… trên các pháp… trên các nội pháp… trên các ngoại pháp… trên các nội ngoại pháp. Thế nào là sáu?
  2. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán pháp trên nội ngoại pháp.

 

119 (3) Tapussa – [(119) Thấy Bất Tử]

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, the householder Tapussa has reached certainty about the Tathagata and become a seer of the deathless, one who lives having realized the deathless. What six?
  2. Unwavering confidence in the Buddha, unwavering confidence in the Dhamma, unwavering confidence in the Sangha, noble virtuous behavior, noble knowledge, and noble liberation. Possessing these six qualities, the house holder Tapussa has reached certainty about the Tathagata and become a seer of the deathless, one who. lives having realized the deathless.”
  3. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ bất tử. Thế nào là sáu?
  4. Với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, vời lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ bất tử.

 

120 (4) -139 (23) Bhallika, Etc.

 

(120) Thấy Ðược Bất Tử

 

  1. “Bhikkhus, possessing six qualities, the householder Bhallika … the householder Sudatta Anathapindika … the householder Citta of Macchikasanda … the householder Hatthaka of Alavi … the householder Mahanama the Sakyan … the

householder Ugga of Vesali … the householder Uggata … the householder Sura of Ambattha … the householder Jivaka Komarabhacca … the householder Nakulapita … the householder Tavakannika … the householder Purana … the

householder Isidatta … the householder Sandhana … the householder Vijaya … the householder Vajjiyamahita … the householder Mendaka … the lay follower Vasettha … the lay follower Arittha … the lay follower Saragga has reached certainty about the Tathagata and become a seer of the deathless, one who lives having realized the deathless. What six?

  1. Unwavering confidence in the Buddha, unwavering confidence in the Dhamma, unwavering confidence in the Sangha, noble virtuous behavior, noble knowledge, and noble liberation.

Possessing these six qualities, the householder Saragga has reached certainty about the Tathagata and become a seer of the deathless, one who lives having realized the deathless.”

  1. – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, gia chủ Bhallika… gia chủ Sudatta Anàthapindika… gia chủ Citta Macchikàsandika… Hatthaka Alavaka… Mahànàma Sakka… gia chủ Ugga người Vesàlì… gia chủ Uggata… Sùra Ambattha… Jivaka Komàrabhacca… gia chủ Nakulapità… gia chủ Tavakannika…gia chủ Pùrana… gia chủ Isidatta… gia chủ Sandhàna… gia chủ Vijaya… gia chủ Vajjiyamahito… gia chủ Mendaka… cư sĩ Vàsettha… cư sĩ Arittha… cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử. Thế nào là sáu?
  2. Với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử.

 

XIII. Lust and So Forth Repetition Series

 

140 (1) – [(121) Tham (1)]

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, six things are to be developed. What six?
  2. The unsurpassed sight, the unsurpassed hearing, the unsurpassed gain, the unsurpassed training, the unsurpassed service, and the unsurpassed recollection. For direct knowledge of lust, these six things are to be developed.”
  3. – Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
  4. Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học pháp vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

 

141 (2) – [(122) Tham (2)]

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, six things are to be developed. What six?
  2. Recollection of the Buddha, recollection of the Dhamma, recollection of the Sangha, recollection of virtuous behavior, recollection of generosity, and recollection of the deities. For direct knowledge of lust, these six things are to

be developed.”

  1. – Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
  2. Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm Thí, tùy niệm Thiên. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

 

142 (3) – [(123) Tham (3)]

 

  1. “Bhikkhus, for. direct knowledge of lust, six things are to be developed. What six?
  2. The perception of impermanence, the perception of suffering in what is impermanent, the perception of non-self in what is suffering, the perception of abandoning, the perception of dispassion, and the perception of cessation. For direct knowledge of lust, these six things are to be developed.”
  3. – Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
  4. Tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

 

143 (4)—169 (30) – [(124) Tham (4)]

 

  1. “Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of lust … these six things are to be developed.”
  2. – Này các Tỷ-kheo, để liễu tri tham… để đoạn diệt… để đoạn tận… để trừ diệt, để làm cho tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ tham, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?

(Xem kinh 121-123)

 

170 (31) – 649 (510)

 

“Bhikkhus, for direct knowledge … for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … of delusion … of anger … of hostility … of denigration … of insolence … of envy … of miserliness … of deceitfulness

… of craftiness … of obstinacy… of vehemence … of conceit … of arrogance … of intoxication … of heedlessness … these six things are to be developed.”

  1. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri sân… si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, lừa đảo, man trá, phản trắc, ngoan cố, bồng bột, nông nỗi, mạn, thượng mạn, kiêu, phóng dật… để liễu tri, để đoạn diệt, để trừ diệt, để làm cho tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ… sáu pháp này cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.

The Book of the Sixes is finished.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0612.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-vi-sau-phap-vi-dai-pham-pham-6-12/